Sử dụng bản đồ tư duy - Dạy học sinh cách tự học trong môn Ngữ văn THCS
Đặc trưng bộ môn Ngữ văn và các môn khoa học xã hội khác khi học tập học sinh thường rất ngại vì dung lượng kiến thức cần ghi nhớ nhiều, chủ yếu là kênh chữ. Nên khi ghi nhớ kiến thức hoặc tiếp xúc với các đơn vị kiến thức mới học sinh rất lúng túng. Từ đó nảy sinh sự chán nản, kém hứng thú đối với môn học.
Đổi mới Giáo dục phổ thông yêu cầu người thầy giáo chỉ là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là trung tâm, chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức. Vậy nên phương pháp dạy học mà người thầy cung cấp cho học trò là phương pháp tự học. Dạy học sinh tự học trong ngữ văn là dạy học sinh cách thức, phương pháp chiếm lĩnh tác phẩm, đơn vị kiến thức về phương tiện rèn luyện kỹ năng. Để thực hiện mục tiêu dạy cách học cho học sinh, người thầy có thể đa dạng hóa các hình thức, kỹ thuật dạy học, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình lên lớp. Một trong các phương pháp đó người thầy giáo có thể sử dụng bản đồ tư duy để dạy học sinh cách tự học.
Bản đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo. Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Quá trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não. Càng hình thành được nhiều đường liên hệ và mối liên hệ càng thường xuyên thì trí nhớ càng bền vững. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong bản đồ tư duy sẽ đem lại một công dụng rất lớn vì đã huy động cả bán cầu não trái và phải cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ tăng cường sự liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào não, rồi đưa thông tin ra ngoài não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
Thực tế học sinh học ngữ văn, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào bài sau. Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Trong thực tiễn bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Ngoài ra do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Bởi khi học sinh muốn xây dựng một bản đồ tư duy thì các em phải sử dụng hết tất cả các kỹ năng quan sát, kỹ năng đọc, phân tích tài liệu, đặc biệt là kỹ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa) và cuối cùng là kỹ năng vẽ. Trong khi vẽ bản đồ tư duy để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, các em còn tưởng tượng, sáng tạo ra các cách thể hiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc để nhấn mạnh các kiến thức quan trọng. Từ đó khi nhìn vào bản đồ tư duy sẽ có ấn tượng mạnh, trí não sẽ nhanh nhớ hơn mà không cần phải học thuộc nhiều lần.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7863 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy - Dạy học sinh cách tự học trong môn Ngữ văn THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY - DẠY HỌC SINH CÁCH TỰ HỌC
TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS.
Trần Thị Thu Hiền – PHT trường THCS Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.
Đặc trưng bộ môn Ngữ văn và các môn khoa học xã hội khác khi học tập học sinh thường rất ngại vì dung lượng kiến thức cần ghi nhớ nhiều, chủ yếu là kênh chữ. Nên khi ghi nhớ kiến thức hoặc tiếp xúc với các đơn vị kiến thức mới học sinh rất lúng túng. Từ đó nảy sinh sự chán nản, kém hứng thú đối với môn học.
Đổi mới Giáo dục phổ thông yêu cầu người thầy giáo chỉ là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là trung tâm, chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức. Vậy nên phương pháp dạy học mà người thầy cung cấp cho học trò là phương pháp tự học. Dạy học sinh tự học trong ngữ văn là dạy học sinh cách thức, phương pháp chiếm lĩnh tác phẩm, đơn vị kiến thức về phương tiện rèn luyện kỹ năng. Để thực hiện mục tiêu dạy cách học cho học sinh, người thầy có thể đa dạng hóa các hình thức, kỹ thuật dạy học, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình lên lớp. Một trong các phương pháp đó người thầy giáo có thể sử dụng bản đồ tư duy để dạy học sinh cách tự học.
Bản đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo. Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Quá trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não. Càng hình thành được nhiều đường liên hệ và mối liên hệ càng thường xuyên thì trí nhớ càng bền vững. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong bản đồ tư duy sẽ đem lại một công dụng rất lớn vì đã huy động cả bán cầu não trái và phải cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ tăng cường sự liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào não, rồi đưa thông tin ra ngoài não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
Thực tế học sinh học ngữ văn, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào bài sau. Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Trong thực tiễn bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Ngoài ra do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Bởi khi học sinh muốn xây dựng một bản đồ tư duy thì các em phải sử dụng hết tất cả các kỹ năng quan sát, kỹ năng đọc, phân tích tài liệu, đặc biệt là kỹ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa) và cuối cùng là kỹ năng vẽ. Trong khi vẽ bản đồ tư duy để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, các em còn tưởng tượng, sáng tạo ra các cách thể hiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc để nhấn mạnh các kiến thức quan trọng. Từ đó khi nhìn vào bản đồ tư duy sẽ có ấn tượng mạnh, trí não sẽ nhanh nhớ hơn mà không cần phải học thuộc nhiều lần.
Ví dụ khi học chương trình ngữ văn 6, phần Truyện dân gian, ngay từ bài học đầu tiên là “Con Rồng cháu Tiên”, thầy cô giáo hướng dẫn các em sử dụng BĐTD để tổng kết bài học như sau:
Từ bài tổng kết đó, sẽ giúp học sinh hình thành cách đọc truyện dân gian qua hệ thống nhánh cấp 1 (nhánh lớn trong BĐTD). Bởi vậy khi tiếp cận truyện dân gian các em tự học theo cách mình đã nắm được qua bài tổng kết. Việc làm này đã giải quyết được sự lúng túng của các em khi không nắm bắt được phương pháp tự học. Ngược lại các em sẽ tự tin, chủ động trong khi học các văn bản cùng thể loại. Phương pháp học này nếu không sử dụng BĐTD các em sẽ khó mà ghi nhớ được. Tương tự chúng ta có thể sử dụng BĐTD cho các kiểu bài trong chương trình Ngữ văn THCS để cung cấp cho các em cách đọc các văn bản theo thể loại, kiểu bài.
Hoặc khi ôn tập, tổng kết đơn vị kiến thức nào đó thì BĐTD là một công cụ hỗ trợ hết sức đắc lực cho quá trình học tập.
Ví dụ khi học bài “Ôn tập truyện và ký” học sinh sử dụng BĐTD để nhận diện các văn bản truyện và các văn bản ký đã học, sau đó có sự so sánh, đối chiếu giữa hai thể loại Truyện và Ký. Việc làm này không sử dụng BĐTD chúng ta cũng tiến hành nhưng học sinh sẽ nhanh quên, dẫn đến bài ôn tập phần văn cuối năm các em sẽ không có sự liên hệ. Điều đó ảnh hưởng tới quá trình kết nối kiến thức trong hệ thống chương trình. Đặc biệt là khi chúng ta đang thực hiện một chương trình theo trục đồng tâm.
Sử dụng BĐTD trong dạy học ngữ văn không những giúp các em ghi nhớ kiến thức mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng chọn lựa từ ngữ (từ khóa) để chốt vấn đề, kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề, hiểu bản chất vấn đề. Như thế chúng ta đã giúp học sinh tự rèn 4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết mà môn ngữ văn đang hướng tới.
Đặc trưng của bộ môn Ngữ văn là có 3 phân môn. Phân môn Văn bản chủ yếu là đọc - hiểu văn bản văn học. Cảm thụ những cái hay, cái đẹp trong tư tưởng tình cảm cảu người viết bằng chính nhận thức của các em; phân môn Tiếng việt hình thành cho các em kỹ năng sử dụng thành thạo tiếng việt, có những hiểu biêt nhất định về tri thức tiếng việt, từ đó các em biết yêu quý tiếng việt, có ý thức giữ gìn bảo vệ tiếng mẹ đẻ, góp phần hình thành nhân cách cho các em; phân môn Tập làm văn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản. Cả 3 phân môn này học sinh đều có thể sử dụng BĐTD để tự học.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng BĐTD trong học tập giáo viên cần hướng dẫn các em các thao tác tiến hành như sau:
Bước 1. Vẽ trung tâm: Trung tâm bản đồ là nội dung chính cần thể hiện. Tuy nhiên chúng ta cần dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện cho ý tưởng trung tâm thay vì chỉ có một dòng chữ. Vì một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ và nó giúp người vẽ sử dụng trí tưởng tượng của mình và tập trung hơn vào điểm quan trọng, đặc biệt nó làm bộ não phấn chấn hơn. Ngoài ra nên dùng màu sắc để vẽ.
Bước 2. Tạo các nhánh của bản đồ và nối với trung tâm: Từ trung tâm chúng ta tỏa ra các nhánh chính (nhánh cấp 1), là những ý lớn của nội dung. Từ mỗi nội dung lại tỏa ra các nhánh cấp 2, 3…
Lưu ý:
- Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh các nội dung quan trọng.
- Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng.
- Có thể vẽ bằng các hình tượng khác nhau mà vẫn thể hiện được các mối quan hệ, không nhất thiết theo các đường nối.
Bước 3. Trình bày ý tưởng và nội dung BĐTD đã vẽ.
Trong các giờ học Ngữ văn chúng ta có thể cho học sinh sử dụng BĐTD để:
Chuẩn bị bài mới; Củng cố kiến thức đã học; Ghi nhớ kiến thức để vận dụng; Liên kết kiến thức trong các nội dung tích hợp.
Sau đây là một số hình ảnh BĐTD do học sinh tự vẽ, cách làm này các em rất tự tin trong học tập và ghi nhớ kiến thức chắc, sâu không thụ động, máy móc.
Dùng BĐTD Tổng kết chương trình Ngữ văn THCS
(Giới thiệu chương trình cho HS khối 6, tổng kết ôn luyện tuyển sinh cho HS khối 9)
Để sử dụng BĐTD các thầy cô giáo có thể sử dụng địa chỉ trên goolgle trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional.
BĐTD không phải là tất cả song sử dụng nó để hướng dẫn học sinh chủ động trong học tập sẽ đưa lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải lúc nào, bài học nào cũng sử dụng BĐTD để hướng dẫn học sinh học tập. Cũng như các phương tiện dạy học khác BĐTD cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, vì vậy sử dụng BĐTD cần đúng lúc, đúng cách, phù hợp và đảm bảo truyền tải nội dung bài học. Người dạy và người học cần có sự linh hoạt và lựa chọn hợp lý trong quá trình vận dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng bản đồ tư duy - dạy học sinh cách tự học trong môn ngữ văn thcs.doc