LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp định TRIPs là một văn bản quan trọng để làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia về Sở hữu trí tuệ. Việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam về quyền Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định TRIPs là điều kiện bắt buộc để Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Quyền tác giả cũng như những quy định xung quanh quyền này trở nên rất bức thiết. Vậy, Tác phẩm phái sinh là gì? Nó có liên quan gì đến Quyền tác giả? có những quyền và nghĩa vụ nào cho việc khai thác tác phẩm phái sinh?
Đó cũng chính là nội dung của đề tài: “Tác phẩm phái sinh”
Bố cục tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Sơ lược về Quyền tác giả
Chương 2 : Tác phẩm phái sinh
Chương 3 : Thực trạng áp dụng quyền tác giả với việc “Tác phẩm phái sinh”
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác phẩm phái sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp định TRIPs là một văn bản quan trọng để làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia về Sở hữu trí tuệ. Việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam về quyền Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định TRIPs là điều kiện bắt buộc để Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Quyền tác giả cũng như những quy định xung quanh quyền này trở nên rất bức thiết. Vậy, Tác phẩm phái sinh là gì? Nó có liên quan gì đến Quyền tác giả? có những quyền và nghĩa vụ nào cho việc khai thác tác phẩm phái sinh?
Đó cũng chính là nội dung của đề tài: “Tác phẩm phái sinh”
Bố cục tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Sơ lược về Quyền tác giả
Chương 2 : Tác phẩm phái sinh
Chương 3 : Thực trạng áp dụng quyền tác giả với việc “Tác phẩm phái sinh”
CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật cũng đã được ban hành kịp thời bao gồm 06 Nghị định của Chính phủ, 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư cùng 04 Quyết định của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Về cơ bản, đã kế thừa được các giá trị của các văn bản pháp luật được thể nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, gồm người sáng tạo, nhà sử dụng, công chúng hưởng thụ, bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia, góp phần quan trọng kết thúc quá trình đàm phán để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong hơn hai năm thi hành. Có trên 100 hội nghị, lớp tập huấn, hội thảo đã được tổ chức cho các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, từ giới sáng tạo đến nhà sử dụng, các cơ quan quản lý và thực thi với trên 10.000 lượt người tham dự. Nhận thức của công chúng, đặc biệt là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được nâng lên thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật.Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn ra đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ từ quyền tác giả, quyền liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Nạn sao chép tác phẩm, vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Hầu hết các bản ghi âm, ghi hình, chương trình máy tính có giá trị bị sao chép lậu, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng bị làm giả, làm nhái. Môi trường kỹ thuật số nói chung, mạng thông tin điện tử nói riêng đã được khai thác với động cơ vụ lợi, xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Một số vụ việc đã được các tổ chức quốc tế, các quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các cơ quan nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý. Tình trạng vi phạm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Năng lực, kinh nghiệm và hệ thống thực thi pháp luật có nhiều hạn chế, bất cập. Pháp Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn những quy định chưa phù hợp trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền, một số điều khoản chưa tương thích với pháp luật quốc tế.
Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cần thiết phải thể chế hóa Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11, đồng thời sửa đổi một số điều khoản khác hiện đang chưa tương thích với luật pháp quốc tế, một số điều khoản chưa phù hợp gây khó khăn cho hoạt động thực thi, cũng như những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc sửa đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập, khắc phục các tồn tại bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi đồng thời sẽ góp phần quan trọng phát huy năng lực sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả thực thi, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Đó là những nguyên nhân được nhắc tới tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII ngày 19 tháng 6 năm 2009. Tại kỳ họp này Quốc hội đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước đã có Lệnh số 12/2009/L - CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.
Trong Điều 4 của Luật Sở hữu trí truệ sô 50/2005/QH11 có giải thích rõ từ ngữ như:
Quyền sở hữu trí tuệ: là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cấy trồng.
Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Tác phẩm phái sinh : là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Quyền tác giả Điều 18, Mục I, Chương I, Phần thứ hai, Luật SHTT 2005
Quyền tác giả là quyền mà pháp luật ban cho người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính).
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tác phẩm, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phải là sản phẩm của “lao động trí tuệ” của tác giả mà không đơn thuần chỉ là sự sao chép từ các nguồn đã biết.
Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.
Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả.
Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.
Với đa số các loại hình tác phẩm, các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
Quyền tài sản Điều 20, Mục I, Chương I, Phần thứ hai, Luật SHTT 2005
Quyền tài sản bao gồm các quyền:
Làm tác phẩm phái sinh
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
Sao chép tác phẩm
Phân phối và nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
CHƯƠNG II: TÁC PHẨM PHÁI SINH
Tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn Khoản 8, Điều 4, Luật SHTT 2005
.
Dịch thuật có nghĩa là thể hiện một tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc. Ngôn ngữ ở đây là để chỉ các từ ngữ được dùng cho việc giao tiếp giữa con người, cho nên không bao gồm ngôn ngữ máy tính. Tương tự, việc chuyển đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ của một địa phương sang một dạng phổ thông của cùng ngôn ngữ hoặc sang hệ thống mã hóa, hệ thống chữ nổi…không được coi là dịch thuật, mà sẽ được coi là một hình thức của sao chép. Nói cách khác, quyền dịch thuật nói chung có nghĩa là quyền dịch tác phẩm gốc sang một ngôn ngữ nước ngoài.
Cải biên có nghĩa là việc tạo ra một tác phẩm âm nhạc bằng việc thêm những yếu tố sáng tạo mới vào tác phẩm âm nhạc sẵn có.
Phóng tác có nghĩa là thay đổi hình thức thể hiện
Chuyển thể có nghĩa là việc dùng tác phẩm gốc và thay đổi hình thức thể hiện bằng việc chuyển tác phẩm đó thành một vở kịch hay một bộ phim mà không thay đổi cốt truyện hoặc chủ đề. Hình thức chuyển thể bao gồm cả việc chuyển thể một tác phẩm thành phim truyền hình. Việc nâng cấp các chương trình máy tính…cũng được coi là chuyển thể.
Mâu thuẫn thường xảy ra xung quanh quyền chuyển thể bởi vì rất khó để xác định một tác phẩm là thực sự được chuyển thể, theo đó hình thức thể hiện tác phẩm (hình thức bên ngoài) được thay đổi trong khi ý chính (hình thức bên trong) của tác phẩm không thay đổi, hay đó chỉ là việc khai thác ý tưởng. Thậm chí một số người đã tranh luận rằng việc chuyển thể có nghĩa là khai thác ý tưởng. Như đã trình bày ban đầu, các ý tưởng không được bảo hộ bằng quyền tác giả. Nhưng vì quyền chuyển thể được bảo hộ như một yếu tố của quyền tác giả nên đã làm phát sinh mâu thuẫn này. Nói chung, những trường hợp mà chỉ hình thức thể hiện ban đầu là thay đổi trong khi câu chuyện và các nét tính cách của nhân vật không thay đổi hiển nhiên được coi là chuyển thể.
Các quyền khai thác tác phẩm phái sinh
Như đã giải thích ở trên; tác phẩm phái sinh là một tác phẩm mới được tạo ra từ việc dịch thuật, cải biên, phóng tác hay chuyển thể. Mặc dù quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh này thuộc về người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể, nhưng tác giả của tác phẩm gốc cũng có quyền giống như quyền của người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thuê. Ví dụ, một người muốn ghi ra đĩa video một bộ phim hoạt hình phỏng theo một truyện tranh nhằm mục đích thương mại, thì người đó phải xin phép cả chủ sở hữu quyền tác giả đối với phim hoạt hình và chủ sở hữu quyền tác giả của truyện tranh gốc. Nếu chỉ có một trong hai chủ sở hữu đó đồng ý thì vẫn là chưa đủ mà việc đó phải được tất cả các chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.
Quyền khai thác các tác phẩm phái sinh và việc sử dụng thứ cấp đối với các tác phẩm đã được công bố
Quyền khai thác tác phẩm phái sinh là một loại của tập hợp quyền thuộc luật quyền tác giả và quyền đó chỉ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Mặt khác, mặc dù không phải là thuật ngữ pháp lý trong luật quyền tác giả, thuật ngữ quyền thứ cấp dựa trên việc sử dụng thứ cấp một ấn phẩm, và nó được sử dụng rộng rãi trong nghành xuất bản của mỗi nước để nói về các hình thức khai thác khác với việc xuất bản một ấn phẩm được sáng tạo ra từ tác phẩm gốc. Trong các hợp đồng xuất bản, các tác giả và nhà xuất bản phải có những thoả thuận khác nhau liên quan đến các quyền thứ cấp này.
Những người phổ biến tác phẩm như những nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng và truyền hình cáp cũng như những người biểu diễn, chẳng hạn như các nghệ sĩ và nhạc sĩ cũng có các quyền này. Hiểu theo nghĩa rộng, các quyền này cũng nằm trong khái niệm quyền tác giả, nhưng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, quyền này được bảo hộ dưới một tên gọi riêng trong luật quyền tác giả, được gọi là “các quyền liên quan” để tránh nhầm lẫn với các quyền của tác giả (quyền tác giả).
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VỚI VIỆC “LÀM TÁC PHẨM PHÁI SINH”
Mặt tích cực
Một tác phẩm phái sinh theo luật bản quyền, là một sự sáng tạo những thành tố lớn, đủ để được bảo hộ bản quyền từ một tác phẩm nguyên thủy đã có. Và trong lĩnh vực hội họa thì tác phẩm Mona Lisa của Leonardo da Vinci nguyên bản có khổ 77 x 53 cm được trưng bày ở Bảo tang Louvre, Pari, Pháp
đã được rất nhiều tác giả sử dụng làm chất liệu nghệ thuật để tạo ra những tác phẩm phái sinh như thêm râu, thêm vú, bịt mũi, thậm chí vẽ béo phì, vẽ áo lót…Trên thế giới, tác phẩm phái sinh của Marcel Duchamp dựa trên bức Mona Lisa (La Joconda) còn được biết đến với tên gọi Nàng Mona Lisa với bộ ria (L.H.O.O.Q). Thường được những giáo sư luật sử dụng để minh họa cho khái niệm luật pháp của tác phẩm phái sinh. Tại Việt Nam, ngày 09/01/2009 tại triển lãm Cập nhật (Update), họa sĩ Nguyễn Quang Vinh đã trưng bày 17 tác phẩm bằng chất liệu tổng hợp được coi như là tác phẩm Mona Lisa phái sinh lần đầu tiên của Việt Nam. Các tác phẩm này như là một cuộc giải mã và phát triển tiếp vẻ đẹp bí ẩn của một kiệt tác nghệ thuật thời Phục Hưng, nhằm tạo nên những ngữ nghĩa mới. Theo tác giả thì ở Mona Lisa có cái gì đó có thể gắn kết vào hoàn cảnh của đời sống đương đại, nói được một phần câu chuyện của cuộc sống hiện nay. Chính vì thế, tác phẩm nguyên bản có khổ 77 x 53 cm, nhưng tác giả chỉ lấy riêng khuôn mặt của bà để đưa vào các tác phẩm có khổ trên 100cm2 của mình. Và ông cho rằng, sau 5-6 thế kỷ nhìn lại, ông có thể “hiệu chỉnh” để ánh mắt ấy nhìn vào đời sống hiện tại, nhìn vào địa phương, nhìn vào hoàn cảnh sống của riêng mình.
2. Mặt tiêu cực
Tại Việt Nam, hàng loạt vụ việc theo kiểu chôm tác quyền đã được báo chí đăng tải, dư luận quan tâm – không phải vì là chuyện lạ, chuyện mới ở Việt Nam. Chẳng hạn như kịch bản “Lá sầu riêng” của nghệ sĩ Kim Cương được chuyển thành vở cải lương cùng tên, hay mới đây tại công ty FPT đã xuất bản cuốn sách “FPT – Sử ký 20 năm” với hàng loạt “tác phẩm” được chế biến lại từ nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, thậm chí chế biến lại cả bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch, chính là dấu hiệu cho thấy họ đã vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Lý do là vì trước đây chưa có những văn bản pháp luật quy định về việc này. Luật sở hữu mới ra đời được vài năm, và vì “chúng ta còn đang lúng túng, chưa được trang bị về sở hữu trí tuệ một cách có hệ thống” Phát biểu của ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả Việt Nam tại hội thảo “Quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan”
, nên người ta vẫn cứ vô tư “sài chùa”, sử dụng thoải mái, “miễn phí”…sự sáng tạo của người khác như một thói quen mà không ý thức được rằng mình đã vi phạm Luật bản quyền.
3. Giải pháp để Quyền tác giả được thực thi hiệu quả
Công tác quản lý chưa hiệu quả và chế tài xử phạt nhẹ là các nguyên nhân khiến nạn làm tác phẩm phái sinh vẫn hoành hành. Việc xử lý vi phạm quyền tác giả làm tác phẩm phái sinh phải nhằm tới tất cả các đối tượng mới có thể đẩy được ý tưởng làm tác phẩm phái sinh một cách ngẫu hứng, tự do. Và cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với làm tác phẩm phái sinh nói riêng phải có tính răn đe hơn. Tại các nước trên thế giới, chế tài xử lý các vi phạm kiểu này thường rất nghiêm khắc, những kẻ xâm hại quyền tác giả có thể bị xử lý hình sự.
Để xây dựng môi trường lành mạnh cho hoạt động “làm tác phẩm phái sinh” tại Việt Nam, ngoài việc đấu tranh chống xâm phạm chủ thể quyền còn phải cải thiện ý thức và thái độ ứng xử của người dân, người khai thác tác phẩm đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, các loại hình tác phẩm đều có thể tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Qua internet và các công nghệ khác của "thời đại số", người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Vì vậy, công nghệ này cũng tạo cơ hội cho việc phát sinh các hình thức khai thác và sử dụng bất hợp pháp mới, ví dụ đăng tải tác phẩm qua internet mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền. Đây cũng là các thách thức mới trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và còn cho rằng đó là việc của Nhà nước. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàng ngày vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bị vi phạm. Đây thực sự là một khó khăn cho Việt Nam khi phải thực hiện các cam kết đối với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên của mình phải xây dựng một hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
Trong quá trình thực hiện đề tài, với kiến thức chuyên ngành còn chưa sâu và sự hạn chế về tài liệu tham khảo, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, cũng như sự không nhất quán trong những quan điểm trái chiều nhau, tác giả cũng hy vọng rằng đã cung cấp cho các bạn một cách nhìn sơ lược và tổng quan nhất về việc “làm tác phẩm phái sinh”
Thiết nghĩ, bản thân mỗi công dân trẻ hãy tự trang bị cho mình thật vững những kiến thức sơ khởi khi chúng ta đồng hành cùng đất nước bước vào kỷ nguyên Toàn cầu hoá sâu rộng.
Qua đó, tác giả nhận thức được tầm quan trọng của các đề tài môn Sở hữu trí tuệ trong Thương mại Quốc tế mang lại cho mỗi học viên chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, một lần nữa, tác giả đề tài xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS, TS Vũ Chí Lộc đã hướng dẫn trong môn học này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác phẩm phái sinh.doc