Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí nhà nước

Vai trò lãnh đạo của Đảng, hình thức và phương pháp lãnh đạo, các nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy quản lí hành chính nhà nước các cấp trong từng giai đoạn nhất định được ghi trong cương lĩnh, điều lệ, chiến lược và nghị quyết của các cơ quan Đảng. Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhà nước ở tất cả các cấp. Xây dựng nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước phải luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Để kịp thời sửa đổi những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp. Việc vân dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước sẽ góp phần tạo nên một cơ chế quản lí năng động, sáng tạo, hữu hiệu, nhằm tăng cường hiệu lực trong quản lí hành chính nhà nước. Tóm lại, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các đảng viên. Việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được coi là kỉ luật của tổ chức Đảng. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân, với cơ quan nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực tế lịch sử đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng tháng tám đã thắng lợi và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước Việt Nam kiểu mới đã ra đời. Kể từ đó, sự phát triển của Nhà nước Việt Nam kiểu mới luôn gắn với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong từng thời kì, từng giai đoạn và mục tiêu phát triển của đất nước, bằng những hình thức và phương pháp hoạt động của mình, Đảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mang tính toàn diện cả về chính trị - tư tưởng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội. Nhưng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Nhà nước không đồng nghĩa với việc can thiệp vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước. Đây chỉ là việc Đảng định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối quan điểm giai cấp, phương châm chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn. Ngoài ra, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với hoạt động của Nhà nước không phải là không có giới hạn. Hiến pháp nước ta đã xác định rõ trong Điều 4 hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này, không những phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mà còn nêu cao hơn nữa uy tín lãnh đạo của tổ chức này. Việc các tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật là thực hiện đường lối của Đảng vì lợi ích của giai cấp công nhân cùng toàn thể nhân dân lao động. Mặt khác, những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước, đặc biệt là những thành công đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định vai trò quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lí Nhà nước. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001): “ Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cuộc dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương hướng hoạt động của tổ chức Đảng: Đầu tiên, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính Nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Các vấn đề quan trọng của hoạt động quản lí Nhà nước nói chung và quản lí hành chính Nhà nước nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ trương của các tổ chức Đảng có trách nhiệm. Nghị quyết của các cấp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa thành các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Điều 22 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xác định: “Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội…” Khi quyết định những vấn đề cụ thể khác nhau của hoạt động quản lí hành chính nhà nước như ban hành quyết định quản lí, xây dựng các biện pháp thuộc về tổ chức, các biện pháp kinh tế…, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về những vấn đề có liên quan bao giờ cũng được coi là cơ sở rất quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định quản lí của mình. Cần nhấn mạnh rằng nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực - pháp lý. Những nghị quyết này được thực hiện trên thực tế thông qua hàng loạt những hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước.Qua những hoạt động này, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lí hành chính nhà nước. Tiếp theo, nhận thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ. Đây là công việc có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quản lí hành chính nhà nước. Điều 4 pháp lệnh cán bộ, công chức đã quy định: “Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam…”. Sự lãnh đạo của Đảng về công tác này đã thể hiện ở chỗ các tổ chức Đảng bồi dưỡng, đào tạo những đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. Tổ chức Đảng có ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Những ý kiến này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác tổ chức cán bộ. Vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo nội dung, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Cuối cùng, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước không chỉ bằng đường lối, chủ trương, chính sách, bằng công tác tổ chức cán bộ mà còn bằng hình thức kiểm tra. Kiểm tra của các tổ chức Đảng là kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Việc kiểm tra này nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đã đề ra, trên cơ sở đó khắc phục những khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức Đảng có tính thông tin hai chiều. Cũng chính thông qua công tác kiểm tra Đảng, các tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra. Trên cơ sở đó, có các biện pháp uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước đi theo đúng định hướng phù hợp với ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích chung của cả cộng đồng. Ngoài ra, còn có hoạt động tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền, vân động thực hiện các chủ trương của Đảng, cũng như uy tín và vai trò gương mẫu của bản thân các cán bộ, đảng viên mà nghị quyết của Đảng được thực hiện trong đời sống. Ở đây cũng cần phải phân biệt rõ ràng hoạt động kiểm tra của Đảng với hoạt động kiểm tra mang tính quyền lực nhà nước cho các chủ thể có thẩm quyền được pháp luật quy định thực hiện. Việc phân biệt này cho ta cái nhìn đúng đắn về tính chất, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động kiểm tra của Đảng và kiểm tra của các cơ quan nhà nước. Nếu đồng nhất hai loại hoạt động này với nhau sẽ làm cho chúng không phát huy được hiệu lực trong quản lý hành chính nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng, hình thức và phương pháp lãnh đạo, các nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy quản lí hành chính nhà nước các cấp trong từng giai đoạn nhất định được ghi trong cương lĩnh, điều lệ, chiến lược và nghị quyết của các cơ quan Đảng. Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhà nước ở tất cả các cấp. Xây dựng nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước phải luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Để kịp thời sửa đổi những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp. Việc vân dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước sẽ góp phần tạo nên một cơ chế quản lí năng động, sáng tạo, hữu hiệu, nhằm tăng cường hiệu lực trong quản lí hành chính nhà nước. Tóm lại, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các đảng viên. Việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được coi là kỉ luật của tổ chức Đảng. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân, với cơ quan nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự lãnh đạo của Đảng trong quản lí nhà nước.doc