- Đoàn tiếp viên nên nghiên cứu hỗ trợ tiếp viên trong việc đào tạo lại để
có thể làm công việc khác khi sức khoẻ, ngoại hình không còn phù hợp với nghề
tiếp viên nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.
- Cải cách tiền lương của tiếp viên, đảm bảo thu nhập của tiếp viên tương
xứng với kết quả làm việc của từng cá nhân,xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hợp lý
để phân chia bậc đối với Tiếp viên trưởng, Tiếp viên phó nhằm phát huy khả năng,
trình độ và kinh nghiệm của đội ngũnày, qua đó trả lương phù hợp với từng bậc,
tiếp viên có trình độ, khả năng,kinh nghiệm tốt hơn sẽ được trả lương cao hơn,
không trả lương theo kiểu cào bằng trong cùng một chức danh; tiếp tục thực hiện
chế độ đãi ngộ với tiếp viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.
103 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam AirLines), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức phù hợp với thể trạng, sức khoẻ của người Việt
Nam, tạo điều kiện tăng thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động cho tiếp viên. Sự
thuận lợi trong công việc bắt nguồn từ hiệu quả của tuyển dụng sẽ có tác động tích
cực đến tiếp viên khi thực hiện nhiệm vụ.
- Tiếp viên hàng không là một nghề có tính chất đặc thù, thường xuyên
phải huấn luyện định kỳ theo quy định về kiến thức an toàn bay, kỹ năng phục vụ và
các lớp học nâng cao khác, tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn sau khảo sát về việc
chưa có mối quan hệ tuyến tính giữa huấn luyện đào tạo với sự hài lòng trong công
việc của tiếp viên, nhiều tiếp viên cho rằng huấn luyện định kỳ là cần thiết nhưng có
tính chất bắt buộc nên cảm thấy chưa thoải mái; một số nội dung thi quá khó, đánh
đố người học; đồng thời việc đánh giá kết quả học tập của tiếp viên còn nhiều điểm
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giáo viên, trong khi một số giáo viên được cho là
quá khắt khe hoặc đánh rớt tiếp viên mà không có lý do thuyết phục, đặc biệt là
trong huấn luyện tiếp viên hạng phục vụ khoang hạng C; chất lượng giáo viên chưa
đồng đều, chưa nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức cho tiếp viên; mặt khác,
khi tham gia huấn luyện, tiếp viên phải nghỉ làm nhiệm vụ bay, ảnh hưởng đáng kể
đến thu nhập trong tháng của tiếp viên. Đây có thể là những nguyên nhân khiến
thành phần Huấn luyện đào tạo không tác động đến sự hài lòng trong công việc của
tiếp viên.
63
- Hoạt động của tiếp viên được nhiều đối tượng cùng đánh giá gồm cán bộ
lãnh đạo, đánh giá viên, kiểm tra viên, tiếp viên giám sát trên không, Tiếp viên
trưởng, tiếp viên phó; sự đánh giá này đã góp phần đảm bảo chất lượng phục vụ của
tiếp viên trên các chuyến bay, tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn sau khảo sát về việc
chưa có mối quan hệ tuyến tính giữa đánh giá tiếp viên với sự hài lòng trong công
việc của tiếp viên, một số tiếp viên cho rằng đánh giá nhiều phần nào tạo thêm áp
lực trong công việc, một số cho rằng đánh giá chưa phản ánh toàn diện hoạt động
của tiếp viên, tiêu chí đánh giá chưa nhiều, đánh giá thi đua còn mang tính phong
trào theo kiểu bình bầu. Đây có thể là nguyên nhân khiến thành phần Đánh giá tiếp
viên không tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.
- Tiếp viên hàng không được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá,
có nhiều cơ hội học thêm điều mới, kỹ năng mới, khả năng thích ứng với sự thay
đổi hoặc hoàn thiện công việc cao. Tuy nhiên, mọi công việc của tiếp viên đã được
quy định chi tiết từ vị trí ngồi, vị trí phục vụ, những việc phải làm, thao tác nghiệp
vụ đến cách xưng hô, giao tiếp với hành khách và tất cả tiếp viên đều phải tuân thủ,
không được phép thay đổi, dù sự thay đổi đó có thể đem đến hiệu quả tốt hơn. Điều
này phần nào đã làm giảm tính sáng tạo của tiếp viên, tạo cho tiếp viên cảm giác
khô cứng trong công việc. Mặt khác, do tính chất công việc của từng chức danh, vị
trí làm việc trên máy bay, mỗi tiếp viên đảm nhận một công việc khác nhau, trong
đó vị trí tiếp viên phó được đánh giá là vất vả, mệt nhọc nhất, nhiều tiếp viên không
muốn trở thành tiếp viên phó, họ tìm mọi cách để tránh chức vụ này như không
tham gia huấn luyện, thi trượt… Do đó thành phần Xác định công việc và điều kiện
thăng tiến không tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.
3.7.2. Đánh giá của tiếp viên về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, sự hài
lòng trong công việc theo đặc điểm cá nhân
Qua kết quả phân tích dữ liệu, có bằng chứng cho thấy:
- Giới tính của tiếp viên ảnh hưởng đến đánh giá của tiếp viên về công tác
tuyển dụng lao động;
64
- Chức vụ của tiếp viên ảnh hưởng đến đánh giá về công tác đánh giá tiếp
viên;
- Độ tuổi của tiếp viên ảnh hưởng đến đánh giá về Môi trường làm việc của
tiếp viên, Huấn luyện đào tạo, Đánh giá tiếp viên;
Bảng 3.20. Khác biệt về đánh giá sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
theo đặc điểm cá nhân
Tổng các chênh
lệch bình phương
(Sum of Squares)
df
Trung bình các chênh
lệch bình phương
(Mean Square)
F Sig.
Giữa nhóm 4.856 24 .202 .933 .557
Trong nhóm 39.260 181 .217 Giới tính
Tổng 44.117 205
Giữa nhóm 50.769 24 2.115 1.709 .026
Trong nhóm 223.988 181 1.238 Chức vụ
Tổng 274.757 205
Giữa nhóm 21.181 24 .883 1.643 .037
Trong nhóm 97.251 181 .537 Độ tuổi
Tổng 118.432 205
Bên cạnh đó, chỉ có chức vụ và độ tuổi của tiếp viên có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi đánh giá sự hài lòng trong công việc của tiếp viên. Như vậy, có
bằng chứng cho thấy giữa các nhóm tiếp viên có chức vụ, độ tuổi khác nhau thì
đánh giá về sự hài lòng trong công việc khác nhau. Điều này là do khi tiếp viên có
chức vụ khác nhau thì trình độ, năng lực, tiêu chuẩn yêu cầu khác nhau, nội dung
huấn luyện khác nhau, cơ hội tiếp cận với các khoá huấn luyện, khả năng thăng tiến
của tiếp viên sẽ có sự khác biệt; độ tuổi của tiếp viên khác nhau cũng làm cho việc
tiếp thu kiến thức khác nhau, kinh nghiệm trong công việc khác nhau, từ đó sự đánh
giá về mức độ hài lòng trong công việc không giống nhau.
Như vậy, có bằng chứng cho thấy đặc điểm cá nhân của từng đối tượng tiếp
viên có sự ảnh hưởng nhất định đến đánh giá thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và
sự hài lòng trong công việc của tiếp viên. Đây là yếu tố quan trọng để nghiên cứu,
triển khai các biện pháp quản lý cho phù hợp, nâng cao sự hài lòng trong công việc
65
của tiếp viên nhằm phát huy tối đa khả năng và hạn chế những nhược điểm của từng
đối tượng tiếp viên.
3.8. Tóm tắt Chương 3
Qua nghiên cứu thực tế, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) cho thấy 8 thành phần nghiên cứu của thang đo QTNNL được gộp thành 6
thành phần gồm Môi trường làm việc của tiếp viên; Huấn luyện đào tạo; Định
hướng nghề nghiệp và trả công lao động; Tuyển dụng lao động; Đánh giá tiếp viên;
Xác định công việc và điều kiện thăng tiến.
Với các dữ liệu nghiên cứu được phân tích cho thấy, theo nhận định của tiếp
viên, các thành phần này có quan hệ tuyến tính với sự hài lòng trong công việc của
tiếp viên. Trong đó, thành phần Môi trường làm việc của tiếp viên, Định hướng
nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động có mối tương quan đủ
mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích. Giả thuyết H’1, H’3,
H’4 được chấp nhận và giả thuyết H’2, H’5, H’6 không được chấp nhận.
Với kết quả này, nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng làm cơ sở cho
việc đánh giá và đề ra những biện pháp nhằm tác động đến sự hài lòng trong công
việc của tiếp viên.
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần này trình bày những vấn đề tổng quát liên quan đến kết quả nghiên cứu,
những giải pháp thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Đoàn tiếp viên trên
cơ sở các kết quả khảo sát và phân tích đã được trình bày ở Chương 3 nhằm khắc
phục những tồn tại, những vấn đề chưa phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân
lực, góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của tiếp viên Vietnam Airlines;
những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu khác để
giải quyết tiếp những phát sinh trong thực tiễn quản lý.
1. Giới thiệu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đo lường nhận định của tiếp viên hàng
không về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực theo đặc điểm cá nhân; đo lường nhận
định của tiếp viên hàng không về sự hài lòng trong công việc của tiếp viên; đo
lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công
việc của tiếp viên; đề xuất, xây dựng các giải pháp thích hợp trong công tác quản trị
nguồn nhân lực nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của tiếp viên Vietnam
Airlines.
Mô hình nghiên cứu gồm 08 thành phần và 8 giả thuyết được phát triển dựa
trên cơ sở lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực, sự hài lòng trong công việc của
nhân viên. Nghiên cứu đã kiểm định thang đo của Singh (2004) trong môi trường
công tác của tiếp viên hàng không Vietnam Airlines. Nghiên cứu định tính được
thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp, sử dụng dữ liệu với tập mẫu có số lượng là 206. Nghiên cứu này được
dùng để kiểm định sơ bộ mô hình thang đo và giả thuyết. Thang đo được đánh giá
sơ bộ thông qua phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám
67
phá EFA. Mô hình lý thuyết được kiểm tra thông qua phương pháp phân tích hồi
quy tuyến tính bội. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16 để phân tích dữ liệu.
2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu mô hình đo lường cho thấy, sau khi bổ sung và hiệu
chỉnh các thang đo đều đạt được mức độ tin cậy và giá trị cho phép.
Theo kết quả nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy 08 thành phần của
thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được gộp thành 06 thành phần; các biến thuộc
thành phần Động viên, khuyến khích tiếp viên; Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội
thăng tiến đã phân hóa và ghép chung vào các thành phần khác. Thành phần Quản
lý và thu hút tiếp viên vào các hoạt động và biến dv1, dv3, dv4, ttien2, ttien3 được
gộp chung tạo nên thành phần mới là Môi trường làm việc của tiếp viên; Thành
phần Xác định công việc được bổ sung thêm 02 biến ttien4, ttien5, đổi tên thành
Xác định công việc và điều kiện thăng tiến; Thành phần Trả công lao động được bổ
sung thêm biến dv2, ttien1, đổi tên thành Định hướng nghề nghiệp và trả công lao
động. Như vậy, trên lý thuyết Động viên, khuyến khích tiếp viên; Hoạch định nghề
nghiệp và cơ hội thăng tiến là 02 thành phần riêng nhưng về mặt thực tiễn thì chúng
được gộp chung trong các thành phần khác.
Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả phân tích dữ liệu có bằng chứng
cho thấy thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại Đoàn tiếp viên bao gồm 06 thành
phần; theo nhận định của tiếp viên, cho thấy thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có
tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.
Các kết quả trên có ý nghĩa:
- Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo
lường hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho tiếp viên hàng không Việt
Nam. Đối với Đoàn tiếp viên, về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các
nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân
lực với sự hài lòng trong công việc của tiếp viên; từ đó xây dựng các biện
pháp phù hợp trong quá trình quản lý, điều hành đơn vị nhằm đạt hiệu
quả hoạt động cao.
68
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không khác tại Việt
Nam: các nhà nghiên cứu có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang
đo lường này để tiếp tục nghiên cứu đánh giá Tác động của thực tiễn quản
trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên trong
hãng.
- Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài liệu tham khảo về lĩnh vực
nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam.
3. Đề xuất giải pháp hoàn hiện công tác quản trị nguồn nhân lực và động viên
tiếp viên thực hiện nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên
Qua kết quả phân tích cho thấy, thành phần Môi trường làm việc của tiếp
viên, Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động có tác
động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.
Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu về Môi trường làm việc của tiếp viên,
Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động được chấp
nhận, trong phạm vi của quản trị nguồn nhân lực, để nâng cao sự hài lòng trong
công việc của tiếp viên, đơn vị có thể nghiên cứu thực hiện một số biện pháp sau:
3.1. Biện pháp về xây dựng môi trường làm việc của tiếp viên
- Thu hút tiếp viên tham gia vào các hoạt động của đơn vị, tạo môi trường
thân thiện, thoải mái; khuyến khích tiếp viên tham gia vào việc ra các quyết định
liên quan đến hoạt động chung của Đoàn tiếp viên, tạo điều kiện để tiếp viên có cơ
hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động của Đoàn tiếp viên thông qua
các biện pháp như tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Đoàn với đội ngũ tiếp
viên, đẩy mạnh hoạt động của website thông tin nội bộ để tiếp viên có thể nhanh
chóng và thuận tiện khi gửi các ý kiến góp ý, các đề xuất…
- Xây dựng hành trình bay hợp lý, tiết kiệm nhân lực và chi phí, nghiên cứu
phân lịch làm nhiệm vụ bay cho tiếp viên theo tháng để tiếp viên chủ động trong
việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tham gia hoạt động của đơn vị. Đảm bảo thời gian
69
họp các Đội tiếp viên theo Thoả ước lao động tập thể và Nội quy lao động nhằm tạo
điều kiện cho tiếp viên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và học tập kinh nghiệm.
- Tuyên truyền, động viên tiếp viên giữ gìn sức khoẻ, phát huy tinh thần tự
giác của tiếp viên trong việc phối hợp cùng đơn vị giảm số ngày nghỉ ốm của tiếp
viên, có biện pháp quản lý chặt chẽ việc nghỉ ốm của tiếp viên để tránh gây xáo trộn
lịch bay; kết hợp với việc giải quyết thoả đáng thời gian nghỉ nghỉ phép theo quy
định. Tạo tâm lý thoải mái cho tiếp viên trong việc nghỉ ngơi và thực hiện nhiệm
vụ.
- Cải cách hành chính, đơn giản hóa hệ thống quản lý, phân chia chức năng
rõ ràng cho từng bộ phận từ Đoàn tiếp viên đến các Liên đội, Đội tiếp viên, giảm sự
chồng chéo trong quản lý. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình phê duyệt
giúp công việc thực hiện nhanh hơn, giảm thiểu chi phí, thời gian cũng như công
sức người lao động nói chung và tiếp viên nói riêng. Cung cấp đầy đủ công cụ,
quyền hạn khi giao nhiệm vụ cho tiếp viên, tạo cho tiếp viên cơ hội sáng tạo trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, chất lượng phục vụ trên
chuyến bay.
- Đoàn tiếp viên có thể tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí, điều
kiện phát triển, tạo môi trường để cho tiếp viên phấn đấu, phát triển năng lực cá
nhân cũng như thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
- Chia sẻ thông tin: việc chia sẻ thông tin trong đơn vị cần được phát huy
mạnh mẽ hơn, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận; sử dụng hiệu quả các
công cụ trao đổi thông tin hiện có để chuyển tải thông tin đến tiếp viên và thu nhận
thông tin từ người lao động một cách nhanh chóng, chính xác.
- Định hình và phát huy văn hoá doanh nghiệp của Đoàn tiếp viên, phát
huy những nét tinh tuý, những điểm tốt, mặt mạnh, hạn chế những sai phạm, những
điểm chưa tốt trong tập thể và mỗi cá, tạo ra một môi trường chung thân thiện giúp
người lao động cảm thấy thoải mái và hài lòng khi sống và làm việc tại đơn vị.
70
3.2. Biện pháp về định hướng nghề nghiệp và trả công lao động
- Tư vấn và định hướng cho tiếp viên về nghề nghiệp, qua đó xác định rõ
tính chất nghề nghiệp, trách nhiệm của từng chức danh công việc trong chuyến bay,
giúp tiếp viên có cái nhìn tích cực và đầy đủ về nghề nghiệp, đánh giá chính xác khả
năng của bản thân với các yêu cầu công việc để tiếp viên phấn đấu vươn lên trong
công việc.
- Đoàn tiếp viên nên nghiên cứu hỗ trợ tiếp viên trong việc đào tạo lại để
có thể làm công việc khác khi sức khoẻ, ngoại hình không còn phù hợp với nghề
tiếp viên nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu.
- Cải cách tiền lương của tiếp viên, đảm bảo thu nhập của tiếp viên tương
xứng với kết quả làm việc của từng cá nhân, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hợp lý
để phân chia bậc đối với Tiếp viên trưởng, Tiếp viên phó nhằm phát huy khả năng,
trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ này, qua đó trả lương phù hợp với từng bậc,
tiếp viên có trình độ, khả năng, kinh nghiệm tốt hơn sẽ được trả lương cao hơn,
không trả lương theo kiểu cào bằng trong cùng một chức danh; tiếp tục thực hiện
chế độ đãi ngộ với tiếp viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.
3.3. Biện pháp về tuyển dụng lao động
- Đẩy mạnh tuyển dụng tiếp viên, nâng cao chất lượng và số lượng tuyển
dụng, tổ chức quảng bá rộng rãi việc tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ việc làm, tổ chức giao lưu
giới thiệu về nghề nghiệp cho các đối tượng trong độ tuổi tuyển dụng như sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… nhằm thu hút rộng rãi ứng
viên tham gia dự tuyển.
- Nghiên cứu triển khai tuyển dụng theo hướng xây dựng bộ phận chuyên
tuyển dụng nhằm thường xuyên tổ chức thi tuyển, đẩy nhanh tốc độ tuyển chọn tiếp
viên. Từng bước nâng cao một số tiêu chuẩn tuyển dụng liên quan đến trình độ, khả
năng của ứng viên, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ.
71
- Tuyển dụng tiếp viên người nước ngoài trên một số đường bay nhằm phát
huy tối đa khả năng ngôn ngữ của tiếp viên trong giao tiếp với hành khách.
4. Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
4.1. Hạn chế
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã gặp một số hạn chế
- Nghiên cứu chỉ được thực hiện đối với Đoàn tiếp viên của Vietnam
Airlines, không khảo sát được đối với tiếp viên của các hãng hàng không
khác, do đó, việc đánh giá, so sánh tình hình quản trị nguồn nhân lực, sự
hài lòng trong công việc… bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, việc khảo sát
được thực hiện đối với tiếp viên có căn cứ chính tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, tuy nhiên số lượng tiếp viên tại Hà Nội tham gia trả lời
câu hỏi chưa nhiều. Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn kích thước mẫu
bảo đảm theo lý thuyết về chọn mẫu, đồng thời các tiếp viên thực hiện
nhiệm vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều người sinh sống tại
các tỉnh, thành phố phía Bắc, tuy nhiên giá trị của nghiên cứu sẽ được
nâng cao hơn nữa nếu nghiên cứu có điều kiện thực hiện rộng rãi hơn đối
với các tiếp viên có căn cứ chính tại Hà Nội.
- Nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân
lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên. Còn nhiều yếu tố khác
có thể cũng có tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên như
phong cách lãnh đạo, ý thức gắn kết với tổ chức….
4.2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Để giảm thiểu những hạn chế trên, trong những nghiên cứu sau nên:
- Tăng kích thước mẫu và thực hiện rộng rãi hơn tại Hà Nội.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các yếu tố khác có thể ảnh hưởng sự
hài lòng trong công việc của tiếp viên.
- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thêm trong đội ngũ tiếp viên của các hãng
hàng không khác trong nước và quốc tế.
72
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Đề tài “Nghiên cứu điều kiện làm việc của tiếp viên hàng không nhằm đề xuất
một số giải pháp, chế độ đảm bảo sức khoẻ cho tiếp viên góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay” (2007),
Viện Khoa học hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Hà Nội, do
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Ngà làm chủ nhiệm đề tài.
2. Nguyễn Hải Long (2007), Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines với chu trình phát
triển tiếp viên, Viện khoa học hàng không, Chuyên san Thông tin Kinh tế - Kỹ
thuật hàng không, số 3&4/2007.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Phạm Thị Minh Châu (2007), Nghiên cứu xây dựng văn hoá doanh nghiệp
nhằm góp phần tạo bản sắc riêng, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển kinh
tế bền vững của Việt Nam Airlines, Viện Khoa học hàng không - Tổng công ty
Hàng không Việt Nam, Hà Nội.
4. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị nguồn nhân lực, Khoa Quản trị kinh
doanh, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Văn Mỹ Lý (2006), Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Bạch Ngà (2007), Nghiên cứu điều kiện làm việc của tiếp viên
hàng không nhằm đề xuất một số giải pháp, chế độ đảm bảo sức khoẻ cho tiếp
viên góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn cho
các chuyến bay, Viện Khoa học hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt
Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nxb
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học
Marketing Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nxb Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
74
13. Đoàn tiếp viên (2008), Tài liệu quy chế tổ chức hoạt động (bản sửa đổi lần 04),
Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Đoàn tiếp viên (2009), Tài liệu Hướng dẫn huấn luyện (bản sửa đổi lần 05),
Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Khoa QTKD - Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quản trị học,
Nxb Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2009), Chính sách huấn luyện (bản sửa
đổi lần 07), Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Gueutal, H.G. & Stone, D.L. (2005), The Brave New World of eHR: Human
Resources in the Digital Age, Jossey-Bass, USA.
2. Leedy, P.D. & Ormrod, J.E. (2005), Practical Research Planning and Design,
Pearson Merrill Prentice Hall, USA.
3. Mathis, R.L. & Jackson, J.H. (2007), Human resource management, South-
Western College Pub.
4. Morrison, E.W. (1996), “Organizational Citizenship Behavior as a Critical Link
between HRM Practices”, Human Resource Management (1986-1998), Winter
1996; 35, 4, ABI/INFORM Global, pg 493.
5. Pathak, R.D., Budhwar, P.S., Singh V. & Hannas, P. (2005), “Best HRM
Practices and Employees' Psychological Outcomes: A Study of Shipping
companies in Cyprus”, South Asian Journal of Management, Oct-Dec 2005; 12,
4; ABI/INFORM Global p.7-24.
6. Petrescu, A.I. & Simmons R., “Human resource management practices and
workers’ job satisfaction”, International Journal of Manpower, Vol. 29 No.7,
2008, pp. 651-667.
7. Pfeffer, J. (1998), “Seven Practices of Successful Organizations”, California
Management Review, Vol 40, no. 2, p.96-124.
75
8. Singh, K. (2004), “Impact of HR practices on perceived firm performance in
India”, Asia Pacific Journal of Human Resources, Vol 42(3), p.301-317.
9. Zerbe, W.J., Dobni, D. & Harel, G.H. (1998), “Promoting employee service
behaviour: the role perceptions of human resource management practices and
service culture”, Canadian Journal of Administrative Science, Vol.15 No. 2,
165-179.
76
PHỤ LỤC
1. Đề cương thảo luận nhóm (sử dụng trong nghiên cứu định tính, sơ bộ)
2. Bảng câu hỏi khảo sát (sử dụng trong nghiên cứu định lượng, chính thức)
3. Các biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu
4. Phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha
5. Phân tích nhân tố khám phá EFA
6. Phân tích Cronbach Alpha của các thành phần mới trong thang đo quản trị
nguồn nhân lực sau khi phân tích nhân tố khám phá
7. Phân tích hồi quy tuyến tính Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
77
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm
I. Giới thiệu
Xin chào các anh, chị.
Tên tôi là Nguyễn Hải Long, chuyên viên Phòng Tổ chức lao động tiền
lương - Đoàn tiếp viên, đang theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị đã tham gia buổi thảo luận hôm nay.
Hiện nay tôi đang thực hiện một nghiên cứu khoa học với đề tài Tác động
của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp
viên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Tôi rất vui mừng
được đón tiếp và thảo luận với các anh, chị về đề tài này.
Tất cả ý kiến của các anh, chị đều được ghi nhận và giúp ích cho tôi trong
quá trình nghiên cứu.
Chương trình thảo luận dự kiến bao gồm:
- Giới thiệu lý do, mục đích, các chuyên gia tham dự thảo luận;
- Giới thiệu nội dung thảo luận;
- Tiến hành thảo luận;
- Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia tham dự.
Thời gian thảo luận dự kiến là 02 giờ.
Sau đây tôi được trân trọng giới thiệu sự tham dự của các chuyên gia trong
quản trị nguồn nhân lực và quản lý tiếp viên…
II. Nội dung thảo luận (Gợi ý các yếu tố cấu thành thang đo)
1. Tuyển dụng lao động
1.1. Tiêu chuẩn tiếp viên
1.2. Quy trình tuyển dụng tiếp viên
1.3. Công tác quảng bá, thu hút ứng viên
1.4. Thang điểm đánh giá ứng viên
1.5. Kết quả tuyển chọn học viên tiếp viên
78
2. Xác định công việc
2.1. Việc xác định nhiệm vụ cho tiếp viên
2.2. Cách thức hướng dẫn tiếp viên phục vụ hành khách
2.3. Trách nhiệm, quyền hạn của tiếp viên trong công việc
3. Huấn luyện đào tạo
3.1. Mối liên hệ giữa kế hoạch huấn luyện TV với kế hoạch bay
3.2. Việc huấn luyện kiến thức và kỹ năng mới cho tiếp viên
3.3. Chất lượng chương trình huấn luyện
3.4. Việc đánh giá kết quả học tập của tiếp viên
3.5. Chính sách đào tạo, huấn luyện của Vietnam Ailines
3.6. Sự phù hợp của chương trình huấn luyện với yêu cầu nhiệm vụ
4. Đánh giá tiếp viên
4.1. Cơ sở để đánh giá tiếp viên
4.2. Tính công bằng, chính xác trong đánh giá
4.3. Tác dụng của đánh giá đối với việc phát triển năng lực của tiếp viên
4.4. Ảnh hưởng của đánh giá đến hoạt động của tiếp viên
4.5. Việc sử dụng kết quả đánh giá trong các quyết định khác về nhân sự
5. Trả công lao động
5.1. Cách thức trả lương cho tiếp viên
5.2. Thu nhập của tiếp viên theo năng lực cá nhân như thế nào
5.3. So sánh thu nhập của tiếp viên với mặt chung trong xã hội
5.4. Mức độ tương xứng giữa thu nhập của tiếp viên với kết quả làm việc
6. Động viên, khuyến khích
6.1. Mức độ động viên, khuyến khích tiếp viên làm việc
6.2. Hiệu quả công tác động viên, khuyến khích tiếp viên
6.3. Tính rõ ràng, công bằng trong khen thưởng
6.4. Tính công khai, chính xác trong xử lý vi phạm
7. Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến
7.1. Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho tiếp viên
79
7.2. Việc nắm bắt nguyện vọng nghề nghiệp của tiếp viên từ cấp trên
7.3. Môi trường để tiếp viên thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn
7.4. Vấn đề tiếp viên hiểu điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn
7.5. Sự phù hợp giữa nhu cầu thăng tiến, nâng bậc của tiếp viên phù hợp và
Chu trình phát triển tiếp viên (Promotion line) của đơn vị
8. Quản lý và thu hút tiếp viên vào các hoạt động
8.1. Môi trường làm việc của tiếp viên
8.2. Tác động của văn hóa doanh nghiệp với tiếp viên
8.3. Mức độ tham gia của tiếp viên trong các quyết định liên quan đến công
việc
8.4. Ý kiến của Lãnh đạo trong việc tiếp viên tham gia vào việc ra các quyết
định liên quan đến hoạt động chung của đơn vị
8.5. Cơ hội cho tiếp viên đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động của
ĐTV
9. Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
9.1. Sự hài lòng với công việc của tiếp viên ở Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines
9.2. Sự lựa chọn nơi làm việc của tiếp viên
9.3. Đánh giá của tiếp viên về Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines
9.4. Sự gắn bó của tiếp viên với đơn vị
9.5. Vị trí của Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines đối với tiếp viên khi lựa chọn
nơi làm việc
Xin trân trọng cảm ơn các anh, chị đã tham gia thảo luận và cung cấp những
ý kiến quý báu.
80
Phụ lục 2:
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG
CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
TRONG CÔNG VIỆC CỦA TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES
K J
Xin kính chào anh / chị.
Tôi tên là Nguyễn Hải Long - Chuyên viên Phòng Tổ chức lao động tiền
lương, Đoàn tiếp viên, đang theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài nghiên cứu về quản trị
nguồn nhân lực. Rất mong anh / chị dành chút ít thời gian để trả lời bảng câu hỏi.
Xin anh / chị lưu ý không có ý kiến nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của anh / chị
đều có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự hợp tác của anh / chị.
Mọi ý kiến của anh chị đều được đảm bảo bí mật.
Phần I: Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh / chị với các phát biểu dưới
đây theo thang điểm từ 1 đến 7, bằng cách đánh dấu vào điểm phù hợp, qui ước như
sau:
1 2 3 4 5 6 7
Hoàn toàn phản đối Trung hoà Hoàn toàn đồng ý
1. Tôi được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc ................. 1 2 3 4 5 6 7
2. Tôi được tuyển dụng với quy trình phù hợp ............................... 1 2 3 4 5 6 7
3. Khi tôi nộp đơn dự tuyển TV, thông tin tuyển dụng được phổ
biến rộng rãi để thu hút nhiều ứng viên tham gia ....................... 1 2 3 4 5 6 7
4. Thang điểm đánh giá khả năng khi tôi dự tuyển TV là phù hợp 1 2 3 4 5 6 7
5. Tố chất và kiến thức của tôi phù hợp với nghề TV .................... 1 2 3 4 5 6 7
6. Nhiệm vụ của tôi được xác định rõ ràng ..................................... 1 2 3 4 5 6 7
7. Tôi thường xuyên được cập nhật cách phục vụ hành khách ....... 1 2 3 4 5 6 7
8. Tôi hiểu biết rõ trách nhiệm, quyền hạn của tôi trong công
việc .............................................................................................. 1 2 3 4 5 6 7
9. Theo tôi, kế hoạch huấn luyện TV phù hợp với kế hoạch bay ... 1 2 3 4 5 6 7
10. Tôi được huấn luyện đầy đủ các kiến thức và kỹ năng mới ....... 1 2 3 4 5 6 7
11. Tôi được tham dự chương trình huấn luyện có chất lượng cao .. 1 2 3 4 5 6 7
12. Kết quả học tập của tôi được đánh giá nghiêm túc và công
bằng khi tham gia các khoá huấn luyện ...................................... 1 2 3 4 5 6 7
13. Theo tôi, Vietnam Ailines có chính sách đào tạo, huấn luyện
tốt ................................................................................................ 1 2 3 4 5 6 7
81
14. Chương trình huấn luyện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của
tôi ................................................................................................ 1 2 3 4 5 6 7
15. Tôi được đánh giá dựa trên kết quả làm việc cụ thể của mình ... 1 2 3 4 5 6 7
16. Tôi được đánh giá công bằng và chính xác ................................ 1 2 3 4 5 6 7
17. Việc đánh giá góp phần phát triển năng lực của tôi .................... 1 2 3 4 5 6 7
18. Việc đánh giá ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của tôi ............... 1 2 3 4 5 6 7
19. Kết quả đánh giá về tôi được sử dụng cho các quyết định của
ĐTV đối với nghề nghiệp của tôi (giao kết HĐLĐ, đào tạo,
khen thưởng, bổ nhiệm,…) ......................................................... 1 2 3 4 5 6 7
20. Tôi được trả lương công bằng ..................................................... 1 2 3 4 5 6 7
21. Thu nhập của tôi phụ thuộc vào năng lực của bản thân .............. 1 2 3 4 5 6 7
22. Thu nhập của tôi đảm bảo được mức sống khá trong xã hội ...... 1 2 3 4 5 6 7
23. Thu nhập của tôi tương xứng với kết quả làm việc của tôi ......... 1 2 3 4 5 6 7
24. Tôi thường xuyên được động viên, khuyến khích làm việc ....... 1 2 3 4 5 6 7
25. Theo tôi, việc động viên, khuyến khích đạt được hiệu quả như
mong muốn ................................................................................. 1 2 3 4 5 6 7
26. Theo tôi việc khen thưởng TV được thực hiện theo tiêu chuẩn
rõ ràng, công bằng ...................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
27. Theo tôi, TV vi phạm được xử lý công khai, chính xác ............. 1 2 3 4 5 6 7
28. Tôi được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ................................. 1 2 3 4 5 6 7
29. Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của tôi .................... 1 2 3 4 5 6 7
30. Tôi được tạo cơ hội, điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị
trí cao hơn ................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
31. Tôi hiểu rõ điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn
..................................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
32. Nhu cầu thăng tiến, nâng bậc của tôi phù hợp với Chu trình
phát triển tiếp viên ...................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
33. Tôi được làm việc trong môi trường thân thiện, thoải mái ......... 1 2 3 4 5 6 7
34. Tôi được tham gia các quyết định liên quan đến công việc của
mình ............................................................................................ 1 2 3 4 5 6 7
35. Lãnh đạo khuyến khích tôi tham gia vào việc ra các quyết
định liên quan đến hoạt động chung của Đoàn tiếp viên ............ 1 2 3 4 5 6 7
36. Tôi có cơ hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động
của ĐTV ...................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
37. Tôi hài lòng với công việc ở Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines .. 1 2 3 4 5 6 7
38. Nếu được chọn lại nơi làm việc, tôi vẫn chọn Đoàn tiếp viên
VNA ............................................................................................ 1 2 3 4 5 6 7
39. Tôi cho rằng Đoàn tiếp viên VNA là nơi tốt nhất để tôi làm
việc .............................................................................................. 1 2 3 4 5 6 7
82
40. Tôi coi Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines như ngôi nhà thứ hai
của mình ...................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
41. Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines là lựa chọn số 1 của tôi khi
đi làm .......................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
42. Sau mỗi ngày làm việc, tôi cảm thấy mình đã làm được một
điều gì đó .................................................................................... 1 2 3 4 5 6 7
43. Công việc tôi đang làm tại ĐTV thật thú vị ................................ 1 2 3 4 5 6 7
44. Tôi ít khi cảm thấy nhàm chán với công việc tôi đang làm tại
ĐTV ............................................................................................ 1 2 3 4 5 6 7
45. Nhìn chung, công việc tôi đang làm tại ĐTV thật hấp dẫn ........ 1 2 3 4 5 6 7
Phần II. Xin vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân của anh/chị, bằng cách
đánh dấu vào số phù hợp:
4 Giới tính: 1 Nữ 2 Nam
4 Chức vụ tiếp viên: 1 TVT 2 TVP 3 TV hạng C
4 Tiếp viên hạng Y
4 Độ tuổi: 1 Dưới 20 tuổi 2 Từ 20 - 25 tuổi 3 Từ 26 - 35 tuổi
4 Từ 36 - 45 tuổi 5 Trên 45 tuổi
4 Số năm làm TVHK: 1 Dưới 1 năm 2 Từ 1-3 năm 3 Từ 4-6 năm
4 Từ 6-10 năm 5 Trên 10 năm
4 Trình độ học vấn: 1 PTTH 2 Trung cấp, Cao đẳng 3 Đại học, trên ĐH
4 Căn cứ chính: 1 SGN 2 HAN
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của anh, chị.
83
Phụ lục 3: Các biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu
3.1. Thang đo quản trị nguồn nhân lực
Thành
phần Biến nghiên cứu
Ký
hiệu
Tôi được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc td1
Tôi được tuyển dụng với quy trình phù hợp td2
Thang điểm đánh giá khả năng khi tôi dự tuyển TV là phù hợp td3
Tuyển dụng
lao động
Tố chất và kiến thức của tôi phù hợp với nghề TV td4
Nhiệm vụ của tôi được xác định rõ ràng xdcv1
Tôi thường xuyên được cập nhật cách phục vụ hành khách xdcv2 Xác định công việc Tôi hiểu biết rõ trách nhiệm, quyền hạn của tôi trong công việc xdcv3
Theo tôi, kế hoạch huấn luyện TV phù hợp với kế hoạch bay dt1
Tôi được huấn luyện đầy đủ các kiến thức và kỹ năng mới dt2
Tôi được tham dự chương trình huấn luyện có chất lượng cao dt3
Theo tôi, Vietnam Ailines có chính sách đào tạo, huấn luyện
tốt dt4
Huấn luyện
đào tạo
Chương trình huấn luyện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của
tôi dt5
Tôi được đánh giá dựa trên kết quả làm việc cụ thể của mình dg1
Tôi được đánh giá công bằng và chính xác dg2
Việc đánh giá góp phần phát triển năng lực của tôi dg3 Đánh giá
tiếp viên Kết quả đánh giá về tôi được sử dụng cho các quyết định của
ĐTV đối với nghề nghiệp của tôi (giao kết HĐLĐ, đào tạo,
khen thưởng, bổ nhiệm,…)
dg4
Tôi được trả lương công bằng luong1
Thu nhập của tôi phụ thuộc vào năng lực của bản thân luong2
Thu nhập của tôi đảm bảo được mức sống khá trong xã hội luong3
Trả công lao
động
Thu nhập của tôi tương xứng với kết quả làm việc của tôi luong4
Tôi thường xuyên được động viên, khuyến khích làm việc dv1
Theo tôi, việc động viên, khuyến khích đạt được hiệu quả như
mong muốn dv2
Theo tôi việc khen thưởng TV được thực hiện theo tiêu chuẩn
rõ ràng, công bằng dv3
Động viên,
khuyến
khích tiếp
viên
Theo tôi, TV vi phạm được xử lý công khai, chính xác dv4
Tôi được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ttien1
Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của tôi ttien2
Tôi được tạo cơ hội, điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí
cao hơn ttien3
Tôi hiểu rõ điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn ttien4
Hoạch định
nghề nghiệp
và cơ hội
thăng tiến
Nhu cầu thăng tiến, nâng bậc của tôi phù hợp với Chu trình
phát triển tiếp viên ttien5
84
Tôi được tham gia các quyết định liên quan đến công việc của
mình mt1
Lãnh đạo khuyến khích tôi tham gia vào việc ra các quyết định
liên quan đến hoạt động chung của Đoàn tiếp viên mt2
Quản lý và
thu hút tiếp
viên vào các
hoạt động Tôi có cơ hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động
của ĐTV mt3
3.2. Thang đo sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
Biến nghiên cứu Ký hiệu
Tôi hài lòng với công việc ở Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines HL1
Nếu được chọn lại nơi làm việc, tôi vẫn chọn Đoàn tiếp viên VNA HL2
Tôi cho rằng Đoàn tiếp viên VNA là nơi tốt nhất để tôi làm việc HL3
Tôi coi Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines như ngôi nhà thứ hai của mình HL4
Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines là lựa chọn số 1 của tôi khi đi làm HL5
85
Phụ lục 4: Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha
4.1. Scale: Tuyển dụng
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.756 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
td1 17.60 6.359 .616 .663
td2 17.70 6.766 .541 .706
td3 17.76 6.829 .532 .711
td4 17.67 6.942 .524 .715
4.2. Scale: Xác định công việc
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.782 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
xdcv1 12.16 3.540 .602 .724
xdcv2 12.26 3.041 .637 .690
xdcv3 12.03 3.560 .628 .698
4.3. Scale: Huấn luyện đào tạo
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.883 5
86
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dt1 22.77 14.401 .654 .876
dt2 22.32 15.155 .758 .850
dt3 22.65 14.541 .693 .864
dt4 22.58 14.782 .742 .852
dt5 22.55 15.019 .771 .847
4.4. Scale: Đánh giá tiếp viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.890 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dg1 16.30 10.814 .783 .849
dg2 16.63 10.283 .808 .839
dg3 16.35 10.950 .786 .848
dg4 16.26 12.202 .662 .892
4.5. Scale: Trả công lao động
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.852 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
luong1 15.28 11.403 .696 .811
luong2 14.98 12.414 .633 .837
luong3 15.30 12.366 .670 .822
luong4 15.47 11.079 .778 .775
87
4.6. Scale: Động viên khuyến khích
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.843 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dv1 14.59 13.589 .697 .793
dv2 14.19 15.032 .576 .842
dv3 14.38 12.266 .782 .753
dv4 14.47 13.050 .667 .807
4.7. Scale: Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.834 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
ttien1 20.25 17.143 .532 .827
ttien2 21.16 15.283 .588 .817
ttien3 20.88 15.219 .692 .784
ttien4 20.29 15.727 .634 .801
ttien5 20.46 15.440 .743 .772
4.8. Scale: Quản lý và thu hút tiếp viên vào các hoạt động
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.893 3
88
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
mt1 8.87 8.657 .778 .857
mt2 8.92 8.593 .828 .814
mt3 9.18 8.733 .763 .870
4.9. Scale: Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.933 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
HL1 20.76 24.377 .768 .928
HL2 20.81 21.865 .846 .913
HL3 21.00 21.961 .895 .904
HL4 20.98 22.619 .783 .925
HL5 20.96 22.545 .825 .917
89
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
5.1. Thang đo quản trị nguồn nhân lực
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .915
Approx. Chi-Square 4.488E3
df 496
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
td1 1.000 .682
td2 1.000 .537
td3 1.000 .536
td4 1.000 .625
xdcv1 1.000 .607
xdcv2 1.000 .664
xdcv3 1.000 .583
dt1 1.000 .587
dt2 1.000 .777
dt3 1.000 .720
dt4 1.000 .708
dt5 1.000 .728
dg1 1.000 .832
dg2 1.000 .831
dg3 1.000 .754
dg4 1.000 .665
luong1 1.000 .691
luong2 1.000 .600
luong3 1.000 .668
luong4 1.000 .794
dv1 1.000 .740
dv2 1.000 .461
dv3 1.000 .639
90
dv4 1.000 .606
ttien1 1.000 .526
ttien2 1.000 .624
ttien3 1.000 .598
ttien4 1.000 .740
ttien5 1.000 .765
mt1 1.000 .768
mt2 1.000 .762
mt3 1.000 .720
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
C
om
po
ne
nt
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 12.946 40.456 40.456 12.946 40.456 40.456 5.251 16.410 16.410
2 2.810 8.780 49.236 2.810 8.780 49.236 3.963 12.383 28.793
3 1.620 5.062 54.298 1.620 5.062 54.298 3.736 11.674 40.468
4 1.582 4.945 59.243 1.582 4.945 59.243 2.916 9.114 49.581
5 1.438 4.494 63.738 1.438 4.494 63.738 2.864 8.950 58.531
6 1.141 3.565 67.303 1.141 3.565 67.303 2.807 8.772 67.303
7 .901 2.814 70.117
8 .876 2.739 72.856
9 .758 2.368 75.224
10 .736 2.299 77.523
11 .634 1.980 79.503
12 .608 1.901 81.404
13 .581 1.815 83.219
14 .517 1.617 84.836
15 .492 1.537 86.373
16 .443 1.385 87.758
17 .431 1.348 89.105
91
18 .373 1.167 90.272
19 .345 1.080 91.352
20 .327 1.023 92.375
21 .319 .998 93.372
22 .298 .932 94.304
23 .285 .891 95.195
24 .233 .727 95.923
25 .212 .662 96.585
26 .192 .600 97.185
27 .184 .574 97.759
28 .174 .543 98.303
29 .154 .482 98.785
30 .143 .447 99.232
31 .130 .406 99.638
32 .116 .362 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
td1 .424 .581
td2 .424 .410
td3 .532
td4 .569
xdcv1 .603
xdcv2 .597
xdcv3 .498 .445
dt1 .623
dt2 .625 .425
dt3 .639 -.453
dt4 .713
dt5 .752
dg1 .686
92
dg2 .655
dg3 .764
dg4 .745
luong1 .680 .405
luong2 .569 .455
luong3 .609 .477
luong4 .699 .445
dv1 .731
dv2 .639
dv3 .716
dv4 .669
ttien1 .589
ttien2 .669
ttien3 .659
ttien4 .578 .587
ttien5 .679 .459
mt1 .691
mt2 .651 -.418
mt3 .637 -.408
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 6 components extracted.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
td1 .789
td2 .669
td3 .624
td4 .744
xdcv1 .457 .464
xdcv2 .503 .578
xdcv3 .427 .544
dt1 .663
93
dt2 .805
dt3 .765
dt4 .660
dt5 .637
dg1 .778
dg2 .813
dg3 .630
dg4 .548
luong1 .702
luong2 .679
luong3 .747
luong4 .792
dv1 .585 .551
dv2 .414 .415
dv3 .598
dv4 .670
ttien1 .428 .410
ttien2 .669
ttien3 .585
ttien4 .759
ttien5 .415 .703
mt1 .822
mt2 .832
mt3 .787
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
5.2. Thang đo Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .885
Approx. Chi-Square 870.515
df 10
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. .000
94
Communalities
Initial Extraction
HL1 1.000 .721
HL2 1.000 .822
HL3 1.000 .878
HL4 1.000 .740
HL5 1.000 .791
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Comp
onent Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance Cumulative %
1 3.951 79.026 79.026 3.951 79.026 79.026
2 .415 8.307 87.333
3 .277 5.531 92.864
4 .222 4.439 97.303
5 .135 2.697 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1
HL1 .849
HL2 .906
HL3 .937
HL4 .860
HL5 .889
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
95
Phụ lục 6:
Phân tích Cronbach Alpha của các thành phần mới
trong thang đo quản trị nguồn nhân lực sau khi phân tích nhân tố khám phá
6.1. Thành phần Môi trường làm việc của tiếp viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.917 8
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dv1 32.54 70.191 .715 .906
dv3 32.33 68.855 .716 .906
dv4 32.41 68.712 .707 .907
ttien2 32.55 70.356 .713 .907
ttien3 32.28 73.294 .652 .912
mt1 32.54 65.722 .803 .899
mt2 32.59 67.375 .758 .903
mt3 32.85 67.182 .736 .905
6.2. Thành phần Huấn luyện đào tạo
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.883 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dt1 22.77 14.401 .654 .876
dt2 22.32 15.155 .758 .850
dt3 22.65 14.541 .693 .864
dt4 22.58 14.782 .742 .852
dt5 22.55 15.019 .771 .847
96
6.3. Thành phần Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.852 6
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
luong1 25.81 23.803 .727 .810
luong2 25.50 26.144 .587 .837
luong3 25.83 25.325 .687 .819
luong4 26.00 23.537 .784 .798
dv2 25.85 26.733 .527 .849
ttien1 25.36 27.997 .521 .848
6.4. Thành phần Tuyển dụng lao động
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.756 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
td1 17.60 6.359 .616 .663
td2 17.70 6.766 .541 .706
td3 17.76 6.829 .532 .711
td4 17.67 6.942 .524 .715
6.5. Thành phần Đánh giá tiếp viên
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.890 4
97
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
dg1 16.30 10.814 .783 .849
dg2 16.63 10.283 .808 .839
dg3 16.35 10.950 .786 .848
dg4 16.26 12.202 .662 .892
6.6. Thành phần Xác định công việc và điều kiện thăng tiến
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.819 5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
xdcv1 22.93 12.819 .589 .791
xdcv2 23.02 11.858 .635 .777
xdcv3 22.80 13.051 .577 .795
ttien4 23.52 11.236 .627 .781
ttien5 23.69 11.628 .641 .775
98
Phụ lục 7:
Phân tích hồi quy tuyến tính Sự hài lòng trong công việc của tiếp viên
7.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients Collinearity Statistics Model
B Std. Error Beta
t Sig.
Tolerance VIF
(Constant) .213 .505 .422 .673
mtruong .391 .076 .391 5.136 .000 .448 2.232
hluyen -.165 .096 -.132 -1.719 .087 .438 2.285
luong .281 .091 .237 3.071 .002 .435 2.299
tdung .346 .086 .244 4.010 .000 .705 1.419
dgia .043 .084 .040 .515 .607 .431 2.321
1
xdcv .070 .099 .050 .703 .483 .508 1.969
a. Dependent Variable: hailong
Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
M
od
el
D
im
en
si
on
Ei
ge
nv
al
ue
C
on
di
tio
n
In
de
x
(C
on
st
an
t)
mtruong hluyen luong tdung dgia xdcv
1 6.902 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00
2 .039 13.329 .07 .39 .00 .03 .05 .00 .01
3 .018 19.571 .13 .11 .09 .05 .01 .51 .00
4 .013 23.459 .02 .48 .00 .91 .04 .00 .00
5 .011 24.573 .00 .01 .25 .01 .43 .15 .26
6 .009 27.508 .44 .00 .34 .01 .38 .33 .02
1
7 .008 29.370 .34 .02 .32 .00 .09 .01 .71
a. Dependent Variable: hailong
99
7.2. Biểu đồ phân tán
7.3. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa
100
7.4. Biểu đồ tần số Q-Q
7.5. Biểu đồ tần số P-P
101
7.6. Bảng tóm tắt mô hình
Variables Entered/Removedb
Model Variables Entered
Variables
Removed Method
1 xdcv, tdung, mtruong, hluyen, luong, dgiaa . Enter
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: hailong
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .695a .483 .468 .86146
a. Predictors: (Constant), xdcv, tdung, mtruong, hluyen, luong, dgia
b. Dependent Variable: hailong
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 138.029 6 23.005 30.999 .000a
Residual 147.680 199 .742
1
Total 285.709 205
a. Predictors: (Constant), xdcv, tdung, mtruong, hluyen, luong, dgia
b. Dependent Variable: hailong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _cua_tiep_vien_hang_hang_khong_quoc_gia_viet_nam_vietnam_airlines__42_.pdf