Tác giả văn học nước ngoài

NGƯỜI THỢ SĂN VÀ CON VƯỢN Một tình cảm thiêng liêng, tình cảm mẹ con được khắc họa hết sức thành công trong truyện. Cho tới hơi thở cuối cùng vượn mẹ vẫn nghĩ đến con của mình và lo cho con. Nhìn thấy cảnh như vậy bác thợ săn đã bẻ gãy cái nỏ của mình và thề không bao giờ đi săn nữa

ppt14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác giả văn học nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả văn học nước ngoài LÉP-TÔN-XTÔI (1828-1910) Gỉang viên:Hoàng Kim Oanh SV:Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp:CGT 1082 Nội dung chính Tác giả-tác phẩm Nội dung chính trong các sáng tác Thống kê các tác phẩm được dạy trong chương trình tiểu học Phân tích tác phẩm trong chương trình tiểu học I. TÁC GIẢ Lep Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch Tolstoi) - nhà văn lớn của nước Nga. Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula, cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam). Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu, ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. Lép Tônxtôi đã cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân Anh - Pháp trong chiến tranh Crưm (1853-1856). Về đời tư, Lép Tônxtôi gặp nhiều đau khổ Vào một đêm tuyết rơi đầy trời (10/1910). Tônxtôi đã 82 tuổi, bỏ nhà ra đi. Mười một ngày sau, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nhà ga xe lửa vì bệnh sưng phổi. Được tin ông mất, hàng vạn người từ Matxcơva và khắp nơi trên đất nước Nga xa xôi tìm đến tận ấp Iaxnaia Pôliana để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng *TÁC PHẨM Những người tháng Chạp (1861) Chiến tranh và Hòa bình (1864 - 1869) Anna Karênina (1877) Phục sinh (1899). Ngoài ra ông còn viết một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ... biểu lộ tư tưởng phản kháng của ông. II.NỘI DUNG CHÍNH TRONG CÁC SÁNG TÁC Để sáng tác bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, Tônxtôi tìm về những vùng đất từng in dấu cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của quân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napôlêông I. Bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ này (gồm 4 tập, được viết từ 1864-1869) đã tái hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu ngoan cường và chiến thắng hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX chống lại cuộc xâm lược quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napôlêông và đã khẳng định một chân lý: nhân dân là lực lượng quyết định lịch sử. Trong tác phẩm Anna Karênina (1877) nhà văn đã tỏ ra có khả năng phân tích tâm lý tuyệt vời và đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân. Tônxtôi còn phơi bày cái xấu của nhà thờ Chính thống giáo Nga tham gia tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đọa nhân dân trong vòng tăm tối, nghèo khổ và bất hạnh trong tác phẩm Phục sinh (1899). Và thế là toàn bộ hệ thống sự thật lịch sử của dân tộc Nga cũng như của kẻ thù xâm lược Napôlêông được thể hiện qua hai ngàn trang của bộ tiểu thuyết anh hùng ca vĩ đại nhất trong nền tiểu thuyết truyền thống của thế giới từ xưa đến nay, mà trong đó nhân dân Nga là nhân vật trung tâm. *Nghệ thuật: "Tôi là nhà nghệ sĩ và cả cuộc đời tôi trôi qua là đi tìm cái đẹp". Tuyên ngôn nghệ thuật ấy đã trở thành điều tâm niệm suốt 60 năm sáng tác của L. Tônxtôi . Nghệ thuật biểu hiện được cái đang vận động trong bản chất con người... Con người như những dòng sông. Bởi chính ông từng khẳng định: "Mục đích chính của nghệ thuật … là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn, mà không bao giờ có thể nói bằng những lời giản đơn... Và nhà văn cho rằng "cần có cặp mắt đại bàng" để nhìn rõ các hiện tượng, các quan hệ giằng xé chen lấn nhau là "ánh sáng" và bóng tối, là cái hài, cái bi, cái xáo động, cái khủng khiếp..." nhằm tạo nên một bức tranh vừa cụ thể, vừa phong phú, và hoàn chỉnh và nhất quán của thế giới khách quan. Tác phẩm trong chương trình tiểu học III. Phân tích một số tác phẩm NÓI DỐI HẠI THÂN: Dạy cho trẻ biết nói dối rất có hại, không nên nói dối để hại ai, nhiều khi chính mình sẽ gặp rắc rối LỪA VÀ NGỰA Dạy cho trẻ phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh mình qua bài học về con ngựa không chịu giúp đỡ con lừa để con lừa vác nặng một mìng đến chết vì mệt, sau khi lừa chết ngựa phải chở hết đồ lúc này hối hận cũng đã muộn NGƯỜI THỢ SĂN VÀ CON VƯỢN Một tình cảm thiêng liêng, tình cảm mẹ con được khắc họa hết sức thành công trong truyện. Cho tới hơi thở cuối cùng vượn mẹ vẫn nghĩ đến con của mình và lo cho con. Nhìn thấy cảnh như vậy bác thợ săn đã bẻ gãy cái nỏ của mình và thề không bao giờ đi săn nữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttac_gia_van_hoc_nuoc_ngoai_5679.ppt
Luận văn liên quan