Sự cần thiết phải xác định một cách chính xác tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Đại học luật TP.HCM
Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, mặc dù không còn bị giới hạn trong việc trao đổi hàng hóa mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn đóng vai trò chủ đạo. Và rõ ràng công cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương. Có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chúng ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng được tăng cao trong những năm gần đây, và đặc biệt sẽ được tăng cao hơn nữa khi Việt Nam chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợp đồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta, tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, tương đối chính xác cho hợp đồng này chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này cũng có thể là do Việt Nam chúng ta mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng.
Các văn bản pháp luật của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” và “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” có cùng một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế.
Xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là xác định tính quốc tế của hợp đồng đó. Việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ, pháp luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần phải chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết phải xác định một cách chính xác tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài nghiên cứu
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÁC ĐỊNH MỘT CÁCH CHÍNH XÁC TÍNH QUỐC TẾ CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG
TS. Dương Anh Sơn
Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Đại học luật TP.HCM
Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, mặc dù không còn bị giới hạn trong việc trao đổi hàng hóa mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn đóng vai trò chủ đạo. Và rõ ràng công cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương. Có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chúng ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng được tăng cao trong những năm gần đây, và đặc biệt sẽ được tăng cao hơn nữa khi Việt Nam chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợp đồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta, tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, tương đối chính xác cho hợp đồng này chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này cũng có thể là do Việt Nam chúng ta mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng.
Các văn bản pháp luật của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” và “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” có cùng một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế.
Xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là xác định tính quốc tế của hợp đồng đó. Việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ, pháp luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần phải chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế.
Hiện nay trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một cách thức thống nhất để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Một số tác giả không đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định tính quốc tế của hợp đồng mà chỉ nêu lên một số cách xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong một số văn bản pháp luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại Xem: Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000. Tr. 199-200; Giáo trình luật thương mại Quốc tế của Trường Đại học kinh tế quốc dân, 1999. tr. 69 –102; Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 2001, Tr. 141-142
:
Cách thứ nhất xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Khoản 2 Điều 80 Luật thương mại. Theo cách này tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân. Theo quy định của Điều 80 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 81 Luật thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Rõ ràng, quy định này của Luật thương mại Việt Nam xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế việc xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và trong một số trường là không thể được, bởi vì:
Thứ nhất, pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau. Hiện nay trên thế giới có các cách thức xác định quốc tịch của pháp nhân như sau:
1. Thuyết nơi đăng ký (Anh, Mỹ, các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ), theo cách này quốc tịch được xác định theo nơi đăng ký của pháp nhân.
2. Thuyết địa điểm thường trú của pháp nhân (các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Đức và Ba lan, Ukraina), theo cách này, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo địa chỉ thường trú của pháp nhân - thường là nơi thường trú của cơ quan điều hành. Địa chỉ thường trú của pháp nhân không phải là nơi mà pháp nhân đăng ký thành lập mà là nơi có cơ quan quản lý thực tế của pháp nhân.
3. Cách thứ ba gọi là “thuyết giám sát”, theo cách này quốc tịch của pháp nhân được xác định dựa trên cơ sở, vốn của chủ thể thuộc quốc gia nào ảnh hưởng đến việc giám sát hoạt động của pháp nhân. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, nhiều quốc gia cấm hợp tác với các công ty thù địch, tức là các pháp nhân làm việc cho quốc gia thù địch. Ví dụ, một công ty cổ phần của Đức sang Thuỵ sĩ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, và như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn này không bị coi là công ty thù địch với các công ty của Anh - Mỹ theo “thuyết nơi đăng ký”. Xem: Luật thương mại quốc tế. Minsk. 2000. Tr. 73-74.
4. Cách thứ tư xác định quốc tịch của pháp nhân theo địa điểm, ở đó pháp nhân tiến hành hoạt động thương mại. Rõ ràng vì có nhiều cách xác định quốc tịch như vậy nên xác định tính quốc tế của hợp đồng không phải là việc đơn giản.
Thứ hai, nếu xác định tính quốc tế của hợp đồng dựa trên dấu hiệu quốc tịch trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc xác định luật áp dụng. Ví dụ, Công ty A được đăng ký thành lập trên lãnh thổ của Pháp nhưng lại đặt trụ sở điều hành trên lãnh thổ của Anh, như vậy theo pháp luật của Pháp, công ty A có quốc tịch của Anh, còn theo Pháp luật của Anh thì công ty A lại có quốc tịch của Pháp. Công ty A ký kết hợp đồng bán hàng cho một công ty B ở Việt Nam và xuất phát từ quy phạm xung đột, luật áp dụng cho hợp đồng là luật của quốc gia người bán, vậy trong trường hợp này, luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng, luật của Pháp hay luật của Anh. Rõ ràng, trong trường hợp này chúng ta khó có thể xác định Luật áp dụng cho hợp đồng.
Chính vì lý do trên mà trong thương mại quốc tế người ta không xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch.
Cách thứ hai xác định tính quốc tế của hợp đồng theo quy định của Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hóa quốc tế. Khoản 1 Điều 1 Công ước La Haye năm 1964 quy định, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
Thứ hai, phải thỏa mãn ít nhất một trong ba yếu tố sau đây:
1. Hàng hóa phải được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác;
2. Khi mà những hành vi thể hiện sự chào hàng và chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
3. Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác không phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng.
Mặc dù được thông qua và đã có hiệu lực tuy nhiên Công ước La Haye năm 1964 không được áp dụng một cách rộng rãi cũng như không gây được ảnh hưởng trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngay cả khi Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa được thông qua vì nhiều lý do như: Công ước này được soạn thảo bởi đại diện của các quốc gia phát triển phương Tây, thiếu sự tham gia của các quốc gia đang phát triển và vì vậy các quy định của Công ước không tính đến quyền lợi của các quốc gia đang phát triển; Công ước La Haye năm 1964 có cấu trúc bên trong hết sức phức tạp vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Nhưng lý do quan trọng nhất là các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan được Công ước sử dụng để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chồng chéo và không có ý nghĩa thực tế. Ví dụ, người bán có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam giao hàng cho người mua có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Thái Lan theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi hàng hóa đã nằm trên lãnh thổ của Thái Lan, vì một lý do nào đó người mua từ chối nhận hàng và khi đó người bán buộc phải sang Thái Lan để bán số hàng này cho người mua khác có trụ sở thương mại cũng nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Như vậy tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua bán lần thứ hai đều diễn ra trên lãnh thổ của Thái Lan: Hàng hóa đã nằm tại Thái Lan - không thỏa mãn điều kiện phụ thứ nhất; các hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng cũng như việc giao hàng được thực hiện ngay trên lãnh thổ của Thái Lan - không thỏa mãn điều kiện phụ thứ hai và thứ ba. Như vậy theo quy định của Điều 1 Công ước La Haye 1964 thì hợp đồng này không thể được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vì vậy không thể áp dụng các quy định của luật thương mại quốc tế mà cụ thể là không thể áp dụng ngay chính Công ước La Haye 1964 để điều chỉnh nó Xem thêm: Dmitrieva G. K , Tư pháp quốc tế, Matxcơva, 2000, tr. 341-342
.
Vì những lý do như chúng tôi vừa nêu ở trên mà hiện nay trong thương mại quốc tế người ta không xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của pháp nhân cũng như theo quy định của Công ước La Haye 1964.
Cách thứ ba xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ (Điều 1 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).
Một số tác giả khác đưa ra 5 tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Xem: Nguyễn Vũ Hoàng, Về các tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2003, tr. 18-23.
.
- Thứ nhất, tiêu chí các bên có quốc tịch khác nhau Xem Điều 80 Luật thương mại Việt Nam 1997
hoặc có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
- Thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các quốc gia khác nhau Xem Điều 1 Công ước La-Haye 1964 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
;
- Thứ ba, nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các quốc gia khác nhau;
Sự hạn chế của việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế căn cứ vào ba tiêu chí nói trên đã được chúng tôi phân tích trong hai ví dụ được đưa ra ở trên.
- Thứ tư, đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng. Theo quan điểm của chúng tôi thì tiêu chí này chỉ cho phép xác định hợp đồng mua bán không phải là hợp đồng trong nước (nội địa) mà không cho phép xác định thương nhân nước ngoài thuộc quốc gia nào và như vậy, trong một số trường hợp đặc biệt khó có thể xác định Luật áp dụng cho hợp đồng Xem sự phân tích của tác giả về sự bất hợp lý của Điều 81 Luật thương mại trong ví dụ ở trang 3.
Vì vậy chúng tôi cho rằng, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của ít nhất một trong hai bên của hợp đồng không phải là tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế mà chỉ là một trong các đặc điểm của nó mà thôi.
- Thứ năm, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Theo quan điểm của chúng tôi thì đây chỉ có thể coi là đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà thôi, bởi vì luật điều chỉnh được xác định chỉ sau khi đã xác định được tính quốc tế của hợp đồng.
Ở đây, theo quan điểm của chúng tôi, chưa có sự rõ ràng, một hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là có tính quốc tế khi nó thỏa mãn 5 tiêu chí nói trên hay chỉ cần thỏa mãn một trong năm tiêu chí đó. Dù có hiểu thế nào đi nữa thì cũng khó có thể xác định được tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên cơ sở các tiêu chí đó.
Chính vì trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có cách xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất nên có ý kiến cho rằng, hiện nay chưa có một quan niệm thống nhất trên bình diện quốc tế về việc xác định tiêu chí đối với hợp đồng mua bán quốc tế Xem: Nguyễn Vũ Hoàng, Về các tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2003, tr. 18-23.
. Theo quan điểm của chúng tôi, nhận định trên khó có thể có được sự ủng hộ cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn, bởi vì hiện nay pháp luật của nhiều nước có cách xác định tính quốc tế của hợp đồng, theo đó hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Xem: Boguslavsky M.M. Tư pháp quốc tế. Matxcơva. 1992 Tr. 188-195; Dmitrieva G.K. Tư pháp quốc tế. Matxcơva, 2000. Tr. 341-342
. Điều này được khẳng định bởi: thứ nhất, hiện nay đã có nhiều quốc gia tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, vì vậy có thể nói rằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ của các bên ký kết hợp đồng. Xác định trụ sở thương mại của thương nhân là một việc đơn giản hơn nhiều so với xác định quốc tịch của họ trong nhiều trường hợp như đã được nói đến ở trên; thứ hai, dấu hiệu lãnh thổ được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế về thương mại để xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế khác nhau như: Công ước New-york 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Ottawa về Leasing và Factoring 1988…
Việc xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên yếu tố lãnh thổ cho phép xác định tính quốc tế của hợp đồng trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên theo tiêu chí này sẽ gặp khó khăn trong trường hợp, khi các bên có nhiều trụ sở thương mại. Để giải quyết vấn đề này Điều 10 Công ước Viên 1980 quy định, trong trường hợp nếu một trong các bên có nhiều trụ sở thương mại thì cần phải chú ý đên trụ sở thương mại liên quan mật thiết với hợp đồng và với việc thực hiện nó xuất phát từ những hoàn cảnh mà các bên đã biết trước và đã có dự liệu trước khi hay trong thời điểm ký kết hợp đồng, còn nếu các bên không có trụ sở thương mại thì cần phải xác định địa điểm thường trú của họ.
Từ những phân tích nói trên có thể khẳng định rằng, hiện nay trên thế giới đã có sự thống nhất trong việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và cũng từ sự phân tích đó theo quan điểm của tác giả, nội dung của điều 80 Luật thương mại Việt Nam 1997 cần phải được sửa đổi để có sự tương thích với pháp luật quốc tế về thương mại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự cần thiết phải xác định một cách chính xác tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương.doc