MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU : Trang 2
B. NỘI DUNG : Trang 4
1. Cơ sở lý luận: . Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn: Trang 4
3. Nội dung vấn đề: Trang 5
3.1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy: Trang 3
3.1.1. Sơ đồ tư duy là gì? : Trang 5
3.1.2.Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: . Trang 7
3.1.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy: Trang 8
3.1.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: Trang 9
3.1.5.Vận dụng: Trang 9
3.2. Thiết kế một số sơ đồ tư duy: Trang 7
3.2.1. Xác định mục tiêu của bài: .Trang 10
3.2.2.Xác định nội dung chính của bài: Trang 14
3.2.3.Một số sơ đồ tư duy: .Trang 19
4. Kết quả cụ thể: .Trang 32
5. Tự đánh giá: .Trang 33
C. KẾT LUẬN: Trang 34
1. Bài học kinh nghiệm: Trang 34
2. Hướng phổ biến đề tài: .Trang 35
3. Đề xuất, kiến nghị: Trang 35
D. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC .Trang 36
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 37
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 25282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU : Trang 2
B. NỘI DUNG : Trang 4
1. Cơ sở lý luận: Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn: Trang 4
3. Nội dung vấn đề: Trang 5
3.1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy: Trang 3
3.1.1. Sơ đồ tư duy là gì? : Trang 5
3.1.2.Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: Trang 7
3.1.3. Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy: Trang 8
3.1.4. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy: ……………………..Trang 9
3.1.5.Vận dụng: …………………………………………………..Trang 9
3.2. Thiết kế một số sơ đồ tư duy: Trang 7
3.2.1. Xác định mục tiêu của bài: ……………………………….Trang 10
3.2.2.Xác định nội dung chính của bài:………………………… Trang 14
3.2.3.Một số sơ đồ tư duy: ……………………………………….Trang 19
4. Kết quả cụ thể: ……………………………………………………….Trang 32
5. Tự đánh giá: ………………………………………………………….Trang 33
C. KẾT LUẬN:…………………………………………………………………Trang 34
1. Bài học kinh nghiệm: …………………………………………………Trang 34
2. Hướng phổ biến đề tài: ……………………………………………….Trang 35
3. Đề xuất, kiến nghị:……………………………………………………Trang 35
D. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC…...Trang 36
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………Trang 37
A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
- Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4 – 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ.
- Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đạo tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay.
- Trong thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc đổi mới trong phương pháp dạy thì việc đổi mới phương pháp học của học sinh cũng rất quan trọng. Nó góp phần làm cho tiết học trên lớp đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, việc hướng dẫn học sinh định hướng để xây dựng và củng cố, khắc sâu kiến thức một cách hệ thống bằng sơ đồ được xem là một hình thức mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010–2011, sẽ thực hiện áp dụng việc kiểm tra môn Sinh học ở khối lớp 10, 11 bằng hình thức tự luận. Đó là cách để nhằm nâng cao khả năng tư duy, khả năng lập luận và kĩ năng trình bày của học sinh. Với lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình và cơ chế như môn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn. Và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm mình đã thực hiện để quý đồng nghiệp tham khảo.
2/ Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương III- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào,
- Nội dung chương IV – Phân bào và chương V- Sinh sản của vi sinh vật – Sinh học 10 cơ bản
3/ Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 10A1, 2, 3 trường THPT Hoàng Văn Thụ
4/ Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập của học sinh.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy.
- Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
2. Cơ sở thực tiễn
- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình thức của đổi mới phương pháp dạy học, và thông qua đó thì giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủ thời gian cho các hoạt động.
Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình, lượng kiến thức dài, đa phần là mới và khó, ngoài ra còn có nhiều hình ảnh và đoạn phim mô tả các quá trình tương đối trừu tượng trong sinh học như các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào, diễn biến quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân, …Như vậy, trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn:
+ Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập.
+ Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
+ Để làm một bài kiểm tra theo hình thức tự luận đòi hỏi học sinh phải đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vẫn đề chính và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic. Tuy nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Phương pháp lập sơ đồ tư duy:
3.1.1. Sơ đồ tư duy là gì?
- Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người.
- Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Sơ đồ tư duy có ưu điểm:
Dễ nhìn, dễ viết.
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
- Sơ đồ tư duy sẽ giúp:
1. Sáng tạo hơn
2. Tiết kiệm thời gian
3. Ghi nhớ tốt hơn
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5. Phát triển nhận thức, tư duy, …
3.1.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:
Cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số “sơ đồ tư duy” cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng nhanh hơn.
Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên sơ đồ tư duy.
Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, cháu, chắt, chút, chít”... các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy: Chọn từ khóa- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: cấu trúc tế bào, hô hấp tế bào, quang hợp, nguyên phân, giảm phân... để học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em.
Vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân
- Đối với giáo viên, để thiết kế một sơ đồ tư duy đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này giáo viên có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
- Đối với học sinh, trước hết giáo viên phải giới thiệu một số sơ đồ tư duy cho các em làm quen, sau đó hướng các em từ từ xây dựng các sơ đồ riêng cho mình. Bước đầu, chỉ yêu cầu học sinh xác định được vấn đề trọng tâm, sau đó hệ thống các kiến thức liên quan thành sơ đồ phân nhánh, rồi từ đó học sinh sẽ thiết kế thành nhưng sơ đồ theo tư duy của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng dùng sơ đồ trước hay sau khi học một bài học, với bài học mới, có thể cho học sinh xây dựng theo một nhóm, rồi dựa vào sơ đồ học sinh sẽ thảo luận, sau đó nhóm sẽ trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên sơ đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu học sinh tự hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ theo cách riêng của mình. Việc phối hợp linh động nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc thiết lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức đã giúp cho học sinh nắm được bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
3.1.3 Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy:
Nghĩ trước khi viết.
Viết ngắn gọn
Viết có tổ chức
Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)
- Điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
3.1.4.Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.
- Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
- Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một,…. bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
- Bước 4: Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
- Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
3.1.5. Vận dụng:
- Giáo viên, học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, ôn tập kiến thức…
- Học sinh hoạt động nhóm thông qua sơ đồ tư duy trên lớp học, hoặc hoạt động cá thể, ôn luyện tập ở nhà…
3.2. Thiết kế một số sơ đồ tư duy:
- Phương tiện để thiết kế sơ đồ khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic.
- Đối với một bài học, để xây dựng được sơ đồ tư duy đảm bảo nội dung kiến thức, có thể hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, thì giáo viên cần phải xác định được mục tiêu của bài, nêu được nội dung chính của bài đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng, qua đó hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội dung bài học cần nắm để có thể tự hệ thống lại bằng sơ đồ.
3.2.1 Xác định mục tiêu của bài
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
1. Kiến thức:
– HS biết:
- HS nêu ñöôïc khaùi nieäm hoâ haáp teá baøo.
-HS moâ taû ñöôïc caùc giai ñoaïn: ñöôøng phaân, chu trình Crep vaø chuoãi hoâ haáp, qua ñoù thaáy ñöôïc moái lieân heä vaø söï chuyeån hoùa vaät chaát – naêng löôïng trong teá baøo.
– HS hiểu:
- Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình hô hấp
- Phaân bieät hoâ haáp ngoaøi vôùi hoâ haáp teá baøo.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng kiến thức: phân tích kênh hình, rút ra kiến thức.
b/ Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm và các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào (đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp)
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
– Qua việc nhận thức được vai trò của quá trình hô hấp → HS có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ.
Bài 17. QUANG HỢP
1. Kiến thức:
– HS biết:
+ HS mô tả được cơ chế quang hợp gồm pha sáng và pha tối.
– HS hiểu:
+ Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình quang hợp với hô hấp
+ HS giải thích được khái niệm quang hợp, những loại sinh vật nào có khả năng quang hợp.
+ HS phân tích được các sơ đồ pha sáng và pha tối.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng kiến thức:
+ HS rèn kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
b/ Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm, các pha của quá trình quang hợp, cơ chế diễn ra trong từng pha của quá trình quang hợp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ yêu thích thiên nhiên
Bài 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Kiến thức:
– HS biết:
+ Mô tả được chu kì tế bào.
– HS hiểu:
+ Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân, giảm phân
+ Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng kiến thức:
- Quan sát tiêu bản phân bào
b/ Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm, diễn biến nhiễm sắc thể qua các kì của quá trình nguyên phân.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Nhận biết được sự phân chia của tế bào, giải thích sự sinh trưởng của sinh vật
Bài 19. GIẢM PHÂN
1. Kiến thức:
– HS biết:
+ HS mô tả được những đặc điểm cơ bản của các kì trong quá trình giảm phân đặc biệt là những diễn biến chính.
– HS hiểu:
+ HS giải thích được những nguyên nhân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST qua quá trình giảm phân.
+HS nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân đối với di truyền và biến dị.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng kiến thức:
- Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân.
b/ Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm, diễn biến nhiễm sắc thể qua các kì của quá trình giảm phân, phân tích và so sánh nguyên phân, giảm phân.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
– Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về giảm phân hay sinh sản hữu tính vào thực tiễn sản xuất như thụ phấn chéo cho cây, phát hiện các biến dị tổ hợp.
Bài 26. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
1. Kiến thức:
- HS biết:
+ HS nắm được cách sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
- HS hiểu:
+ HS phân biệt được các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân sơ: phân đôi, ngoại bào tử, nảy chồi.
+ HS trình bày được cách hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng kiến thức:
- Phân biệt các hình thức sinh sản giữa vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
b/ Kĩ năng sống:
- HS rèn kỹ năng phân tích kênh hình, kênh chữ để nhận biết kiến thức.
- HS rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- HS rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá kiến thức.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; quản lí thời gian, đảm bảo nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
-Vận dụng kiến thức vào trong thực tế: nuôi cấy hoặc tiêu diệt vi sinh vật.
- HS vận dụng ảnh hưởng của các yếu tố hoá học và vật lí để điều chỉnh sự sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong đời sống.
3.2.2. Xác định nội dung chính của bài:
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
- Hô hấp tế bào: Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống .
- Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử.
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Đường phân
Tế bào chất
Glucozơ, ATP, ADP, NAD+
Axit pyruvic, ATP,
NADH
Chu trình Crep
Tế bào nhân thực: Chất nền ti thể
Tế bào nhân sơ: Tế bào chất
Axit pyruvic, ADP,
NAD+, FAD,
ATP,
NADH, FADH2, CO2
Chuỗi chuyền điện tử
Tế bào nhân thực: Màng trong ti thể
Tế bào nhân sơ: Màng tế bào chất
NADH, FADH2, O2
ATP, H2O
Bài 17. QUANG HỢP
- Quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.
- Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối
Điểm phân biệt
Pha sáng
Pha tối
Điều kiện
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Nơi diễn ra
Hạt granna
Chất nền (Stroma)
Nguyên liệu
H2O, NADP+, ADP
CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm
ATP, NADPH, O2
Đường glucozơ...
Bài 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
- Chu kì tế bào: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( Thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.
Kì trung gian:
+ Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất....đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN.
+ Được chia thành 3 pha:
* Pha G1:
Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử .
* Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào (tubulin...).
Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân.
Nguyên phân : Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
* Phân chia nhân ( phân chia vật chất di truyền), được chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất.
+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất.
* Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.
- Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.
- Ý nghĩa:
* Về mặt lí luận: + Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.
+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân
* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Bài 19. GIẢM PHÂN
- Giảm phân: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín.
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
* Đặc điểm của giảm phân:
+ Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.
+ Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em
* Diễn biến của giảm phân:
Giảm phân I
+ Kì đầu:
- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.
- Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại
- Thoi vô sắc hình thành
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
+ Kì giữa:
- NST kép co xoắn cực đại
- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
+ Kì sau: - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: - Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
- Thoi phân bào tiêu biến
Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa
Giảm phân II
Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST
+ Kì đầu: NST co ngắn
+ Kì giữa: Các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào
+ Kì cuối: - NST dãn xoắn
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
- Thoi phân bào tiêu biến
Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa
* Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ.
* Ý nghĩa:
+ Về mặt lí luận: Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội(n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục.
Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể.
+ Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.
Bài 26. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN SƠ:
1.Phân đôi:
- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt Mêzôxôm.
- Vòng Adn dính vào hạt Mezôxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành ADN con.
- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại chia hai tế bào con.
2.Nảy chồi và sự tạo thành bào tử:
a.Sinh sản bằng bào tử:
-Bào tử đốt: bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
VD: xạ khuẩn.
-Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
VD: VSV dinh dưỡng mêtan.
Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ, được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn, được tạo bởi lớp màng dày.
b. Nảy chồi:
- Một số vi khuẩn sinh sản nẩy chồi bằng cách phân nhánh
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC:
1.Sinh sản bằng bào tử:
a.Bào tử vô tính:
- Bào tử kín: bào tử được hình thành bên trong túi.
VD: nấm Mucor.
- Bào tử trần: tạo thành chuỗi bào tử.
VD: nấm Penicillium.
b.Bào tử hữu tính:
- Bào tử được tạo thành do sự kết hợp hai tế bào, trong hợp tử diễn ra quá trình giảm phân để hình thành bào tử kín đựng trong túi bào tử.
- Gặp ở đa số các loại nấm.
2.Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi:
a.Sinh sản bằng nảy chồi:
- Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập.
VD: nấm men rượi, nấm chổi.
b.Sinh sản bằng phân đôi:
- Từ tế bào mẹ phân đôi thành hai tế bào con.
3.2.3.Một số sơ đồ tư duy:
- Tôi xin giới thiệu một số sơ đồ tư duy đã được lập bởi giáo viên và học sinh trong quá trình ứng dụng vào trong giảng dạy:
4. Kết quả cụ thể:
4.1.Trước khi áp dụng phương pháp:
Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì I
Lớp
Tổng sốhọc sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
10A1
44
2
4.5
20
45.5
19
43.2
5
11.3
0
0
10A2
42
5
11.9
22
52.4
12
28.6
3
7.1
0
0
10A3
45
7
15.6
20
44.4
16
35.6
2
4.4
0
0
4.2.Sau khi áp dụng phương pháp:
Kết quả khảo sát chất lượng học kì I
Lớp
Tổng sốhọc sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
10A1
44
3
6.8
25
56.9
13
29.5
3
6.8
0
0
10A2
42
7
16.7
22
52.4
11
26.2
2
4.7
0
0
10A3
45
8
17.8
23
51.1
13
28.9
1
2.2
0
0
Kết quả khảo sát chất lượng giữa học kì II
Lớp
Tổng sốhọc sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
10A1
44
5
15.9
25
52.3
12
27.3
2
4.5
0
0
10A2
42
8
19.1
23
54.8
9
21.4
2
4.7
0
0
10A3
45
12
26.7
23
51.1
9
20.0
1
2.2
0
0
* Nhận xét:
Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được (giữa học kì II) như sau:
Tỉ lệ học sinh giỏi từ 10.7% lên 19.1%, tăng 8.4%
Tỉ lệ học sinh khá từ 47.3% lên 54.2%, tăng 6.9%
Tỉ lệ học sinh trung bình từ 35.8% xuống 22.9%, giảm 12.9%
Tỉ lệ học sinh yếu từ 7.6% xuống 3.8%, giảm 3.8%
5.Tự đánh giá:
Đề tài có tính khả thi, do sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên tạo cho học sinh thoải mái hơn trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng trình bày kiến thức theo một hệ thống logic.
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức.
C. KẾT LUẬN
1/ Bài học kinh nghiệm:
a/ Kết quả đạt được:
Thông qua kết quả thực tế đã đạt được cho thấy chất lượng trung bình bộ môn được nâng cao khá rõ( từ 92.4% lên 96.2%, tăng 3.8%), trong đó tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao, tỉ lệ học sinh yếu giảm nhiều.
Đa số học sinh hứng thú trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập, học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài học và trình bày kiến thức theo hệ thống. Qua sơ đồ tư duy học sinh đã xác định được trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình dựa trên sơ đồ tư duy đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng mạnh dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông.
Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tự nghiên cứu này sẽ được đưa ra và thảo luận để giải quyết khi đến lớp. Nhờ đó, hiệu quả sẽ được nâng cao. Xét về mặt nhận thức, kỹ năng, hình thành ở học sinh khả năng tự giác, tự khám phá tri thức. Có như thế mới hình thành được những kỹ năng khác thông qua khả năng tự học.
b/ Tồn tại cần khắc phục:
Một số học sinh còn lười biếng, chưa thật sự tập trung và đầu tư cho sơ đồ tư duy của mình, chỉ vẽ lại theo một sơ đồ phân nhánh, chưa xác định được vấn đề trọng tâm và những vấn đề liên quan còn trình bày dài dòng, chưa thực sự có ý tưởng để xây dựng một sơ đồ tư duy để củng cố và hệ thống lại kiến thức mà vẫn muốn dùng phương pháp học thuộc lòng.
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trên một số bài ở một số chương, chưa thực sự đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để. Một số học sinh lại lạm dụng nhiều hình vẽ trong sơ đồ theo ý tưởng của mình, như vậy có thể làm mất thời gian và bị chi phối cho việc tập trung triển khai các ý trong nội dung bài cần thể hiện trên sơ đồ.
2/ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng, trong những năm sắp tới, tôi sẽ tiếp tục thực hiện phổ biến trong toàn bộ chương trình sinh học lớp 10, 11, 12. Và có thể áp dụng ở các môn học khác.
3/Đề xuất, kiến nghị:
Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong việc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập.
Về phía trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp mới này vào trong thực tiễn.
Về phía ngành: Hỗ trợ thêm về phương diện thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên.
D. Ý KIẾN NHẬN XÉT
VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Hội đồng khoa học cấp trường (đơn vị):
Nhận xét:
Xếp loại:
TM.HĐKH TRƯỜNG
2. Hội đồng khoa học cấp ngành (Tỉnh):
Nhận xét:
Xếp loại:
TM.HĐKH NGÀNH
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục.
3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học
–Vũ Đức Lưu (chủ biên) –NXB GD 2004.
4. Thiết kế bài giảng sinh học 10 –Nguyễn Quang Vinh –Nguyễn Thị Dung
–Nguyễn Đức Thành –NXB GD 2006
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông - Môn Sinh học Lớp 10 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) – Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009
6. Sơ đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn sinh học.doc