Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1 Khái quát về sư phạm tương tác 7
1.1 Các tác nhân 7
1.1.1 Người học 7
1.1.2 Người dạy 8
1.1.3 Môi trường 9
1.2 Các thao tác 10
1.2.1 Phương pháp học 10
1.2.2 Phương pháp sư phạm 11
1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường 12
1.3 Các nguyên lý 13
1.3.1 Người học - Người thợ 13
1.3.2 Người dạy - Người hướng dẫn 13
1.3.3 Môi trường - Tác nhân ảnh hưởng 14
1.4 Vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 14
14.1 Trong quá trình dạy học 14
14.2 Trong môn Tiếng Việt 17
2 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 17
2.1 Đặc điểm nhận thức 18
2.1.1 Tri giác 18
2.1.2 Chú ý 18
2.1.3 Trí nhớ 19
2.1.4 Tư duy 19
2.2 Đặc điểm nhân cách 20
2.2.1 Tình cảm 20
2.2.2 Tính cách 20
2.2.3 Hứng thú 21
2.2.4 Tự đánh giá và đánh giá 21
2.3 Hoạt động ngôn ngữ 21
3 Thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 22
3.1 Chương trình sách giao khoa và các tài tài liệu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 22
3.2 Về phía giáo viên 24
3.3 Về phía học sinh 25
4 Nguyên nhân của thực trạng 26
Chương II: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 27
1 Phương pháp dạy học 27
1.1 Phương pháp dạy học thảo luận nhóm 27
1.2 Phương pháp trò chơi 32
2 Hình thức dạy học 39
2.1 Học cá nhân trên lớp 39
2.2 Dạy học theo nhóm 43
Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 49
1 Mục đích thực nghiệm 49
2 Đối tượng thực nghiệm, địa bàn thực nghiệm 49
3 Nôi dung thực nghiệm 49
4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 54
5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 54
PHẦN KẾT LUẬN 62
PHẦN PHỤ LỤC 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Chu Thuỷ An - Bùi Thu Thuỷ : Lý luận DHTV và VH ở tiểu học.
2- Nguyễn Thanh Bình : Tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp hợp tác - Tạp chí nghiên cứu giáo dục - số 3 năm 1998.
2 Jean -Mare De nom mé và Madeleine Ray : Tiến tới 1 phương pháp Sư phạm tương tác - NXB Thanh Niên - 2000.
3- Ngô Thu Dung : Một số vấn đề lý luận về kỹ năng học theo nhóm của học sinh - Tạp chí Giáo dục số 46 năm 2000.
4 - Nguyễn Danh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Lê Ngọc Lan: Tâm lý học - NXB Giáo dục - 1998.
5- Nguyễn Thị Hạnh : Dạy học ở tiểu học. NXB ĐHQG, HN - 2000
6- Vũ Lệ Hoa: Sử dụng Phương pháp sư phạm tương tác một biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh - Tạp chí Giáo dục số 24 năm 1998.
7- Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành : GDHTH - ĐHV.- 2000.
8 - Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Hữu Dũng : GDH - NXB Giáo dục .- 1998.
9- Lê Phương Nga, Nguyễn Tú: PPDHTV ở tiểu học tập 1, 2 - NXB Giáo dục - 1999.
10- Nguyễn Tú: Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo dục.- 2000.
11- Nhiều tác giả : Sách giáo khoa TV ở tiểu học chương triình 2000 và CCGD.
12- Nhiều tác giả : Các phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học : Tập đọc, Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn.
13- Nhiều tác giả: Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2 và dạy học từ ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt - Tạp chí Thế giới trong ta số 199
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6093 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở Tiểu Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội dưới sự giám sát chặt chẽ của giáo viên và tuyên bố đội thắng. Lúc này giáo viên trong vai trò là trọng tài chính sẽ đưa ra nhận xét cuối cùng về cách chơi, kết quả cũng như thái độ của từng đội, từng học sinh trong khi chơi, nhận xét của giáo viên có tác dụng giúp học sinh điều chỉnh cách chơi, thái độ...
Tóm lại: Từ quy trình tổ chức trò chơi học tập như trên chúng ta thấy: Trong trò chơi học tập có sự tương tác giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên, học sinh - giáo viện - môi trường, cụ thể là: Để có thể ''Chơi'' được trong nhóm thì học sinh phải thảo luận, phải trao đổi với nhau để giải quyết các yêu cầu do trò chơi đặt ra, đồng thời phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để tiến hành trò chơi một cách nhịp nhàng, nhanh chóng. Không những thế thông qua việc cùng chơi với bạn, học sinh có thể nhận được những tín hiệu đồng tình hay không đồng tình của bạn để điều chỉnh cách chơi cho phù hợp, sau khi trò chơi kết thúc dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh còn được tham gia vào quá trình đánh giá sản phẩm do chính mình tạo ra. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy vai trò người “Thợ chính” của học sinh, làm cho sự tương tác giữa học sinh - học sinh được tăng cường.
Trong trò chơi sự tác động qua lại giữa giáo viên - học sinh thể hiện ở chỗ giáo viên thực hiện tác động sư phạm đến học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Còn học sinh trong quá trình tham gia trò chơi đã thể hiện mức độ nắm vững kiến thức, mức độ thành thục mặt kỹ năng, thái độ của học sinh khi chơi, mức độ hợp tác giao lưu với bạn... đó là những tín hiệu ngược phát ra từ phía học sinh nó là cơ sở để giáo viên xác định hiệu quả của tác động sư phạm để từ đó mà có biện pháp duy trì hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy của mình cũng như những thái độ hoạt động tiêu cực từ phía học sinh. Trong phương pháp dạy học này tâm thế, sự hứng khởi của học sinh khi chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã tạo ra môi trường học tập sôi nổi, hào hứng có tác dụng kích thích học sinh chơi tốt hơn, học tốt hơn. Như vậy trong quá trình dạy học thông qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh sự tương tác giữa giáo viên - học sinh - môi trường diễn ra mạnh mẽ và tất cả sự tương tác đó đều nhằm mục đích tác động đến quá trình nhận thức của học sinh, kích thích tích cực, tự giác và hợp tác của các em trong quá trình học tập. Sau đây là một số trò chơi thể hiện rõ nét sự tương tác giữa giáo viên - học sinh - môi trường:
Trò chơi 1: Trong bài “Câu hỏi” (TV 4 - CTTN) giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua đặt câu hỏi giữa các nhóm để củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng đặt câu hỏi thông qua trò chơi thi đặt câu hỏi.
Cách thức tiến hành như sau:
- Giáo viên phổ biến tên trò chơi và luật chơi:
+ Tên trò chơi: Thi đặt câu hỏi
+ Luật chơi: Khi có lệnh ''bắt đầu'' người chơi nhanh chóng thảo luận để đặt các câu hỏi về vật thật (Lá cây, quyển sách, cái bút...) mà giáo viên đưa ra sau đó ghi những câu hỏi đặt được vào giấy. Khi có lệnh “kết thúc” người chơi dừng lại lần lượt dán kết quả lên bảng để các bạn (nhóm khác) kiểm tra đánh giá và cho điểm .
Thang điểm như sau: Mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm; sai chính tả trừ 5 điểm, câu hỏi giống nhau tính điểm 1 lần. Đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng.
- Phân công chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
- Tiến hành chơi: Chẳng hạn: Khi giáo viên đưa ra quyển sách học sinh sẽ đặt câu hỏi như sau:
- Quyển sách này của ai?
- Quyển sách này tên gì?
- Bạn mua quyển sách này ở đâu?
- Bạn có thích quyển sách này không?....
- Nhận xét: Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm đọc câu hỏi của nhóm mình cho các nhóm khác và giáo viên kiểm tra, giáo viên căn cứ vào thang điểm để cho điểm các đội. Đội nào nhiều điểm là thắng trong quá trình kiểm tra giáo viên cùng học sinh chỉ ra lỗi sai (Ngữ pháp, chính tả..) của các đội và sửa sai.
Trò chơi 2: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sau để cung cấp thêm nghĩa của từ ''đánh'' cho học sinh (Từ nhiều nghĩa - TV 5 - CTTN)
Tên trò chơi: Giải nghĩa từ ''Đánh''
Chuẩn bị: 20 thẻ có kích thước bằng nhau, mỗi thẻ ghi rõ một kết hợp có từ "Đánh''. Ví dụ: Đánh mấy roi; Đánh trống khua chiêng; đánh giá kết quả học tập; đánh mất vở ..... và 20 thẻ bằng giấy màu khác có kích thước bằng nhau, trên mỗi thẻ ghi rõ một nghĩa của từ ''Đánh'' . Ví dụ: Dùng roi để làm cho đau; Dùng một vật tác động vào một vật khác để tạo ra âm thanh; định giá trị cho kết quả học tập, làm xảy ra việc không may do sơ xuất ... Giáo viên chuẩn bị 4 tờ giấy khổ rộng cho 4 đội.
Cách tiến hành:
- Luật chơi: Mỗi đội được phát 5 thẻ ghi rõ kết hợp của từ ''đánh'' và 5 thẻ ghi rõ nghĩa của từ ''đánh'' tương ứng với các kết hợp trên. Khi có lệnh ''bắt đầu'' các thành viên trong đội trao đổi để ghép lời giải nghĩa của từ ''Đánh'' trong mỗi kết hợp sau đó nhanh chóng dán cặp lời giải vào giấy khổ rộng rồi dán lên bảng để cho các bạn (đội khác) và giáo viên kiểm tra, cho điểm. Đội nào làm đúng, nhanh là thắng.
- Phân công chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm đội, cử đội trưởng phát giấy khổ rộng cho các nhóm.
- Tiến hành chơi: Học sinh bàn bạc, trao đổi để ghép lời giải nghĩa chứa từ “đánh” trong mỗi kết hợp, chẳng hạn: “Dùng roi để làm cho đau” ghép với kết hợp “đánh mấy roi”; “Dùng một vật tác động vào một vật khác để tạo ra âm thanh” ghép với kết hợp “đánh trống khua chiêng”...
- Nhận xét: Giáo viên và học sinh dựa vào số lượng và độ chính xác của cặp lời giải, mức độ làm xong nhanh hay chậm của các nhóm.
Trò chơi 3 : Trò chơi: Ai tìm từ giỏi.
Được sử dụng cho tất cả các bài ôn tập phần học vần ở lớp 1.
Tên trò chơi: : Ai tìm từ giỏi.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các thẻ hình chữ nhật trên đó ghi các âm, vần học sinh đã được học trong tuần. Ví dụ: Ở tuần 7 có các vần, ai, ai, ôi, ơi, ưu, ui, ưi, ươi, uôi, ay, ây.
Cách thức tiến hành :
- Luật chơi: Khi trọng tài lấy một thẻ chữ bất kỳ giơ cho mọi người nhìn rõ và hô ''bắt đầu'' từng thành viên trong nhóm nhanh chóng thảo luận để tìm từ, tiếng có âm vần có trong thẻ chữ và ghi vào giấy. Hết thời gian quy định các nhóm nhanh chóng dán kết quả lên bảng để tổ trọng tài kiểm tra và ghi điểm
- Phân công chơi: + Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng thành viên trong mỗi nhóm là như nhau, mỗi nhóm chuẫn bị một mảnh giấy nhỏ trên đó ghi sẵn tên của nhóm.
+ Giáo viên cử 1 nhóm từ 3 -5 học sinh làm trọng tài.
- Tiến hành chơi: Học sinh tìm từ tiếng có âm, vần trong thẻ chữ rồi ghi vào giấy.
- Nhận xét: Tổ trọng tài căn cứ vào số lượng và độ chính xác của từ, tiếng các đội tìm được, mức độ làm xong nhanh hay chậm của các nhóm...
Trò chơi 5: Bài "Lòng dân" (Tiếng Việt 5 - CTTN), giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện giọng đọc các nhân vật trong bài thông qua trò chơi: Cùng đọc phân vai.
Tên trò chơi: Cùng đọc phân vai.
Cách tiến hành:
- Luật chơi : Các thành viên trong nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng thảo luận, tự phân vai và tập đọc diễn cảm, thể hiện đúng tính cách, giọng điệu của từng nhân vật trong đoạn kịch đã học để thi đua với các nhóm khác.
Thang điểm: Đọc đúng giọng nhân vật: 5 điểm, kết hợp nhuần nhuyễn khi đọc giữa các thành viên trong đội: 3 điểm, sáng tạo: 2 điểm
- Phân công chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6¸8 học sinh, cử nhóm trưởng
- Tiến hành chơi: Các thành viên trong nhóm tự phân vai và tập đọc diễn cảm sau đó chọn một số bạn đọc tốt để tham gia thi ở lớp. Hết thời gian giáo viên yêu cầu từng nhóm lên bảng thể hiện kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên cử ban giám khảo là đại diện các nhóm còn lại, nhiệm vụ của ban giám khảo là theo dõi và cho điểm các nhóm.
- Nhận xét: Giáo viên căn cứ vào mức độ phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong một đội khi đọc, khả năng thể hiện giọng đọc đúng với tính cách nhân vật, thái độ của học sinh khi chơi... để cho điểm. Trong quá trình nhận xét kết quả chơi của học sinh giáo viên chỉ ra chỗ sai của học sinh khi đọc, khi phối hợp với bạn...để học sinh sửa chữa, tuyên dương học sinh chơi tốt.
Trò chơi 6: Đối với các bài như: Đổi giầy, có công mài sắt có ngày nên kim, quả tim của khỉ... Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thì đóng hoạt cảnh thể hiện theo nội dung tác phẩm giữa các nhóm như: Đóng hoạt cảnh thể hiện nội dung câu chuyện ''Có công mài sắt, có ngày nên kim''; đóng hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện '' Đổi giày''; em hãy đóng vai một trong hai con vật để kể lại câu chuyện “Quả tim khỉ”... Để việc đóng vai trò đó đạt hiệu quả cao cũng như kích thích tinh thần thi đua giữ các nhóm giáo viên có thể chuẩn bị một số đồ dùng làm dụng cụ minh hoạ như : Chuẩn bị một thỏi sắt, một cây kim, một cái khăn để dựng hoạt cảnh bài ''Có công mài sắt, có ngày nên kim" hoặc một số chiếc giày để đóng hoạt cảnh trong bài ''Đổi giày''...
Để trò chơi kích thích được sự cọ sát giữa các thành viên trong nhóm cũng như tăng tính chất quyết liệt giáo viên thể yêu cầu học sinh thảo luận, phân vai dựng lại chuyện, sau mỗi lần các thành viên trong nhóm dựng lại câu chuyện ở nhóm mình các thành viên khác nhận xét, góp ý và cử một số bạn đóng tốt nhất tham gia thi trước lớp. Nội dung thi: mỗi tổ cử một số bạn đại diện dựng lại câu chuyện, giáo viên lập tổ trọng tài cho điểm vào bảng con (đối với học sinh nhỏ) hoặc cho điểm vào giấy (đối với học sinh lớn), nhóm nào, tổ nào được nhiều điểm là thắng.
Từ những ví dụ trên ta thấy nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, ... thì sự tác động của giáo viên - học sinh chỉ là sự tác động một chiều và chỉ tác động lên một số ít học sinh (Những học sinh trả lời hoặc làm bài tập), giờ học vẫn sẽ được đánh giá là thành công nếu như trong giờ học đó có một hoặc một vài học sinh tham gia làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra. Trong khi đó phần lớn học sinh ngồi chơi, ngồi ''đẹp'' để cô giáo không để ý. Giờ học lúc này chỉ yêu cầu học sinh một phương thức hành động duy nhất là dùng lời dẫn đến tình trạng học sinh ngại học, không hứng thức với việc học. Song nếu giáo viên biết cách tổ chức khâu này theo hướng tổ chức trò chơi học tập theo nhóm nhỏ thì thông qua sự cọ xát, tương tác giữa các học sinh với nhau, những kiến thức kỹ năng được củng cố một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn .
2- HÌNH THỨC DẠY HỌC :
2.1- Học cá nhân trên lớp:
Đứng trên lập trường của phương pháp sư phạm tương tác có thể hiểu hình thức dạy học cá nhân là hình thức dạy học mà học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho từng học sinh để đáp ứng yêu cầu học tập của các em và ngược lại từng học sinh có thể làm việc trực tiếp với giáo viên .
Giáo dục học hiện đại đã chỉ ra rằng: Việc tổ chức dạy học theo hình thức học cá nhân trên lớp phải được hiện theo đúng trình tự sau: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho từng học sinh, sau khi nhận nhiệm vụ học tập học sinh tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao, sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện kết quả làm việc của mình, gíao viên lắng nghe và nhận xét kết quả học tập của cá nhân.
Trong môn học Tiếng Việt ở tiểu học hình thức dạy học này được sử dụng rộng rãi trong cả 8 phân môn, song để tổ chức hình thức dạy học này có hiệu quả cần tiến hành như sau:
Trước tiên giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho từng các nhân, nhiệm vụ đó có thể giống nhau hoặc khác nhau phụ thuộc vào nội dung bài học, trình độ nhận thức của từng học sinh và được thể hiện bằng phiếu học cá nhân hoặc bằng lời nhưng tốt nhất là dùng phiếu bài tập, phiếu bài tập là hệ thống bài tập và nhiệm vụ mà từng học sinh phải thực hiện trong giờ học để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, hình thành kỹ xảo. Sau đây là một số phiếu bài tập được xây dựng trên tinh thần của phương pháp sư phạm tương tác:
Phiếu 1 :
Em hãy điền tên nhân vật (Sẻ hoặc Chích) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hoạt động ấy thành một câu chuyện . Kể lại câu chuyện :
1) Một hôm ............................................ được bà gửi cho một hộp kê .
2) Thế là ngày nào .................................... cũng nằm trong tổ ăn kê một mình.
3) ........................................ đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
4) Khi ăn hết, ............................................................ bèn quẳng chiếc hộp đi.
5) .......................... không muốn chia cho ........................ cùng ăn.
6) .................... bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào chiếc lá rồi đi tìm người bạn thân của mình.
7) Gió đưa những hạt kê trong hộp bay xa.
8) ....................................... vui vẻ đưa cho ........... một nửa.
9) .......... ngượng nghịu nhận quà của ............... và "tự nhủ............ đã cho mình một bài học quý giá về tình bạn.”
(“Kể lại hành động nhân vật” - T V 4-CTTN)
Phiếu 2:
Câu 1: Câu nào trong đoạn văn sau em cho là khó đọc ? Dùng một gạch xiên ( / ) thể hiện chỗ ngắt giọng, một gạch đứng ( | ) thể hiện chỗ nghỉ và gạch chân dưới những từ ngữ cần nhấn giọng trong câu đó:
a) “Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu haiđồng và hai cái bát, dặn:
- Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé !....”
b) “Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về hỏi bà:
- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm ?
Bà phì cười.
- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được !...”
c) “Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về hỏi :
- Nhưng đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ ?”
Câu 2: Nối nhân vật với giọng đọc của nhân vật mà em cho là đúng.
Cậu bé Trầm, nhẹ nhàng, không nén nổi buồn cười.
Bà Chậm rãi, hài hước.
Người dẫn chuyện Ngây thơ, ngốc nghếch, trong sáng.
Câu 3: Đánh dấu nhân vào ô trống em lựa chọn.
Truyện vui “Đi chợ” nói lên sự thông minh, nhanh trí của cậu bé.
Truyện vui “Đi chợ” nói đến chuyện tương và mắm ở quê cậu bé rất ngon.
Truyện vui “Đi chợ ” nói lên sự ngây thơ ngốc nghếch của cậu bé.
Câu 4: Nếu được trả lời cậu bé thay bà, em sẽ nói với cậu bé như thế nào?
(“Đi chợ” - TV 2- CT mới).
Phiếu 3:Hãy nhớ và viết đoạn thơ từ “Nhìn thấy gió”đến “cử kính vỡ rồi” trong bài “Tiểu đội xe không kính”(Chính tả - TV4 - CTTN)
Phiếu 4: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời đúng nhất.
1- Vì quê hương rất đẹp.
2- Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất gỏi.
3- Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
(“Vẽ quê hương” - TV 3 - CTTN)
Phiếu 5: Tìm một từ có thể điền vào các chỗ trống dưới đây:
a. Một ....bút một....thuyền,
b. Một ....sao một...con thỏ
c. Một....bộ đội một ....học sinh.
(Luyện từ và câu - TV 3 - CTTN)
Từ những phiếu học trên ta thấy: Phiếu học có thể sử dụng trong toàn bộ tiến trình lên lớp, nhưng cũng có thể chỉ sử dụng ở một khâu nào đó của quá trình. Song về mặt nội dung phiếu học chứa đựng hệ thống kiến thức, kỹ năng cần hình thành cho học sinh trong quá trình học tập. Chính hệ thống bài tập và nhiệm vụ trong phiếu là phương tiện truyền tải tác động sư phạm của giáo viên tới 100% học sinh.
Sau khi giao nhiệm vụ học tập cho từng thành viên trong lớp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của phiếu sau đó từng thành viên trong lớp tiến hành các hành động học tập để giải quyết các nhiệm vụ, giáo viên lúc này có quan sát, giúp đỡ học sinh học yếu, động viên học sinh học tốt.
Khi học sinh làm bài tập xong giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả làm việc của mình để học sinh khác, giáo viên kiểm tra hoặc yêu cầu học sinh kiểm tra chéo. Giáo viên lắng nghe học sinh trình bày kết quả làm việc vủa mình, nhận xét sửa sai cho các em và đưa ra đáp án chính xác của các nhiệm vụ học tập đó để “chốt” lại nội dung bài học, ý “chốt” này của giáo viên là thước đo kết quả làm bài của học sinh.
Như vậy, thông qua phiếu học giáo viên thể hiện vai trò của người hướng dẫn qua việc thiết kế, tổ chức, điều khiển hoạt động giải bài tập và nhiệm vụ của học sinh theo một trình tự nhất định nhằm giúp học sinh sáng tạo (với nghĩa là sáng tạo lại) những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân, đó là cách tối ưu nhất để học sinh hiểu sâu, rộng những kiến thức, kỹ năng này bởi “Sáng tạo ra sự vật là cách tốt nhất để hiểu sự vật” (3)
Trong quá trình tác động đến học sinh, giáo viên cũng thu được những tín hiệu ngược lại từ phía học sinh cụ thể là: Thông qua quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể biết được tác động sư phạm của mình là tích cực hay tiêu cực để từ đó có biện pháp duy trì hoặc điều chỉnh nó. Như vậy thông qua phiếu học giáo viên đã tác động tới học sinh và học sinh cũng tác động trở lại giáo viên.
Trong khi thực hiện cùng một nhiệm vụ học tập ở những học sinh khác nhau có thể có những đáp án khác nhau. Chính sự khác nhau này đã thôi thúc các em suy nghĩ, lý giải căn nguyên của hiện tượng trên. Trong quá trình suy nghĩ, lý giải đó các em sẽ phát hiện ra chỗ sai, chỗ đúng, chỗ thiếu ... của bạn, của mình để có biện pháp học tập hoặc sửa chữa. Hoặc khi giải quyết các nhiệm vụ học tập khác nhau thì việc lắng nghe kết quả làm bài của bạn cũng là cách giúp học sinh lĩnh hội tri thức cho bản thân. Như vậy là thông qua việc thực hiện và thể hiện đáp án của bài tập và nhiệm vụ trong phiếu giữa học sinh với học sinh cũng có sự tác động qua lại.
Tuy nhiên trong quá trình tác động qua lại giữa học sinh - học sinh, giáo viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi với tư cách là người trọng tài giáo viên sẽ lắng nghe và giúp các em xác định đâu là chân lý khoa học để từ đó học sinh đối chiếu với kết quả làm việc của bản thân để kiểm tra và điều chỉnh nó. Việc làm của giáo viên như vậy là giáo viên đã thực hiện tác động đến học sinh.
Vậy môi trường trong dạy học cá nhân ảnh hưởng như thế nào đối với giáo viên, học sinh ? Có thể hiểu một cách chung nhất về môi trường trong dạy học cá nhân theo tinh thần của phương pháp sư phạm tương tác đó là bầu không khí cởi mở, thoải mái nhưng nghiêm túc giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Môi trường này được xây dựng trên mối quan hệ bình đẳng, cùng hợp tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Giáo viên không còn là người đứng ở trên cao áp đặt kiến thức xuống đầu học sinh, trái lại giáo viên cùng là người hợp tác, giao lưu với học sinh để cùng học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập theo cách của người hướng dẫn. Chính bầu không khí được xây dựng trên quan hệ đó đã kích thích tính tích cực học tập, giao lưu, cùng học cùng tham gia của các tác nhân làm cho nhiệm vụ học tập được giải quyết một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Bên cạnh việc dùng phiếu bài tập giáo viên có thể sử dụng phương pháp trò chơi, đàm thoại...trong khi tổ chức hình thức dạy học cá nhân, song việc sử dụng nó phải đảm bảo cho 100% học sinh được tham gia vào hoạt động học tập và hợp tác với bạn, với thầy.
2.2- Dạy học theo nhóm:
Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học chia lớp thành nhiều nhóm, chế độ hoạt động của học sinh trong nhóm là: Thảo luận, trao đổi, bàn bạc và kiểm tra chéo nhau trên cơ sở đó mà lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của giáo dục học về hình thức tổ chức dạy học theo nhóm vào một môn học cụ thể là môn Tiếng Việt ở tiểu học, chúng tôi nhận thấy muốn sử dụng hình thức dạy học này cần thực hiện các công việc sau:
Để có thể dạy học theo nhóm trước hết phải có nhóm học tập, muốn vậy giáo viên phải nắm được kỹ thuật chia nhóm tuỳ theo nội dung, tính chất bài học, môn học mà giáo viên chia nhóm theo trình độ, sở thích của học sinh hay tổ chức các nhóm hỗn hợp. Việc chia nhóm của học sinh không nên cố định trong một thời gian dài bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, hợp tác của học sinh (Xem thêm mục 1.1. Phương pháp thảo luận). Có thể nói lúc này giờ học lúc này được cấu thành bởi từng nhóm học tập nhỏ thay vì cá nhân riêng lẻ...
Sau khi chia nhóm giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, nhiệm vụ học tập này có thể giống hoặc khác nhau ở các nhóm song phải được xây dựng trên cơ sở nội dung bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Chính nhiệm vụ học tập làm nên nét khác biệt giữa nhóm học tập với nhóm ngoài xã hội, nhiệm vụ này sẽ quy định sự tồn tại của nhóm, cách thức tổ chức nhóm trong dạy học, tạo nên dự giàng buộc trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên. Chính nhờ điều này mà nhóm và hình thức dạy học theo nhóm trở thành một phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao đặc biệt trong việc hình thành các phẩm chất trí tuệ, phẩm chất nhân cách của con người trong xã hội cùng tồi tại, phát triển. Nhiệm vụ học tập của nhóm về mặt hình thức được thể hiện bằng phiếu hoặc bằng lời, về mặt nội dung đó là hệ thống các chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong một giờ học, một bài học.Sau đây là một số nhiệm vụ học tập thường được sử dụng trong dạy học theo nhóm ở một số phân môn của môn Tiếng Việt:
Ví dụ 1: Hãy cùng bạn quan sát một loại cây em thích và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống xác định trình tự quan sát cái cây em thích:
Từ gần đến xa. Từ dưới lên trên
Từ xa đến gần Từ trên đến dưới.
Câu 2: Ghi lại các đặc điểm của cây sau khi quan sát (theo các câu hỏi gợi ý sau):
a) Thân cây:
+ Màu sắc ra sao ? .............................................................................
+ Sờ tay vào thân cây em thấy thế nào ? ............................................
b) Lá cây:
+ Hình gì ? ..........................................................................................
+ Màu sắc ra sao ? ..............................................................................
+ Có thể so sánh lá cây với vật gì ?.....................................................
c) Hoa:
+ Màu sắc .....................................................................................................
+ Hương thơm thế nào ? Có thể so sánh với hương thơm của loại hoa gì?...
+ Dáng vẻ ra sao ? Có thể so sánh hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa với vật gì?...
d) Em hãy tìm một số từ ngữ diễn đạt những ý quan sát được: ....................
Ngoài những bộ phận trên, em còn quan sát được những bộ phận nào khác của cây ? Hãy ghi rõ hình dáng, màu sắc của chúng ? ...........................................
Câu 3: + Cái cây mà em quan sát có đặc điểm gì nổi bật ? Có thể dùng từ ngữ nào để diễn đạt ? ....
+ Khi quan sát các bộ phận của cây em thấy hình ảnh nào đáng chú ý nhất ? Hãy nêu rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình ? ....
(“Tập quan sát cây cối” - TV 4 - CT TN)
Ví dụ 2: Giáo viên phát phiếu cho các nhóm tìm hiểu từng phần của bài đọc:
Nhóm 1(trung bình): Nai nhỏ đã kể cho cho cha nghe những hành động nào của bạn ?
Nhóm 2(khá): Khi nghe Nai nhỏ kể về hành động gì của bạn thì người cha mới yên tâm? Vì sao?
Nhóm 3(giỏi): Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?
(“Bạn của Nai nhỏ” - T V 2 - CT mới)
Ví dụ 3: Khi nói về mục đích tác động đến người đọc có 2 ý kiến:
1-Tác giả muốn ca gợi đức tính chí công vô tư biết vì lợi ích chung của Tô Hiến Thành.
2- Tác giả muốn nêu lên một bài học kinh nghiệm về việc sử dụng người đúng với khả năng không màng danh lợi.
Hãy trao đổi với bạn nhận xét của em về 2 ý kiến trên.
(“Một người chính trực” - T V 4 - CTTN)
Ví dụ 4: Hãy cùng bạn bên cạnh tìm các từ chứa tiêng có âm r, d, gi có nghĩa như sau:
- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc... gần như nhau.
- Phần thân cây lúa càn lại sau khi gặt.
- Truyền kiến thức, kinh nghiệm cho người khác.
- Bộ phận để bao bọc cơ thể người, động vật.
(Chính tả: Phân biệt r/d/gi - TV 3 - CT TN)
Ví dụ 5: Em sẽ nói gì khi:
- Lỡ dẫm vào chân bạn.
- Em mải chơi, quên làm việc nhà.
- Em đùa nghịch va phải một cụ già.
(“Nói lời xin lỗi” - TV 2 - CT mới)
Ví dụ 6:
Nhóm 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Những cái cầu ơi! Yêu sao yêu nghê.
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến qua sông bắc cầu lá tre
+ Trong đoạn thơ trên con vật nào được nhân hoá
+ Nhân hoá bằng cách nào?
Nhóm 2 +3: Trong những câu thơ sau cây cối, sự vật được xưng hô bằng gì? xưng hô như thế có tác dụng gì?
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm gió
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp
(“Nhân hoá” - TV 3 - CT TN)
Ví dụ 7:: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm:
Nhóm 1: Đọc và gạch dưới những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i.
Nhóm 2: Đọc và gạch dưới những từ chỉ mầu sắc của sự vật.
Nhóm 3: Đọc và gạch dưới những từ chỉ hình dáng kích thước sự vật.
Nhóm 4: Đọc và gạch dưới những từ chỉ hình dáng khác của sự vật.
(“Tính từ” - TV 4 - CTTN)
Ví dụ 8: Hãy thảo luận với bạn cùng bàn với em để nối đúng nhân vật với giọng điệu của nó và phân vai để dựng lại câu chuyện trên.
Người dẫn chuyện: Điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.
Ngựa: Vui, pha chút hài hước.
Sói: Gian xảo nhưng giả bộ hiền từ.
(“Bác sỹ Sói” - T V 2 - CT mới)
Sau khi nhận nhiệm vụ học tập các nhóm trưởng đọc nội dung thảo luận cho từng thành viên trong nhóm nghe, dưới sự điều kiển, phân công của nhóm trưởng các thành viên trong nhóm lần lượt trao đổi, bàn bạc về nội dung học tập từ đó chọn ra giải pháp hợp lý nhất để chẩn bị trình bày trước lớp. Giáo viên trong quá trình học sinh làm bài cần bao quát lớp, không để các em đùa nghịch làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của cả nhóm. Để bao quát được lớp giáo viên cần đến với các nhóm, giúp các em học tập đồng thời động viên các em tham gia học tập cùng nhóm, em nào mải chơi, mải nghịch giao viên cần nhắc nhở ngay, ý kiến của nhóm có thể được trình bày bằng lời hoặc tóm tắt trên giấy khổ lớn. Sau mỗi lần các nhóm trình bày cần có thời gian để học sinh nhóm khác hỏi, thắc mắc, chất vấn và nhóm vừa trình bày phải giải thích thêm hoặc cung cấp thêm thông tin. Kết thúc thảo luận giáo viên tổng kết, “chốt”lại ý đúng và giảng giải thêm cho học sinh hiểu sâu hơn về nhiệm vụ học tập.
Từ quy trình tổ chức dạy học theo nhóm như trên trên chúng ta thấy trong hình thức dạy học theo nhóm những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh lĩnh hội được hình thành thông qua quá trình tự vận động của bản thân và trao đổi giao lưu với bạn, thầy. Trong quá trình đó các em còn biết cách lắng nghe, kiểm tra, kiểm soát đánh giá công việc của nhóm của từng thành viên và của bản thân mình. Nhờ sự tác động nhiều chiều như vậy mà tri thức được hình thành trở nên sâu sắc hơn, bền vững hơn. Bầu không khí học tập tích cực, sôi nổi của nhóm có tác dụng kích thích học sinh tiếp thu kiến thức, trách nhiệm với việc học của mình tạo cho các em cơ hội trình bày quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng của mình với bạn, với thầy cô thông qua đó học được cách hợp tác, thích nghi với môi trường tập thể. Từ đó hình thành nên mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm theo hướng biết chan hoà, thông cảm, động viên, hỗ trợ lẫn nhau. Giáo viên thông qua việc lắng nghe ý kiến của học sinh sẽ có biện pháp điều chỉnh hoặc tiếp thu tục duy trì những nội dung và phương hướng học của mình đồng thời điều chỉnh được những ý kiến, quan điểm chưa đúng của học sinh. Còn học sinh sau khi nghe kết luận chung nhất của giáo viên về vấn đề các em đang bàn bạc, các em có thể tự điều chỉnh nhận thức quan điểm của mình làm cho nó trở nên đúng đắn hơn hoặc lĩnh hội nó một cách sâu sắc hơn toàn diện hơn kiến thức lĩnh hội được sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tính khách quan, khoa học được tăng lên. Có thể nói việc tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ không những nâng cao hiệu quả học mà còn rèn luyện cho học sinh khả năng hợp tác, thích ứng.
Chương III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1- MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM.
- Kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học.
2- ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên khối 2 và khối 4 trường tiểu học Hưng Dũng I - Thành phố Vinh - Nghệ An.
Mỗi khối chúng tôi chọn ra 2 lớp, 1 lớp làm thực nghiệm và 1 lớp làm đối chứng. Các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về mọi phương diện (số lượng học sinh, trình độ...) ở tất cả các lớp.
Cụ thể: - Lớp 2B (làm lớp thực nghiệm) : 40 học sinh
- Lớp 2A (làm lớp đối chứng): 40 học sinh
- Lớp 4A (làm lớp thực nghiệm) : 40 học sinh
- Lớp 4B (làm lớp đối chứng) : 40 học sinh
3- NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
- Biên soạn giáo án 2 phần: môn Tập đọc và Tập làm văn lớp 2, 4 có sử dụng phương pháp sư phạm tương tác. Sở dĩ tôi chọn thực nghiệm trong giờ Tập làm văn và Tập đọc bởi trong giờ học này học sinh thường thụ động nghe giáo viên giảng bài, ít có cơ hội tham gia vào quá trình học tập hợp tác với bạn và cũng ít có cơ hội thể hiện hiểu biết năng lực của mình, cụ thể là:
Dạy thực nghiệm bài tập làm văn: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu (lớp 2B):
1- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách đáp lời chào, lời tự giới thiệu của người khác một cách nhã nhặn, lịch sự.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trong các tình huống và hoàn cảnh giao tiếp đa dạng, cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em theo mục đích đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
2- Chuẩn bị:
2.1- Đối với giáo viên:
- Khăn quàng đỏ.
- Phiếu bài tập (làm theo nhóm).
- Giáo án.
2.2- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa.
3- Các bước lên lớp.
3.1- Giới thiệu bài:
3.2- Hướng dẫn học bài mới.
Bài tập1:
- Giáo viên nêu tình huống: Chị Hương được cử phụ trách sao của lớp, các em sẽ đáp lại như thế nào trước lời chào, lời giới thiệu của chị Hương ?
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (4 bạn 1 nhóm) cử nhóm trưởng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai theo tình huống trên.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo các kết quả làm việc của mình cụ thể là:
* Nhóm1:
+ Chị Hương: Chào các em !
+ Chúng em chào chị ạ !
+ Chị Hương: Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
+ Học sinh: Ồ ! Thích quá ! Chúng em rất thích sinh hoạt sao.
* Nhóm 2:
+ Chị Hương: Chào các em !
+ Học sinh: Chị ấy là ai thế nhỉ ?
+ Một số học sinh khác: Chúng em chào chị.
+ Chị Hương: Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
+ Học sinh: Thật không ạ ! Chúng em rất vui khi được chị phụ trách, giúp đỡ.
* Nhóm 3:
+Chị Hương: Chào các em !
+ Học sinh: Em chào chị.
+ Chị Hương: Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em !
+ Học sinh: Thế là chúng em lại được tiếp tục sinh hoạt sao rồi! Thích quá !
- Giáo viên yêu cầu các em nhóm khác nhận xét kết quả làm việc của các bạn.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bài tập 2:
- Giáo viên nêu tình huống: Có một người lạ đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu:" Chú là bạn của bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu !". Em sẽ nói như thế nào?
a- Nếu bố mẹ đi vắng.
b- Nếu bố mẹ có nhà.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm (2 bạn/nhóm) và tự phân - đổi vai cho nhau để luyện nói.
- Giáo viên tổ chức cho 5- 6 cặp trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết, ghi điểm.
Bài tập 3:
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho các nhóm (2 bàn 1 nhóm). Nội dung phiếu: Viết lời đáp của Nam.
Bài 1: - Chào cháu !
- ......
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
- .....
- Tốt quá ! Cô là mẹ bạn Sơn đây !
- .....
- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp giấy xin phép cho Sơn nghỉ học.
Bài 2: - Chào cậu !
- .....
- Mình mới đến trường nhập học, cậu có thể chỉ cho mình lớp 2B ở đâu được không ?
- .....
- Cám ơn cậu rất nhiều !
- Giáo tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và thực hiện cuộc đối thoại trên.
- Giáo viên nhận xét tổng kết.
4- Củng cố, dặn dò:
Dạy thực nghiệm : Bài Tập đọc: Mẹ (lớp 4A).
I- Mục tiêu:
1- Đọc :
- Đọc đúng : Nằm lại, lặng lẽ, yên ắng, lao xao.
- Đọc diễn cảm: Đọc toàn bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, hiểu.
2- Hiểu:
Từ: Ngọt lòng, yên ắng, uà, ân cần.
- Bài: Tình cảm thắm thiết của bà mẹ chiến sĩ và lòng biết ơn chân thành của anh thương binh khi nhớ lại hình ảnh người mẹ đã chăm sóc mình.
2- Chuẩn bị:
2.1- Đối với Giáo viên:
- Giáo án.
- Phiếu bài tập.
- Bảng phụ ghi nội dung khổ thơ 2 (hướng dẫn đọc).
2.2- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa.
3- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
3.1- Giới thiệu bài:
3.2- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Một học sinh đọc lại, các học sinh khác đọc thầm.
- Một học sinh đọc khổ 1 . 2:
- Để biết trong 2 khổ thơ đầu anh thương binh đã nhớ những gì? Cô mời các em làm bài tập 1 trong phiếu.
+ Một học sinh đọc nội dung bài tập 1.
+ Học sinh nêu kết quả.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét, tổng kết.
- Giáo viên giải thích nghĩa của các từ ở mục I.2 thông qua việc yêu cầu học sinh làm bài tập trong 2 phiếu.
Hãy nối 1 dòng ở cột A và 1 dòng ở cột B cho phù hợp.
A B
Ân cần
Tả gió như tả người.
Ùa
yên lặng
Ngọt lòng
Chăm sóc chu đáo, tận tình
Yên ắng
Không chỉ là cảm giác ngon ngọt khi ăn mà còn thể hiện tình thương của mẹ và lòng biết ơn của anh thương binh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt một số câu có những từ ngữ trên.
- Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm bài tập 3 (1 nhóm 2 bàn).
+ Nội dung bài tập: Đánh dấu (x) trước đại ý em chọn.
Bài thơ nói về tình cảm của người mẹ.
Bài thơ nói về nỗi nhớ khu vườn và căn nhà của người mẹ chiến sĩ.
Bài thơ nói về niềm xúc động của anh thương binh khi nhớ về hình ảnh người mẹ đã chăm sóc mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm bài tập 4: Suy nghĩ của em sau khi học bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm như mục I.1 có sử dụng bản phụ.
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc dưới các hình thức: Đọc toàn bài, đọc từng khổ và đọc nối tiếp.
2.3- Củng cố, dặn dò:
4- TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:
- Kết quả học tập (bằng điểm số). Thông qua thang điểm 10 qua kiểm tra của học sinh. Kết quả điểm số chia thành 4 loại:
+ Giỏi: 9 - 10 điểm
+ Khá: 7 - 8 điểm
+ Trung bình: 5 - 6 điểm
+ Yếu: 1 - 4 điểm
- Hoạt động học tập, hợp tác của học sinh thể hiện ở các mức độ sau:
+ Mức độ 1: Tích cực tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận với bạn (khám phá tri thức mới và tích cực).
+ Mức độ 2: Có tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập nhưng không đưa ra ý kiến của mình.
+ Mức độ 3: Tham gia thụ động theo yêu cầu, không trao đổi, thảo luận với bạn.
+ Mức độ 4: Không tham gia hoạt động học tập, không chú ý học
5- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
5.1- Kết quả lĩnh hội tri thức:
Để kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Tiếng Việt, chúng tôi đã cho học sinh kiểm tra học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Kết quả thực nghiệm ở khối lớp 2
Điểm số
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Đầu vào
Đầu ra
Đầu vào
Đầu ra
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
10
1
10
3
30
1
10
2
20
9
2
18
4
36
1
9
2
18
8
6
48
10
80
7
56
7
56
7
9
63
14
98
7
49
9
63
6
11
66
6
36
12
72
13
78
5
6
30
3
15
6
30
5
25
4
4
16
0
0
6
24
2
8
3
1
3
0
0
1
3
0
0
Tổng số
40
254
40
295
40
255
40
268
ĐiểmTB
6,35
7,37
6,32
6,7
Sx
2,38
1,67
2,38
2,06
Lịch điểm TB
1,02
0,48
Bảng 2: Kết quả thực nghiệm ở khối 4
Điểm số
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Đầu vào
Đầu ra
Đầu vào
Đầu ra
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
Tần số x.hiện
Tổng số điểm
10
2
40
4
40
2
20
1
10
9
3
27
6
54
4
36
6
54
8
6
48
14
112
7
56
7
56
7
14
98
10
70
10
70
10
70
6
19
54
5
30
8
48
13
78
5
3
15
1
5
5
25
2
10
4
3
12
0
0
4
16
1
4
3
0
0
0
10
1
3
0
0
Tổng số
40
274
40
311
40
270
40
282
ĐiểmTB
6,85
7,75
6,77
7,05
Sx
2,13
1,51
2,8
1,79
Lịch điểm TB
0,9
0,28
Ký hiệu trong bảng:
- TB: Trung bình
- Sx: Độ lệch chuẩn.
Điểm trung bình (x) và độ lệch chuẩn (Sx) được tính theo công thức:
Trong đó: - ni là tần số xuất hiện điểm xi
- N là tổng số học sinh thực nghiệm.
Nhìn vào bảng 1 và bảng 2 ta thấy, trước thực nghiệm điểm trung bình kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm xấp sỉ bằng nhau, độ lệch chuẩn Sx không đáng kể. Nhưng sau khi thực nghiệm lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
XTN1 = 7,37 > 6,7 = XĐC1 (TN1: lớp thực nghiệm 2B).
(TN2: Lớp thực nghiệm 4A).
XTN2 = 7,75 > 7,05 = XĐC1 ( ĐC1:Lớp đối chứng 2A)
(ĐC2: Lớp đối chứng 4B)
Ngược lại, độ lệch chuẩn Sx của lớp thực nghiệm lại bé hơn độ lệch chuẩn của lớp đối chứng cụ thể là:
S xTN1= 1,67 < 2,06 = SXĐC1
SXTN2= 1,51< 1,79 = SXĐC2
Trong cùng một lớp độ lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm cũng cao hơn độ lệch điểm trung bình của lớp đối chứng (1,02 > 0,48; 0,9> 0,28). Điều này có nghĩa là việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác đã làm cho chất lượng dạy học Tiếng Việt được nâng cao.
Chúng tôi tiếp tục sử dụng phép thử t - student cho nhóm song đôi để so sánh kết quả đầu vào và đầu ra của lớp thực nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả thực nghiệm bằng cách: Đưa ra giả thiết Ho là tác động thực nghiệm không có hiệu quả, sau đó tính t, tra bảng t - student tìm giá trị t2.
+ Nếu t ≥t2 thì giả thiết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là tác động thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt.
+ Nếu t ≤ t2 thì ngược lại .
Áp dụng công thức:
Ta có: (t1: của lớp 2B)
t1 =2,1.
Tương tự t2 = (t2: của lớp 4A)
Tra bảng phân phối student với bậc tự do F = N - 1 thay số ta được:
F = 40 - 1 = 39, với mức a = 0,05 ta có: t2 = 1,68.
Vậy: t1 = 2,1 > 1,68 = t2
t2 = 2,26 > 1,68 = t2
Suy ra giả thiết Ho bị loại, nghĩa là tác động của thực nghiệm đem lại hiệu quả.
Tiếp tục dùng phép thử t - student cho nhóm không sóng đôi để tìm ra sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm chứng minh tác động có hiệu quả của thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đưa ra giả thiết Ho là kết quả ở lớp thực nghiệm không khác biệt so với kết quả ở lớp đối chứng sau đó tính giá trị theo công thức sau:
(Do số học sinh của 2 lớp bằng nhau)
Tra bảng t - student tìm t2 tới hạn (p = 0,05) với bạc tự do F = 2N - 2.
Nếu t ³ ta thì Ho bị loại suy ra kết quả thực nghiệm của 2 lớp khác nhau rõ rệt.
Nếu t £ ta thì ngược lại.
Ta có
Tra bảng phân phối t - student, bậc tự do F = 40 x 2 - 2. F = 78.
Với mức a = 0,05 ta có: t2 = 1,67.
Vậy t1 = 1,68 > 1,67 = ta
t2 = 1,9 > 1,67 = ta
Với kết quả trên giả thuyết H0 bị loại, nghĩa là có sự khác biệt về kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng hay tác động của thực nghiệm đem lại hiệu quả.
Từ kết quả bảng 1, bảng 2 ta có kết quả bảng 3, bảng 4 như sau:
Bảng 3: Xếp loại kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
(Lớp 2)
Lớp
Khá, giỏi
TB
Yếu
TN
78,2%
22,5%
0%
ĐC
50%
45%
5%
Bảng 4: Xếp loại kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
(Lớp 4)
Lớp
Khá, giỏi
TB
Yếu
TN
85%
15%
0%
ĐC
60%
37,5%
2,5%
Từ hai bảng trên ta thấy tỷ lệ học sinh khá giỏi ở hai lớp thực nghiệm cao hơn hẳn tỷ lệ học sinh khá giỏi ở lớp đối chứng.
Qua các phép thử trên chúng ta thấy kết quả của phép thử hết sức thống nhất chứng tỏ hiệu quả thực sự của tác động thực nghiệm, từ đó chúng tôi có thể khẳng định được rằng: Việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học có sử dụng phương pháp sư phạm tương tác đem lại hiệu quả cao hơn.
5.2 - Kết quả hoạt động, hợp tác của học sinh:
Bảng 5: Kết quả hoạt động hợp tác của học sinh lớp TN.
Mức độ
Lớp 2
Lớp 4
Tần số x - hiện
Tỉ lệ (%)
Tần số x - hiện
Tỉ lệ (%)
1
26
65%
25
62,5%
2
9
22,5%
9
22,5%
3
3
7,5%
4
10%
4
2
5%
2
5%
Tổng số
40
100
40
100
Từ bảng 5 ta thấy tính tích cực tham gia học tập, trao đổi hợp tác với bạn ở mức độ 1 rất lớn: ở lớp 2 là 65%, lớp 4 là 62,5%. Điều đó cho thấy học sinh hoàn toàn có khả năng học tập trao đổi, hợp tác và tự tìm hiểu kiến thức khi có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Phương pháp dạy học theo kiểu này không giúp học sinh có khả năng tự giải quyết nhiệm vụ bằng năng lực của chính mình, sau đó trao đổi với bạn bè ý kiến của mình. Kết luận của giáo viên là trọng tài giúp các em khẳng định được ý kiến của mình là đúng hay sai để từ đó đối chiếu để kiểm tra và điều chỉnh kết quả, kiến thức, kỹ năng bài học được chuyển vào học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và chắc chắn.
* Qua việc tìm hiểu và dự giờ thăm lớp trong quá trình giảng dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy.
Ở lớp thực nghiệm: Học sinh được hoạt động nhiều hơn dưới nhiều hình thức cá nhân, nhóm ... giáo viên chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập. Phần lớn thời gian là hoạt động độc lập, hoạt động theo từng nhóm nhỏ. Dạy học theo phương pháp này còn hình thành ở học sinh khả năng phát hiện, kiểm tra, đối chiếu kết quả của mình với bạn.
Ở lớp đối chúng học sinh ít được hoạt động hơn, phần lớn thời gian ngồi nghe thầy giảng, giáo viên giảng giải nhiều, không quán xuyến được lớp học giờ học trở nên nhàm chán, nặng nề, nhiều học sinh gần như không hoạt động thành rạ kiến thức không được khắc sâu, giờ học mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ kiến thức chứ chưa phát huy tính tích cực, trao đổi, hợp tác của học sinh.
Như vậy, việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học có sử dụng phương pháp sư phạm tương tác đã hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoạt động, hợp tác với bạn bè làm nâng cao hứng thú học tập nhờ đó mà chất lượng giờ học được tăng cường việc sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiếng Việt không chỉ phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh mà còn phù hợp với quan điểm "lấy học sinh là trung tâm" trong xu hướng đổi mới dạy học hiện nay./.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ta những kết luận sau:
1- Ngày nay trong xu hướng đổi mới giáo dục, nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng luôn lấy học sinh làm nhân vật trọng tâm. Kết quả học tập của học sinh được đánh giá cao không chỉ ở mức độ hoạt động nhận thức cá nhân mà còn là mức độ hoạt động của cá nhân trong sự tương tác với nhóm. Vì vậy việc tổ chức dạy - học không những huy động được phương pháp nhận thức cá nhân mà còn cả cách thức giao tiếp, nhận thức của người học vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Phương pháp sư phạm tương tác với tư cách là một chiến lược dạy học tiến bộ khi được sử dụng trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hoàn toàn có khả năng làm được điều đó bởi: Sự lĩnh hội các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của học sinh là kết quả của hoạt động nhận thức cá nhân và sự cọ sát giữa cá nhân với tập thể dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Không những thế nó còn hình thành ở học sinh bản lĩnh để giải quyết các vấn đề trong một xã hội thu nhỏ (lớp nhóm) và khả năng thích nghi trong môi trường tập thể.
2- Phương pháp sư phạm tương tác khi được sử dụng trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học được thể hiện thông qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm, trò chơi học tập với các hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân nên việc nắm vững kỹ thuật tổ chức học tập theo nhóm, cơ sở vật chất đặc biệt là chất lượng của vấn đề đưa ra thảo luận, chất lượng của trò chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định hiệu quả của phương pháp sư phạm này.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học giáo viên không chỉ sử dụng một, hai phương pháp dạy học mà sử dụng nhiềuphương pháp dạy học khác nhau. Do đó phải tuỳ theo mức độ, tính chất của bài học mà xá định thời điểm thích hợp để vận dụng phương pháp sư phạm tương tác vào quá trình dạy học. Điều này có nghĩa quan trọng vì nó quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học Tiếng Việt.
3- Qua quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy ở các trường tiểu học còn chưa quan tâm tới việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác mà còn rất mơ hồ về phương pháp sư phạm này. Do đó, hiệu quả đem lại không cao, chưa gây hứng thú học sinh trong khi các em hoàn toàn có khả năng thích ứng với phương pháp sư phạm tương tác. Và qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã kiểm chứng được tính khả thi của đề tài.
Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra.
Tác giả của luận văn đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và góp ý của các bạn.
PHỤ LỤC :
Phụ lục 1: Phiếu bài tập sử dụng trong dạy thực nghiệm.
Bài: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu (TV 2 - CT mới)
(sử dụng làm bài tập 3).
Hãy trao đổi với bạn để viết lời chào của Nam trong giai đoạn hội thoại sau rồi cùng bạn phân vai để nói trong tình huống đó.
(1) - Chào cháu !
- .....................................................................................................................
- Cho cô hỏi đây có phải nhà cháu Nam không ?
- .....................................................................................................................
- Tốt quá ! Cô là mẹ bạn Sơn đây.
- .....................................................................................................................
- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giấy xin phép nghỉ học cho Sơn.
(2) - Chào cậu !
-......................................................................................................................
- Mình mới đến trường nhập học, mình được xếp học ở lớp 2B.
-......................................................................................................................
- Thế thì thích quá !
Phụ lục 2: Phiếu bài tập sử dụng trong dạy học thực nghiệm.
Bài: Mẹ (TV4 - CT.CCGD)
Bài1: Viết những ý nói về nỗi nhớ của anh thương binh trong 2 khổ thơ đầu:...........................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2: Hãy nối 1 dòng ở cột A với 1 dòng ở cột B cho phù hợp.
A B
Ân cần Tả gió như tả người.
Ùa Yên lặng
Ngọt lòng Chăm sóc chu đáo, tận tình
Yên ắng Không chỉ là cảm giác ngọt ngào khi ăm mà còn thể hiện tình thương của mẹ và lòng biết ơn của anh thương binh.
Bài 3: Đánh dấu x trước đại ý của bài mà em cho là đúng nhất.
Bài thơ nói về tình cảm của người mẹ.
Bài thơ nói về niềm xúc động của anh thương binh khi nhớ về hình
ảnh người mẹ đã chăm sóc mình.
Bài thơ nói về nỗi nhớ khu vườn, căn nhà của người mẹ chiến sỹ.
Bài 4: Suy nghĩ của em sau khi học bài “Mẹ”?
Phụ lục 3: Phiếu bài tập sử dụng trong dạy học ngữ pháp.
Bài : Định ngữ (TV 4. CTCCGD)
Bài 1: a) Hãy điền thêm các từ ngữ vào chỗ trống trong câu sau để trả lời các câu hỏi:
1) + Bao nhiêu học sinh đang trồng cây ?
+ Học sinh lớp nào trồng cây ?
................................................... Học sinh .......................... đang trồng cây.
2) + Điệu hò gì vang lên ?
+ Điệu hò của ai vang lên.
+ Điệu hò ...................... vang lên.
b) Em hãy dùng gạch xiên ( / ) để phân biệt chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa điền.
c) Em hãy gạch một gạch dưới từ chính của bộ phận chủ ngữ trong câu vừa điền.
+ Từ chính đó thuộc từ loại nào ? Đánh dấu x vào từ loại em cho là đúng.
Động từ Tính từ Danh từ Đại từ
+ Các từ em vừa điền có tác dụng gì đối với từ chính. Em hãy đánh dấu x vào ý em chọn.
Bổ xung ý chỉ tình huống.
Bổ nghĩa cho danh từ trong câu.
Bổ nghĩa cho các câu.
Bài 2: Nhận xét về vị trí của những danh từ có định ngữ ở câu trên.
Bài 3: Cho hai câu sau:
(1) Cây đa nghìn năm gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
(2) Cả người tôi là một màu nâu bóng mỡ rất ưa nhìn.
a) Gạch một chân dưới chủ ngữ và gạch 3 gạch dưới vị ngữ trong hai câu trên.
b) Tìm danh từ và định ngữ của danh từ đó trong câu trên rồi điền vào bảng sau:
TT
Định ngữ
Danh từ
Định ngữ
1
...................................
...................................
........................................
2
...................................
..................................
........................................
Phụ lục 4: Phiếu bài tập sử dụng trong dạy học tập đọc.
Bài: Làm việc thật là vui (TV 2 - CT mới)
Bài 1: Gạch một gạch (/) vào chỗ ngắt hơi, gạch hai gạch (//) vào chỗ nghỉ hơi trong các câu sau:
Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc.
Con tu hú kêu, tu hú, tu hú. Thế là xắp đến mùa vải chín.
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.
Bài 2: Đọc thầm và gạch chân dưới các từ chỉ đồ vật, con vật, con người được nói tới trong bài.
Bài 3: Nối các từ chỉ đồ vật, con vật, con người với việc làm của chúng:
Cái đồng hồ Bắt sâu bảo vệ mùa màng
Con gà trống Báo sắp đến mùa vải chín
Con tu hú Nở hoa làm cho mùa xuân thêm đẹp
Chim Đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
Cành đào Báo phút, báo giờ
Bé Gáy vang báo trời sắp sáng
Bài 4: Hãy kể về mọi người, mọi vật và việc làm của chúng mà em biết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Chu Thuỷ An - Bùi Thu Thuỷ : Lý luận DHTV và VH ở tiểu học.
2- Nguyễn Thanh Bình : Tổ chức hoạt động giáo dục theo phương pháp hợp tác - Tạp chí nghiên cứu giáo dục - số 3 năm 1998.
2 Jean -Mare De nom mé và Madeleine Ray : Tiến tới 1 phương pháp Sư phạm tương tác - NXB Thanh Niên - 2000.
3- Ngô Thu Dung : Một số vấn đề lý luận về kỹ năng học theo nhóm của học sinh - Tạp chí Giáo dục số 46 năm 2000.
4 - Nguyễn Danh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Lê Ngọc Lan: Tâm lý học - NXB Giáo dục - 1998.
5- Nguyễn Thị Hạnh : Dạy học ở tiểu học. NXB ĐHQG, HN - 2000
6- Vũ Lệ Hoa: Sử dụng Phương pháp sư phạm tương tác một biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh - Tạp chí Giáo dục số 24 năm 1998.
7- Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành : GDHTH - ĐHV.- 2000.
8 - Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Hữu Dũng : GDH - NXB Giáo dục .- 1998.
9- Lê Phương Nga, Nguyễn Tú: PPDHTV ở tiểu học tập 1, 2 - NXB Giáo dục - 1999.
10- Nguyễn Tú: Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo dục.- 2000.
11- Nhiều tác giả : Sách giáo khoa TV ở tiểu học chương triình 2000 và CCGD.
12- Nhiều tác giả : Các phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu học : Tập đọc, Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn.
13- Nhiều tác giả: Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2 và dạy học từ ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt - Tạp chí Thế giới trong ta số 199
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học tiếng việt ở tiểu học.doc