Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 A/.MỞ ĐẦU 2 I/. Lí do chọn đề tài 2 II/. Đối tượng nghiên cứu 2 III/. Phạm vi nghiên cứu 2 IV/. Phương pháp nghiên cứu 2 V/. Hiệu quả áp dụng 3 VI. Phạm vi áp dụng 3 B/.NỘI DUNG 3 I/. Cơ sở lí luận của đề tài 3 II/. Cơ sở thực tiễn 5 III/. Nội dung của đề tài .5 1/. Các bước tiến hành soạn giáo án điện tử 6 2/. Vận dụng một số bài dạy Sinh học lớp 7 7 3/. Một số giải pháp cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử 14 IV/. Kết quả vấn đề nghiên cứu .14 C/.KẾT LUẬN 15 1/. Bài học kinh nghiệm 15 2/. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 16 3/. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 16 D/TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 E/.MỤC LỤC 18 F/.PHIẾU ĐIỂM 19 G/.Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 20

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3978 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS. Họ và tên: ĐẶNG NGUYỄN HUỲNH NHƯ Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn. 1. Lí do chọn đề tài: - Giúp học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, nhằm giảm bớt khối lượng lớn công việc của người giáo viên và nâng cao dần chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh. 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng: Học sinh lớp 7A1, 7A3, 7A5 Trường THCS Thị Trấn. - Một số phương pháp khi sử dụng phầm mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS. - Phương pháp: + Nghiên cứu tài liệu. + Quan sát. + Điều tra. + Thực nghiệm sư phạm. + Phân tích kết quả bằng thống kê toán học. 3. Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Dạy theo hướng tích cực sáng tạo của học sinh. 4. Hiệu quả áp dụng: - Khi thực hiện giải pháp này làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Học sinh thích tìm hiểu thế giới sinh vật trong tự nhiên. - Kết quả kiểm tra của toàn khối 7 đạt điểm trung bình trở lên: 90%. 5. Phạm vi áp dụng: - Áp dụng trong giảng dạy môn Sinh học 6, 7, 8, 9 ở Trường THCS Thị Trấn và áp dụng ở các trường THCS trong Huyện, Tỉnh. Thị Trấn, ngày 5 tháng 4 năm 2011. Người thực hiện ĐẶNG NGUYỄN HUỲNH NHƯ A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, máy vi tính ngày càng thu nhỏ gọn nhưng mạnh hơn, các phần mềm ngày một có nhiều chức năng hơn và dễ sử dụng hơn. Sự phát triển nhanh của ngành khoa học kĩ thuật và xu hướng cá thể hóa học tập do có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, làm cho quan hệ giữa dạy – học, giữa thầy và trò có nhiều thay đổi. Vai trò của người thầy chuyển dần sang người hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức, dạy học sinh cách tự học và học suốt đời. - Bộ môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đặc trưng nhận thức của bộ môn Sinh học là thí nghiệm trực quan gắn liền với những khái niệm trừu tượng. Để học sinh nhận thức tốt các kiến thức về sinh học, giáo viên cần phải dùng các phương tiện trực quan như: Mô hình, tranh ảnh, thí nghiệm… để cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy vi tính, nhất là các phần mềm ứng dụng: Microsoft Office Powerpoint 2003, Microsoft Office Front Page 2003… giúp người giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh quan sát đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống của các sinh vật, mô tả được các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật, động vật và con người một cách sinh động dễ hiểu và hấp dẫn. Người giáo viên có thể tự thiết kế các phần mềm theo ý tưởng riêng mình giúp học sinh chủ động hiểu biết được kiến thức sinh học. Với mong muốn áp dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học sinh học, giúp học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, nhằm giảm bớt khối lượng lớn công việc của người giáo viên và nâng cao dần chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Từ những lí do trên nên tôi quyết định chọn giải pháp khoa học với đề tài: “SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TIN HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS” II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nhóm giáo viên bộ môn sinh và học sinh lớp 7 Trường trung học cơ sở Thị Trấn Châu Thành. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Vận dụng các phần mềm nói trên vào chương trình Sinh học THCS. - Cách thức soạn, sử dụng giáo án điện tử của giáo viên trong tổ Sinh trường THCS Thị Trấn Châu thành. - Việc học tập và kết quả đạt được của học sinh lớp 7A1, 7A3, 7A5 trường THCS Thị Trấn Châu Thành. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thu thập các tài liệu có liên quan đến giáo trình Powerpoint, nhờ đó định hướng được nội dung và phạm vi mức độ nghiên cứu của đề tài, qua đó biết được các bước thiết kế soạn giáo án điện tử. - Quan sát: Qua quan sát thu thập những sự kiện trong quá trình dạy học, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tránh được những sai lầm, lên kế hoạch cụ thể, nâng cao được hiệu quả dạy học. - Điều tra: Qua dự giờ của các bạn đồng nghiệp và thực nghiệm của bản thân ở các bài dạy trên lớp, thu thập được các số liệu cụ thể và tình hình chất lượng học tập của học sinh, hiệu quả dạy học của giáo viên về việc sử dụng giáo án điện tử. - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức một số tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử và không sử dụng giáo án điện tử, để so sánh chất lượng, hiệu quả giảng dạy của từng phương pháp dạy học. - Phân tích kết quả bằng thống kê toán học: Thu thập phân tích số liệu và rút ra kết luận từ những số liệu thống kê như điểm số của học sinh. V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG. - Khi thực hiện giải pháp này làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Học sinh thích tìm hiểu thế giới sinh vật trong tự nhiên. - Kết quả kiểm tra của toàn khối 7 đạt điểm trung bình trở lên: 90%. VI. PHẠM VI ÁP DỤNG. - Bước đầu làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong tổ Sinh trường THCS Thị Trấn Châu Thành. - Có thể áp dụng rộng rãi cho các giáo viên khác trong trường và giáo viên Sinh khối THCS trong Huyện Châu Thành. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã xác định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng trên được pháp chế hóa trong luật giáo dục điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. - Để góp phần thực hiện đúng tinh thần chủ đạo của nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). Môn Sinh học cũng như các môn học khác ở trường trung học cơ sở, tiến hành từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. - Hình ảnh, tranh vẽ là những thiết bị quan trọng dạy học sinh học, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ các tranh, ảnh, từ đó học sinh có thể mô tả được hình dạng cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của cơ thể sinh vật. Powerpoint giúp người giáo viên thiết kế được những tranh, ảnh đẹp sử dụng được nhiều lần mà không cũ hay phai màu, có thể thay đổi kích thước dễ dàng và có thể lấy ra sử dụng hoặc cất giấu tranh ảnh chỉ bằng động tác nhấp chuột. Điều này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tranh ảnh vẽ trên giấy. Mặc khác Powerpoint cho phép liên kết với các File hình ảnh khác để dùng minh họa cho bài giảng. - Microsoft Office Powerpoint liên kết tốt với hầu hết các tập tin dạng phim video có thể chạy được trong Windows Media Player như MPEG (*.mpg), Move (*.mov), Quicktime (*.avi)… cũng như các chương trình tự hoạt động (.exe) của Flash… giúp trình diễn các minh họa càng phong phú, đa dạng hơn. Ta có thể trình chiếu những đoạn phim về hoạt động sống của thế giới động vật như cách bơi của cá voi, cách bay của chim, cách chăng tơ của nhện, các kiểu săn mồi của các động vật ăn thịt… mà học sinh không có điều kiện thực hiện quan sát thực tế. - Một trong những biện pháp giúp học sinh học tốt nhất, nhớ lâu nhất là mô hình kiến thức trừu tượng, phức tạp, khó diễn tả bằng lời qua quan sát các sơ đồ, tranh, ảnh mà trong đó mô hình động có hiệu quả cao hơn hết. Mô hình động giúp người giáo viên biểu tượng hóa những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mô phỏng các hoạt động sinh lí diễn ra trong cơ thể sinh vật như: Sự vận chuyển máu trong hệ mạch… gây hứng thú cho học sinh khi quan sát và tăng hiệu suất truyền tin. Áp dụng cách truyền đạt phi ngôn ngữ này càng làm tăng khả năng tư duy của học sinh. Điều này sẽ không thực hiện được nếu như không có sự hỗ trợ của các phần mềm tin học ứng dụng. - Khi cần nhấn mạnh một ý trọng tâm nào đó hay muốn kéo sự chú ý tập trung của học sinh, ta có thể sử dụng hiệu ứng âm thanh. Powerpoint cung cấp một số hiệu ứng âm thanh về các loại tiếng động hoặc ta có thể chèn một đoạn nhạc nền dạy học hoặc thu giọng nói của giáo viên vào Powepoint để thuyết minh cho bài học. - Gán các hiệu ứng chuyển động: Đây là tiện ích quan trọng nhất của Powerpoint giúp người giáo viên thiết kế các mô hình dạy học rất sinh động. Với việc gán các hiệu ứng chuyển động (Entrance: xuất hiện đối tượng; Emphasis: nhấn mạnh đối tượng; Exit: biến mất đối tượng: Motion paths: vẽ các quỹ đạo chuyển động bất kì) một cách khéo léo và phù hợp, ta có thể nhấn mạnh ý trọng tâm bài học, thiết kế các mô hình động dạy học, các hoạt hình vui về sinh học, các sơ đồ,… làm cho tiết học thêm phần sinh động, hấp dẫn, tiện lợi và ít tốn thời gian thuyết trình. - Trong quá trình thiết kế bài giảng giáo viên có thể sử dụng các phần mềm bài tập trắc nghiệm như: Violet, Hotpotatoes… tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp giao diện với các phần mềm trên máy vi tính, khi giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. Nếu câu trả lời của học sinh được chọn đúng, có bình điểm, khen thưởng, chúc mừng. Nếu câu trả lời của học sinh chọn sai, có nhắc nhở động viên. Từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh và cố gắng phấn đấu trong học tập. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng của việc sử dụng giáo án điện tử - Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học 2006-2007 “Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt – học tốt; khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và ứng dụng cộng nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học”. Thời gian gần đây, một số trường trung học phổ thông và trung học cơ sở đã sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế giáo án điện tử, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Người giáo viên có thể tự thiết kế các phần mềm theo ý tưởng riêng mình giúp học sinh chủ động hiểu biết được kiến thức sinh học, phát huy được tính tích cực của học sinh, kết quả là chất lượng học tập của học sinh được tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên qua tham khảo và dự giờ của một số giáo viên, còn những hạn chế như: Trong một slide có quá nhiều thông tin làm rối mắt, màu nền quá sáng làm chói mắt, thông tin không được tin giản, dùng rất nhiều kiểu chữ in hoa rất khó đọc, tạo nhiều kĩ xảo hiệu ứng,… Từ những thực trạng của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử ở trường trung học, tôi thiết nghĩ đó là những bài học kinh nghiệm rất quý giá để tôi viết đề tài này. 2. Sự cần thiết phải tăng cường sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học - Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) nhận định “Phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Tuy rằng trong trường trung học cơ sở đã thấy xuất hiện nhiều tiết dạy tốt của giáo viên theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng chủ yếu là trong các đợt thao giảng, thi dạy giỏi. Tình trạng khá phổ biến vẫn là dạy học theo phương pháp dùng lời (giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa bằng tranh), hậu quả là học sinh chưa biết tự học theo hướng tích cực chủ động. - Những nguyên nhân thường được nêu ra là: + Học sinh vẫn quen lối học thụ động, gây khó khăn cho việc áp dụng lối dạy học hoạt động tích cực. + Phương tiện thiết bị ở các trường còn quá nghèo, không thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới. + Nhiều giáo viên còn lúng túng khi thiết kế, diễn trình giáo án điện tử hoặc do chưa cập nhật kịp thời những kiến thức cơ bản về tin học. III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Giáo án điện tử: - Giáo án điện tử là một bài giảng được thiết kế và giảng dạy bằng phương tiện điện tử – vi tính. - Giáo án điện tử là sự phối hợp một cách chặt chẽ, hợp lí và khoa học giữa giáo án viết tay với các thiết bị dạy học hiện đại (vi tính). 1. Các bước tiến hành soạn giáo án điện tử: Bước chuẩn bị: - Xác định loại bài dạy, mục tiêu của bài dạy. - Chuẩn bị ý tưởng – vật liệu - Các phần mềm cần phối hợp để soạn giáo án. Bước soạn giáo án - Khởi động chương trình powerpoint bằng lệnh: Start -> Programs -> Microsoft Office -> Powerpoint 2003, hoặc nhắp đúp vào biểu tượng Powerpoint trên màn hình Desktop. - Tạo slide mới Nhấp New Slide hoặc Crtl + N Tạo màu nền cho slide: click chuột phải vào nền trong slide -> Background -> click vào màu muốn chọn -> OK. Tạo hiệu ứng cho trang slide trình bày – slide transition (Trong hộp thoại Slide Transition, ta chọn các thông số hiệu ứng động phù hợp). - Tạo nội dung trong slide trình bày. ? Tạo văn bản cho slide trình bày Bước 1: Mở tập tin soạn thảo: Khi mở một tập tin mới ta có màn hình dưới đây, màn hình soạn thảo gồm có hai khung. Khung 1: Click to add title: Dùng để soạn các tiêu đề. Khung 2: Click to add subtitle: Dùng để thiết kế nội dung các bài giảng. Bước 2: Nhấp chọn khung cần soạn. Bước 3: Chọn font chữ: Thực hiện lệnh Format -> Font, chọn kiểu chữ VNI – Times hoặc các kiểu VNI khác và Size (cỡ chữ) phù hợp. ? Chèn hình ảnh. Để chọn một hình ảnh minh họa vào slide ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Thực hiện lệnh: Insert -> picture -> From File Bước 2: Chọn hình ảnh từ thư mục để Insert vào Slide. ? Chèn đoạn phim, chèn âm thanh. Bước 1: Chọn slide cần chèn hình ảnh động, vào MENU Insert -> Movies And Sound -> Movie From File. Bước 2: Trong thư mục phim video ta chọn đoạn phim cần chèn và nhấn OK. Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại “How do you want the movie to start in the slide show” (Bạn muốn đoạn phim sẽ bắt đầu lúc nào khi slide trình diễn ?), Chọn Automatically (tự động bắt đầu khi trình diễn), When Clicked (bắt đầu khi nhấp chuột). Ta nên chọn When Clicked để khi trình diễn được chủ động hơn. ? Chèn âm thanh: Cách làm tương tự như khi chèn hình ảnh động, phim. Bước 1: Thực hiện lệnh Insert -> Movies and Sounds -> Sound From File. Bước 2: Trong hộp thoại Custom Animation, ta nhấp chọn Add Effect, có thể chọn 1 trong 4 dạng hiệu ứng: Entrance, Emphasis, Exit, Motion Paths, chọn một hiệu ứng tuỳ thích và nhấn OK. - Tạo nhiều slide liên tiếp cho đến khi hết nội dung bài. - Liên kết đối tượng trong powerpoint 2003 (nếu có) Khi trình diễn các slide, để có tính chuyên nghiệp một tí ta phải tạo các nút điều khiển để liên kết các slide lại với nhau hoặc liên kết với các file giáo án điện tử. Để thực hiện được các liên kết này ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Nhấn chọn Slide cần tạo liên kết, gọi lệnh Slide Show -> và chọn kiểu nút liên kết hoặc đối tượng cần liên kết. Bước 2: Nhấn nút, đối tượng cần liên kết bằng cách nhấp phải chuột, chọn Hyperlink. Bước 3: Tạo liên kết. Hộp thoại Action Setting xuất hiện, chọn Hyperlink to (liên kết đến), ta có thể chọn liên kết các slide tuỳ ý, ví dụ ta chọn Next Slide ( tạo liên kết đến slide tiếp theo) và nhấn OK. Chạy thử, canh thử thời gian. Rút kinh nghiệm để hoàn thiện giáo án. 2/. Vận dụng một số bài dạy sinh học lớp 7 được thiết kế bằng giáo án điện tử: Bài 25 Tiết 26 NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Học sinh biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện, một số tập tính của nhện. - Biết được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích. c. Thái độ: - Có ý thức vệ sinh cơ thể, bảo vệ các loài nhện có ích, hạn chế, tiêu diệt động vật gây hại, bảo vệ sự đa dạng của hình nhện trong tự nhiên. - Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường. 2. Trọng tâm - Cấu tạo ngoài của nhện. 3. Chuẩn bị: - GV: Đoạn phim quá trình chăng lưới, bắt mồi của nhện. Tranh vẽ cấu tạo ngoài nhện, cái ghẻ, ve bò, nhện sa mạc, nhện mặt cười. Bảng phụ bảng 1/82 SGK, bảng 2/85 SGK. - HS: Kiến thức cũ cần ôn: cấu tạo tôm sông. 4. Tiến trình: Thiết kế giáo án và phương pháp Slide minh họa Slide 1: HS chào các thầy cô đến dự giờ thăm lớp (nếu có) và GV thực hiện việc ổn định tổ chức lớp. + Chèn khung hình: Vào Insert -> picture -> From File. Chọn hình ảnh từ thư mục để Insert vào Slide. + Tạo Text Box tên trường: kiểu chữ VNI-Revue. + Tên tập thể lớp: Dùng wordart với kiểu chữ Times New Roman + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition:Wheel Clockwise, 8 Spokes; Speed: Slow. Slide 2: Giới thiệu bài mới: + Tạo các Text Box tên bài dạy, tiêu đề của nội dung bài học với kiểu chữ Times New Roman, hiệu ứng: Entrance/Fly In. + Chèn hình nhện Insert -> picture -> From File. Chọn hình ảnh từ thư mục đề Insert vào Slide, với hiệu ứng: Fly In. + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Cheekerboard Across; Speed: Medium. + Tạo một Text Box ghi câu hỏi về sự phân chia cơ thể nhện: Hiệu ứng Entrance/Atrips. - GV giới thiệu bài mới, hướng dẫn HS quan sát tranh hình nhện và đặt câu hỏi về sự phân chia cơ thể nhện. - HS trả lời câu hỏi. GV xác định giới hạn ba phần cơ thể nhện. Slide 3: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể nhện. + Tạo một table, cột chức năng, trong mỗi ô của bảng tạo một Text Box. Khi trình diện, cho bảng hiện ra và cứ mỗi lần nhấn phím -> thì một Text Box hiện ra (dùng hiệu ứng Expand trong Entrance) sẽ điền vào các ô trống của bảng. + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Cover left up. - GV treo bảng phụ bảng 1/82 lên bảng, yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 1/82 SGK. - Sau khi các nhóm thảo luận báo cáo kết quả của nhóm, GV nhấn phím trình bày hoàn chỉnh đáp án. Slide 4: Trình bày kiến thức về đặc điểm cấu tạo của nhện. + Thực hiện hai Text Box với hai nội dung phần đầu ngực và phần bụng. Tạo hiệu ứng chữ: Entrance/ Color Typewriter. - GV yêu cầu HS dựa vào bài tập vừa thực hiện của bảng 82/SGK trả lời câu hỏi: Đặc điểm cấu tạo các phần cơ thể nhện? - HS trả lời. - GV nhấn phím xuất hiện nội dung bài học (HS ghi bài). 1. Đặc điểm cấu tạo: a/ Phần đầu, ngực - Đôi kìm có tuyến độc: Bắt mồi, tự vệ. - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: Cảm giác về xúc giác, khứu giác. - Bốn đôi chân bò: Di chuyển, chăng lưới. b/ Phần bụng: - Đôi khe thở: Hô hấp - Một lỗ sinh dục: Sinh sản - Các núm tuyến tơ: Sinh ra tơ nhện. Slide 5: Tìm hiểu tập tính của nhện. + Chèn hình quá trình chăng lưới của nhện. Vào Insert -> picture -> From File. Chọn hình ảnh từ thư mục để Insert vào Slide, với hiệu ứng: Entrance/Box. + Tạo một Text Box với nội dung yêu cầu HS thực hiện bài tập trắc nghiệm. Hiệu ứng Entrance/ Strips. - GV giới thiệu tranh quá trình chăng lưới của nhện, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2/83 SGK thực hiện bài tập trắc nghiệm SGK/83. Slide 6: Tìm hiểu tập tính của nhện. + Chèn đoạn phim về quá trình chăng lưới, bắt mồi của nhện: Vào MENU Insert -> Movies And Sound -> Movie From File, nhấp chuột vào File cần chèn, chọn When Clicked để khi trình diễn được chủ động hơn. + Slide Transition: Cheekerboard Across; Speed: Medium. - Sau khi học sinh xem xong đoạn phim, GV yêu cầu HS nhận xét kết quả thực hiện bài tập trắc nghiệm của HS đã thực hiện. Slide 7: Trình bày kiến thức về tập tính của nhện. + Thực hiện hai Text Box với hai nội dung tập tính chăng lưới, bắt mồi của nhện. Tạo hiệu ứng chữ: Entrance/ Color Typewriter. + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Cover left up. - GV yêu cầu HS dựa vào bài tập trắc nghiệm vừa thực hiện 83/SGK trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình chăng lưới, bắt mồi của nhện? - HS trả lời. -GV nhấn phím xuất hiện nội dung bài học (HS ghi bài). 2. Tập tính a/ Chăng lưới - Chăng tơ khung - Chăng dây tơ phóng xạ - Chăng các sợi tơ vòng - Chờ mồi. b/ Bắt mồi - Nhện ngoạm chặt mồi chích nọc độc. - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. - Trói chặt mồi treo vào lưới để một thời gian. - Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. Slide 8: Giới thiệu một số đại diện của lớp hình nhện. + Lần lượt chèn các hình bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, hiệu ứng: Fly In. + Tạo các Text Box ghi tên các đại diện với kiểu chữ Times New Roman, hiệu ứng: Entrance/Box; speed: Medium. + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Cover left up. - GV yêu cầu HS quan sát tranh các đại diện của lớp hình nhện, nghiên cứu thông tin dưới các hình vẽ 84/SGK ghi nhớ kiến thức. Slide 9: Trình bày kiến thức về sự đa dạng của lớp hình nhện. + Copy Slide 4 và paste thành Slide 9, thay đổi nội dung và tạo các Bullets and Numbering. 1. Một số đại diện - Bọ cạp sống nơi khô ráo kín đáo, hoạt động về đêm. - Cái ghẻ sống ở da người. - Ve bò bám trên ngọn cây cỏ, khi có gia súc đi qua chuyển sang bám vào lông rồi chui vào da hút máu. * Lớp hình nhện đa dạng - Số lượng loài nhiều - Sống được ở nhiều môi trường khác nhau, tập tính phong phú. Slide 10: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. +Tạo một table, cột nơi sống, hình thức sống, ảnh hưởng đến con người, trong mỗi ô của bảng tạo một Text Box. Khi trình diện, cho bảng hiện ra và cứ mỗi lần nhấn phím -> thì một Text Box hiện ra (dùng hiệu ứng Expand trong Entrance) sẽ điền vào các ô trống của bảng. + SlideTransition: Cover left up: Speed: Medium. - GV treo bảng phụ bảng 2/85 lên bảng, yêu cầu HS thảo luận thực hiện bảng 2/85 SGK, sau khi các HS ghi kết quả vào bảng, GV nhấn phím trình bày hoàn chỉnh đáp án đúng. 2. Ý nghĩa thực tiễn. Slide 11: Trình bày kiến thức về sự đa dạng của lớp hình nhện. + Copy Slide 4 và paste thành Slide 11, thay đổi nội dung và tạo các Bullets and Numbering. - GV hỏi: Biết được lợi ích, tác hại của các động vật lớp hình nhện mỗi học sinh cần phải làm gì? - HS: có ý thức vệ sinh cơ thể hàng ngày tránh bị cái ghẻ kí sinh. 2. Ý nghĩa thực tiễn: + Đa số các loại nhện có ích. - Nhện ăn sâu hại cây trồng. - Nọc độc của bọ cạp làm thuốc chữa bệnh. + Một số nhện gây hại: - Nhện đỏ hại bông - Ve mạt hút máu người, truyền bệnh nguy hiểm cho người như bệnh viêm não. - Cái ghẻ đào hang trên da gây ngứa, khó chịu. Slide 11: Câu hỏi, bài tập củng cố. + Vào AutoShapes chọn Stars and Baanners vẽ 3 nút ghi tên bài tập 1,2,3. + Bài tập 1: Thực hiện liên kết Slide. Chọn nút bài tập 1 (đối tượng cần liên kết) bằng cách nhấp phải chuột, chọn Hyperlink, liên kết với File đã ứng dụng phần mềm câu hỏi trắc nghiệm Hotpotatoes, Jquiz (chọn câu đúng). + Bài tập 2: Thực hiện tương tự như bài tập 1 câu hỏi trắc nghiệm Hotpotatoes, Jmatch (ghép đối) + Bài tập 3: Liên kết với câu hỏi tự luận. - HS: Lên thực hiện bài tập 1,2 (HS giao diện trực tiếp với máy vi tính khi thực hiện bài tập). Slide 12: Hướng dẫn học sinh tự học. + tạo một Text Box ghi nội dung hướng dẫn HS học ở nhà, với kiểu chữ Times New Roman hiệu ứng Entrance/Box; speed: Medium. + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Cheekerboard Across; Speed: Medium. - GV nhấn mạnh phím xuất hiện nội dung hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Về nhà: - Học bài, trả lời 3 câu hỏi SGK/85 -Vẽ hình cấu tạo ngoài của nhện vào tập học. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu hoạt động sống, cấu tạo, di chuyển của châu chấu. - Ôn lại kiến thức cấu tạo tôm sông. Slide 13: GV nhận xét lớp. + Chèn hình: (Cách thực hiện tương tự như Slide 8, tạo một Text Box ghi nội dung “Xin cám ơn thầy cô đã đến dự giờ” với kiểu chữ: Times New Roman + Tạo hiệu ứng cho trang slide: SlideTransition: Wheel Clockwise, 8 Spokes; Speed: Slow. - GV nhận xét lớp học về thái độ học tập, chuẩn bị bài của học sinh. Chào thầy cô đến dự giờ (nếu có) Câu hỏi, bài tập củng cố: Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng 1. Vai trò của tơ nhện trong đời sống của nhện là: ? ? ? ? A. Chăng lưới, bắt mồi B. Xây tổ C. Kết kén bọc trứng D. Cả ba câu trên đều đúng 2. Loài động vật kí sinh trên da người là: ? ? ? ? A. Bọ cạp B. Cái ghẻ C. Ve bò D. Nhện Bài tập 2: Ghép các câu cột A tương ứng với các câu cột B. Em hãy ghép các câu cột bên phải cho phù hợp với các câu cột bên trái. Ở giữa l một lỗ sinh dục Đôi kìm có tuyến độc Phía trước l đôi khe thở Bốn đôi chân bò Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) Di chuyển và chăng lưới Hô hấp Bắt mồi và tự vệ Cảm giác về khứu giác và xúc giác Sinh sản Câu hỏi: Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể nhện với giáp xác? Vai trò của mỗi phần cơ thể? 3. Một số giải pháp cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử: - Hình ảnh: Nên sử dụng hình ảnh minh họa vừa đủ và liên quan đến bài học. Theo qui luật hướng đích của trí nhớ muốn ghi nhớ tốt cần tập trung sự chú ý vào một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, tránh sử dụng quá nhiều hình ảnh minh họa không phù hợp làm loãng nội dung bài học. - Nền: Nên tạo một màu nền hoặc hai màu nền trong suốt buổi trình diễn, người xem sẽ nhìn vào đối tượng thường xuyên hơn là vào màu nền, tránh tạo quá nhiều màu nền, màu nền màu sắc loè loẹt làm mất đi sự tập trung vào bài học. - Hiệu ứng: Nên sử dụng hiệu ứng phù hợp với nội dung bài học, nếu tạo quá nhiều hiệu ứng làm cho học sinh thiếu tập trung vào nội dung chính. - Font chữ: Nên chọn hai font chữ khác nhau: font chữ cho tiêu đề và font chữ cho phần nội dung bài học hoặc các kiểu chữ đơn giản, dễ đọc. Dùng font chữ tương tự nhau trong suốt buổi trình diễn. Có thể sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoặc tô màu đỏ… nếu cần nhấn mạnh ý nào đó. Nếu dùng nhiều font chữ, ánh mắt của học sinh sẽ chậm lại trên những font chữ cầu kì. + Nội dung: Nên trình bày tinh giản hóa nội dung và biểu tượng hóa nội dung, chỉ nên đưa ra một ý tưởng lớn cho một slide để học sinh dễ tập trung vào nội dung trong slide. + Trang slide: Nên tạo một slide hoàn chỉnh với tất cả hiệu ứng, các slide có thành phần hay nội dung tương tự ta chỉ cần copy slide đó và thay đổi nội dung, làm như vậy sẽ tốn ít thời gian khi thiết kế. Tránh thiết kế quá nhiều hiệu ứng nhiều màu sắc cho trang slide. + Vị trí: Giáo viên nên đứng ở phía trái của phòng học, nghĩa là bên trái điểm quan sát của học sinh vì mắt sẽ bị phân tán nếu nhìn giáo viên từ phía trái, rồi liếc nhẹ sang phải để đọc nội dung minh họa. Giáo viên không nên đứng phía bên phải của học sinh hoặc đứng ở giữa vì lúc đó phải làm việc gấp đôi khi phải thường xuyên xê dịch, di chuyển. Hơn nữa khi di chuyển như thế sẽ che tầm nhìn của học sinh ngồi ở những bàn đầu. IV. KẾT QUẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Khi áp dụng đề tài: “Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học sinh học lớp 7 ở trường THCS”. Trong năm học 2010-2011 tôi đã soạn giảng bài dạy được thiết kế bằng giáo án điện tử. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh có tiến bộ như sau: - Bảng thống kê chất lượng học sinh đạt điểm trung bình trở lên của lớp 7A1, 7A3, 7A5 ở từng thời điểm: Đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I. Lớp TSHS Đầu năm Giữa HKI Cuối HKI TS % TS % TS % 7A1 36 30 83.3 31 86.1 32 88.9 7A3 41 37 90.2 38 92.7 39 95.1 7A5 40 32 80 33 82.5 37 92.5 C. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Giải pháp “Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học lớp 7 ở trường THCS” mang lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy và học tập: - Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và nhiệm vụ năm học 2010-2011 về đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục hiện nay. Giáo án điện tử giúp cho giáo viên và học sinh vẫn duy trì được hiệu quả của những tiết dạy cuối buổi khi cả thầy và trò lúc ấy cảm thấy mệt mỏi, sự tập trung bị giảm sút… - Giáo án điện tử dễ sửa chữa nên càng lúc càng hoàn hảo. - Khi soạn giáo án điện tử, kiến thức và sự đầu tư suy nghĩ của người thầy tăng lên rõ rệt. - Giáo án điện tử có thể thiết kế dưới dạng wed hoặc dạng phần mềm để giúp học sinh tự học, giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng đồng nghiệp. - Áp dụng được phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính tích cực, khả năng tự học của học sinh. - Trong một tiết học có thể sử dụng được nhiều hình thức truyền đạt: Biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, phim. - Không tốn thời gian viết bảng nhiều nên giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh giải quyết làm tăng tính chủ động học tập của học sinh. - Thoát khỏi hình thức dạy học truyền thống, học sinh ghi bài chủ động và có nhiều thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra. - Dễ dàng hình dung các vấn đề trừu tượng, hứng thú và nhớ lâu hơn cho học sinh. - Giáo án điện tử được lưu trong đĩa CD hoặc trong USB nên rất gọn nhẹ và tiện sử dụng.- Giáo viên và học sinh tiếp cận với thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, nâng cao dần chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh. - Tạo nên một tác phong lao động mới của người giáo viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. II. HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI - Sau khi nghiên cứu đề tài này, đạt được kết quả tốt xin thông qua tổ chuyên môn của trường, trình hội đồng khoa học trường, hội đồng khoa học của Phòng giáo dục Huyện Châu thành, nếu được chấp thuận tôi xin được triển khai đề tài nghiên cứu của bản thân đến các bạn đồng nghiệp để cùng nhau thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong trường THCS. III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI - Hướng nghiên cứu tiếp theo trong những năm tới tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi đề tài: “Sử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn sinh học ở trường THCS” nhưng ở mức độ cao hơn, phối hợp các phần mềm Powerpoint, visual basic, flash, 3D max để thiết kế các phần mềm đẹp và có tính chuyên nghiệp hơn. - Việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng mang lại nhiều bổ ích cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên đề tài chắc hẳn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để tôi thực hiện tốt những đề tài sau. Thị trấn, ngày 5 tháng 4 năm 2011 Người thực hiện ĐẶNG NGUYỄN HUỲNH NHƯ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS: PGS - TS Trần Kiều. 2. Lý luận dạy học: PGS – TS Đinh Quang Báo 3. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế giáo án điện tử: Tiến sĩ – Trịnh Văn Biều. 4. Thiết kế trình diễn bằng Microsoft PowerPoint 2003 : Kỹ sư tin học – Đậu Quang Tuấn. 5. Hoàn thiện công việc văn phòng với bằng Microsoft PowerPoint 2003: Nguyễn Minh Đức MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 A/.MỞ ĐẦU 2 I/. Lí do chọn đề tài 2 II/. Đối tượng nghiên cứu 2 III/. Phạm vi nghiên cứu 2 IV/. Phương pháp nghiên cứu 2 V/. Hiệu quả áp dụng 3 VI. Phạm vi áp dụng 3 B/.NỘI DUNG 3 I/. Cơ sở lí luận của đề tài 3 II/. Cơ sở thực tiễn 5 III/. Nội dung của đề tài…………………………………………………………...5 1/. Các bước tiến hành soạn giáo án điện tử 6 2/. Vận dụng một số bài dạy Sinh học lớp 7 7 3/. Một số giải pháp cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử............14 IV/. Kết quả vấn đề nghiên cứu .............................................................................14 C/.KẾT LUẬN 15 1/. Bài học kinh nghiệm 15 2/. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 16 3/. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 16 D/TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 E/.MỤC LỤC 18 F/.PHIẾU ĐIỂM 19 G/.Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 20 PHIẾU ĐIỂM Tiêu chuẩn Nhận xét Điểm Tiêu chuẩn 1 (tối đa 25 điểm): Tiêu chuẩn 2 (tối đa 50 điểm): Tiêu chuẩn 3 (tối đa 25 điểm): Tổng cộng: điểm Xếp loại: Thị Trấn, ngày 5 tháng 4 năm 2011 Họ tên giám khảo 1: chữ ký: Họ tên giám khảo 2: chữ ký: Họ tên giám khảo 3: chữ ký: Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC I/.CẤP TRƯỜNG: 1/.Nhận xét: 2/.Xếp loại: Chủ tịch hội đồng khoa học II/.CẤP HUYỆN(Phòng GD&ĐT): 1/.Nhận xét: 2/.Xếp loại: Chủ tịch hội đồng khoa học III/.CẤP NGÀNH (Sở GD&ĐT): 1/.Nhận xét: 2/.Xếp loại: Chủ tịch hội đồng khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng các phần mềm tin học để nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS.doc
Luận văn liên quan