Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tư­ợng xã hội đặc biệt, ra đời và tồn tại hàng vạn năm nay với nhân loại, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân ở hầu khắp các quốc gia trên hành tinh này. Với con số hàng tỷ ngư­ời trên thế giới và gần như­ 100% dân cư­ ở nhiều nư­ớc cụ thể theo các tôn giáo khác nhau đã nói rõ nhu cầu đó. Tôn giáo đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội nhiều mặt của con ngư­ời. Tuy nhiên, xung quanh hiện tư­ợng tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong giới nghiên cứu (và có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội có nhiều tranh cãi nhất). Chẳng hạn, tôn giáo là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực, có ảnh h­ưởng tốt hay xấu đến đời sống con ngư­ời, xã hội và đánh giá nó trên cơ sở khoa học nào. Về mặt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo lâu nay đ­ược xem như­ đối lập với khoa học và nếu vậy thì cắt nghĩa như­ thế nào về hiện tư­ợng tôn giáo có chiều h­ướng gia tăng hiện nay trong khi có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia? vấn đề quan hệ hay tác động, ảnh hưởng qua lại giữa tôn giáo với chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học . như thế nào và bản thân tôn giáo trong nội dung các quan niệm của mình có chứa đựng các yếu tố chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học không? . Có thể nói, những vấn đề trên đây là những vấn đề có phạm vi rộng lớn và có tính thời sự cấp thiết, nhất là vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, con người cần được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau. Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực. Trong những nguyên nhân tạo nên thành công chung của quốc gia này phải kể đến sự tác động của một nền văn hóa rất độc đáo mang bản sắc Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo). Chỉ có nghiên cứu chính nền văn hóa Nhật Bản trong đó có văn hóa Phật giáo mới giúp ta cắt nghĩa được một phần thành công của đất nước này trong sự phát triển. Khi nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng, văn hóa Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của nước Nhật, và mặc dù các môn phái Bukkyo (đạo Phật) ở đây trong thế giới quan của mình còn chứa đựng những yếu tố tiêu cực, song khách quan mà nói, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội Nhật Bản trong lịch sử cũng như hiện tại. Nghiên cứu những đóng góp đó sẽ có ý nghĩa bổ ích cho sự chế định những chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong lịch sử nhân loại, tuy giữa các nước có những khác biệt về truyền thống thể hiện qua phong tục, tập quán, tính cách, lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do lịch sử để lại, song giữa các dân tộc vẫn có nhiều nét tương đồng, nhất là đối với Việt Nam và Nhật Bản là những quốc gia cùng nằm trong cộng đồng châu Á, cùng có chung một xuất phát điểm về kinh tế là nông nghiệp lúa nước, mà điểm nổi bật nhất là cả hai nước đều mang dấu ấn đậm nét của văn hóa Trung Hoa. Do đó, nghiên cứu Nhật Bản nói chung, văn hóa Nhật Bản (bao gồm văn hóa Phật giáo) nói riêng, chắc chắn Việt Nam sẽ tìm đư­ợc một phần những bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển đất nư­ớc mình. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề "Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Mấy chục năm gần đây, do quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản càng ngày càng thắt chặt, nhu cầu tiếp xúc, học hỏi Nhật Bản tăng lên, nhiều tác phẩm bàn về văn hóa Nhật Bản được giới thiệu. Đáng chú ý là bộ sách Lịch sử văn hóa Nhật Bản của G.B. Samson (Nxb Khoa học xã hội, năm 1995) hay Chân dung văn hóa đất nước mặt trời mọc của Hữu Ngọc, xuất bản năm 1993. Trong những tác phẩm đó, vấn đề Phật giáo ở Nhật Bản cũng đã được đề cập. Có thể thấy, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo văn hóa đầy tính đa sắc, độc đáo của Nhật Bản. Ngoài những tác phẩm đã được kể trên, những công trình khoa học khác như Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác (1994-1995); Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (dịch năm 1990) hay nhiều công trình trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản đã đưa lại một cách nhìn ngày càng đầy đủ và chân thực về văn hóa Nhật Bản nói chung, diện mạo Phật giáo Nhật Bản nói riêng. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống lịch sử Phật giáo ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội vẫn rất cần được tiếp xúc. Lý do cơ bản trong nghiên cứu Phật giáo ở Nhật Bản vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng. Chẳng hạn những nguyên nhân nào làm cho Phật giáo tồn tại và phát triển ở Nhật Bản hay trong đời sống tinh thần của người Nhật hiện nay thì Phật giáo có vị thế đến đâu? Tại sao Thiền là yếu tố trội của Phật giáo ở Nhật Bản? . 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản cũng như một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản. 3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có hai nhiệm vụ chủ yếu: - Khái quát bối cảnh lịch sử của quá trình du nhập Phật giáo vào Nhật Bản và một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. - Làm sáng tỏ một số ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đề cập chủ yếu đến phương diện lịch sử của quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản và chỉ phân tích những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản trên các phương diện như: Văn hóa nghệ thuật, đạo đức, phong tục và lối sống. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: - Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về văn hóa và tôn giáo. - Một số thành tựu gần đây của giới khoa học khi nghiên cứu Nhật Bản đã được công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp cấu trúc hệ thống, lịch sử, lôgíc, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, phân tích tổng hợp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn bước đầu khái quát một số đặc điểm cơ bản của quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản. - Góp phần đánh giá vai trò của Phật giáo vào kho tàng văn hóa tinh thần của Nhật Bản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý xã hội suy nghĩ về việc khuyến khích những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa dân tộc và vận dụng nó trong điều kiện xã hội Việt Nam. - Kết quả của luận văn có thể sử dụng vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học về tôn giáo.

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh bạch, giản dị với một tình cảm gắn bó mật thiết với đồng loại và thiên nhiên. Đó là những nhân tố góp phần làm cho đạo đức Phật giáo nhanh chóng được tiếp nhận, trở thành các chuẩn mực đạo đức chung của toàn xã hội. Đúng như Hasebe Heikichi nhận xét: "Một trong những đặc điểm của tinh thần dân tộc Nhật Bản là rất nhạy cảm với những giá trị văn hóa ưu thế của nước ngoài và bản địa hóa rất nhanh những yếu tố ngoại nhập" [10, tr. 10]. Trải qua một quá trình du nhập Phật giáo có tính tự phát thông qua con đường buôn bán, trao đổi, Phật giáo dưới thời Shotoku đã trở thành tôn giáo của Nhà nước. Sự ủng hộ của chính quyền đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của Phật giáo bởi Shotoku đã từng ban bố Hiến pháp 17 điều trong đó điều thứ 2 có ghi: Thành kính đối với Tam Bảo. Tam Bảo tức là Phật, Pháp, Tăng. Đây là chung quy của tứ sinh, là cực tông của vạn quốc. Đời nào, người nào mà không theo pháp ấy? Người ta ít lỗi lầm tội ác, có thể dạy bảo, cải tạo. Nếu không quy y Tam Bảo, lấy gì làm rõ thẳng cong? [25, tr. 500]. Điều 10 của Hiến pháp lại ghi: "Dứt phần, bỏ sâu, không giận người làm trái, người người đều có tâm, tâm ai cũng có chấp. Kia đúng thì ta sai, ta đúng thì kẻ kia sai. Ta hẳn không phải là thánh, kẻ kia hẳn không phải ngu, đều là phàm phu cả thôi. Cái lẽ phải trái, hóa có thể định" [25, tr. 501]. Như vậy, có thể nói rằng, triều đình Nhật Bản đã sử dụng Phật giáo như một trong những công cụ đạo đức để cai trị xã hội. Ở đây nếu so sánh với Phật giáo Việt Nam giai đoạn Lý - Trần, chúng ta sẽ thấy có những điểm tương đồng. Nếu như sau ngày nước ta độc lập, tự chủ (sau năm 938), chính quyền phong kiến Việt Nam chủ trương sử dụng Phật giáo làm phương tiện để quy tụ nhân tâm, giáo hóa nhân tâm "làm phương tiện để dẫn dụ bề tôi mê hoặc, làm đường tắt để tỏ lẽ tử sinh" như Trần Thái Tông đã nói trong "Khóa hư lục" thì Nhật Bản thời Shotoku Phật giáo cũng có vai trò như vậy. Ông Dư Thiệu Tôn người Trung Quốc có nhận định rằng: Thái tử đề xướng Phật giáo, hiệu quả thu được nói vắn tắt là: 1. Dùng giáo nghĩa Phật giáo để xây dựng tinh thần hòa bình, hòa mục, dẫn dắt lòng người từ chỗ rối loạn mà hướng tới đường ngay. 2. Tiếp nhận văn hóa Phật giáo để xúc tiến sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. 3. Đương thời Nhật Bản đang đứng ở xã hội thị tộc, mỗi thị tộc chỉ sùng tín thần của thị tộc mình, hình thành hiện tượng phân biệt. Thái tử đề xướng Phật giáo, làm cho nhân dân tín phụng Phật giáo một cách phổ biến để từ thống nhất tín ngưỡng mà xúc tiến thống nhất quốc gia [25, tr. 501]. Trải qua các thời kỳ Heian, Muromachi và Azuchi - Momoyama, Edo (794 - 1868) Phật giáo tiếp tục duy trì được những ảnh hưởng của mình về phương diện đạo đức. Trong Hoàng cung, nơi có cuộc sống bao giờ cũng xa hoa, lộng lẫy cho đến chốn thôn cùng, xóm vắng có cuộc sống bần hàn người ta đều tin theo Phật. Người dân bình thường tin Phật để cầu mong được độ trì, được giúp đỡ cho mùa màng tốt tươi, người và gia súc mạnh khỏe, được an ủi, vỗ về khi gặp tai ương, còn quan lại triều đình thì cầu mong cho quyền chức, bổng lộc, cầu cho sinh được quý tử... Phật giáo từ chỗ là một triết lý khi vào Nhật Bản đã bị giản lược và trở thành tôn giáo "để cầu nguyện". Tuy vậy, Phật giáo vẫn tỏ ra có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần. Khi có sự dung hợp giữa Phật giáo và Shinto, nhất là Zen, đã hình thành một mẫu người có những phẩm chất rất đáng kính trọng. Những phẩm chất đó có thể xem là đặc trưng nhân cách Nhật Bản, nhờ đó, qua những biến cố đau thương, người Nhật vẫn có khả năng tự vươn dậy với một khát vọng vô biên để trở thành một "Thần tượng Nhật Bản". Nhân cách đó là nhân cách của các "Võ sĩ đạo". Có thể xem đó là một hỗn hợp giữa tinh thần Shinto, tư tưởng Nho gia và cốt cách Zen. Điều này được khẳng định bởi trong yêu cầu và điều kiện của một võ sĩ có: trung hiếu, vũ dũng, từ bi, lễ nhượng, cần kiệm, chất phác, trọng danh phận, chuộng tiết tháo, coi sống chết như nhau... Trong các phẩm chất đó, từ bi, cần kiệm, chất phác, coi sống chết như nhau có thể xem là sản phẩm của Zen. Cũng cần phải nhớ rằng, tư tưởng võ sĩ đạo là một trong những động lực giúp người Nhật vươn lên sau thế chiến thứ hai song nó cũng góp phần hình thành chủ nghĩa quân phiệt, là căn nguyên đưa Nhật Bản gia nhập vào trục phát xít Đức - Ý - Nhật. Điều thú vị là, trong thời đại phong kiến, thời Kamakura, các tông phái mới của Phật giáo đã chủ trương phụ nữ cũng có thể được tín ngưỡng cứu vớt. Đó là một giá trị tích cực, góp phần làm mất tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại rất lâu đời trong đời sống người dân. Có thể nói, trong thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản nhất là: Trong thời kỳ các nhiếp chính Forjiwara cầm quyền, đạo Phật thực sự đã trở thành một lực lượng xã hội, hơn thế nữa, còn là một lực lượng tinh thần và trí tuệ. Trước hết nó là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật và văn học, khuyến khích các hành vi đạo đức như sự điều độ, lòng từ thiện, lòng hiếu thảo và kêu gọi niệm Phật đều đặn để luôn có tâm hồn hướng thiện... Trong công chúng đông đảo, nhiều người theo đạo Phật không phải vì họ đã hiểu sâu về triết lý của đạo, mà chủ yếu chỉ là mong ước được Phật phù hộ cho có một cuộc sống tốt đẹp, chí ít là đỡ cực nhọc hơn hiện tại. Đối với giới quý tộc cầm quyền thì đạo Phật giúp họ kiềm chế được những hành vi thô bạo và ác độc. Nói chung, đạo Phật có tác động tới hành vi đạo đức nhiều hơn là tới sự hiểu biết về giáo lý một cách có hệ thống [34, tr. 309-400]. Rõ ràng, những triết lý, những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo đã góp phần hình thành nền tảng đạo đức của người Nhật Bản, giúp họ hình thành một phong cách sống vừa dịu dàng, điềm đạm song cũng chứa đựng những nhiệt huyết có thể trào dâng thành sức mạnh của hành vi. Trong đời sống tâm linh, người Nhật yêu thích Thần đạo và Phật đạo. Thần đạo thờ những đấng thiêng liêng từ các vị anh hùng cho đến ông bà tổ tiên, biểu thị lòng sùng kính những giá trị tinh thần cao quý. Phật giáo với tinh thần bác ái, từ bi đã thu phục nhân dân. Đạo Phật khuyên người làm việc thiện, chuông chùa ngân nga nâng tâm hồn thêm bay bổng, tiếng tụng kinh đưa mọi người đi sâu vào nội tâm để tự điều chỉnh mình theo đạo đức tốt đẹp [10, tr. 17]. Chính điều này làm ta liên tưởng đến không gian lễ hội đầu năm, ở đó mọi người nô nức đi thỉnh 108 tiếng chuông chùa với mục đích hưởng thụ âm hưởng ngân nga, trong sáng của âm thanh để gạn lọc những đục trong của cuộc sống trần tục. Cũng như khi bắt rễ vào một dân tộc nào khác, khi vào Nhật Bản "Ấn tam pháp" cũng phát huy tác dụng (khổ không - vô ngã - vô thường). Những ảnh hưởng của Tam pháp ấn thực sự đã chia sẻ với những suy tư đè nặng lên cuộc sống con người, giúp họ phản tỉnh để nhận ra bản chất của tồn tại. Trong Tam pháp ấn, người Nhật rất chú ý đến triết lý vô thường. Theo họ, trong cuộc đời cái gì rồi cũng trôi qua nhanh chóng, tuổi trẻ, sắc đẹp, hạnh phúc hay là bất hạnh. Con người tiếp nhận và gắn bó với niềm vui và nỗi buồn, gần gũi nhưng không quá đam mê, mê muội. Một bài thơ Haiku mang ý tứ đó: "Ngọn sóng đến rồi đi. Tôi muốn chạm vào nước. Tay áo tôi ướt sũng". Hoa anh đào hàng năm vẫn nở. Hoa nở và tàn nhanh chóng, con người hãy thưởng thức cái đẹp đó - khi hoa rơi rụng, cơn bão hoa dễ làm xúc động lòng người, nhưng cũng đừng buồn và chán nản, đó là lẽ tự nhiên của tạo vật. Phải hiểu quy luật của thiên nhiên, tạo vật và của cuộc sống con người. Muốn thế, "con người phải chủ động và tĩnh tâm, không vô tình nhưng cũng không bị cuốn vào vòng sắc dục" [10, tr. 42]. Trích dẫn đoạn văn trên trong luận án của một tiến sĩ văn học người Nhật, tác giả luận văn lại liên tưởng đến một bài thơ Thiền nổi tiếng của Việt Nam mà tác giả của nó là Thiền sư Mão Giác sống vào thế kỷ thứ XIII. Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trực nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Tạm dịch ý là: Xuân qua thì hoa rụng Xuân đến thì hoa nở Trước mắt mọi việc cứ mải miết Nhìn lên đầu thấy cái già đến Đừng tưởng xuân qua thì hoa rụng Trước sân đêm qua có một nhành mai nở. Rõ ràng, khi nhận thức ra cái vô thường của tạo vật, ta thấy rõ tự tính của chúng và đó là lẽ tự nhiên. Dù sự vật biến hoại, tuổi già sẽ đến nhưng ta không lo sợ bởi đã là cái tự nhiên thì sợ cũng chẳng được. Vì vậy tâm ta vụt sáng một niềm tin. Tin rằng trong cái vô thường có cái bất thường: xuân qua nhưng hoa vẫn nở. Phải chăng ở Việt Nam hay ở Nhật Bản, Phật giáo hay cụ thể là Zen đã đóng góp cho con người một cái nhìn như vậy về tạo vật và cuộc sống, góp phần hình thành một lối sống, một nhân cách rất ung dung, tự tại khi đối diện với cuộc đời. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà người Nhật, sau những đau thương của chiến tranh đã biết vượt qua những mất mát để vươn lên trở thành một siêu cường cả về kinh tế và cả về tầm vóc văn hóa. Tham gia vào quá trình hình thành nền đạo đức xã hội, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn nhiều mặt. Những đóng góp đó không những góp phần hình thành một cách sống, một lối sống giàu tính nhân văn mà còn tạo ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể để hướng dẫn hành vi của con người. Trong xã hội cổ truyền cũng như trong xã hội hiện đại, người Nhật Bản rất quý trọng sự trung thực, lòng biết ơn và một thái độ sống có trách nhiệm, biết xả thân vì lợi ích của cộng đồng. Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã viết: "Tôi sống ở những huyện mà hàng trăm năm nay chưa hề có vụ trộm cắp nào, các nhà tù xây dựng từ thời Meiji vẫn để trống và không được sử dụng đến, nhân dân để ngỏ cửa nhà mình cả đêm, lẫn ngày" [37, tr. 286]. Ngoài phẩm chất trung thực, trong thang giá trị đạo đức của xã hội, lòng biết ơn chiếm một vị trí khá chủ đạo. Ngoài những tác động của các tôn giáo khác, "Tứ ân" của Phật giáo đã góp phần làm cho người Nhật biết tôn kính Tenno - kẻ đại diện cho thần linh, biết ơn cộng đồng, ơn những người đã từng giúp đỡ. Bách khoa thư Nhật Bản viết rằng: "Những nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị trẻ tuổi rốt cuộc có thể thành đạt, danh tiếng hơn cả người thầy, nhưng họ luôn tỏ lòng tôn kính người thầy" [2, tr. 281]. Trong khi các nước phương Tây luôn đề cao lợi ích cá nhân, người Nhật Bản lại đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích cá nhân. Mỗi cá nhân trong xã hội Nhật Bản đều tuân thủ nghĩa vụ đối với tổ quốc, làng xã, tộc trưởng, chủ và xí nghiệp của mình. Để hoàn thành những nghĩa vụ đó, nó “đòi hỏi phải có sự hy sinh lợi ích cá nhân” [38, tr. 192]. Mặc dù tham gia hình thành những giá trị đó, Nho giáo có vai trò đặc biệt nhưng tư tưởng "Vô ngã thị tha" của Phật giáo cũng có sự can dự nhất định. Khác với các nước Phương Tây, người Nhật quan niệm: “Xã hội là một tổ hợp đơn thuần, chặt chẽ, cá nhân không quan trọng lắm, chỉ đoàn thể mới đáng kể mà thôi...” [23, tr. 12]. Có thể nói, Phật giáo đã góp phần hình thành nhân cách con người Nhật Bản. Nhân cách đó có mặt rất độc đáo, là sự kết hợp nhiều phẩm chất đạo đức rất đa dạng. Ngoài những phẩm chất như đã nêu ở trên, Phật giáo còn góp phần tạo nên một phẩm chất đặc biệt khác, đó là lòng say mê, sự cần cù và sáng tạo trong việc học, đối với việc học. Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, khi nhà trường chưa xuất hiện, các cơ sở chùa viện của Phật giáo được xem là những trường học. Những trường học kiểu đó là minh chứng cho nền văn minh Nhật Bản, đã góp phần đào tạo ra những tài năng cho dân tộc Nhật Bản trong mọi lĩnh vực. Trong nền học vấn nhà chùa, tăng lữ được đào tạo hai ngôn ngữ chủ yếu: tiếng Hán và tiếng Nhật. Dù là ai, khi qua sự giáo dục của nhà chùa, ít nhiều đều tiếp nhận được những phẩm chất cao quý của đạo đức Phật giáo. Về thành tựu của giáo dục nhà chùa, cho đến năm 42 Showa (Chiêu Hòa), Phật giáo Nhật Bản đã có 9 trường tiểu học, 51 trường trung học, 13 trường cao đẳng, 41 trường đại học ngắn hạn và 24 trường đại học. Phật giáo có thể tham gia hình thành các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cho con người ở nơi nó có mặt bởi bản thân nó có khả năng dung chứa và làm lan tràn các giá trị đạo đức. Ngũ giới của nhà Phật đã từng dạy, làm người thì không được trộm cắp, không được nói dối, không được dùng các chất kích thích làm cho thần kinh không chủ động được... Nhà Phật còn dạy con người biết nhớ ân và tri ân. Theo nhà Phật, người ta phải nhớ và phải trả bốn thứ ân: ân Tam bảo, ân cha mẹ hay người sinh dưỡng, ân thầy và ân quốc gia. Trong tám con đường chính (Bát chính đạo) mà Phật tổ đã đề ra không những yêu cầu con người phải suy nghĩ đúng mà còn hành động đúng, không những có nguyện vọng đúng mà còn phải ngôn hành đúng... Bất cứ ai, chịu ảnh hưởng của Phật giáo đều học và hành bốn điều vô lượng của Tâm (Tứ vô lượng tâm). Đó là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Đó là sống theo lẽ: “Vô ngã vị tha” nhằm “Lợi lạc quần sinh”... Điều hiển nhiên là, không phải mọi giá trị đạo đức tốt đẹp của con người đều là công lao của Phật giáo. Trong một xã hội mà có sự tồn tại của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhiều tư tưởng, học thuyết khác nhau thì để có được những giá trị đạo đức tốt đẹp phải thừa nhận rằng, trước hết do những yêu cầu của cuộc sống và sau nữa là sự cộng hợp của những tác động từ nhiều phía mà Phật giáo chỉ là một thành tố. Nghiên cứu truyền thống tinh thần Nhật Bản, hết thảy mọi nhà lý luận đều không thể phủ nhận vai trò to lớn của Khổng giáo đến con người và xã hội. Nhiều người còn cho rằng, trong sự "thần kỳ Nhật Bản" thì động lực tinh thần chủ yếu không ai khác ngoài Nho giáo. Nhận định như vậy không phải không có cơ sở bởi cũng như Phật giáo, Nho giáo là sản phẩm tinh thần được du nhập vào Nhật Bản qua quá trình giao lưu với văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, nếu như Phật giáo về cơ bản, được xem là tôn giáo có tính xuất thế thì Nho giáo, ngược lại được xem là nhập thế. Nếu Phật giáo chủ yếu đáp ứng yêu cầu tâm lý, tình cảm của con người thì Nho giáo lại tỏ ra có ưu thế hơn nhất là trong việc đưa ra một thiết chế thuận lợi cho quá trình tổ chức và quản lý xã hội... Một tác giả người Nhật trong luận án tiến sĩ của mình đã khẳng định: "Chính Nhật Bản đã du nhập đạo Khổng và khai thác mặt tích cực của Khổng giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội" [10, tr. 16]. Ngoài việc cùng các tôn giáo và hệ tư tưởng xã hội khác tham gia hình thành và làm phong phú nền đạo đức xã hội, trong quá trình tồn tại, Phật giáo cũng bộc lộ những tiêu cực của nó đối với xã hội Nhật Bản. Những tiêu cực của Phật giáo không chỉ tồn tại trong lĩnh vực ý thức, trong tư tưởng mà còn cả trong nhân cách của các tầng lớp sư tăng. Những hạn chế đó có phần tạo nên những ảnh hưởng xấu đối với xã hội và tồn tại trong thực tế nền đạo đức của người Nhật Bản song cũng chính người Nhật đã biết hạn chế những yếu tố đó. Điều này là dễ nhận thấy, bởi, trong giai đoạn đầu của quá trình du nhập, Phật giáo được tiếp nhận ồ ạt và chính thức, nhất là kể từ khi có sự lựa chọn chính thức của Tenno. Tuy nhiên đến khoảng thế kỷ thứ IX, người Nhật Bản đã có những sự lựa chọn riêng của mình và quá trình tách dần khỏi những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bắt đầu. Đánh giá quá trình đó, hiện vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng những nguyên nhân hay động cơ của nó nhìn chung được thống nhất trên một số điểm căn bản sau: Thứ nhất: Vào cuối thời nhà Đường, những dấu hiệu của sự suy vi đã bộc lộ khá rõ điều này. Sự cường thịnh về kinh tế và văn hóa, sự ổn định về chính trị đã nhường chỗ cho những rối ren nội bộ. Tình hình đó làm cho những ảo tưởng muốn xây dựng Nhật Bản theo khuôn mẫu của nhà Đường bị tiêu tan. Thứ hai: Sau một quá trình vay mượn văn hóa ngoại lai, người Nhật đã có đủ khả năng để vươn lên xây dựng một nền văn hóa độc lập. Dĩ nhiên sự độc lập về văn hóa ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối bởi dấu vết của văn hóa Trung Hoa ở Nhật Bản là rõ ràng và rất sâu đậm. Vì vậy, sự độc lập của văn hóa Nhật Bản chính là sự chọn lọc, tiếp bước những giá trị của văn hóa ngoại lai trên nền tảng của bản địa, theo hướng phù hợp hơn với tâm thức văn hóa bản địa. Trong quá trình tách dần khỏi sự lệ thuộc vào văn hóa ngoại lai, ở Nhật Bản, nổi lên một khuynh hướng là chống Phật giáo. Theo tinh thần của phái Quốc học, sự rối ren, trầm hệ của xã hội Nhật Bản là vì Phật và Nho giáo lan tràn đến làm băng hoại mất những gì là thuần Nhật Bản... Kể từ thời Heian trở lại, những tinh túy của dân tộc đã bị những ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai phá hoại.... Trên thực tế, trong quá trình tồn tại ở Nhật Bản, ngoài những đóng góp to lớn vào nền văn hóa Nhật Bản, Phật giáo cũng bộc lộ những hạn chế. Trong quan niệm của người Nhật, Phật giáo là một học thuyết có nhiều điểm rối rắm và rất trừu tượng. Vào thời kỳ Nara, hầu hết các chùa đều vũ trang tự vệ và những đội quân riêng gọi là “Tăng Binh”. Đó là “những kẻ du đãng nếu là không có chỗ nương tựa về cơm áo, xuất gia chỉ vì mục đích sống bám cửa Phật, mà không phải là tu hành đạo Phật”... [25, tr. 550]. Như vậy, chính trong nội bộ Phật giáo đã tự dung dưỡng nhiều thành phần phức tạp khác nhau. Nhiều kẻ ngụy tín, khoác áo tu hành cũng trà trộn làm cho uy tín của Phật giáo suy giảm. Đó là lý do để phái Quốc học chủ trương phế Phật tôn Vương, chủ trương phục hồi tín ngưỡng Shinto. Bình Điền Đốc Dậu, một người trong phái Quốc học đã cho rằng, nếu giới Nho gia hay nói đến đạo đức và luân lý là để che đậy những hành vi bất chính, thì giới tăng lữ cũng chỉ khoác áo tu hành để đậy điệm đời sống trác táng và ông kết luận rằng, vì Phật giáo là thứ văn hóa ngoại lai nên mới sinh giai cấp tu hành sống ra ngoài căn bản thanh - cầu của đạo đức dân tộc. Nghiên cứu vai trò của Phật giáo đối với xã hội Nhật Bản chúng ta còn thấy rằng, do quá trình “Tiếp biến" mạnh mẽ bởi những giá trị văn hóa và tâm thức văn hóa bản địa, Phật giáo Nhật Bản nặng về mặt nhập thế. Sự nhập thế đó vừa góp phần phát triển xã hội theo hướng thực dụng, vừa tạo ra những tiêu cực và đẩy Phật giáo dường như đi qua tiêu chí của giáo lý Phật giáo. Trong tác phẩm nổi tiếng: Người Nhật và chí hướng thu nhỏ, Lee O Young cho rằng: Tuy cũng là đạo Phật, song trong khi phái Thiên Thai của Trung Quốc coi trọng cái “Lý” (có thể hiểu là trọng những điều trừu tượng, xa rời những nhu cầu thực tế của cuộc sống) thì giáo phái Thiên Thai của Nhật Bản lại nhấn mạnh cái “Sự” (có thể hiểu là trọng những nhu cầu hay hiệu quả thực tế). Trong cái thế giới không coi trọng cái “Lý” thế giới không có tư tưởng thì chỉ có “chủ nghĩa tiện nghi” mới là thước đo của hành động [19, tr. 332]. Xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Nhật Bản đã góp phần đáp ứng những lối sống thực dụng của con người song cũng tạo nên nhiều tiêu cực. Bằng chứng là, rất nhiều tăng ni tham gia các hoạt động chính trị, thậm chí có mưu đồ về quyền lực chính trị. Nhiều tổ chức Phật giáo, nhất là những tổ chức của tông phái Nichiren trên thực tế đã trở thành những tổ chức xã hội có quyền lực. Sokagakkai là một tổ chức của tông Nichiren phát triển thành Komeito đã có những biểu hiện tiêu cực như thân Mỹ để chống lại chủ nghĩa xã hội và tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng “Võ sĩ đạo” được xem là sự kết hợp của “Nho, Thần, Phật” đã có những ảnh hưởng tích cực nhằm dung dưỡng và phát huy lòng tự tôn dân tộc nhưng cũng là nhân tố góp phần hình thành chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa Đại Đông Á đẩy Nhật Bản và nhân loại vào hiểm họa của chiến tranh phát xít... Mặc dù có những tiêu cực nhất định song nhìn chung, trong quá trình tồn tại ở Nhật Bản, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn đối với nền đạo đức xã hội, góp phần hình thành một phong cách, một lối sống tốt đẹp. Thực sự, “Phật giáo giúp vào sự rèn luyện nhân phẩm. Cần loại bỏ và hạn chế dục vọng của con người trong cuộc sống để giữ được sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình" [10, tr. 20]. Có lẽ cũng nhờ một phần vào những đóng góp của Phật giáo mà chính trong xã hội Nhật Bản hiện đại, một “Nhân cách Nhật Bản“ vẫn tồn tại dù những bão táp của văn hóa phương Tây liên tục tạo ra những trận cuồng phong trong lối sống. Người Nhật vẫn biểu hiện ra những nhân cách biết giản dị nhưng cũng rất tinh tế trong lối sống. Những quan hệ đạo đức chủ yếu của xã hội, nhất là trong quan hệ gia đình vẫn giữ được những nét đẹp của sự “Hòa kính”. Người Nhật vẫn nhớ và tri ân những người có công sinh dưỡng, những người đã từng giúp họ vượt qua những cam go cuộc sống. Trong tiếng ồn ã của các phương tiện giao thông hiện đại, tiếng gầm rú của máy móc trong các xí nghiệp khổng lồ vẫn vang vọng tiếng chuông chùa nhặt khoan giúp con người tĩnh tâm hơn để thanh lọc những uế tạp của trần tục. Mặc dù đã rất hiện đại song người Nhật vẫn bền chí, kiên gan, dẻo dai âm thầm đến kỳ lạ để đưa đất nước càng ngày càng tiến về phía trước. Trong những cám dỗ vật chất đời thường, phẩm chất trọng danh dự, trọng sự tín vẫn tồn tại như là một thách thức trước cơn bão của văn minh vật chất. Trong một nhân cách đa diện và giàu sắc thái của người Nhật, những đóng góp của Phật giáo là không thể bác bỏ. 2.3. PHẬT GIÁO VỚI PHONG TỤC, LỄ HỘI Chỉ cần quan sát mà chưa cần phân tích, cũng dễ nhận thấy, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Đó là những kết đọng của cuộc sống, góp phần điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng tạo thành nét bản sắc cho văn hóa. Trong đó, lễ hội là một phương thức giao tiếp đặc biệt, có khả năng đan ghép nhiều yếu tố tốt đẹp để cuối cùng giúp con người sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã coi lễ hội là một nhân tố tạo ra sự thư giãn tinh thần, là phương thức biểu hiện cách ứng xử văn hóa với thiên nhiên, với cộng đồng người. Ngoài ra, lễ hội còn được xem là nguồn sữa mẹ, dung dưỡng các loại hình nghệ thuật và có khả năng bảo lưu, gìn giữ nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Về thực chất, lễ hội hay phong tục, tập quán đều bắt nguồn từ những nhu cầu của cuộc sống con người và ngược lại chính nó là nhân tố giúp cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, ở đâu có con người, ở đó có phong tục, có lễ hội. Ngoài những cơ sở hiện thực trên, nhiều phong tục, tập quán còn được hình thành từ những quan niệm của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo... Riêng lễ hội, có một tình hình khác. Dường như mọi lễ hội, ngoài phần hội đều có phần lễ có tính thiêng liêng, phản ánh một hoặc một số tín ngưỡng của cộng đồng. Trong tác phẩm: Sáng tác của Rabode cổ và phục hưng, học giả M.Bachie cho rằng, thực chất, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt được tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt, và cao cả. Với Nhật Bản, một dân tộc được xem là có bản sắc văn hóa độc đáo, ngay từ thời cổ đại đã sớm hình thành cho mình một hệ thống phong tục, tập quán cũng như lễ hội đa dạng và phong phú. Những phong tục, tập quán và lễ hội đó được nảy nở trực tiếp từ quá trình chống chọi với tự nhiên khắc nghiệt để tồn tại và những hoạt động của cư dân nông nghiệp. Vì lẽ đó tâm hồn và trí tuệ, tư tưởng và hành vi của người Nhật có sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, hòa quyện với thiên nhiên: Tình yêu thiên nhiên và khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của cuộc sống đã giúp họ sáng tạo ra một loại hình tín ngưỡng độc đáo - tín ngưỡng Shinto. Mặc dù có những thăng trầm nhưng cũng có thể nói, dấu ấn của Shinto rất sâu đậm trong phong tục, tập quán trong lễ hội của người Nhật. Như vậy, trước khi có sự tiếp xúc và du nhập văn hóa Trung Hoa, người Nhật đã hình thành được nhiều phong tục, tập quán. Sử liệu đời nhà Ngụy của Trung Quốc có kể lại một số tục lệ của người Nhật thời cổ. Khi có người chết, tang lễ kéo dài hơn 10 ngày. Khi xong việc chôn cất, tất cả mọi thành viên trong gia đình đến chỗ có nước tắm để tẩy rửa cho trong sạch... Đó cũng là một cách để tang và người để tang như vậy được coi là người giữ tổ nghiệp [34, tr. 44]. Từ khi có sự du nhập văn hóa Trung Hoa, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo... các phong tục, lễ hội càng đa dạng và phong phú vì có thêm những xung lực và chất liệu mới. Trước hết, nói về phần các phong tục, tập quán điển hình. Người Nhật hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Không phải mọi phong tục, tập quán đó đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo song có thể thấy, nhiều phong tục, tập quán điển hình có hương vị của Phật giáo. Nói đến Nhật Bản là nói đến xứ sở của nghệ thuật uống trà mà nghệ thuật này thường được gọi là “Trà đạo”. Thực ra, trà là một thức uống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thời đại Ando Momoyuama (bắt đầu từ 1570) trà được xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản. Vào thời đại Lemachi, Morato Shunko là người đã bắt đầu đưa tinh thần của đạo Thiền vào trà. Theo phong tục của người Nhật, trà là thức uống có hương vị cao quý, nó được uống vào buổi sáng và buổi chiều tối khi kết thúc công việc một ngày. Không gian pha uống trà cũng không được tùy tiện, ngược lại nó phải được chọn lọc ở nơi mà có thể tạo ra sự thanh khiết để thưởng thức được hương vị của trà. Mặt khác, tư thế uống cũng không được tùy tiện, vội vàng và phải thực hiện một số nghi thức nhất định. Nước đun trà tinh khiết, trà thơm để giảm bớt cơn khát, tăng chất thanh tao và làm giảm cái tục của đời thường. Trong khoảnh khắc huyền diệu ấy, con người có khả năng tĩnh tâm để nhận diện chính mình và cuộc sống để dung dưỡng những dự cảm tốt đẹp cho ngày mai. Trong cuốn: Trước lúc bình minh, Shimazaki Doson đã viết: Bột trà màu xanh như tràn ra đã di chuyển trong chén trà có sức thân thiết đối với nước trà đã pha và nước nó không phân biệt giàu nghèo, quý hơn, độ đậm, độ ngọt, độ ấm chứa chan trong một chén trà. Khi nhìn bọt cũng như nước trà cùng tan tạo nên mùi thơm cao quý của trà làm cho người già, người trẻ đều quên đi cái nhọc nhằn của chuyến đi [10, tr. 23]. Chính ông SennoRikyu đã đề ra bốn nguyên tắc của trà đẹp: hòa hợp, tôn giáo, thanh khiết và tĩnh tại. Qua trà đạo và nghệ thuật uống trà của người Nhật, ta thấy toát lên vẻ thanh khiết và sự tao nhã đến lạ kỳ. Chất thanh khiết và tao nhã ấy là hương vị của Thiền đạo mà người Nhật trong quá trình chịu ảnh hưởng của Phật giáo đã sáng tạo ra. Như vậy, trà không chỉ là thức uống để giảm cơn khát của thể xác mà còn là một phương tiện để thanh lọc tinh thần giúp con người đạt đến một sự minh mẫn trong suy nghĩ và hành động. Ngoài phong tục uống trà, người Nhật còn có một phong tục khác rất được mọi người chú ý gìn giữ, đó là phong tục cắm hoa và thưởng thức hoa. Phong tục này cũng được nâng lên thành nghệ thuật và được gọi là “Hoa đạo”. Trong số các loài hoa, người Nhật tôn sùng hoa anh đào nhất và nó được xem là quốc hoa. Vào mùa xuân, hoa anh đào nở rộ trong một thời gian ngắn. Nó phô bày hết vẻ đẹp thanh tú của trời đất khiến cho con người khi ngắm nhìn và thưởng thức có thể vơi đi những nỗi buồn thế tục, giúp tâm hồn thanh thoát để vươn lên đạt đến sự tận mỹ trong cuộc sống. Ở Nhật Bản nhiều vùng có tục cắm hoa. Nghệ thuật này bắt nguồn từ lễ dâng hoa cúng dường chư Phật vốn đã có trong các điển tích của Phật giáo. Khi Zen được du nhập vào Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa còn mang dáng vẻ của Zen. Con người say sưa chọn lọc các loại hoa, khéo léo kết hợp chúng lại trong một không gian cụ thể khiến cho vẻ đẹp tự nhiên của hoa trở thành vẻ đẹp sáng tạo của con người. Đó cũng là cách làm của các thiền tăng khi đã ngộ đạo (thấy bản tính tự nhiên của tạo vật) thì tìm cách hướng con người ứng xử phù hợp với bản tính của tạo vật. Cũng giống như Zen, ai mong ước đạt đến tự tính của vạn pháp thì mới có khả năng thấu triệt chân lý, nghệ thuật cắm hoa cũng vậy, người cắm hoa chỉ thành công khi chất chứa một tình cảm say đắm với hoa và một khả năng thẩm mỹ trước vẻ đẹp của hoa. Ngoài ra, nghệ thuật cắm hoa còn ẩn chứa một triết lý khác của Phật giáo. Dù đa dạng và nhiều vẻ, mỗi loài hoa đều có dáng vẻ riêng của nó song giữa chúng đều có chung một đặc điểm: đó là cái đẹp tự nhiên, tươi rói. Có được ý nghĩa như vậy bởi triết lý của Phật giáo khẳng định rằng, trong mỗi con người dù hoàn cảnh sống và địa vị khác nhau vẫn có Phật tính, vẫn có khả năng trở thành Phật. Như vậy, nghệ thuật cắm hoa đã ẩn chứa một triết lý tinh thần sâu sắc. Mà ở đó điểm tựa vật chất là những cánh hoa với muôn vàn màu sắc để đi vào thế giới tâm linh: "Lấy cái đẹp để đối sách với cái xấu, lấy hương thơm để loại bỏ tà khí, lấy tinh thần để lấn át vật chất. Hoa đạo là nẻo đường để đi từ thế giới vật chất đến thế giới tinh thần và cuối cùng quy tụ lại ở sự tự nhận thức mang ý nghĩa đạo lý và nhân sinh" [10, tr. 41]. Trong điều kiện của xã hội hiện đại hôm nay, những nghi lễ, tập quán trong văn hóa ứng xử, thời trang và ẩm thực vẫn được gìn giữ. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể thiếu được. Bữa cơm của người Nhật tuy đã đổi thay nhiều nhưng vẫn mang phong vị riêng từ đôi đũa cầm cho đến bát canh cho mỗi người. Món canh tương có chất bình dân, dân dã cũng không thể thiếu cho dù bữa cơm là thịnh soạn hay đạm bạc. Trong những phong tục tập quán của người Nhật, việc chia tách để tìm ra những ảnh hưởng của Phật hay ảnh hưởng của Nho, của tôn giáo hay của thế tục nhiều khi rất khó khăn. Tuy nhiên xuyên thấm qua các phong tục, tập quán đó những dáng dấp của Phật giáo lại có thể nhận ra. Đó là sự mềm mại trong giao tiếp và ứng xử, nhân ái trong quan hệ với thiên nhiên, con người, một lối sống cá nhân cần cù, cần kiệm và giản dị, một khả năng siêu thoát khi nhìn ngắm tạo vật và sự lóe sáng của hành động khi dồn nén... Những giá trị đó cũng đồng thời là những giá trị ẩn chứa trong Phật giáo. Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy trong bài: Nghĩ về cấu trúc văn hóa Nhật Bản đã cho rằng: Văn hóa Nhật Bản đập vào sự chú ý của người quan sát, trước hết bởi những yếu tố đối nghịch của nó. Nhân ái, mềm mại như đạo Phật (Tịnh Độ tông), vụ nghĩa, cứng rắn đến tàn nhẫn của võ sĩ đạo, thực dụng của Khổng giáo và mơ mộng, siêu thoát như Thiền... [44, tr. 81-82]. Người dân Nhật hiện nay vẫn có truyền thống kiểm điểm cuộc sống trần tục, tìm đến nơi trong sáng của tâm hồn theo kiểu các thiền sư chìm đắm vào sự suy tưởng mà không hề chú ý đến ảnh hưởng của ngoại cảnh. Bởi vậy, vào mùa xuân hàng năm, người dân xứ hoa anh đào tới chùa để nghe 108 tiếng chuông biểu hiện 108 điều sám hối về những gì đang mê ám con người trên thế gian. Bất lễ, trộm cắp, hại người, vu cáo, chèn ép, tham ô... đều bị “đánh đòn” và ném vào khoảng không, trôi về nơi xa xăm đừng bao giờ trở lại. Không chỉ trong phong tục, tập quán, dấu ấn của Phật giáo trong các lễ hội dân gian cũng rất đậm nét. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, nếu như không tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (có cả Nho giáo và Phật giáo) thì diện mạo của lễ hội ở Nhật Bản khó lòng đạt đến sự đa dạng và phong phú như ngày nay. Sách Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác cho rằng, nhiều lễ hội truyền thống của Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng để biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản, tạo nên nét đặc trưng riêng có của Nhật Bản ngày nay; khi theo dõi từng lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hóa Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. Ở Nhật Bản vẫn lưu truyền truyền thống hòa hợp tâm linh của con người đối với Thần, Phật và lòng cảm tạ những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Quả vậy, những lễ hội của Nhật Bản trong đó phần lễ đều có quan hệ với cái thiêng liêng, đó là Thần, Phật. Đối với cái thiêng liêng, người Nhật bao giờ cũng cung kính, hành lễ để tỏ rõ sự kính trọng, lòng biết ơn và sự cầu mong được giúp đỡ, được che chở. Lễ hội ở Nhật Bản thường được tổ chức theo các mùa trong năm mà địa điểm bao giờ cũng là các đền của đạo Shinto hay các chùa viện của Phật giáo. Trong lịch sử Nhật Bản, có giai đoạn Thần - Phật hợp nhất, hơn nữa, do ảnh hưởng của Phật giáo nên các đền thờ Shinto thường có sự pha trộn. Hơn nữa các Kami của Shinto không có hình hài mà chỉ là những thực thể trừu tượng, vì vậy đạo Shinto, phải dung nạp các yếu tố của Phật giáo. Đó là hệ thống các tượng Phật rất đa dạng mà nhiều người Nhật còn tin rằng, thần thánh của Shinto cũng là những đệ tử của Phật nên có hình tượng của Phật. Vào mùa xuân, cũng giống như ở Trung Quốc, Việt Nam hay Triều Tiên, người Nhật Bản tổ chức nhiều lễ hội để đón mừng năm mới. Trong các lễ hội ấy, người ta làm lễ cúng gia tiên, thực hiện những nghi thức để trừ tà, đuổi quỷ và cầu chúc cho người thân một năm mới mạnh khỏe và thịnh vượng. Sau đó, là kéo đến các đền, chùa để lễ Thần, Phật, để nghe 108 tiếng chuông chùa nhằm thanh lọc thân tâm. Lễ hội tại đền Tosho và hội rước xe Takayama là lễ quan trọng nhất. Đền Tosho được xây dựng năm 1624 và hoàn thành năm 1626 tại vùng núi Hida quận Gifu thuộc thành phố lịch sử Takayama. Đây là một ngôi đền bằng gỗ kiến trúc theo kiểu truyền thống. Trong lễ hội, có 12 chiếc xe rước dùng cho lễ hội mùa xuân và 11 chiếc dùng cho lễ hội mùa thu. Trong lễ hội mùa xuân, theo sau 12 xe rước được diễu hành khắp thành phố là đông đảo các tầng lớp dân cư. Mục đích của lễ hội là cầu cho sản xuất phát triển, mùa màng bội thu, cầu cho người quản lý đất nước luôn coi trọng nghề nông... Trong lễ hội cầu mùa, nhà tu hành đại diện cho Tenno thành kính nói lên công đức của thần thánh, trời, Phật. “Trời, Phật đã ban cho mùa màng tươi tốt, lúa ngô đầy đồng, đã thấu hiểu lao động nặng nhọc mồ hôi nước mắt, chân lấm tay bùn của muôn dân” [34, tr. 123]. Theo truyền thống, các lễ hội được kế tiếp nhau theo mùa trong một năm. Thông thường tháng giêng có lễ tết nguyên đán, tết bảy loài hoa cỏ, lễ thành nhân. Tháng 2 có lễ tết Tiết Phân, lễ Cúng Kim. Tháng 3 có lễ Tiết hoa anh đào, có lễ ngày xuân phân... Trong tháng 7 có lễ Obon (xá tội vong nhân) là quan trọng nhất. Cũng như ở Việt Nam, lễ xá tội vong nhân là một lễ hội của Phật giáo cúng vong linh những người đã mất. Lễ hội này bắt nguồn từ một điển tích của Phật giáo. Nó cho rằng, xưa có vị đại đệ tử của Phật tên là Mục Kiều Liên. Khi tu đã đắc đạo, nhờ phép thần thông quảng đại mà Ngài nhìn thấu các tầng địa ngục. Ông thấy mẹ mình đang bị một cực hình đày đoạ, đó là cực hình “chân treo ngược”. Thương mẹ, ông đến cầu Phật tổ. Phật tổ khuyên ông nên dùng tâm lực của mình, tổ chức bố thí chúng sinh để dùng nghiệp thân chuyển nghiệp ác cho mẹ. Vâng lời, ông tổ chức lễ đại thí trong nhân gian, nhờ vậy mẹ ông được vãng sanh thành người (sau đó cũng theo Phật và cũng đắc chánh quả). Ở Nhật Bản, người ta cũng tin rằng, vào rằm tháng 7, các vong hồn trở về. Bởi vậy, người ta châm lửa trước cổng nhà để nghênh đón, thắp đèn lồng trong nhà để đợi, Sau đó mọi người lui tới chùa chiền, làm lễ dâng hương chư Phật. Khi lễ Xá tội vong nhân kết thúc, người ta tiễn vong hồn đi, gọi là lễ tiêu hồn. Họ châm lửa tiễn trước cổng nhà, thả đồ cúng xuống sông và biển. Nhiều nơi người ta thắp sáng các cây đèn lồng rồi thả xuống nước gọi là lễ thả hồn hoặc những gia đình đón lễ xá tội vong nhân lần đầu tiên thì đặt đồ cúng vào thuyền cực lạc thay cho đèn lồng. Người ta cho rằng, các linh hồn sẽ theo các đèn lồng mà về được chốn cực lạc. Dẫu cho có người tin như vậy và có người không tin song lễ Vu lan là ngày lễ trọng của cư dân chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Qua lễ Vu lan con người muốn bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, thỉnh nguyện thần linh về lòng nhân từ và sự khoan dung, hình thành một nét đẹp trong nhân cách: sự ghi nhớ và tri ân... Cũng giống như phần trình bày về ảnh hưởng của Phật giáo đến các phong tục, tập quán, việc phân tích một cách thấu đáo để xác định ảnh hưởng của Phật giáo đến lễ hội truyền thống ở Nhật Bản là công việc khó khăn còn cần rất nhiều sự dày công. Hơn nữa, đối với một nền văn hóa được xem là sự tích hợp của nhiều giá trị bản địa và ngoại lai thì công việc đó là khó khăn. Duy chỉ có một điều dễ nhận thấy là, trong các lễ hội, có nhiều lễ hội phát tích từ Phật giáo. Nhiều lễ hội có địa điểm "thiêng" là các chùa viện Phật giáo. Quan trọng hơn, ý nghĩa của các lễ hội rất phù hợp với tinh thần "từ, bi, hỷ, xả" của nhà Phật. Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần người Nhật Bản, cần khẳng định, dù là một tôn giáo, lại là tôn giáo ngoại lai song Phật giáo đã góp phần làm phong phú nhiều giá trị của văn hóa tinh thần Nhật Bản. Dù vai trò của Phật giáo qua diễn trình lịnh sử có những biến đổi nhất định song vượt qua những khó khăn thử thách, nhiều khi bị chống đối, bị công kích, bị phá hoại nó vẫn lặng lẽ hành trình cùng dân tộc Nhật Bản. Với bản chất không thích sự phô trương, bằng sự kiên trì, nhẫn nại, Phật giáo đã lan tỏa ảnh hưởng của mình đến mọi tầng lớp nhân dân. Giá trị của văn hóa Phật giáo được tiếp nhận từ văn học nghệ thuật cho đến đạo đức lối sống, phong tục tập quán và hiện hình trong cả sinh hoạt lễ hội. Vì vậy, nếu như người Nhật Bản tự hào họ là một trong số những dân tộc có bản sắc văn hóa độc đáo thì Phật giáo ở Nhật Bản cũng có chung niềm tự hào đó - niềm tự hào được góp sức mình để tôn tạo văn hóa Nhật Bản. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua nghiên cứu bước đầu ảnh hưởng của Phật giáo đến dời sống tinh thần của người Nhật Bản, có thể rút ra một số nhận xét như sau: 1. Buổi đầu của quá trình du nhập, Phật giáo được sự nâng đỡ của chính quyền thế tục nên phát triển nhanh. Hành động đó của triều đình đã nhanh chóng làm cho Phật giáo phát huy tác dụng, trở thành nhân tố tư tưởng góp phần quy tụ, tập hợp nhân dân tạo lập một quốc gia thống nhất. 2. Qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo trở thành nơi bảo lưu, gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống và tham gia sáng tạo nhiều giá trị văn hóa truyền thống và tham gia sáng tạo nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Đó là tài sản vô giá mà trong lịch sử cũng như hiện tại trở thành xung lực nội tại cho sự phát triển của xã hội Nhật Bản. 3. Phật giáo Nhật Bản đã lan tỏa ảnh hưởng của mình không phải chỉ trên bình diện tư tưởng mà còn là trong cả hành vi, lối sống của con người, không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà cả trong kinh tế và văn hóa được kết đọng trong nhân cách của người Nhật. Tham gia vào cấu trúc văn hóa của Nhật Bản, Phật giáo góp phần hình thành một quan niệm sống giàu tính nhân ái, khoan hòa; một thái độ sống xả thân vì tha nhân (vô gã vị tha) nhưng cũng rất biết tôn trọng tự nhiên và tạo lập sự hài hòa với tự nhiên. Có mặt trong lĩnh vực thi ca, nghệ thuật Phật giáo làm cho nghệ thuật có sức bay bổng và siêu thoát thúc đẩy con người biết sống và vượt qua những nhỏ nhặt ngày thường để đạt đến sự tận thiện, tận mỹ. Ngày nay, không ai không thừa nhận, dân tộc Nhật Bản ham học, thích tìm tòi. Chính Phật giáo là ngôi trường đầu tiên để hun đúc sự học, góp phần đào tạo nhân tài... Rõ ràng trong hành trang văn hóa của mình, người Nhật không thể không ghi nhận những đóng góp của Phật giáo bởi nếu không có nó thì chắc chắn văn hóa Nhật Bản sẽ nghèo nàn hơn biết bao nhiêu. KẾT LUẬN Như phần mở đầu của luận văn, nghiên cứu Nhật Bản nói chung và quá trình du nhập, phát triển cũng như những ảnh hưởng của Phật giáo đến con người và xã hội Nhật Bản nói riêng, là một công việc có ý nghĩa. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã bước đầu nhận ra một số đặc điểm của quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản cũng như những dấu ấn mà Phật giáo đã tạo nên trong văn hóa tinh thần. Quá trình du nhập và phát triển gần 2.000 năm qua, của Phật giáo ở Nhật Bản đã cho thấy rằng, điểm nổi bật của quá trình du nhập là Phật giáo được tiếp nhận một cách khá chủ động từ phía tập đoàn cầm quyền, nhờ vậy nó có thêm điều kiện để bắt rễ và phát triển khá nhanh chóng vào đời sống của con người và xã hội Nhật Bản. Chính sự du nhập Phật giáo là một trong những nhân tố tạo ra sự liên kết xã hội, góp phần hình thành một quốc gia Nhật Bản thống nhất. Mặc dù có những xung đột nhất định với tín ngưỡng và văn hóa bản địa song trên thực tế đã tạo ra sự bổ sung cho tín ngưỡng và văn hóa bản địa, nâng cấp nó lên một trình độ cao hơn. Thêm vào đó, trong quá trình tồn tại, do sự tương tác giữa Phật giáo và chính trị, nhiều giai đoạn trong lịch sử, tập đoàn cầm quyền trong xã hội đã chủ động khai thác những yếu tố khác nhau của Phật giáo phục vụ cho lợi ích của kẻ cầm quyền. Tình hình đó được cộng thêm bởi những yêu cầu của cuộc sống, bởi nhu cầu tâm thức của người Nhật Bản làm cho Phật giáo mang một dáng vẻ khá độc đáo, có những yếu tố khác biệt với Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Hoa hay ở Việt Nam. Nhìn chung, Phật giáo được khai thác ở những góc độ thực tế, đáp ứng những yêu cầu cụ thể phát sinh trong cuộc sống của con người, làm cho Phật giáo ở Nhật Bản có màu sắc nhập thế nhiều hơn ở các quốc gia khác. Ngay cả sự tồn tại của các tông phái Phật giáo cũng vậy. Có thể nói, hầu như mọi tông phái đã có ở Trung Hoa đều được du nhập vào Nhật Bản song cuối cùng, sự lắng đọng của cuộc sống đã đưa tới một sự lựa chọn, người Nhật chỉ tiếp nhận những tông phái có khả năng đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Vì lẽ ấy, trong diện mạo hôm nay của Phật giáo ở Nhật Bản, chỉ có Zen, Shingon và Jodo tông là có lực lượng tương đối hùng mạnh. Theo quy luật của sự tiếp biến văn hóa, khi vào Nhật Bản, Phật giáo một mặt phải tự biến đổi cho thích nghi với văn hóa bản địa và mặt khác nó cũng bị đồng hóa bởi văn hóa bản địa. Trong thực tế, Phật giáo Nhật Bản bị pha trộn bởi rất nhiều yếu tố của các tôn giáo và tư tưởng xã hội khác nhau, từ Shinto, Khổng giáo cho đến Đạo giáo. Tình hình đó cũng diễn ra cả trong quan niệm và lối sống của tầng lớp tăng ni. Nhìn chung giới tăng lữ có quan hệ gần gũi hơn đối với giới cầm quyền và lối sống của họ cũng mang tính nhập thế nhiều hơn. Bằng chứng là, rất nhiều giai đoạn Phật giáo tham gia vào chính trị và sư tăng cũng có gia đình như người bình thường. Về ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của Nhật Bản, bước đầu tác giả luận văn rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất: Qua quá trình lựa chọn văn hóa, người Nhật đã du nhập và thừa nhận Phật giáo là một trong những hình thức tôn giáo của dân tộc mình. Sự lựa chọn đó được sự ủng hộ không chỉ trong nhân dân mà còn từ phía chính quyền thế tục. Thứ hai: Với gần 2.000 năm tồn tại cùng dân tộc Nhật Bản, Phật giáo đã tạo nên những ảnh hưởng đa dạng đến nền văn hóa của "đất nước mặt trời mọc". Những ảnh hưởng đó trải dài trong thời gian và trải rộng trong không gian. Bắt đầu từ cá nhân cho đến cộng đồng, từ kinh tế, chính trị cho đến phong tục, lối sống, góp phần hình thành bản sắc văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Về quá trình, có thể nhận diện những dấu ấn của Phật giáo lên các lĩnh vực là rất sâu đậm. Những dấu ấn đó có thể tồn tại trong văn học, nghệ thuật, biểu hiện ở chỗ văn học, nghệ thuật Nhật Bản mang hương vị của triết lý nhà Phật. Đó là một thứ triết lý bày tỏ cho con người các bản chất đích thực của vạn pháp cũng như những con đường để con người đạt đến bản chất của tồn tại. Từ sự nhận thức đó, nó thức tỉnh, kêu gọi, khơi dậy trong con người khát vọng hướng đến sự tận chân, tận thiện và tận mỹ nhằm điều chỉnh hành vi đạt đến một sự hòa hợp với thực tại. Cái vô cùng có ý nghĩa là việc Phật giáo giúp nhận chân bản chất của nhân sinh là khổ đau, là phải đối diện với sinh tử, cuộc đời là vô thường, song từ đó nó cũng kêu gọi con người, hình thành ở họ một lẽ sống, một lối sống phù hợp để vượt lên những biến hoại của cuộc đời. Chính vì lẽ ấy, nó duy trì ở con người một tình cảm, một tình yêu thiên nhiên và vạn vật, yêu cuộc sống của mình và của tha nhân. Đó là sức lay chuyển và cảm hóa mà nhờ ngôn ngữ của nghệ thuật, văn học được cảm hóa, được chuyển tải vào cuộc sống. Trong cấu trúc nhân cách của người Nhật - một cấu trúc đa dạng và chứa đựng nhiều khác biệt có khi là đối lập hay cực đoan, bên cạnh những dấu vết của Shinto, Khổng giáo... là những phẩm chất cao quý mà nền đạo đức Phật giáo sáng tạo ra. Nhờ ảnh hưởng của Phật giáo mà các chuẩn mực đạo đức xã hội có một nền tảng triết lý sâu sắc. Ngay cả phong tục, tập quán, cả lễ hội cũng vậy, tất cả chúng dường như bao giờ cũng được quy hướng về phía hoàn thiện nhân sinh, góp phần tạo nên cuộc sống có nề nếp, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững của xã hội. Thứ ba: Bên cạnh những đóng góp to lớn vào nền văn hóa tinh thần Nhật Bản, Phật giáo cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Những hạn chế đó có khi bắt nguồn từ chính tư tưởng Phật giáo song cũng có khi bộc lộ qua nhân cách của những kẻ hành đạo. Cũng có trường hợp, những tiêu cực của Phật giáo phát sinh do việc một số yếu tố của nó được con người phát triển, sử dụng một cách cực đoan. Thực tế lịch sử Nhật Bản đã nói lên rằng, việc phát triển những yếu tố siêu hình có tính thần bí của Phật giáo đến mức cực đoan sẽ cản trở tiến bộ xã hội. Sự suy đồi về phẩm hạnh của tăng ni hay là sự can thiệp quá mức vào chính trị để hình thành các tổ chức, đảng phái cực đoan là những vấn đề mà con người lên án. Mặc dù có những mặt tiêu cực, song nhìn chung Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. Những đóng góp đó trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay vẫn có ý nghĩa và đang phát huy tác dụng để góp phần giữ gìn, bảo tồn một nền văn hóa Nhật Bản đa dạng và độc đáo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Roberto Assgioli (1997), Sự phát triển siêu cá nhân, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Bách khoa thư Nhật Bản (1995), Nxb Văn hóa, Hà Nội. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp. Cá tính và tâm tính người Nhật Bản (1965), Sài Gòn. Đoàn Trung Còn (1995), Các tông phái đạo Phật, Nxb Thuận Hóa. Nguyễn Đăng Dung (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. Stefan Zweig (1999), Chữa bệnh bằng tinh thần, Nxb Thế giới, Hà Nội. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Hasebe Heikichi (1997), Văn hóa Nhật Bản - đặc điểm chung và sự tiếp nhận ở góc độ cá nhân, Luận án Tiến sĩ văn học, Hà Nội. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội - Một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Bùi Biên Hòa (1993), Đạo Phật và thế gian, Hà Nội. Khamtipalo (1990), Tìm hiểu đạo Phật, Viện Nghiên cứu Phật giáo. Daisaku-keda (1996), Phật giáo một ngàn năm đầu, Hà Nội. Keikai (1999), Nhật Bản linh dị ký, Nxb Văn học, Hà Nội. N.Konnát (1997), Phương Đông và phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Hiến Lê - Thiên Giang (1995), Lịch sử thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Leeoyong (1996), Người Nhật và thế giới thu nhỏ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị Vinh (1995), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Hoàng Công Luân, Lưu Yến (1993), Hội họa cổ Trung Hoa - Nhật Bản, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Lâm Thế Mẫn (Linh Chi dịch) (1986), Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo, Nxb Mũi Cà Mau. Đỗ Văn Minh (1965), Cá tính và tâm tính người Nhật, Sài Gòn. Che Nakane (1990), Xã hội Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Thành Nghiêm (1995), Lịch sử Phật giáo thế giới, tập 1, Nxb Hà Nội. Nhật Bản quá khứ và hiện tại (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nhật Bản ngày nay (1994 - 1995), Hiệp hội quốc tế về thông tin giáo dục. Nhật Bản cận đại (1991), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Hữu Ngọc (1993), Chân dung văn hóa đất nước mặt trời mọc, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh. Nikyo Nowana (1998), Đạo phật ngày nay, Nxb Thuận Hóa, Huế. Vũ Đình Phòng, Lê Duy Hòa (1991), Những luận thuyết nổi tiếng thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Edwin O.Reischauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Người dịch: Nguyễn Nghị, Trần Thị Bích Ngọc, người hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Edwrd W.Said (1998), Đông phương học, Người dịch: Lưu Đoàn Huynh, Phạm Xuân Ri, Trần Văn Trọng; hiệu đính: Lưu Đoàn Huynh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. George B.Samson (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. George B.Samson (1990), Lịch sử văn hóa Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. George B.Samson (1995), Lịch sử văn hóa Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Văn Sang, Lưu Ngọc Thịnh (1991), Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản (1991), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (1990), Viện Nghiên cứu Nhật Bản dịch. Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ 21 (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tìm hiểu Nhật Bản (1991), Người dịch: Vũ Hữu Nghị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. Đỗ Lai Thúy (1999), Nghĩ về cấu trúc văn hóa Nhật Bản, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. "Thư pháp Nhật Bản" (1998), Nghiên cứu Nhật Bản, (2). Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Tài Thư (1993), "Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam", Triết học, (4). Lương Duy Thứ (1996), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tôn giáo và đời sống hiện đại (1997), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội. Tư tưởng Triết học và đời sống văn học Ấn Độ (1998), Nxb Văn học, Hà Nội. Vài suy nghĩ về sự thần kỳ Nhật Bản (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Viện Thông tin khoa học xã hội (1998), Tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội. Nguyễn Hữu Vui (1993), "Tôn giáo và đạo đức - nhìn từ mặt triết học", Triết học, (4). Nguyễn Hữu Vui (1994), "Tôn giáo và đạo đức", Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên) (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Người dịch: Dương Thu Ái, Phùng Thị Huệ; hiệu đính: Nguyễn Tài Thư, Bùi Dương Dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Joy Hendry (1995), Understanding Japannese Society, London and NewYork. Japan Profile of a Nation (1995), Kodansha Internationa, Tokyo - NewYork - London. TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự du nhập, phát triển của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản.doc
Luận văn liên quan