Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời
Câu hỏi: Hãy phê phán quan điểm cho rằng: Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời?
Để làm rõ quan điểm này ta cần phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+)Thứ nhất, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH trong quá trình đi tới mục tiêu xây dựng XHCN. Vì thế, nó không đồng nhất với sự cáo chung của CNXH với tư cách là một lý tưởng, mục tiêu, một chế độ xã hội kiểu mới thuộc về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà loài người tiến bộ đang vươn tới .
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8553 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG
Câu hỏi: Hãy phê phán quan điểm cho rằng: Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời?
Để làm rõ quan điểm này ta cần phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+)Thứ nhất, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình CNXH trong quá trình đi tới mục tiêu xây dựng XHCN. Vì thế, nó không đồng nhất với sự cáo chung của CNXH với tư cách là một lý tưởng, mục tiêu, một chế độ xã hội kiểu mới thuộc về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà loài người tiến bộ đang vươn tới. Nguyên nhân cơ bản của thất bại này là xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sa vào chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, không phát triển và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin lên ngang tầm những đòi hỏi mới của các giai đoạn lịch sử; chủ quan, duy ý chí, vội vã đốt cháy giai đoạn, vượt lên những giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội mà thực tiễn chưa cho phép... Nhiều nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã bị giải thích một chiều và hoàn toàn sai lầm, như học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội; về quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; quy luật về đấu tranh giai cấp. Những vấn đề về tính chất, đặc điểm, nội dung, quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều bị hiểu một cách méo mó, sai lệch, dẫn đến chệch choạc về đường lối, chiến lược và sai lầm về sách lược, nhất là trong việc thiết kế mô hình chủ nghĩa xã hội.
+) Thứ hai, chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là lý luận về phương pháp nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng cách mạng vẫn giữ nguyên giá trị, dù cho một số luận điểm riêng biệt của lý luận Mác-Lênin có thể không được thực tiễn xác nhận hoặc phải điều chỉnh. Chẳng hạn, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Mác đã phát hiện quy luật vận động phát triển của nó, nhưng lại không đánh giá hết tính co giãn, khả năng tự biến đổi của xã hội tư sản. Những hạn chế là không thể tránh khỏi do điều kiện lịch sử. Chúng ta không thể đòi hỏi Mác suy nghĩ thay cho các thế hệ sau về những vấn đề chưa xuất hiện trong thời đại của Ông. Những thiếu sót đó không phải là sự lỗi thời hay sai lầm của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Sai lầm chỉ xảy ra khi mà áp dụng lý thuyết vào thực tiễn không đúng cách.
Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam cũng bị khủng hoảng kinh tế- xã hội và gặp nhiều khó khăn nhưng không những đứng vững mà còn có những bước phát triển mới. Đó là do Đảng Cộng sản cầm quyền ở đó có đường lối đúng đắn, có đội ngũ cán bộ quyết tâm phấn đấu lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc cải cách đổi mới, vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn của mỗi nước, đã đề ra các biện pháp mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề của nước mình trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin.
+) Thứ ba, chủ nghĩa tư bản đã có sự thay đổi so với thời kì của Mác nhưng về bản chất vẫn không hề thay đổi. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do CNTB gây ra.
Mặt khác, cũng cần thấy rõ là chính những thành công của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lại một lần nữa tạo thêm những tiền đề, những yếu tố của phương thức sản xuất mới, hình thành nền tảng công nghệ mới, cơ sở hạ tầng ở tầm cao mà chủ nghĩa xã hội sẽ được xây dựng trên đó. Những tiền đề ấy là việc điều hòa sản xuất, ở mức độ nhất định trong phạm vi toàn xã hội; các cơ chế phân phối lại ngoài thu nhập quốc dân; hệ thống bảo hiểm và các quỹ phúc lợi xã hội; sự tham gia của nhân dân lao động vào công tác quản lý; sự mở rộng dân chủ hơn với các tầng lớp nhân dân. Chủ nghĩa tư bản đã vô tình hoặc đã buộc phải thực hiện những vấn đề trên. Và chính vì thế, có thể nói rằng, xã hội tư bản hiện đại, một mặt đang là tư bản chủ nghĩa, nhưng mặt khác, chính nó đang chuẩn bị cho sự phủ định mình. Những thành tựu to lớn của Trung Quốc sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa và những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam sau gần 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sự phục hồi, trỗi dậy của các Đảng Cộng sản, đảng cánh tả và hướng theo CNXH của nhiều nước ở châu Mỹ Latinh… đã khẳng định có tính thuyết phục về sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay và triển vọng tích cực của Chủ nghĩa xã hội. Do đó, như Mác- Lê nin đã khẳng định xu hướng đi lên CNXH là điều tất yếu, nội dung cơ bản của thời đại vẫn là nhân loại đang quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, cần khẳng định rằng, còn CNTB, còn đấu tranh dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa thì CN Mác- Lê nin vẫn còn giữ nguyên giá trị, chưa có 1 học thuyết nào khác thay thế được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu chứng tỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin đã hết vai trò lịch sử, đã lỗi thời.doc