Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết kế quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết cá bài toán tổng thể cần đến thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Thấy rõ tầm quan trọng đó, Bộ TN&MT ra chỉ thị đẩy nhanh công tác đo đạc, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong phạm cả nước. Do có sự chuyển đổi khá lớn giữa các loại đất trong thời gian 5 năm nên đến thời kỳ kiểm kê đất đai các đơn vị hành chính phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới thay thế cho bản đồ cũ đã được lập trước đó, nhằm nâng cao độ chính xác của việc cập nhật các yếu tố liên quan đến đất đai. Cứ vào mỗi năm thì bản đồ hiện trạng sẽ được chỉnh lý sao cho phù hợp với hiện trạng thực tế thông qua việc thống kê đất đai hàng năm. Chính vì vậy việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ở các cấp lãnh thổ hành chính là nhiệm vụ cấp thiết để thay thế cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Hiện nay, người ta đã ứng dụng công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử để đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, do đó chất lượng bản đồ được đảm bảo. Nhưng trước đây thì một số cấp đơn vị hành chính đã sử dụng phương pháp thủ công để đo vẽ và thành lập bản đồ do đó độ chính xác không cao nên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết trong giai đoạn này. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

doc76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện các bản vẽ kỷ thuật trong nhiều ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ. Nhờ có nhiều tính năng hữu dụng mà việc ứng dụng phần mềm Autocad trong việc biên tập bản đồ ngày càng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành trắc địa: Microstation, Famis và Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ: 06/01/2010 – 09/05/2010. 3.3 Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình biến động đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Lộc Thủy. - Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất như: Microstation, Famis, Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy. - Đánh giá ưu và nhược điểm trong quá trình ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành Quản lý đất để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập tài liệu thứ cấp: Các điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp đã có trên khu đo bản đồ nền, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu đo, các văn bản pháp lý, văn bản pháp lý có liên quan. - Khảo sát thực địa nhằm xác định ranh giới khu đo, dự kiến thiết kế đồ hình lưới. - Đo bằng máy toàn đạc điện tử và GPS. 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu - Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá độ chính xác để thành lập lưới không chế. 3.4.3. Phương pháp bản đồ - Sử dụng bản đồ có sẳn để xây dựng khu đo, dự kiến thiết kế đồ hình lưới cho khu đo. - Sử dụng phần mềm Mapinfo, Microstation va Famis để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Lộc Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên: 775.77 ha, là một xã trung tâm của huyện Lệ Thuỷ- tỉnh Quảng Bình cách thị trấn Kiến Giang 2 km về phía Tây Nam. - Phía Bắc giáp xã Hồng Thuỷ. - Phía Nam giáp xã An Thủy - Phía Tây giáp xã An Thủy - Phía Đông giáp xã Phong Thủy. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Lộc Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía Tây bắc. Phần lớn các khu vực tiếp giáp với các xã xung quanh là các con sông. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu: Lộc Thuỷ nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s, làm cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có gió mùa phía Tây - Nam (gió Lào). Lộc Thuỷ có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1750 giờ; nhiệt độ trung bình năm là 24,6oc; lượng mưa trung bình cả năm là 2159 mm ; số ngày mưa trung bình trong năm trên địa bàn là 148 ngày. Tần suất những trận mưa lớn trên 300mm trong 24 giờ có nhiều vào tháng 10,11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10,11 là 366 - 596 mm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, tháng 3 Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%), ngay những tháng khô hạn nhất của mùa hè có gió Tây - Nam, độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%. Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 9 - 10, trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng ven biển gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. * Thuỷ văn: Lộc Thuỷ có sông Kiến Giang chảy qua với chiều dài khoảng 4 km và có các con hói chảy bao quanh các khu vực canh tác và các khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân cư. Nhờ có hồ An Mã ở đầu nguồn và đập giữ nước Mỹ Trung nên chủ động được nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn xã nước sinh hoạt của nhân dân được sử dụng từ giếng đào và giếng khoan cũng đảm bảo vệ sinh. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân cư, lao động - Theo số liệu của UBND xã thì dân số xã Lộc Thuỷ năm 2005 là 4978 người; đến năm 2009 là 5111 người, trong đó nữ 2411 người chiếm 46,11%. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2005 là 1,32% đến năm 2009 là 1,01%. Mật độ dân số năm 2005 là 649 người/km2, đến năm 2009 là 683 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 3167 người chiếm 63,20% dân số toàn xã. Trong đó: + Lao động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) năm 2009 là 2679 người. + Lao động thương nghiệp dịch vụ năm 2009 là 650 người. + Lao động là cán bộ 96 người. - Toàn xã năm 2009 có tổng số hộ là 1183 hộ; Trong đó hộ nông nghiệp có 743 hộ, hộ thương nghiệp- dịch vụ 242 và hộ khác . 4.1.2.2. Kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế - Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của xã Lộc Thuỷ đã có bước phát triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng giá trị công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 8,65%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 49,1%; Công nghiệp- TTCN chiếm 22,3% và Dịch vụ chiếm 28,6%.ngành kinh b. Thực trạng phát triển của các tế *. Khu vực kinh tế nông nghiệp - Nông nghiệp + Tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) năm 2009 là 4.737 tấn, tăng so với kế hoạch 207 tấn, tăng so với năm 2005 là 431 tấn. + Tổng đàn gia súc: Trong đó tổng đàn trâu năm 2009 có 196 con, tổng số đàn bò năm 2009 là 50 con, tổng số đàn lợn năm 2009 là 4700 con. Trong đó lợn nái có 81 con, đàn thỏ 650 con. Tổng đàn gia cầm năm 2009 là 95.600 con. - Thuỷ sản + Thực hiện chủ trương mô hình lúa cá toàn xã đã thả được 300.000 con. *. Khu vực kinh tế công nghiệp-TTCN - Ngành công nghiệp - TTCN của xã Lộc Thuỷ trong những năm đã qua có những bước phát triển đáng kể. TNhiều ngành nghề mới phát triển, dịch vụ cơ khí nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ điện tử phát triển mạnh; mức độ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất chế biến đều tăng. *. Khu vực kinh tế dịch vụ - Phát triển đa dạng, thị trường giá cả bình ổn. cơ sở kinh doanh cá thể và nhiều điểm sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. Trên địa bàn xã có Chợ Hôm đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân trong xã. 4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông Trên địa bàn xã Lộc Thuỷ có đường giao thông liên xã, liên thôn và đường từ các ngõ xóm đã được đổ dải nhựa và đổ bê tông. Đặc biệt năm 2005 huyện Lệ Thuỷ đã khánh thành đường lưu niệm về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ TT Kiến Giang về Lộc thuỷ mặt đường rộng 7m, đường từ thôn ra đồng và đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá. b. Thuỷ lợi Trong những năm trở lại đây hệ thống thuỷ lợi của xã Lộc Thuỷ đã được chú trọng đầu tư. Trong 5 năm qua bằng các nguồn vốn đã xây dựng hoàn thành được nhiều tuyến kênh bê tông, hệ thống các trạm bơm đã đảm bảo được tiêu úng và chống hạn đến 80%. Do 2 HTX quản lý. c. Giáo dục và đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có bước phát triển mới, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục đã được các ngành quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Hiện tại trên địa bàn của xã có 5 điểm trường mẫu giáo ở các xóm; có 2 trường tiểu học; trung học cơ sở 1. Hệ thống trường, lớp đã phát triển đều ở các cấp học. Ngành học cả về quy mô trường lớp và học sinh, coi trọng chất lượng đại trà, đồng thời duy trì tốt chất lượng mũi nhọn. Đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và chất lượng, phong trào dạy tốt và học tốt được tổ chức thực hiện với nhiều loại hình đào tạo, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phong trào xây dựng trường điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn Quốc gia được triển khai thực hiện tốt. Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, trường, lớp, trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư song vẫn còn thiếu. d. Y tế Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội trong những năm gần đây trên địa bàn có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn xã có 1 trạm y tế có 4 giường bệnh được đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.Trạm y tế xã với 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 hộ sinh, gần 99% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng các loại vácxin phòng bệnh, đã tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, tàn tật, cô đơn và các đối tượng chính sách. Việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. e. Văn hoá Quảng Bình nói chung và Lệ Thuỷ nói riêng là khu vực chuyển tiếp nền văn hoá giữa các miền Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mở ra tiềm năng cho sự phát triển các loại hình văn hoá, du lịch như : Làn điệu hò khoan giàu chất dân gian. Lộc Thuỷ có di tích lịch sử được Bộ Văn Hoá công nhận đó là : Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chùa An Xá. 4.1.2.5. Nhận xét chung về phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua xã Lộc Thuỷ đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển kinh tế. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ có tỷ trọng tăng dần. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được tập trung đầu tư đúng hướng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, kênh mương thuỷ lợi, từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Đời sống của người dân đã được cải thiện, song sự phân hoá giàu nghèo vẫn đang còn, trình độ dân trí chưa đồng đều. Tuy vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa thoát ra khỏi thế độc canh, tỷ suất hàng hoá thấp và chưa ổn định. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đang còn chậm. Phát huy nội lực của địa phương còn yếu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư, hỗ trợ của cấp trên đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn. 4.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất Theo kết quả thống kê cuối năm 2009, hiện trạng sử dụng quỹ đất của xã Lộc Thuỷ như sau: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 775,77 ha chiếm, trong đó: - Đất nông nghiệp : 561,30 ha, chiếm 72,35% - Đất phi nông nghiệp : 185,62 ha, chiếm 23,93% - Đất chưa sử dụng : 28,85 ha, chiếm 3,72% Như vậy diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích là 746,92 ha, chiếm 96,26% tổng diện tích tự nhiên. Số liệu diện tích hiện trạng sử dụng đất của xã được mô phỏng qua biểu đồ và bảng sau đây: Bảng 02: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Lộc Thủy cuối năm 2009 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 561,30 72,35 Đất phi nông nghiệp 185,62 23,93 Đất chưa sử dụng 28,85 3,72 (Nguồn: Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010) Hình 4: Biểu đồ về cơ cấu diện tích của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 4.2.1. Đất nông nghiệp Năm 2009 tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 561,30 ha chiếm 72,35% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 1098m2. Quỹ đất nông nghiệp được sử dụng như sau : Đất sản xuất nông nghiệp : 559,45 ha chiếm 99,67% Đất nuôi trồng thuỷ sản : 1,85 ha chiếm 0,33% Đất nông nghiệp khác : 0,0 ha chiếm 0% Bảng 03: Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích theo mục đích sử dụng đất Tổng số Đất khu dân cư nông thôn (1) (2) (3) (4) (5) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 561,30 24,95 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 559,45 23,10 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 559,45 23,10 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 536,21 - 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 22,94 23,10 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,82 - 1.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 1,82 - (Nguồn : Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê diện tích đất nông nghiệp đến ngày 01/01/2010) 4.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp Năm 2009 đất sản xuất nông nghiệp có 559,45 ha chiếm 99,67% diện tích đất nông nghiệp, 72,12% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm 559,45 ha chiếm 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa có 536,51 ha chiếm 95,9% diện tích đất trồng cây hàng năm, phân bố trên đất phù sa, có địa hình thấp bằng. Hàng năm diện tích gieo trồng lúa đạt 536,51 ha, năng suất lúa ngày càng tăng, năm 2009 đạt 42,7 tạ/ha. Diện tích lúa cao sản đang được chú trọng phát triển. Đất trồng cây hàng năm khác có 22,94 ha chiếm 0.04% diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây làm thức ăn gia súc và đất vườn tạp trồng cây hàng năm. Trong những năm qua xã đã chú trọng đầu tư xây dựng củng cố hệ thống thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên đất 1 vụ còn khá lớn. 4.2.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản Năm 2009 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 1,85 ha. Nhưng do thực hiện tốt mô hình lúa cá nên diện tích nuôi cá nước ngọt có tăng. 4.2.2. Đất phi nông nghiệp Bảng 04: Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích theo mục đích sử dụng đất Tổng số Đất khu dân cư nông thôn (1) (2) (3) (4) (5) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 185.62 49.33 2.1 Đất ở OTC 24.14 24.14 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 24.14 24.14 2.2 Đất chuyên dùng CDG 79.62 25.19 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.18 - 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.97 - 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0.97 - 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 78.47 24.04 2.2.4.1 Đất giao thông DGT 35.28 - 2.2.4.1.1 Đất giao thông không kinh doanh GT0 35.28 - 2.2.4.2 Đất thủy lợi DTL 40.84 - 2.2.4.2.1 Đất thủy lợi không kinh doanh TL0 40.84 - 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0.55 - 2.2.4.4.1 Đất cơ sở văn hóa không kinh doanh VH0 0.55 - 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 0.06 - 2.2.4.5.1 Đất cơ sở y tế không kinh doanh YT0 0.06 - 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1.94 - 2.2.4.6.1 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo không kinh doanh GD0 1.94 - 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 3.30 - 2.2.4.7.1 Đất cơ sở thể dục - thể thao không kinh doanh TT0 3.30 - 2.2.4.8 Đất chợ DCH 0.13 - 2.2.4.8.1 Đất chợ được giao không thu tiền CH0 0.13 - 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TIN 0.35 - 2.3.2 Đất tín ngưỡng TIN 0.35 - 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11.2 - 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 70.66 - (Nguồn : Xã Lộc Thủy báo cáo thống kê diện tích đất phi nông nghiệp đến ngày 01/10/2010) Cuối năm 2009 đất phi nông nghiệp toàn xã có 185,62 ha chiếm 23,93% diện tích tự nhiên, bao gồm : 4.2.2.1. Đất ở tại nông thôn: Có diện tích 24,14 ha chiếm 13% diện tích đất phi nông nghiệp, nằm dọc theo các tuyến đường chính, ở các thôn xóm. Diện tích đất ở của mỗi hộ khoảng 204 m2. Nhiều công trình công cộng và nhà ở của nhân dân được xây dựng khang trang kiên cố. 4.2.2.2. Đất chuyên dùng: Có 79,62 ha chiếm 42,89% diện tích đất phi nông nghiệp; 10,26% diện tích tự nhiên bao gồm : - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,18 ha chiếm 0,23% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm đất trụ sở của UBND xã, trụ sở các thôn. - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 0,97 ha chiếm 1,2% diện tích đất chuyên dùng. - Đất có mục đích công cộng có 78,47 ha chiếm 98,56% diện tích đất chuyên dùng, trong đó : + Đất giao thông : Có 35,28 ha chiếm 44,96% diện tích đất công cộng, gồm đường liên xã, đường liên thôn, đường xóm và giao thông nội đồng. Hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh. + Đất thủy lợi : Toàn xã có diện tích 40,84 ha chiếm 52,04% diện tích đất công cộng, gồm các hệ thống kênh mương tưới tiêu và hệ thống đê kè. Chương trình kiên cố hóa kênh mương đang được tiến hành trong những năm vừa qua. + Đất cơ sở y tế có 0,06 ha chiếm 0,07% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 1,94 ha chiếm 2,47% diện tích đất có mục đích công cộng. Gồm có : * Khối mẫu giáo có 2 điểm trường ở các thôn, xóm. * Khối tiểu học có 2 trường. * Khối trung học cơ sở có 1 trường. Nhìn chung các trường lớp ở xã tương đối đủ diện tích cho học sinh các khối. + Đất tín ngưỡng có 0,35 ha chiếm 0,45% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng. 4.2.2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Diện tích là 11,20 ha chiếm 6,03% diện tích đất phi nông nghiệp. Thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (22,15%), thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình (55,82%) 4.2.2.4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Năm 2009 có 70,66 ha chiếm 38,06% diện tích đất phi nông nghiệp. 4.2.3. Đất chưa sử dụng Có diện tích 28,85 ha chiếm 3,72% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng là chủ yếu. 4.3 Sử dụng nguồn tài liệu bản đồ địa chính để thành lập bản đồ hiện trạng Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho xã Lộc Thủy được tiến hành theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính nên được thực hiện theo quy trình dưới đây: Bước 1. Xây dựng thiết kế kỷ thuật – dự toán công trình: - Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu. - Xây dựng thiết kế - dự toán công trình Bước 2. Công tác chuẩn bị: - Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. - Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở. - Lập kế hoạch chi tiết. - Vạch tuyến khảo sát thực địa. Bước 3. Công việc ngoại nghiệp: - Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản đồ nền. - Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên trên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Bước 4. Biên tập tổng hợp: - Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra; bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa. - Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền. - Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ. - Biên tập, trình bày bản đồ. Bước 5. Hoàn thiện và in bản đồ: - Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ. - In bản đồ. - Viết thuyết minh thành lập bản đồ. Bước 6. Kiểm tra, nghiệm thu. - Kiểm tra, nghiệm thu. - Đóng gói và giao nộp sản phẩm. 4.3.1 Xử lý bản đồ địa chính 4.3.1.1. Trường hợp 1 Nếu trường hợp đã có bản đồ tổng hay bản đồ gốc thì ta sử dụng bản đồ này để biên tập bản đồ hiện trạng. Hình 5: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy 4.3.1.2. Trường hợp 2 Nếu trường hợp chỉ có các mảnh bản đồ thì ta phải làm các bước như sau: - Trộn các file mảnh bản đồ địa chính thành bản đồ tổng: + Mở một file bản đồ địa chính: Ví dụ DC12. Hình 6 : Tờ bản đồ địa chính thửa số 12 xã Lộc Thủy + Vào file chọn Close thì xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager, tiếp tục vào file chọn Merge, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Merge file. + Trong hộp thoại File to Merge, bấn Select để chọn các file cần trộn (file cho dữ liệu). + Trong hộp thoại Merge Into chọn file chứa kết quả trộn (file nhận dữ liệu). + Chọn Merge để kết thúc quá trình trộn file. - Kết quả quá trình trộn file cho ra được bản đồ tổng địa chính của xã Lộc Thủy, thể hiện qua hình dưới đây: Hình 7: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy đã được trộn lại - Sau khi đã có bản đồ tổng địa chính nhưng trên bản đồ đang còn khung và một số thông tin của các tờ bản đồ địa chính DCn, do đó ta phải sử dụng công cụ lựa chọn theo thuộc tính để xóa đi. Công việc đó được tiến hành như sau: + Trên thanh công cụ chính Main chọn Element Selection , sau đó kích chuột trái vào đối tượng cần xóa để lựa chọn đối tượng đó. Hình 8: Các đối tượng đã được chọn + Để biết thông tin của đối tượng đó nằm ở level nào thì từ thanh Menu chọn Tools/Primary xuất hiện thanh Primary Tools, sau đó kích chuột vào Alanyze Element khi đã chọn đối tượng. + Khi đó sẽ xuất hiện bảng Element Information For SHAPE nên ta có thể biết được thông tin của đối tượng. + Khi đã biết đối tượng đó nằm ở level nào thì tiến hành xóa đối tượng bằng việc sử dụng lệnh Select By Attributes: - Từ thanh Menu chọn Edit/Select By Attributes xuất hiện bảng Select By Attributes - Trên bảng Select By Attributes ta chọn các level chứa đối tượng và kiểu Type của đối tượng, sau đó kích chuột Execute rồi ấn vào phím Del trên bàn phím để xóa đối tượng. + Khi kích chuột Execute thì tất cả các đối tượng sẽ được chọn thông qua hình vẽ dưới đây: Hình 9: Tất cả các đối tượng đã được chọn + Kết thúc quá trình xóa đối tượng ta thu được kết quả thông qua hình vẽ dưới đây. Hình 10: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy sau khi xóa các đối tượng 4.3.2 Khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên trên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. - Để thể hiện một cách chính xác hiện trạng các loại đất năm 2010 thì phải căn cứ vào bản đồ hiện trạng của xã năm 2009, đồng thời kết hợp với quá trình điều tra khảo sát thực địa để tiến hành khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền đúng với hiện trạng thực tế. Hình 11: Bản đồ hiện trạng toàn xã Lộc Thủy năm 2009 (file bản đồ địa chính dạng số) - Sử dụng các nhóm lệnh Linear Element(Vẽ đối tượng đường) và nhóm công cụ Polygons(Vẽ vùng) để khoanh vẽ bổ sung các yếu tố hiện trạng lên bản đồ nền đúng với thực tế. + Bằng việc sử dụng bản đồ địa chính kết hợp với số liệu thu thập được để điều tra thực tế và khoanh vùng sự biến động hiện trạng sử đất trong năm 2010 Hình 12: Các yếu tố hiện trạng chưa được thay đổi + Ta tiến hành khoanh vẽ, bổ sung một số yếu tố hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền Hình 13: Các yếu tố hiện trạng đã được khoanh vẽ, bổ sung + Qua điều tra thực tế ta thấy một số biến động đất đai chỉ thay đổi về mục đích sử dụng đất mà không thay đổi diện tích, do đó ta tiến hành thay đổi chúng để phù hợp với hiện trạng thực tế. Ví dụ: Thay đổi mã loại đất bằng trồng cây hàng năm (BHK) bằng mã loại đất đất ở nông thôn (ONT) Hình 14: Các yếu tố hiện trạng trước chỉnh lý + Sau khi chỉnh lý biến động đất bằng trồng cây hàng năm bằng đất ở nông thôn ta thu được kết quả thông qua hình vẽ dưới đây: Hình 15: Các yếu tố hiện trạng đã được chỉnh lý - Sử dụng các ký hiệu dạng sell có sẳn trong file bản đồ địa chính để thể hiện các yếu tố địa vật lên trên bản đồ nền. Ví dụ: Để thể hiện yếu tố đền thờ, đình miếu, chùa chiền thì phải tiến hành như sau: + Từ thanh Menu chọn Element/Cell xuất hiện Cell Library. + Từ thanh của Cell Library chọn File/Attach xuất hiện Attach Cell Library chọn kyhieudc.cel, sau đó nhấn OK. + Trên thanh công cụ chính Main chọn công cụ Place Active Point: - Ở Point Type : chọn cell - Ở cell : ghi ký hiệu của cell (ví dụ: ký hiệu đền miếu là QA2DM) + Sau đó kích chuột trái lên vùng đất cần ký hiệu Hình 16: Ký hiệu địa chính được thể hiện lên thửa đất 4.3.3. Chuyển file bản đồ tổng địa chính sang file bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 4.3.3.1. Tạo file mới bản đồ hiện trạng - Khởi động Microstation xuất hiện hộp thoại Microstation Manager. - Chọn File/New xuất hiện hộp thoại Create Desing File. - Chọn đường dẫn lưu tên file là ổ đĩa F, đánh tên file là bandotong.dgn. - Chọn Seed File: Kích chuột vào Select chọn vn2d.dgn. - Bấm vào OK để hoàn thành công việc. 4.3.3.2. Chuyển bandotong.dgn trong file bản đồ địa chính sang bandotong.dgn của file bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Mở một file bản đồ bất kỳ. - Vào file chọn Close thì xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager, tiếp tục vào file chọn Merge, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Merge file. - Trong hộp thoại File to Merge, bấn Select để chọn các file cần trộn (file cho dữ liệu): chọn file bandotong1.dgn. - Trong hộp thoại Merge Into chọn file chứa kết quả trộn (file nhận dữ liệu): chọn file bandotong1’.dgn. - Chọn Merge để kết thúc quá trình trộn file. - Kết quả thu được thông qua hình dưới đây Hình 17: bản đồ tổng trên file bản đồ hiện trạng 4.3.4. Kiểm tra xử lý về phân lớp đối tượng Dùng chức năng Analyze Element trong thanh công cụ Primary tools hoặc thông qua biểu tượng được chuyển qua tại lớp nào trong MicroStation. Công cụ sẽ cho ta biết thông tin về Level đang chứa đối tượng, màu, cỡ chữ, kiểu chữ… giúp cho ta dễ dàng sử dụng công cụ chọn đối tượng theo thuộc tính. Để phân lớp các đối tượng đúng với quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường thì phải căn cứ vào bảng phân lớp sau: Bảng 05: Phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tên đối tượng Level Kiểu đối tượng Màu Ranh giới Địa giới hành chính xã xác định 4 LineStyle 0 Địa giới hành chính xã chưa xác định 4 LineStyle 0 Ranh giới khoanh đất hiện trạng 5 LineStyle 0 Ranh giới khu dân cư … hiện trạng 7 LineStyle 0 Trung tâm hành chính UBND xã hiện trạng 8 Cell 0 Trung tâm cụm xã, thị tứ hiện trạng 8 Cell 0 Đối tượng kinh tế - văn hoá - xã hội Sân bay hiện trạng 9 Cell 0 Đài, trạm khí tượng thuỷ văn hiện trạng 9 Cell 0 Đình, chùa, miếu, đền... hiện trạng 9 Cell 0 Nhà thờ hiện trạng 9 Cell 0 Tượng đài, bia tưởng niệm hiện trạng 9 Cell 0 Chòi, tháp cao hiện trạng 9 Cell 0 Nhà máy có ống khói hiện trạng 9 Cell 0 Trạm biến thế hiện trạng 9 Cell 0 ( Nguồn: Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất số 22/2007/QĐ-BTNMT) - Khi chuyển sang file bản đồ hiện trạng thì bảng màu sẽ khác so với bảng màu của file bản đồ địa chính. Hình 18: Bảng màu BĐHT Hình 19: Bảng màu BĐĐC 4.3.5 Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy năm 2010 4.3.5.1. Đổ màu cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Đối với những đối tượng đã là vùng sẵn rồi thì ta sử dụng công cụ Element Selection để chọn, rồi bấm vào Analyze Element trên thanh Primary Tools, xuất hiện hộp thoại Element Information For SHAPE. + Ở Fill: chọn mã màu theo quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Ví dụ : mã màu của LUC là màu số 5 + Bấm phím Ctrl+B, xuất hiện bảng View Attributes. Sau đó đánh dấu vào Fill rồi chọn Apply để thể hiện màu của vùng đất. Hình 20: Vùng đất trồng lúa nước(LUC) đã được đổ màu + Để đổ màu cho vùng đất trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì phải dựa vào bảng mã màu do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường quy định. Bảng 06: Một số mã màu hiện trạng sử dụng đất Ma_Mau Ma_Dat Ten_Dat 5 LUC Đất chuyên trồng lúa nước 6 LUK Đất trồng lúa nước còn lại 7 LUN Đất trồng lúa nương 9 COT Đất trồng cỏ 10 CON Đất cỏ tự nhiên có cải tạo 12 BHK Đất bằng trồng cây hàng năm khác 13 NHK Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 15 LNC Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 16 LNQ Đất trồng cây ăn quả lâu năm 17 LNK Đất trồng cây lâu năm khác 20 RSN Đất có rừng tự nhiên sản xuất 21 RST Đất có rừng trồng sản xuất 22 RSK Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất ( Nguồn: Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất số 22/2007/QĐ-BTNMT) - Hoặc ta có thể sử dụng công cụ Change To Active Fill Type của bộ công cụ Change Attributes để đổ màu cho các vùng đất. Khi kích chuột vào công cụ Change To Active Fill Type xuất hiện hộp thoại Change Element to Active Fill Type. + Trong Fill Type : Chọn Opaque + Trong Fill Color : Chọn mã màu theo quy định của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường( Ví dụ : mã màu của LUC là số 5) + Sau đó kích chuột vào đối tượng thì đối tượng sẽ được đổ màu. Hình 21: Vùng đất trồng lúa nước(LUC) đã được đổ màu - Đối với những đối tượng chưa là tạo thành vùng ta sử dụng công cụ Creat complex Shape để tạo vùng cho đối tượng .Khi kích chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ chính Main thì xuất hiện hộp thoại Creat Complex Shape. Trong hộp thoại này ta chọn như sau: + Trong Method: Chọn Automatic. + Trong Area: Chọn Solid + Trong Fill type: Chọn Opaque, + Trong Fill Color: chọn màu đúng theo quy phạm của vùng đất - Chọn công cụ và thiết đặt tùy chọn xong, bấm vào từng cạnh của đối tượng để đổ màu. Ví dụ: Để đổ màu cho vùng đất ONT thì cũng tiến hành như trên, trong Fill Color ta chọn mã màu 41. Khi thực hiện xong ta thu được kết quả sau đây. Hình 22: Vùng đất ở nông thôn(ONT) đã được đổ màu - Kết quả thu được sau khi thực hiện xong quá trình đổ màu cho các vùng đất thông qua hình vẽ dưới đây: Hình 23: Các vùng đất được đổ màu - Đây là công đoạn mất nhiều thời gian bởi vì việc đổ màu được tiến hành một cách thủ công mà không có phần mềm hổ trợ đổ màu tự động. - Dưới đây là bản đồ nền đã được đổ màu hoàn chỉnh. Hình 24: Bản đồ nền được đổ màu hoàn chỉnh 4.3.5.2. Biên tập đối tượng dạng Text trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Sử dụng công cụ Place Text để gán nhãn cho các đối tượng trên bản đồ. Khi kích chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ chính Main thì xuất hiện 2 hộp thoại: Text Editor và Place Text. Trong hộp thoại Place Text ta điền các thông tin như sau: + Trong Method: Chọn By Origin. + Trong Height, Width: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được lập ở tỷ lệ 1/10000 nên ta lựa chọn Hieght: 1.000, Width: 1.000. + Font: chọn font chữ là 184. + Active Angle: chọn 0.0000 - Sau khi điền xong các nội dung trong hộp thoại Place Text thì ta tiến hành ghi nội dung Text trong hộp Text Editor. Nhưng trước khi ghi nội dung thì phải lưu ý chọn bảng mã TCVN3, và bộ Fonts tiếng việt. Ví dụ: Để gán nhãn cho đất nghĩa trang nghĩa địa thì ta ghi NTD trong hộp Text Editor, sau đó nhấn Apply. Khi đó nhãn của loại đất sẽ được thể hiện lên trên vùng đất. Hình 25: Đất nghĩa trang nghĩa địa được gán nhãn (NTD) 4.3.5.3. Tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho xã Lộc Thủy. Từ Menu chọn Utilities\ MDL Applications xuất hiện hộp thoại MDL tiếp tục chọn Browse… Màn hình sẽ xuất hiện thêm 1 hộp thoại mới đó là Select MDL Application tìm đường dẫn đến file frameht.ma (trong thư mục chứa Famis) rồi OK. Khi đó màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại Tạo bản đồ HTSDĐ, sau đó ta điền các thông tin vào hộp thoại bao gồm các mục sau: - Các tùy chọn: + Khung: chọn xã + Tỷ lệ: 1/5000 - Các tiêu đề: Điền các thông tin về địa điểm và nguồn tài liệu làm bản đồ. + Tên xã: Xã Lộc Thủy + Tên huyện: Huyện Lệ Thủy + Tên tỉnh: Tỉnh Quảng Bình + Nguồn tài liệu: Bản đồ địa chính (BĐĐC). + Đơn vị xây dựng: Sinh viên thực hiện. - Tọa độ góc khung: Thì ta có thể ghi trực tiếp lên hộp thoại hoặc sử dụng Fence - Biểu đồ diện tích (ha): Dựa vào bảng thống kê ở mục 4.2 để điền thông tin vào hộp thoại. + Đất nông nghiệp: 561.30 ha + Đất phi nông nghiệp: 185.62 ha + Đất chưa sử dụng: 28.85 ha + Chọn màu viền: Màu số 5 + Diện tích vẽ nhãn: 30.00000 + Diện tích vùng bỏ: 0.00000 - Vẽ khung sử dụng Fence Hình 26: Dùng Fence để lấy tọa độ góc khung tự động - Sau khi điền đầy đủ thông tin vào hộp thoại Tạo bản đồ HTSDĐ ta kích chuột vào Vẽ khung thì công việc tạo khung bản đồ được hoàn chỉnh và thu được kết quả dưới đây: Hình 27: Bản đồ nền đã được tạo khung - Chú dẫn: Sử dụng công cụ tạo vùng hình chữ nhật, đổ màu tương ứng với màu của các đối tượng trên bản đồ. Mặt khác sử dung công cụ Place Text để ghi chú thông tin tương ứng và gán nhãn cho phù hợp. Một số ký hiệu về sông ngòi hoặc đền miếu, trường học, trạm y tế... thì phải sử dụng cell có sẵn ở trong các tệp *.cell. Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng LineString, các đường có thể là Polyline, LineString, LineStyle, Chain hoặc Complex Chain. Điểm đầu đến điểm cuối của một đối tượng đường phải là một nét liền không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại. Những đối tượng dạng vùng (Polygon) của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu ký hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là shape hoặc complex shape. Hình 28: Tệp xã.cell Ta cũng phải tiến hành phân lớp các đối tượng trong phần chú dẫn(căn cứ trong bảng 04). Khi hoàn thành xong phần chú dẫn ta thu được kết quả như sau: Hình 29: Bảng chú dẫn các yếu tố hiện trạng - Kim chỉ bắc nam: Thì ta có thể sử dụng file phuluc.dgn trong quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng xã dưới dạng file tham khảo hoặc có thể copy từ các file bản đồ cùng đơn vị hành chính. Hình 30: Kim chỉ hướng bắc nam - Sơ đồ vị trí: Ta copy từ sơ đồ của bản đồ hành chính cấp huyện sang hoặc có thể sử dụng dưới dạng file tham khảo để copy từ một file bản đồ hiện trạng cấp xã khác trong một đơn vị hành chính cấp huyện. Hình 31: Sơ đồ vị trí xã Lộc Thủy trong huyện Lệ Thủy Hình 31: Vị trí xã Lộc Thủy trong huyện Lệ Thủy 4.3.5.4. Sản phẩm cuối cùng thu được dưới dạng file bản đồ số của bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy năm 2010. Hình 32: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy năm 2010 4.3.5.5. In bản đồ Ÿ Hiển thị tất cả các level chứa đối tượng cần in ra màn hình. Ÿ Kiểm tra chế độ hiển thị màn hình bằng cách hiển thị các Level trong công cụ View Attributes bằng cách bấm phím Ctrl+B. Đánh dấu vào các đối tượng ô vuông để chọn chức năng. Ÿ Dùng chức năng Fence để tạo Fence cho vùng bản đồ cần in. Chọn thuộc tính của Fence là Inside để làm việc với vùng bên trong của Fence.. Ÿ Từ thanh công cụ Menu của MicroStation chọn File rồi chọn tiếp IPLOT để làm việc với bảng hộp thoại IPLOT- Main. - Chọn máy in trong ô Printer chọn trình điều khiển máy in. - Chọn cỡ giấy khi in tùy theo người sử dụng có thể từ A4-A0 trong ô Paper Size. Sản phẩm cuối cùng sau khi in trên giấy A3: 4.4. Đánh gíá quá trình thực hiện đề tài tại xã Lộc Thủy. 4.4.1. Khó khăn - Năm 2005 huyện Lệ Thuỷ đã khánh thành đường lưu niệm về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ TT Kiến Giang về Lộc thuỷ mặt đường rộng 7m, do đó đến năm 2010 hai bên mặt đường có rất nhiều biến động giữa các loại đất, đặc biệt là sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nên công đoạn chỉnh lý gặp nhiều khó khăn. - Bên cạnh đó thì một số yếu tố nội dung hiện trạng không được thể hiện rõ trên bản đồ hiện trạng xã Lộc Thủy năm 2009 nên công tác khảo sát thực địa mất nhiều thời gian. - Một số vùng của xã Lộc Thủy có vị trí không thuận lợi cho công tác đo vẽ thực nên cũng không ít ảnh hưởng đến công tác thành lập bản đồ. 4.4.2. Thuận lợi - Được sử giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, chú bác trong Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Lệ Thủy và cán bộ địa chính xã Lộc Thủy đã giúp cho em có nhiều thuận lợi trong công tác thành lập bản đồ của xã Lộc Thủy: + Được cung cấp đầy đủ các thông tin khái quát của xã Lộc Thủy + Được cung cấp các tài liệu về bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch và một số các tài liệu liên quan khác. + Được hướng dẫn trong công tác khoanh vẽ bổ sung và trong công tác thành lập bản đồ + Được hổ trợ về các quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng mới nhất. + Bên cạnh đó xã Lộc Thủy có diện tích không lớn và có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa chính xã Lộc Thủy nên công tác khảo sát thực địa và khoanh vẽ bổ sung gặp ít khó khăn hơn. + Ngoài ra phần mềm Microstation được ứng dụng tương đối phổ biến nên trong tác thành lập bản đồ cũng được các chú giúp đỡ. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tại thực địa cùng với thời gian làm nội nghiệp thì em có một số kết luận như sau: - Vào năm 2007 xã Lộc Thủy được tiến hành đo vẽ bổ sung bằng máy toàn điện tử để chỉnh lý cho bản đồ địa chính năm 2003. Bản đồ địa chính năm 2007 được thành lập bằng hệ thống phần mềm MicroStation, Famis và Modul đo vẽ bản đồ SDR nên kết quả được lưu trữ dưới dạng số có độ tin cậy và tính pháp lý cao. Do đó việc sử dụng tài liệu bản đồ địa chính để xây dựng bản đồ hiện trạng trong đề tài này đã đảm bảo độ chính và đúng với quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường quy định. - Trong quá trình điều tra, khoanh vẽ thực địa thì chủ yếu sử dụng máy móc để làm do đó số liệu thu được không bị chệnh nhiều so với bản đồ góc địa chính, mặt khác rút ngắn thời gian làm việc. - Trong quá trình biên tập bản đồ việc sử dụng phần mềm có vai trò rất quan trọng. Với những chức năng đa dạng, giao diện bằng tiếng Việt và khả năng xử lý nhanh các công đoạn hoàn thiện bản đồ, nó đảm bảo độ chính xác cao đến từng milimet theo tỷ lệ bản đồ .Qua đó đã cho ta thấy được tính ưu việt của nó trong công tác biên tập và in ấn. - Ứng dụng công nghệ đo đạc hiện đại và các phần mềm chuyên ngành cho việc biên tập thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã một phần nào cho thấy được khả năng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các sản phẩm bản đồ mà độ chính xác là mục tiêu cao nhất. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Lộc Thủy được xây dựng đúng vào thời điểm kiểm kê đất đai theo chu kỳ 5 năm do vậy việc thành lập và lưu trữ dưới dạng file bản đồ số sẽ là tài liệu quan trọng cho việc chỉnh lý hiện trạng trong các năm tiếp theo và nó còn được sử dụng để tham khảo cho kỳ quy hoạch giai đoạn 2010-2020. Khi lưu dưới dạng file bản đồ số không những chỉnh lý cập nhật dễ dạng mà ta có thể sử dụng để in cho nhiều tỷ lệ khác nhau. - Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và điện tử thì công tác thành lập bản đồ bằng các phương pháp truyền thống trở nên lạc hậu. Nhu cầu thực tế ngày càng cao, đòi hỏi nghành trắc địa phải có phương pháp mới tạo ra bản đồ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Công nghệ đó là công nghệ bản đồ số. Đề tài: “Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tế cho xã và tài liệu quan trọng trong vấn đề phát triển của kinh tế - xã hội. 5.2. Đề nghị Qua thời gian thực tế tại địa phương và đã hoàn thành xong đề tài thì em có một số kiến nghị như sau: - Về đội ngũ cán bộ địa chính các cấp thì phải được đào tạo, tập huấn về việc chuyên giao công nghệ. Bởi vì việc thành lập bản đồ thì đòi hỏi người tham gia phải có kỷ năng sử dụng thành thạo máy toàn đạc điện tử, trình độ về tin học cao. - Trong xu thế phất triển của công nghệ thông tin để tránh lạc hậu thì nhà nước cụ thể hơn là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường cần phải có các chương trình nghiên cứu nhằm nâng cấp, cải tiến các phần mềm tin học trong việc thành lập bản đồ cũng như quản lý. - Phòng Tài nguyên và Môi trường cần phải đầu tư thêm và nâng cấp một số trang thiết bị về phần cứng, phần mềm quản lý và thành lập bản đồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bài giảng tin học ứng dụng chuyên ngành quản lý đất đai – thầy Phạm Gia Tùng [2] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Ban kèm theo Quyết định số 2035/2007/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường). [3]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Hướng dẫn sử dụng phần mềm tích . hợp đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Hà Nội 2006 [4]. Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. [5]. Bản đồ quy hoạch xã Lộc Thủy giai đoạn 2007- 2015, các tờ bản đồ địa chính xã Lộc Thủy tỷ lệ 1:2000 được đo vẽ năm 2007 và một số tờ bản đồ của các xã liên quan. [6]. Khoa Công Nghệ Thông Tin, Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation, Trường Đại Học Mỏ Địa Chất PHỤ LỤC 4 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH HOẶC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CƠ SỞ Bản đồ địa chính Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu liên quan Điều tra, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu Xác định, khoanh vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất Ranh giới các khoanh đất Ranh giới khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghệ cao, nông trường, lâm trường ... Thu bản đồ địa chính về tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thu bản đồ địa chính về tỷ lệ bản đồ HTSDĐ Tổng hợp các yếu tố nội dung Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất Viết thuyết minh Kiểm tra, nghiệm thu, lưu trữ và giao nộp sản phẩm PHỤ LỤC 5 PHÂN LỚP CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Tên đối tượng Level Kiểu đối tượng Màu Ranh giới Địa giới hành chính xã xác định 4 LineStyle 0 Địa giới hành chính xã chưa xác định 4 LineStyle 0 Ranh giới khoanh đất hiện trạng 5 LineStyle 0 Ranh giới khu dân cư … hiện trạng 7 LineStyle 0 Trung tâm hành chính UBND xã hiện trạng 8 Cell 0 Trung tâm cụm xã, thị tứ Trung tâm cụm xã, thị tứ hiện trạng 8 Cell 0 Đối tượng kinh tế - văn hoá - xã hội Sân bay hiện trạng 9 Cell 0 Đài, trạm khí tượng thuỷ văn hiện trạng 9 Cell 0 Đình, chùa, miếu, đền... hiện trạng 9 Cell 0 Nhà thờ hiện trạng 9 Cell 0 Tượng đài, bia tưởng niệm hiện trạng 9 Cell 0 Chòi, tháp cao hiện trạng 9 Cell 0 Nhà máy có ống khói hiện trạng 9 Cell 0 Trạm biến thế hiện trạng 9 Cell 0 Đài phát thanh, truyền hình hiện trạng 9 Cell 0 Sân vận động hiện trạng 9 Cell 0 Trường học, nhà trẻ hiện trạng 9 Cell 0 Bệnh viện, trạm y tế hiện trạng 9 Cell 0 Bưu điện hiện trạng 9 Cell 0 Chợ hiện trạng 9 Cell 0 Rạp hát, chiếu bóng hiện trạng 9 Cell 0 Tên cơ quan xí nghiệp 9 Text 0 Đường giao thông và đối tượng liên quan Đường sắt hiện trạng 10 LineStyle 0 Vỏ quốc lộ phi tỷ lệ hiện trạng 11 LineStyle 0 Lõi quốc lộ phi tỷ lệ hiện trạng 12 LineStyle 211 Vỏ tỉnh lộ phi tỷ lệ hiện trạng 13 LineStyle 0 Lõi tỉnh lộ phi tỷ lệ hiện trạng 14 LineStyle 254 Đường huyện hiện trạng 15 LineStyle 0 Đường liên xã hiện trạng 16 LineStyle 0 Đường thôn xóm hiện trạng 17 LineStyle 0 Đường mòn hiện trạng 19 LineStyle 0 Các loại cầu hiện trạng 20 LineStyle 0 Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan Đường bờ nước hiện trạng 21 LineStyle 207 Hồ, ao, sông, suối 2 nét hiện trạng 21 LineStyle 207 Sông, suối 1 nét 21 Line 208 Trạm bơm hiện trạng 9 Cell 0 Đê theo tỷ lệ và phi tỷ lệ hiện trạng 22 LineStyle 0 Kênh mương phi tỷ lệ hiện trạng 23 LineStyle 207 Đập hiện trạng 24 LineStyle 0 Cống hiện trạng 25 LineStyle 0 Địa hình Bình độ và độ cao bình độ cái 26 LineStyle,Text 206 Bình độ cơ bản 27 LineStyle 206 Bình độ nửa khoảng cao đều 28 LineStyle 206 Điểm độ cao, ghi chú điểm độ cao 29 Cell, text 0 Ghi chú Tên Thủ đô 35 Text 0 Tên thành phố trực thuộc trung ương 36 Text 0 Tên thành phố trực thuộc tỉnh 37 Text 0 Tên thị xã 37 Text 0 Tên quận, huyện 37 Text 0 Tên xã, phường, thị trấn 38 Text 0 Tên tỉnh lị 36 Text 0 Tên huyện lị 37 Text 0 Tên thôn xóm, ấp, bản 39 Text 0 Ghi chú tên riêng 40 Text 0 Tên biển 41 Text 207 Tên vịnh, eo 42 Text 207 Tên cửa sông 43 Text 207 Tên hồ lớn 44 Text 207 Tên sông lớn (tàu chạy được) 44 Text 207 Tên sông (canô chạy được) 44 Text 207 Tên sông, suối, kênh, mương 44 Text 207 Ghi chú tên đảo 45 Text 0 Ghi chú dải núi,dãy núi 46 Text 0 Ghi chú tên núi, đỉnh núi 46 Text 0 Ghi chú tên rừng 46 Text Text Khung ngoài 61 LineStyle 0 Khung trong 62 LineStyle 207 Lưới kinh vĩ độ và lưới kilômét 63 LineStyle 207 Số lưới kinh vĩ độ và lưới kilômét 63 Text 0 Tên bản đồ 59 Text 0 Tỷ lệ bản đồ 59 Text 0 Tên quốc gia lân cận 58 Text 0 Tên tỉnh lân cận 58 Text 0 Tên huyện lân cận 58 Text 0 Tên xã lân cận 58 Text 0 Nguồn tài liệu sử dụng 57 Text 0 Tài liệu sử dụng 57 Text 0 Đơn vị xây dựng 57 Text 0 Tên đơn vị xây dựng 57 Text 0 Ghi chú trong bản chú dẫn và biểu đồ 56 Text 0 Màu loại đất 30 Fill color Pattern loại đất hiện trạng 31 Pattern cell Mã loại đất hiện trạng 33 Text 0 PHỤ LỤC 6 MÀU LOẠI ĐẤT THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TT Loại đất Mã Thông số màu nền Thông số màu pattern Số màu R G B Số màu R G B 1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5 255 255 100 2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 6 255 255 100 3 Đất trồng lúa nương LUN 7 255 255 100 4 Đất trồng cỏ COT 9 230 230 130 5 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo CON 10 230 230 130 6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 12 255 240 180 7 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 13 255 240 180 8 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 15 255 215 170 9 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 16 255 215 170 10 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 17 255 215 170 11 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 20 180 255 180 12 Đất có rừng trồng sản xuất RST 21 180 255 180 13 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 22 180 255 180 14 Đất trồng rừng sản xuất RSM 23 180 255 180 15 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 25 190 255 30 0 255 255 255 16 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 26 190 255 30 0 255 255 255 17 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK 27 190 255 30 0 255 255 255 18 Đất trồng rừng phòng hộ RPM 28 190 255 30 0 255 255 255 19 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN 30 110 255 100 0 255 255 255 20 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT 31 110 255 100 0 255 255 255 21 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK 32 110 255 100 0 255 255 255 22 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 33 110 255 100 0 255 255 255 23 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn TSL 35 170 255 255 24 Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 36 170 255 255 0 255 255 255 25 Đất làm muối LMU 254 255 255 254 26 Đất nông nghiệp khác NKH 38 255 255 100 27 Đất ở tại nông thôn ONT 41 255 208 255 28 Đất ở tại đô thị ODT 42 255 160 255 29 Đất trụ sở của cơ quan, tổ chức DTS 45 255 170 160 30 Đất công trình sự nghiệp DSN 48 250 170 160 31 Đất quốc phòng QPH 52 255 100 80 32 Đất an ninh ANI 53 255 80 70 33 Đất khu công nghiệp SKK 55 250 170 160 34 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 56 250 170 160 35 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 57 205 170 205 36 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 58 205 170 205 37 Đất giao thông DGT 60 255 170 50 38 Đất thuỷ lợi DTL 63 170 255 255 39 Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông DNT 66 255 170 160 40 Đất cơ sở văn hóa DVH 69 255 170 160 41 Đất cơ sở y tế DYT 72 255 170 160 42 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 75 255 170 160 43 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 78 255 170 160 44 Đất chợ DCH 81 255 170 160 45 Đất có di tích, danh thắng LDT 84 255 170 160 46 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 85 205 170 205 47 Đất tôn giáo TON 87 255 170 160 48 Đất tín ngưỡng TIN 88 255 170 160 49 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 89 210 210 210 50 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 91 160 255 255 51 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92 180 255 255 52 Đất cơ sở của tư nhân không kinh doanh CTN 94 255 170 160 53 Đất làm nhà tạm, lán trại NTT 95 255 170 160 54 Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị DND 96 255 170 160 55 Đất bằng chưa sử dụng BCS 254 255 255 254 0 255 255 255 56 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 254 255 255 254 0 255 255 255 57 Núi đá không có rừng cây NCS 100 230 230 200 58 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản (*) MVT 102 180 255 255 201 0 255 255 59 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn (*) MVR 103 180 255 255 201 0 255 255 60 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác (*) MVK 104 180 255 255 201 0 255 255 Ghi chú: - Màu pattern các loại đất quy hoạch là màu 203 có thông số: R = 255; G = 0; B = 0 - (*) Đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 7 Bảng 02: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Lộc Thủy cuối năm 2009 20 Bảng 03: Diện tích hiện trạng các loại đất nông nghiệp của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 21 Bảng 04: Diện tích hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 22 Bảng 05: Phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 42 Bảng 06: Một số mã màu hiện trạng sử dụng đất 45 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng 8 Hình 2: Màn hình giao diện của Microstation 9 Hình 3: Màn hình giao diện của Mapinfo 11 Hình 4: Biểu đồ về cơ cấu diện tích của xã Lộc Thủy cuối năm 2009 20 Hình 5: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy 27 Hình 6 : Tờ bản đồ địa chính thửa số 12 xã Lộc Thủy 28 Hình 7: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy đã được trộn lại 30 Hình 8: Các đối tượng đã được chọn 31 Hình 9: Tất cả các đối tượng đã được chọn 33 Hình 10: Bản đồ tổng xã Lộc Thủy sau khi xóa các đối tượng 34 Hình 11: Bản đồ hiện trạng toàn xã Lộc Thủy năm 2009 35 Hình 12: Các yếu tố hiện trạng chưa được thay đổi 36 Hình 13: Các yếu tố hiện trạng đã được khoanh vẽ, bổ sung 37 Hình 14: Các yếu tố hiện trạng trước chỉnh lý 37 Hình 15: Các yếu tố hiện trạng đã được chỉnh lý 38 Hình 16: Ký hiệu địa chính được thể hiện lên thửa đất 39 Hình 17: bản đồ tổng trên file bản đồ hiện trạng 42 Hình 18: Bảng màu BĐHT 43 Hình 19: Bảng màu BĐĐC 44 Hình 20: Vùng đất trồng lúa nước(LUC) đã được đổ màu 45 Hình 21: Vùng đất trồng lúa nước(LUC) đã được đổ màu 46 Hình 22: Vùng đất ở nông thôn(ONT) đã được đổ màu 47 Hình 23: Các vùng đất được đổ màu 47 Hình 24: Bản đồ nền được đổ màu hoàn chỉnh 48 Hình 25: Đất nghĩa trang nghĩa địa được gán nhãn(NTD) 49 Hình 26: Dùng Fence để lấy tọa độ góc khung tự động 53 Hình 28: Tệp xã.cell 55 Hình 27: Bản đồ nền đã được tạo khung 54 Hình 29: Bảng chú dẫn các yếu tố hiện trạng 56 Hình 30: Kim chỉ hướng bắc nam 56 Hình 31: Vị trí xã Lộc Thủy trong huyện Lệ Thủy 57 Hình 32: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy năm 2010 58 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BĐHTSDĐ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2 BĐĐC Bản đồ địa chính 3 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 4 GIS Hệ thống thông tin địa lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc