Quốc tịch là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội đặc biệt quan trọng. Pháp luật quốc tịch là công cụ pháp lý, thông qua đó nhà nước thể hiện chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế và quyền lực nhà nước đối với dân cư trong lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, nó còn là căn cứ quan trọng để phân biệt công dân của các quốc gia để từ đó có thể xác định hệ thống quyền và nghĩa vụ của công dân. Quốc tịch cũng là cơ sở pháp lý và là một trong các căn cứ để quốc gia có thể bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nên ngay từ những ngày đầu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, pháp luật về quốc tịch đã được đặc biệt coi trọng. Xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước, pháp luật quốc tịch Việt Nam luôn chịu sự ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử phát triển của Việt Nam trong từng giai đoạn. Điều đó đã tạo ra những quy định pháp luật khác nhau qua từng thời kì, quy định sau là sự kế thừa, phát triển, hoàn thiện của quy định trước và góp phần giải quyết những nhu cầu, đòi hỏi đặt ra xung quanh vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam trong từng tiến trình lịch sử nhất định.
Hiện nay, trong thực tế, có những ý kiến cũng như quan điểm về các nội dung của pháp luật quốc tịch Việt Nam nhưng lại tách ra khỏi hoặc không phân tích kĩ các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử tương ứng. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân tích, đánh giá không chính xác các quy định về quốc tịch Việt Nam và đã tạo ra luồng tư tưởng không tốt trong nhân dân.
Xuất phát từ những lý do trên, khóa luận sẽ tập trung đi phân tích và làm rõ thêm quá trình hình thành phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, dựa trên nền tảng phân tích từng thời kỳ lịch sử tương ứng với từng dấu mốc phát triển của pháp luật quốc tịch nước ta.
Nội dung chính của khóa luận tập trung vào sự phát triển của các chế định pháp luật quốc tịch Việt Nam theo từng thời kì lịch sử, làm rõ và giải thích sự khác nhau của chế định qua mỗi thời kì phát triển, để từ đó có thể đưa ra một số ý kiến cá nhân và giúp người đọc có một cái nhìn sâu hơn về pháp luật quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng phục vụ cho việc học tập của em và mong muốn có thể góp một phần nhỏ làm sáng tỏ nội dung của pháp luật quốc tịch.
Bên cạnh những văn bản pháp luật trong nước (Hiến pháp, luật dân sự, luật quốc tịch), em cũng xin đề cập tới các quy định về quốc tịch trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và tham gia. Tuy nhiên, đây chỉ là những nội dung phụ để có thể làm rõ hơn phạm vi nghiên cứu của khóa luận. Đồng thời trong khóa luận em cũng xin đề ra một số kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn nữa các quy định hiện nay về quốc tịch.
Để tiếp cận đề tài, khóa luận vận dụng tổng hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt có sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phân tích, tổng hợp
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ QUỐC TỊCH, SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM .
3
1.1
Khái niệm, vai trò của quốc tịch .
3
1.2
Sơ lược sự hình thành của quan hệ quốc tịch trên thế giới
4
1.3
Vài nét về quá trình hình thành pháp luật quốc tịch Việt Nam . .
6
1.3.1
Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1988 .
6
1.3.2
Giai đoạn từ năm 1988 tới năm 1998 .
8
1.3.3
Giai đoạn từ năm 1998 tới năm 2008 .
9
1.3.4
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay .
11
1.4.
Các nguyên tắc của pháp luật quốc tịch Việt Nam .
12
1.4.1
Quyền bình đẳng về quốc tịch
13
1.4.2
Nguyên tắc một quốc tịch .
14
1.4.3
Nguyên tắc về chính sách bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài
16
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
18
2.1
Xác lập quốc tịch Việt Nam .
19
2.1.1.
Có quốc tịch Việt Nam do sinh ra
19
2.1.2.
Nhập quốc tịch Việt Nam .
23
2.1.3.
Trở lại quốc tịch .
33
2.1.4.
Giữ quốc tịch . .
39
2.1.5
Có quốc tịch theo Điều ước quốc tế .
40
2.2
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên, con nuôi
41
2.3
Mất quốc tịch . .
44
2.3.1
Thôi quốc tịch Việt Nam . .
45
2.3.2
Tước quốc tịch . .
46
2.3.3
Mất quốc tịch theo một số trường hợp khác
47
2.4
Thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch .
49
2.5
Đánh giá về luật quốc tịch Việt Nam qua từng thời kì
50
2.6
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của nước ta hiện nay .
53
KẾT LUẬN
55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ nếu trong thời gian mất quốc tịch Việt Nam, cá nhân đã có hành động gây phương hại đến an ninh của nước Việt Nam thì không được trở lại quốc tịch Việt Nam.
So với thời kì trước, chế định trở lại quốc tịch thời kì này đã có sự chặt chẽ và hoàn thiện hơn. Đồng thời, nó cũng mang tính nhân đạo cao, thể hiện qua chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước mà biểu hiện cụ thể qua khoản b điều 4 và điểm c khoản 1 điều 6 nghị định 37-HĐBT năm 1990. Tuy nhiên, một vài điều kiện còn mang tính cứng nhắc cao, chưa cân nhắc kĩ tâm tư, nguyện vọng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gây tâm lý hoang mang, thắc mắc đối với cộng đồng Việt Kiều đồng thời chưa tạo ra được sự liên kết bền chặt giữa Nhà nước ta với những người Việt Nam ở nước ngoài.
Giai đoạn từ năm 1998 tới năm 2008
Trong luật quốc tịch năm 1998, chế định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật thời kì trước. Theo đó, một người mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
Xin hồi hương về Việt Nam.
Có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một lần nữa Đảng và nhà nước ta đã cụ thể hóa chính sách nhân đạo và đại đoàn kết dân tộc qua các trường hợp được nhập quốc tịch. Tuy nhiên, trong luật năm 1998, tính tự nguyện được đặt ra như một điều kiện bắt buộc khi một cá nhân nhập quốc tịch Việt Nam mà cụ thể là người đó phải có đơn xin trở lại quốc tịch. Quy định này không hề được đặt ra trong pháp luật thời kỳ trước. Đây là một điểm tiến bộ và phát triển của so với luật quốc tịch năm 1988.
Trong luật quốc tịch năm 1998, chính sách một quốc tịch đã bớt cứng nhắc hơn giai đoạn trước, tuy nhiên, nhiều quy định trong luật đã dẫn tới tình trạng hai quốc tịch, ví dụ như các quy định về trở lại quốc tịch đều không yêu cầu người đó phải xin thôi quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch gốc. Điều đó đã dẫn tới nhiều trường hợp bên cạnh quốc tịch Việt Nam, người đó còn có quốc tịch nước ngoài. Chính vì sự không rõ ràng về mặt pháp lý, mà cụ thể là do chưa quy định cụ thể liệu chỉ được phép có một quốc tịch gốc hay bên cạnh quốc tịch gốc còn được giữ lại quốc tịch nước ngoài đã gây tâm lý ngại ngần, lo lắng cho cộng đồng Việt kiều. Do vậy, chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời kì này chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Pháp luật quốc tịch từ năm 2008 đến nay.
Luật quốc tịch năm 2008 được xây dựng trong một hoàn cảnh mới, khi mà Đảng và nhà nước đang đẩy mạnh chính sách thu hút cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng, phát triển đất nước ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật quốc tịch nước ta ghi nhận những trường hợp ngoại lệ mà người Việt Nam ở nước ngoài có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài theo quy định cụ thể trong các điều luật. Nội dung này đã ảnh hưởng một cách sâu sắc tới các trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam trong Luật quốc tịch năm 2008, cụ thể là:
Một trong những trường hợp có thể xin trở lại quốc tịch là khi cá nhân “thực hiện đầu tư tại Việt Nam” (điểm đ khoản 1 điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008). Đây là một quy định hoàn toàn mới nhằm thu hút và đẩy mạnh sự đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời gian trước đây, không ít Việt kiều đầu tư vào Việt Nam còn băn khoăn, ngần ngại khi mà quy chế họ được hưởng còn chưa rõ ràng, là quy chế công dân hay quy chế dành cho người nước ngoài. Tâm lý này đã gây lo lắng cho các nhà đầu tư cũng như cản trở phần nào quá trình đầu tư vào Việt Nam. Với quy định này, nhà nước ta đã khẳng định mong muốn thu hút đầu tư từ cộng đồng Việt kiều và làm bền chặt hơn sự liên kết giữa đất nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong những trường hợp đặc biệt và nếu được chủ tịch nước cho phép thì những người trở lại quốc tịch Việt Nam có thể giữ quốc tịch nước ngoài của mình (khoản 5 điều 23 Luật Quốc tịch năm 2008). Hiện nay, đại đa số Việt kiều có quốc tịch nước ngoài. Trừ những người có quốc tịch do sinh ra, còn lại những người nhập quốc tịch nước ngoài chủ yếu vì lý do sinh sống (để có việc làm ổn định, con cái được học hành, ...). Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ta có thể thấy đa số Việt kiều có chung nguyện vọng là nhà nước Việt Nam cho phép họ được giữ quốc tịch Việt Nam để giữ mối liên hệ gắn bó với quê hương đất nước, nhưng đồng thời cũng không bắt buộc họ phải thôi quốc tịch nước ngoài [34]. Trong luật quốc tịch mới của nước ta, người Việt Nam ở nước ngoài có thể trở lại quốc tịch mà không bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài trong một số trường hợp nếu được chủ tịch nước cho phép, quy định này đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng Việt kiều.
Bên cạnh chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các điều kiện trở lại quốc tịch của Luật quốc tịch năm 2008 cũng thể hiện tinh thần nhân đạo đối với nhóm đối tượng bị mất quốc tịch Việt Nam, mà cụ thể là người đã thôi quốc tịch để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch. Nếu như pháp luật quốc tịch thời kì trước chưa có quy định rõ ràng đối với nhóm đối tượng này, thì tại luật năm 2008, Đảng và nhà nước ta đã “mở đường” cho những người này được quay trở lại quốc tịch Việt Nam, hạn chế tình trạng không quốc tịch đối với những người có quốc tịch gốc Việt Nam và thể hiện tinh thần nhân đạo với những trường hợp này.
Chế định “trở lại quốc tịch” là một trong những nội dung thể hiện rõ nhất quan điểm, chính sách cũng như tư tưởng chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta qua các thời kì. Trong tiến trình phát triển, chế định không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót hay chưa cân nhắc tới tâm tư nguyện vọng của cộng đồng Việt kiều. Tuy nhiên, tới luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, chế định này đã phát triển, góp phần khắc phục những hạn chế của pháp luật thời kì trước. Đây cũng là lần đầu tiên, pháp luật quốc tịch nước ta đã luật hóa những trường hợp ngoại lệ có quốc tịch nước ngoài bên cạnh quốc tịch gốc Việt Nam. Chính sách đó đã được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng trong các quy định về “trở lại quốc tịch”, tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Giữ quốc tịch:
Đây là một nột dung mới của luật quốc tịch năm 2008, theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch thì trong thời hạn 5 năm phải tới đăng ký với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008) nếu không họ sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 3 điều 26 Luật quốc tịch năm 2008. Quy định phải đăng ký giữ quốc tịch là một giải pháp cụ thể để Nhà nước có thể xác định trong số hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài [16] có những ai còn mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Và từ đó để có thể thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quốc tịch, thực hiện nhiệm vụ bảo hộ đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trong các giai đoạn trước, chế định này hầu như chưa được ghi nhận. Tuy vậy, vấn đề đăng ký giữ quốc tịch cũng không phải là một vấn đề hoàn toàn mới trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Trước khi ban hành luật quốc tịch năm 2008, Đảng và nhà nước ta đã quy định về việc đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài [36]. Dù có những điểm khác biệt cơ bản nhưng hai chế định này vẫn có nhiều sự tương đồng, đều nhằm quản lý và thống kê số lượng công dân nước mình cũng như tạo điều kiện thuận lợi và tạo cơ sở cho việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên, đăng ký công dân không bị bắt buộc; việc đăng ký hay không cũng không ảnh hưởng đến quốc tịch của đương sự. Trong khi đó, việc đăng ký quốc tịch lại là bắt buộc với mục đích cụ thể là ghi nhận nguyện vọng giữ quốc tịch của công dân khi ở nước ngoài. Việc không đăng ký giữ quốc tịch sẽ làm người đó mất quốc tịch Việt Nam (theo khoản 2 điều 13 luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, quy định này chủ yếu được áp dụng với các trường hợp người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài trước đây. "Còn từ 1/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký" [38]
Với quy định này, công tác quản lý nhà nước về quốc tịch đã được phát triển hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thực tiễn.
Có quốc tịch theo Điều ước quốc tế:
Đây là căn cứ có quốc tịch xuyên suốt gần như mọi giai đoạn của pháp luật quốc tịch Việt Nam (bắt đầu từ năm 1988 tới Luật quốc tịch năm 2008), tuy nhiên, nó lại không được giải thích, hướng dẫn rõ ràng. Ta có thể hiểu như sau: đây là một sự kiện pháp lý ngoài ý muốn của đương sự, do tác động của các cam kết quốc tịch giữa các nước hữu quan (các Điều ước quốc tế).
Trong thời gian gần đây, nước ta đã đẩy mạnh việc ký kết, tham gia các Điều ước quốc tế trên thế giới nhằm giải quyết những xung đột, vấn đề phát sinh trong thực tế, trong đó có nhiều nội dung liên quan tới vấn đề quốc tịch. Tuy nhiên, trong phạm vi có hạn, khóa luận chỉ đề cập tới việc xác định quốc tịch Việt Nam theo các Hiệp định biên giới Nhà nước ta đã ký kết, thực trạng và vấn đề phát sinh trên thực tế; từ đó nêu lên sự tiến bộ, phát triển của luật năm 2008.
Việt Nam là một nước có đường biên giới trải dài, giáp với Lào, Campuchia …. Trong những năm qua, nước ta đã đàm phán và ký kết các Hiệp định biên giới và tiến hành cắm các mốc phân định biên giới. Điều đó đã dẫn đến việc dịch chuyển dân cư giữa một số địa phương hai nước. Những người trước đây có quốc tịch của Việt Nam đã chuyển sang quốc tịch nước ngoài và ngược lại. Do vậy, đây là một trong những căn cứ để xác định quốc tịch nước ta.
Căn cứ này được quy định không đổi về mặt nội dung lẫn hình thức qua các thời kì phát triển từ năm 1988 tới nay. Thế nhưng, nó lại dẫn tới nhiều vấn đề cần được giải quyết trong thực tế: Đó là tình trạng dân di cư tự do sang cư trú ở các tỉnh giáp biên giới Việt - Lào như : Sơn La, Lai Châu, Quảng Trị..... (khoảng 999 hộ/5188 khẩu) [31]. Nhìn chung, những người dân Lào đang sinh sống ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào đều có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, nếu theo như pháp luật quốc tịch thời kì trước, việc giải quyết cho nhập quốc tịch của những trường hợp này là rất khó khăn do họ vẫn còn quốc tịch Lào, không có giấy tờ tùy thân, ...
Luật quốc tịch năm 2008 đã khắc phục những bất cập này theo hướng đương sự vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài trong một số trường hợp đặc biệt khi được Chủ tịch nước cho phép và chỉ khi thuộc một trong những trường hợp được miễn điều kiện nhập quốc tịch được quy định tại khoản 2 điều 19 Luật quốc tịch năm 2008. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương ký kết, tham gia nhiều Điều ước quốc tế để có thể khắc phục các xung đột phát sinh trong vấn đề quốc tịch nói chung cũng như trong việc giải quyết tình hình dân di cư tự do ở biên giới hai nước Việt Lào nói riêng.
Căn cứ này được giữ nguyên về nội dung lẫn hình thức qua các mốc phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, thế nhưng, qua các thời kì khác nhau, các vấn đề liên quan tới nội dung này bắt đầu phát sinh và trở nên cấp bách, cần được giải quyết. Tới luật quốc tịch năm 2008, nội dung này đã được hoàn thiện và phát triển để có thể khắc phục những tồn tại trong thời gian vừa qua. Đây chính là điểm tiến bộ so với pháp luật quốc tịch Việt Nam các giai đoạn trước.
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên, con nuôi.
Đây là một chế định đặc biệt bởi vì hậu quả pháp lý không cố định, có thể dẫn tới mất hay có quốc tịch Việt Nam; ngoài ra, nếu như các trường hợp khác tính tự nguyện được đặt lên đầu thì ở đây, việc có hay mất quốc tịch của người chưa thành niên và con nuôi phụ thuộc vào pháp luật Việt Nam hay phát sinh do sự thỏa thuận của bố mẹ (cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi) bằng văn bản. Chính vì những đặc điểm riêng biệt như vậy, trong khóa luận, em tách vấn đề này và phân tích ở một phần riêng.
Trong thời kì đầu của pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “con nuôi” chưa có một sự giải thích, hướng dẫn rõ ràng. Chỉ tới luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, sau đó là luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì mới có quy định rõ ràng thế nào là “con nuôi”. Theo đó, “con nuôi” là những người dưới 15 tuổi, tuy nhiên, những người từ 15 tuổi trở lên có thể làm con nuôi nếu là: thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
Người chưa thành niên và con nuôi là những chủ thể đặc biệt do họ khó có thể đưa ra quyết định chính xác và do nhóm đối tượng này thường là trẻ em chưa có khả năng tự bảo vệ cũng như vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của cha mẹ. Chính vì vậy, sự thay đổi quốc tịch của đương sự phụ thuộc vào sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ hay pháp luật về quốc tịch của Việt Nam.
Theo pháp luật dân sự Việt Nam, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa có đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên với nhóm đối tượng từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm pháp lý với một số hành vi dân sự của mình. Các nhà làm luật quan niệm rằng ở lứa tuổi này, họ đã bắt đầu nhận thức được phần nào những hành động của mình, do vậy, nhóm này sẽ được áp dụng một quy chế pháp lý riêng biệt.
Trong lịch sử pháp luật quốc tịch Việt Nam, vấn đề thay đổi quốc tịch của con vị thành niên lần đầu tiên được ghi nhận tại sắc lệnh số 53/SL và được ghi nhận xuyên suốt các thời kì phát triển của pháp luật quốc tịch nước ta. Qua các giai đoạn, chế định này đã có sự phát triển, hoàn thiện cả về mặt kỹ thuật pháp lý (như sự thay đổi về mặt thuật ngữ) cũng như các lĩnh vực áp dụng. Sau đây, khóa luận sẽ phân tích những thay đổi, phát triển chủ yếu qua các văn bản pháp luật về quốc tịch.
Trong sắc lệnh số 53/SL, nội dung này không được quy định riêng biệt như trong các văn bản luật sau này mà được ghi nhận trong Điều thứ 4 về việc trở lại quốc tịch gốc của công dân Việt Nam. Theo đó, những người đi khai bỏ quốc tịch Pháp sẽ “khai thay cho con của mình”. Tại thời kì này, vấn đề “nuôi con nuôi” chưa được đặt ra nên cũng chưa có quy định điều chỉnh. Tuy nhiên, sắc lệnh đầu tiên của nhà nước ta về quốc tịch cũng đã thể hiện được sự tiến bộ, phát triển theo kịp xu hướng của pháp luật thế giới khi đã quy định thêm những trường hợp liên quan đến quốc tịch trẻ em khi mà Công ước quốc tế về quyền trẻ em còn chưa ra đời (ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em).
Luật năm 1988 là luật quốc tịch hoàn chỉnh đầu tiên của Nhà nước ta, trong đó quy định khá đầy đủ về các vấn đề liên quan tới quốc tịch. Chế định “thay đổi quốc tịch cho người chưa thành niên và con nuôi” được ghi nhận tại chương IV, từ điều 12 tới điều 14 của luật với ba nội dung sau:
Quốc tịch của trẻ em khi có sự thay đổi quốc tịch của cha mẹ: vào, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam (ở đây sự thay đổi quốc tịch của cha mẹ là do nguyện vọng của họ).
Quốc tịch của trẻ em khi cha mẹ bị tước quốc tịch hoặc bị huỷ bỏ quyết định cho vào quốc tịch Việt Nam (khác với nội dung trên, trường hợp này quốc tịch của cha mẹ bị mất ngoài ý muốn).
Quốc tịch của con nuôi (gồm hai trường hợp con nuôi là người Việt Nam và người nước ngoài).
Các quy định này khá hoàn thiện và đầy đủ, đồng thời cũng thể hiện sự tiến bộ về nội dung so với Sắc lệnh số 53/SL như sau :
Luật năm 1988 đã bổ sung thêm những trường hợp thay đổi quốc tịch của trẻ em khi cha mẹ nhập, thôi quốc tịch Việt Nam cũng như khi cha mẹ bị mất quốc tịch ngoài ý muốn. Ngoài ra, các nhà làm luật thời kì này cũng đã dự kiến và luật hóa vấn đề quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi.
Pháp luật quốc tịch giai đoạn trước đã ghi nhận những trường hợp mà vợ, chồng không có cùng quốc tịch tuy nhiên lại chưa có điều luật nào về thay đổi quốc tịch của trẻ em khi chỉ có cha hoặc mẹ thay đổi quốc tịch. Luật năm 1988 đã khắc phục hạn chế này, theo đó quốc tịch của trẻ em sẽ được xác định theo sự lựa chọn của cha mẹ (khoản 2 điều 12 Luật năm 1988) và nếu chỉ có một người làm đơn thì trong đơn phải có sự đồng ý của người kia (khoản 2 điều 7 Nghị định 37). Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít những trường hợp người còn lại bị chết hay mất tích mà thời kì này chưa có những quy định dân sự đối với các trường hợp bị trên (văn bản luật dân sự đầu tiên của nước ta được thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995). Do vậy, trong thực tế có không ít trường hợp gặp vướng mắc, khó khăn trong giải quyết khi cha hoặc mẹ chết hay mất tích.
Ngoài ra, với những trường hợp thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi thì luật cũng quy định phải được sự đồng ý của họ trong đơn xin thay đổi quốc tịch. Nó đã thể hiện sự phát triển của pháp luật quốc tịch khi áp dụng một quy chế pháp lý riêng cho nhóm lứa tuổi này và đây cũng đồng thời là một điểm tiến bộ hơn so với pháp luật thời kì trước.
Nếu như chế định này không có sự thay đổi giữa luật năm 1998 với năm 2008 thì giữa luật năm 1998 với luật năm 1988 lại có một sự thay đổi cơ bản. Tại thời kì này đã có sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật pháp lý: từ “trẻ em” thành “người chưa thành niên” dựa trên cơ sở pháp lý là luật dân sự năm 1995 và năm 2005. Do vậy, so với luật quốc tịch năm 1988, pháp luật giai đoạn này đã phát triển và hoàn thiện hơn về mặt thuật ngữ pháp lý.
Mất quốc tịch.
Mất quốc tịch Việt Nam là sự kiện pháp lý làm cho một người đang là công dân của Việt Nam không còn có quốc tịch Việt Nam nữa. Kể từ thời điểm mất quốc tịch, đương sự không còn là công dân của nước ta, không được hưởng các quyền cũng như không phải thực hiện các nghĩa vụ công dân được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định.
Trong lịch sử pháp luật quốc tịch nước ta, các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam theo sắc lệnh số 53/SL có những nét đặc thù của hoàn cảnh lịch sử lúc đó, cụ thể là, công dân Việt Nam sẽ mất quốc tịch Việt Nam nếu như:
Nhập một quốc tịch ngoại quốc.
Giữ một chức vụ gì ở ngoại quốc mà không chịu thôi, tuy đã được Chính phủ cảnh cáo.
Làm một việc gì phạm đến nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam.
Quốc tịch là một vấn đề liên quan trực tiếp tới chủ quyền quốc gia, hơn nữa, thời kì này nước ta còn trong cuộc chiến tranh giành độc lập, kẻ địch luôn nhăm nhe phá hoại đất nước. Do vậy, chế định mất quốc tịch trong những năm này được quy định hết sức chặt chẽ, nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử.
Luật quốc tịch năm 1988 ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và đang mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Nhìn chung, một người mất quốc tịch Việt Nam theo những căn cứ sau đây:
Được thôi quốc tịch Việt Nam.
Bị tước quốc tịch Việt Nam
Mất quốc tịch theo một số trường hợp khác.
Thôi quốc tịch Việt Nam
Mất quốc tịch do xin thôi quốc tịch là một hình thức mất quốc tịch khi cá nhân công dân tự nguyện xin chấm dứt mối quan hệ quốc tịch theo các điều kiện pháp luật quy định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đây là trường hợp mất quốc tịch chủ yếu dựa trên ý chí của người xin thôi quốc tịch.
Nhìn chung, chế định thôi quốc tịch thường có các nội dung nhất định sau.
Điều kiện được thôi quốc tịch.
Những trường hợp không được thôi quốc tịch.
Bên cạnh đó, pháp luật quốc tịch Việt Nam còn quy định những trường hợp mà cá nhân tạm thời chưa được thôi quốc tịch. Đối với những trường hợp này thì Nhà nước sẽ cho thôi quốc tịch Việt Nam sau khi hoàn cảnh cản trở cho việc thôi quốc tịch được chấm dứt. Tuy nhiên, đương sự chỉ có thể được thôi quốc tịch khi họ thỏa mãn đầy đủ các điều kiện được quy định trong Luật quốc tịch.
Theo khoản 1 điều 9 luật quốc tịch năm 1988 thì công dân Việt Nam chỉ có thể được thôi quốc tịch nếu có “lý do chính đáng”, mà đó là bốn trường hợp theo điều 5 nghị định 37/HĐBT và sau đó được rút gọn, thay thế bằng hai trường hợp được quy định tại điều 1 Nghị định 06/1998/NĐ-CP. Theo đó, lý do được coi là chính đáng khi cá nhân xin thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập hoặc đang có quốc tịch nước khác.
Luật Quốc tịch năm 1988 lần đầu tiên ghi nhận về chế định thôi quốc tịch trong lịch sử pháp luật quốc tịch của nước ta. Do cuộc chiến tranh trước đó nên đã có rất nhiều người Việt Nam sang nước ngoài sinh sống bằng cả con đường hợp pháp và bất hợp pháp. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia theo chính sách một quốc tịch nên khi mà người dân Việt Nam chưa thôi quốc tịch Việt Nam thì khó có thể được nhập quốc tịch của nước sở tại. Do vậy, pháp luật thời kì này đã quy định việc nhập quốc tịch nước ngoài như là một điều kiện tiên quyết để có thể thôi quốc tịch Việt Nam.
Đây cũng là một điều kiện được thể hiện xuyên suốt trong các thời kỳ sau của pháp luật quốc tịch nước ta. Đồng thời, nó cũng đã thể hiện được tính tự nguyện xin chấm dứt mối quan hệ quốc tịch của cá nhân công dân. Bằng quy định này, pháp luật quốc tịch Việt Nam đã có thể đảm bảo được quyền lợi cho công dân Việt Nam nhằm tránh cho họ bị rơi vào tình trạng không quốc tịch.
Tuy nhiên, quốc tịch là vấn đề liên quan trực tiếp tới chủ quyền quốc gia. Thế nên, bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của cá nhân, pháp luật quốc tịch nước ta cũng quy định một số đối tượng nhất định không được thôi quốc tịch, đó là khi việc thôi quốc tịch làm phương hại đến an ninh quốc gia hay lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Luật quốc tịch năm 1998 và năm 2008 cũng quy định một số trường hợp cụ thể không được thôi quốc tịch, mà cụ thể là “cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân”.
Tước quốc tịch.
Tước quốc tịch là chế tài nhà nước áp dụng đối với công dân của nước mình trong trường hợp công dân đó có những hành động không xứng đáng với tư cách công dân. Cá nhân bị mất quốc tịch kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định tước quốc tịch. Tước quốc tịch là hình thức mất quốc tịch của cá nhân phụ thuộc vào ý chí của nhà nước mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó.
Đây là một chế định được giữ nguyên không đổi qua các luật quốc tịch của nước ta. Theo đó, điều luật này có hai nội dung chính sau:
Công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoặc đến lợi ích và uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở đâu cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động như quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiện nay, có những ý kiến cho rằng chế độ pháp lý khác nhau giữa công dân Việt Nam sinh sống trên Việt Nam và công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam là vi phạm nguyên tắc mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật [17]. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân em, việc quy định như thế này là phù hợp, bởi lẽ:
Bản chất của tước quốc tịch không chỉ đơn thuần là một hình phạt nhằm cải hóa, giáo dục con người mà là một chế tài nghiêm khắc nhất dành cho những người có hành vi phản bội tổ quốc. Nếu theo như quy định của luật hình sự Việt Nam thì công dân Việt Nam nào có các hành vi này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử tù. Tuy nhiên, đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài (phần lớn trong họ ngoài quốc tịch gốc còn có quốc tịch của nước sở tại) thì việc áp dụng chế tài trong luật hình sự sẽ gặp nhiều khó khăn do các vấn đề như: bảo hộ công dân ... Do vậy, pháp luật quốc tịch của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định rằng việc tước quốc tịch chỉ áp dụng đối với công dân của nước đó khi họ đang cư trú ở nước ngoài. Còn với những công dân đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó, thì không có nước nào quy định tước quốc tịch công dân mình để tước đi quyền tài phán của Nhà nước [29, tr. 20]
Hơn nữa, quy định như vậy cũng bảo đảm việc hạn chế tình trạng không quốc tịch. Bởi lẽ như đã đề cập ở trên, phần lớn các công dân cư trú ở nước ngoài thì bên cạnh quốc tịch gốc, họ cũng có quốc tịch của nước sở tại. Nhưng với những người đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì họ chỉ có một quốc tịch gốc là quốc tịch Việt Nam, nếu tước quốc tịch của những đối tượng này sẽ đẩy họ vào tình trạng không quốc tịch.
Trong thực tế những năm qua nhà nước ta chưa tước quốc tịch Việt Nam của bất kỳ công dân nào. Trước khi ban hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, có rất nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về tước quốc tịch [29, tr 20]. Tuy vậy, đây vẫn là các căn cứ cần thiết phải được quy định trong Luật.
Mất quốc tịch theo một số trường hợp khác.
Ngoài ra, pháp luật quốc tịch Việt Nam qua các thời kì còn quy định những căn cứ mất quốc tịch khác. Tùy theo từng giai đoạn mà các căn cứ này được quy định khác nhau. Sau đây, khóa luận sẽ đi làm rõ nội dung các căn cứ này.
Mất quốc tịch do không giữ quốc tịch:
Đây là một quy định hoàn toàn mới trong luật năm 2008 và là một sự phát triển so với các thời kì trước. Như đã đề cập ở trên, trong thời gian vừa qua, việc quản lý, thống kê cộng đồng Việt kiều luôn gặp phải những khó khăn dẫn đến vướng mắc trong thực tiễn bảo hộ đối với người Việt Nam ở nước ngoài do chưa có một số liệu chính xác về cộng đồng Việt kiều. Hơn nữa, căn cứ chủ yếu để xác lập quốc tịch Việt Nam do sinh ra là nguyên tắc quyền huyết thống, do vậy, thế hệ người Việt Nam thứ hai, thứ ba ở nước ngoài không phải là hiếm.
Điều đó đã gây ra khó khăn trong việc quản lý và thống kê đồng thời để xác định được những ai còn mong muốn giữ quốc tịch. Do vậy, việc quy định mới về “giữ quốc tịch” đã có thể giải quyết được thực trạng này. Trong một thời gian nhất định (5 năm), nếu đương sự không tới đăng ký giữ quốc tịch thì đây được coi là một căn cứ để họ bị mất quốc tịch Việt Nam (theo khoản 3 điều 26 Luật quốc tịch năm 2008). Mất quốc tịch do không giữ quốc tịch là một căn cứ mất quốc tịch đương nhiên mà không cần thiết phải có đơn xin thôi quốc tịch của đương sự.
Đây là một quy định không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cùng với “giữ quốc tịch”, quy định về “mất quốc tịch do không giữ quốc tịch” là những nội dung quan trọng trong chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mất quốc tịch theo Điều ước quốc tế:
Đây là một quy định gần như xuyên suốt trong lịch sử pháp luật quốc tịch nước ta (từ Luật quốc tịch năm 1988 tới Luật quốc tịch năm 1998). Như trên đã phân tích, có quốc tịch theo Điều ước quốc tế là một trong những căn cứ xác định có quốc tịch Việt Nam. Tương ứng theo đó là những trường hợp mất quốc tịch do sự tác động, điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà cụ thể là các cam kết quốc tịch, những Hiệp định biên giới mà Việt Nam đã ký kết với các nước xung quanh như Lào, Campuchia ...
Khác với các trường hợp trên, mất quốc tịch trên cơ sở Điều ước quốc tế nằm ngoài ý muốn của đương sự. Thời gian gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh việc cắm mốc phân định biên giới với các nước xung quanh, dẫn tới thực tế thay đổi quốc tịch của những người dân sinh sống giáp với đường biên giới của hai nước. Trong đó, có một số lượng không nhỏ người dân nước ta mất quốc tịch gốc Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài. Vấn đề này cũng đã nảy sinh một số thực trạng như đã đề cập ở phần nội dung “Có quốc tịch theo Điều ước quốc tế”.
Thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa cá nhân và Nhà nước cho nên việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch là một trong những hoạt động quản lý nhà nước quan trọng, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới xác nhận có quốc tịch, nhập, thôi, trở lại quốc tịch, giải quyết những tranh chấp về quốc tịch. Thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật quốc tịch nước ta.
Nếu như ở thời kì đầu của pháp luật quốc tịch Việt Nam còn thiếu những quy định cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật quốc tịch thì tới văn bản luật hoàn chỉnh đầu tiên về quốc tịch, nội dung này đã được quy định một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, luật năm 1988 vẫn còn thiếu những quy định cụ thể, đặc biệt về thời hạn giải quyết các vấn đề quốc tịch; phần lớn các điều khoản của luật chỉ dừng lại ở những quy định chung có tính tổng quát nên nhiều khi trừu tượng, khó triển khai hay phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, thủ tục giải quyết thôi quốc tịch còn rườm rà, qua nhiều cấp trung gian và thường kéo quá dài (trung bình khoảng hai năm)[22].
Theo quy định tại chương II của Nghị định 104/1998/NĐ-CP thì quy trình giải quyết còn rườm ra, lặp đi lặp lại hồ sơ phải trải qua nhiều khâu trung gian trước khi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định (nhiều trường hợp chuyển hồ sơ từ nước ngoài phải mất 6 tháng hoặc 12 tháng). Vì vậy, thời hạn giải quyết các hồ sơ về quốc tịch thường bị kéo dài so với thời gian quy định tại luật nam 1998. Tuy số lượng giải quyết về thôi quốc tịch Việt Nam trong những năm qua là tương đối lớn, nhưng hầu hết các trường hợp đều phải chờ đợi quá thời gian quy định mới được giải quyết; số lượng người nước ngoài, người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam rất ít mặc dù đang tồn đọng khá nhiều, nguyên nhân là cũng do quy trình và thủ tục phức tạp, gây khó khăn cho người dân và cho các cơ quan thực hiện giải quyết các việc về quốc tịch.
Luật năm 2008 đã rút ngắn đáng kể thời hạn này đối với Luật quốc tịch năm 1998. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong Vụ hành chính chuyên giải quyết các vấn đề về quốc tịch thì nếu tiến hành được như thời hạn trong Luật năm 1998 thì đã là tốt [29, tr 33] do việc xác minh nhân thân còn nhiều khó khăn và tốn một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, do yêu cầu của cải cách hành chính nên luật quốc tịch năm 2008 đã rút ngắn thời gian giải quyết đơn yêu cầu về quốc tịch. Thế nhưng, theo như ông Trần Thất Vụ trưởng Vụ hành chính, Bộ tư pháp thì đây vẫn chỉ là “quyết tâm duy ý chí còn khách quan có làm được không thì cần phải chờ thời gian trả lời” [29, tr 33]
Hiện nay, Luật quốc tịch năm 2008 đã cải cách khá nhiều về thủ tục, hồ sơ liên quan tới các vấn đề về quốc tịch đồng thời luật cũng tạo ra nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, theo ý kiến của em, các quy định này không thể phát huy tác dụng ngay như mong muốn. Do vậy, chúng ta cần có một thời gian để có thể cải cách các thủ tục hành chính có hiệu quả. Nếu như chỉ quy định một cách “duy ý chí” về thời hạn giải quyết các đơn yêu cầu về quốc tịch thì sẽ tạo ra những điều luật “trên giấy” và gây ra tâm lý không tốt trong nhân dân.
Kết luận : Trong pháp luật quốc tịch, nội dung về trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch có một vị trí quan trọng, tạo điều kiện cho pháp luật quốc tịch Việt Nam được thực thi trong cuộc sống. Tuy nhiên, do thủ tục hành chính ở nước ta còn phức tạp, tốn nhiều thời gian nên đã gây ra những khó khăn, vướng mắc không cần thiết cho người dân.
Đánh giá về luật quốc tịch Việt Nam qua từng thời kì.
Pháp luật quốc tịch Việt Nam đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài mà cụ thể là bốn thời kì phát triển với những sắc lệnh, luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Mỗi một thời kì có những đặc thù và quy định riêng biệt dựa trên các điều kiện hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn đó. Thế nên, khó có thể đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, tiến bộ hay bất cập và hạn chế của những quy định pháp luật thời kì trước mà tách rời với những đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh lịch sử tương ứng.
Trong thời gian gần đây việc quy định những trường hợp có thể có hai quốc tịch trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nhận được rất nhiều sự phản hồi, đánh giá tích cực nhưng cũng có không ít sự phê phán, đánh giá tiêu cực quy định này khi đặt trong sự so sánh với pháp luật quốc tịch các nước trên thế giới cũng như về trong tư pháp quốc tế, đi ngược lại với xu hướng của nhiều nước trên thế giới … Nhưng khóa luận không chỉ xem xét những yếu tố trên mà còn đặt trong những điều kiện, đặc điểm phát triển đặc thù của dân tộc ta, khi đó mới có thể lý giải và đánh giá chính xác pháp luật quốc tịch. Sau đây, khóa luận sẽ đánh giá tổng thể bốn thời kì phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam và đưa ra những nhận xét chung từng thời kì để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam.
Ở những năm 1945, pháp luật quốc tịch mang nét đặc thù khá riêng biệt, chịu sự ảnh hưởng lớn của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Mục đích chính của pháp luật quốc tịch thời kì này là có thể xác định những người nào là công dân Việt Nam nhằm phục vụ cho cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng thời tranh thủ sự ủng hộ từ nước ngoài cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta. Chính vì vậy nên quy định pháp luật quốc tịch thời kì này chưa được quy định đầy đủ đồng thời còn khá tản mác. Thế nhưng, nó đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời kì này và tỏ rõ vai trò cũng như vị trí quan trọng của pháp luật quốc tịch trong cuộc sống.
Tới năm 1988, lần đầu tiên các quy định pháp luật được ban hành dưới hình thức văn bản luật nên luật 1988 còn khá sơ sài, nhiều quy định chỉ mang tính giải thích thuật ngữ mà chưa rõ ràng, cụ thể trong quy định về việc áp dụng, thực hiện (như vấn đề trở lại quốc tịch). Một số nội dung chỉ tới khi có những văn bản hướng dẫn thi hành (nghị định 37-HĐBT ban hành năm 1990, nghị định số 06/1998/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 37) thì mới được hướng dẫn cụ thể. Điều này đã gây ra tâm lý ỷ lại và chờ đợi hướng dẫn trong việc áp dụng thực hiện. Ngoài ra, kỹ thuật pháp lý của luật quốc tịch năm 1988 cũng còn nhiều hạn chế, một số thuật ngữ còn chưa được diễn đạt một cách chính xác (thuật ngữ “cư trú” trong điều kiện nhập quốc tịch ...) dẫn tới những hệ quả đáng tiếc trong thời gian dài áp dụng mà tiêu biểu là vấn đề nhập quốc tịch. Hơn nữa, do luật quốc tịch năm 1988 được ban hành để giải quyết những yêu cầu của thời kì đầu của công cuộc đổi mới đất nước nhưng lại dựa trên cơ sở là Hiến pháp 1980 với những quy định mang tính nguyên tắc, cứng nhắc. Bởi vậy nên một số nội dung của Luật năm 1988 còn chưa có tính khả thi trong thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 đã kế thừa và phát triển pháp luật quốc tịch thời kì trước cũng như theo kịp các xu hướng về quốc tịch lúc bấy giờ trên thế giới nên đã đáp ứng được một số yêu cầu của công cuộc đổi mới đồng thời đã phát huy được vai trò của nó trong cuộc sống.
Luật quốc tịch năm 1998 được ban hành khi mà Việt Nam đang dần bước vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là một bước phát triển và hoàn thiện hơn những quy định pháp luật của thời kì trước. Nếu như ở những năm 1988, nước ta mới bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên không thể tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc thì tới năm 1998, pháp luật nước ta nói chung và pháp luật quốc tịch nói riêng đã có những bước phát triển đầu tiên cũng như đã có những sự phát triển về mặt kỹ thuật pháp lý.
Luật quốc tịch năm 2008 là luật quốc tịch của thời đại mới – giai đoạn hội nhập quốc tế, khu vực. Luật được ban hành dựa trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn cởi mở cũng như các chính sách mới ví dụ như chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tư tưởng chỉ đạo với vấn đề dân di cư dọc biên giới .v.v. Bên cạnh đó, nhiều quy định của luật quốc tịch năm 2008 vẫn kế thừa tư tưởng của luật năm 1998 đồng thời phát huy có chọn lọc dựa trên cơ sở chính sách nhân đạo... như các nội dung liên quan tới vấn đề xác lập quốc tịch do sinh ra... Với luật năm 2008, lần đầu tiên pháp luật quốc tịch nước ta luật hóa những trường hợp có thể có hai quốc tịch: các trường hợp giữ quốc tịch, một số trường hợp nhập quốc tịch ... Quy định này đã giải quyết được những hạn chế bất cập trong công tác quản lý quốc tịch của thời kì trước cũng như thực hiện tốt hơn mối liên hệ về quyền, nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, luật quốc tịch năm 2008 được ban hành dưới yêu cầu của quá trình cải cách về thủ tục hành chính, thời gian giải quyết các vấn đề liên quan tới quốc tịch được rút ngắn một cách đáng kể. Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, đây là những quy định mang nặng tính ý chí chủ quan cao nên khó có tính khả thi trên thực tế. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của các cơ quan giải quyết các việc về quốc tịch chưa cao (phần lớn cán bộ cấp dưới chỉ khi có việc cần giải quyết về quốc tịch mới đảm nhận phủ trách), thủ tục còn bất cập, nhiều quy trình còn mang tính hình nhức (như thủ tục xác minh nhân thân của công an).
Trong những năm gần đây, rất nhiều trường hợp, vụ việc đã được giải quyết một cách linh động, nhiều nơi đã có những cách áp dụng, giái quyết mới và sáng tạo [37, tr. 25]. Điều đó đã góp phần phát huy vai trò tích cực của luật quốc tịch trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, ta cần phải giải quyết các vấn đề này ngay trong luật, tránh tình trạng chỉ tạo ra những quy định trên giấy. Chỉ có như vậy, pháp luật quốc tịch mới có thể phát huy vai trò của nó trong thực tế, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của nước ta hiện nay.
Pháp luật quốc tịch Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, các quy định ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn. Tới Luật quốc tịch năm 2008 đã giải quyết nhiều bất cập xung quanh chế định quốc tịch như: yêu cầu về giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt hay vấn đề thủ tục đối với người không quốc tịch trên lãnh thổ nước ta, giữ quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài ... Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ những hạn chế đáng tiếc. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, vấn đề liên quan tới dân di cư tự do có hai quốc tịch.
Hiện nay, pháp luật quốc tịch năm 2008 có những quy định giải quyết các vấn đề liên quan tới nhóm đối tượng là dân di cư tự do ở biên giới Việt – Lào. Theo đó, trong một số trường hợp đặc biệt mà Chủ tịch nước cho phép thì họ được phép có quốc tịch Việt Nam bên cạnh quốc tịch sở tại (thường là các nước giáp biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung quốc).
Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một quy định cụ thể hướng dẫn vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của nhóm đối tượng này. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, Chủ tịch nước không thể giải quyết từng trường hợp về quốc tịch, cho nên, quy định như thế nào là “trường hợp đặc biệt” cần có một sự giải thích rõ ràng hơn nữa, nếu không, sẽ khó có thể đảm bảo tính khả thi trên thực tế.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ, với những vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế (theo khoản 2 điều 12 Luật quốc tịch năm 2008). Tuy nhiên, do lợi ích của các nước không đồng nhất với nhau nên khó có thể tìm ra được tiếng nói chung. Do vậy, để có thể thống nhất quan điểm từ đó ký kết các điều ước quốc tế giải quyết các vấn đề liên quan tới dân di cư tự do ở vùng biên giới có thể mất thời gian rất lâu hoặc thậm chí là không thể ký kết được điều ước quốc tế.
Chính sách một quốc tịch mềm dẻo là một chính sách tiến bộ của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, khi áp dụng trong từng trường hợp cụ thể thì lại phát sinh những vấn đề cần cân nhắc và xem xét kỹ, chỉ khi đó, nó mới có thể phát huy hiệu quả như mong muốn. Riêng đối với vấn đề dân di cư tự do, các nhà lập pháp cần cân nhắc và xem xét mọi mặt để có thể tìm một giải pháp hoàn thiện hơn.
Thứ hai, thuật ngữ pháp lý và quy định hướng dẫn còn chưa cụ thể.
Do luật năm 2008 mới được ban hành và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2009 nên chưa được hướng dẫn cụ thể. Trong luật, ta có thể thấy rất nhiều quy định cần có văn bản hướng dẫn của Chính phủ, ví dụ như khoản 3 điều 20 về hồ sơ nhập quốc tịch, khoản 5 điều 27 về căn cứ thôi quốc tịch .v.v. Phần lớn các điều luật này đều ghi nhận về hồ sơ liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu về quốc tịch. Điều này một phần nào đã gây ra tâm lý chờ đợi các văn bản hướng dẫn của cấp trên để thực hiện các việc về quốc tịch và làm giảm sút hiệu quả thực hiện của các quy định pháp luật quốc tịch Việt Nam.
Hơn nữa, đây là lần đầu pháp luật quốc tịch nước ta quy định về những trường hợp có hai quốc tịch cũng như rất nhiều nội dung mới khác như quy định về giữ quốc tịch hay mất quốc tịch do không giữ quốc tịch, .v.v. Luật quốc tịch năm 2008 đã tạo được một cái khung để có thể phát triển những quy định này. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật quốc tịch nước ta vẫn còn thiếu những điều luật để có thể hiện thực hóa các quy định của Luật năm 2008 trong thực tiễn cuộc sống. Điều đó đã tạo nên các yêu cầu cần có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 trong một thời gian ngắn để có thể áp dụng các quy định về quốc tịch trên thực tế, phát huy hiệu quả của luật năm 2008.
KẾT LUẬN
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý đặc biệt giữa cá nhân và Nhà nước, là cơ sở để xác định công dân của một quốc gia để từ đó xây dựng hệ thống quyền và nghĩa vụ mà một cá nhân được hưởng. Do đó, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, Việt Nam còn là một quốc gia có những đặc thù riêng biệt về lịch sử, xã hội cho nên vấn đề quốc tịch của nước ta là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết thận trọng cả về phương diện pháp lý và thực tiễn. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tịch nước ta là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.
Trong thời kì hiện nay, Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại, mở cửa với tất cả các nước trên thế giới. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 là luật quốc tịch của thời kì mới. Đây là cả một sự kế thừa và phát triển các quy định về quốc tịch giai đoạn trước. Bên cạnh đó, luật còn quy định nhiều vấn đề và nội dung mới, các quy định được xây dựng theo hướng mở với nhiều nội dung mới như các trường hợp được miễn giảm điều kiện nhập quốc tịch, chính sách một quốc tịch mềm dẻo với các trường hợp được phép có một quốc tịch khác bên cạnh quốc tịch Việt Nam. Những quy định này đã tạo một hành lang pháp lý thông thoáng và thuận lợi hơn, tạo điều kiện để đất nước ta có thể phát triển hơn nữa, đồng thời cũng cân nhắc và xem xét kĩ tới tâm tư nguyện vọng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, góp phần làm bền chặt hơn sợi dây liên kết giữa đất nước ta và cộng đồng Việt kiều, tạo điều kiện cho họ quay trở lại xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.
Tuy nhiên, việc xây dựng pháp luật quốc tịch Việt Nam phải xuất phát từ quan điểm xây dựng và củng cố vững chắc nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì, quốc tịch luôn là một vấn đề thời sự và nhạy cảm, nhất là đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hơn nữa, nó không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia, thậm chí là cả nền an ninh chính trị của một đất nước. Hơn nữa, cho tới tận bây giờ, lực lượng thù địch vẫn luôn tìm mọi cách nhằm phá hoại, lật đổ chính quyền nước ta bằng các thủ đoạn khác nhau, trong đó không loại trừ các vấn đề liên quan xung quanh tới chế định quốc tịch. Chính vì những lý do trên mà Nhà nước ta vẫn luôn luôn phải cảnh giác nhằm chống lại những âm mưu này. Để làm được điều đó, ta luôn phải đề cao vấn đề quốc tịch và bên cạnh vấn đề “dựng nước”, ta còn luôn phải coi trọng vấn đề “giữ nước”. Chỉ khi đó, pháp luật quốc tịch nước ta mới có thể thực sự phát huy vai trò và tác dụng của nó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi năm 2001
Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời về việc quy định quốc tịch Việt Nam
Sắc lệnh số 73/SL ngày 07/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về việc nhập quốc tịch Việt Nam của người ngoại quốc
Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/12/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc sửa đổi sắc lệnh 53/SL quy định Quốc tịch Việt Nam
Sắc lệnh 215/SL ngày 20/08/1948 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp cho cuộc kháng chiến Việt Nam
Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959 về việc bãi bỏ điều 5 và điều 6 sắc lệnh số 53-SL ngày 20/10/1945 và sắc lệnh số 25-SL ngày 25/2/1946
Nghị quyết số 1043/NQ-TVQH ngày 08/02/1971 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về thẩm quyền xét, quyết định việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 ngày 28/06/1988
Nghị định số 37/HĐBT ngày 5/2/1990 quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
Nghị định của Chính phủ số 06/1998/NĐ-CP ngày 14/01/1998 sửa đổi một số điều của Nghị định số 37/HĐBT ngày 05/02/1990 quy định chi tiết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Quyết định số 59/TTg ngày 04/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam
Quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 ngày 20/5/2998
Nghị định của Chính phủ số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
Nghị định của Chính phủ số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam
Tờ trình về Dự án Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) số 73/TTr-CP ngày 08/5/2008
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 ngày 13/11/2008.
Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
Sách, giáo trình, bài báo khoa học
Hoàng Ly Anh (2001), Quốc tịch - Nhìn từ góc độ Luật so sánh, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội
ThS Lê Mai Anh, (2000), Nguyên tắc một quốc tịch trong thực tiễn lập pháp của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội (2)
TS. Hà Hùng Cường (1998), Sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội (2)
PTS. Hà Hùng Cường, (1998), Một số suy nghĩ về thực trạng pháp luật nước ta về quốc tịch, Tạp chí Dân chủ pháp luật, (3)
Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
TS. Hoàng Phước Hiệp (1998), Vấn đề quốc tịch qua nghiên cứu pháp luật về thực tiễn một số nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (3)
Nguyễn Thị Ngọc Lâm, (2008), Khái quát sự phát triển của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (chuyên đề), (5)
ThS. Cao Nhất Linh (2008), Cần hoàn thiện thêm Dự thảo Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (10)
Ths. Cao Nhất Linh (2008), Tính nhân đạo của luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (7)
TS. Vũ Đức Long (1999), Pháp luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội (6)
Nhà pháp luật Việt - Pháp (2008), Tài liệu Hội thảo về Dự thảo Luật quốc tịch, Hà Nội
Lương Ninh (2000), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam 1930-1945), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.470-473.
Vũ Thảo (2008), Vấn đề quốc tịch đối với dân di cư tại các khu vực dọc biên giới và hướng giải quyết, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
TS. Trần Thất, (2008), Một số vấn đề cơ bản về dự án luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (5)
ThS. Nguyễn Hữu Tráng (1999), Luật quốc tịch Việt Nam của thời kỳ mới, Tạp chí Nhà nước pháp luật, Viện Nhà nước & Pháp luật (8)
ThS. Nguyễn Hữu Tráng, PTS. Nguyễn Minh Vũ (Bộ Ngoại giao) (1998), Vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và dự thảo Luật quốc tịch (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3)
Đinh Ngọc Vượng (1999), Về những điểm mới trong Luật quốc tịch Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước & Pháp luật (3)
PTS Nguyễn Minh Vũ (Cục Lãnh sự - Bộ ngoại giao) (1998), Đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3)
Tài liệu Internet
Hoàng Khuê (2008), Cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch,
Phương Loan (2008), Hai quốc tịch hay một quốc tịch mềm dẻo,
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………....
1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ QUỐC TỊCH, SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM …………...
3
1.1
Khái niệm, vai trò của quốc tịch ...................…………………
3
1.2
Sơ lược sự hình thành của quan hệ quốc tịch trên thế giới ....
4
1.3
Vài nét về quá trình hình thành pháp luật quốc tịch Việt Nam .....................................…………………………………….
6
1.3.1
Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1988 …………………………...
6
1.3.2
Giai đoạn từ năm 1988 tới năm 1998 …………………………...
8
1.3.3
Giai đoạn từ năm 1998 tới năm 2008 …………………………...
9
1.3.4
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay …………………………...........
11
1.4.
Các nguyên tắc của pháp luật quốc tịch Việt Nam ………….
12
1.4.1
Quyền bình đẳng về quốc tịch …………………………..............
13
1.4.2
Nguyên tắc một quốc tịch ………………………….....................
14
1.4.3
Nguyên tắc về chính sách bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài
16
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ ……………………..
18
2.1
Xác lập quốc tịch Việt Nam ................………………………...
19
2.1.1.
Có quốc tịch Việt Nam do sinh ra …………………………........
19
2.1.2.
Nhập quốc tịch Việt Nam …………………………...…………..
23
2.1.3.
Trở lại quốc tịch …………………………...……………………
33
2.1.4.
Giữ quốc tịch …………………………...……………………….
39
2.1.5
Có quốc tịch theo Điều ước quốc tế ………………………….....
40
2.2
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên, con nuôi ………
41
2.3
Mất quốc tịch ..........…………………………...……………….
44
2.3.1
Thôi quốc tịch Việt Nam …………………………...…………...
45
2.3.2
Tước quốc tịch …………………………...……………………...
46
2.3.3
Mất quốc tịch theo một số trường hợp khác ……………………
47
2.4
Thời hạn giải quyết các việc về quốc tịch …………………….
49
2.5
Đánh giá về luật quốc tịch Việt Nam qua từng thời kì ………
50
2.6
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của nước ta hiện nay .............................................……………..
53
KẾT LUẬN……………………………………………………..
55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận hlu- Sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tịch việt nam.doc