NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào
một ngoại tệ là USD như trước đây. Điều đó sẽ giúp tránh được những rủi ro không
đáng có ảnh hưởng đên Việt Nam khi tỷ giá giữa những đồng tiền mạnh thay đổi.
NHNN cần tiếp tục tăng cường nghiên cứu để xây dựng các mô hình thống
kê tính toán nhằm dự báo tỷ giá trong ngắn hạn.Về vấn đề này có vẻ như NHNN
vẫn chưa thực hiện được một cách hiệu quả. Bằng chứng là việc Ngân hàng Nhà
nước có hẳn một Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ, nhưng chưa bao giờ thấy cơ quan
này công bố dự báo lãi suất, tỷ giá để sự điều chỉnh của hành vi thị trường có điểm
tựa. Ngược lại, một số tổ chức tài chính nước ngoài lại đều đặn dự báo tỷ giá của
Việt Nam. Chính vì thế việc tăng cường hiệu quả của hoạt động dự báo là hêt sức
quan trọng nhằm có phương hướng điều chỉnh hợp lí để tránh gây ra cú sốc cho thị
trường.
83 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5700 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SD buộc một số doanh nghiệp
phải mua USD ngoài thị trường tự do nên các điều chỉnh trên vẫn chưa có tác dụng
hạn nhiệt thị trường ngoại tệ trong năm 2009.
2.3. Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoài hối sẵn sang sử dụng để can
thiệp trên, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Hầu hết các
quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản sau:
Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
Duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động
tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán
nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của
đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp
phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.
Trong các mục tiêu trên, ưu tiên hàng đầu của dự trữ ngoại hối dành cho việc
thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, hạn chế tác động khủng hoảng tiền
tệ. Tại những nước áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, dự trữ ngoại hối được
- 48 -
sử dụng để hạn chế sự biến động của tỷ giá. Do vậy, công tác quản lý dự trữ ngoại
hối thường được giao cho NHTW là cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tiền
tệ quốc gia thực hiện. Qua thống kê tình hình quản lý dự trữ ngoại hối của 82 quốc
gia và vùng lãnh thổ (SBV: 2007), cho thấy có tới 78 nước, chiếm 95% các nước
giao NHTW trực tiếp quản lý dự trữ ngoại hối, chỉ một vài quốc gia là có sự tham
gia quản lý dự trữ ngoại hối của Bộ Tài chính hay Quỹ đầu tư như Canada, Anh,
Nhật. Tuy nhiên, ở các nước này, NHTW vẫn là cơ quan trực tiếp thực hiện các
nghiệp vụ quản lý dữ trữ ngoại hối.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng đáng kể thời gian qua cho thấy nền kinh
tế rất khả quan. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, đầu tư nước ngoài tăng
mạnh, kinh tế tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh, thương mại quốc tế được mở rộng,
hợp tác kinh tế song phương và đa phương ngày càng phát triển. Trong khi khối
lượng dự trữ ngoại hối tăng nhanh cơ chế quản lý chậm đổi mới sẽ dẫn đến những
bất cập như: hình thức đầu tư dự trữ ngoại hối còn đơn điệu, hiệu quả thấp, cơ chế
phòng ngừa rủi ro đầu tư chưa rõ ràng, quản lý dự trữ thiếu sự minh bạch, thời hạn
đầu tư chưa phù hợp; cơ cấu đồng tiền dự trữ chưa hợp lý..Hiện nay ở nước ta, việc
quản lý dự trữ ngoại tệ của nước ta thu được một số kết quả như: Quỹ DTNH và
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng. Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng có tính thanh khoản
cao. Phân cấp quản lý DTNH tại NHNN đã được hình thành: Cấp cao nhất là Thống
đốc, cấp trung gian là Ban Điều hành quản lý DTNH nhà nước gồm 5 thành viên: 1
Lãnh đạo NHNN làm Trưởng Ban, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ
Chính sách tiền tệ, Giám đốc Sở Giao dịch và 1 Thư ký Ban. Ban điều hành có chức
năng: Tham mưu cho Thống đốc NHNN về các nội dung liên quan; Điều hành việc
thực hiện các nhiệm vụ về quản lý DTNH nhà nước theo qui định của Thống đốc
NHNN. Cấp thấp nhất là hoạt động điều hành và tác nghiệp tại các Vụ Quản lý
ngoại hối, Sở Giao dịch và các vụ, cục liên quan.
Tuy nhiên trong cơ chế quản lý còn tồn tại một số hạn chế nhất định, một là
hành lang pháp lý cho hoạt động dự trữ ngoại hối còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo
quy định của nhà nước thì sở giao dịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực
- 49 -
hiện các tiêu chuẩn, hạn mức và tỷ lệ đầu tư…Trong khi đó, sở giao dichj cũng chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư, theo dõi diễn biến hoạt động...
Cách tổ chức này dẫn đến các tiêu chuẩn và hạn mức đầu tư dự trữ tiền tệ sẽ có thể
bị điều chỉnh cho phù hợp với những kết quả của hoạt động yêu kém.
Hai là chiến lược quản lý dự trữ ngoại tệ vẫn thụ động, hoạt động đầu tư dữ
trữ đơn điệu, chưa tương xứng với các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong
bối cảnh hội nhập. Định hướng chiến lược quản lý dự trữ ngoại tệ chủ yếu mới chỉ
đặt ra mặt cơ cấu đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng nhu cầu của chi tiêu trả nợ của
Chính phủ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, mà chưa đặt ra được mức dự trữ, hay
căn cứ để xác định dự trữ ngoại tệ chính thức của nhà nước ở tầm vĩ mô phù hợp
với các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam trong từng thời kỳ như tăng trưởng kinh tế,
chỉ số lạm phát, xuất khẩu…
Ba là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn rất hạn chế. Mặc dù nhận được
sự tài trợ một số dự án của các nhà tài trợ quốc tế như Ngân Hàng phát triển châu
Á…nhưng các dự án này vẫn chỉ tập trung vào công nghệ thông tin phục vụ cho
mảng kinh doanh, nghiệp vụ…Công nghệ thông tin phục vụ thu thập số liệu, phân
tích dự báo còn hạn chế.
Bốn là thiếu cán bộ có trình độ và kinh nghiệm thực hiện quản lý dự trữ
ngoại hối và chuyên gia phân tích, dự báo giỏi. Nhân lực có trình độ chuyên môn
làm việc tại NHNN nói chung và tại bộ phận quản lý nói riêng còn thiếu. Ngoài ra,
công tác đào tạo, đãi ngộ đội ngũ chuyên gia phân tích thị trường chưa được quan
tâm đúng mức.
2.4. Công cụ lãi xuất
Lãi suất là của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng của chính
sách tiền tệ quốc gia, nhằm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ổn định giá cả , duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng.
Từ ngày 1/1/2007 NHNN chính thức bỏ trần lãi suất tiền gửi bằng USD đối
với pháp nhân. Quyết định này làm cho các NHTM tăng lãi suất tiền gửi bằng USD
- 50 -
với pháp nhân cho phù hợp với thị trường và xu hướng quốc tế. Trong năm 2007 và
2008, nguồn cung ngoại tệ tăng đột biến, việc gia tăng lãi suất USD đã góp phần
làm tăng lượng USD tiền gửi, giảm bớt áp lực tăng USD và cũng không thêm lạm
phát do giảm bớt lượng tiền đồng tung ra mua USD.
Ngày 1/2/2009, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong xã hội
tiếp cần được vốn vay của ngân hàng theo tinh thần của các gói giải pháp kích thích
cầu của chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu
quả, NHNN đã hạ thấp lãi suất cơ bản xuống 7%.
Để hạn chế tâm lý giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân cũng như điều
hòa nhu cầu ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Chính phủ đã yêu cầu các
NHTM giảm lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ. Lãi suất cho vay giảm từ 6-
6.5%/năm xuống không quá 4% /năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống
mức không quá 3%/năm kể từ ngày 1/6/2009; lãi suất huy động giảm xuống mức
không quá 1.5%/năm kể từ ngày 1/6/2009. Đồng thời đề nghị Hiệp hội Ngân hàng
nhà nước yêu cầu các NHTM cổ phần đồng thuận giảm lãi suất huy động và cho
vay ngoại tệ như các NHTM nhà nước kể từ ngày 8/6/2009. Việc cắt giảm mạnh lãi
suất cho vay và huy động ngoại tệ có tác động giảm áp lực thiếu cung và dư cầu
trên thị trường ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vay USD thay vì VND.
3. Biến động tỷ giá
- 51 -
Biểu đồ 18: Biến động của tỷ giá
(Nguồn: NHNN TP. Hồ Chí Minh và nhóm tác giả)
Dưới tác động của các công cụ điều chỉnh tỷ giá của chính phủ, giai đoan từ
năm 2007-2010 chúng ta chứng kiến nhiều biến động của tý giá hối đoái.
Khác với giai đoạn trước, từ năm 2007 đến nay, biểu đồ tỷ giá VND/USD
chuyển biến liên tục và đầy kịch tính. Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều
hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức thấp nhất (giá sàn).
Nguyên nhân của hiện tượng này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ giá giảm
làm gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Để cải
thiện cán cân thương mại, NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Về lý thuyết, NHNN
có thể (1) can thiệp thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc (2) điều chỉnh
tỷ giá do NHNN công bố hằng ngày. Thực tế, những ngày đầu năm 2007, NHNN đã
- 52 -
tăng cường mua vào USD để gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên mặt trái của
việc làm này là chỉ số lạm phát có dấu hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn. Lúc này,
NHNN buộc phải sử dụng chính sách can thiệp trung hòa thông qua nghiệp vụ thị
trưởng mở (OMO), nhưng do cầu vốn trên thị trường trong giai đoạn này quá lớn,
đấu thầu trái phiếu với mức lãi suất 7%/ năm không thành công như mong đợi. Điều
này có nghĩa, NHNN không thể chủ động trong thu hồi tiền từ lưu thông. Nguy cơ
lạm phát từ cung tiền tăng cao. Chính vì vậy, cuối tháng 3/2007, NHNN đã chủ
động nâng tỷ giá giao dịch bằng cách gia tăng tỷ giá công bố. Đến cuối tháng
4/2007, trước nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các công ty đầu tư nước ngoài
đã làm cầu USD tăng vọt, tỷ giá VND/USD lại chạm trần. Những tháng cuối năm,
tỷ giá làm giảm mạnh mà nguyên nhân của nó cũng chính là từ nguồn vốn đầu tư
nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam. Đối phó với áp lực
giảm giá USD, NHNN đã nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.5%
lên +/- 0.75%. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng năm 2007 cả năm chỉ
tăng 0.08%. Sang đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu
năm 2007. NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/-
0.75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%. Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc. Quý 1
năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh
giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960
VND/USD so với mức 16091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng
biên độ giao dịch lên mức ±1%. Lúc này, hấu hết NHTM phải mua bán tại mức giá
sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính
thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2
năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16541 VND/USD vào cuối
tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự
do tăng tới mức 19,400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch
giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng. Những biến động
bất lợi từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đã làm tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm
2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI có thời điểm trên 20%. Để kiềm chế lạm phát,
NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền trong
- 53 -
lưu thông như: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu bắt buộc, giảm cho vay kinh
doanh chứng khoán, kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản, điều chỉnh lãi suất cơ
bản từ 14%/ năm xuống còn 7.5%/ năm và buộc các NHTM không được kinh doanh
quá 150% lãi suất cơ bản. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%. Năm 2009, thị
trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này
trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm do nền
kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên
nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực
của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Với chính sách này,
lãi suất vay VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các doanh nghiệp nhập
khẩu thay vì vay USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng
nhập khẩu. Điều này làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền
kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế.
Do kỳ vọng USD tăng giá nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung
USD giảm, cầu USD tạo áp lực tăng tỷ giá. Trước tình thế này, NHNN quyết định
nâng biên độ giao dịch lên mức ±5% (24/3/2009) và sau đó giảm xuống ± 3%
(26/11/2009). Tỷ giá mua bán niêm yết tại các NHTM luôn trong tình trạng bằng
nhau và tăng kịch trần biên độ cho phép. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu
năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009
chỉ tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do
liên tục tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị
trường tự do nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều
chỉnh hàng giờ. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen
trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1,500 VND/USD. Năm 2010, USD lại
tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm trần. Sau một thời
gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng
giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn không giảm. Tình
trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối được
nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản
phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày
- 54 -
17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình
quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được
phép mua bán USD ở mức giá 19500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày
17.8.10. Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên
thị trường thêm hoang mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối
năm 2010, khi các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan như gia tăng
tỷ lệ lạm phát, nợ nược ngoài, nợ công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc
gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên
tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức
trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên
21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức.
Biểu đồ 19: Biểu đổ tương quan tăng trưởng GDP của Việt Nam và thế giới
(Nguồn: VCSC Research)
Khủng hoảng kinh tế khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu lượng vốn đầu tư
nước ngoài bị ảnh hưởng, gây ra sự sụt giảm trong hệ thống dự trữ ngoại tệ của
nước ta và từ đấy ảnh hưởng đến tỷ giá VND đối với các đồng ngoại tệ.
- 55 -
Như vậy, từ năm 2009, trong bối cảnh chung của toàn thế giới, mọi nguồn
lực đầu tư vào nước ta dường như giảm mạnh. Tuy nhiên với chính sách kích thích
kinh tế của nước ta đã phần nào khắc phục được những khó khăn, đưa nền kinh tế
thoát khỏi khủng hoảng mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ
biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000
VND/USD so với tỷ giá chính thức.
Nhìn chung, từ 2007 đến 2010, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên
mặc dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng
như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị
trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được
giải quyết. Các biện pháp sử dụng để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các
biện pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều
hạn chế. Các công cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên
thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ
giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà luôn có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ
giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh
vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai
đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng
thị trường theo chính sách.
IV. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai
đoạn 2006-2010
1. Kiểm định điều kiện Marshall – Lerner
Áp dụng điều kiện Marshall – Lerner là phương pháp hiệu quả để kiểm định
tác động của việc phá giá đồng tiền lên cán cân thương mại. Việc tăng tỷ giá hối
đoái có thể làm cho hàng hóa xuất khẩu tăng sức cạnh tranh về giá cả, giúp cải thiện
cán cân thương mại, tăng thu ngoại tệ cho chính phủ. Tuy nhiên trong những trường
hợp cụ thể phá giá tiền tệ lại có tác động ngược lại, khiến cho thâm hụt thương mại
sâu hơn, không những không giải quyết được vấn đề nội tại là cán cân thương mại
- 56 -
mà còn khiến cho chính phủ phải đối mặt với những tác động xấu do tỷ giá hối đoái
tăng như nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng, môi trường tài chính bất ổn…. Trong
thời gian gian gần đây ( từ năm 2004 - 2010) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên
tục điều chỉnh tỷ giá hoái đoái, nhưng cán cân thương mại vẫn không hề được cải
thiện, phải chăng tăng tỷ giá hối đoái đang gây nên tác động tiêu cực đối với cán
cân thương mại Việt Nam? Việc áp dụng điều kiện Marshall – Lerner đối với Việt
Nam sẽ giải thích phần nào vấn đề này.
1.1. Xây dựng mô hình kinh tế lƣợng Marshall – Lerner
Phương pháp Marshall – Lerner được xây dựng dựa trên hệ số co giãn xuất
khẩu (ηx), hệ số co giãn nhập khẩu (ηm) với điều kiện chuỗi số liệu được thu thập
trong dài hạn. Dựa theo các lý thuyết kinh tế, khối lượng xuất khẩu của một quốc
gia dựa vào giá cả hàng hóa xuất khẩu và mức thu nhập thế giới, cụ thể như sau:
E=ƒ(Y, Pe/Pw)
Trong công thức trên, E (export volumn of this country) là khối lượng hàng
xuất khẩu, Y (real oncome level of the country in the world) là thu nhập của thế
giới, Pe (export price index) là chỉ số giá xuất khẩu, Pw (total price index of the
world market) là chỉ số giá cả thị trường thế giới.
Khi Y tăng, lượng cầu hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng, tức là E tăng, vì vậy
. Trong trường hợp giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia cao hơn giá cả
hàng hóa trên thị trường thế giới, hàng hóa xuất khẩu sẽ mất tính cạnh tranh về giá,
do đó Y giảm, vì vậy . Mối quan hệ trên được lượng hóa một cách cụ thể
qua công thức:
ln(E)= trong đó, biểu thị hệ số co giãn xuất
khẩu.
- 57 -
Theo cách lý luận tương tự, nhập khẩu (M) phụ thuộc vào mức độ thu nhập
của quốc gia (X – income level of this country) và mối quan hệ của giá hàng hóa
nhập khẩu Pm – prices of import goods và giá hàng hóa trên thị trường nội địa Pd –
prices of home market. Từ đó, suy ra:
ln(M)= trong đó, biểu thị hệ số co giãn xuất
khẩu.
Khi tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ dẫn đến việc thay đổi giá cả hàng hóa cả khi
xuất nhập khẩu, vì vậy sự thay đổi của tỷ giá trong cả hai mô hình đều được biểu thị
thông qua giá cả hàng hóa. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi chưa thể ngay lập tức ảnh
hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu bởi độ trễ nên cần thiết phải đưa thêm biễn trễ
vào cả hai mô hình.
Đối với xuất khẩu:
ln(E)=
Đặc biệt đối với nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách Ngoại
thương như các rào cản thương mại mà tiêu biểu là thuế, bổ sung thêm biến ảnh
hưởng của thuế quan TAR – total tariff value sẽ làm tăng tính chính xác của mô
hình:
ln(M)=
Từ mô hình ước lượng, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thu
được , nhận xét + để so sánh với 1 theo điều kiện Marshall – Lerner
sau đó rút ra kết luận.
1.2. Ƣớc lƣợng mô hình
Vì điều kiện Marshall – Lerner chỉ đúng trong dài hạn nên số liệu được sử
dụng được mở rộng ra từ năm 1995 đến năm 2009. Hơn nữa, giai đoạn 2006 – 2010
- 58 -
là một giai đoạn nhỏ từ năm 1995 đến năm 2009, vậy nên những ước lượng cho cả
giai đoạn này cũng sẽ đúng với khoảng thời gian cần nghiên cứu.
i) Xuất khẩu
Mô tả số liệu: Trong mô hình, thu nhập thế giới Y được xác định là chỉ số
phát triển của GDP của 6 nước nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam, giá quốc tế theo
tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế được sử dụng để xác định giá Pw.
Year
Index
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Export
volume
index
38.8 50.1 63.1 66.5 83.05 100 111.9 124.0 143.0 169.0 182.0 207.0 239.1 259.0 245.0
Export
value index
37.6 50.1 63.4 64.6 79.7 100 103.8 115.4 139.1 182.9 224.0 273.5 333.5 432.4 385.1
Export
price index
(Pe)
96.5 99.9 100.3 96.8 95.7 100 93.2 93.9 102.6 114.9 130.9 140.5 150.6 187.9 165.6
Thu nhập
thế giới
Index of
abroad
income (Y)
83.6 83.4 84.9 86.1 93.2 100 99.2 100.6 106.9 116.0 123.2 130.4 138.5 149.8 151.9
Giá quốc tế
Total price
index of
world
market
(Pw)
77.2 84.3 88.2 94.5 96.2 100 104 107 110 114 118.4 123.6 129.5 141.1 145.3
Bảng 5: Các chỉ số liên quan đến xuất khẩu
- 59 -
(Nguồn: xử lý sau khi tổng hợp từ ADB, WB, IMF)
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng phương trình
ln(E)= với số liệu trên ta thu được
ln(E) = 3.837144 - 1.6388714 8.4773635 0.39938236
SE (0.778462411) (1.06299303117) (3.1725876) (0.26940051)
R-squared 0.75916104
Adjusted R-squared 0.67888138
DW 1.50748804
Như vậy, kết quả thu được là đáng tin cậy. Mô hình trên chỉ ra rằng hệ số co
giãn của giá theo cầu đối với xuất khẩu của Việt Nam là - 1.63887147801 hay nói
cách khác khi tỷ giá hối đoái tăng 1% thì lượng cầu xuất khẩu giảm
1.63887147801%
ii) Nhập khẩu
Mô tả số liệu:
Year
Index
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Import
volume
index
51.5 67.2 67.4 68.1 76.6 100 107.7 131.6 156.2 177.1 184.3 203.2 255.8 289.4 264.1
Import
value index
52.2 71.3 74.1 73.5 75.1 100 103.7 126.3 161.5 204.4 236.5 284.0 389.2 509.5 426.8
Import price
index (Pm)
100.9 105.8 109.5 107.3 96.7 100 98.3 98.2 101.5 111.3 120.0 124.5 130.9 154.7 136.8
Index of
home
income (X)
66.8 79.0 85.8 86.9 92.1 100 104.4 112.3 126.6 145.1 168.8 193.7 224.4 284.3 299.0
- 60 -
Index of
home price
(Pd)
83.5 88.3 91.1 97.7 101.7 100 99.6 103.4 106.7 115.0 124.5 133.7 144.8 178.3 190.8
Index of
tariff (TAR)
96.1 99.3 100.0 101.3 102.4 100 99.8 93.5 90.1 91.4 85.8 78.3 76.8 52.8 59.9
Bảng 6: Các chỉ số liên quan đến nhập khẩu.
(Nguồn: xử lý sau khi tổng hợp từ ADB, WB, WTO)
Sử dụng số liệu trên với phương trình hồi quy ln(M)=
bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất, ta thu được kết quả sau
ln(M)=
4.3789828-
0.753148277 2.03856696 0.02917926885 0.0510476689
SE (0.491664) (0.32356429) (0.1876895) (0.01625114)
(0.1823881339)
R-squared 0.990367522595
Adjusted R-squared 0.985551283893
DW 1.34104594139
Kết quả thu được là đáng tin cậy, hệ số co giãn của giá theo cầu đối với nhập
khẩu là - 0.753148277.
1.3. Kết luận
Như vậy, ta thu được các hệ số co giãn theo giá của nhập khẩu và xuất khẩu
lần lượt là - 0.753148277 và - 1.63887147801. Hiển nhiên |- 0.753148277|+|-
1.63887147801| > 1, như vậy theo điều kiện Marshall – Lerner, phá giá có tác động
tích cực tới cải thiện cán cân thương mại.
- 61 -
2. Phân tích hệ thống chỉ số
Nguyên nhân trực tiếp của thâm hụt thương mại là do tổng giá trị nhập khẩu
lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu, vì vậy phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến riêng xuất
khẩu và nhập khẩu sẽ làm sáng tỏ tác động trực tiếp của thay đổi tỷ giá tới cán cân
thương mại trong từng năm, qua đó xem xét tác động trong ngắn hạn. Đây là một kỹ
thuật cần thiết bởi công cụ Marshall – Lerner chỉ có thể kiểm định trong dài hạn,
trong khi đó, đề tài chỉ nghiên cứu trong một giai đoạn ngắn khiến các công cụ kinh
tế lượng tỏ ra thiếu chuẩn xác.
Việc áp dụng hệ thống chỉ số thống kê để làm rõ ảnh hưởng của giá cả tính
bằng nội tệ (chính là biểu hiện của tỷ giá hối đoái ) và tổng khối lượng hàng hóa tới
tổng giá trị qua đó đánh giá được tác động của giá cả hay khối lượng hàng hóa tới
tổng giá trị xuất hoặc nhập khẩu, hay nói cách khác, có thể đánh giá một cách tương
đối ảnh hưởng của hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng đối với mỗi hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu.
Gọi M là tổng giá trị, như vậy tổng giá trị chính là tích của tổng khối lượng
(q) và giá cả (p) M = . Đối với tổng giá trị kỳ gốc (trong phân tích này là năm
2006) ta có Mo = , với kỳ phân tích Mx = .
Hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn được thực hiện như sau:
=
= ×
Mô hình hệ thống chỉ số trên bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động
tổng giá trị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) và hai chỉ số phản ánh biến động của giá cả
(p) và tổng khối lượng xuất (hoặc nhập khẩu)(q).
Phân tích hệ thống chỉ số đối với một số mặt hàng xuất khẩu:
Chỉ số toàn bộ Chỉ số giá Chỉ số khối lượng
- 62 -
Phần phân tích này sử dụng 6 mặt hàng có tổng giá trị lớn trong cơ cấu xuất
khẩu là: gạo, cà phê, cao su, than đá và dầu thô, hơn nữa các mặt hàng này phản ánh
khá rõ rệt các hiệu ứng số lượng và hiệu ứng giá cả.
Số liệu được sử dụng làm năm gốc là các giá trị năm 2006
Mặt hàng Tổng giá trị (1000
USD)
Khối lượng (tấn) Giá trung bình
Dầu thô 8301458.316 14912280.7 0.556686028
Gạo 363511.3402 1314663.216 0.276505295
Cà phê 1200000 981193.785 1.223000001
Bảng 7: Số liệu một số mặt hàng xuất khẩu năm 2006
Qua tính toán, thu được các số liệu như sau:
Đối với mặt hàng gạo
Chỉ số
Năm
Chỉ số Toàn bộ Chỉ số Giá Chỉ số Khối lượng
2006 1 1 1
2007 1.3796 1.199235049 1.1504
2008 7.962450314 2.207560947 3.606899427
2009 7.328180902 1.616919234 4.532187352
2010 8.934687887 1.705751321 5.237977998
Bảng 8: Các chỉ số đối với mặt hàng gạo
Từ số liệu trên có thể nhận thấy rằng tổng giá trị xuất khẩu gạo tăng nhiều và
liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2010 và tổng giá trị tăng do khối
lượng xuất khẩu tăng nhiều hơn là do giá cả tăng (hiệu ứng khối lượng lấn át hiệu
ứng giá cả). Trong đó, khối lượng xuất khẩu tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Lý
do chính là vì kỹ thuật sản xuất của nước ta ngày càng được nâng cao và tuyển
chọn, sàng lọc được những giống lúa tốt, cho năng suất cao. Tuy giá hàng hóa cũng
tăng, nhưng tốc độ tăng không ổn định khi giá tăng mạnh vào năm 2008 sau đó, tốc
độ tăng lại trở lại bình thường. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do năm
2008, nhu cầu mua gạo của một số nước tăng. Tại Ấn Độ, tình trạng hạn hán
- 63 -
nghiêm trọng khiến cho nước này phải nhập khẩu khối lượng lớn gạo. Bên cạnh đó,
Philippines, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề
bởi nhiều cơn bão vừa qua gây thiệt hại cho lượng gạo trong các kho dự trữ của
Philippines. Ngoài ra, tại thị trường nội địa Thái Lan, Chính phủ Thái Lan tiếp tục
chính sách mua thóc lúa trực tiếp từ dân trong vụ thu hoạch cũng đã tác động làm
giá gạo thế giới tăng lên.
Đối với mặt hàng cà phê
Chỉ số
Năm
Chỉ số Toàn bộ Chỉ số Giá Chỉ số Khối lượng
2006 1 1 1
2007 1.5 1.226492231 1.223000001
2008 1.759322698 1.629284305 1.079813199
2009 1.442168681 1.195622685 1.206207192
2010 1.542798143 1.242978672 1.241210471
Bảng 9: Các chỉ số đối với mặt hàng cà phê
Đối với mặt hàng cà phê, tổng giá trị xuất khẩu cũng không ngừng tăng qua
các năm. Tuy nhiên, không giống như gạo, tốc độ tăng của cả giá cả và khối lượng
xuất khẩu khá ổn định và mức độ ảnh hưởng của chúng tới tổng giá trị tương đương
nhau.
Đối với mặt hàng dầu thô
Chỉ số
Năm
Chỉ số
Toàn bộ
Chỉ số Giá Chỉ số Khối
lượng
2006 1 1 1
2007 1.026 1 1.026
2008 1.247593619 1.352825308 0.922213394
2009 0.74620564 0.832104264 0.896769399
- 64 -
2010 0.597193844 1.116416304 0.534920389
Bảng 10: Các chỉ số đối với mặt hàng dầu thô
Dầu thô là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sự thay
đổi của tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này khá phức tạp, khi tổng giá trị xuất khẩu
đang tăng trong những năm 2007, 2008 bỗng giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế toàn cầu để lại khiến cho quy mô sản xuất của thế giới giảm sút làm cho nhu cầu
đối với nguyên liệu đầu vào giảm trên toàn thế giới, hơn nữa Nhà máy lọc dầu Dung
Quất của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động năm 2009, vì vậy, một khối lượng
lớn dầu thô sẽ được chuyển sang nhà máy này để chế biến cũng khiến khối lượng
xuất khẩu giảm. Về mức độ ảnh hưởng của giá cả và khối lượng đối với tổng giá trị
xuất khẩu mặt hàng này rất khó lường và tùy theo từng năm.
Như vậy, đối với các mặt hàng khác nhau và các thời điểm khác nhau, mức
độ ảnh hưởng của giá cả và khối lượng là rất khác biệt.
V. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái tới cán cân thƣơng mại
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
1. Kết quả đạt đƣợc
Như vậy, trong suốt giai đoạn 2006 – 2010, những điều chỉnh liên tục với tỷ
giá hối đoái của NHNN tuy chưa thể ngay lập tức cải thiện được thâm hụt cán cân
thương mại, nhưng cũng đã mang lại một số kết quả tích cực.
Thứ nhất, NHNN đã linh hoạt và chủ động hơn trong việc điều chỉnh tỷ giá.
Tùy theo diễn biến của thị trường và nền kinh tế, NHNN điều chỉnh biên độ xác
định tỷ giá kinh doanh sao cho tỷ giá niêm yết của các NHTM phản ảnh đúng giá trị
ngoại tệ trong nền kinh tế, đồng thời tỷ giá còn là công cụ được sử dụng linh hoạt để
phục vụ các mục tiêu kinh tế. NHNN luôn chủ động thực hiện các chính sách nhằm
khuyến khích xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, để
- 65 -
linh hoạt trong kinh doanh ngoại hối, NHNN chỉ kiểm soát tỷ giá cơ bản giữa VND
và USD. Tỷ giá VND với các ngoại tệ khác được xác định hoàn toàn dựa trên cung
cầu trên thị trường ngoại hối.
Thứ hai, việc tăng tỷ giá VND/USD mang lại những dấu hiệu tích cực cho
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việc phá giá VND cũng góp phần đáng kể vào
việc tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Trong giai đoạn 2006 – 2007 xuất khẩu
sang thị trường châu Âu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên, việc tổng giá trị nhập khẩu tăng và Việt Nam không đủ năng lực cung cấp
các mặt hàng phụ trợ khiến cho cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt sâu.
Thứ ba, NHNN đã sử dụng các công cụ điều chỉnh tỷ giá một cách đa dạng.
Chính phủ Việt Nam đã sử dụng khá linh hoạt và hài hóa các công cụ khác nhau để
điều hành tỷ giá như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định biên độ tỷ giá, quỹ dự trữ ngoại
hối, công cụ lãi suất. Khả năng sử dụng nhiều công cụ để kiểm soát tỷ giá giúp cho
Chính phủ ứng biến tốt hơn, giúp luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh xuất
khẩu.
Thứ tư, Chính phủ nỗ lực hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến
ngoại hối. Ngày 4 tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
98/2007-QĐ TT về việc phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền
Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế. Theo đó, đến năm 2010,
nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) với các mục tiêu cụ thể sau: tự
do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia
thanh toán xuất nhập khẩu; tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước
đầu cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài
vào Việt Nam. Đồng thời, để khắc phục từng bước tình trạng đô la hóa, cần nâng
cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối, thu hẹp tiến tới xóa bỏ
việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép;
xóa bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; có biện pháp thu hút số ngoại tệ
trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, đồng thời xóa bỏ các chính sách gây tâm lý đô la
hóa… Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo để
- 66 -
định hướng lãi suất thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối
ổn định, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
đồng thời, đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa nhiều hơn và
tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước… Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép
nhà đầu tư nước ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt
Nam, giảm và tiến tới xóa bỏ các quy định về cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài… Đây là những chính sách phù hợp với quá trình phát
triển, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.1. Những hạn chế
Tuy đạt được một số kết quả tích cực, song chính sách tỷ giá cũng bộc lộ một
số hạn chế cần khắc phục, tiêu biểu như:
Thứ nhất, tỷ giá chưa phản ảnh đúng thực trạng cung – cầu ngoại tệ trong
nền kinh tế. Tuy chính sách tỷ giá đã ngày càng linh hoạt hơn. Tuy nhiên, diễn biến
tỷ giá vẫn chưa phản ánh đúng giá trị của tiền VND, lạm phát ở Việt Nam đang tăng
cao, cao hơn lạm phát ở Mỹ nhưng tỷ giá VND/USD lại không ở mức tương ứng.
VND theo đó được đánh giá khá cao so với sức mua của nó. Điều này làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng Việt Nam do giá hàng xuất tính bằng ngoại tệ trở nên đắt
hơn.
Thứ hai, việc áp dụng chính sách tỷ giá gắn duy nhất với USD khiến cho
đồng VND phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Tuy gắn tỷ giá với USD đã mang lại ổn định
trong một thời gian, khi đồng USD mất giá, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được
hưởng lợi từ sự biến động này, nhưng trường hợp USD khôi phục thì sẽ gây ra
những rủi ro khó tránh khỏi.
Thứ ba, cơ chế quản lý tỷ giá còn thụ động, kém nhạy bén. Tỷ giá thay đổi
chậm hơn so với lạm phát khiến cho có những thời điểm VND được đánh giá quá
cao. Chính sách tỷ giá cố định tỏ ra khá tốn kém và dẫn đến một số hậu quả xấu,
- 67 -
bên cạnh đó cũng hạn chế khả năng chính phủ thực thi các chính sách tiền tệ để theo
đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.
2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá chưa thống nhất được mục
tiêu cụ thể và dài hạn, do sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu kinh tế như: khuyến
khích xuất khẩu và ổn định tỷ giá, kiểm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế…
Hai là, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế. Do vậy, cần phải có thời gian để thích nghi và cải tiến các chính
sách, công cụ cũng như thay đổi các vấn đề còn tồn tại.
Ba là, thị trường ngoại hối Việt Nam còn phát triển chậm, doanh số nhỏ,
chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ.
- 68 -
CHƢƠNG 3.
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM NHẰM
GIẢM THÂM HỤT CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
I. Dự đoán cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong năm 2012
Tỷ giá hối đoái được NHNN xác định trong từng thời kỳ cụ thể phù hợp với
những hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên, có thể đưa ra một số trường hợp để dự báo
sự thay đổi của tỷ giá trong thời gian sắp tới.
Trƣờng hợp 1: Tỷ giá tăng lên 22.000 VND/USD
Đã có những dấu hiệu thành công bước đầu của Chính phủ trong việc ổn
định nền kinh tế và thị trường tài chính bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là sự khan hiếm nguồn đầu tư, khó khăn trong xoay vòng vốn
dẫn đến kinh tế phát triển chậm lại. Ngân hàng và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng
do vay vốn khó khăn và lãi suất tăng cao. Tuy vậy những chính sách thắt chặt này
sẽ vẫn được duy trì trong 6 tháng cuối năm 2011 bởi Ngân hàng nhà nước đặt mục
tiêu bình ổn kinh tế lên trên phát triển. Lạm phát ở mức 19,8% trong tháng 5/2011
và vẫn đang tăng lên khiến Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc làm giảm lạm
phát xuống mức mục tiêu đặt ra 15% và đồng thời giảm mục tiêu phát triển kinh tế
xuống 6% từ 7,5%.
Những sức ép của Chính phủ nhằm ổn định giá cả đang khiến ngân hàng và
doanh nghiệp phải chịu lãi suất vay tăng cao. Việc thắt chặt chính sách tài chính
đồng nghĩa với việc tăng cho vay nhưng số lượng những khoản cho vay cho các tập
đoàn lại giảm đi. Khi những chính sách tài chính quyết liệt làm giảm sự phát triển
kinh tế ngắn hạn, lạm phát thấp và sự ổn định của trữ lượng ngoại hối sẽ thu hút
nhiều FDI hơn.
Sự phát triển vốn thấp vẫn có thể duy trì sự phát triển kinh tế có lợi nếu vốn
được điều tời những ngành sản xuất như nông nghiệp và công nghiệp nhiều hơn so
với những ngành không sản xuất. Chính phủ cần phải xác định rõ, liệu có nên can
- 69 -
thiệp nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng hay nên để cho những doanh
nghiệp thiếu tính cạnh tranh phá sản hay cải tổ.
Theo IMF, sự tăng cường trữ lượng ngoại hối là một thước đo quan trọng về
VND. Dự trữ ngoại hối của VN đã tăng từ 0,9 tỷ USD trong tháng năm lên 13,5 tỷ
USD (giữa năm). Sự tăng giá của VND là một tín hiệu khả quan khi nhà nước có cơ
hội gia tăng trữ lượng ngoại hối. Trên hết, rủi ro lớn nhất cho cán cân tài chính của
VN là sự gia tăng của nhập siêu và một trữ lượng ngoại hối thấp.
Trong nỗ lực làm giảm lạm phát, chính sách tiền tệ đã được đưa ra nhằm gia
tăng sự cách biệt giữa lãi suất gửi VND và USD và những hạn chế áp dụng trong
mua bán vàng giảm động cơ tích trữ USD và vàng, giải tỏa áp lực mất giá của
VND.
Sự giảm giá VND trong vài năm qua cho thấy chủ định làm giảm nhập siêu,
nhưng cũng đồng thời là cách giải tỏa áp lực của thị trường khiến VND mất giá
thêm. Do những chính sách tài chính quyết liệt được áp dụng bởi Chính phủ trong
năm 2011 khiến cho tỷ giá có thể tạm ổn định. Tuy nhiên vẫn còn những rủi ro hiện
hữu như: lạm phát giá tiêu dùng gia tăng, nhập siêu tăng cao, trữ lượng ngoại hối
thấp, và cả những rủi ro của sai lầm trong những chính sách mới sẽ khiến cho tỷ giá
năm 2012 tăng lên.
Trƣờng hợp 2: Tỷ giá dao động nhỏ quoanh mức 20.500 VND/USD
Trong trường hợp chính phủ vẫn tiếp tục các chính sách thắt chặt tiền tệ một
cách cứng rắn và hạn chế tối đa những biến động tài chính kèm theo đó là mục tiêu
kiềm chế lạm phát thì việc giữ cho tỷ giá ổn định cũng rất cần thiết. Chính vì thế,
trong trường hợp này, tỷ giá sẽ vẫn được giữ ổn định hoặc biến động rất nhỏ
II. Xác định chính sách tỷ giá
Để có cơ sở để đưa ra những kiến nghị điều chỉnh tỷ giá có lợi cho cải thiện
cán cân thương mại, trước hết cần định hướng được mục tiêu chính mà các chính
sách tỷ giá hối đoái hướng đến. Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay
- 70 -
đổi mức giá tương đối của hàng hoá và dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng
tiền nước ngoài, nên tỷ giá sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu. Tuy
nhiên, do tỷ giá có tác động không chỉ đến xuất nhập khẩu mà nó có tác động đến
lạm phát và ổn định thị trường tài chính. Trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều
nguy cơ rủi ro cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động thương
mại giữa các quốc gia, chính phủ Việt Nam cần phải xác định được mục tiêu cụ thể
và phù hợp với điều kiện nền kinh tế nhỏ và đang phát triển, kiểm soát tỷ giá để
tránh những cú sốc từ bên ngoài, đảm bảo môi trường kinh tế ổn định và phát triển.
Luật NHNN mới (Luật số 46/2011/QH12) đã làm rõ hai nhiệm vụ trọng tâm:
Tập trung vào mục tiêu lạm phát là căn bản.
Đảm bảo tăng trưởng (việc làm) và sự ổn định của khu vực tài chính
sẽ vẫn là quan trọng.
Hai mục tiêu trên đã thể hiện rõ nỗ lực của Nhà nước trong việc kiềm chế
lạm phát đang tăng cao và bình ổn tài chính, an sinh xã hội, như vậy tất cả các chính
sách tỷ giá trước tiên phải đảm bảo hai mục tiêu trên, không tác động xấu đến các
mục tiêu chính đó, bên cạnh đó mới phục vụ cho các mục tiêu tiếp sau trong đó có
cải thiện thâm hụt thương mại như:
Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa,.
Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, ổn định giá cả
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Mục tiêu chính của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hay tăng khả năng
cạnh tranh hàng hóa cuối cùng cũng là để cải thiện cán cân thương mại và tăng
nguồn thu ngoại tệ.
III. Các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm thâm hụt cán cân
thƣơng mại của Việt nam năm 2012
- 71 -
1. Điều hành tỷ giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng
thời tạo ra một môi trƣờng tài chính ổn định
Tỷ giá hối trong quan hệ thương mại quốc tế được thể hiện trực tiếp qua giá
cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu như sử dụng tốt công cụ này một cách
thích hợp với lượng vừa đủ thì tỷ giá sẽ là một cách thức hiệu quả để tăng sức cạnh
tranh về giá cả hàng hóa. Thực tế cho thấy đã có nhiều nước kiên trì theo đuổi chính
sách tỷ giá để đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại những thành quả nhất định như Hàn
Quốc, Trung Quốc … Có thể kể ra một số chính sách liên quan đến tỷ giá nhằm
thúc đẩy xuất khẩu như sau:
Thứ nhất, phá giá đồng nội tệ với mức độ vừa phải giúp hàng xuất khẩu tăng
sức cạnh tranh về giá. Về lý thuyết, chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động
nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, hơn nữa còn phục vụ cho
mục tiêu chống lạm phát trong điều kiện lạm phát ở nước ta đang tăng cao. Tuy
nhiên, đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nhập khẩu các mặt
hàng máy móc, nguyên liệu, công nghệ và thiết bị cũng như vay mượn các nguồn
đầu tư từ nước ngoài là vô cùng quan trọng thì phá giá tiền tệ sẽ gây nên một gánh
nặng nợ nần lớn. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô
chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia công… các hàng
hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài rất lớn, chi phí
lao động trong nước thấp. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có
thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật
liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu
vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và
rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá
đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể
thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên.
Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi phá giá mạnh, phá giá cần phải kết
hợp mở rộng quy mô xuất khẩu kết hợp với việc nâng cao khả năng tự cung cấp các
nguyên liệu đầu vào, phát triển các loại hàng hóa thay thế để giảm chi phí nhập
- 72 -
khẩu. Ngoài ra, cần phải hạn chế những tác động tiêu cực khác của phá giá tiền tệ
bằng các biện pháp hỗ trợ như tăng cường hoạt động kiểm soát của Ngân hàng
Trung ương đối với giao dịch ngoại hối ở ngân hàng thương mại, cải tiến cơ chế
hình thành tỷ giá…
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thả nổi có kiểm soát nhưng tăng dần mức
độ tự điều tiết của thị trường,để chính sách tỷ giá có thể thúc đẩy xuất khẩu và phục
vụ các mục tiêu khác, cần thiết phải có một chính sách tỷ giá thích hợp và phản ánh
thực chất quy luật vận động cung cầu, thể hiện rõ các tín hiệu biến động của thị
trường thị trường, từ đó giúp các doanh nghiệp, cơ sở có thể dự đoán được thay đổi
không bất thường và tự điều chỉnh hoạt động của mình. Vì vậy hoàn thiện cơ chế tỷ
giá là yêu cầu cần sớm được thực hiện.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả các công cụ tỷ giá để điều chỉnh tỷ giá thích hợp.
Để nâng cao hiệu quả của các công cụ điều chỉnh tỷ, cần sử dụng linh hoạt và phối
hợp các công cụ như:
Nhóm công cụ trực tiếp: mua bán ngoại tệ, kết hối, hạn chế đối tượng
mua ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định
lãi suất trần với tiền gửi bừng ngoại tệ.
Nhóm công cụ gián tiếp: lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường
mở.
Nền thương mại, tài chính Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với thế
giới, vì vậy yêu cầu tăng dự trữ ngoại tế là vô cùng quan trọng và cần thiết, mà mục
tiêu là tăng dự trữ ngoại tệ lớn hơn tổng cắc khoản vay ngắn hạn để đảm bảo ổn
định tỷ giá và chống nhứng ảnh hưởng bất thường từ bên ngoài. Đối với Việt Nam,
thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, chính vì vậy để sử dụng lãi suất vào điều
tiết thị trường ngoại hối để hình thành tỷ giá phản ánh đúng các quy luật kinh tế,
cần phải sớm hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
- 73 -
2. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp
Về cơ bản có ba cơ chế tỷ giá bao gồm: tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi và tỳ giá
thả nổi có điều tiết. Việc chỉ sử dụng đơn nhất một trong ba công cụ tỷ giá cố định
và tỷ giá thả nổi hoàn toàn sẽ khiến các chính sách cứng nhắc và thiếu linh hoạt,
chính vì vậy cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết đang được nhiều quốc gia sử dụng và
tỏ ra khá hiệu quả. Thực tế cho thấy, NHNN đã đúng đắn khi lựa chọn cơ chế tỷ giá
thả nổi có điều tiết ở mức độ đơn giản là dựa vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng,
neo tỷ giá vào một đồng tiền cố định là USD, neo được điều chỉnh bằng biên độ
giao động trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, cơ chế thả nổi có điều tiết cũng được sử dụng theo hai chiều
hướng là xu hướng thả nổi nhiều hơn hoặc xu hướng điều tiết nhiều hơn. Đối với
điều kiện cụ thể ở Việt Nam, ngoài việc phải linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ chế
nghiêng về thả nổi hay cố định, thời biến động thực tế, thời điểm hiện tại rất thích
hợp để NHNN tăng mức độ thả nổi hơn nữa nhằm giúp cho tỷ giá vận hành ngày
càng sát theo thị trường. Hơn nữa, tăng mức độ thả nổi còn vì một số lý do sau:
Cố định tỷ giá cứng nhắc sẽ tăng nguy cơ khủng hoảng tiền tệ
Thả nổi giúp tỷ giá không bóp méo những tín hiệu từ thị trường.
Tăng khả năng tự phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.
3. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô
khác
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái đối với việc
cải thiện cán cân thương mại, cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác như chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ và các chính sách xuất nhập
khẩu. Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến cán cân thương mại, tuy nhiên nếu
việc thực hiện các chính sách tỷ giá một cách đơn lẻ và thiếu đồng bộ sẽ không
mang lại hiệu quả cao bới hoạt động xuất nhập khẩu còn chịu tác động của rất nhiều
các yếu tố. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thể chế và bối cảnh nền kinh tế hiện nay,
Ngân hàng Nhà nước dù muốn cũng không thể tự mình giải quyết bài toán tỷ giá.
- 74 -
Nguyên nhân không chỉ nằm ở giới hạn về thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước và
hiệu lực của chính sách tiền tệ, mà còn nằm ở chính cơ cấu của nền kinh tế. Vì vậy,
rất cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách tỷ giá và các chính sách
ngoại thương, cần sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa chính phủ và ngân hàng
nhà nước trong đó vai trò của NHNN là hết sức quan trọng.
IV. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp
1. Đối với chính phủ
Cần đầu tư cho những dự án quy mô lớn, tập trung khai thác những mặt hàng
có tiềm năng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu
những mặt hàng thô, chưa qua chế biến
Chủ động khai thác các thị trường xuất khẩu, mở rộng thêm các thị trường
mới, chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón những cơ hội mới mà những thỏa thuận hợp
tác thương mại mang lịa cho doanh nghiệp.
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ xuất khẩu như cảng biển, sân
bay, kho ngoại quan và các dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như thông tin liên lạc,
dịch vụ hậu cần,…
Cần có những biện pháp hỗ trợ, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước
đối với hàng hóa nước ngoài nhằm hạn chế nhập khẩu
Cần có những chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm ứng phó với những biến
động trên thị trường thế giới, đặc biệt là biến động ở những nước có kim ngạch
thương mại lớn với Việt Nam
2. Đối với NHNN
NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo rổ tiền tệ để đưa giá trị của
VND về đúng tỷ giá cân bằng, phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường
ngoại tệ. Cần tránh việc định giá quá cao làm giảm sức mạnh cạnh tranh thương mại
của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam dẫn đến gia tăng thâm hụt thương mại.
- 75 -
Trong ngắn hạn, NHNN cần đảm bảo được điều kiện lãi suất cân bằng.Muốn
như vậy cần phải phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng, đa dạng hóa các công
cụ của thị trường tài chính: trái phiếu NHNN, hỗi phiếu, kỳ phiếu… Trong dài hạn,
cần gắn chặt chính sách tỷ giá với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa. NHNN thay vì điều tiết trực tiếp như hiện nay nên chuyển sang điều
tiết gián tiếp can thiệp trên thị trường khi có biến động lớn.
Cần tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối thông qua việc quản lí chặt chẽ các
giao dịch ngọa tệ diễn ra trên thị trường.Về vấn đề này NHNN đang thực hiện khá
tốt với động thái gần đây nhất là việc thống đốc NHNN đã ban hành thông tư số
13/2011/TT-NHNN quy định việc mua bán ngoại tệ của Tập đoàn kinh tế và Tổng
công ty nhà nước.
NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào
một ngoại tệ là USD như trước đây. Điều đó sẽ giúp tránh được những rủi ro không
đáng có ảnh hưởng đên Việt Nam khi tỷ giá giữa những đồng tiền mạnh thay đổi.
NHNN cần tiếp tục tăng cường nghiên cứu để xây dựng các mô hình thống
kê tính toán nhằm dự báo tỷ giá trong ngắn hạn.Về vấn đề này có vẻ như NHNN
vẫn chưa thực hiện được một cách hiệu quả. Bằng chứng là việc Ngân hàng Nhà
nước có hẳn một Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ, nhưng chưa bao giờ thấy cơ quan
này công bố dự báo lãi suất, tỷ giá để sự điều chỉnh của hành vi thị trường có điểm
tựa. Ngược lại, một số tổ chức tài chính nước ngoài lại đều đặn dự báo tỷ giá của
Việt Nam. Chính vì thế việc tăng cường hiệu quả của hoạt động dự báo là hêt sức
quan trọng nhằm có phương hướng điều chỉnh hợp lí để tránh gây ra cú sốc cho thị
trường.
- 76 -
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và
định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại”, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Tỷ giá hối đoái là yếu tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, có ảnh
hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế, giá cả hàng hóa và cán cân thương
mại. Các công cụ và chính sách tỷ giá hối đoái nếu được sử dụng hữu
hiệu có thể đạt được nhiều mục tiêu kinh tế.
2. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cán cân thương mại Việt Nam liên tục thâm
hụt với mức độ ngày càng nhiều và có xu hướng ngày càng trầm trọng.
Trong đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị thâm hụt thương mại.
3. Tỷ giá hối đoái VND/USD liên tục tăng trong giai đoạn 2006 – 2010,
việc tăng tỷ giá đã có những tác động tích cực tới thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu, tuy nhiên vẫn không cải thiện được cán cân thương mại do giá
trị nhập khẩu cũng không ngừng tăng cao.
4. Kiểm định thành công điều kiện Marshall – Lerner cho thấy, phá giá tiền
tệ ở Việt Nam có tác động tích cực tới việc cải thiện cán cân thương mại.
5. Đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tỷ giá, chính sách
tỷ giá, đồng thời nêu lên các điều kiện đối với NHNN và Chính phủ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_8923.pdf