Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của công dân. Theo Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, chính phủ một quốc gia cần đảm bảo các quyền con người cơ bản ( quyền dân sự, chính trị, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng ). Sự phát triển văn minh của con người khiến các quyền đó phải ngày càng được đảm bảo. Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó. Thêm vào đó, Việt Nam luôn khẳng định mình đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, vấn đề dân chủ và con người đặc biệt được coi trọng. Và để tìm hiểu sâu hơn về sự kế thừa và phát triển các quyền tự do của con người qua các bản hiến pháp, em đã chọn đề tài “sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) so với Hiến pháp 1980”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu xót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
LỜI NÓI ĐẦU 0
NỘI DUNG 1
I.Cơ sở lý luận. 1
II. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980. 2
1. Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong Hiến pháp 1980 2
2. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980. 3
III. Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân. 6
KẾT LUẬN 7
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) so với Hiến pháp 1980, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của công dân. Theo Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, chính phủ một quốc gia cần đảm bảo các quyền con người cơ bản ( quyền dân sự, chính trị, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng…). Sự phát triển văn minh của con người khiến các quyền đó phải ngày càng được đảm bảo. Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó. Thêm vào đó, Việt Nam luôn khẳng định mình đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa, vấn đề dân chủ và con người đặc biệt được coi trọng. Và để tìm hiểu sâu hơn về sự kế thừa và phát triển các quyền tự do của con người qua các bản hiến pháp, em đã chọn đề tài “sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) so với Hiến pháp 1980”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu xót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân là một trong các quyền cơ bản của công dân, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Biểu hiện cụ thể của quyền con người được nhà nước quy định đối với công dân của nước đó. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định. Nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng các quyền và cũng đòi hỏi công dân phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chế định quyền của công dân được coi là linh hồn của bất kỳ bản Hiến pháp dân chủ nào.Vì vậy,Nhà nước ta đã ghi nhận những quy định về quyền trên trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, coi đó là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân cần được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã thể hiện tính nhân đạo, văn minh, tiến bộ của Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi công dân được phát triển toàn diện
Nhân dân được xem là chủ thể của quyền lập hiến và với tư cách là một khế ước xã hội, trước hết Hiến pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân. Mà một trong những nội dung quan trọng của chủ quyền nhân dân là người dân trong một nhà nước có những quyền gì? Nội dung của các quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp theo mô hình Hiến pháp truyền thống thường là các quyền tự nhiên do tạo hóa ban cho con người. quyền công dân theo xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển, Hiến pháp còn quy định trách nhiệm và giới hạn của nhà nước trong việc bảo đảm và tạo điều kiện cho con người và công dân thực hiện các quyền và làm tròn các nghĩa vụ.
Hiến Pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật...
II. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980.
Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân trong Hiến pháp 1980
Hiến pháp 1980 dành chương V gồm 29 điều từ điều 53 đến điều 81 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân chiếm vị trí quan trọng. Hiến pháp 1980 là sự kế thừa các quy định về các quyền cơ bản của công dân trong các hiến pháp trước đây nhưng có sửa đổi,bổ sung các quyền mới: quyền được tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội( điều 56), quyền có nhà ở(điều 62),…
Hiến pháp năm 1980 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: quyền tự do tín ngưỡng (điều 68), quyền tự do ngôn luận (điều 67), quyền nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (điều 72)….Với nhiều quy định mang những nét tiến bộ vượt trội thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến mọi mặt cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, Do bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước trong thời kì đó nên cũng như hiến pháp 1959,quyền tự do xuất bản, tự do đi ra nước ngoài không được hiến pháp 1980 quy định,quyền kiến nghị lại luật của người đứng đầu nhà nước đã được quy định tại hiến pháp 1946 nhưng không được quy định tại hiến pháp 1980. Hiến pháp 1980 đi theo xu hướng tập quyền,tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội.
Tuy nhiên một số quyền trong Hiến pháp lại không phù hợp với điều kiện thực tế đất nước thời bấy giờ. Do quan niệm giản đơn về CNXH, cũng như bệnh chủ quan, duy ý chí khi thông qua Hiến pháp 1980, nên nhiều quyền của công dân đề ra quá cao, không phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển KT – XH và vì thế các quyền này không mang tính khả thi, không có điều kiện vật chất để đảm bảo thực hiện.Điển hình là việc quy định chế độ “học không phải trả tiền” hay chế độ “khám bệnh và chữa bệnh không mất tiền” không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta, mang tính chủ quan duy ý chí, gây nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội. Trong thực tiễn các quyền không thực hiện một cách đầy đủ và ổn định lâu dài.
Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980.
Hiến pháp 1992 đánh dấu bước phát triển mới của nhận thức về quyền công dân,về nội dung quyền công dân.Hiến pháp 1992 dành chương V gồm 34 điều từ điều 49 đến điều 82 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân,đặc biệt là quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân. So với hiến pháp trước đó,hiến pháp 1992 có riêng một điều quy định trực tiếp về quyền con người.Điều 50 hiến pháp quy đinh : “ ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,các quyền con người về chính trị ,dân sự,kinh tế, văn hóa ,xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và trong luật”. Như vậy,quyền con người đã được chính thức thừa nhận,quyền công dân là hình thức pháp lý của quyền con người,quyền con người không tách rời quyền công dân.Trong đó,quyền tự do dân chủ tự do cá nhân được đặc biệt chú trọng với số lượng nhiều hơn và mức độ tăng tiến, phù hợp với công dân, nhà nước và thời đại như: quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng….tới những quyền dân chủ được bình đẳng về mọi mặt trong đời sống, quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo…..
So với Hiến pháp 1980 thì chương này trong Hiến pháp 1992 có nhiều điều hơn, nhiều quyền lợi và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi. Lần đầu tiên trong Hiến pháp 1992 quy định”Các quyền con người về chính trị, dân sự, KT, văn hoá và XH được tôn trọng” (điều 50), quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập (điều 57), công dân có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức KT khác” (điều 58)….
Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục hoàn thiện thêm chế định quyền tự do và quyền dân chủ ở một số điểm: Điều 59: “…trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp”; Điều 75: “ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Sự sửa đổi ở điều 59 thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước ta đối với trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Điều 75 là quán triệt chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta, ngoài công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Việt Nam còn có người không có quốc tịch. Với các quy định tại Hiến pháp 1992, người không có quốc tịch Việt Nam cũng được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ……
Các quyền tự do của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được thông tin được quy định rõ trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế.
Tại Điều 67 của Hiến pháp 1980 quy định về quyền trên như sau: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 khi tiếp tục ghi nhận những quyền trên: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Việc ghi nhận những quyền này được ghi nhận nhằm tạo điều kiện để tăng cường sự kiếm tra giám sát của nhân dân đối với Nhà nước, đồng thời giúp Nhà nước tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp từ nhân dân, qua đó Nhà nước sẽ sửa đổi, điều chỉnh hoạt động, quản lý xã hội của mình sao cho phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp hiện hành đã bổ sung thêm “quyền được thông tin”. Quyền được thông tin được hiểu là quyền được nhận tin và quyền tin theo quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết, thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc cập nhật thông tin là một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là những thông tin liên quan tới kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội… Do đó, mỗi công dân hằng ngày đều phải được cập nhật thông tin cũng như truyền đạt thông tin để qua đó nắm bắt rõ hơn những chuyển biến chung của xã hội, đặc biệt là chính trị, có ảnh hưởng mật thiết tới đời sống mỗi công dân. Và khi đã được cập nhật kịp thời những thông tin quan trọng đó, hiểu biết thực tiễn của mỗi công dân mới được nâng cao để qua đó phát huy quyền làm chủ của mình. Ở Việt Nam hiện nay quyền được thông tin được phổ biến khá rộng rãi minh chứng cụ thể nhất là sự bùng nổ mạng internet, việc hình thành rất nhiều trung tâm thông tin – báo chí, đài truyền hình.
Thêm một ví dụ cụ thể cho sự phát triển, phù hợp với thời đại và tính cụ thể, chặt chẽ được thể hiện trong Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980. Điều 71 của Hiến pháp 1980 chỉ quy định về quyền trên như sau: “Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật”. Có thể thấy quy định trên chưa thực sự rõ ràng, hợp lí và đầy đủ nếu chỉ quy định về quyền tự do đi lại và cư trú thì sẽ dẫn đến hiểu lầm rằng việc tự do đi lại và cư trú chỉ có thể diễn ra trong nội bộ quốc gia mà không áp dụng các trường hợp đi ra nước ngoài, do đó dễ gây ra nhiều rắc rối, phiền toái khi thi hiện trong thực tiễn. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp công dân Việt Nam không thể ra nước ngoài hoặc có thể ra nước ngoài nhưng lại phải trải qua nhiều thủ tục phiền toái cho dù có đủ lý do chính đáng, phù hợp với pháp luật. Vì thế, khắc phục được hạn chế của những bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1992 đã đưa ra một quy định cụ thể hơn: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật” (Điều 68). Quy định này đã giúp việc đi lại giữa trong và ngoài nước của công dân diễn ra thuận lợi hơn.
Hiến pháp đề cao quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. HP 1992 bổ sung hai quy định mới xung quanh quyền này. Một là, “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực PL”. Hai là, “ Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử không đúng PL có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái PL trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”. Những quy định mới này thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ các quyền tự do thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người thông qua việc xác lập mối quan hệ pháp lý bình đẳng giữa NN - công dân, đề cao quyền con người.
Ngoài ra,Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hiến Pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật...
Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Và việc quy định và bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân phản ánh bản chất dân chủ, tiến bộ, phản ánh các mặt của cuộc sống trong xã hội. Nó phát huy những giá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại. Tuy vậy, trước những bước phát triển, thời cơ và vận hội mới của đất nước, của dân tộc, với mục đích tăng cường hơn nữa tính khả thi trong việc bảo vệ bằng Hiến pháp đối với các quyền tự do dân chủ của công dân- đạo luật tối cao của Nhà nước, Hiến pháp cần phải ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân trong Hiến pháp nói riêng vầ hệ thống pháp luật nói chung, để những quy định này có hiệu lực mạnh mẽ trong thực tiễn.
III. Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân.
Hiện nay, Nhà nước cũng đã và đang sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân, tuy nhiên, bên cạnh đó, những điều kiện cần thiết góp phần phát triển quyền tự do dân chủ cũng cần được chú tâm và phát huy triệt để: các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân phải được xây dựng dựa trên quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; việc xây dựng các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân phải gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; quá trình hoàn thiện các quy định về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân phải gắn liền với quá trình hoàn thiện pháp luật nhằm đạt được các tiêu chuẩn đồng bộ, khoa học, thực tiễn; gắn việc xây dựng và phát triển các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân với việc xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức thành viên khác, việc nâng cao quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân cũng cần hòa nhập với pháp luật quốc tế. Và có vậy, quyền lợi tự do dân chủ, tự do cá nhân nói riêng và quyền của mọi công dân nói chung mới được đảm bảo
KẾT LUẬN
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn gắn với chủ quyền dân tộc, thể hiện lợi ích của nhân dân, những quyền tự do cá nhân, tự do dân chủ thể hiện tư tưởng tiên tiến về việc xây dựng mối quan hệ giữa NN và công dân được hoàn thiện từ thấp đến cao và ngày càng đầy đủ, cụ thể. Tất cả điều đó được thể hiện rõ ràng nhất thông qua Hiến pháp 1992. Cùng với sự phát triễn và kế thừa từ Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đã hoàn thiện hơn, đảm bảo hơn, phù hợp hơn với thời đại và cho thấy rằng quyền tự do cá nhân và tự do dân chủ con người xã hội mới ngày càng được mở rộng, tôn trọng và đã được khẳng định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam ,trường đh luật hn ,nhà xuất bản tư pháp
Nguyễn Phượng - Hỏi đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Tài liệu tham khảo môn Luật Hiến pháp, viện đại học Mở Hà Nội, nhà xuất bản Tư Pháp
Bình luận khoa học hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.Nhà xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội 1995
Nguyễn Minh Tuấn – Bàn về các chế định quyền công dân trong Hiến pháp 1992
Gs.Ts. Trần Ngọc Đường – Bàn về nội dung của một bản Hiến pháp
Quyền cơ bản của con người qua các bản Hiến pháp
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) so với Hiến pháp 1980.doc