Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long
Suy giảm diện tích canh tác, thiếu lượng thực, nơi ởvà nghèo kiệt tài
nguyên thiên nhiên khiến nhiều người nghèo vùng nông thôn, vùng ven biển,
vùng sâu bịtổn thương. Điều này khiến hiện tương di dân và đổi chổ ởmang
tính cơhọc gia tăng nếu không có biện pháp đối phó. Người dân nghèo hơn
ởcác vùng ven biển đổxô lên các vùng đô thị đểbán sức lao động và làm
các dịch vụnhỏ. Hệquảnày sẽlàm phức tạp khi dân sốtiếp tục gia tăng
trong vài thập niên tới. Có thểhình dung sựquản lý đô thịtrong tương lai sẽ
khó khăn hơn, nguy cơbất ổn xã hội sẽcao hơn do nhiều người thất nghiệp
hơn, chất lượng sống giảm sút, môi trường đô thịsẽô nhiễm hơn, dịch bệnh
do nhiệt độcao và nguồn nước nhiễm bẩn sẽgia tăng do vùng độthịkhông
kịp đáp ứng với sốngười tràn đến không lường trước được. Một phần trong
sốdi dân không thích nghi với cuộc sống đô thịsẽquay trởlại khai thác và
tận diệt các nguồn tài nguyên còn sót lại khiến tài nguyên ngày càng suy kiệt
và tình hình biến đổi khí hậu nặng thêm (Hình 6).
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
1
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN
TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ XU THẾ DI DÂN
VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Impacts of climate change and sea level rise on the bio-diversity and
human migration trend of Ca Mau Peninsula, the Mekong River Delta)
TS. Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
--- oOo ---
TÓM TẮT
Bán đảo Cà Mau là vùng đất cực nam của tổ quốc Việt Nam và nơi tồn tại
một hệ thái rừng ngập mặn quý giá nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các
nghiên cứu khoa học cho thấy nơi đây là khu vực chịu tác động cao do hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các tác động này thể hiện ở sự
thay đổi bất thường về nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài, sự xâm nhập mặn
sâu hơn, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, bão tố bất thường,
nước biển dâng,...
Báo cáo này lược khảo các sự phỏng đoán về biến đổi khí hậu ở bán đảo Cà
Mau và đánh giá các tổn thương liên quan đến tính đa dạng sinh học và các
giá trị dự trữ sinh quyển. Nghiên cứu này dự đoán các xu thế di dân ở các
vùng ven biển bán đảo Cà Mau và các hệ luỵ. Cuối cùng là một số đề xuất
tìm đối sách thích ứng cho khu vực trong tương lai.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Tổn thương, Đa dạng sinh học, Di dân, Bán đảo
Cà Mau.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
2
1. DẪN NHẬP
Hiện trạng phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào
bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, tạo nên hiện tượng nóng lên toàn
cầu qua các biểu hiện như: sự gia tăng băng tan ở hai cực trái đất và ở các
vùng núi cao; sự chuyển dịch bất thường các khối không khí toàn cầu gây
nên các thay đổi thời tiết khác thường và làm xáo trộn cán cân tuần hoàn
nước. Nước biển và đại dương đang mở rộng và dâng cao. Hệ quả là toàn bộ
hệ sinh thái hiện hữu bị đe doạ theo một chuỗi dây chuyền sinh học và vật lý.
Các vùng đất thấp, vùng đất ngập nước và vùng ven biển là các khu vực
nhạy cảm đặc biệt dưới các tác động tiêu cực của các hiện tượng thời tiết cực
đoan. Các cộng đồng dân cư các vùng này sẽ là nhóm chịu nhiều tổn thương.
Xu thế dịch chuyển dân số cơ học sẽ xảy ra nhanh hơn và khó phán đoán.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của
gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Bán đảo Cà Mau nằm ở vùng
cực nam của Việt Nam (Hình 1), là nơi có cao độ bình quân thấp nhất nước.
Đặc biệt tỉnh Cà Mau có cao độ trung bình xấp xỉ 1 mét trên mực nước biển
(cao độ trung bình biến động trong khoảng + 0,75 đến + 1,35 m). Bán đảo
Cà Mau là một vùng rộng lớn chiếm 1,6 trên ha (chưa kể phần diện tích
biển) trong tổng diện tích 4 triệu ha của ĐBSCL, bao gồm một phần thành
phố Cần Thơ, một phần tỉnh Kiên Giang và gần trọn vẹn tỉnh Hậu Giang,
tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Đây là một vùng kinh tế rất
năng động, đóng góp nhiều cho an ninh lương thực chung, xuất khẩu thủy
hải sản và là nơi còn lưu giữ nhiều thảm thực vật phong phú, mang tính đa
dạng sinh học cao. Bán đảo Cà Mau có hai mặt giáp với biển Đông và Vịnh
Thái Lan với tổng chiều dài đường ven biển là 270 km. Đây là nơi duy nhất
ở Việt Nam chịu đồng thời hai loại thủy triều khác nhau: bờ biển phía Động
chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều và bờ biển
phía Tây chịu tác động của chế độ thủy triều nhật triều không đều. Bán đảo
Cà Mau có đủ các vùng đất có nước ngọt, đất nước lợ, đất than bùn, đất
nhiễm mặn và đất nhiễm phèn. Mũi Cà Mau là vùng đất được kéo dài của
bán đảo nhờ sự bồi tích các chất trầm tích của sông Cửu Long khi đổ ra biển.
Từ ven biển trở ra khoảng 15 km, nước biển chỉ sâu khoảng vài mét đến tối
đa 20 m. Đặc điểm vùng ven biển thấp, nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống kênh
rạch nội đồng chằng chịt và chế độ thủy triều – dòng chảy pha trộn phức tạp
tạo cho Bán đảo Cà Mau có một hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, quy tụ nhiều
sinh vật đặc thù và mang tính đa dạng sinh học cao. Rừng ngập mặn của Cà
Mau có tổng diện tích gần 150.000 ha, được xem là lớn nhất nước. Địa thế
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
3
của Cà Mau làm vùng đất này chịu nhiều bất lợi khi có hiện tượng thời tiết
bất thường và nước biển dâng tác động. Trong hầu hết các cơn bão đổ bộ
vào vùng ĐBSCL thì Bán đảo Cà Mau là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, ví
dụ như cơn bão Linda tháng 11/1997.
Hình 1: Bản đồ vị trí tự nhiên vùng Bán đảo Cà Mau
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007) và các nghiên
cứu khác (Peter and Greet, 2008; Hạnh và Furukawa, 2007; Wassmann et.
al., 2004; MONRE, 2003) đã cho một báo cáo nhận định ĐBSCL là một
trong ba châu thổ trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng
của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa. Các tác động của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng lên vùng Bán đảo Cà Mau cần phải được đánh giá trên
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
4
các mặt khác nhau. Bài viết này nhận định xu thế suy giảm tính đa dạng sinh
học có thể tạo nên một khuynh hướng di dân của vùng Cà Mau trong tương
lai và các tác động. Cuối cùng là các đề xuất hướng nghiên cứu sắp đến.
2. CÁC PHỎNG ĐOÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn,
Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối
hợp chạy mô hình luân chuyển khí hậu toàn cầu ECHAM4 GCM với kịch
bản A2 và B2 theo IPCC và dùng phần mềm PRECIS để chi tiết hóa, dựa
vào chuỗi số liệu khí hậu nền giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn
2030-2040 (Tuan and Supparkorn, 2009). Kết quả của mô hình và báo cáo
của các nghiên cứu khác cho vùng Bán đảo Cà Mau có xu hướng sau:
• Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 1-2 °C
(Hình 2). Mùa khô kéo dài sẽ gây tình hình hạn hán nghiệm trọng hơn.
• Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20%
(Hình 3) và có thể bắt đầu trễ hơn khoảng 2 tuần lễ so với hiện nay.
• Vào tháng 9 – tháng 10, lượng mưa có khuynh hướng gia tăng hơn
kết hợp với lũ thượng nguồn làm biên của vùng ngập ở ĐBSCL sẽ gia
tăng xuống vùng Bán đảo Cà Mau (Hình 4).
• Mặn mùa khô sẽ xâm nhập sâu hơn tương ứng với sự tăng mực nước
biển (Hình 5). Dự đoán trong thập niên 2030 sẽ có khoảng 1,5 –
2,0 % diện tích khu vực sẽ bị ngập do hiện tượng nước biển dâng.
• Bão bất thường từ Biển Đông có khuynh hướng đổ bộ vào vùng Bán
đảo Cà Mau, nhất là thời điểm cuối năm.
Hình 2: Phỏng đoán sự thay đổi nhiệt độ trung bình max.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
5
Hình 3: Phỏng đoán sự thay đổi lượng mưa đầu vụ từ 15/5 – 15/6
Hình 4: Phỏng đoán sự thay đổi độ sâu ngập và thời gian ngập lũ
Hình 5: Phỏng đoán mức tăng ranh mặn khi nước biển dâng (SIWRP, 2008)
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
6
3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN TÍNH ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ XU THẾ DI DÂN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU
Nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (SIWRP, 2008) đã có
một nghiên cứu tác tác động của biến đổi khí hậu lên Cà Mau qua nhiều kịch
bản khác nhau. Với các tác động mang tính tiêu cực của hiện tượng biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, vùng Bán đảo Cà Mau sẽ là một trong những nơi
nhạy cảm và chịu nhiều tổn thương. Dải rừng ngập mặn ven biển sẽ bị đẩy
lùi vào đất liền và giảm bớt diện tích do vậy càng trở nên mong manh hơn
khi gặp các yếu tố thời tiết cực đoan khác như gió lốc và bão tố tấn công. Sự
gia tăng nhiệt độ mùa khô, lượng nước giảm sút có thể gây thêm số vụ cháy
rừng làm giảm sút số lượng và số loài cây con hoang dã. Hệ sinh thái nước
lợ có thể bị xáo trộn do diện tích biên lũ mở rộng về phía nam. Hệ quả này
còn nặng nề hơn nếu xem xét thêm các tác động xuyên biên giới do các hoạt
động khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn, đặc biệt là các dự án liên
quan các đập thủy điện. Biến đổi khí hậu và các đập ở thượng nguồn trong
tương lai sẽ là mối đe dọa kép liên quan đến mực nước và dòng chảy của hạ
lưu sông Mekong và các hệ quả (Hình 6).
Hình 6: Tác động kép do biến đổi khí hậu và đập nước thượng nguồn lên
dòng chảy sông Mekong và các hệ quả (Tuấn, 2010)
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
7
Suy giảm diện tích canh tác, thiếu lượng thực, nơi ở và nghèo kiệt tài
nguyên thiên nhiên khiến nhiều người nghèo vùng nông thôn, vùng ven biển,
vùng sâu bị tổn thương. Điều này khiến hiện tương di dân và đổi chổ ở mang
tính cơ học gia tăng nếu không có biện pháp đối phó. Người dân nghèo hơn
ở các vùng ven biển đổ xô lên các vùng đô thị để bán sức lao động và làm
các dịch vụ nhỏ. Hệ quả này sẽ làm phức tạp khi dân số tiếp tục gia tăng
trong vài thập niên tới. Có thể hình dung sự quản lý đô thị trong tương lai sẽ
khó khăn hơn, nguy cơ bất ổn xã hội sẽ cao hơn do nhiều người thất nghiệp
hơn, chất lượng sống giảm sút, môi trường đô thị sẽ ô nhiễm hơn, dịch bệnh
do nhiệt độ cao và nguồn nước nhiễm bẩn sẽ gia tăng do vùng độ thị không
kịp đáp ứng với số người tràn đến không lường trước được. Một phần trong
số di dân không thích nghi với cuộc sống đô thị sẽ quay trở lại khai thác và
tận diệt các nguồn tài nguyên còn sót lại khiến tài nguyên ngày càng suy kiệt
và tình hình biến đổi khí hậu nặng thêm (Hình 6).
Hình 6: Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu – sinh thái – tài nguyên – di dân
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
8
4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu sẽ có những tác động tiêu cực hơn tích cực và hầu như tác
động của nó không loại trừ bất kỳ ai và lĩnh vực nào. Tuy nhiên, đối với các
vùng trũng thấp, ven đồng bằng biển, vùng dự trữ sinh quyển và vùng cư trú
đông người nghèo như vùng Bán đảo Cà Mau sẽ trở nên dễ bị tổn thương
hơn. Người dân vùng ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong việc
thích nghi với thiên nhiên để tồn tại và tăng trưởng. Tuy nhiên, những diễn
biến của hiện tượng biến đổi khí hậu có thể tạo ra những thiệt hại lớn hơn và
tạo nhiều thách thức hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong
tương lai. Các chiến lược và quy hoạch phát triển hiện nay chưa xem xét đến
yếu tố tác động của biến đổi khí hậu.
Từ những cơ sở phỏng đoán như vậy, cấp thiết phải có những nghiên cứu
sâu hơn để có một kế hoạch hành động trước mặt và lâu dài nhằm giảm thiểu
và thích ứng với những thay đổi mới. Các nhà khoa học, nhà hoạch định
chính sách, và cộng đồng dân cư phải có đủ nhận thức về nguy cơ do biến
đổi khí hậu. Việc hình thành mạng lưới chia sẻ thông tin với các địa phương
là cần thiết, bao gồm:
• Giới thiệu mô hình phân tích diễn biến khí hậu thích hợp.
• Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên cộng đồng.
• Các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm biện
pháp công trình và phi công trình.
• Trình bày các mô hình thích nghi và kinh nghiệm của địa phương
trong thực tế.
• Giới thiệu các vấn đề biến đổi khí hậu với các giải pháp ứng phó trong
kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển cấp địa phương và cấp vùng.
• Các chương trình huấn luyện, chia sẻ tài liệu nghiên cứu.
Lê Anh Tuấn
Hội thảo khoa học “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển
tỉnh Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, Thành phố Cà Mau, 25/4/2010
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên tính đa dạng sinh học và xu thế di
dân vùng ven biển bán đảo Cà Mau”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hanh, Pham Thi Thuy and Masahide Furukawa, 2007. Impact of sea level
rise on coastal zone of Vietnam. Bull. Fac. Sci. Univ. Ryukyus, 84: 45-59.
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth
Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and
Vulnerability.
MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment), 2003. Vietnam
Initial National Communication under the United Nations Framework
Convention on Climate Change (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho
Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu). Hanoi,
Vietnam.
Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2008. Climate Change & Human
Development in Vietnam: A case study for the Human Development
Report 2007/2008. Oxfam and UNDP.
Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc
Tuong, 2004. Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta:
Water Elevation in the Flood Season and Implications for Rice Production.
Climatic Change, 66: 89–107.
SIWRP, 2008. Study on Climate Change Scenarios Assessment for Ca Mau
Province. Technical final report. Có thể truy cập và tải xuống từ trang
web:
Tuan, Le Anh and Suppakorn Chinvanno, 2009. Climate change in the
Mekong River Delta and key concerns on future climate threats. Paper
submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia.
Tuan, Le Anh, 2010. Important role of water resources in the Mekong River
Delta’s agriculture. Presentation on International workshop on “Mekong
Environment and Livelihood: The Changing Situation and Trans-
boundary Implications” Can Tho, Vietnam, 3 – 4 February, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN TÍNH ĐA DẠNG sinh học và xu thế di dân vùng bán đảo cà mau, đồng bằng song cửu long.pdf