Sự bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản
- Ngoài hình thức bóc lột mà mỗi nhà tư bản áp dụng lên nhân công của
mình ngày nay, sự bóc lột của các nước tư bản trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá Các nước tư bản ngày càng bòn rút được nhiều lợi nhuận siêu ngạch từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua. Chính vì thế mà sự cách biệt lớn giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay.Việc các công ty tư bản bơm vốn sang nước nghèo để tránh thuế và những chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu nguồn tài nguyên và khai thác nhân lực một cách bất công chứng tỏ rằng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi mà phát triển thành một quy mô rộng hơn đó là nước giàu bóc lột nước nghèo. Hơn thế nữa, các nước kém phát triển còn bị bòn rút chất xám, môi sinh bị hủy hoại, cội rễ đời sống văn hóa bị hủy hoại. Ví dụ như tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam hay hành động xả hàng thừa của Trung Quốc sang Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 25178 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu: 2
Phần I: NGUỒN GỐC SỰ BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: 3
Định nghĩa của tư bản_bước đầu cho thấy bản chất bóc lột: 3
Công thức chung của tư bản_ẩn chứa sự bóc lột: 4
Giá trị thặng dư_kết quả và động lực của sự bóc lột: 4
1.4Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
càng làm rõ bản chất bóc lột: 5
Phần II: TRÌNH ĐỘ BÓC LỘT VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓC LỘT
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: 6
2.1 Trình độ bóc lột: 6
2.2 Phương pháp bóc lột: 7
Phần III: TỔNG KẾT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
TỚI SỰ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: 9
Phần IV: SỰ CHE DẤU BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN: 9
4.1 Tiền công : 9
4.2 Sự hình thành lợi nhuận bình quân: 10
Phần V: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA SỰ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG: 10
Phần VI: KẾT LUẬN: 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
LỜI MỞ ĐẦU
K
hi nghe những chế độ như là “ người bóc lột người hay “cừu ăn thịt người” của công nhân Anh cuối thế kỉ 19, chúng ta đều tức giận bới đó là sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản lên người công nhân khi họ bắt nhân công của mình làm việc 14 tiếng một ngày nhưng điều kiện ăn uống hay chỗ ở cực kì eo hẹp, đồng lương rất ít ỏi và hàng trăm thứ thuế áp đặt lên người công nhân. Người lao động gần như làm không công và là một “công cụ sản xuất biết nói”. Cũng như vậy ngày nay, khi chúng ta được nghe tới ví dụ về một xưởng dày da ở thành phố Hồ CHí Minh, khi người công nhân phải chịu mức lương có 30000 đồng cho 10 tiếng làm việc, ta cũng đều thừa nhận đó là sự bóc lột sức lao động của ông chủ doanh nghiệp xưởng dày hay nói cách khác là của nhà tư bản lên người công nhân. Nhưng khi chúng ta được nhận lương tháng từc một công ty tư nhân và vui vẻ với đồng lương ấy sẽ đủ để nuôi sống gia đình mình trong một tháng và thậm chí còn dư ra để tích lũy nữa…thì liệu chúng ta có cho rằng chính chúng ta cũng đã và đang bị bóc lột sức lao động??? Như vậy vấn đề là hầu hết chúng ta đều chưa hiểu đúng về bản chất của tư bản cũng như hình thức và trình độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản nhất là trong cuộc sống hiện nay khi tư bản đã có nhiều bước chuyển biến mới thích nghi với sự phát triển mới của xã hội. Chúng ta hầu hết chỉ nghĩ về sự bóc lột là sự chiếm đoạt thành quả của người khác nên chỉ khi sự bóc lột thể hiện ra một cách rõ ràng với mức độ lớn thì chúng ta mới xem đó là bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Hơn thế nữa, chủ nghĩa tư bản bằng cách nào có thể bóc lột được sức lao động của người công nhân mà vẫn khiến họ hầu hết chấp nhận bị bóc lột??...Việc nghiên cứu bản chất sự bóc lột cũng như các hình thức bóc lột là rất quan trọng. Nó sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn tư bản và giá trị sức lao động của mình từ đó có thể tìm cách bảo đảm quyền lợi lao động của mình ở một mức có thể.
Đây là lí do vì sao em chọn đề tài này- sự bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản. Trong bài tiểu luận của mình em muốn dùng những kiến thức học được để làm rõ bản chất, hình thức, trình độ bóc lột và sự che dấu bản chất bóc lột sức lao động này của chủ nghĩa tư bản.
PHẦN I: NGUỒN GỐC SỰ BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.1 ● ĐỊNH NGHĨA VỀ TƯ BẢN_BƯỚC ĐẦU CHO THẤY SỰ BÓC LỘT
Để hiểu được sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, trước hết chúng ta cần hiểu một cách cơ bản khái niệm của “tư bản” đã. Thực chất ngay trong khái niệm của “tư bản” đã bao hàm tính chất bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản
Tư bản là một loại tiền đặc biệt. Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa nhưng đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. “Mọi tư bản đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng bản chất tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong điều kiện nhất định ,khi chúng được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác” (Giáo trình “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin”). Như vậy, theo như định nghĩa bóc lột sức lao động là nguồn gốc biến tiền thông thường thành tư bản.
●CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN_ ẨN CHỨA SỰ BÓC LỘT
Tiền được dùng để bóc lột sức lao động của người khác là đặc điểm riêng của chủ nghĩa tư bản; nhưng vì sao và bằng cách nào?? Chúng ta hãy tìm hiểu công thức chung của chủ nghĩa tư bản để hiểu được lý do vì sao nhà tư bản có thể biến tiền thành tư bản để phục vụ mục đích lưu thông của họ.
Công thức chung cua tư bản là T-H-T, tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa và hàng hóa chuyển hóa ngược lại thành tiền. Ở đây, tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò là trung gian ( khác với đồng tiền thông thường trong lưu thông hàng hóa giản đơn, chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông hàng hóa với công thức chung H-T-H). Công thức này cho thấy, trong khi mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thì mục đích của lưu thông hàng hóa tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị hơn nữa còn là giá trị tăng thêm. Vì vậy, số tiền thu về luôn lớn hơn số tiền ứng ra, và đó cũng là điều các nhà tư bản theo đuổi. Nhưng số tiền tăng thêm ấy không ngẫu nhiên mà có. Vậy số tiền ấy là do đâu? Nghiên cứu kĩ chúng ta sẽ thấy số tiền ấy là giá trị thặng dư hình thành sau quá trình sản xuất và lưu thông mà giá trị thặng dư ấy xét cho cùng là kết quả của sự bóc lột sức lao động. Vậy thực chất, bóc lột sức lao động là như thế nào và vì sao lại tạo ra giá trị thặng dư đảm bảo công thức chung của tư bản biến tiền trở thành tư bản??
Để giải đáp những điều này và cũng là tìm hiểu rõ nguồn gốc của sự bóc lột mà chủ nghĩa tư bản thực hiện chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về giá trị thặng dư
1.2) GIÁ TRỊ THẶNG DƯ_KẾT QUẢ VÀ CŨNG LÀ ĐỘNG LỰC CHO SỰ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG
Như ở trên đã đề cập, mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị thậm chí là giá trị tăng thêm hay nói cách khác là giá trị thặng dư. Và giá trị thặng dư ấy thu được nhờ sự bóc lột sức lao động của công nhân lao động
Để hiểu rõ điều này chúng ta lấy quá trình sản xuất của một nhà máy sản xuất xi măng làm ví dụ. Sau đây là bảng tổng kết sơ lược chi phí sản xuất bỏ ra và lợi nhuận thu về:
Chi phí sản xuất
Giá trị sản phẩm mới
- Tiền mua vật liệu : 300$
-Tiền hao mòn máy móc: 15 $
- Tiền mua sức lao động trong một ngày: 20$
-Giá trị của vật liệu chuyển vào xi măng: 300$
- Giá trị của máy móc được chuyển vào xi măng: 15$
- Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12 giờ lao động:
40$
Tổng cộng: 335$
Tổng cộng: 355$
Như vậy, rõ ràng giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính trước khi mua sức lao động. Nếu như nhà tư bản chỉ kéo dài quá trình lao động trong vòng 6 giờ thì chỉ đủ bù đắp lại giá trị sức lao động ở đây là 20$ thì họ sẽ không thu được gì và quá trình sản xuất là vô nghĩa. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày 12 giờ và có thể tùy ý sử dụng nó.
Trong ví dụ trên, giá trị của sản phẩm mới đã mang lại cho nhà tư bản phần dôi ra hay giá trị thặng dư là 20$. Mức chênh lệch này có được bới nhà tư bản đã chiếm đoạt không công phần giá trị mới dôi ra mà công nhân làm thuê đã dùng sức lao động của họ đẻ tạo ra trong quá trình lao động( trong thực tế người công nhân chỉ được trả phần tiền công cho thời gian lao động cần thiết mà thôi). Như vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do các nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của mình gọi là phần ngày lao động cần thiết và lao động trong thời gian đó gọi là cần thiết. Phần còn lại của lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư.
Chính giá trị thặng dư là phần mang lại lợi nhuận cho các nhà tư bản khi tiến hành hoạt động kinh doanh vì vậy, là điều mà tất cả các nhà tư bản theo đuổi; bới nếu quá trình sản xuất không tạo ra giá trị tăng thêm thì vô nghĩa. Tất nhiên, khi theo đuổi giá trị thặng dư đồng nghĩa với việc nhà tư bản đang bóc lột một phần giá trị sức lao động của chúng ta. Cho dù là dưới chế độ tư bản cách đây mấy chục năm, khi sự bóc lột diễn ra quá lộ liễu hay là dưới những công ty tư bản bây giờ khi người công nhân đi làm hành chính 8 giờ lao động một ngày thì chúng ta, khi ở vai trò là một người lao động làm thuê đều bị bóc lột sức lao động chỉ có điều mức độ bóc lột và phương pháp bóc lột mà chúng ta được áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau là khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu về trình độ bóc lột sức lao động cũng như phương pháp bóc lột sức lao động ở phần sau..
1.3) SỰ PHÂN CHIA TƯ BẢN THÀNH HAI LOẠI BẤT BIẾN VÀ KHẢ BIẾN CÀNG LÀM RÕ THÊM BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA TƯ BẢN
Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố sản xuất, thành các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất. Dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư mà tư bản được chia thành hai loại : tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó được gọi là tư bản bất biến(c). Còn bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng được gọi là tư bản khả biến(v).
Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về tư bản khả biến để khẳng định hơn sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhà tư bản bỏ ra một bộ phận tư bản để mua sức lao động. Bộ phận tư bản này, một mặt giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng người công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Vì vậy bộ phận tư bản khả biến chính là bộ phận tư bản lớn lên. Nhà tư bản luôn thu lời khi bỏ ra một lượng tư bản để thuê nhân công làm thuê cho mình. Rõ ràng tư bản bất biến để mua nguyên nhiên vật liệu hay máy móc đều không tạo ra giá trị thặng dư mà chỉ có tư bản khả biến để mua sức lao động hay chỉ có sức lao động của công nhân làm thuê mới tạo tra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó càng vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Bề ngoài có vẻ như các nhà tư bản bỏ vốn mua kĩ thuật, máy móc và nguyên nhiên vật liệu thì họ thu lời là điều tất nhiên; nhưng thực chất bản chất của việc thu lời ấy không xuất phát từ vốn bỏ ra của các nhà tư bản mà là công sức lao động của chính những người công nhân.
Người lao động làm thuê luôn phải chịu sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản chỉ là mức dộ bóc lột khác nhau mà thôi. Những nhà phê bình triết học nổi tiếng như Smith, Ricacdo và sau này là Mac đều cho rằng công nhân là lực lượng chính cấu thành nên giá trị xã hội nhưng những áp lực về công việc và đồng lương đã khiến những người công nhân bị hủy hoại. Trong “Bản thảo triết học và những vấn đề kinh tế học” viết năm 1844, Mac đã chỉ ra hiện thực công nhân bị dùng như một phường tiện để nhà tư bản kiếm lợi nhuận làm giàu và từ đó củng cố quyền lực của mình. Mac cho thấy người công nhân càng ngày càng phải chịu một áp lực lớn hơn khi tư bản chạy đua theo lợi nhuận và áp đặt một khối lượng công việc lớn hơn. Chính vì thế, người công nhân đã phải đấu tranh chống lại ông chủ bất đắc dĩ của mình để đòi tăng lương và giảm giờ làm.
PHẦN II) TRÌNH ĐỘ BÓC LỘT VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
2.1) TRÌNH ĐỘ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Mục đích của chủ nghĩa tư bản đó là bóc lột giá trị thặng dư thu được từ người lao động làm thuê. Nghiên cứu quy mô cũng như trình độ của sự bóc lột chính là nghiên cứu tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
● Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó:
m’= m/v x 100%
Như vậy, tỷ suất thặng dư chỉ rõ trong tổng giá trị mới do sức lao động tạo ra, công nhân được hưởng bao nhiêu và tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. Đồng thời tỷ suất thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình. Như vậy khi tỷ suất lao động thặng dư càng lớn chứng tỏ người công nhân bị bóc lột càng nhiều và trình độ bóc lột của nhà tư bản càng cao siêu.
Thực tế cho thấy, trình độ bóc lột của các nhà tư bản đã có sự giảm sút so với thời kì trước khi người công nhân còn chưa thành công trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi của mình. Đọc “ Bản án chế độ thực dân Pháp” chúng ta sẽ hiểu được khả năng bóc lột của tư bản lớn đến thế nào. Chúng buộc người công nhân làm thuê không công như một thứ công cụ, thêm vào đó người lao động còn phải chịu hàng trăm thứ thuế vô lý, thuế đinh, thuế điền thổ, thuế thân, thuế lưu thông hàng hóa, thuế trực thu…Tỷ suất giá trị thặng dư thời kì ấy gần như là tuyệt đối. Tuy nhiên sau này trình độ bóc lột giảm hẳn bới người công nhân ý thức được giá trị sức lao động của họ và tính dân chủ ngày càng được đảm bảo.
● Khối lượng giá trị thặng dư
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng giá trị thặng dư. Khi trình độ bóc lột tăng thì khối lượng giá trị tahwngj dư thu được càng lớn.
Như vậy, dựa vào tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư chúng ta có thể đánh giá được trình độ cũng như quy mô bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản.
2.2) NHỮNG BIỆN PHÁP BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Mục đích của tư bản là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy chúng tìm mọi cách để bóc lột triệt để giá trị thặng dư mà sức lao động của người công nhân tạo ra. Bởi vậy, tư bản tìm mọi cách để tăng giá trị thặng dư và chúng đã nghĩ ra hai thuyết giá trị: thặng dư tương đối và thặng dư tuyệt đối nhưng cho dù là thặng dư nào thì đều là thu lợi nhuận từ việc bóc lột sức lao động người nông dân.
2.2.1 Bóc lột bằng cách sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa khi trình độ kỹ thuật còn thấp và phát triển chậm chạp thì phương pháp mà các nhà tư bản thực hiện để bóc lột giá trị thặng dư là tìm cách kéo dài ngày lao động của người công nhân. Ví dụ, ngày lao động của công nhân là 8 giờ trong đó, 4 giờ là thời gian lao động cần thiết, 4 giờ còn lại là thời gian lao động thặng dư; nếu nhà tư bản kéo dài ngày lao động thành 10 tiếng thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên 2 tiếng( thời gian lao động cần thiết là không đổi). Vậy, bằng cách này người lao động đã bất đắc dĩ bị bóc lột 6 tiếng làm việc không công.
Thực tế cho thấy nhiều nhà tư bản vẫn còn áp dụng cách kéo dài ngày lao động để tìm kiếm giá trị thặng dư tuyệt đối. Nhiều trường hợp đi quá giới hạn chịu đựng của người công nhân. Ví dụ như 300 công nhân Việt Nam bị bóc lột ở Mã Lai. Họ làm việc cho công ty may mặc lớn hàng đầu Mã Lai là ESQUEL Malaysia mỗi ngày làm 14 tiếng nhưng chỉ được trả công có 3 Mỹ Kim trong khi mỗi năm công ty này thu được 500 triệu Mỹ Kim. Thế mới thấy chủ tư bản đã bóc lột một khối lượng thặng dư lớn đến mức độ nào. Bây giờ, khi công nhân đã đấu tranh 8 giờ lao động một ngày thì giá trị thặng dư tuyệt đối mà nhà tư bản muốn tối đa đã được kìm hãm.
2.2.2 Bóc lột bằng cách tạo ra giá trị thặng dư tương đối
Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí thì các nhà tư bản theo đuổi giá trị thặng dư tương đối bằng cách tăng năng suất lao động. Chủ sản xuất rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ. Bằng cách này nhà tư bản có thể bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê nhiều hơn mà không vấp phải sự phản đối của họ. Về bề ngoài, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi làm trong một thời gian 8 tiếng theo giờ hành chính, thậm chí còn không phải làm những công việc mệt nhọc hay nguy hiểm vì đã có sự hỗ trợ của máy móc, kĩ thuật cao. Nhưng chúng ta không ý thức được rằng cái mà chúng ta được trả vẫn chỉ là giá trị ngang bằng với giá trị chúng ta tạo ra trong thời gian lao động cần thiết, còn phần giá trị thặng dư chúng ta tạo ra vẫn bị chiếm đoạt mà không được trả. Hơn nữa, cái mà người lao động phải bỏ ra rất nhiều bấy giờ chính là trí óc, là chất xám, một thề loại của sức lao động.
Việc áp dụng máy móc vào sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân mà thực chất là tăng cường độ lao động. Con người phải dùng sự căng thẳng của thần kinh thay cho cường độ lao động trí óc.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được áp dụng song song để tăng trình độ bóc lột sức lao động.
2.2.3) Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch càng làm cho sự bóc lột diến ra mạnh mẽ hơn
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá trị thị trường của nó. Để thu được giá trị thặng dư siêu ngạch này, buộc mỗi nhà tư bản phải chạy đua trong việc tăng năng suất lao động cá biệt đồng nghĩa với việc tăng cường bóc lột sức lao động. Khác với theo đuổi giá trị thặng dư tương đối nhà tư bản tìm cách nâng cao năng suất lao động xã hội; thì ở đây nhà khi theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch năng suất lao động cá biệt phải được đẩy lên cao hơn năng suất lao động xã hội, nghĩa là quy mô bóc lột sức lao động phải cao hơn.
PHẦN III) TỔNG KẾT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TỚI QUÁ TRÌNH BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Theo Cac Mac, chế tạo ra giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghãi tư bản – quan hệ tư bản bóc lột sức lao động làm thuê.
Thật vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Đây cũng chính là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. Chính vì thế mà nhà tư bản đẩy mạnh bóc lột sức lao động để theo đuổi giá trị thặng dư tối đa.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Chính giá trị thặng dư là động lực cho sự bóc lột sức lao động của các nhà tư bản để tạo ra lợi nhuận nhưng cũng là căn nguyên dẫn tới sự mâu thuẫn giữa nhà tư bản và nhân công lao động. Không thiếu những cuộc biểu tình đòi tăng lương hay giảm giờ làm của công nhân đẻ hạn chế sự bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản.
PHẦN IV) SỰ CHE DẤU BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
♣ Tất nhiên để tiến hành bóc lột chủ nghĩa tư bản phải có những phương pháp riêng để che mắt người lao động làm thuê nếu không thì sự bóc lột sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, em không thể đề cập hết những phương pháp dùng để che đậy bản chất bóc lột sức lao động ấy. Bằng những kiển thức đã học, em sẽ đề cập đến hai hình thức chính mà chủ nghĩa tư bản ứng dụng và xem ra rất hiệu quả; đó là TIỀN CÔNG và sự hình thành LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN.
4.1) Tiền công
“ Bản chất của tiền công trong chủ nghãi tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài là giá cả của lao động.”( Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ ngĩa Mac-Lenin). Thế nhưng hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn khi hình thành khái niệm về tiền công, chúng ta nghĩ nó là giá cả của lao động.
Biểu hiện bên ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân được thuê làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian và tạo ra một khối lượng sản phẩm cụ thể. Họ được trả tiền cho những gì họ đã làm và số tiền đó gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm cho người ta nhầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Vì vậy, một người công nhân lao động trong 8 tiếng đồng hồ ở công xưởng hài lòng với số tiền công trả cho thời gian ấy mà không phân vân số tiền này rốt cuộc có phải trả cho 8 tiếng lao động của mình không hay đã phù hợp với những gì mình tạo ra chưa???
Các nhà tư bản rất khéo léo tạo ra sự nhầm lẫn này khi đưa ra hình thức tiền công. Bởi sự nhầm lẫn này là rất dễ vì một số lý do sau đây:
Hàng hóa sức lao động ko bao giờ tách ra khỏi người bán, nó nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị cho người mua, tức là lao động cho tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Đối với công nhân toàn bộ lao động mình bỏ ra cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống do đó bản thân công nhân cũng tưởng là mình bán lao động
Tiền công lại có hai loại : tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm. Điều đó càng làm cho người ta nhầm tưởng rằng tiền công là giá cả của sức lao động
Như vậy tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Tiền công hay tiền lương không những thuyết phục người công nhân làm thuê cho mình một cách tự nguyện mà thậm chí còn khiến họ hài lòng. Chúng ta sẽ không nghĩ mình đang bị bóc lột sức lao động nếu ta nhận được tháng lương của mình là 7 triệu cho chức vụ nhân viên. Cho dù giá trị mà ta tạo ra tháng ấy phải là gấp đôi hoặc hơn thế nữa…
Trong thực tế, không bao giờ chúng ta được trả theo đúng sức lao động của mình bỏ ra cho nhà tư bản. Bởi khi sức lao động trở thành hàng hóa thì nó cũng có giá cả hàng hóa( ở đây là hàng hóa sức lao động). Vì vậy giá cả này cũng chịu sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trên thị trường sức lao động rõ ràng, luôn tồn tại hiện tượng dư thừa sức lao đọng trong khi công việc là có hạn. Nên giá cả sức lao động luôn thấp hơn giá trị. Người công nhân bất đắc gĩ phải chịu sự bóc lột nhiều hơn mà không còn sự lựa chọn nào khác.
4.2) Sự hình thành lợi nhuận bình quân
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau( Giáo trình Những nguyên lý cơ bản cua rchur nghĩa Mac- Lenin).Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành khác nhau ban đầu rất khác nhau. Nhưng do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của những tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Khi đó lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành khác nhau nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau đều tính theo lợi nhuận bình quân.
Mỗi nhà tư bản lại có tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chuyển của tư bản khác nhau nên lợi nhuận thu được cũng khác nhau. Trong điều kiện tỷ suất lợi nhuận khác nhau ở mỗi nhà tư bản chúng ta vẫn có thể nhận thấy trình độ bóc lột sức lao động khác nhau của mỗi nhà tư bản. Và vẫn có thể nhận thấy lợi nhuận bắt nguồn từ sự bóc lột giá trị thặng dư nên những nhà tư bản với tỷ suất giá trị thặng dư khác nhau thì thu được lợi nhuận khác nhau nhưng khi các nhà tư bản cùng thu lợi nhuận theo cùng một tỷ suất lợi nhuận thì thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản được che dấu rất kĩ.
Hơn thế nữa, lợi nhuận bình quân thường thấp hơn giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra. Vì chỉ cần ở một mức lợi nhuận vừa phải không nhất thiết phải bằng giá trị thặng dư nhà tư bản đã có lời. Việc lợi nhuận hay lợi nhuận bình quân thấp hơn giá trị thặng dư càng che dấu bản chất lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thu được là xuất phát từ giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư trở thành lợi nhuận bình quân; quy luật giá trị thặng dư biến thành quy luật lợi nhuận bình quân. Cái gọi là giá trị thặng dư do sức lao động của người lao động tạo ra đã được che đậy bới lợi nhuận do nhà kinh doanh bỏ vốn đầu tư mà có. Hơn thế nữa lợi nhuận ấy lại cân bằng và ổn định trên thị trường thì không có quá nhiều điểm để nghi vấn liệu lợi nhuận ấy có phải do bản thân nhà tư bản tự tiến hành bóc lột sức lao động nhân công của mình…Vì vậy, sự hình thành lợi nhuận bình quân đã che dấu hơn nữa bản chất bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản.
PHẦN V) NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MỚI CỦA SỰ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Để bóc lột sức lao động của công nhân, nhà tư bản tìm cách tối đa hóa giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch. Nhưng trong thời đại ngày nay sự bóc lột giá trị thặng dư đã có giới hạn và có những đặc điểm mới sau đây:
Do kỹ thuật và công nghệ tân tiến được áp dụng rộng rãi nên các nhà tư bản chủ yếu bóc lột giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch qua việc tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động nhờ vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và máy móc hiện đại vào sản xuất đã làm giảm lao động sống của người công nhân trong một đơn vị sản phẩm. Vì vậy đã làm giảm giá trị sức lao động phải trả công trong khi việc bóc lột giá trị thặng dư không hề giảm thậm chí còn tăng lên về trình độ và khối lượng
Do áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ và máy móc, nên thay vì bóc lột sức lao động về thể lực cơ bắp thì nhà tư bản bóc lột loại hình sức lao động hiệu quả hơn đó là lao động trí thức, lao động có trình độ kỹ thuật cao. Đây là hình thức bóc lột sức lao động rất hiểu quả bởi lao động trí thức khi đã xó sự hỗ trợ của máy móc tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn nhiều lần so với lao động cơ bắp.
Ngoài hình thức bóc lột mà mỗi nhà tư bản áp dụng lên nhân công của
mình ngày nay, sự bóc lột của các nước tư bản trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá… Các nước tư bản ngày càng bòn rút được nhiều lợi nhuận siêu ngạch từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua. Chính vì thế mà sự cách biệt lớn giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay.Việc các công ty tư bản bơm vốn sang nước nghèo để tránh thuế và những chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu nguồn tài nguyên và khai thác nhân lực một cách bất công chứng tỏ rằng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi mà phát triển thành một quy mô rộng hơn đó là nước giàu bóc lột nước nghèo. Hơn thế nữa, các nước kém phát triển còn bị bòn rút chất xám, môi sinh bị hủy hoại, cội rễ đời sống văn hóa bị hủy hoại. Ví dụ như tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam hay hành động xả hàng thừa của Trung Quốc sang Việt Nam.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã có những sự điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện xã hội mới khi tính dân chủ dân quyền được nâng cao. Tuy nhiên, sự thống trị của tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào những hoạt động của các nhà tư bản điều hành trình độ và quy mô bóc lột của của nghĩa tư bản nhưng tóm lại thì đó vẫn là nhà nước của giai cấp tư sản đảm bảo quyền lợi của chủ nghĩa tư bản.
PHẦN VI) KẾT LUẬN
Như vậy, trong bài tiểu luận của mình, giựa vào lý thuyết về giá trị thặng dư đã học được; em đã chứng minh được bản chất bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản; chỉ ra các hình thức bóc lột chủ yếu cũng như trình độ và quy mô bóc lột; đồng thời bài tiểu luận lý giải được vì sao bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản được che đậy và ở một mức độ bóc lột hợp lý thì các nhà tư bản sẽ không phải chịu sự phản kháng của người lao động làm thuê.
Bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng, không chỉ cách đây mấy chục năm về trước người công nhân lao động trong điều kiện cực khổ không được trả công mới là bóc lột mà ngay chúng ta trong xã hội ngày nay, khi làm thuê cho một nhà tư bản đều đang bị bóc lột sức lao động. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận nó bởi chúng ta nghĩ mình đang làm công ăn lương và các nhà tư bản cũng đáp ứng một phần nào những nhu cầu tiêu dùng của đời sống hằng ngày qua việc trả lương cho người lao động.
Tất nhiên, đề tài sự bóc lột sức lao động của chủ nghĩa tư bản là một đề tài khó và khá là rộng trong khi kiến thức học được của bản thân còn hạn chế. Nên chắc chắn bài tiểu luận của em còn chưa thật đầy đủ và có rất nhiều thiếu sót, đồng thời có nhiều ý kiến mang màu sắc chủ quan. Mong thầy cô giúp em bổ sung và hoàn thiện!!
Em cảm ơn thầy cô!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin”
Phần “Chủ nghĩa tư bản” trên Wikipedia
Phần “Tiểu luận giá trị thặng dư” trên tailieu.vn
Phần “Những phê phán về chủ nghĩa tư bản” trên kinhtehoc.com
Phần “ Sự thích nghi của chủ nghĩa tư bản” trên “ Tạp chí cộng sản”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_3614.doc