Ngay từ những năm trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ , bình đẳng và bác ái; đấu tranh giành độc lập dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân. Đó là ước nguyện của những người con đất việt, họ là con người họ có quyền được sống được mưa cầu hạnh phúc, có tự do dân chủ Bởi vậy, khi cuộc tổng khởi nghĩa được phát động đã được nhân cả nước hưởng ứng, nhiệt huyết cộng với tinh thần chiến đấu kiên cường của những người dân họ làm nên chiến công vẻ vang trong cách mạng tháng Tám, sự thắng lợi này đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Một nhà nước độc lập, không còn chế độ thực dân, chế độ phong kiến; từ đây Những người “dân đen” thực sự đã trở thành người chủ của một đất nước độc lập và tự do. Nhà nước ta với bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do vậy khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời – hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền chính trị, kinh tế, văn hóa và trong đó có cả quyền tự do dân chủ, quyền tự do cá nhân của công dân – quyền mang tính cá nhân cao. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân được xác lập và được ghi nhận cùng với những quyền khác trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH ở nước ta quền tự do dân chủ, tự do cá nhân ngày càng được mở rộng gắn liền với sự phát triển lịch sử lập hiến nhà nước, với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sự kế thừa và phát triển này thể hiện rõ qua bốn bản hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992, với tính chất là bỏ đi với những điều khoản không còn phù hợp với tình hình đời sống xã hội theo quan điểm đổi mới mà Đảng và nhà nước ta đang tiến hành cách, sửa đổi cả hình thức và nội dung nhằm biến đổi theo chiều hướng tích cực phù hợp với lợi ích của xã hội và nhu cầu của người dân. Đây chính là điểm tiến bộ và đều nhằm phục vụ phù hợp với lợi ích của người dân.
Tuy nhiên, quá trình từ việc quy định trong hiến pháp và pháp lệnh đến việc thi hành các điều luật về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân còn bộc lộ những bất cập và hạn chế. Công tác tổ chức thực hiện những quy định của hiến pháp về quyền này còn có những biểu hiện đáng lo ngại đó là: trong bộ máy nhà nước ý thức tôn trọng quyền làm chủ của công dân chưa cao, coi thường và vi phạm quyền công dân vẫn còn diễn ra hoặc các quyền của công dân thực hiện chưa đầy đủ thậm chí bị vi phạm do đó đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho quyền lợi của công dân được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân trong quá trình lập hiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A.Mở đầu. 2
B. Nội dung: 3
I. Khái niệm: 3
II. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân 3
Chủ, quyền tự do cá nhân qua bốn bản hiến
Pháp.
1. Quyền tự do dân chủ: 3
2. Quyền tự do cá nhân: 4
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
b. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín,
điện thoại, điện tín của công dân.
c. Quyền tự do đi lại và cư trú.
III. Thực trạng và giải pháp việc thực hiện quyền tự do 7
Dân chủ, tự do cá nhân của nước ta hiện nay:
1. Thực trạng. 7
2. Giải pháp. 8
C. Kết luận. 9
A.Mở đầu:
Ngay từ những năm trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ , bình đẳng và bác ái; đấu tranh giành độc lập dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân. Đó là ước nguyện của những người con đất việt, họ là con người họ có quyền được sống được mưa cầu hạnh phúc, có tự do dân chủ… Bởi vậy, khi cuộc tổng khởi nghĩa được phát động đã được nhân cả nước hưởng ứng, nhiệt huyết cộng với tinh thần chiến đấu kiên cường của những người dân họ làm nên chiến công vẻ vang trong cách mạng tháng Tám, sự thắng lợi này đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Một nhà nước độc lập, không còn chế độ thực dân, chế độ phong kiến; từ đây Những người “dân đen” thực sự đã trở thành người chủ của một đất nước độc lập và tự do. Nhà nước ta với bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do vậy khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời – hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền chính trị, kinh tế, văn hóa…và trong đó có cả quyền tự do dân chủ, quyền tự do cá nhân của công dân – quyền mang tính cá nhân cao. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân được xác lập và được ghi nhận cùng với những quyền khác trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH ở nước ta quền tự do dân chủ, tự do cá nhân ngày càng được mở rộng gắn liền với sự phát triển lịch sử lập hiến nhà nước, với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sự kế thừa và phát triển này thể hiện rõ qua bốn bản hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992, với tính chất là bỏ đi với những điều khoản không còn phù hợp với tình hình đời sống xã hội theo quan điểm đổi mới mà Đảng và nhà nước ta đang tiến hành cách, sửa đổi cả hình thức và nội dung nhằm biến đổi theo chiều hướng tích cực phù hợp với lợi ích của xã hội và nhu cầu của người dân. Đây chính là điểm tiến bộ và đều nhằm phục vụ phù hợp với lợi ích của người dân.
Tuy nhiên, quá trình từ việc quy định trong hiến pháp và pháp lệnh đến việc thi hành các điều luật về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân còn bộc lộ những bất cập và hạn chế. Công tác tổ chức thực hiện những quy định của hiến pháp về quyền này còn có những biểu hiện đáng lo ngại đó là: trong bộ máy nhà nước ý thức tôn trọng quyền làm chủ của công dân chưa cao, coi thường và vi phạm quyền công dân vẫn còn diễn ra hoặc các quyền của công dân thực hiện chưa đầy đủ thậm chí bị vi phạm… do đó đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho quyền lợi của công dân được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện.
B. Nội dung:
I.khái niệm:
Quyền tự do dân chủ, tư do cá nhân là một trong những nhóm quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
Quyền tự do cá nhân là quyền của mỗi cá nhân, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, theo ý chí của chính cá nhân đó trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Hiến pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam 1992 quy định về quyền tự do cá nhân trong chương V Quyền và nghĩa vụ của công dân: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân; quyền tự do đi lại và cư trú.
Quyền tự do dân chủ gồm: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, lập biểu.
II.Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân qua bốn bản hiến pháp:
1.Nhóm quyền dân chủ:
Quyền tự do ngôn luận,tự do báo chí,quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, lập biểu ,biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng là những quyền thuộc nhóm quyến dân chủ. Các quyền này đã được bốn bản hiến pháp của nước ta ghi nhận, sự ghi nhận này có sự kế thừa và phát triển. Cụ thể:
- Hiến pháp 1946 quy định ở Điều 10 “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận. Tự do xuất bản. Tự do tổ chức hội họp. Tự đo tín ngưỡng”.
- Hiến pháp 1959 Điều 25 tiếp tục ghi nhận cá quyền tự do dân chủ nhưng có sự sửa đổi và bổ sung:
Thứ nhất: bổ sung thêm quyền tự do báo chí và quyền lập hội, quyền biểu tình, đồng thời quy định thêm “nhà nước đảm bảo những điều kiện vật chất cầ thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Sự ghi nhận này là xác định trách nhiệm của nhà nước là đảm bảo cho công được thực hiện các quyền.
Thứ hai: quyền tự do xuất bản quy định ở hiến pháp 1946 thì hiến pháp năm 1959 không đề cập nữa cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.
Thứ ba: có sự tách biệt điều luật “quyền tự do tín ngưỡng”, trước kia được quy định chung ở Điểu 10 của hiến pháp 1946 cùng với các quyền khác, thì ở hiến pháp 1959 quyền tự do tín ngưỡng được quy định riêng ở Điều 26, đồng thời có bổ sung thêm “theo hoặc không theo một tôn giáo nào” không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân. Sự bổ sung này so với hiến pháp 1946 là hợp lý, đảm bảo sự chặt chẽ của luật, tránh sự lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân vào mục đích xấu, ảnh hưởng tới lợi ích chung của xã hội.
- Hiến pháp 1980 trên cơ sở cũng kế thừa các quy định về quyền tự do dân chủ của hiến pháp 1959 đồng thời có một số thay đổi thể hiện ở Điều 67 và Điều 68:
+ Ở Điều 67 quy định công dân có các quyền…và có bổ sung là “ phù hợp với lợi của Chủ nghĩa xã hội và của nhân dân” ; ở Điều 68 là “ không ai được lợi dụng để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” những hành động ép buộc theo bất cứ tôn giáo nào hoặc hoạt động mê tín dị đoan đều bị nghiêm cấm và bị pháp luật trừng trị.
+ Đặc biệt Điều 38 và Điều 25 của hiến pháp 1959 được quy định chung thành một điều của hiến pháp 1980 (Điều 67). Sự quy định như thế sẽ hợp lý hơn vì các quy định này đều cùng điều chỉnh những mối quan hệ trong lĩnh vực tự do dân chủ của công dân, thể hiện sự chặt chẽ của kỹ thuật lập pháp ở nước ta.
- Hiến pháp 1992 Điều 69 quy định sáu quyền trong đó có một quyền mới là quyền được thông tin. Trong tình hình giao lưu quốc tế mở rộng, phương Tây nói nhiều về vấn đề “thế giới hóa”, “công dân hóa”…thì vấn đề tiếp cận thông tin, xử lý thông tin là vấn đề rất cần thiết trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay.Quyền được thông tin đước hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Ngày nay khi vấn đề thông tin đã trở thành một quyền quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì nó không thể thiếu được, đồng thời thông tin đã trở thành một nhu cầu mang tính trội của công dân trong đời sống hiện đại, chính vì vậy mà Điều 69 hiến pháp 1992 đã quy định thêm quyền tự do thông tin của công dân.
So với các hiến pháp trước, điểm mới của hiến pháp 1992 vế tự do tín ngưỡng, tôn giáo là bổ sung quy định trong Điều 70 “ các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”. Ghi nhận bổ sung này cho thấy nhận thức của nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo có sự phát triển mới.
Các quyền tự do dân chủ của công dân được hiến pháp nước ta ghi nhận, đồng thời để cụ thể hóa quyền này nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như luật báo chí, luật xuất bản…để quy định một cách chặt chẽ, cụ thể nhằm đảm bảo các quyền của công dân trên lĩnh vực này.
2.Nhóm quyền tự do cá nhân:
a.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:
- Hiến pháp 1946 Điều 11 quy định: “tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam”. Quy định này tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ từ phía cơ quan nhà nước, ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan nhà nước. Hiến pháp quy định như vậy là chưa đủ, vì sự xâm phạm về thân thể của người công dân còn do sự tác động của những cá nhân vi phạm khác. Trong hoàn cảnh nước ta khi các tội phạm đặc biệt còn tồn tại xâm phạm tới tính mạng sức khỏe của nhân dân thì cần thiết phải có quy định hợp lý hơn của hiến pháp để đảm bảo an ninh cá nhân của công dân.
Để khắc phục sự thiếu sót này trong hiến pháp 1946, các hiến pháp sau này của nước ta (Điều 27 hiến pháp 1959, Điều 60 hiến pháp 1980, Điều 71 hiến pháp 1992) đều có bổ sung thêm ngay ý đầu tiên của điều luật là: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể”. Điều bổ sung này là hợp lý, đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật.
Điều 11 của hiến pháp 1946 được các hiến pháp sau này ghi nhận nhưng câu chữ có sự thay đổi cho rõ nghĩa hơn. Cụ thể từ “Tư pháp” được thay bằng “Tòa án nhân dân” và “Viện kiểm sát nhân dân” là hợp lý song trong quy định Điều 71 hiến pháp 1992 có quy định thêm “trừ trường hợp phạm tội qủa tang” để đảm bảo sự chặt chẽ, tính khả thi của pháp luật. Bởi nếu trong trường hợp phạm tội quả tang mà phải đợi có quyết định bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không thể đảm bảo cho công tác điều tra đấu tranh chống tội phạm đạt hiệu quả được.
Đặc biệt quy định của hiến pháp năm 1980(Điều 69) và hiến pháp 1992 (Điều 71) có bổ sung thêm so với hiến pháp 1959 là: “việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật” nhằm ngăn ngừa tình trạng tùy tiện hoặc cố ý lạm dụng quyền lực của cơ quan nhà nước vi phạm quyền tự do của công dân.
Để đảm bảo chặt chẽ hơn quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, hiến pháp 1992 thêm một điều luật mới (Điều 72) so với các bản hiến pháp trước đây. Quy định này nhằm ngăn ngừa tình trạng tùy tiệm giam giữ, phân biệt đối xử đối với những người chưa bị coi là có tội, ngăn ngừa tình trạng vi phạm của công dân. Đồng thời để thể hiện trách nhiệm từ phía nhà nước đối với những hành vi trái pháp luật của nhân viên, cơ quan nhà nước gây thiệt hại cho công dân. Quy định này thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ giữ nhà nước và công dân trong thời đại mới.
b.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
Trong số các quy định về quyền tự do cá nhân thì nơi ở, thư từ, điện thoại, điện tín cần được đảm bảo an toàn, không bị xâm phạm là nhu cầu rất quan trọng mà công dân đòi hỏi từ phía nhà nước. Các hiến pháp nước ta đều có quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín; nhưng cách thức thể hiện cũng có sự khác nhau:
- Hiến pháp 1946 Điều 11 quy định: “ nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạn một cách trái pháp luật”
- Hiến pháp 1959 tiếp tục ghi nhận quyền trên của công dân, nhưng đã có sự thay đổi:
+ Thứ nhất về nội dung quy định là “pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật”. Việc quy định này nhằm đảo bảo quyền không bị xâm phạm về nhà ở, thư tín từ bất cứ người nào, nhưng chưa thể hiện được nội dung đảm bảo quyền này của công dân bị xâm phạm một cách tùy tiện từ phía cơ quan nhà nước.
+ Thứ hai, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở thư tín của công dân được tách riêng thành một điều luật mới của hiến pháp (Điều 28) chứ không quy định chung trong một điều luật cùng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể như hiến pháp 1946. Điều này thể hiện sự quan tâm hơn của nhà nước ta đối với loại quyền tự do này của công dân.
- Hiến pháp 1980 (Điều71) và hiến pháp 1992 (Điều 73) tiếp tục ghi nhận quyền trên nhưng có sửa đổi câu chữ trong quy định ở hiến pháp trước “công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”, quy định này chặt chẽ về nội dung, khắc phục được sự thiếu sót của hiến pháp 1946 và hiến pháp 1959. Hiến pháp 1980 còn bổ sung thêm “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”. Quy định nhằm ngăn chặn sự tùy tiện vào chỗ ở của công dân do cá nhân hoặc cơ quan nhà nước tiến hành không đúng pháp luật. Hiến pháp 1992 cũng quy định về nội dung này nhưng có sự đảm bảo trật tự ý của điều luật, quy định: “thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật” được thể hiện trước phần “việc khám xét chỗ ở…” là hợp lý hơn. Vì việc khám xét chỗ ở, bóc mở… thư tín, điện tín do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có thể được quy định chung với nhau và vẫn thể hiện đầy đủ được nội dung của vấn đề.
c. Quyền tự do đi lại và cư trú:
Đây là quyền tự do của công dân bao gồm quyền tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài, từ nước ngoài trở về nước, quyền tự do lựa chọn chỗ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
- Hiến pháp 1946 Điều 10 quy định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” quy định này của hiến pháp 1946 cho thấy công dân Việt Nam có quyền tự do rất rộng ở trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, quy định như vậy mới chỉ thấy được quyền của công dân mà chưa có sự quản lý của nhà nước. Ngoài ra, quyền tự do này được quy định chung với những quyền về chính trị (tự do ngôn luận, xuất bản…) ở Điều 10.
- Hiến pháp 1959 Điều 28 chỉ quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do cư trú và đi lại” và hiến pháp 1980 Điều 71 cũng quy định chung chung “quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng theo quy định của pháp luật”. Những quy định này chưa được rõ ràng đã gây ra không ít khó khăn cho công dân cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài với những lý do chính đáng mà pháp luật cho phép.
- Hiến pháp 1992 tiếp tục ghi nhận quyền trên của công dân nhưng có sự thay đổi phù hợp hơn:
Hiến pháp 1992 đã thêm hẳn một quyền mới để quy định: “công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật” (Điều 68). Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta đối với quyền tự do trên của công dân, đồng thời Điều 68 ghi rõ quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật là đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của mọi người, phù hợp với đường lối đối ngoại của nhà nước ta. Đồng thời, quy định này là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng phồn thịnh. Đây cũng là sự ghi nhân lại Điều 10 của hiến pháp 1946 nhưng có quy định chặt chẽ hơn: “ theo quy định của pháp luật”.
III.Thực trạng và giải pháp việc thực hiện quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân ở nước ta hiện nay:
1. Thực trạng:
Hiện nay ở nước ta quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân đã được quan tâm hơn. Đảng và nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi công dân sử dụng tốt quyền lợi của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện những quyền này vẫn có những hạn chế nhất định.
Chẳng hạn quyền được thông tin: Ở nước ta để đảm bảo được thông tin, Đảng ta đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH thông qua Đại hội VII năm 1991. Thời gian qua, quyền tiếp cận thông tin cũng được quan tâm thích đáng và đã được thực hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng. Nhưng thực tế quyền tiếp cận thông tin của người dân còn chưa đạt được như quy định của pháp luật. Trên thực tế việc công bố, công khai thông tin còn chậm và hình thức thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp việc khai thác tìm kiếm thông tin từ các cơ quan nhà nước thường bị gây phiền hà. Quyền làm chủ, quyền được thông tin có lúc, có nơi còn bị hạn chế thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng. Mặt khác, việc tiếp cận thông tin do các cơ quan nắm giữ vẫn còn khó khăn dẫn tới tính công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước chưa được thực hiện. Bên cạnh đó việc cung cấp thông tin theo yêu cầu còn phức tạp, phiền hà do trình tự, thủ tục chưa được luật hoặc văn bản quy định, nên việc cung cấp thông tin theo yêu cầu cá nhân, tổ chức còn phổ biền tình trạng khó khăn phiền hà. Một bất cập nữa là người dân rất khó để tiếp cận những thông tin cần thiết kém minh bạch luôn đi cùng với nhũng nhiễu. Các cơ quan nhà nước quản lý chuyên nghành, cơ quan chuyên về thống kê cũng chỉ có thói quen báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Thái độ không thiện chí trong cung cấp thông tin cũng phần nào xuất phát từ tình trạng thông tin gì cũng có thể dễ dàng quy là thông tin mật.
Thứ hai là quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Theo Điều 9 Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002 quy định: “bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng bưu chính, mạng viễn thông của mọi tổ chức, cá nhân được đảm bảo theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, Điều 42 Pháp lệnh bưu chính, viễn thông năm 2002 quy định: người sử dụng viễn thông “được đảm bảo bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thông tin của khách hàng như địa chỉ, số điện thoại…là bí mật đời tư của khách hàng cần được tôn trọng và bảo mật. Thế nhưng trong thực tiễn những quyền lợi này vẫn bị xâm phạm,ví dụ: việc Mobifone làm lộ bí mật của chị Mai Thị H ở Đà Nẵng, Mobifone đã cung cấp cho chồng chị H những bản in chi tiết về số điện thoại của chị khi chưa có sự đồng ý của chị. Hậu quả của sự việc này dã khiến gia đình chị tan vỡ.
Qua những vụ việc trên thực tế mới thấy được rằng quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân vẫn chưa được thực hiện theo những quy định trong luật, quyền lợi người dân vẫn bị xâm phạm, chưa có sự tôn trọng đúng mức do vậy cần phải có những giải pháp nhất định.
2.Giải pháp:
- Trong điều kiện hiện nay, nhà nước ta bên cạnh việc chăm lo lợi ích cho từng cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân phát huy mọi tài năng, trí tuệ để phục vụ cuộc sống của bản thân và cho xã hội thì nhà nước cũng cần phải đề ra các biện pháp bảo đảm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân công dân mà thực chất nó là mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với quyền tự do cá nhân công dân phải được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật. Thông qua đó cả nhà nước và công dân đều có quyền như nhau khi xâm phạm quyền, lợi ích của nhau cũng như nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực từ phía nhà nước, lối sống tự do vô chính phủ, coi thường kỷ cương pháp luật của cá nhân công dân.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân. Đồng thời loại bỏ mọi mưa toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối chính trị, chống phá chính quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước ta.
- Nhà nước mà đại diện là các cơ quan nhà nước, các công chức phải chịu bồi thường cho công dân trong các trường hợp lợi ích hợp pháp của họ bị các cơ quan công quyền vi phạm. Một dự luật về trách nhiệm dân sự của nhà nước trong các quan hệ này rất cần thiết phải được nghiên cứu xây dựng, đặc biệt cơ chế pháp lý đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm dân của nhà nước đối với công dân có ý nghĩa to lớn.
- Do trình độ dân trí còn thấp, ý thức người dân chưa cao dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì thế phương thức căn bản nhất thực hiện nhu cầu xã hội to lớn và đặc biệt quan trọng thì cần phải năng cao ý thức và trách nhiệm của công dân bằng con đường làm cho mỗi công dân ý thức được sâu sắc, tự giác và đầy đủ những quyền của mình và thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Trên cơ sơ đó công dân thực hiện lợi ích chính đáng của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khác thực hiện lợi ích của họ, góp phần tăng cường và bảo quản lợi ích cuả nhà nước và xã hội. Đáp ứng vấn đề đó, cần phải mở rộng các loại phương tiện thông tin đại chúng để thông qua đó nhân dân hiểu thêm và có ý thức tuân thủ pháp luật, bảo đảm cho công dân sống, học tập, lao động theo Hiến pháp và pháp luật. Đó là yêu cầu tạo nên sức mạnh vật chất to lớn thúc đẩy xã hội Việt Nam phát triển.
C. Kết luận:
Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân trong lập hiến Việt Nam đã khẳng định được phần nào sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta tới quyền lợi của người dân. Sự thay đổi nhằm mục đích làm cho những điều khoản phù hợp với nhu cầu của người dân, với sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Quyền lợi của người dân được thực hiện ngày một nhiều và hoàn thiện hơn thì càng thể hiện tính dân chủ của nhà nước ta- một thuộc tính của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là động lực giúp nhà nước ta sớm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện…
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội- 2009.
2. Luận văn thạc sĩ luật học: sự phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam - Đoàn Thị Bạch Liên, hà Nội 1998.
3. Luận văn tiến sĩ luật học: sự phát triển chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua lịch sử lập hiến Việt Nam - Trần Văn Bách, Hà Nội 2002.
4. Luật hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân trong quá trình lập hiến Việt Nam.doc