Đây là một dự án OD nhỏ mà Tôi – xuất phát từ một nhân viên đang công tác tại
đơn vị PVOIL, với mong muốn đóng góp những kiến thức của mình trong quá trình
nghiên cứu và học tập của môn học OD cho sự phát triển của đơn vị mình đang trong
quá trình thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhằm đem lại những kết quả tốt và phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái cấu trúc doanh nghiệp tại tổng công ty dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
.......................
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM
GVHD
SVTH
LỚP
MSSV
: TS. TRƯƠNG THỊ LAN ANH
: NGUYỄN ANH TUẤN
: ĐÊM 2 – K22 – NHÓM 6
: 770122168
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁI CẤU TRÚC .............................................. 1
1. Tái cấu trúc là gì? .......................................................................................... 1
2. Tại sao phải tái cấu trúc? ............................................................................... 1
3. Khi nào nên tái cấu trúc? ............................................................................... 4
3.1 Khi doanh nghiệp càng lớn về quy mô con người, thị trường, về lượng vốn
sử dụng và hình thức huy động. .......................................................................... 4
3.2 Khi các doanh nghiệp đang đối mặt và chịu đựng các suy giảm về tài chính.
4
4. Tái cấu trúc nhân sự phù hợp với CLKD ...................................................... 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI PV OIL 6
1. Giới thiệu sơ lược về PV OIL........................................................................ 6
2. Cơ cấu tổ chức, quản lý: ................................................................................ 6
2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại PV OIL:.......................................................... 6
2.2 Sơ đồ tổ chức và danh sách các công ty con, công ty liên kết ................... 7
3. Ưu, nhược điểm của mô hình tổ chức quản lý kinh doanh: .......................... 1
3.1 Ưu điểm: ..................................................................................................... 1
3.2 Nhược điểm: ............................................................................................... 2
3.3 Ảnh hưởng của nhược điểm đến hoạt động sản xuất kinh doanh: ............. 2
4. Đánh giá khả năng cạnh tranh (so với các doanh nghiệp trong ngành, ngoài
ngành cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh): ...................................................... 2
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC TÁI CẤU TRÚC TẠI PVOIL ......................................... 4
1. MỤC TIÊU THỰC HIỆN TÁI CẤU TRÚC ................................................ 4
1.1 Mục tiêu tổng quát...................................................................................... 4
1.2 Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................... 4
2. CÔNG TÁC TÁI CẤU TRÚC TẠI PV OIL: ............................................... 4
2.1 Tái cấu trúc thu gọn đầu mối, thống nhất hệ thống kinh doanh xăng dầu . 4
3. KIẾN NGHỊ: ................................................................................................ 10
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 12
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 1 of 21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁI CẤU TRÚC
1. Tái cấu trúc là gì?
“Tái cấu trúc” - Từ này bắt nguồn từ hai khái niệm thường gặp trong tư vấn quản
lý tại các nước phát triển, nơi nghề này rất “đắt khách”. Khi nó thành một nghề riêng và
ăn khách, người ta sẽ nghĩ ra nhiều khái niệm mới lạ để câu khách. Tuy nhiên, khái niệm
nguyên gốc của nó là (1)“Business Process Re-engineering” (BPR) hoặc
(2)“Restructuring”.
Song, từ đầu tiên dịch sát nghĩa là “Xây dựng lại cách thức, mô hình kinh doanh”.
Khái niệm thứ hai, có thể dịch sát nghĩa là “Tái cấu trúc”.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhưng
hiểu theo một cách thông thường nhất thì tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được định
nghĩa theo một vài cách dưới đây:
Thứ nhất: Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp, bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng ban chức
năng với những tên gọi mới. Tái cấu trúc còn quan tâm đến tính hệ thống và chuyên
nghiệp trong phương thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc.
Thứ hai: Mỗi doanh nghiệp, kể từ khi ra đời đều phải trải qua những giai đoạn
phát triển khác nhau, giống như vòng tuần hoàn "sinh, lão, bệnh, tử". Ở mỗi giai đoạn
phát triển sẽ có những mâu thuẫn nội tại mà nếu không giải quyết được thì doanh nghiệp
vẫn cứ ở mãi quy mô ấy và có thể tàn lụi. Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là tìm ra và
giải quyết những mâu thuẫn nội tại ấy để doanh nghiệp có thể phát triển lên một nấc
thang mới.
Quá trình tái cấu trúc DN bao gồm: Tái cơ cấu tổ chức và quản lý, tái cơ cấu tài
sản, sản phẩm, thị trường, lao động…Quá trình này sẽ có rất nhiều thay đổi vì vậy cần
đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động những kiến thức cần thiết để có khả năng thích
ứng với mô hình mới, vấn đề mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.
Việc tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách
công tác quản lý, tái cấu trúc lại quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình,
cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tại sao phải tái cấu trúc?
Thứ nhất: Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một mốc quan trọng đối với sự phát
triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước các cơ hội và thách thức mới, các
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 2 of 21
doanh nghiệp không ngừng xây dựng những định hướng có tính chiến lược nhằm chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng bị động, từ đó tạo đà cho việc
hội nhập vươn ra thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một
trong những định hướng có tính chiến lược được tính đến đó là quá trình tái cấu trúc
doanh nghiệp.
Thứ hai: Thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng
về kinh tế. Trong tình hình như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đang cố gắng
tìm mọi cách để đưa doanh nghiệp mình không chỉ đáp ứng được những yêu cầu khi tham
gia WTO mà còn phải vượt qua thời kỳ khó khăn này. Khuynh hướng tinh giản nhân
viên, giảm chi phí, các dự án “Tái cấu trúc” lại càng rộ lên như “nấm sau mưa”. Tái cấu
trúc được coi là biện pháp lâu dài và định hướng có tính chiến lược cho các DNVN.
Thứ ba: Vấn đề đặt ra là các DNVN thường chưa có một quy trình kinh doanh rõ
ràng, đáp ứng một mục tiêu cụ thể, phù hợp với định hướng ban đầu của chủ DN.
Điểm mấu chốt là quy trình kinh doanh phải mô tả được chi tiết luồng công việc.
Mỗi công đoạn, công việc phải được xác định rõ: Ai (bộ phận nào) làm? Làm như thế
nào? Khi nào làm? Đầu vào cần gì? Đầu ra là gì? Báo cáo kết quả cho ai? Ai là người
giám sát điều khiển?
Nhờ quy trình KD rõ ràng mà hiệu quả được tăng lên. Nhưng cũng chính vì cần
chi tiết, rõ ràng và nhiều thứ ràng buộc cứng nhắc theo nó nên mới cần tái cấu trúc và làm
lại. Bởi những nguyên nhân sau:
Những yếu tố tác động lên DN bao gồm: Chính sách của nhà nước – Thị trường
vốn – Thị trường cung cầu – Và thậm chí cả yêu cầu của các cổ đông luôn thay
đổi.
Công nghệ luôn thay đổi rất nhanh, trong đó có cả CNTT, dẫn tới nhiều việc trước
tưởng như không làm được, nay hoàn toàn có thể thực hiện được nhiều khi đối thủ
cạnh tranh đã đưa vào ứng dụng. Muốn tồn tại thì phải thay đổi!
Nhiều quy trình, công đoạn, mới làm tưởng vậy là tối ưu, làm rồi mới biết là có
thể làm tốt hơn nữa, nên phải thay đổi.
Nhiều sản phẩm không thể cạnh tranh nổi, hoặc cần dồn vốn vào một hướng nhất
định nên phải thay đổi.
Trong quá trình KD trên đà thắng lợi, mở thêm hướng KD mới, hoặc sát nhập một
công ty khác vào để kế thừa sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hiện có của họ cũng là
một cách thay đổi.
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 3 of 21
Những thay đổi gắn với ý hai và ba thường được gọi là “Tái thiết lập”, thay đổi gắn với ý
bốn và năm thường được gọi là “Tái cấu trúc”.
Thứ tư: Biểu hiện rõ nhất là tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp
trở nên xấu đi. Các suy giảm về tài chính thường là hiện tượng (triệu chứng) do hàng loạt
các vấn đề về quản lý hay điều hành có liên quan.
Thiếu hụt các động thái chiến lược và kế hoạch: nếu chiến lược không được hoạch
định và quản lý đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh tương
lai của một doanh nghiệp.
Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp làm việc không hiệu quả: tính cách, hiểu biết, kinh
nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng.
Chính sự linh hoạt, quyết đoán, dám đương đầu và chấp nhận rủi ro sẽ giúp cho
doanh nghiệp có những bước đột phá trong quá trình phát triển của mình. Ngược
lại, những người ngại thay đổi, sợ rủi ro sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh
nghiệp.
Cơ cấu tài chính chưa phù hợp và thiếu các kiểm soát tài chính: là lý do mà nhiều
doanh nghiệp hiện nay cần tái cơ cấu nguồn tài chính để đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động một cách tốt nhất.
Quản trị nguồn nhân sự yếu, kém: con người là một yếu tố có tính chất quyết định
tới sự thành công của doanh nghiệp. Nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề nhân sự
thì cần phải được điều chỉnh kịp thời và phải có định hướng dài.
Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý.: cơ
cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng các
thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho hoạt động phối
hợp giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn.
Thứ năm: Khuynh hướng “Tái cấu trúc” trong các DN ở nước ta gần đây rất được
quan tâm và tăng lên mạnh mẽ, với nhiều lý do khác nhau như:
- Cần chuyển từ công ty gia đình thành công ty đại chúng, DN quốc doanh cần cổ
phần hóa, từ công ty chuyển thành tập đoàn, công ty cần tái cơ cấu tài sản để lên sàn
chứng khoán…
- Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, - “Tái cấu trúc” để:
Tạo giá trị mới cho DN, làm cho DN hấp dẫn các nhà đầu tư, KD có hiệu quả hơn, các
báo cáo chính xác hơn…
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 4 of 21
3. Khi nào nên tái cấu trúc?
Xác định đúng thời điểm tái cơ cấu, tránh quá sớm hoặc quá muộn là yếu tố quan
trọng đối với DN trong bất kỳ tình huống nào.. Thời điểm thích hợp nhất để tái cơ cấu là
lúc doanh nghiệp đang thành công nhất, hoặc ngược lại, lúc ở điểm đáy của quá trình suy
thoái
3.1 Khi doanh nghiệp càng lớn về quy mô con người, thị trường, về lượng vốn sử
dụng và hình thức huy động.
Khi đó công tác quản lý, điều hành càng trở nên phức tạp. Doanh nghiệp cần phải
cải tiến và thay đổi các công cụ quản lý, từ đó, tạo ra các bước đột phá về chiến lược, tài
chính và con người. Khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của việc tái cơ cấu và phổ biến những quan điểm đó tới các thành viên trong công
ty. Việc tái cơ cấu phải được kiên quyết tiến hành ngay khi tổ chức đã hội tụ đầy đủ các
điều kiện cần thiết.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tái cấu trúc chính là một trong
những định hướng có tính chiến lược của các doanh nghiệp đã tăng trưởng nhanh nhằm
chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo đà cho việc hội nhập vươn ra thế
giới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
3.2 Khi các doanh nghiệp đang đối mặt và chịu đựng các suy giảm về tài chính.
Khi đang đối mặt và chịu đựng các suy giảm về tài chính, tái cơ cấu có thể coi là
biện pháp lâu dài và là định hướng có tính chiến lược cho doanh nghiệp. Nó không chỉ
khắc phục được lối làm việc kiểu sai đâu sửa đấy, "rách" đâu "vá" đấy mà còn giúp doanh
nghiệp ngăn chặn nguy cơ tụt hậu trong thời kỳ hội nhập.
Dưới đây là một số dấu hiệu có tính tăng/giảm cho thấy “Sức khỏe” của một
doanh nghiệp đang bị suy giảm.
Giảm Tăng
Thị phần Giá thành
Doanh thu Dự phòng các khoản phải thu
Lợi nhuận biên tế/lãi gộp Áp lực từ phía các nhà cung cấp/ chủ nợ
Giá bán Công nợ
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 5 of 21
Tính thanh khoản của tài sản Vòng quay các nhân sự chủ chốt
Sự thỏa mãn của nhân viên Trường hợp không tuân thủ/vi phạm
Việt Nam hiện đang trải qua một thời kỳ khó khăn do tác động của khủng hoảng
kinh tế. Các công ty Việt Nam trong vòng 12 tháng tới sẽ phải đối mặt với những vấn đề:
hạn chế tiếp cận đối với vốn do thị trường chứng khoán suy yếu và các yếu kém trong hệ
thống ngân hàng do cho vay quá nhiều trước đây; giảm luồng tiền mặt và giảm lợi nhuận;
và việc đa dạng hoá vào các lĩnh vực không chính yếu cho kết quả kém. Tái cơ cấu tổ
chức để tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong tất cả các bộ phận trong đó có chiến
lược và kế hoạch, tài chính, tiếp thị và nghiệp vụ là một trong những giải pháp cấp bách.
4. Tái cấu trúc nhân sự phù hợp với CLKD
Tái cấu trúc nguồn nhân lực là cách thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của doanh
nghiệp bằng các hoạt động như: tuyển dụng, sa thải, đào tạo, điều chuyển… để phù hợp
với mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi trong tương lai. Tái cấu trúc nhắm tới một
kết quả cao hơn trong việc sử dụng và khai thác nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 6 of 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI PV OIL
1. Giới thiệu sơ lược về PV OIL
Tên gọi: TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM – CÔNG TY TNHH MTV
Tên viết tắt: PV OIL
Trụ sở chính: Lầu 14 - 17, Tòa nhà PetroVietnam, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến
Nghé, Quận 1, TP.HCM
Vốn điều lệ: 10.884.251.000.000 VND
Ngành nghề kinh doanh:
Xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô ở trong và ngoài nước;
Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu ở trong và ngoài nước;
Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư và dịch vụ thương mại;
Sản xuất, chế biến các sản phẩm dầu mỏ;
Xây dựng các hệ thống cảng tiếp nhận, tồn chứa, vận chuyển phân phối và
kinh doanh sản phẩm dầu;
Tổ chức liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước chế biến và
kinh doanh sản phẩm dầu;
Xuất nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, hoá chất, vật tư,
thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản phẩm
dầu;
Kinh doanh vật tư thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến sản phẩm dầu
và các hàng tiêu dùng khác;
Đầu tư tài chính;
Dịch vụ cho thuê bồn, bể chứa xăng dầu và kho bãi;
Mua bán phân bón, các sản phẩm hóa dầu.
2. Cơ cấu tổ chức, quản lý:
2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại PV OIL:
PV OIL quản lý theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con và các Công ty liên
kết, cụ thể như sau:
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
Trang 7 of 21
Công ty mẹ:
Văn phòng Tổng Công ty, các ban Quản lý dự án;
03 Xí nghiệp tổng kho đầu mối: Đình Vũ, Nhà Bè, Miền Đông;
04 Chi nhánh: Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu (phục vụ xuất khẩu dầu thô); chi
nhánh Hà Tĩnh và chi nhánh Thừa Thiên Huế (phục vụ tái xuất sang Lào), chi
nhánh Quảng Ngãi (quản lý vận hành kho Quảng Ngãi và 2 kho thuê Chân
Mây và Liên Chiểu).
Các công ty con (>50%): Có 31 công ty: 02 Công ty TNHH 1 TV tại nước ngoài,
29 Công ty cổ phần trong đó:
26 công ty kinh doanh xăng dầu và dịch vụ;
01 công ty sản xuất và chế biến condensate;
01 công ty sản xuất và kinh doanh dầu nhờn;
01 công ty vận tải xăng dầu
Các công ty liên kết (<50% vốn): Có 19 công ty trong đó:
06 công ty kinh doanh xăng dầu và dịch vụ;
03 công ty nhiên liệu sinh học;
09 công ty hoạt động đầu tư và kinh doanh khác;
01 công ty chưa thực hiện góp vốn.
2.2 Sơ đồ tổ chức và danh sách các công ty con, công ty liên kết
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN
KẾ HOẠCH
BAN
PHÁP CHẾ
VĂN PHÒNG
TỔNG CÔNG TY
BAN
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
BAN
TÔ CHỨC
NHÂN SỰ
BAN
ĐẦU TƯ - XÂY
DỰNG
KIỂM SOÁT VIÊN
BAN
PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI
BÁN LẺ
BAN
CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
BAN
DẦU THÔ
BAN
SẢN PHẨM DẦU
BAN
KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ DẦU KHÍ
PV OIL
BÀ RỊA VŨNG TÀU
CÔNG TY CP
HÓA DẦU VÀ
NLSH DẦU KHÍ
PV OIL PHÚ THỌ
CÔNG TY TNHH
1TV KHO NGẦM
XDDK VIỆT NAM
CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI
DẦU KHÍ
CÔNG TY TNHH
HÓA CHẤT LG
VINA
CÔNG TY CP
THƯƠNG
NGHIỆP CÀ MAU
CÔNG TY CP
VẬT TƯ XĂNG
DẦU COMECO
PETROLAND
CÔNG TY CP VẬN
TẢI DK
ĐÔNGDƯƠNG
CÔNG TY CP TM
XNK THỦ ĐỨC
(TIMEXCO)
CÔNG TY CP
PV TECH PRO
CÔNG TY CP PT
ĐÔNG DƯƠNG
XANH
CÔNG TY TNHH
NLSH PHƯƠNG
ĐÔNG (OBF)
CÔNG TY CP
TMDL XDDK
HÀ GIANG
CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI
BÌNH THUẬN
CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI
TỔNG HỢP
THUẬN AN
CÔNG TY CP
CẢNG VŨNG ÁNG
VIỆT LÀO
CÔNG TY CP
NLSH DẦU KHÍ
MIỀN TRUNG
PV OIL
LUBE
PV OIL
MÊKÔNG
PV OIL
VŨNG ÁNG
PV OIL
CÁI LÂN
PV OIL
NINH BÌNH
PV OIL
VĨNH LONG
PV OIL
THÁI NGUYÊN
PV OIL
TRÀ VINH
PV OIL
BẠC LIÊU
PV OIL
BÌNH THUẬN
PV OIL
THANH HÓA
PV OIL
PHÚ YÊN
PV OIL
MIỀN TRUNG
PV OIL
HẢI PHÒNG
PV OIL
LÀO
PV OIL
TÂY NINH
PV OIL
NAM ĐỊNH
PV OIL
THÁI BÌNH
PV OIL
HÀ NỘI
PV OIL
VŨNG TÀU
PV OIL
ĐÌNH VŨ
PV OIL
NHÀ BÈ
PV OIL
MIỀN ĐÔNG
PV OIL
PHÚ MỸ
PV OIL
SÀI GÒN
PV OIL
HÀ TĨNH
PV OIL
HUẾ
BAN
AN TOÀN - CHẤT
LƯỢNG
PV OIL
THỪA THIÊN HUẾ
PV OIL
QUẢNG NINH
CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI &
DV QUẢNG TRỊ
PV OIL
SINGAPORE
CÔNG TY CON
CÔNG TY
LIÊN KẾT
ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC
PV OIL
AN GIANG
PV OIL
KIÊN GIANG
CÔNG TY CP
ĐIỀU PHÚ YÊN
CÔNG TY CP
MÊ KÔNG TRANS
PV OIL
TRANS
PV OIL
QUẢNG NGÃI
BAN
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
BAN
NHIÊN LIỆU
SINH HỌC
PV OIL – 2014
TỔNG CÔNG TY
PETEC
3. Ưu, nhược điểm của mô hình tổ chức quản lý kinh doanh:
3.1 Ưu điểm:
Việc quản lý hoạt động kinh doanh phân chia rõ ràng chức năng nhiệm vụ của
các đơn vị, không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và thị trường quản lý: Tổng công
ty - công ty mẹ trực tiếp thực hiện xuất nhập khẩu dầu thô, xăng dầu, nắm giữ các kho
đầu mối và đảm bảo nguồn hàng cho toàn bộ hệ thống kinh doanh xăng dầu; các đơn vị
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
thành viên (PV OIL nắm trên 50% VĐL) thực hiện một phần chức năng đầu mối của
công ty mẹ, triển khai phân phối xăng dầu, nhiên liệu sinh học (NLSH) trên toàn quốc,
sản xuất xăng dầu, dầu mỡ nhờn; các công ty liên doanh, liên kết trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu thực hiện chức năng là Tổng đại lý phân phối xăng dầu, NLSH tại địa
bàn các tỉnh, thành;
Các đơn vị đóng tại địa phương nên hiểu rõ và có mối quan hệ với địa phương
hết sức mật thiết, vì vậy việc phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, phát triển thị
trường với tốc độ khá nhanh. Quản lý tiền hàng công nợ chặt chẽ;
Với 29/31 công ty thành viên hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đã phát
huy được tính chủ động của công ty, có sự đóng góp của cổ đông bên ngoài về vốn và
kinh nghiệm quản trị cũng như kiểm soát hoạt động của các công ty được minh bạch
hơn.
3.2 Nhược điểm:
- Năng lực cạnh tranh chưa cao;
- Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu là yếu tố quyết định phát triển bền
vững của PV OIL trong tương lai, tuy nhiên việc đầu tư mạng lưới cần vốn đầu tư lớn;
3.3 Ảnh hưởng của nhược điểm đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
Do đặc thù đầu tư CHXD chưa phát huy ngay hiệu quả và thu hồi vốn chậm
hoặc đang trong giai đoạn đầu tư, nên làm giảm hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là các
đơn vị đang đầu tư kho trung chuyển và cửa hàng xăng dầu;
Vốn điều lệ của các công ty cổ phần còn thấp so với nhu cầu đầu tư, điều này
ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao;
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện (ERP);
4. Đánh giá khả năng cạnh tranh (so với các doanh nghiệp trong ngành, ngoài
ngành cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh):
- Được thừa hưởng thương hiệu mạnh là PVN, PV OIL đang là thị phần đứng
thứ hai trên toàn quốc;
- PV OIL có được hệ thống cửa hàng xăng dầu trực tiếp rộng lớn, rải đều cả
nước với hơn 525 cửa hàng trực thuộc các đơn vị thành viên, hệ thống các cửa hàng
xăng dầu thuộc tổng đại lý, đại lý gần 3.000 cửa hàng;
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
- PV OIL xây dựng được hệ thống kho đầu mối và kho trung chuyển trải dài từ
Bắc vào Nam;
- Các đơn vị thành viên được thay mặt Tổng công ty trực tiếp phân phối xăng
dầu cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh, giữ được nguồn lực của Tổng công ty và
gia tăng hiệu quả tổng thể trong chuỗi phân phối của toàn hệ thống.
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC TÁI CẤU TRÚC TẠI PVOIL
1. MỤC TIÊU THỰC HIỆN TÁI CẤU TRÚC
1.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng PV OIL trở thành:
Đơn vị duy nhất xuất khẩu toàn bộ dầu thô khai thác trong và ngoài nước của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); cung cấp dầu thô cho các nhà máy lọc dầu
Việt Nam; kinh doanh dầu thô và xăng dầu trên thị trường khu vực và quốc tế;
Đơn vị hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh xăng dầu;
Duy trì và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ dầu khí truyền thống.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
Tổng công ty – Công ty mẹ trực tiếp thực hiện xuất nhập khẩu dầu thô, xăng dầu,
nắm giữ các kho đầu mối và đảm bảo nguồn hàng cho toàn bộ hệ thống kinh
doanh xăng dầu;
Các đơn vị thành viên (PV OIL nắm giữ trên 50% VĐL) thực hiện một phần
chức năng đầu mối của công ty mẹ, triển khai phân phối xăng dầu, nhiên liệu
sinh học (NLSH) trên toàn quốc; sản xuất, pha chế xăng dầu, dầu mỡ nhờn;
Các công ty liên doanh, liên kết trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thực hiện
chức năng là Tổng đại lý phân phối xăng dầu, NLSH tại địa bàn các tỉnh, thành;
Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, hệ
thống phân phối đã được định hình sau tái cấu trúc giai đoạn 1 để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong toàn hệ thống.
2. CÔNG TÁC TÁI CẤU TRÚC TẠI PV OIL:
2.1 Tái cấu trúc thu gọn đầu mối, thống nhất hệ thống kinh doanh xăng dầu
a) Tái cấu trúc P T C để tồn tại như một đơn vị thành viên của PV OIL:
PV OIL đã chỉ đạo và phối hợp với PETEC xây dựng phương án tái cấu trúc
PETEC để đảm bảo PETEC hoạt động độc lập, sử dụng tài sản hiệu quả và tiến tới
không lỗ trong năm 2014 theo chỉ đạo của Tập đoàn. Các mục tiêu của phương án sắp
xếp lại, tái cấu trúc PETEC đã được PV OIL triển khai theo hướng PETEC trong giai
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
đoạn chuyển tiếp sẽ hoạt động như 01 đơn vị thành viên của PV OIL cho đến khi có
quyết định sáp nhập vào PV OIL theo phương án Tập đoàn đã trình Chính phủ. Thực
hiện chuyển đổi PETEC thành công ty TNHH 1TV và sáp nhập vào PV OIL các nội
dung:
* Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản:
Mục tiêu tái cấu trúc PETEC: phù hợp với mô hình hoạt động là đơn vị thành
viên của PV OIL, đảm bảo hoạt động ổn định, có hiệu quả, khai thác tối ưu các nguồn
lực về tài sản và con người hiện có của PETEC. Các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh:
(i) Tiếp tục hoạt động kinh doanh xăng dầu như một đơn vị thành viên của PV
OIL, đảm bảo không phá vỡ hệ thống và chính sách chung của PV OIL.
(ii) Phát triển kinh doanh các mặt hàng còn tiềm năng, phát huy thế mạnh trong
lĩnh vực thương mại để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Tái cơ cấu tài sản, nguồn vốn:
(i) Giảm các khoản phải trả cho PV OIL;
(ii) Tăng vốn lưu động thuần, đảm bảo khả năng thanh khoản;
(iii) Giảm chi phí tài chính, định phí (khấu hao tài sản cố định) để tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh, tiến tới không lỗ trong năm 2014 và các năm tiếp theo.
- Tái cơ cấu bộ máy tổ chức và lao động:
(i) Tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ để tiết giảm tối đa chi phí; phù hợp với mô hình
hoạt động sau tái cấu trúc;
(ii) Bố trí lại nhân sự phù hợp để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình tái cấu trúc.
Các giải pháp cụ thể:
Để triển khai các mục tiêu tái cấu trúc như trên thì cần tiến hành khẩn trương,
đồng bộ và quyết liệt các giải pháp sau đây:
* Về lĩnh vực tài chính:
- Tập đoàn hoàn tất xử lý các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao phần vốn
của Tập đoàn tại PETEC cho PV OIL, bao gồm: quyết toán cổ phần hóa và góp đủ vốn
điều lệ PETEC; xử lý khoản lỗ trước khi cổ phần hóa và âm quy bình ổn; phê duyệt
chuyển giao vốn cho PV OIL theo giá trị sổ sách.
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
- Chuyển nhượng/ chuyển giao ngay phần vốn góp tại các công ty con/ liên kết
trùng nhau trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu giữa PV OIL và PETEC (PV OIL Bạc
Liêu, Bình Thuận, Hà Giang, PV OIL Trans, Comeco, Timexco, TN Cà Mau,...) theo
giá thị trường niêm yết hoặc định giá.
- Sáp nhập các công ty con có cùng địa bàn hoạt động với các đơn vị của PV
OIL: Sáp nhập PETROMAT vào PV OIL Nam Định, CISCO vào PV OIL Thanh Hóa
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị
sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập. Việc sáp nhập được thực hiện theo các quy định của pháp luật trên cơ sở định giá
của tư vấn độc lập.
- Đẩy mạnh việc thoái vốn của PETEC tại các công ty không cùng ngành nghề
kinh doanh chính, bán các tài sản không cần dùng (văn phòng,...) để thu hồi vốn bổ
sung nguồn cho hoạt động kinh doanh của PETEC.
- Xử lý dứt điểm công nợ với PV OIL (phần vượt hạn mức theo quy chế bán
hàng).
* Về lĩnh vực kinh doanh:
- Tiếp tục triển khai kinh doanh xăng dầu tại địa bàn có thế mạnh là Hải Phòng,
TP. Hồ Chí Minh, Long An và khu vực giáp ranh. PETEC tổ chức lại bộ máy kinh
doanh cùng với các chính sách hỗ trợ của PV OIL và các đơn vị thành viên để cơ cấu
lại khách hàng, phát triển hệ thống bán lẻ trực tiếp, đạt sản lượng tối thiểu 35.000 -
40.000 m3/tháng.
- Phát triển kinh doanh mặt hàng FO, nhựa đường, tạm nhập tái xuất cho tàu
biển (bunkering), đạt sản lượng 50.000 – 80.000 tấn/năm.
- Trong điều kiện hiện nay, tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh tổng hợp,
thương mại có thế mạnh; cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhân sự và nguồn vốn để đảm bảo
kinh doanh hiệu quả, an toàn.
* Về lĩnh vực tổ chức, quản lý doanh nghiệp:
- Tổ chức lại bộ máy phù hợp với mô hình hoạt động:
+ Đối với Văn phòng TCT PETEC: Tổ chức lại thành khoảng 6 phòng chức
năng trên cơ sở 13 ban hiện tại;
+ Đối với các chi nhánh kinh doanh: Giải thể các chi nhánh không phát huy hiệu
quả hoặc không còn tác dụng. Cụ thể:
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
(i) Giữ lại 02 chi nhánh để tiếp tục kinh doanh theo địa bàn phân công
(ii) Chuyển các chi nhánh Sài Gòn, Vũng Tàu về Công ty mẹ PETEC;
(iii) Giải thể toàn bộ các chi nhánh còn lại, bàn giao CHXD, khách hàng, thị
trường, cho các đơn vị PV OIL tại khu vực thuê và tiếp tục triển khai kinh doanh. Việc giải
thể sẽ có lộ trình cụ thể để đảm bảo tính kế thừa về công nợ và các quyền lợi khác, không
để phát sinh nợ xấu.
+ Đối với các Xí nghiệp Tổng kho xăng dầu: Thống nhất quản lý các tổng kho theo
mô hình của PV OIL. Trước mắt, PV OIL sẽ thuê kho của PETEC theo nhu cầu. PV OIL/
PETEC quy hoạch lại hệ thống kho, cân đối sức chứa các kho đầu mối, bán hoặc cho
thuê sức chứa dư thừa để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
- Xử lý triệt để các tồn tại của PETEC trong công tác quản lý, quản trị, bán
hàng; xây dựng các quy trình, quy chế phù hợp với các quy định của PV OIL.
- Tiết giảm tối đa các chi phí quản lý, bán hàng để giảm giá thành, nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Với các giải pháp tái cấu trúc nêu trên, dự kiến đến năm 2015 PETEC sẽ kinh
doanh không lỗ. Sau giai đoạn này, căn cứ kết quả và tình hình thực tế của PETEC, các
quy định của pháp luật hiện hành, PV OIL sẽ tiếp tục xem xét các giải pháp để xử lý
hết lỗ lũy kế của PETEC.
Tuy nhiên, để triển khai thành công phương án nêu trên cần có sự quyết tâm và
nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt PETEC, sự nhất trí ủng hộ và hỗ trợ của Tập đoàn
về các điều kiện cần và đủ để triển khai, bao gồm các vấn đề xử lý vốn, tài sản, nhân sự
...
b) Công tác tái cấu trúc các đơn vị thành viên, mua bán sáp nhập doanh nghiệp:
Việc tái cấu trúc các đơn vị thành viên, mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đều
- Nâng tỷ lệ sở hữu của PV OIL tại các công ty liên kết kinh doanh xăng dầu lên
tối thiểu 36%. PV OIL đã tiến hành mua trên sàn giao dịch chứng khoán cổ phiếu của
Comeco với giá trị gần 41 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu từ 30,32 % lên 39,97 %; mua cổ
phiếu của Timexco với giá trị 18,4 tỷ đồng nâng tỷ lệ sở hữu từ 29,71 % lên 33, 99%
(cộng với sở hữu của PETEC thì Timexco đã trở thành công ty con của PV OIL).
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
- Đối với việc mua lại cổ phần của Vinashin tại PV OIL Cái Lân để chuyển thành
đơn vị tổng kho 100% vốn của PV OIL: PV OIL và Vinashin đã có biên bản thỏa thuận
về chuyển nhượng cổ phần của Cailanshinco tại PV OIL Cái Lân, hiện nay
Cailanshinco đang làm thủ tục thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá trị cổ phần để chuyển
nhượng.
- Thoái vốn của PV OIL tại các công ty con xuống còn 51% để bổ sung nguồn
vốn kinh doanh và đầu tư phát triển hệ thống;
- Cổ phần hóa PV OIL Lào, PV OIL Singapore để thu hồi vốn đầu tư, đồng thời
kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia để thúc đẩy sự phát triển của các công ty.
c) Công tác thoái vốn các đơn vị không cùng ngành nghề:
- Thực hiện thoái vốn đối với tất cả các công ty con không cùng ngành nghề để tập
trung vốn vào các công ty có ngành kinh doanh chủ đạo là xăng dầu, như: Thoái vốn tại
công ty Vật tư Tổng hợp Bắc Giang, thoái vốn tại Công ty CP Thể thao - Văn hoá Dầu
khí (PSCC), thoái vốn tại Công ty CP Cảng Phước An, thoái vốn tại Công ty CP khách
sạn Dầu khí Lam Kinh
- Đối với các đơn vị còn lại tiếp tục xây dựng phương án để hoàn thiện mục tiêu
theo chương trình tái cấu trúc đó là tiếp tục tìm kiếm cơ hội và thời điểm thích hợp để
thoái vốn.
d) Tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý:
Mục tiêu sau tái cấu trúc:
- Tổng công ty - Công ty mẹ: đảm nhiệm nhiệm vụ xuất nhập khẩu dầu thô, cung
cấp dầu thô cho nhà máy lọc dầu (NMLD), nắm giữ các tổng kho đầu mối, đảm bảo
nguồn xăng dầu từ sản xuất, mua xăng dầu từ NMLD Dung Quất, nhập khẩu để cung
cấp cho các công ty con phân phối trong hệ thống tiêu thụ;
- Các công ty con, công ty liên kết: Tiếp tục thực hiện mua các công ty kinh
doanh xăng dầu trên sàn, nắm giữ tỷ lệ tới 51%, đàm phán mua tài sản là hệ thống kinh
doanh xăng dầu của các đơn vị khác (VINAPCO)... nhằm mở rộng mạng lưới kinh
doanh xăng dầu trong nước và khu vực. Các công ty con, công ty liên kết bao gồm 3
khối:
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
+ Khối kinh doanh xăng dầu trong nước: gồm PETEC, các công ty cổ phần kinh
doanh xăng dầu, công ty chế biến Condensate, công ty sản xuất dầu nhờn, các công ty
liên kết tại các tỉnh trên cả nước;
+ Khối sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH): Tập đoàn đã chỉ đạo PV OIL không
tăng vốn tại các đơn vị NLSH
+ Khối kinh doanh xăng dầu nước ngoài (PV OIL Singapore, Lào,
Campuchia...).
- PV OIL đã cơ cấu lại bộ máy tổ chức, sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ của
các ban nghiệp vụ, thành lập mới ban Kiểm soát nội bộ để tăng cường vai trò kiểm tra,
giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con; giải thể ban Đầu tư
thương mại đưa phần đầu tư về ban Xây dựng và thành lập mới ban Phát triển hệ thống
bán lẻ để phù hợp với yêu cầu phát triển, quản lý hệ thống bán lẻ của Tổng công ty. Rà
soát, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy chế/quy định về quản lý tài chính, đầu tư,
đấu thầu, kinh doanh… cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Tổng công ty.
PV OIL đã hoàn thiện và ban hành Hệ thống quản lý tích hợp toàn Tổng công ty. Công
tác luân chuyển cán bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ là Người đại diện phần
vốn, lãnh đạo tại các công ty con, công ty liên kết luôn được chú trọng. Công tác đào
tạo nội bộ được tiến hành thường xuyên, liên tục đã mang lại hiệu quả rất đáng khích
lệ.
Sau tái cấu trúc về mô hình quản lý, PVOIL có mô hình tổ chức như sau:
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN
TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT VIÊN
CÁC BAN VĂN PHÒNG TCT/BAN QLDA
PV OIL
LÀO
PV OIL
SINGAPORE
CÁC CHI NHÁNH
(Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà
Tĩnh, Huế)
10 TỔNG KHO
TK Hải Phòng (X nghi p tr c thu c)
TK Cái Lân (PV OIL C i Lân-Công ty con)
TK Vũng Áng (X nghi p tr c thu c)
TK Miền Trung (X nghi p tr c thu c)
TK Vũng Rô (X nghi p tr c thu c)
TK Bình Thuận (X nghi p tr c thu c)
TK Sài Gòn (X nghi p tr c thu c)
TK Miền Đông (X nghi p tr c thu c)
TK Cái Mép (X nghi p tr c thu c)
TK Miền Tây (X nghi p tr c thu c)
CTY CON
PV OIL
HẢI PHÒNG
PV OIL
HÀ NỘI
PV OIL
QUẢNG NINH
PV OIL
BẮC GIANG
PV OIL
THÁI NGUYÊN
PV OIL
HÀ GIANG
PV OIL
NAM ĐỊNH
PV OIL
NINH BÌNH
PV OIL
THÁI BÌNH
PV OIL
PHÚ YÊN
PV OIL
MIỀN TRUNG
PV OIL
THANH HÓA
PV OIL
VŨNG ÁNG
PV OIL
HUẾ
PV OIL
MÊKÔNG
PV OIL
BẠC LIÊU
PV OIL
AN GIANG
PV OIL
KIÊN GIANG
PV OIL
PHÚ MỸ
PV OIL
VŨNG TÀU
PV OIL
TÂY NINH
PV OIL
SÀI GÒN
PV OIL
LUBE
PV OIL
TRANS
PV OIL
BÌNH THUẬN
PV OIL
VĨNH LONG
PV OIL
TRÀ VINH
CTY LIÊN
KẾT
TIMEXCO
CPTM BÌNH
THUẬN
CTY CP
THUẬN AN
TMDV QUẢNG
TRỊ
PETEC BÌNH
ĐỊNH
MIỀN BẮC
MIỀN
TRUNG
MIỀN NAM
PVB
OBF
TN CÀ MAU
LIÊN DOANH
NGHI SƠN
PETEC
COMECO
PV OIL
CAMPUCHIA
PETECHIM
CTY CON
TẠI NƯỚC
NGOÀI
CÔNG TY
NLSH
3. KIẾN NGHỊ:
PV OIL kiến nghị với đơn vị quản lý trực tiếp (Tập đoàn) như sau:
- Các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao phần vốn của Tập đoàn tại PETEC
cho PV OIL:
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
+ Sớm phê duyệt cho PV OIL nhận phần vốn của Tập đoàn tại PETEC theo giá trị
sổ sách được kiểm toán tại thời điểm chuyển giao (theo Kết luận Hội nghị liên tịch Ban
Thường vụ Đảng ủy - Hội đồng thành viên Tập đoàn)
+ Phê duyệt quyết toán cổ phần hóa PETEC và góp đủ số vốn
+ Làm việc với Bộ Tài Chính về xử lý khoản âm Quỹ bình ổn khi PETEC còn là
đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
- Các vấn đề liên quan đến phương án tái cấu trúc PETEC:
+ Chấp thuận mục tiêu và nguyên tắc tái cấu trúc PETEC như đã nêu ở phần trên.
+ Chấp thuận cho PV OIL triển khai việc sáp nhập các đơn vị thành viên của PV
OIL và PETEC có cùng địa bàn hoạt động (Petromat sáp nhập vào PV OIL Nam Định,
Cisco sáp nhập vào PV OIL Thanh Hóa) để sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh của các đơn vị này.
+ Cấp bổ sung vốn cho PV OIL để mua lại tài sản các tổng kho và phần vốn của
PETEC tại các công ty con/ liên kết trùng nhau giữa 2 đơn vị. PV OIL sẽ tính toán và có
báo cáo cụ thể riêng.
+ Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch chi phí, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh
doanh của PV OIL năm 2014 khi triển khai phương án tái cấu trúc PETEC, đồng thời
không xem xét đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn hiện
nay.
+ Hỗ trợ xử lý vấn đề nhân sự, lao động của PETEC trong quá trình tái cấu trúc.
- Tập đoàn hỗ trợ cho PV OIL thoái vốn tại các đơn vị thành viên xuống còn
51% và cổ phần hóa các công ty PV OIL Lào, Singapore.
- Đối với dự án NLSH Miền Bắc (PVB): Hỗ trợ PV OIL tiếp tục làm việc với cổ
đông lớn SeAbank để có tiếng nói đồng thuận về các giải pháp cho dự án.
- Tìm đối tác để chuyển nhượng phần vốn góp của PV OIL tại dự án đơn vị
ngoài ngành.
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ THAY ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
KẾT LUẬN
Đây là một dự án OD nhỏ mà Tôi – xuất phát từ một nhân viên đang công tác tại
đơn vị PVOIL, với mong muốn đóng góp những kiến thức của mình trong quá trình
nghiên cứu và học tập của môn học OD cho sự phát triển của đơn vị mình đang trong
quá trình thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhằm đem lại những kết quả tốt và phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_anh_tuan_nhom_6_dem_2_k22_054.pdf