Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới

Mục Lục Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Các quan điểm về “thông tin”, “hưởng thụ thông tin”, “mất cân đối” và “bất bình đẳng” trong việc hưởng thụ thông tin. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí 1.3. Phân chia các khu vực hưởng thụ thông tin trên thế giới theo hệ tiêu chí Chương 2: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN GIỮA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Tổng quan chung về thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới. 2.2. Khu vực Châu Á. 2.3. Khu vực Châu Âu. 2.4. Khu vực Châu Phi. 2.5. Khu vực Châu Mỹ. 2.6. Khu vực Châu Đại Dương. 2.7. Hậu quả của sự mất cân bằng và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin 2.8. Giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin giữa các khuc vực trên thế giới. Chương 3: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM. 3.1. Thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. 3.2. Các giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối về hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc149 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề xuất nhỏ. Rõ ràng, đã có rất nhiều nỗ lực, song vấn đề vẫn chưa được giải quyết, những giải pháp đưa ra vẫn chưa thiết thực và có hiệu quả? Nguyên nhân là do các tổ chức, chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tế, hoàn cảnh của các nước chậm phát triển để đề ra những biện pháp có thể thực thi ở bên ngòai đem lại hiểu quả cao. Sau khi xem xét và nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị những giải pháp sau: Giải quyết các vấn đề về khoảng cách số: khoảng cách công nghệ trong cơ sở hạ tầng, khoảng cách nội dung thông tin Internet và khoảng cách giới mà trong đó phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận thông tin hơn phái mạnh, và cuối cùng là khoảng cách thương mại điện tử a. Đối với các nước phát triển: Các cơ quan thông tấn nên chọn lọc nguồn tin chính xác nhất trước khi cung cấp cho độc giả, phải đặt yếu tố giá trị thông tin lên hàng đầu và lợi nhuận chỉ là động lực chứ không phải là mục đích chính, nhằm tránh tình trạng nhũng nhiễu thông tin, độc giả biết kiểm tra nguồn tin để tránh hiểu lầm. Giảm số lượng trang web bằng tiếng Anh, khuyến khích dùng ngôn ngữ của nước mình, kiểm soát về nội dung lành mạnh trên internet b. Với các nước chậm phát triển b1. Hoàn cảnh của các nước thế giới thứ ba Vấn đề cần phải làm là làm thế nào để có được một dòng chảy thông tin thực sự ở những nơi mà vốn dĩ đã có rất ít thông tin? Ở những nơi không có một cơ quan thông tấn tầm cỡ quốc gia, ai sẽ đứng ra thành lập một hãng thông tấn cho riêng họ khi mà các nước này vẫn quen với việc lấy tin từ bên ngoài, lệ thuộc hoàn toàn vào luồng thông tin ấy. Hơn nữa, trình độ dân trí của học lại thấp, nhiều người còn không biết chữ, không biết đến những công nghệ cao về y tế cũng như kinh tế. Ngòai ra, lợi nhuận cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp truyền thông, trước đây báo chí truyền thông chỉ nhằm cung cấp các thông tin đơn thuần đến cho độc giả, họ làm việc là để mang càng nhiều thông tin đến càng tốt, nhưng bây giờ, thông tin có ở khắp mọi nơi, độc giả có quá nhiều nguồn tin để lựa chọn, việc cung cấp thông tin đơn thuần không còn là mục đích chính của các hãng thông tấn nữa. Mà họ phải chọn lọc thông tin để sao cho số người lựa chọn để mua thông tin ấy là nhiều nhất, nhằm nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy thì họ phải hướng đến những thông tin mà đa phần độc giả quan tâm, những thông tin liên quan đến đời sống của họ. Do đó, rõ ràng họ không thể bán báo cho các nước mà người dân ở đó không đủ tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, chứ đừng nói đến bỏ tiền ra mua thông tin. Hơn nữa, họ lại là thiểu số, những thông tin giúp ích cho họ, những người nghèo nhất thế giới, đã quá lỗi thời, bởi họ là những người đi sau thời đại, Và nếu chỉ đưa những tin tức đó, thì số đông còn lại sẽ chả ai mua báo. Chính vì thế, không thể đòi hỏi các hãng thông tấn trên toàn thế giới quan tâm nhiều hơn đến vịêc cung cấp thông tin cho các nước chậm phát triển để rồi đồng nghĩa với việc lợi nhuận của họ sụt giảm. Họ được hưởng quyền lợi gì từ việc này? Giải pháp đưa ra là phải kêu gọi vốn để thành lập các cơ quan thông tấn riêng, chỉ cung cấp tin cho những người dân ở các nước chậm phát triển, những thông tin thực sự thiết thực với đời sống của họ, chỉ dành riêng cho họ, những thông tin cung cấp hiểu biết căn bản về mọi mặt của đời sống, để họ đi lên dần dần, thoát khỏi cảnh đói nghèo, bệnh tật mà phát triển kinh tế. Cần phải có những tổ chức truyền thông phi lợi nhuận giúp họ tiếp cận với thế giới bằng cách cung cấp thông tin miễn phí tới người dân nơi đây. Do đó, các nước thế giới thứ 3 không thể xây dựng một mô hình truyền thông dập khuôn như các nước phát triển, mà phải xây dựng cơ cấu phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước. Những người dân nghèo, cần những nguồn tin về những công việc đơn giản, và tiếp cận dần dần đến máy móc, cần biết có thể xin trợ cấp về vốn để phát triển kinh tế, chứ không cần xem quảng cáo về các loại máy móc tân tiến, hiện đại, kỹ thuật phức tạp và giá cả đắt đỏ. Vậy thì họ thực sự cần cái gì? Phải là một mô hình truyền thông kinh tế, không quá đắt đỏ? Rất nhiều người trong số họ không biết chữ và radio sẽ là một trong những phương tiện chủ yếu có hiệu quả sử dụng cao. Thứ đến là điện thoại công cộng, các tờ báo phù hợp với từng địa phương…chứ không phải là ti vi, vệ tinh, kỹ thuật số, các tờ báo xa xỉ, thời trang, công nghệ ở thành phố. Rõ ràng chúng ta phải khoanh vùng thông tin và vấn đề lợi nhuận không phải là chính yếu. b2. Các giải pháp đưa ra như sau Thành lập hãng thông tấn riêng ở các nước chậm phát triển, chọn lọc và tổng hợp tin sao cho phù hợp với trình độ dân trí, và hòan cảnh của các nước Các nước phát triển về truyền thông tổ chức đào tạo về nghiệp vụ cho các nhà báo ở các nước chậm phát triển, để viết và đưa tin về đời sống ở đất nước họ, tránh bị lệ thuộc vào nguồn tin bên ngòai. Phổ cập giáo dục ở các nước chậm phát triển, để tất cả đều biết chữ, thuận lợi cho việc hưởng thụ thông tin từ các loại hình thông tin báo chí khác nhau. Xin trợ cấp vốn, xây dựng hệ thống internet, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, máy móc, duy trì họat động của các hãng thông tấn mới ở những nước nghèo. c. Các nước đang phát triển: Cần tự xây dựng cho mình một hệ thống các cơ quan thông tấn hùng mạnh độc lập với các nước phương Tây, thu thập, chọn lọc và xử lý tin phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Tổ chức tập huấn, đào tạo phóng viên định kỳ để học hỏi các kinh nghiệm của các nước phát triển. Lắp đặt vệ tinh, thiết bị công nghệ cao để phục vụ cho việc phổ biến tin tức rộng khắp, đa dạng hóa các loại hình báo chí, để mở rộng kênh tiếp nhận thông tin của công chúng. Lắp đặt hệ thống cảnh báo trước về các thảm họa thiên nhiên. Cả thế giới đang đau đầu trong việc đưa ra giải pháp để khắc phục triệt để những hậu quả mà sự mất cân đối và bất bình đẳng đem lại. Cho tới giờ, vẫn đang tìm kiếm những sáng kiến mới thiết thực và khả thi để cải thiện tình hình. Chương 3 SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM. 3.1. Thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. 3.1.1. Tổng quan chung về sự phát triển của truyền thông Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, truyền thông Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu hội nhập quốc tế, nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của truyền thông. 3.1.1.1. Về báo chí Tính đến tháng 7 năm 2006, Việt Nam có 620 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí: 172 báo, 448 tạp chí; 67 Đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia), hơn 600 đài TT-TH cấp huyện. Trong gần 10 năm qua, báo điện tử nối mạng internet ra đời và phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ có nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận, chuyển tải nhanh, sinh động một nội dung thông tin lớn phục vụ tuyên truyền đối nội, đối ngoại có hiệu quả. Đến nay, cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2000 bản tin cùng hàng ngàn trang điện tử (website, weblog) có tính chất, cách thức hoạt động như trang báo hoặc tạp chí điện tử. (Sự phát triển này thực sự lớn nếu nhìn nhận một cách có hệ thống. Năm 1992 cả nước có 350 cơ quan báo chí (136 báo, 214 tạp chí). Năm 1997 có 153 báo, 337 tạp chí. Năm 2001 có 486 cơ quan báo chí (154 báo, 334 tạp chí)). Hơn 13.000 người được cấp thẻ nhà báo, hàng trăm người đang trong diện xét cấp thẻ, hàng ngàn cán bộ, nhân viên kĩ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo chí. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo. So với thời kì trước năm 1986, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình, tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng chất lượng in ấn, phát sóng; tăng số lượng nhà báo, đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí. Năm Báo chí phát hành - Triệu tờ Năm Báo chí phát hành - Triệu tờ Năm Báo chí phát hành – Triệu tờ 1995 223,5 1999 239,6 2003 307,9 1996 238,9 2000 299,1 2004 411,6 1997 214,8 2001 286,8 2005 432,3 1998 225,6 2002 285,4 2006 466,9 Bảng thống kê báo chí phát hành (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3.1.1.2. Về xuất bản Việt Nam hiện có 53 nhà xuất bản, trong đó 42 nhà xuất bản trung ương, 11 nhà xuất bản địa phương. Tổng số xuất bản phẩm toàn ngành là 20.504 cuốn với 211.615.159 triệu bản. Cả nước hiện có 7.045 thư viện, trong đó có 1 thư viện quốc gia, 64 thư viện tỉnh, thành phố; 592 thư viện quận, huyện, thị xã; 6.388 thư viện, phòng đọc sách, báo ở xã, làng, thôn. Xuất bản sách, văn hóa phẩm, báo và tạp chí 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 SÁCH Đầu sách 8186 8263 8363 9430 9850 9487 11445 13515 14059 14648 17800 20149 Triệu bản 169,8 167,1 161,5 166,9 191,7 177,6 166,5 217,5 222,8 206,6 252,4 229,9 Phân theo cấp quản lý Trung ương Đầu sách 5284 5701 5689 6420 6920 6395 8364 9560 9755 10122 13350 15827 Triệu bản 159,0 157,2 149,0 157,7 164,3 164,3 151,1 198,3 206,4 193,9 235,5 213,9 Địa phương Đầu sách 2902 2562 2674 3010 2930 3092 3081 3955 4304 4526 4450 4322 Triệu bản 10,8 9,9 12,6 9,2 27,4 13,3 15,4 19,2 16,4 12,7 16,9 16,0 Phân theo loại sách Sách quốc văn Đầu sách 8083 8174 8285 9353 9764 9403 11350 13405 13934 14519 13405 14521 Triệu bản 169,7 167,0 161,4 166,9 191,2 177,1 166,0 216,5 222,0 205,7 226,5 210,4 Trong đó: Sách giáo khoa Đầu sách 2464 2999 3125 3176 3478 3614 4116 5214 4872 4922 5214 5634 Triệu bản 147,6 145,4 140,8 150,5 173,6 160,4 150,6 190,3 201,7 186,6 192,5 178,6 Sách khoa học xã hội Đầu sách 1420 1443 1412 884 902 1086 1484 1592 1968 1987 1592 1728 Nghìn bản 3535 4512 4463 2502 2754 2500 2342 4186 4012 3759 3872 4122 Sách kỹ thuật Đầu sách 1186 1017 1023 1318 1426 1526 1912 2240 2495 3021 2240 2453 Nghìn bản 2477 2421 2352 2679 2822 2710 2450 4892 3944 3762 7193 8056 Sách thiếu nhi Đầu sách 909 974 1107 1278 1212 1480 1824 1965 2240 2261 1965 2294 Nghìn bản 13298 12216 11549 8789 8790 9000 8500 9620 9218 8656 14072 11635 Sách văn học Đầu sách 2104 1748 1618 2697 2746 1697 2014 2394 2359 2328 2394 2412 Nghìn bản 2762 2419 2276 2281 3210 2512 2112 7420 3116 2982 8825 8032 Sách ngoại văn Đầu sách 103 89 78 77 86 84 95 110 125 129 4395 5628 Nghìn bản 137 129 115 126 452 524 538 1020 864 852 25946 19499 Văn hóa phẩm (Nghìn bản) 19500 18633 15800 13022 16494 22800 23028 25422 28054 27230 34670 35510 Báo và tạp chí (Triệu bản) 433,2 553,0 583,2 576,9 564,4 580,0 635,0 655,6 653,4 669,7 989,3 991,3 Theo bảng kê trên, số lượng ấn phẩm xuất bản không ngừng tăng. - Số đầu sách năm 2006 tăng gấp 2,5 lần năm 1995. - Số báo và tạp chí cũng tăng gấp đôi. Báo chí và xuất bản, những lãnh địa cung cấp thông tin nhiều nhất tới công chúng phát triển không ngừng là điều kiện tốt để công chúng báo chí Việt Nam được thụ hưởng thông tin nhiều hơn, chất lượng hơn. 3.1.2. Thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ báo chí nước ta lại phát triển mạnh như những năm gần đây. Công chúng được tiếp cận ngày càng nhiều với các loại hình truyền thông. Nhưng cùng với nó là mức độ chênh lệch trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí. Việc mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin ở Việt Nam là có thực. Nhưng khi xem xét vấn đề này không được đánh đồng vấn đề mất cân đối với bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng. Hệ thống luật pháp của Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công chúng. Công chúng được tiếp cận, và bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin. Sự chênh lệch về mức độ hưởng thụ thông tin là có, nhưng bất bình đẳng thì cần xem xét một cách xác đáng. Sự chênh lệch về hưởng thụ thông tin của công chúng được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh, do tác động của nhiều yếu tố, nhưng tựu chung lại, có thể xem xét nó dưới các góc độ sau: Sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin giữa các khu vực, ở đây là sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Sự mất cân đối về hưởng thụ thông giữa các khu vực kinh tế - xã hội. Sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin giữa các nhóm thu nhập. Xem xét 5 nhóm thu nhập theo tiêu chí đánh giá của tổng cục thống kê (Nhóm 1: nhóm có thu nhập thấp nhất; Nhóm 2: nhóm có thu nhập dưới mức trung bình; Nhóm 3: nhóm có thu nhập trung bình; Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá; Nhóm 5: nhóm có thu nhập cao). Sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin giữa các thành phần kinh tế. Các yếu tố khác chưa xem xét tới trong đề tài nghiên cứu này. Dưới đây, xin đưa ra một số thống kê dẫn nguồn từ Website gso.gov.vn của Tổng cục thống kê. Trên cơ sở đó phân tích những vấn đề cốt lõi về thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam (số liệu 2004). Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành thị, nông thôn, giới tính chủ hộ, vùng, 5 nhóm thu nhập và ngành sản xuất kinh doanh chính của hộ % Máy điện thoại Đầu video Ti vi màu Dàn nghe nhạc các loại Radio/ Cassette Máy ảnh, máy quay video CẢ NƯỚC 27.27 32.34 67.79 10.28 18.97 1.77 Thành thị nông thôn Thành thị 73.98 53.75 88.99 21.33 20.20 5.84 Nông thôn 11.55 25.13 60.66 6.56 18.55 0.40 Giới tính chủ hộ Nam 24.19 32.48 68.38 9.92 19.77 1.48 Nữ 36.19 31.93 66.07 11.29 16.66 2.60 Vùng Đồng bằng sông Hồng 29.15 38.05 76.42 8.34 14.03 1.12 Đông Bắc 18.33 30.14 59.71 4.09 15.05 0.49 Tây Bắc 10.35 22.68 41.52 2.33 22.52 0.17 Bắc Trung bộ 14.12 18.39 63.49 4.10 14.27 0.33 Duyên Hải Nam Trung bộ 23.57 29.49 69.66 10.41 16.18 1.07 Tây Nguyên 21.19 35.07 66.90 13.84 21.68 1.27 Đông Nam bộ 61.24 49.10 83.80 23.93 25.88 7.12 Đồng bằng sông Cửu Long 18.42 25.01 55.63 10.02 25.1 0.83 5 nhóm thu nhập chung cả nước Nhóm 1 1.36 8.72 34.22 1.73 14.32 0.07 Nhóm 2 5.09 19.38 57.08 3.60 16.00 0.17 Nhóm 3 11.23 28.51 68.34 7.06 18.81 0.29 Nhóm 4 30.11 41.79 81.72 11.39 20.88 0.70 Nhóm 5 80.23 58.04 91.72 25.13 23.80 6.94 Ngành SXKD chính của hộ Nông nghiệp 5.69 20.26 55.28 4.68 19.22 0.20 Lâm nghiệp 17.96 19.98 59.22 6.72 11.50 - Thuỷ sản 13.57 27.93 54.23 9.36 21.78 0.79 Công nghiệp 38.14 43.95 80.56 14.74 19.05 2.75 Xây dựng 23.54 32.19 72.38 9.86 15.38 1.72 Thương nghiệp 52.85 47.00 83.28 19.10 17.37 3.35 Dịch vụ 65.70 50.54 86.41 17.37 20.50 4.57 Khác 27.21 17.19 50.16 6.10 15.86 1.64 Tình hình sử dụng Internet của hộ chia theo thành thi, nông thôn, giới tính của chủ hộ, vùng, 5 nhóm thu nhập và ngành SXKD chính của hộ % Tỷ lệ hộ có máy vi tính Tỷ lệ hộ có máy tính nối mạng Internet so với số hộ có máy tính CẢ NƯỚC 5.47 22.97 Thành thị, nông thôn Thành thị 17.14 26.39 Nông thôn 1.55 10.21 Giới tính chủ hộ Nam 4.72 21.21 Nữ 7.65 26.11 Vùng Đồng bằng sông Hồng 5.31 20.92 Đông Bắc 1.94 11.18 Tây Bắc 1.55 4.22 Bắc Trung bộ 2.23 6.77 Duyên Hải Nam Trung bộ 5.44 9.69 Tây Nguyên 4.37 10.55 Đông Nam bộ 15.69 32.40 Đồng bằng sông Cửu Long 2.92 18.32 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 0.20 15.32 Nhóm 2 0.59 Nhóm 3 1.09 4.53 Nhóm 4 3.95 8.94 Nhóm 5 19.57 27.23 Ngành SXKD chính của hộ Nông nghiệp 0.73 4.45 Lâm nghiệp 4.14 Thuỷ sản 1.83 27.77 Công nghiệp 7.73 27.91 Xây dựng 4.84 20.97 Thương nghiệp 11.32 21.15 Dịch vụ 14.27 23.97 Khác 3.49 40.14 (Nguồn: Tổng cục thống kê, http:// www.gso.gov.vn) 3.1.2.1. Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Như đã nhận định, kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận thông tin của công chúng. Mức thu nhập của cư dân thành thị gấp 1,2 lần mức thu nhập của cư dân nông thôn (378,09/815,43 VND/tháng) kéo theo sự ảnh hưởng tới việc tiếp cận các phương tiện truyền thông và tiếp nhận thông tin. Bên cạnh kinh tế, những điều kiện thua kém của nông thôn so với thành thị ở các mặt giáo dục, khoa học... cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí, đặc biệt ở các khu vực khó khăn, điều kiện giáo dục hạn chế. Theo thống kê của Bộ thông tin truyền thông, hiện nay, tỷ lệ hưởng thụ thông tin ở thành thị và nông thôn chênh lệch nhau 75% và 25% (Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2010). Đây là mức chênh lệch quá lớn. Điều này phần nào phản ánh thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chỉ ra thách thức lớn lao trong việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội và thúc đẩy truyền thông. Đi sâu vào các mục nhận xét, cũng có thể nhận thấy rất rõ tương quan này. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn có TV và Radio/cassette 2004 (%) Nếu số lượng tivi màu ở thành thị chiếm tới 88,99% thì tỷ lệ này ở nông thôn là 60,66%. Số hộ sử dụng Radio không chênh lệch nhiều, ở tỷ lệ 18,55%/20,20%. Điều này cũng phản ánh thực tế ở Việt Nam, radio không được sử dụng phổ biến bằng Tivi. Số lượng máy vi tính thực sự có mức chênh lệch lớn. Ở nông thôn, số hộ gia đình có máy tính chỉ chiếm 1,55% trong khi đó ở thành thị là 17,14%. Việc có máy vi tính lại kéo theo mức độ sử dụng internet, kênh thông tin phong phú và đa dạng. Ở nông thôn, số hộ sử dụng internet so với số hộ có máy tính chiếm 10,21%, trong khi đó, tỷ lệ này ở thành thị là 26,39%. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thành thị có máy vi tính và tỷ lệ hộ có máy tính nối mạng internet so với số hộ có máy vi tính 2004 (%) 3.1.2.2. Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa các vùng miền trên cả nước. Trong tất cả các bảng biểu thống kê ở trên thì khu vực Đông Nam Bộ luôn đứng đầu bảng. Đây là trung tâm kinh tế - xã hội phát triển vào bậc nhất ở nước ta. Điều kiện phát triển kinh tế sôi động là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin của công chúng nơi đây. Số hộ sử dụng TV màu ở khu vực này chiếm tới 83,80%, tiếp đó là đồng bằng sông Hồng 76,42%; trong khi đó, tại khu vực Tây Bắc tỷ lệ này chỉ là 41,52%. Có thể chỉ ra căn nguyên của thực trạng này là do sự phát triển kinh tế, điều kiện địa lý, dân cư... Khu vực Tây Bắc chưa phát triển, là nơi quy tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, mọi điều kiện đều khó khăn. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân ở các khu vực có TV màu và Radio/cassette 2004 (%) Mức độ sử dụng máy tính và Internet mới thực sự đáng chú ý. Khu vực Đông Nam Bộ dẫn đầu với 15,69% số hộ có máy tính, gấp 3 khu vực đứng kế tiếp là duyên hải Nam Trung Bộ với 5,44%. Các khu vực có tỷ lệ máy tính ít nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long 2,92%, Đông Bắc 1,94% và Tây Bắc 1,55%. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân ở các khu vực có máy vi tính và tỷ lệ hộ có máy tính nối mạng internet so với số hộ có máy tính 2004 (%) Tỷ lệ số hộ có máy vi tính sử dụng internet cũng là những con số đáng chú ý. Dẫn đầu vẫn là Đông Nam Bộ với 32,40%, vượt xa các khu vực đứng cuối bảng là Bắc Trung Bộ và Tây Bắc (6,77% và 4,22%). Khoảng cách từ 4,22% tới 32,40% là khoảng cách quá lớn. Điều này một lần nữa phản ánh thực trạng mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực. Căn nguyên cốt yếu vẫn là sự phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2.3. Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa các nhóm thu nhập. Theo phân loại của Tổng cục thống kê, có 5 nhóm thu nhập được đánh giá trong tất cả các thống kê xã hội học thường niên: Nhóm 1: nhóm có thu nhập thấp nhất Nhóm 2: nhóm có thu nhập dưới mức trung bình Nhóm 3: nhóm có thu nhập trung bình Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá Nhóm 5: nhóm có thu nhập cao Theo hệ tiêu chí này, việc thụ hưởng thông tin giữa các nhóm thu nhập có rất nhiều điều để bàn. Trong tất cả các biểu thống kê, sự chênh lệch giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất gần như tuyệt đối. Nhóm có thu nhập cao nhất thụ hưởng mọi giá trị của truyền thông. Họ được tiếp cận với mọi loại hình truyền thông mới nhất. Điều này phản ánh khả năng kinh tế, cũng như trình độ nhận thức của họ về sự cần thiết của truyền thông, của thông tin trong xã hội hiện đại. Theo thống kê về số hộ sử dụng TV màu thì nhóm 5 chiếm tỷ lệ 91,72% trong khi đó nhóm 2 là 57,08% và nhóm 1 là 34,22%. Số hộ sử dụng radio trong nhóm 5 là 23,80% so với nhóm 1 là 14,32%. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thuộc các nhóm thu nhập có TV màu và Radio/cassette 2004 (%) Mức độ chênh lệch này thực sự lớn với thực tế sử dụng máy tính và internet hiện nay. Số hộ ở nhóm 5 có máy tính chiếm 19,57%, tỷ lệ này ưu thế tuyệt đối so với nhóm 1, nhóm nghèo nhất là 0,20%, thậm chí nhóm 2 cũng chỉ là 0,59%. Đây là mức chênh lệch thực sự khủng khiếp. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thuộc các nhóm thu nhập có máy tính và tỷ lệ hộ có máy tính nối mạng internet so với số hộ có máy tính 2004 (%) Những con số này tiếp tục được minh chứng trong bảng số liệu về tình hình sử dụng internet. Nhóm 5 là 27,23%, trong khi đó nhóm ít nhất là nhóm 3 chỉ có 4,53%. Tất cả những số liệu trên minh chứng cho thực tế kinh tế quyết định rất lớn tới việc hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí. 3.1.2.4. Sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin giữa các thành phần kinh tế. Xem xét các thành phần kinh tế sau: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp, Xây dựng, Thương nghiệp, Dịch vụ, Khác. Theo đó, các hộ gia đình làm dịch vụ sử dụng TV dẫn đầu với 86,41% so với nhóm thấp nhất là 50,16%. Các hộ làm dịch vụ cũng dẫn đầu trong việc sử dụng radio với 20,50%, gấp đôi nhóm các hộ làm lâm nghiệp là 11,50%. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thuộc các thành phần kinh tế có TV màu và Radio/cassette 2004 (%) Các hộ làm dịch vụ và thương nghiệp cũng chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc sử dụng máy tính và internet. 14,27% số hộ làm dịch vụ có máy tính, trong khi đó các hộ làm nông nghịêp, con số đó là 0,73%. Nhóm các hộ làm thuỷ sản cũng sử dụng máy tính không nhiều, chỉ có 1,83%. Việc sử dụng internet của nhóm Khác dẫn đầu là 40,14% trong khi đó ở các hộ nông nghiệp con số đó chỉ là 4,45%. Biểu đồ: Tỷ lệ hộ dân thuộc các thành phần kinh tế có máy vi tính và tỷ lệ hộ có máy tính nối mạng internet so với số hộ có máy tính 2004 (%) 3.1.3. Hậu quả của việc mất cân đối trong hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. Như đã biết, truyền thông đại chúng mang trong mình những chức năng xã hội quan trọng: chức năng tư tưởng, chức năng giám sát và quản lý xã hội, chức năng văn hoá... “Có thể nói truyền thông đại chúng như là một môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng trở thành người bạn hay một môi trường văn hoá đối với mỗi người dân. Nó mang đến cho con người những tri thức sâu sắc, vốn hiểu biết phong phú, cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn hay trở thành cầu nối các mối quan hệ giữa con người với nhau” (Tạ Ngọc Tấn). Vai trò to lớn như vậy, cho nên sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin cũng sẽ kéo theo những hậu quả không nên có. Ở Việt Nam có sự chênh lệch thông tin rõ ràng nhất là ở hai khu vực nông thôn và thành thị. Việc thành thị chiếm 25% dân số nhưng có khả năng nắm giữ 75% thông tin, còn nông thôn thì ngược lại, nên hầu hết các hậu quả trong việc phát triển thông tin không đều đều rơi vào hai khu vực này. Về chính trị Việc hưởng thụ thông tin không đồng đều dẫn đến những nhận thức về chính trị không đúng đắn. Điều này gây ra hậu quả khó lường, nhất là nhân dân ở những vùng sâu, vùng xa. Minh chứng cho điều này là các vụ bạo động, nổi loạn ở Tây Nguyên… Cũng từ việc nhận thức không đồng đều sẽ hình thành các nhóm tư tưởng chính trị khác nhau. Trong khi nhà nước lo tạo dựng nền chính trị ổn định để phát triển đất nước thì có rất nhiều kẻ phản động ra sức vu khống, xuyên tạc, cản trở và phá hoại con đường chính trị tốt đẹp. Một yếu tố nữa là khi nhân dân không nhận thức đồng đều về thông tin chính trị, thì quyền tự do, dân chủ trong tay họ cũng không được phát huy. Về đời sống Những nơi nào đang đà phát triển thông tin sẽ càng có điều kiện phát triển mạnh hơn, những nơi nào kém phát triển càng vì sự chênh lệch mà rơi vào tụt hậu. Ở Việt Nam không thiếu những khu vực lạc hậu thông tin như thế. Việc phân phối thông tin không đều không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, ảnh hưởng và kìm hãm phát triển kinh tế mà còn tăng khoảng cách những đối cực trong xã hội : giàu – nghèo, nông thôn – thành thị, tây – ta, hiện đại – lạc hậu… Mặt khác, khi có quá nhiều nguồn thông tin thì lại gây nhiễu, công chúng không phân biệt được đâu là thông tin chính thống và đâu là tin đồn. Những hậu quả tất yếu về chênh lệch thông tin sẽ xảy ra theo chuỗi, từ lĩnh vực này kéo theo lĩnh vực kia : chính trị, văn hóa, giáo dục…. Về kinh tế Việc phân phối lượng thông tin không đều ở các khu vực, gây ra sự mất cân đối trong dân trí là một trong những nguyên nhân lớn cản trở sự phát triển của kinh tế. Hậu quả là kinh tế mỗi vùng phát triển khác nhau, không đồng đều. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tỉ lệ hưởng thụ thông tin giữa vùng thành thị và vùng nông thôn chênh nhau khá lớn, thông tin được chia sẻ không đồng đều. Có những nơi tiếp cận nhiều thông tin, thông tin nhanh nhạy, cập nhật như ở thành phố, và có những nơi thông tin đến chậm, thậm chí không được tiếp cận với thông tin như ở các vúng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Những nơi tiếp nhận thông tin nhanh, sẽ xử lí công việc nhanh, phát triển về mọi mặt đời sống, đặc biệt là kinh tế, ngược lại những nơi thiếu, “mù” thông tin sẽ kém phát triển. Sự mất cân đối về phát triển kinh tế sẽ gây ra sự phân hóa giàu nghèo. Một số liệu thống kê cũ cho biết, Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn năm 2004 lần lược như sau: Cả nước” 484,4 nghìn VN đồng, Thành thị là 815,4 nghìn VN đồng, còn nông thôn : 378, 1 nghìn VN đồng. Theo một thống kê xã hội khác thì mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân của nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ngày càng tăng: năm 2002 là 6 lần, 2006 đã là 6,5 lần. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước ngày càng giảm, nhưng ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo còn cao: Lai Châu hơn 55%, Điện Biên trên 40%... Ước tính năm 2006 số hộ dưới mức nghèo khổ là: 18,7% Ở nhiều khu vực thiếu thông tin, kiến thức về kinh tế sẽ ít có cơ hội phát triển hơn các nơi khác. Các dự án, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế không đến được với người dân, mà thậm chí, người dân còn bị lợi dụng. Chênh lệch về thông tin khiến các thành phần kinh tế không có sự liên kết để tạo sức mạnh phát triển. Về văn hóa Khu vực này không có sự am hiểu về văn hóa của khu vực kia gây cản trở trong bối cảnh hòa nhập. Hơn nữa, sự chông chênh về thông tin văn hóa là điểm yếu để các luồng thông tin xấu, không lành mạnh len lỏi vào tư tưởng công chúng. Các hủ tục truyền thống lạc hậu sẽ không bị xóa bỏ, ngược lại bó hẹp sự phát triển của người dân ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Không chỉ văn hóa trong nước, mà việc thừa – thiếu thông tin làm cho sự du nhập, tiếp thu văn hóa nước ngoài cũng bị hạn chế. Ngược lại, sự tiếp thu tích cực quá của một vài bộ phận lại là nguy cơ biến đổi văn hóa, minh chứng là sự du nhập thái quá của các luồng văn hóa trong giới trẻ như : văn hóa hàn quốc, sống thử…. Thiếu thông tin nhiều khi là nguyên nhân chính khiến công chúng không nhận thức sâu sắc hết các giá trị văn hóa nước mình, không biết cách bảo tồn và phát huy, mà vô tình làm mất đi bản sắc vốn có. 3.2. Các giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối về hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. 3.2.1. Một số giải pháp trong “Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2010”. Chiến lược phát triển thông tin quốc gia tới năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 09/09/2005 là Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đang có hiệu lực. Chiến lược này phân tích thực tế thông tin truyền thông của Việt Nam giai đoạn hiện nay, đề ra các giải pháp nhằm phát triển truyền thông trong giai đoạn tới. 3.2.1.1 Mục tiêu Mục tiêu chung a) Phát triển thông tin theo cơ cấu, quy mô hợp lý, đáp ứng quyền được thông tin của nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển thông tin của các nước trong khu vực và quốc tế. Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng về thông tin; sắp xếp, củng cố hệ thống thông tin phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm trật tự, hiệu quả, từng bước xây dựng hệ thống thông tin nước ta hiện đại, có chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ cao. Cần tổ chức để nhân dân tham gia diễn đàn thông tin, đóng góp ý kiến xây dựng đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. b) Phát triển đồng bộ và hiện đại các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ tích cực, có hiệu quả hơn nữa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm cho toàn bộ dân cư, đặc biệt là dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, biên giới, hải đảo được tiếp nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình mọi mặt trong nước và quốc tế qua các phương tiện, loại hình thông tin phù hợp, với chất lượng tốt, hấp dẫn, kịp thời. c) Thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; trang bị cho cán bộ và nhân dân bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết, phẩm chất đạo đức để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh thông tin đối ngoại và thông tin cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ, an ninh, quốc phòng; biểu dương người tốt, việc tốt và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tệ nạn xã hội; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch. d) Có biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng thông tin thiếu cân đối, đảm bảo sự đồng đều về phân bố, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền. Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu thông tin của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; đảm bảo tốt hơn nữa quyền và nhu cầu được thông tin của người dân. đ) Từng bước thực hiện xã hội hoá một số khâu và công đoạn thuộc các lĩnh vực và hình thức thông tin, trước mắt là các khâu chế bản, in ấn, phát hành của báo in, quảng cáo thương mại của phát thanh, truyền hình, báo in, điện ảnh, Internet và sản xuất các chương trình nghe - nhìn thời sự của truyền hình; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để cơ quan thông tin có điều kiện tự chủ về tài chính. e) Nghiên cứu để sớm có các chính sách cụ thể về hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài trên lĩnh vực thông tin nhằm thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng, kỹ xảo và công nghệ hiện đại của nước ngoài, nhất là trong các khâu quảng bá, phát hành ra nước ngoài và thông tin đối ngoại. Mục tiêu cụ thể về phát triển các lĩnh vực thông tin - Báo in: Đến năm 2010: phấn đấu tăng sản lượng báo xuất bản hàng năm lên 900 triệu bản báo/năm; mức hưởng thụ bình quân lên 10 bản/người/năm; giảm tỷ lệ mất cân đối trong phát hành báo chí giữa khu vực thành phố, thị xã và vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa xuống mức 60%/40%. - Sách: Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức sách phục vụ thiếu nhi; chú trọng việc xuất bản các loại sách phổ biến kiến thức phổ thông cho các tầng lớp nhân dân, quan tâm đối tượng vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường sách thế giới và nhu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài. - Phát thanh: + Hoàn thiện và phát triển các hệ chương trình phát thanh với kỹ thuật hiện đại, có biện pháp xoá các “vùng lõm” về sóng phát thanh, quy hoạch sóng tần số để thuận lợi cho công tác quản lý và phục vụ tốt nhu cầu của người nghe. + Xây dựng các trạm truyền thanh cơ sở để bảo đảm các xã, phường trong cả nước đều có trạm truyền thanh để tiếp âm đài quốc gia, đài tỉnh, huyện, đồng thời là công cụ điều hành, chỉ đạo của chính quyền cơ sở. - Tuyên truyền miệng: Củng cố và kiện toàn đội ngũ làm công tác thông tin tuyên truyền miệng từ Trung ương đến cơ sở; duy trì chế độ cung cấp thông tin định kỳ, tổ chức sinh hoạt báo cáo viên đều đặn, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác này. Đa dạng hoá nội dung thông tin tuyên truyền miệng; phát huy thế mạnh của tuyên truyền miệng để cung cấp các nội dung thông tin mà các phương tiện thông tin khác không thể thực hiện được. Củng cố và phát triển hệ thống các đội thông tin lưu động, bảo đảm mỗi huyện thị có ít nhất một đội thông tin lưu động; các xã, phường, làng, bản cần phát huy tính chủ động trong việc xây dựng các tổ, nhóm làm công tác thông tin. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để các đội thông tin lưu động phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, thực hiện có hiệu quả việc đưa thông tin về cơ sở, đến các làng, bản xa xôi hẻo lánh. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu thông tin, hướng dẫn việc kết hợp các phương thức thông tin tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, văn nghệ cổ động trong hoạt động của các đội thông tin lưu động. - Truyền hình: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phủ sóng truyền hình trên cả nước, hết năm 2005 trên 90% các hộ gia đình xem được các kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam; đến năm 2010, hoàn thành cơ bản việc phổ cập truyền hình đến mỗi hộ gia đình. + Đến năm 2010 phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền (CATV và DTH) đến hầu hết các thành phố, thị xã và các khu dân cư tập trung. Nội dung chương trình truyền hình trả tiền tập trung vào những nội dung khoa học, giáo dục, dạy ngoại ngữ, thể thao, ca nhạc, giải trí, điện ảnh. Bảo đảm khâu biên tập, biên dịch, lồng tiếng Việt Nam để phục vụ đông đảo người xem. + Mô hình đài truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ yếu phát chương trình thời sự địa phương, tiếp sóng đài trung ương và sản xuất chương trình cho đài quốc gia. Xác định cụ thể nội dung phát sóng, công suất, tần số, bảo đảm không trùng chéo về nội dung, không gây can nhiễu về sóng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và thông tin của địa phương. Không phát triển thêm các đài truyền hình tỉnh, thành phố. - Phim truyện và điện ảnh: Nâng cao số lượng và chất lượng phim Việt Nam trên tất cả các loại hình: phim truyện nhựa, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim truyền hình, phim video gia đình; chú trọng việc sản xuất các phim tài liệu - khoa học nhằm cung cấp kiến thức, thông tin cho các tầng lớp nhân dân, giới thiệu các hình ảnh về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam ra thế giới. Củng cố và tăng cường các đội chiếu bóng lưu động vừa làm nhiệm vụ đưa các tác phẩm điện ảnh đồng thời đưa các thông tin thời sự đến với nhân dân. Bảo đảm việc đưa các phim tài liệu - khoa học vào các chương trình chiếu phim ở các rạp, các buổi chiếu bóng lưu động. Nâng tỷ lệ phim Việt Nam được chiếu trong các rạp, các sân bãi và trên hệ thống các đài truyền hình Trung ương và địa phương. - Xuất bản: Mở rộng việc xuất bản và phát hành các bản tin ảnh ở những địa bàn, vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống và khu vực miền núi. Chú trọng xây dựng các trạm thông tin, các bảng tin ảnh ở tất cả các điểm dân cư. - Internet: Đến năm 2010, dịch vụ Internet được cung cấp rộng rãi tới tất cả các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học trong cả nước. 100% học sinh phổ thông trung học trở lên sử dụng máy tính thành thạo. Mật độ bình quân thuê bao Internet là 8,4 thuê bao/100 dân (trong đó khoảng 30% là thuê bao băng rộng). Tỷ lệ số dân sử dụng Internet là 30 - 40 %; tỷ lệ số người có máy tính cá nhân khoảng 10 - 15 máy/100 dân. Về hạ tầng thông tin, cơ bản hoàn thành xa lộ thông tin quốc gia, toàn bộ các huyện và nhiều tuyến xã được kết nối bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, bảo đảm cho việc cung cấp các dịch vụ băng rộng đa dịch vụ đến tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước. Phát triển và quản lý tốt các điểm truy nhập Internet trực tiếp trên khắp cả nước. Tại các thành phố lớn, các khu vực trọng điểm, nâng cao năng lực chuyển tải của mạng truy nhập, áp dụng các công nghệ mới, từng bước đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao, bảo đảm cho các ngành, các đơn vị có đủ dung lượng kết nối theo yêu cầu. - Hãng thông tấn: Đến năm 2010, xây dựng Thông tấn xã Việt Nam thành một hãng thông tấn quốc gia có uy tín và có sức cạnh tranh cao. Xây dựng một số phân xã khu vực hoặc phân xã điểm trong hệ thống phân xã trong nước, tiếp tục mở rộng mạng lưới phân xã ngoài nước. Đến năm 2010 đưa số phân xã ở ngoài nước từ 25 phân xã hiện nay lên 30 phân xã tại những địa bàn quan trọng. 3.2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010 - Sản lượng bản báo đến năm 2010 đạt 900 triệu bản/năm; mức hưởng thụ bình quân đầu người 10 bản báo/người/năm. Mức hưởng thụ sách bình quân đầu người: 5 bản/người/năm. - Tỷ lệ phim truyện Việt Nam chiếu trên truyền hình 60%. - Đến năm 2010 có 100% gia đình ở đồng bằng có phương tiện nghe nhìn; có 100% gia đình miền núi có phương tiện nghe hoặc nhìn. - Mật độ bình quân thuê bao Internet đạt 8,4 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng). Tỷ lệ số dân sử dụng Internet từ 30-40%. Tỷ lệ số người có máy tính cá nhân khoảng 10-15 máy/100dân. 3.2.3. Các giải pháp chủ yếu Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa Trung ương với địa phương; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý thông tin trong phạm vi cả nước. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống báo chí in; xây dựng, phát triển một số cơ quan báo chí điện tử trọng điểm trên mạng Internet; xây dựng quy hoạch hợp lý hệ thống phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Chú trọng việc xác định quy mô, phạm vi hoạt động, công suất phát sóng của đài truyền hình cấp tỉnh; quy hoạch việc phát sóng của các đài truyền hình tỉnh, thành phố với các đài khu vực; từng bước xây dựng cơ chế thực hiện thống nhất quản lý lĩnh vực truyền dẫn và phát sóng. - Đánh giá đầy đủ các điều kiện hoạt động của hệ thống đài phát thanh cấp huyện để xem xét, cấp phép hoạt động và phân loại quản lý theo quy định của Luật Báo chí. - Kiện toàn bộ máy quản lý thông tin ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các phòng nghiệp vụ của các Sở Văn hoá - Thông tin). Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin - Kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự các cơ quan làm công tác thông tin đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ. - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và hiệu quả phục vụ công chúng để làm tiêu chí sắp xếp, quy hoạch mạng lưới thông tin, báo chí trong cả nước. Những cơ quan thông tin hoạt động không có hiệu quả, thông tin trùng lặp, không đáp ứng nhu cầu công chúng thì phải kiên quyết đình chỉ hoạt động. Giải pháp về nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính - Tiến hành phân loại các cơ quan báo chí theo tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ. Các khoản tài trợ của nguồn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho nhóm báo chí do yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị mà giá bán báo thấp hơn giá thành. Nhóm báo chí chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí có cơ chế hoạt động, chính sách về thuế, về đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển. - Đầu tư ngân sách thỏa đáng để triển khai các dự án đã được Chính phủ phê duyệt về phát thanh, truyền hình, thông tấn xã, cơ sở hạ tầng Internet, các thiết bị phục vụ cho in ấn và phát hành báo chí. - Nghiên cứu, ban hành chính sách đầu tư của Nhà nước cho việc ứng dụng công nghệ tin học, giảm giá cước viễn thông phục vụ phát triển Internet, nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ Internet. - Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh tế cho báo chí để đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, thực hiện các chương trình văn hoá, thể thao nhân đạo. - Xây dựng chính sách đặt hàng, hỗ trợ việc xuất bản và phát hành báo chí đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Giải pháp về nguồn nhân lực - Quy hoạch lại hệ thống đào tạo, bồi dưỡng về thông tin báo chí trong cả nước theo hướng hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về thông tin. Giải pháp về khoa học và công nghệ - Phát triển thông tin dựa trên cơ sở kết hợp giữa ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thích hợp khác. Coi trọng yêu cầu số hóa trong thông tin, bảo đảm phát triển của thông tin nước ta theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải thông tốc độ đường truyền phục vụ Internet phát triển. Mở rộng mạng lưới truy nhập Internet trong cả nước; nghiên cứu triển khai các công nghệ mới nhằm mở rộng khả năng truy nhập mạng Internet ngoài mạng viễn thông như: truyền hình CATV, DTH, mạng điện lực... - Đầu tư xây dựng các trung tâm truyền dẫn, phát sóng, các cơ sở in ấn, chế bản... hiện đại để bảo đảm tốt các yêu cầu của các hoạt động thông tin báo chí trong những năm trước mắt và lâu dài. - Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thông tin báo chí tham dự các hội nghị quốc tế, học tập nghiên cứu ở các nước có trình độ tiên tiến; hình thành cơ chế tư vấn khoa học công nghệ trong nước và quốc tế và chính sách đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về thông tin. Giải pháp về bảo đảm an ninh thông tin - Phát triển thông tin đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an ninh thông tin trong lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại, lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong lĩnh vực đời sống tinh thần, trong hệ thống viễn thông - thông tin toàn quốc, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và bảo vệ an ninh thông tin trong điều kiện có hoàn cảnh đặc biệt. - Cụ thể hóa các quy định của pháp luật trong hoạt động thông tin nhằm bảo đảm tốt vấn đề an ninh thông tin cả về nội dung và các phương tiện kỹ thuật thông tin. - Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ ở các cơ quan thông tin. Xây dựng đội ngũ làm công tác thông tin có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị để thực hiện tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ trong các tình huống. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin - Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí, truyền thông, làm cho cấp uỷ, tổ chức Đảng của các cơ quan này thực sự nêu cao trách nhiệm chính trị và vai trò lãnh đạo trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ các tổ chức Đảng trong các cơ quan báo chí; quy chế tuyển chọn, đề bạt, sử dụng, bãi nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí. 3.2.2. Các giải pháp khác. * Phát triển hệ thống truyền thông đại chúng và hệ thống phát hành báo chí tại địa phương. Bên cạnh hệ thống báo chí TW, việc thiết lập hệ thống báo chí mạnh tại địa phương sẽ góp phần nâng cao sự thụ hưởng thông tin của công chúng báo chí tại những địa bàn khó khăn. * Phát triển truyền thông bằng ngôn ngữ và chữ viết của người dân tộc. + Phát triển hệ thống phát thanh tiếng dân tộc, do chỗ, ở những địa bàn khó khăn, những cư dân lớn tuổi phần lớn đều không biết chữ, phát thanh là kênh thông tin hữu ích. Hệ phát thanh tiếng dân tộc của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV4) hiện nay có chương trình cho 9 thứ tiếng: Mông, Khmer, Êđê, Jơrai, Bana, Xơ đăng, K’Ho, Thái, Chăm. Trực tiếp sản xuất các chương trình phát thanh tiếng dân tộc là Ban phát thanh tiếng dân tộc và các cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên, Khu vực Tây Bắc, Khu vực ĐB sông Cửu long và cơ quan thường trú Thành phố Hồ Chí Minh. Các chương trình đều phát sóng 4 lần trong ngày, thời lượng tổng cộng 120phút/ chương trình/ ngày. Máy phát sóng bố trí theo khu vực: Phía Tây Bắc, Trung Bộ - Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm máy phát sóng trung, sóng ngắn và sóng FM. Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lương 25 giờ 30 phút mỗi ngày phục vụ đồng bào các dân tộc Việt Nam (Không kể chương trình tiếng Việt) ~ Hệ Phát thanh dân tộc là một hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam có chung đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số được phát bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, được tổ chức, sắp xếp, liên kết trong hệ thống, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. ~ Hệ Phát thanh dân tộc hình thành trên cơ sở các chương trình tiếng dân tộc hiện có, tổ chức lại, định danh, thiết lập mối quan hệ trong hệ thống, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung thời lượng và nội dung chương trình cho phù hợp. ~ Các chương trình trong hệ do nhiều đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp sản xuất, nhưng lại tuân thủ chỉ đạo, điều hành tập trung của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình đều được tập trung về đầu mối là Hệ Phát thanh dân tộc, thực hiện tuyên truyền theo định hướng chung nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của từng chương trình. ~ Hệ Phát thanh dân tộc không bố trí toàn bộ các chương trình phát thanh hiện có theo trục thời gian như các Hệ khác, mà bố trí theo nhóm tiếng tương ứng với khu vực phủ sóng, gồm nhóm phía Bắc, nhóm Trung bộ-Nam bộ và Tây Nguyên. ~ Một số điều chỉnh khi tổ chức Hệ Phát thanh Dân tộc: . Tăng thời lượng chương trình tiếng Thái: Từ 90 phút/ngày lên 120 phút/ngày, tăng thêm chương trình ca nhạc dân tộc phát vào 20 giờ hàng ngày. . Tiếp âm chương trình tiếng Mông và tiếng Thái tại khu vực Tây Nguyên: hàng ngày tiếp âm 2 lần chương trình tiếng Mông, 2 lần chương trình tiếng Thái phục vụ đồng bào Mông, Thái cư trú tại đây; bố trí chương trình tiếng Mông, tiếng Thái (tiếp âm) vào nhóm tiếng khu vực Tây Nguyên, cùng chung hệ thống máy phát sóng. . Xây dựng thêm một số chương trình tiếng dân tộc như Dao, Tày, M’Nông, Châu Ro, Raglay, Chăm... * Phát triển truyền hình tiếng dân tộc VTV5 là kênh thông tin phát bằng nhiều thứ tiếng dân tộc tuyên truyền những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn gặp nhiều khó khăn của Đài truyền hình Việt Nam. Năm 2004 phát sóng 8 giờ/ngày với 7 thứ tiếng, năm 2005 phát sóng 10 giờ/ngày với 10 thứ tiếng và 13 thứ tiếng với thời lượng là 12 giờ/ngày vào năm 2006. Vấn đề đặt ra cho VTV5 cũng như những kênh sóng bằng tiếng dân tộc là làm sao để chương trình được phủ sóng tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, tăng thời lượng phát sóng, tăng các thứ tiếng cộng thêm nhiều chuyên mục mới hấp dẫn thu hút khán giả là đồng bào dân tộc. Sự ra đời và phát triển của VTV5 góp phần thoả mãn nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc, là động thái tốt nhằm thúc đẩy sự cân bằng thông tin giữa các nhóm công chúng. + Phát triển các bản tin tiếng dân tộc. + Phát triển hệ thống truyền thông miệng qua đội ngũ tuyên truyền viên tại các địa bàn khó khăn về kinh tế. * Báo mạng giúp cân đối nhu cầu thụ hưởng thông tin "Nóng", cập nhật là hai đặc tính thuộc về thế mạnh thông tin của báo mạng mà không một loại hình báo chí nào khác có thể so sánh được. Ngay cả một tờ nhật báo, báo từng được coi là có tần suất phát hành cao nhất, cũng trở nên cũ ngay vào buổi chiều nếu nó xuất xưởng vào buổi sáng. Một quốc gia mới phát triển về CNTT của châu Á là Ấn Độ đã làm rất tốt việc đem thông tin đến tầng lớp bình dân, ít học thông qua mạng Internet. Việt Nam cũng có thể làm được điều này. Đó cũng là một cách san bằng khoảng cách quá lớn hiện nay trong "cán cân" thụ hưởng thông tin giữa thị dân và nông dân. Một "Hai Lúa" ở miệt ĐBSCL có thể "nói chuyện" với ngài Bộ trưởng Nông nghiệp về giá lúa thông qua mạng giao lưu trực tuyến. Báo mạng làm được điều kỳ diệu đó. * Trợ giúp ngân sách của nhà nước cho vấn đề truyền thông tại các địa bàn khó khăn. Hiện nay chính sách này đã được thực hiện, có những thành công bước đầu trong việc đem thông tin đến cho công chúng các vùng khó khăn. Thời gian tới, chính sách này cần được thực hiện tiếp tục nhằm gặt hái thêm những thành công lớn hơn nữa trong chiến lược phổ biến thông tin tới mọi đối tượng công chúng. * * * * Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam là một thực tế đang diễn ra. Mức độ chênh lệch này song hành cùng mức độ chênh lệch trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Ở một khía cạnh nào đó, có thể khẳng định truyền thông phản ánh bức tranh sinh động của xã hội Việt Nam đương đại. Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin đó của công chúng Việt Nam là một thách thức lớn. Mức độ chênh lệch giữa các khu vực kinh tế, giữa các vùng miền, giữa các nhóm thu nhập... với khoảng cách lớn đòi hỏi những bước đi chắc chắn và khoa học nhằm thiết lập một môi trường thông tin và phân phối thông tin công bằng cho công chúng báo chí. Những biện pháp của Chính phủ, của ngành truyền thông sẽ là những động lực thúc đẩy sự cân bằng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng, để thông tin thực sự tới được với mỗi người dân, dù họ là dân nghèo, hay dân có mức thu nhập cao, dù họ là người thành thị hay người nông thôn... Sự phát triển cân bằng và bền vững là những tiêu chí mà xã hội hiện đại cần hướng tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, NXBVăn hóa - Thông tin, H., 1999. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, H., 2004 TS Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và kinh tế, NXB Thông tấn, H., 2005. Pierre Albert, Lịch sử báo chí, NXB Thế giới, H., 2003. X.A.Mikhailốp, Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý, NXB Thông tấn, H., 2004. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, Sách không bán, H., 2004. Roumeen Islam, Quyền được nói: vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế, NXB Văn hóa thông tin, H., 2006. Schudson, Michael, Sức mạnh của tin tức truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2003. Trình Mưu, Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI : Vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý luận chính trị, H., 2005 Dự án hỗ trợ từ điển tiếng Việt miễn phí (The free Vietnamese Dictionary project).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61356 kilobooks.com.doc
Luận văn liên quan