Sự phát triển và phân hóa của đạo cơ đốc
Thời cổ đại khi không giải thích được các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp , trong suy nghĩ của con người nảy sinh ra một sự khiếp sợ đối với giới tự nhiên. Nỗi sợ hãi đó đã trở thành cơ sở để hình thành một thế lực huyền bí mang tên thần thánh. Đó là nguồn gốc của tôn giáo. Khi xã hội có thêm những bước phát triển mới, con người đã biết sử dụng công cụ lao động để làm ra của cải thì xã hội loài người lại bắt đầu phân chia giai cấp. khi ấy con người không chỉ biết sợ giới tự nhiên mà còn sợ cả đồng loại của mình. Đau đớn về mặt thể xác, họ tìm đến chỗ dựa tinh thần là niềm tin tôn giáo.
Các tôn giáo khác trên thế giới đều dạy con người phải tự làm các điều thánh thiện, tu dưỡng tâm tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên thiên đàng, đến miền cực lạc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến động nhưng đạo cơ đốc vẫn tồn tại và phát triển. Ngày nay, cơ đốc giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin cơ đốc.
Qua bài tập với đề tài “ sự phát triển và phân hóa của đạo cơ đốc” trong tiến trình lịch sử, chúng tôi hi vọng có thể giúp mọi người tìm hiểu kĩ về sự phát triển và phân hóa trong tiến trình lịch sử của một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển và phân hóa của đạo cơ đốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời cổ đại khi không giải thích được các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp…, trong suy nghĩ của con người nảy sinh ra một sự khiếp sợ đối với giới tự nhiên. Nỗi sợ hãi đó đã trở thành cơ sở để hình thành một thế lực huyền bí mang tên thần thánh. Đó là nguồn gốc của tôn giáo. Khi xã hội có thêm những bước phát triển mới, con người đã biết sử dụng công cụ lao động để làm ra của cải thì xã hội loài người lại bắt đầu phân chia giai cấp. khi ấy con người không chỉ biết sợ giới tự nhiên mà còn sợ cả đồng loại của mình. Đau đớn về mặt thể xác, họ tìm đến chỗ dựa tinh thần là niềm tin tôn giáo.
Các tôn giáo khác trên thế giới đều dạy con người phải tự làm các điều thánh thiện, tu dưỡng tâm tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên thiên đàng, đến miền cực lạc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến động nhưng đạo cơ đốc vẫn tồn tại và phát triển. Ngày nay, cơ đốc giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin cơ đốc.
Qua bài tập với đề tài “ sự phát triển và phân hóa của đạo cơ đốc” trong tiến trình lịch sử, chúng tôi hi vọng có thể giúp mọi người tìm hiểu kĩ về sự phát triển và phân hóa trong tiến trình lịch sử của một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giới thiệu chung về Cơ đốc giáo
Hoàn cảnh lịch sử.
Năm 63 TCN, La Mã thôn tính vùng Palextin, nơi mà từ thế kỉ VI TCN cư dân đã theo một tôn giáo nhất thần gọi là đạo Do Thái. Sau khi bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở vùng phía Đông Địa Trung Hải càng cực khổ, trong khi đó, tư tưởng của phái triết học khắc kỉ với các nội dung như thần thống trị thế giới, sống nhẫn nhục, chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng, đang được lưu hành ở La Mã.
Chính giáo lí của đạo Do Thái, tư tưởng của phái khắc kỉ và đời sống cực khổ, không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kitô ( Cơ đốc giáo). Kitô giáo ( hay Cơ đốc giáo) là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng thờ chúa Jêsus Christ (Giê-xu).
Giáo lí
Kế thừa quan niệm của đạo Do thái, đạo Cơ đốc cho rằng chúa trời sáng tạo ra tất cả kể từ loài người. Cơ đốc giáo đề cao đức chúa trời, cho rằng đức chúa trời có sứ mệnh cao cả, cứu vớt con người khỏi tội lỗi.
Cơ đốc giáo chủ trương mọi người đều bình đẳng, yêu thương lẫn nhau, chống lại chế độ áp bức, bất công của đế quốc La mã.
Trong khi truyền đạo, chúa Giê-xu khuyên mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đồng thời chúa Giê-xu lên án sự giàu có, cho rằng người giàu muốn lên nước chúa cũng khó như con lạc đà chui qua lỗ kim. Không những thế, Cơ đốc giáo còn khuyên răn con người nên sống độc thân. Những luật lệ của đạo Cơ đốc được tóm tắt trong mười điều răn của chúa.
Kinh thánh
Kinh thánh của đạo Cơ đốc gồm 2 phần là Cựu ước và Tân ước. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do thái mà đạo Cơ đốc tiếp nhận, còn Tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Cơ đốc. Kinh Tân ước vốn viết bằng tiếng Hy Lạp, gồm có 4 phần là Phúc âm, Hoạt động của các sứ đồ, Thư tín và Khải thi lục.
Tổ chức
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ của đạo Cơ đốc bao gồm nô lệ, nô lệ được giải phóng, dân nghèo thành thị. Họ lập thành những công xã nhỏ. Đó không những là những đoàn thể của các giáo hữu mà còn là những tổ chức giúp đỡ lẫn nhau và làm việc từ thiện.
Sự phát triển và phân hóa của đạo Cơ đốc trong tiến trình lịch sử.
1. Sự ra đời và phát triển của đạo Cơ đốc ở La Mã cổ đại
Đạo Cơ đốc ra đời vào thế kỉ I sau CN ở phía đông đế quốc Rôma. Lúc đầu đạo Cơ đốc là tôn giáo của quần chúng nhân dân bị áp bức, công khai lên án sự giàu có, lên án sự bóc lột, nên bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ Cơ đốc giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn.
Tuy bị đàn áp nhưng đạo Cơ đốc vẫn tiếp tục phát triển. Đến thế kỉ II, các công xã Cơ đốc giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội. Từ đây giáo hội Cơ đốc cũng có nhiều thay đổi. Trong hàng ngũ tín đồ không chỉ có nhiều người khá giả và giàu sang cũng theo đạo. Do có những thay đổi trong hình thức và nguyên tắc hoạt động mà đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngừng sát hại các tín đồ đạo Cơ đốc. Đến cuối thế kỉ IV đạo Cơ đốc chính thức được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
Sau đó, Gierôm (347-420) đã dịch kinh Cựu ước và kinh Tân ước từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Latinh. Tác phẩm này được coi là bộ kinh thánh chính thức của đạo Cơ đốc.
2. Tổ chức giáo hội và sự chia rẽ giữa giáo hội phương Tây và phương Đông
Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ diệt vong, đạo Cơ đốc không những không bị suy sụp mà trái lại càng phát triển và trở thành công cụ đắc lực bảo vệ chế độ phong kiến. Những luận điệu mà những giáo sĩ tuyên truyền, khi giảng đạo như hiên tượng không bình đẳng trong xã hội là do chúa trời sắp đặt, hoặc trong cuộc sống hiện tại bị cực khổ thì sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng… là rất phù hợp với yêu cầu và lợi ích của chế độ phong kiến.
Sau khi biến thành quốc giáo của Rôma, để quản lí việc đào tạo trong toàn đế quốc, đạo Cơ đốc đã thành lập 5 trung tâm giáo hội do Tổng giám mục đứng đầu. Đó là Côngxtăngtinôplơ, Antiốt, Giêrudalem, Alêchxăngđri, và Rôma. Sang thời trung đại, do tình hình chính trị ở Đông Rôma (tức Bidantium) và phương Tây khác nhau, nên lịch sử phát triển của giáo hội Cơ đốc ở hai miền cũng khác nhau. Sự phát triển về chính trị, xã hội, văn hóa giữa Tây Âu và Bidantium có sự khác nhau rõ rệt nên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôn giáo của 2 khu vực này.
Ở phương Đông, các trung tâm giáo hội tổ chức theo đơn vị hành chính, nhưng Tổng giám mục ở Côngxtăngtinôplơ được giữ quyền thống nhất, ở đó chính quyền của hoàng đế rất vững mạnh nên giáo hội phải phục tùng quyền lực của hoàng đế. Hội nghị tôn giáo được triêu tập vào giữa thế kỉ V đã công nhận hoàng đế Bidantium là người có quyền cao nhất trong giáo hội và được coi là “giáo chủ hoàng đế”.
Ở phương Tây, từ thế kỉ V đã hình thành nhiều vương quốc của người Giécmanh. Vua và quí tộc các nước này đã nhanh chóng tiếp thu đạo Cơ đốc làm cho thế lực của giáo hội ở đây càng thêm mạnh. Trong khi đó, Tổng giám mục Rôma tự xưng là giáo hoàng, luôn luôn mưu đồ nâng cao địa vị của mình và chiếm quyền lãnh đạo toàn bộ giáo hội Cơ đốc. Lợi dụng sự suy yếu và tình hình chưa ổn định của các quốc gia phong kiến do “man tộc” vừa mới thành lập nên ở Tây Âu, giáo hoàng không chỉ quản lí công việc của tôn giáo mà còn giành lấy chức năng về chính trị và hành chính nữa.
Sự mâu thuẫn trong giáo hội ở hai khu vực này càng thêm gay gắt khi giáo hoàng Rôma có mưu đồ muốn ngự trị trên toàn bộ giáo hội Cơ đốc. Sự bất đồng giữa hai bên còn biểu hiện ở cách giải thích thuyết “tam vị nhất thể”. Giáo hội phương Đông cho rằng chúa Thánh thần là do chúa cha sinh ra, còn giáo hội phương Tây thì cho cả chúa cha và chúa con sinh ra. Đồng thời sự tranh giành nhau trong việc truyền giáo ở những nước lân cận cũng làm cho quan hệ giữa hai bên thêm căng thẳng.
Do mâu thuẫn giữa hai bên phức tạp và sâu sắc như vậy, năm 867 Tổng giám mục ở Côngxtăngtinôplơ là Phôtiút đã triệu tập một cuộc hội nghị các giáo hội ở phương Đông để thông qua nghị quyết khai trừ giáo tịch của giáo hoàng Nicôla I và tuyên bố rằng việc can thiệp của giáo hoàng vào công việc của giáo hội phương Đông là không hợp pháp. Đến nửa đầu thế kỉ XI, giữa Tổng giám mục Côngxtăngtinôplơ Miken Kêrulariôt và giáo hoàng Rôma Lêo IX lại xảy ra sự tranh chấp về quyền quản lí các giáo sĩ ở Nam Italia.
Từ đó, giáo hội chính thức phân chia thành hai giáo hội: ở phương Tây gọi là giáo hội Thiên chúa (giáo hội Rôma) do giáo hoàng đứng đầu, ở phương Đông gọi là giáo hội Hy Lạp hay giáo hội chính thống. Tuy chỉ có một số khác biệt nhỏ về nghi thức thánh lễ… nhưng hai giáo hội này hoàn toàn độc lập với nhau, thậm chí coi nhau như thù địch.
Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin Lành
3.1. Hoàn cảnh lịch sử
Giáo hội Thiên chúa trước cải cách là một thế lực phong kiến lớn ở Tây Âu, có hệ thống tổ chức rất chặt chẽ, có thế lực kinh tế rất hùng hậu. Giáo hội là thế lực thống trị về mặt tư tưởng, ngăn cản sự phát triển của văn hóa, nhất là khoa học tự nhiên. Đến đầu thế kỉ 16, khi chủ nghĩa tư bản đã ra đời, giai cấp tư sản đã xuất hiện ở Tây Âu, giáo hội Thiên chúa vẫn là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến và là lực lượng cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản muốn loại bỏ những điều trong giáo lí không phù hợp với cuộc sống kinh doanh của mình, họ muốn những giáo lí phải phù hợp với trào lưu kinh doanh và lối sống của những người giàu có mới nổi lên. Đó là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thế kỉ 16.
. Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin lành
Đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nơi: Đức, Thuỵ Sĩ và Anh.
Cải cách tôn giáo ở Đức: Người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther ( 1483 - 1546 ), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết.
Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của Martin Luther và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác. Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ: Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh ( Jean Calvin). Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Calvin chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém. Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp. Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ (Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.
Cải cách tôn giáo ở Anh: Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản đã phát triển khá mạnh ở Anh. Giai cấp tư sản lớn mạnh muốn có một tôn giáo mới phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ. Lúc đó nhà thờ ở Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất. Vua Anh cũng muốn lấy lại một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội Rôma đối với vương quyền. Nhân việc Giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” vào năm 1534, tuyên bố cắt đứt quan hệ với giáo hội Rôma và thành lập một giáo hội riêng gọi là Anh giáo. Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ, nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm thì vẫn giống như đạo Thiên Chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi ruộng đất của giáo hội Rôma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản. Tư sản Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó đã dẫn tới Thanh giáo ( tôn giáo trong sạch). Thanh giáo xoá bỏ hết tàn dư của đạo Thiên Chúa, đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Anh giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, cầm đầu là các trưởng lão do các tín đồ bầu ra. Như vậy thế kỉ XVI ở Tây Âu có nhiều giáo phái mới đã ra đời. Các giáo phái này ở các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Giáo hoàng và toà thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành, nên sau này người ta gọi tôn giáo mới là đạo Tin lành.
3.3. Sự khác nhau cơ bản giữa Công giáo và đạo Tin lành
Kinh thánh
Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý. Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo.
Còn đạo Tin lành thì họ chỉ tin nhận 39 quyển kinh Cựu ước, cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.
Giáo lí
Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, cho rằng Đức Mẹ Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa. Họ chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc và tin rằng có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục
Còn đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng, họ chỉ tôn trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria vì chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô. Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh và chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua bài tập với đề tài “ sự phát triền và phân hoá của đạo Cơ đốc”, chúng tôi muốn mọi người hiểu hơn sự hình thành và phân hoá của đạo cơ đốc từ đó có cái nhìn đúng đắn về nó. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn chế nên bài tập không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự phát triển và phân hóa của đạo cơ đốc.doc