PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, cả thế giới đều hướng tới một chân trời tri thức mới. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ từng phút. Do vậy, xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ngành giáo dục phải đào tạo nên một thế hệ người lao động mới năng động trước những biến đổi của thế giới. Vì vậy muốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội thì việc không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm.
Việc đa dạng hoá các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học hiện nay. Trong số các phương tiện dạy học thì kênh hình đã được đặc biệt chú ý, nhất là trong dạy học địa lý. Thực tế cho thấy trong khi giảng dạy nếu không có tranh ảnh và hình vẽ giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm và khắc sâu nội dung dễ dàng. Trong môn Địa lý luôn có những sự vật, hiện tượng mà các em không thể trực tiếp quan sát được mà phải thông qua các hình ảnh như hình dạng thực của Trái Đất được chụp qua vệ tinh, hoạt động của con người ở nhiều nước khác nhau trên thế giới hay các hiện tượng như động đất, núi lửa, .Do đó hình ảnh nói riêng và kênh hình nói chung có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức mà còn có tác dụng hình thành tri thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, các hình ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng còn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho các em.
Ở bậc Tiểu học lớp 1, 2, 3 kiến thức Địa lý được lồng ghép trong sách giáo khoa Tự nhiên - Xã hội nhưng ở lớp 4, 5 môn này đã được tách riêng và có chiều sâu hơn so với các lớp học trước. Nội dung địa lý lớp 5 gồm 2 phần chính là Địa lý Việt Nam và Địa lý Thế giới, cung cấp những kiến thức địa lý cơ bản về Việt Nam và các châu lục. Để mô tả chính xác địa hình và hoạt động đời sống của con người thì việc sử dụng biểu đồ, lược đồ và tranh ảnh là không thể thiếu. Do đó chương trình Địa lý lớp 5 cũng bước đầu hình thành rèn luyện một số kĩ năng sử dụng kênh hình địa lý cho các em. Đối với giờ học Địa lí, nếu là một tiết học tốt sẽ để lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm rộng mở, thêm yêu thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên Trái Đất. Hơn nữa, lớp 5 là năm học bản lề trước khi học sinh bước vào Trung học cơ sở với nhiều kiến thức Địa lý chuyên sâu hơn. Nếu như ngay từ khi học Tiểu học các em có sự nhận thức sai lầm các khái niệm, các mối quan hệ địa lý đơn giản thì quá trình học địa lý trong những năm học tiếp theo có thể gặp phải một số khó khăn nhất định.
Như chúng ta đã biết, trẻ em đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi Tiểu học có ấn tượng mạnh với những hình ảnh trực quan sinh động và hấp dẫn. Sách giáo khoa (SGK) Địa lý và Lịch sử 5 cải cách được NXB Giáo dục phát hành từ năm 2006 đã đáp ứng được yêu cầu đưa kênh hình vào giảng dạy. SGK đã cung cấp các bản đồ, lược đồ tiêu biểu, chính xác, những hình ảnh đẹp, sinh động, cũng có những yêu cầu riêng trong việc sử dụng kênh hình. Tuy nhiên trong Thế kỷ 21 chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ thông tin chưa từng thấy, chưa bao giờ việc trao đổi thông tin của con người lại trở nên dễ dàng như vậy, kho kiến thức nhân loại ngày càng được mở rộng đặc biệt với sự hỗ trợ của mạng Internet đang phát triển trên toàn cầu. Như vậy, phải chăng chỉ sử dụng kênh hình đã được giới thiệu trong SGK vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính điện tử, máy chiếu cùng nhiều phương tiện dạy học hiện đại khác đang ngày càng phổ biến trong các trường học. Chính những phương tiện kỹ thuật dạy học và sự đa dạng hoá các loại hình thông tin đang mở ra nhiều lối đi mới trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Chúng lại càng hữu ích trong việc đưa các thông tin mới, kênh hình mới, phong phú hơn vào quá trình dạy học. Giáo viên có thể tìm kiếm các thông tin mới hơn, phong phú hơn từ nhiều nguồn khác nhau từ đó đổi mới nội dung và cách thức dạy học tạo sự say mê,hứng thú cho học sinh.
Tuy nhiên việc tăng cường và phát triển sử dụng các kênh hình khác nhau cũng là “con dao hai lưỡi” nếu như người giáo viên không biết vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện này sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng chú ý của các em còn kém, nếu giáo viên sử dụng hình ảnh quá nhiều sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài học hoặc nếu giáo viên không biết cách xác định trọng tâm của bài học trong hình ảnh sẽ dẫn đến tình trạng bài giảng lan man, không có trọng tâm, chủ điểm, học sinh không nắm được nội dung chính của bài. Từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý lớp 5” nhằm nghiên cứu việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý lớp 5 từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dậy môn học này.
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng kênh hình địa lý lớp 5 là một đề tài mới. Kênh hình từ lâu đã được sử dụng như một công cụ dạy học địa lý vô cùng hữu ích và nó ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy học môn này. Đã có những nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục về việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung và kênh hình nói riêng. Tuy nhiên những nghiên cứu này đều dừng lại ở mức độ khái quát chứ chưa đi vào phân tích, nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5
Tác giả Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc trong cuốn “Lý luận dạy học địa lý” đã nêu lên vai trò của kênh hình “ Nó không những được coi như phương tiện minh họa cho bài học mà còn có giá trị tương đương với kênh chữ một nguồn thông tin dưới dạng trực quan”. Tuy nhiên vấn đề cụ thể ra sao, phương pháp khai thác như thế nào vẫn chưa được đề cập đến
Trong cuốn “Tự nhiên xã hội và phương pháp dạy học tự nhiên xã hội (tập 2)” các tác giả đã khái quát nội dung, mục tiêu chương trình địa lý lớp 4,5 và một số phương pháp dạy học các bài địa lý lớp 4, 5. Trong đó gồm có các phương pháp quan sát tranh ảnh địa lý, phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học các bài địa lý lớp 4, 5; Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ. Tuy nhiên các phương pháp này chưa đề cập đến việc mở rộng khai thác kênh hình từ nguồn ngoài SGK
Nhìn chung, việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý đã được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều sách và tài liệu tham khảo khác nhau. Song việc lựa chọn và xây dựng được các kênh hình cần thiết cho mỗi tiết học, đặc biệt là việc cách sử dụng chúng như thế nào, khai thác ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất chưa được thể hiện đầy đủ, hầu hết các tác giả mới chỉ nói đến một số loại kênh hình và chưa đề cập đến việc sử dụng các loại kênh hình khác nhau cho từng khối lớp. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về việc sử dụng kênhh hình cụ thể cho từng lớp học đặc biệt là lớp 5
Kế thừa những thành tựu từ nghiên cứu của các tác giả nói trên và xuất phát từ yêu cầu thực tế thì việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5” là cần thiết
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Địa lý lớp 5 làm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kênh hình có rất nhiều nguồn, nhiều cách phân loại khác nhau tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên chúng tôi đặc biệt chú trọng nghiên cứu các kênh hình trong SGK Lịch sử và Địa lý lớp 5, phần Địa lý. Các loại kênh hình chủ yếu được nghiên cứu là : bản đồ; biểu đồ và số liệu thống kê; tranh ảnh có nội dung địa lý. Ngoài ra đề tài cũng mở rộng đối chiếu kênh hình từ các nguồn khác nhau cơ bản là từ mạng Internet
3.3. Mục đích nghiên cứu
Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề cần thiết đối với mọi môn học, bậc học trong đó sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lý đang là xu hướng được quan tâm. Trong đề tài này chúng tôi chú trọng nghiên cứu việc sử dụng kênh hình trong môn Địa lý lớp 5. Quan trọng hơn là nghiên cứu cách sử dụng kênh hình khác nhau sao cho có hiệu quả và hợp lý nhất. Trên cơ sở đó xây dựng một số giáo án mẫu và tiến hành thực nghiệm để thấy được giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài thiết kế một số bài giảng môn Địa lý lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn học này, đề tài được áp dụng vào thực tế có thể gây hứng thú cho người học, giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài khẳng định tầm quan trọng của kênh hình trong việc giảng dạy môn Địa lý nói chung và môn Địa lý lớp 5 nói riêng.
- Đề tài nghiên cứu một số cách cụ thể để tích hợp các kênh hình khác nhau từ đó có sự so sánh đối chiếu và đưa chúng vào bài giảng nhằm nâng cao chất lượng môn học cũng như phát triển tư duy Địa lý cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài gồm các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học, các phường pháp dạy học môn địa lý thông qua nhiều nguồn khác nhau như sách báo, báo cáo khoa học, mạng Internet, đặc biệt là các sách chuyên ngành như SGK, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Qua nghiên cứu như vậy sẽ kế thừa và phát huy được kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. Từ đó xác lập được các kênh hình cụ thể và lựa chọn phương pháp khai thác kênh hình nhằm lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lý
- Phương pháp thống kê : Chúng tôi thống kê những số liệu thu được chính xác để từ đó phân tích, đánh giá, rút ra kết luận. Cụ thể là bảng điểm của các em tại những lớp được thực nghiệm, việc tiến hành phân tích bảng số liệu này là cơ sở minh chứng tốt nhất cho đề tài
- Phương pháp điều tra : đối tượng điều tra là các em học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thông qua việc xây dựng bảng hỏi đo thái độ và các phiếu khảo sát hiện trạng giúp người nghiên cứu nắm được thực trạng hiện nay của việc sử dụng kênh hình cũng như thái độ của học sinh trong quá trình dạy học
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung đề tài có cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5
Chương 2: Sử dụng kênh hình trong SGK Địa lý lớp 5.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu cần thiết của môn học vì vậy việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết.
Mặc dù Bộ giáo dục – Đào tạo đã triển khai việc đổi mới dạy học lấy người học làm trung tâm hoặc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại nhưng việc áp dụng trong thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Điều đáng khích lệ là bộ phận giáo viên trẻ hầu hết đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học và có trình độ sử dụng phương tiện kĩ thuật ở mức khá. Do những giáo viên trẻ hiện nay được chú trọng đào tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên họ năng động trong giảng dạy, có kiến thức tương đối vững vàng trong lĩnh vực này. Đây cũng là động lực cho việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học địa lý nói riêng vì trong tương lai họ sẽ là nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Qua khảo sát thực tế tại một số trường trả lời theo phiếu khảo sát đối với giáo viên được hỏi thì kết quả như sau :
- Kĩ năng sử dụng kênh hình của giáo viên hiện nay nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu tuy nhiên một số giáo viên cho rằng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình cần được bồi dưỡng thêm
- Quan niệm về vai trò và sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý : 100% giáo viên cho rằng kênh hình không thể thiếu trong dạy học địa lý, 63% giáo viên dùng kênh hình để khai thác kiến thức, 37% giáo viên dùng kênh hình để minh họa cho bài dạy
- Về mức độ sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý : 100% giáo viên thường xuyên sử dụng kênh hình trong bài giảng
Đa số giáo viên cho rằng kênh hình phục vụ cho dạy học địa lý hiện nay là tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tuy nhiên cũng cần được bổ sung thêm để nâng cao hiệu quả dạy học.
Như vậy về trang thiết bị kĩ thuật và tinh thần sử dụng kênh hình trong giảng dạy hiện nay hầu hết đều mang chiều hướng tích cực. Tuy nhiên trong bộ phận học sinh hiện nay thì hầu hết các em đều coi môn địa là môn phụ, việc đầu tư thời gian cho môn học này hầu như rất ít. Các em chủ yếu coi đây là môn đọc chép, chỉ cần học thuộc lòng là đủ, khi gặp phải dạng bài đòi hỏi có tư duy địa lý cũng như kĩ năng sử dụng bản đồ thì các em còn lúng túng, nhiều em không đáp ứng được yêu cầu của giáo viên.
CHƯƠNG 2:
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ LỚP 5
I. HỆ THỐNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ LỚP 5
1.1. Bản đồ giáo khoa
1.1.1. Khái niệm bản đồ giáo khoa
Tất cả các bản đồ địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội dùng trong nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là bản đồ giáo khoa
U.C. Bilich và A.C. Vasmut đã định nghĩa “ Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học trước hết là địa lý và lịch sử”
Lâm Quang Dốc trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa địa lý phổ thông” đã định nghĩa về bản đồ giáo khoa như sau “ Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa trên cơ sở toán học, bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh sự phân bố trạng thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt chẽ của tổng quát hóa bản đồ, phù hợp với trình độ phát tiển trí óc của lứa tuổi học sinh, có xét đến cả yêu cầu giáo dục thẩm mỹ và vệ sinh học đường”
Từ các định nghĩa trên ta thấy bản đồ giáo khoa phục vụ cho ngành giáo dục gồm có giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Nó rất cần cho việc dạy học ở các cấp học, bậc học; không có bản đồ giáo khoa thì không thể dạy học địa lý và lịch sử được. Nhiều nhà khoa học bản đồ cho rằng bản đồ giáo khoa trước hết phải là bản đồ địa lý, là mô hình làm chức năng nhận thức khoa học do đó điểm nổi bật của bản đồ giáo khoa là trình bày phải có chọn lọc phương tiện đồ họa, kí hiệu bản đồ và phương pháp phản ánh rõ nhất khách thể, đáp ứng mục tiêu và phương pháp đào tạo phù hợp với chương trình SGK, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ học sinh
1.1.2. Phân loại bản đồ giáo khoa
Các loại hình bản đồ giáo khoa gồm có :
+ Bản đồ giáo khoa treo tường : là loại bản đồ dùng để giảng dạy và học tập ở trên lớp có kích thước đủ để học sinh ngồi ở bàn cuối cũng nhìn thấy được. Thông thường bản đồ giáo khoa treo tường có kích thước 0,8m x 1,2m; 1,0m x 2,0m, nếu lãnh thổ càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ
+ Lược đồ và bản đồ in trong SGK : do khuôn khổ SGK nhỏ nên bản đồ trong SGK thường có tỉ lệ lớn và nội dung thể hiện hạn chế hơn. Chúng thường chỉ minh họa cho nội dung chính của bài học, giúp cho học sinh tư duy địa lý lãnh thổ và bổ sung những kiến thức và kênh chữ SGK chưa nói hết còn các nội dung chi tiết khác thì chưa được thể hiện. Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minh họa cho bài giảng của giáo viên, đồng thời giúp giáo viên – học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn trong SGK, làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức qua đó hiệu quả của giờ học địa lý được nâng cao
+ Bản đồ câm ( bản đồ trống) : trên bản đồ thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng lưới thủy văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng nhưng không ghi tên địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được giáo viên chuẩn bị trước ở nhà và đến lớp giúp học sinh quan sát tọa độ. Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức mới mẻ, độc đáo và hấp dẫn giúp giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh. Tương đương với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên và bản đồ câm dùng cho học sinh. Tuy nhiên bản đồ câm của học sinh có kích thước nhỏ hơn được sử dụng như bản đồ bài tập. Trong giờ học học sinh chuyển những kiến thức nhận được từ giáo viên vào bản đồ từ đó nâng cao tính tích cực chủ động của học sinh và giúp các em hình thành biểu tượng và khái niệm địa lý một cách dễ dàng hơn
1.1.3. Phương pháp khai thác bản đồ giáo khoa
Việc khai thác bản đồ giáo khoa phải tuân theo các trình tự sau :
Bước 1: Đọc tên bản đồ và bảng chú giải để biết các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ là gì và tác giả đã thể hiện các đối tượng địa lý đó trên bản đồ như thế nào ( bằng kí hiệu gì ? màu sắc nào ? )
Bước 2: Đọc các đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ, nêu rõ phân bố các đối tượng địa lý. Thông thường một bản đồ giáo khoa có 4- 5 đối tượng chính để còn nội dung phụ thì tương đối nhiều. Giáo viên phải dựa vào nội dung cụ thể của từng bài học để chọn lọc các nội dung cần khai thác
Bước 3: Phân tích biểu đồ bằng cách dựa vào các kí hiệu, màu sắc để xác định vị trí của các đối tượng địa lý trên bản đồ, thông qua các kí hiệu đó để rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ
Bước 4: Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lý, vận dụng các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,…) để phát hiện các mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ ( mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội,…) đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện của các đối tượng địa lý cũng như phán đoán sự phát triển hay suy vong của các đối tượng địa lý đó
Trong nhà trường hiện nay sử dụng nhiều loại kênh hình khác nhau nhưng quan trọng nhất là bản đồ giáo khoa. Bản đồ giáo khoa không đơn thuần là phương tiện trực quan mà còn được coi là nguồn tri thức quan trọng cần được khai thác. Các nhà sư phạm khẳng định rằng “ học địa lý phải học trên bản đồ” vì vậy học địa lý không thể thiếu bản đồ. Đây là công cụ duy nhất giúp cả thầy và trò có khả năng nhìn bao quát các sự vật hiện tượng diễn ra trên khoảng không gian rộng lớn không thể tri giác trực tiếp được.
Trong SGK Lịch sử và địa lý lớp 5 phần địa lý có tất cả 21 bản đồ và lược đồ được sử dụng
1.2. Số liệu thống kê, biểu đồ
1.2.1. Số liệu thống kê
- Khái niệm :
Số liệu thống kê là các số liệu cụ thể được thống kê đề cập đến một hiện tượng hoặc nhiều hiện tượng từ điều tra cụ thể. Các số liệu thống kê phản ánh mặt số lượng và những mối quan hệ về mặt chất lượng nhiều mặt của hiện tượng
Số liệu thống kê kinh tế - xã hội là những số liệu thống kê về số lượng những hiện tượng của đời sống kinh tế - xã hội trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất lượng trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định. Số liệu thống kê kinh tế – xã hội thường đề cập đến tình hình sản xuất các ngành kinh tế - xã hội, tài nguyên, dân cư,… của các lãnh thổ đã được chọn lọc kĩ càng. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với chương trình bộ môn và trình độ nhận thức của học sinh.
- Phân loại số liệu thống kê bao gồm :
+ Các số liệu thống kê riêng biệt : là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lý kinh tế - xã hội nào đó về mặt số lượng.
+ Bảng số liệu thống kê : là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó các số liệu thống kê trong bảng có mối quan hệ qua lại với nhau. Bảng số liệu thống kê đề cập đến một hoặc nhiều vấn đề kinh tế - xã hội
- Ý nghĩa : Số liệu thống kê giúp giáo viên giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, dùng để minh họa nội dung bài học. Thông qua sự so sánh, phân tích, đối chiếu các số liệu thống kê giúp cho khả năng cụ thể hóa các khái niệm, quy luật, các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội. Cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những biện pháp làm tăng vốn kiến thức hiểu biết về thực tiễn của các em, vì số liệu không chỉ có trong tài liệu địa lý mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, tạp chí, tài liệu thông tin đại chúng.
- Phương pháp khai thác bảng số liệu :
Bước 1: Đọc kĩ bảng số liệu để khái quát nội dung cơ bản của bảng số liệu đọc tiêu đề của bảng số liệu để nắm được chủ đề của bảng số liệu đó, chú ý đến các đặc trưng không gian và thời gian của các đại lượng được trình bày trong bảng
Bước 2: xem xét kĩ từng mục tiêu, từng số liệu cụ thể và các đơn vị kèm theo.
Bước 3: Phân tích bảng số liệu :
+ Phân tích các số liệu tổng quát ( số liệu chung, có tầm khái quát cao trước khi phân tích các số liệu cụ thể chi tiết)
+ Phân tích số liệu theo hàng ngang, cột dọc, mối quan hệ hàng cột, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng
+ Chú ý các số liệu thể hiện đến giá trị cực đại, cực tiểu, trung bình, chú ý đến những số liệu mang tính đột biến ( tăng hoặc giảm ) để xem xét sự thay đổi hiện tượng theo thời gian
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đột biến của hiện tượng thể hiện trên bảng số liệu
Bước 4: Rút ra nhận xét
1.2.2. Biểu đồ
- Khái niệm : biểu đồ là cấu trúc đồ họa phản ánh một cách trực quan hóa các số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian giữa các hiện tượng.
- Phân loại : biểu đồ có nhiều cách phân loại :
+ Nếu dựa vào hình thức có thể chia thành biểu đồ hình cột, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn, hình vuông, các đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp,…
+ Nếu dựa vào nội dung có thể chia biểu đồ thành : biểu đồ cơ cấu, biểu đồ so sánh, biểu đồ động thái, biểu đồ đặt trên bản đồ, biểu đồ thể hiện mối quan hệ,…
- Ý nghĩa: khi những số liệu được thể hiện thành biểu đồ bao giờ cũng có tính trực quan làm cho học sinh tiếp thu được tri thức dễ dàng, tạo hứng thú trong học tập. Đồng thời biểu đồ cũng là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng địa lý vì trong dạy học địa lý việc yêu cầu học sinh vẽ các biểu đồ là nội dung không thể thiếu trong các bài tập thực hành. Từ đó học sinh mới biết cách phân tích , khai thác những tri thức địa lý từ số liệu và biểu đồ.
- Phương pháp khai thác
Bước 1: Đọc tên biểu đồ và xác định biểu đồ thuộc loại nào ? Thể hiện bằng hình thức nào ?
Bước 2 : Xác định nội dung biểu đồ ( thể hiện bằng chú giải) ? Biểu đồ thể hiện những số lượng nào, của hiện tượng nào ?
Bước 3 : Giải thích các số liệu được thể hiện trên biểu đồ nói lên quá trình phát triển của hiện tượng, cơ cấu và mối tương quan của các hiện tượng, chú ý các số liệu nhỏ nhất, lớn nhất
Bước 4 : Xác định vị trí, vai trò của các thành phần trong biểu đồ
Bước 5: Rút ra nhận xét ( kết luận chung )
1.3. Tranh ảnh địa lý
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh ảnh địa lý
Tranh là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng đường nét và màu sắc. Ảnh là hình người, vật, phong cảnh thu được bằng khí cụ quang học ( máy ảnh). Tranh ảnh địa lý có thể là ảnh chụp, tranh vẽ mô tả những sự vật, hiện tượng diễn ra trên mặt phẳng nhưng nó phải nội dung kiến thức địa lý. Như vậy tranh ảnh địa lý rất gần gũi trong thực tế và dễ bổ sung, tìm kiếm trong cuộc sống, quan trọng là người giáo viên phải biết cách lựa chọn tranh ảnh một cách hợp lý trong quá trình dạy học
Một bức ảnh chụp thường có bố cục theo 3 cảnh sau đây:
- Chủ đề : là vật thể hay cảnh trí mà ảnh có thể chụp, chủ thể thường nằm ở trung tâm bức ảnh
- Tiền cảnh: là vật thể nằm ở phía trước chủ đề, ở gần ta nhất và nằm ở bên dưới của bức ảnh, tiền cảnh có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề
- Hậu cảnh: là những vật thể, cảnh trí nằm ở phía sau chủ đề, ở xa nhất và ở phần trên của bức ảnh, hậu cảnh được dùng làm nền cho chủ đề
Một bức ảnh không nhất thiết phải có bố cục đầy đủ cả 3 cảnh nhưng tối thiểu phải có cảnh chủ đề và hậu cảnh thì mới thể hiện được không gian ba chiều của bức ảnh. Muốn đọc được một bức ảnh địa lý thì học sinh phải biết cách phân tích bố cục của bức ảnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
1.3.2. Phương pháp khai thác tranh ảnh địa lý
Tranh ảnh địa lý là nguồn tri thức quan trọng như vậy nhưng mức độ nhận thức của học sinh thông qua tranh ảnh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các em cũng như sự định hướng của giáo viên. Thông thường việc phân tích tranh ảnh địa lý phải trải qua 4 bước lần lượt giải đáp các câu hỏi sau:
Bước 1: Xác định tranh, ảnh chụp cái gì ?
Muốn xác định được điều này thì việc nêu tên của bức ảnh và xác định chủ đề của bức ảnh là rất cần thiết vì một bức ảnh địa lý có thể được chụp gần, chụp xa từ máy bay hay vệ tinh… Tùy theo góc chụp của ảnh hiện tượng, sự vật địa lý không giống nhau nên khó có thể nhận ra nhất là ảnh chụp từ xa. Vì vậy việc quan trọng đầu tiên không thể thiếu là xác định chủ đề của bức ảnh.
Bước 2: Xác định ảnh chụp ở đâu ?
Học sinh phải xác định được ảnh này chụp ở nơi nào trên Trái Đất, được chụp từ hướng nào ( đông – tây – nam – bắc ), được chụp lúc nào hay chụp vào thời gian nào và chụp vào thời gian nào của quy trình phát triển sự vật, hiện tượng địa lý
Bước 3: Mô tả chính xác theo đúng trình tự của các sự vật, hiện tượng địa ký được thể hiện trong bức ảnh. Việc mô tả theo trình tự bố cục bức ảnh nghĩa là phải đi lần lượt từ tiền cảnh đến chủ đề rồi mới đến hậu cảnh. Trong mỗi cảnh học sinh phải mô tả trước tiên các sự vật, hiện tượng địa lý quan trọng nổi bật, những yếu tố còn lại sẽ mô tả sau. Khi mô tả sự vật địa lý trong ảnh lần lượt theo thứ tự các yếu tố tự nhiên trước, các yếu tố có sự tương hỗ của con người sau. Suốt quá trình đó giáo viên nên sử dụng các thuật ngữ địa lý để mô tả các sự vật hiện tượng địa lý trong bức ảnh.
Bước 4: Tìm cách giải thích các sự vật, hiện tượng địa lý trong ảnh
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không phải đối với ảnh địa lý nào cũng có thể nhìn vào là lý giải ngay được một cách dễ dàng. Đối với những ảnh địa lý khó thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh đặt ra nhiều giả thiết rồi dùng kiến thức địa lý đã học, xem các loại biểu đồ, bản đồ, đọc các tư liệu địa lý,… để loại bỏ các giả thiết sai và lựa chọn giả thiết đúng. Muốn làm được điều này học sinh phải giải quyết được hai vấn đề là: tại sao vị trí của sự vật hiện tượng địa lý lại ở đó mà không ở chỗ khác và những vấn đề mà sự vật hiện tượng địa lý đó đã đặt ra cho con người là gì ?
Như vậy nếu không có tranh ảnh thì học sinh khó có thể mô tả các sự vật, hiện tượng địa lý được. Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định của đối tượng. Vì vậy khi sử dụng tranh ảnh giáo viên phải làm cho học sinh hứng thú, kích thích tính tò mò của học sinh vào bức tranh đó. Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh tự mình đánh giá vai trò của bức ảnh thì học sinh mới khắc sâu được kiến thức. Nếu làm được như vậy thì đồ dùng trực quan mới đem lại sức truyền cảm và giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng phải có chọn lọc, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài học.
Tuy nhiên, trong thực tế ta nhận thấy rằng sự tách biệt các bước khai thác nêu trên là thao tác tư duy tổng hợp về mặt lý thuyết. Trong thực tế người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các thao tác trên trong quá trình dạy học cũng như trong quá trình soạn bài. Các bước khai thác trên cần thiết cho quá trình tư duy của giáo viên khi soạn bài nhưng một giáo viên giỏi phải biết linh hoạt, nhạy bén áp dụng trong từng điều kiện vật chất cụ thể, trong từng loại kênh hình khác nhau cũng như trình độ của học sinh. Nếu học sinh có trình độ khá giỏi cần nâng cao yêu cầu cũng như lược bỏ một số bước không cần thiết, ngược lại đối với học sinh yếu hơn thì các bước hướng dẫn phải cụ thể, rõ ràng. Như vậy có thể nhận thấy, có sự khác biệt trong tư duy và thực tế mà người quyết định hiệu quả phải là người giáo viên trực tiếp giảng dạy.
2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KHAI THÁC KÊNH HÌNH
2.1. Sử dụng đúng mục tiêu
Sử dụng đồ dùng dạy học theo mục đích mà môn học đặt ra và được cụ thể ở từng bài học. Các đồ dùng dạy học được sử dụng phải phù hợp với các hoạt động dạy học (phương tiện dành cho trình diễn trên lớp cần có kích thước lớn, còn dùng cho học sinh học tập cá nhân chỉ cần kích thước vừa và nhỏ)
Như chúng ta đã biết mỗi quá trình dạy học cũng như trong từng bài học đều đặt ra mục đích học tập nhất định. Tất cả các hoạt động trong tiết học đều hướng tới mục tiêu ấy và việc sử dụng kênh hình không nằm ngoài tổng thể nói trên. Vì vậy sử dụng kênh hình trong dạy học phải đúng mục đích của bài học. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung của từng bài học, tìm hiểu sách giáo khoa, các sách tham khảo sau đó mới lựa chọn kênh hình phù hợp với yêu cầu bài, tránh tìm các hình ảnh không liên quan hoặc ít liên hệ đến nội dung của bài. Mục đích của việc sử dụng kênh hình là cung cấp kiến thức và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh vì vậy kênh hình nào không đáp ứng được những yêu cầu này thì không thể được sử dụng.
Cụ thể trong một tiết học cũng cần sử dụng các loại kênh hình khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu giờ học. Khi giáo viên cần giảng bài cho cả lớp thì ưu tiên hàng đầu là sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường có kích thước vừa đủ để học sinh trong lớp có thể dễ dàng quan sát được kể cả các em ngồi cuối lớp hoặc trong góc lớp. Ngược lại, với các tiết bài tập hoặc giờ thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân thì bản đồ trong sách hoặc tập bản đồ bài tập, bảm đồ câm lại chiếm ưu thế. Nguyên nhân là do những bản đồ này có kích thước nhỏ, học sinh có thể dễ dàng mang theo và khai thác ở mức độ cá nhân dễ dàng hơn nhiều so với bản đồ có kích thước lớn. Từ ví dụ trên ta thấy chỉ riêng việc sử dụng bản đồ trong giờ học đã phải có sự cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung và mục đích bài giảng. Vì vậy nguyên tắc sử dụng kênh hình đúng mục đích mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó không đáp ứng mục tiêu của bài dạy thì nó không còn là phương tiện dạy học nữa
2.2. Sử dụng đúng mức độ và cường độ
Nội dung và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp với yêu cầu của tiết học và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
Theo những nghiên cứu của bộ môn Tâm lý học về tâm sinh lý học sinh Tiểu học thì ở lứa tuổi này các em dễ ảnh hưởng bởi những yếu tố bất ngờ, đặc biệt là với những hình ảnh trực quan sinh động. Tuy nhiên do khả năng tập trung của các em còn yếu và dễ mệt mỏi nếu hoạt động quá lâu vì vậy một tiết học ở Tiểu học chỉ kéo dài 35’. Việc sử dụng kênh hình trong bài học cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm này để tránh gây những tác động không mong muốn
Sử dụng kênh hình đúng mức độ, phù hợp với yêu cầu của bài học. Như chúng ta đã biết kênh hình trong thực tế rất phong phú vì vậy giáo viên cần chú ý trong việc lựa chọn sao cho phù hợp với bài học. Tránh việc sử dụng những kênh hình không có tính giáo dục, không có liên quan hoặc ít liên quan đến bài học sẽ làm loãng kiến thức của học sinh. Như đã nói ở trên, một kênh hình thực sự khi đưa vào giảng dạy phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính sư phạm, tính trực quan, tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính giáo dục mới được đưa vào sử dụng. Giáo viên đặc biệt cần chú ý đến điều này vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả bài dạy của mình.
Trong khuôn khổ một tiết học địa lý không thể bao quát được tất cả nội dung của một vấn đề. Tuy nhiên khi biên soạn SGK các nhà giáo dục cũng đã dựa vào trình độ nhận thức của học sinh để đưa ra khối lượng kiến thức phù hợp. Như vậy giáo viên cũng không thể không chú ý đến trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh. Với học sinh Tiểu học các em không thể thu nhận một lượng kiến thức quá lớn như ở bậc học trung học phổ thông nên các kênh hình lựa chọn để giới thiệu cho học sinh cần được đơn giản hóa, tối giản các yếu tố trừu tượng để các em có thể tiếp nhận trong khả năng nhận thức của mình.
Đảm bảo nguyên tắc này giúp người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Nếu giáo viên đưa đến cho học sinh một khối lượng kiến thức quá lớn sẽ gây những tác động không tốt trước hết về mặt nhận thức và cao hơn có thể ảnh hưởng đến hứng thú học tập lâu dài của học sinh.
2.3. Kết hợp sử dụng dụng cụ dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã hội
Cơ sở vật chất ngoài xã hội cung cấp một nguồn thông tin phong phú mà trường học không thể trang bị được ( hệ thống truyền hình, mạng Internet, các công nghệ sản xuất). Vì vậy việc sử dụng phương tiện dạy học cần tính đến các phương tiện này.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển với nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Người giáo viên năng động cần bắt kịp những xu hướng mới và biết cách tận dụng tối đa mọi ưu thế từ môi trường xung quanh. Do đặc điểm kinh tế khác nhau của mỗi địa phương mà giáo viên cần linh hoạt trong việc tìm kiếm kênh hình. Tại những vùng sau, vùng xa, dân tộc thiểu số có điều kiện khó khăn không thể đáp ứng yêu cầu về phương tiện kĩ thuật hiện đại thì giáo viên cần tìm các mẫu vật thật có trong tự nhiên làm ví dụ minh họa cho học sinh. Cụ thể như khi dạy bài về các dân tộc ít người trên lãnh thổ Việt Nam có thể cho các em tự trình bày về dân tộc của mình hoặc có thể nhờ người dân tộc ít người ở vùng đó đến để làm mẫu. Như vậy với những hình mẫu thực tế học sinh lại càng có hứng thú học tập cao mà vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng kênh hình. Tùy thuộc vào kĩ năng và khả năng của mình giáo viên có thể tự vẽ các lược đồ, bản đồ, bản đồ câm,… thay cho các bản đồ giáo khoa in. Tuy mức độ chính xác không thể cao bằng nhưng vẫn là phương tiện trực quan hữu hiệu cho học sinh.
Đối với những vùng thành phố có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn thì giáo viên lại càng phải phát huy hơn nữa việc khai thác kênh hình ngoài xã hội. Các phương tiện truyền thông như tivi, đài báo,… được các em tiếp xúc hàng ngày và có hứng thú tìm hiểu. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh cắt ra từ các bài báo, chúng vừa là hình ảnh trực quan sinh động lại mang tính cập nhật cao. Trên các chương trình truyền hình hiện nay cũng có rất nhiều chuyên mục dành cho thiếu nhi tìm hiều các hiện tượng địa lý, giáo viên cần tìm cách khuyến khích học sinh theo dõi để mở rộng kiến thức. Qua đó các em có thể học ngay tại nhà, vừa học vừa chơi và cũng tận dụng được phương tiện truyền thông gây hứng thú tìm tòi cho học sinh.
Hơn nữa, chúng ta đã biết 4 mục tiêu giáo dục do UNESCO đề ra là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định. Từ những mục tiêu trên ta nhận thấy trong thời đại hiện nay thì việc học phải gắn liền với thực tế. Mọi kiến thức thu được đều phải vận dụng vào cuộc sống thì nó mới có ý nghĩa. Như vậy không gì tốt hơn là trong quá trình giáo dục sử dụng các tư liệu từ thực tế, giúp học sinh tiếp cận với thế giới bên ngoài một cách nhanh chóng. Đảm bảo được nguyên tắc này vừa thực hiện tốt mục tiêu dạy học cũng như đạt được những hiệu quả mà phương tiện dạy học trong nhà trường không có được
3. TÌM KIẾM KÊNH HÌNH TỪ CÁC NGUỒN NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA
3.1. Giới thiệu về mạng Internet
Internet có thể được hiểu là các kết nối đa dạng của các mạng máy tính. Vậy mạng máy tính là gì ? Mạng máy tính ( tiếng anh : computer network hay network system ) là sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông trong đó các máy tính đơn lẻ được kết nối nối với nhau. Mỗi máy tính thành viên trong mạng có thể chia sẻ nguồn tài nguyên với các máy tính khác cùng mạng. Như vậy khi các máy tính được nối mạng với nhau nhiều người có thể dùng chung các phần mềm, khai thác nguồn dữ liệu, truyền thông tin từ máy tính này sang máy tính khác từ nhiều vị trí địa lý khác nhau.
Theo từ điểm bách khoa toàn thư mở Wikimedia thì “ Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu dựa trên giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa ( giao thức IP ). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn máy tính lớn nhỏ khác nhau của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học,… của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu”
Phổ biến hơn thì Internet được hiểu là một hệ thống các mạng máy tính được nối với nhau và chủ yếu là qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin. Trước đây mạng Internet chủ yếu được sử dụng chủ yếu trong các tổ chức chính phủ và trường học. Ngày nay, mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỉ người bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp lớn nhỏ, các trường học và các tổ chức chính phủ.
Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web ( gọi tắt là Web hay WWW). Năm 1991, sự ra đời của WWW đã trở thành công cụ phổ biến của Internet và giúp Internet tăng trưởng trên quy mô rộng lớn trong mọi lĩnh vực như khoa học, thương mại,… WWW là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Các tài liệu trên WWW được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web để xem siêu văn bản. Chương trình này nhận thông tin tại ô địa chỉ do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền ), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là trình duyệt web. Một số trình duyệt web thường dùng hiện nay gồm có : Internet Explorer, Mozilla và Mozilla Firefox, Opera, Google Chorme,…
Ngày nay có rất nhiều cách và phương tiện để truy cập Internet, người dân có thể truy cập Internet qua điện thoại di động, các trạm phát và các tiện ích khác nhau.
3.2. Sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh trên mạng Internet
Mạng Internet là nơi con người dùng để chia sẻ thông tin với nhau vì vậy việc tìm kiếm thông tin là một trong những chức năng hữu ích của mạng Internet. Hiện nay có nhiều cách để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng đưa ra các công cụ tìm kiếm mới với nhiều tính năng nổi bật hơn. Sau đây là một số công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay
Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc sửu dụng website : Sở sĩ chúng tôi lựa chọn trang web tìm kiếm này vì đó là công cụ tìm kiếm phổ biến và tối ưu nhất hiện nay được sử dụng trên toàn thế giới. Với kho dữ liệu khổng lồ có thể tìm được trên google.com, người sử dụng có để đáp ứng được mọi nhu cầu về thông tin của mình mà không cần nhờ đến công cụ tìm kiếm khác.
Google.com là một trong những máy tìm kiếm thông dụng nhất hiện nay và được nhiều người yêu thích. Có thể nói với Google người dùng sẽ có cả một kho tàng thông tin hiện ra trong nháy mắt chỉ với vài từ khóa và một cái nhấp chuột. Google được phát hành bởi công ty Google có trụ sở tại Hoa Kỳ. Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa. Hiện nay Google có chi nhánh tại hầu hết các nước trên thế giới, google được chuyển tải bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam
Giao diện của Google Việt Nam:
Ví dụ khi tìm kiếm hình ảnh về dân tộc Chăm ta gõ từ khóa “dân tộc Chăm” vào ô tìm kiếm sẽ cho kết quả như sau
Trong hình ảnh minh họa trên chúng tôi đã đánh dấu vào những lựa chọn tìm kiếm khác nhau mà google cung cấp cho người sử dụng để tìm kiếm hình ảnh theo những yêu cầu khác nhau. Cụ thể:
- Mọi kích thước: người dùng có thể tìm kiếm theo các kích thước lớn, trung bình, biểu tượng, lớn hơn và chính xác. Ở mục chính xác, người dùng nhập kích thước yêu cầu google sẽ đưa ra những kích thước chính xác như vậy
- Mọi loại: khuôn mặt cho phép tìm kiếm chân dung người, hình mẫu là các hình mẫu vật, biểu tượng có thể là ảnh hoặc hình vẽ, bức vẽ là các tranh vẽ
- Mọi màu : gồm có đủ màu và đen trắng
Khi đã chọn được hình ảnh cần thiết click chuột phải vào ảnh, chọn save as… để lưu vào máy tính cá nhân
4. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
4.1. Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I. MỤC TIÊU :
- Về kĩ năng : biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta
- Về kiến thức : nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta
- Về thái độ : có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam
- Lược đồ mật độ dân số và địa hình Việt Nam
- Biểu đồ mật độ dân số Việt Nam so với một số nước
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 84 : năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Giáo viên giới thiệu bài : Như chúng ta đã học ở bài trước, nước ta thuộc hàng những nước đông dân trên thế giới. Hơn 80 triệu người Việt Nam thuộc 54 dân tộc anh em. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư nước ta
1. Các dân tộc
Hoạt động 1 : học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tranh ảnh, kênh chữ SGK
+ Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về đời sống của một số dân tộc ít người
+ Học sinh trả lời câu hỏi “ Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta”
- Giáo viên đưa ra bản đồ địa hình và lược đồ phân bố dân cư
- Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ những vùng phân bố chủ yếu người Kinh, những vùng phân bố chủ yếu dân tộc ít người
2. Mật độ dân số
Hoạt động 2 : làm việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : Hãy cho biết mật độ dân số là gì ?
- Giáo viên giải thích thêm
- Học sinh quan sát bảng mật độ dân số được xử lý theo biểu đồ và trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK : Nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số toàn thế giới và một số nước ở Châu Á
3. Phân bố dân cư
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân hoặc theo cặp
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ mật độ dân số đối chiếu với lược đồ địa hình Trả lời câu hỏi : Cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào ?
- Học sinh trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân
- Nước ta có 54 dân tộc. Một số dân tộc tiêu biểu là Kinh, Mường, Thái,…Mỗi dân tộc có nếp sống, phong tục tập quán riêng
- Dân tộc Kinh( Việt ) có dân số đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển; các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi và cao nguyên
Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên
Mật độ dân số nước ta năm 2004 là 249 người/km2, cao hơn rất nhiều so với mật độ toàn thế giới và cao hơn các quốc gia láng giềng là Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào màu sắc để phân biệt các loại địa hình cũng như các khu vực dân cư. Liên hệ với bài học trước về địa hình Việt Nam để tìm ra những nét tương đồng
Ở đồng bằng, ven biển đất chật người đông, thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động. Do đó Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh trả lời câu hỏi 1 SGK
- Về nhà học bài và đọc trước bài 10/87
Các kênh hình sử dụng trong bài Các dân tộc, sự phân bố dân cư
Tranh ảnh các dân tộc
Điệu nhảy sạp của dân tộc Thái Lễ ăn cơm mới của dân tộc Tày
Người H’mông trên đỉnh Sa Pa Người Ê đê
Dân tộc Chăm Múa khèn của người Mông
Lược đồ mật độ dân số Việt Nam Lược đồ địa hình Việt nam
Biểu đồ mật độ dân số Việt Nam so với một số nước trên thế giới
4.2. Bài 19 : Các nước láng giềng của Việt Nam
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức : học sinh nắm được tên gọi, vị trí địa lý các nước láng giềng của Việt Nam : Cam-phu-chia, Lào và Trung Quốc
- Về kĩ năng : trình bày kết quả nhận thức bằng lời nói
- Về thái độ : học sinh ham học hỏi địa lý thế giới, có tinh thần đoàn kết với các nước láng giềng anh em
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Biểu đồ, lược đồ các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc
- Tranh ảnh về thiên nhiên, con người Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Cam-pu-chia
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh quan sát bản đồ Cam-pu-chia, trả lời câu hỏi địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia có dạng hình gì ?
- Biển Hồ có đặc điểm gì ? Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về Biển Hồ
- Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia ?
- GV nhận xét và chốt ý
2. Lào
Hoạt động 2: Học sinh quan sát lược đồ hành chính lào và lược đồ Hình 5 SGK trang 106
- Nêu vị trí địa lý của Lào ?
-Địa hình của Lào có gì đặc biệt ?
- Đọc tên thủ đô của nước Lào
- Kể tên các loại nông sản của Lào
- Giáo viên nhận xét và chốt ý
3. Trung Quốc
Hoạt động 3: làm việc cá nhân
Học sinh quan sát biểu đồ kinh tế Trung Quốc kết hợp với lược đồ hình 5 SGK trang 106
- Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ?
- Dân số Trung Quốc như thế nào ?
- Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc
- Giáo viên nhận xét và chốt ý
Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
Biển Hồ là nơi thấp nhất và giàu tôm cá
Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nối và đánh bắt nhiều cá nước ngọt
-Lào giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Mianma ở phía Tây Bắc, phía Tây giáp Thái Lan, phía Nam giáp Cam-pu-chia
- Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên.
- Thủ đô của Lào là Viên Chăn
- Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo
Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh
Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới, nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại cũng như thủ công nghiệp truyền thống như tơ lụa, gốm sứ,…
4. Củng cố, dặn dò
-Trả lời câu hỏi 3 SGK trang 109
- Đọc trước bài 20/109
Các kênh hình sử dụng trong bài giảng :
Lược đồ hành chính Cam-pu-chia Hoạt động của người dân ở Biển Hồ
Cây thốt nốt ở Cam-pu-chia Tổng thể đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)
Lược đồ hành chính Lào Lễ hội té nước của người Lào
Cánh đồng chum ở Lào Kiến trúc chùa Lào
Biểu đồ kinh tế Trung Quốc Sản xuất ô tô ở Trung Quốc
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh Con đường tơ lụa
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
1.1. Mục đích thực nghiệm
Thông qua việc tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp khối 5 tại trường Tiểu học Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ là lớp 5A( lớp thực nghiệm ) và lớp ( lớp đối chứng )
Thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5. Kết quả của quá trình thực nghiệm sẽ là cơ sở khoa học để chứng minh tính khách quan, đúng đắn của các kết luận.
Hơn nữa căn cứ vào kết quả của quá trình thực nghiệm, bước đầu đánh giá được hiệu quả của đề tài, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học địa lý Tiểu học nói chung, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.2. Nguyên tắc thực nghiệm
Để đạt được những mục đích nêu trên, khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã đề ra các nguyên tắc sau :
- Tuân thủ theo phân phối chương trình giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đảm bảo tính khoa học và khách quan về khối lượng kiến thức trong SGK Lịch sử và Địa lý lớp 5 do NXB Giáo dục phát hành
- Giáo viên giảng dạy ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm là giáo viên có kinh nghiệm của trường sở tại để đảm bảo tính tương đương của nghiên cứu
- Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học bằng bài kiểm tra sau tác động và bảng hỏi đo thái độ của học sinh. Những dữ liệu khách quan, đáng tin cậy là cơ sở để người nghiên cứu tiến hành phân tích và đưa ra kết luận về hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý
1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm:
Trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp thực nghiệm, chúng tôi xác định nghững nhiệm vụ thực nghiệm cụ thể sau :
- Thiết kế bài học thực nghiệm, tiến hành dạy thực nghiệm theo thiết kế ban đầu
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm
- Phân tích kết quả thực nghiệm và đưa ra kết luận
1.4. Nội dung thực nghiệm
- Nhóm nghiên cứu tiến hành thực nghiệm tại hai lớp thuộc khối 5 trường Tiểu học Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
- Người nghiên cứu lựa chọn 2 lớp 5A và 5B dựa trên cơ sở kết quả các bài kiểm tra học kì 1 để đảm bảo hai lớp tương đương về trình độ. Lớp là lớp thực nghiệm được học theo thiết kế bài học có tăng cường sử dụng kênh hình, lớp là lớp đối chứng được giáo viên giảng dạy theo nội dung và phương pháp truyền thống với kênh hình mà giáo viên tự xác định.
`- Việc tiến hành giảng dạy ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng do một giáo viên có kinh nghiệm tại trường sở tại đảm nhiệm là cô Hoàng Thị Lan để đảm bảo tính tương đương. Bài thực nghiệm là Bài 19 : Các nước láng giềng của Việt Nam. Kế hoạch giảng dạy và các bước lên lớp được người nghiên cứu thống nhất với giáo viên giảng dạy. Với các lớp thực nghiệm, chúng tôi nghiên cứu kĩ các thiết kế bài giảng theo phương pháp mới trong đó đã xác lập các kênh hình cần thiết và có sự chuẩn bị chu đáo.
1.5. Quy trình thực nghiệm
Bước 1 : Thiết kế bài giảng ( giáo án ) trong đó có xác định cụ thể kênh hình cần thiết và cách khai thác chúng trong bài học
Bước 2 : Trao đổi với giáo viên cách thực hiện theo giáo án
Trước tiên chúng tôi gặp giáo viên thực nghiệm để trao đổi về mục đích, nội dung và cách tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp đối chứng và lớp và lớp thực nghiệm với từng giáo án cụ thể. Chúng tôi xin giáo án mà giáo viên biên soạn, dự giờ giáo viện dạy cho lớp đối chứng trước sau đó đưa cho họ giáo án được soạn cho lớp thực nghiệm. Chúng tôi trao đổi một cách chi tiết giáo án với các giáo viên để họ nắm bắt được tinh thần của giáo án thực nghiệm, giải đáp những thắc mắc của giáo viên về kênh hình trong bài học. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy tất cả các giáo viên đều đồng tình với việc dạy học khai thác kênh hình theo cách mới, nhất trí với cách hướng dẫn học sinh khai thác, nắm vững kiến thức từ kênh hình mà chúng tôi nêu ra trong giáo án thực nghệm
Bước 3 : Triển khai thực nghiệm
+ Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
+ Dự giờ dạy đối chứng và thực nghiệm tại các lớp đã lựa chọn
Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm
Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm
2. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Chúng tôi đã tiến hành đo kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh sau tác động bằng bài kiểm tra và bảng hỏi. Các dữ liệu thu thập được đã được nhóm nghiên cứu xử lý theo các thao tác của phương pháp nghiên cứu tác động ( action research ). Các kết luận về kết quả thực nghiệm được đưa ra trên cơ sở phân tích các đại lượng sau :
Mode : là giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất trong một tập hợp điểm số
Median: là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số theo thứ tự
Mean : là giá trị trung bình cộng của các điểm số
Độ lệch chuẩn ( SD) : cho biết mức độ phân tán của các điểm số
P ( giá trị của phép kiểm chứng T-test) : xác xuất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu rời rạc
p ( giá trị của phép kiểm chứng khi bình phương ): xác xuất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu rời rạc
ES: mức độ ảnh hưởng của tác động
2.1. Mô tả dữ liệu
Kết quả điểm kiểm tra sau tác động được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. Điểm số cụ thể xin xem phần phụ lục
STT
Đại lượng
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
1
Mode
8
7
2
Trung vị
8
7
3
Giá trị trung bình
7,84375
6,966667
4
Độ lệch chuẩn
0,8076
1,0662
Bảng 2.1 : Mô tả dữ liệu
2.2. So sánh dữ liệu liên tục
Căn cứ vào bảng trên có thể thấy chênh lệch giá trị trung bình điểm số giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khá lớn. Giá trị chênh lệch này được thể hiện trong bảng sau
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Giá trị chênh lệch
7,84
6,97
0,87
Bảng 2.2 : So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Giá trị chênh lệch là 0,87 cho thấy sự khác biệt về điểm số của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. Tuy nhiên để khẳng định chêng lệch này là kết quả của tác động hay do các nguyên nhân ngẫu nhiên khác chúng ta cần kiểm tra bằng giá trị P của phép kiểm chứng T-test
Giá trị P trong phép kiểm chứng T-test đối với 2 lớp thực nghiệm cho kết quả sau
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Giá trị P
Đánh giá P
Giá trị trung bình
6,96
7,84
0,000524
0,000524 < 0,05
Bảng 2.3: Giá trị P của phép kiểm chứng T-test
Giá trị P được đánh giá trên cơ sở bảng sau :
Khi
Giá trị trung bình của 2 nhóm
P <= 0,05
Chênh lệch CÓ ý nghĩa
P > 0,05
Chênh lệch KHÔNG có ý nghĩa
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá giá trị P của phép kiểm chứng T-test
Giá trị P trong phép kiểm chứng T-test của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng trong nghiên cứu này là 0,000524 nhỏ hơn 0,05 cho thấy P là giá trị có ý nghĩa. Kết quả trên không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao, chênh lệch trung bình của điểm số là kết quả của tác động, các nguyên nhân ngẫu nhiên đã bị loại trừ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của việc sử dụng kênh hình trong dạy học mang lại hiệu quả rõ rệt đối với học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thụy Vân. Tuy nhiên tác động này lớn tới đâu lại cần dựa vào giá trị ES về mức độ ảnh hưởng của tác động.
Mức độ ảnh hưởng của tác động trong nghiên cứu này được thể hiện trong bảng sau :
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Giá trị trung bình
7,84
6,97
Độ lệch chuẩn
0,80
1,06
ES
0,82
Bảng 2.4 : Mức độ ảnh hưởng của tác động
Mức độ ảnh hưởng ES được đánh giá theo bảng tiêu chí Cohen
Giá trị ES
Ảnh hưởng
> 1,00
Rất lớn
0,08 – 1,00
Lớn
0,50 – 0,79
Trung bình
0,20 – 0,49
Nhỏ
< 0,20
Rất nhỏ
Bảng 2.5: Bảng tiêu chí Cohen
Mức độ ảnh hưởng ES trong nghiên cứu này là 0,82 cho thấy tác động mang lại hiệu quả ở mức độ lớn
2.3. So sánh dữ liệu rời rạc
Kết quả đo thái độ của học sinh sau tác động bằng bảng hỏi đối với các bài giảng môn Địa lý trong học kì 2 được thể hiện trong bảng sau
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Không tốt
Tổng
Lớp thực nghiệm
17
11
2
0
32
Lớp đối chứng
3
9
15
3
30
Bảng 2.6: Dữ liệu rời rạc
Khi bình phương = 22,941
Giá trị p = 0,00004154
Giá trị P của phép kiểm chứng khi bình phương (chi-square test) được đánh giá theo bảng sau :
Khi
Liên hệ giữa thành phần nhóm và kết quả
p <= 0,001
Chênh lệch CÓ ý nghĩa
p > 0,001
Chênh lệch KHÔNG có ý nghĩa
Bảng.. Tiêu chí đánh giá P của phép kiểm chứng khi bình phương
Giá trị P khi bình phương trong nghiên cứu này là 0,00004154 < 0,001 cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa thành phần nhóm và kết quả. Kết quả thu được không có khả năng ngẫu nhiên cao, thái độ tích cực của học sinh nhóm thực nghiệm trong tương quan với nhóm đối chứng là kết quả của tác động. Các nguyên nhân ngẫu nhiên được loại bỏ
3. KẾT LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM
- Thực nghiệm đã đảm bảo được mục tiêu đề ra, các nguyên tắc và quy trình thực nghiệm đảm bảo theo thiết kế nghiên cứu
- Các dữ liệu thu thập được đảm bảo tính khách quan và chính xác. Dữ liệu liên tục và dữ liệu rời rạc là kết quả của thang đo theo tiêu chuẩn quốc thế là cơ sở để chúng tôi phân tích dữ liệu thu được từ có rút ra được kết luận về hiệu quả thực tiễn của đề tài
- Tuy nhiên do một số điều kiện hạn chế nhất định mà nghiên cứu chỉ bó hẹp trong khôn khổ nhỏ, thực nghiệm chưa được thực hiện tại nhiều lớp học, trường học khác nhau do đó kết quả thực nghiệm chưa phải là kết quả tuyệt đối với nhiều trường học cũng như địa phương khác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung
Trên cơ sở mục đích, nghiệm vụ của đề tài và quá trình thực nghiệm đề tài đã chúng tôi có thể đưa ra các kết luận sau :
- Kênh hình giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình dạy học địa lý, nó giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách trực quan và sinh động hơn. Do vậy kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình không thể thiếu đối với cả giáo viên và học sinh trong việc dạy và học địa lý. Vì vậy nghiên cứu cách sử dụng kênh hình sao cho hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết
- Trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn nên kênh hình sử dụng trong dạy học còn hạn chế với những dụng cụ thô sơ và số lượng ít. Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục cũng như sự đầu tư của nhà nước thì kênh hình ngày càng được bổ sung phong phú và chất lượng hơn. Các loại kênh hình được sử dụng phổ biến hiện nay là bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh địa lý, băng hình,… Dựa vào điều kiện thực tế này thì giáo viên và các nhà giáo dục cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để tìn ra phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học
- Ở bậc Tiểu học, học sinh có ấn tượng mạnh mẽ đối với những đồ vật mang tính trực quan cao vì thế kênh hình lại càng chiếm ưu thế trong việc tác động vào quá trình tri giác của học sinh. Nếu giáo viên biết khéo léo sử dụng kênh hình để hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lý cũng như gây ấn tượng giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên do địa lý là một trong những môn học phụ trong chương trình Tiểu học nên thường ít được quan tâm và nghiên cứu. Chính vì vậy đặt ra việc phải có một phương pháp sử dụng kênh hình một cách khoa học để nâng cao hiệu quả của kênh hình trong dạy học
- Thông qua việc nghiên cứu, tiếp thu những lý luận cơ bản của các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu khai thác kênh hình trong dạy học địa lý chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu quy trình khai thác và vận dụng cụ thể với mỗi loại kênh hình, trước tiên là với bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ và tranh ảnh địa lý. Đề tài đã xây dựng được các bước khai thác cụ thể cũng như một số giáo án mẫu từ đó giúp giáo viên có thể vận dụng trong thực tế giảng dạy. Đồng thời giúp giáo viên có những cách tiếp thu với nguồn tri thức mở từ cuộc sống làm phong phú và nâng cao chất lượng bài dạy thông qua việc tìm kiếm kênh hình từ mạng Internet
- Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ. Chúng tôi áp dụng một tiêu chuẩn đo lường tương đối mới mang tính quy chuẩn quốc tế có thể đánh giá cả định tính và định lượng của quá trình thực nghiệm. Qua việc thu thập và xử lý số liệu khách quan cho thấy tác động tích cực của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học địa lý lớp 5
2. Một số kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý chúng tôi có một số kiến nghị sau :
- Giáo viên cần nghiêm túc, thường xuyên thực hiện việc dạy học gắn liền với kênh hình tạo cho học sinh thói quen và kĩ năng khai thác tri thức từ kênh hình.
- Đối với học sinh cần tạo cho các em thói quen sử dụng kênh hình ngay từ đầu để hình thành kĩ năng cũng như biểu tượng khái niệm địa lý
- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cho kênh hình tại trường học, liên tục cập nhật các phương tiện dạy học mới để bắt kịp với xu thế chung của xã hội. Đồng thời tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng kênh hình. Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng sử dụng kênh hình cho giáo viên thông qua các đợt tập huấn, trao đổi, các sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên biết cách sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, kênh hình hiện đại và truyền đạt kiến thức trong dạy học sao cho tốt nhất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Lịch sử - Địa lý 5, Bộ GD – ĐT, NXB Giáo dục.
[2] Sách giáo viên môn Lịch sử - Địa lý 5, Bộ GD – ĐT, NXB Giáo dục.
[3] Tự nhiên- xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên - xã hội 1,2, Bộ GD- ĐT, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.
[4] Lâm Quang Dốc (2006), Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa địa lý phổ thông, NXB Giáo dục
[5] Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc (2001), Lý luận dạy học địa lý ( Phần đại cương), NXB Đại học quốc gia hà nội
[6] Đặng Văn Đức (2005), Lý luận dạy học Địa lý, NXB Đại học Sư phạm.
[7] Phó Đức Hòa (1994), Giáo dục học Tiểu học, Trường Đại học sư phạm I.
[8] Đỗ Đình Hoan (1996), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục và phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
[9] Bùi Phương Nga(1999), Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội, NXB Giáo dục.
[10] Ngô Văn Nhuận, Phương pháp dạy học Địa lý, NXB Đại học sư phạm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 5.doc