Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí đang là phương pháp được đánh giá
cao trong việc phát triển tư duy Địa lí cho học sinh. Phương pháp này không những
cung cấp cho học sinh lượng tri thức tiếp cận cần thiết mà còn hình thành cho học
sinh nhiều kĩ năng và kĩ xảo nhạy bén. Tuy nhiên, hiên nay, việc ứng dụng phương
pháp này chưa phổ biến rộng rãi và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Để đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người sử dụng phương pháp này phải vững vàng
trong chuyên môn và vững vàng trong việc sử dụng các kĩ năng sư phạm cần thiết.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mindmap trong dạy học địa lý THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
1
Mục lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
I.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
I.2 Mục đích ..................................................................................................................... 2
I.3 Nhiệm vụ .................................................................................................................... 2
I.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
II. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 4
II.1 Khái niệm và nguồn gốc bản đồ tư duy .................................................................... 4
II.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học ................................................................... 5
II.2.1 Cách xây dựng bản đồ tư duy .................................................................... 5
II.2.2 Phần mềm hỗ trợ xây dựng Bản đồ tư duy ................................................ 6
II.2.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy ............................................... 9
II.2.4 Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình học ............10
II.2.5 Một số gợi để sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy và học ..............10
II.3 Một số bài dạy Địa lí phổ thông có thể sử dụng bản đồ tư duy .............................. 12
III. Kết luận ..............................................................................................................19
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 20
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài và đổi mới đòi hỏi sự toàn diện,
đồng bộ ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực. Đó là sự đổi mới nội dung chương trình
giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới môi trường dạy học,... Mục đích đổi
mới của nền giáo dục h.nh thành những xu hướng dạy học (quan điểm dạy học), từ
đó quy định phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh. Việc sử dụng các phương pháp mới như tư duy động não, hoạt
động nhóm, giải quyết vấn đề… ngày càng được áp dụng nhiều trong các bài giảng ở
các trường phổ thông.
Để kích thích học sinh tư duy khi học môn Địa lí thì phụ thuộc phần lớn vào
trình độ và tiềm năng sư phạm của người giáo viên, cụ thể là phương pháp tổ chức và
phương pháp giảng dạy của giáo viên quyết định, tất cả những điều đó không những
tạo ra cảm xúc, hứng thú mà còn vun đắp ý chí học tập của mỗi học sinh. Hệ thống
phương tiện dạy học phong phú như hệ thống bản đồ, biểu đồ và các bảng số liệu,
cho phép giáo viên dễ dàng lựa chọn các phương pháp dạy học để sử dụng trong quá
trình giảng dạy. Trong đó, phải kể đến là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy, sẽ
giúp học sinh có khả năng bao quát tốt hơn đối với các vấn đề kinh tế - xã hội của thế
giới, của các khu vực và từng quốc gia
I.2 Mục đích
Việc nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý phổ thông nhằm
giúp giáo viên có thêm nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả, học sinh hứng thú với
tiết học, nâng cao chất lượng của tiết học trên lớp.
I.3 Nhiệm vụ
Nghiên cứu một cách toàn diện kỹ thuật kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy từ đó
đánh giá khả năng ứng dụng thực tiễn bản đồ tư duy trong dạy học Địa lý phổ thông.
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
3
Đề xuất những giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tiễn bản đồ tư duy
trong dạy học bộ môn Địa lí ở phổ thông.
Xây dựng một số tiết học có thể sử dụng bản đồ tư duy trong chương trình Địa
lí phổ thông.
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài một cách hiệu quả và có hệ thống, tôi đã vận dụng những phương
pháp tiếp cận vấn đề cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các nguồn cung cấp tài liệu từ sách, báo,
internet, thu thập các tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Dựa trên những tài liệu thu thập được, tôi
đã tiến hành phân tích, chỉ ra nhưng nét chính lớn, những điểm khái quát nhất của lí
thuyết, từ đó phát biểu thành những ý cô đọng. Tìm ra những nét đặc thù, cấu trúc
của đề tài.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện để tài, tôi đã tiến hành so sánh với
phương pháp giảng bài truyền thống, lấy người giáo viên làm trung tâm với phương
pháp giảng bài có ứng dụng bản đồ từ duy. Từ đó đúc kết được những ưu điểm mà
bản đồ tư duy mang lại trong việc tiếp thu, phát triển tư duy cho học sinh phổ thông.
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
4
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 Khái niệm và nguồn gốc bản đồ tư duy
Những năm 70 của thế kỉ XX, Tony Buzan đã đưa ra mô hình và phổ biến
rộng rãi phương pháp sơ đồ tư duy (mind mapping). Đây là phương pháp được sử
dụng để ghi chú và trình bày thông tin dưới dạng sơ đồ. Sau đó, Nancy Margulies đã
phát triển công cụ này (hiện nay vẫn được các nhà khoa học cải tiến), đồng thời kết
hợp nó với những thành quả đạt được trong các ngành khoa học nhận thức, phương
pháp hệ thống, ngành đồ họa và nhân học.
Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy được chính thức nghiên cứu từ thập niên
70 và đã nhanh chóng phổ biến trên thế giới. Hiện nay hơn 250 triệu người trên thế
giới sử dụng bản đồ tư duy, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong
lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình
ảnh của bộ não. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng
một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…
bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
Bản đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương
pháp ghi chú đầy sáng tạo. Theo Tony Buzan, “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn
từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến
cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng mang lại sức sống và năng lượng vô
tận cho tư duy sáng tạo”.
Nghĩa của cụm từ Bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường
như bản đồ địa lí mà Bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch
tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết.
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế Bản đồ tư duy theo mạch tư duy của
mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm
hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
5
cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó
dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó, việc lập bản đồ tư duy phát huy
được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
II.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học
II.2.1 Cách xây dựng bản đồ tư duy
Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề: Tại sao lại phải dùng hình ảnh?
Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng
của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và
làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như
hình ảnh.
Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp
hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,…. bằng các
đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn,
dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất
nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Hình 1: Cách vẽ bản đồ tư duy
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
6
Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ
chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
II.2.2 Phần mềm hỗ trợ xây dựng Bản đồ tư duy
Cùng với sự ứng dụng nhanh chóng công nghệ thông tin vào việc dạy học, các
nhà lập trình trên thế giới đã xây dựng nhiều phần mềm vẽ bản đồ tư duy như
iMINDMAP, FREEMIND, Mindjet MindManager Pro… Bên cạnh những thuận lợi
mà các chương trình này mang lại như dễ dàng sử dụng vào việc thiết kế giáo án điện
tử, vẽ nhanh, gọn, không làm mất nhiều thời gian của giáo viên còn là rất nhiều hạn
chế, các chương trình còn thiết kế sơ sài, khả năng sáng tạo bị hạn chế, độ hấp dẫn và
độ tư duy trong bản đồ thấp, thường dễ gây nhàm chán cho học sinh nếu giáo viên
lạm dụng các chương trình này quá nhiều. Tóm lại, trong quá trình dạy học, giáo viên
nên kích thích sự sáng tạo và tư duy học sinh bằng cách sử dụng những bản đồ vẽ
trên giấy truyền thống. Trong phần dưới đây, tác giả sử dụng phần mềm Mindjet
MindManager Pro để tạo bản đồ tư duy, đây là phần mềm rất thông dụng và dễ sử
dụng cho nhưng người mới lần đầu tập vẻ bản đồ tư duy trên máy.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH MINDJET MIND MANAGER
Sử dụng Open - Import - Save - Print - Send - Export của Mindjrt Mind Manager :
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
7
Tạo file mới :
Thanh công cụ
Tạo file
mới
Tạo file blank
mới
Tạo file mới từ Templates có
sẵn
Tạo file mới giống file có
sẵn
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
8
Tạo map:
Hiệu chỉnh map:
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
9
Chèn note, hình ảnh:
Trên là những tính năng cơ bản, sau khi hoàn chỉnh Bản đồ tư duy, chúng ta xuất file
tương tự các ứng dụng office khác, vào file – save as – chọn nơi lưu – đuôi (ảnh, ppt,
doc,…) – OK, như vậy chúng ta đã có một bản đồ tư duy để sử dụng vào việc dạy học Địa
lí bằng giáo án điện tử.
II.2.3 Sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy
Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong các
bước lên lớp, tùy vào yêu cầu nội dung bài học và trình độ của học sinh:
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
10
- Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ
- Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc giảng bài mới
- Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức
- Sử dụng Bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà
II.2.4 Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình học
Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “bản
đồ” cùng với dẫn dắt của GV để các em làm quen. Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho
chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một
bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức.
Hướng cho HS có thói quen tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD.
Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ
ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ...
các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút chít”... các đường nhánh có thể
là đường thẳng hay đường cong.
Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy
II.2.5 Một số gợi để sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy và học
Hình 2 : Khả năng sữ dụng Bản đồ tư duy vào trong giảng dạy
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
11
Để sử dụng tốt sơ đồ tư duy làm công cụ, phương tiện dạy học trước tiên giáo viên
phải cung cấp cho các em các kiến thức về sơ đồ tư duy, những lợi ích khi sử dụng sơ đồ
tư duy cũng như cách thành lập một sơ đồ tư duy.
* Giáo viên sử dụng các sơ đồ tư duy được xây dựng ở trên để tổ chức các hoạt động học
cho học sinh:
- Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy được xây dựng sẵn dưới dạng tranh ảnh để minh họa
cho nội dung bài học, hoặc sử dụng trực tiếp file mềm nếu kết hợp với bài giảng Power
Point.
- Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh. Đối với nhóm
nhỏ có thể phát phiếu học tập là các sơ đồ tư duy có sẵn chủ đề nhưng bị khuyết ở các
nhánh để yêu cầu các em thảo luận và hoàn thiện sơ đồ. Với các nhóm lớn hơn có thể cho
các em thảo luận và xây dựng một sơ đồ tư duy theo
chủ đề cho sẵn rồi đối chiếu với sơ đồ xây dựng sẵn.
- Chính xác hóa nội dung bài học, củng cố kiến thức cho học sinh cuối buổi học, cuối
chương, giúp các em có cái nh.nh tổng quát về nội dung của bài học, của chương.
- Kiểm tra, đánh giá quá tr.nh nhận thức của học sinh: có thể yêu cầu học sinh xây dựng
một sơ đồ tư duy thể hiện nội dung của một bài, hoặc một phần của bài họa tùy theo hình
thức, thời lượng kiểm tra: kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15’, hay kiểm tra 1 tiết,...
- Hướng dẫn học sinh tự học, ôn tập trước khi kiểm tra trước khi thi,.. dựa trên các sơ đồ
được xây dựng sẵn.
* Đối với học sinh:
- Học sinh có thể tự xây dựng các sơ đồ tư duy như trên làm tài liệu học tập. Xây dựng
các sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh có cái nh.n một cách hệ thống về môn học, các kiến
thức được ghi nhớ một cách khoa học, kiến thức được sắp xếp từ khái quát đến cụ thể, chi
tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ, nhớ lâu hơn, đồng thời phát triển tư duy cho học
sinh, giúp học sinh rèn luyện năng lực tự học
- Học sinh cũng có thể áp dụng cách xây dựng sơ đồ tư duy để ghi chép bài hoặc lập các
kế hoạch học tập.
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
12
II.3 Một số bài dạy Địa lí phổ thông có thể sử dụng bản đồ tư duy
Chương trình Địa lí THPT và khả năng thiết kế các bản đồ tư duy trong việc
dạy học
Chương trình Địa lí THPT bao gồm tổng hợp các kiến thức khoa học về tự
nhiên, kinh tế - xã hội ở từng khối lớp như sau:
Lớp 10: phần Địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội)
Lớp 11: phần Địa lí thế giới (các quốc gia, tổ chức, khu vực)
Lớp 12 : phần Địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội)
Chương trình Địa lí THPT trong một năm học (37 tuần) mỗi cấp lớp được
phân bổ như sau:
Lớp 10: 52 tiết
Lớp 11: 35 tiết
Lớp 12: 52 tiết
Số lượng kiến thức khá nhiều so với thời lượng của tiết học nên việc xây thiết kế
Bản đồ tư duy vào dạy học là cần thiết để giảm tải cho học sinh.
Trong quá trình tìm hiểu các giáo án giảng dạy Địa lí phổ thông trung học, tôi có
đem ra một số bài học có thể sử dụng Bản đồ tư duy vào việc dạy học. Việc ứng
dụng và sử dụng chúng như thế nào còn phụ thuộc vào phương pháp và trình độ sư
phạm của người giáo viên. Dựa vào tình hình thực tế, khả năng sử dụng công nghệ
thông tin hoặc phương pháp thể hiện bản đồ tư duy trên giấy, bảng dạy, giáo viên nên
linh hoạt và có những sáng tạo bất ngờ về nội dung hoặc phương pháp thể hiện bản
đồ tư duy để kích thích sáng tạo của học sinh cách lâu dài và hiệu quả nhất. Dưới đây
là một số bài dạy có khả năng ứng dụng bản đồ tư duy.
Lớp 10: Bài 12 : Một số loại gió chính; Bài 13: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
mưa; Bài 15: Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông; Bài 17: Các nhân tố hình
thành đất; Bài 18: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật;
Bài 22: Gia tăng dân số; Bài 26: Các nguồn lực phát triển kinh tế - cơ cấu nền kinh tế,
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
13
Bài 27: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình thức
tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; Bài 31: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công
nghiệp; Bài 33: một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, Bài 35: Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ; Bài 36: Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải; Bài 37: Địa lí các ngành giao
thông vận tải;
Nét chung của giáo án Địa lí lớp 10: Các nhân tố, các nguồn lực ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố của một ngành – phân ngành kinh tế nào đó, một số hình thức tổ
chức lãnh thổ của ngành kinh tế.
Hình 3: tác động của các nghành kinh tế đến nghành giao thông vận tải
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
14
- Lớp 11: Kiến thức Địa lí sách giáo khoa 11 bao gồm kiến thức Địa lí đại cương các
quốc gia và khu vực, một số vấn đề mang tính toàn cầu, một số vấn đề của châu Phi,
châu Mĩ Latinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Hình 4: các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
15
Hình 5: Tóm tắt kiến thức bài Trung Quốc (SGK 11) bằng Bản đồ tư duy
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
16
Lớp 12: nội dung chương trình SGK Địa lí 12 đề cập đến các phần địa lí tự nhiên, địa
lí kinh tế, địa lí dân cư của Việt Nam. Hầu hết các bài giảng này đều có thể ứng dụng
bản đồ tư duy. Trong chương trình Địa lí THPT thì Địa lí 12 được thiết kế khá nhiều
bài, nhưng các bài dạy đều khá gọn, có cấu trúc logic rõ ràng. Ví dụ, khi trình bày thế
mạnh tự nhiên của một vùng thì ta sẽ đề cập theo thứ tự: vị trí, địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng, sinh vật…, hay khi trình bày cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm 3
nhóm với 29 ngành. Yêu cầu của chương trình Địa lí lớp 12 đòi hỏi học sinh phải nắm
vững tất cả các đặc điểm tự nhiên cũng như xã hội, các nhân tố hình thành, các thế
mạnh cũng như khó khăn, động lực phát triển của vùng hoặc của ngành. Học sinh nắm
được các quy tắc và nếu trình bày chúng được dưới dạng Bản đồ tư duy, sẽ dễ dàng
hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Hình 6: Thể hiện kiến thức hiệu ứng nhà kính bằng bản đồ tư duy
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
17
Hình 7: Tài nguyên du lịch ở Việt Nam
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
18
Hình 8: Các thế mạnh của vùng đồng bằng sông Hồng
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
19
III. Kết luận
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí đang là phương pháp được đánh giá
cao trong việc phát triển tư duy Địa lí cho học sinh. Phương pháp này không những
cung cấp cho học sinh lượng tri thức tiếp cận cần thiết mà còn hình thành cho học
sinh nhiều kĩ năng và kĩ xảo nhạy bén. Tuy nhiên, hiên nay, việc ứng dụng phương
pháp này chưa phổ biến rộng rãi và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Để đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi người sử dụng phương pháp này phải vững vàng
trong chuyên môn và vững vàng trong việc sử dụng các kĩ năng sư phạm cần thiết.
SVTH: Lê Văn Hải – K36603030 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Liên
20
Tà i liệu thàm khảo
1. Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí – NXB Đại học Sư
phạm
2. Nguyễn Thị Kim Liên (2012), Thiết kế hệ thống bài tập thực hành lí luận và
phương pháp dạy học Địa lí – NXB Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3. Sách giáo khoa Địa lí cơ bản lớp 10, 11 và 12 – NXB Giáo dục Việt Nam
4. Internet:
bandotuduy.violet.vn
bkhcm.info
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_mindmap_trong_day_hoc_dia_li_thpt_7408.pdf