Tài chính doanh nghiệp - Chính sách chi trả cổ tức

Phần I: Cơ sở lý luận. 1 1.CÁC KHÁI NIỆM:. 1 1.1Cổ tức ( Dividend). 1 2.1Chính sách cổ tức (Dividend policy). 1 2.ĐO LƯỜNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC:. 1 2.1.Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (Dividend payout ratio). 1 2.2.Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield). 2 2.3.Tỷ lệ bảo chứng cổ tức (Securities dividend rate). 2 3.QUÁ TRÌNH TRẢ CỔ TỨC:. 3 4.MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC:. 3 4.1.Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:. 3 4.2.Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định. 4 4.3.Các chính sách chi trả cổ tức khác:. 5 5.PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC:. 6 5.1.Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt:. 6 5.2.Phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:. 7 5.3.Phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác:. 8 6.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MỘTCHÍNH SÁCH CỔ TỨC 8 6.1.Các hạn chế pháp lý:. 8 6.2.Các điều khoản hạn chế. 9 6.3.Các ảnh hưởng của thuế. 9 6.4.Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản. 9 6.5.Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn. 10 6.6.Ổn định thu nhập. 10 6.7.Triển vọng tăng trưởng. 10 6.8.Lạm phát. 10 6.9.Các ưu tiên của cổ đông. 11 6.10.Bảo vệ chống loãng giá. 11 7.CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO LÝ THUYẾT M & M:11 7.1.Các giả định của lý thuyết MM:. 12 7.2.Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết MM:. 12 Phần II: THỰC TRẠNG . 16 1.CHÍNH SÁCH CỔ TỨC MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI:. 16 1.1.Tình hình chi trả cổ tức ở Mỹ:. 16 1.1.1.Cổ tức Mỹ trước khủng hoảng. 16 1.1.2.Cổ tức Mỹ trong thời kì khủng hoảng:. 19 1.2.Tình hình chi trả cổ tức của các nước Châu Âu. 21 1.3.Tình hình chi trả cổ tức ở các nước G7:. 23 2.CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆPỞ VN24 3.TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 27 3.1.Chính sách cổ tức từ 1994 – 2000:. 27 3.2.Chính sách cổ tức từ 2001 – 2003:. 27 3.3.Chính sách cổ tức từ năm 2004 – đầu năm 2008. 28 3.3.1.Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận. 28 3.3.2.Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield). 31 3.3.3.Hình thức chi trả cổ tức. 33 4.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM THỜI GIAN QUA:. 40 4.1.Các yếu tố ngoại vi. 40 4.1.1.Các hạn chế pháp lý. 40 4.1.2.Các ảnh hưởng của thuế. 41 4.1.3.Ảnh hưởng của lạm phát. 42 4.1.4.Lãi suất ngân hàng. 43 4.1.5.Yếu tố thị trường. 44 4.1.6.Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng). 46 4.1.7.Bảo vệ chống loãng giá. 46 4.1.8.Nội dung thông tin của các thông báo về cổ tức. 47 4.2.Các yếu tố nội vi. 48 4.2.1.Đặc điểm giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. 48 4.2.2.Các dự án đầu tư, cơ hội tăng trưởng vốn. 49 4.2.3.Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn:. 50 4.2.4.Vấn đề phát tín hiệu. 51 4.2.5.Tình hình luồng tiền của công ty. 52 5.HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO GIAI ĐOẠN2009-2011 53 5.1.Vậy thế nào về chính sách trả tiền mặt ở mức cao hợp lý?. 53 5.1.1.Trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao hợp lý là:. 53 5.1.2.Nhà đầu tư cần đòi hỏi 1 chính sách cổ tức cao ở mức hợp lý :. 54

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11994 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chính sách chi trả cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư mất niềm tin. Việc xuất hiện hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu diễn ra không nhiều và hầu hết các doanh nghiệp lại áp dụng chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao. Tiến hành khảo sát tại 25 công ty niêm yết từ năm 2000 đến năm 2003 cho thấy, việc chi trả cổ tức tại các công ty cổ phần hiện nay thường cao hơn lãi suất ngân hàng (thông thường12%/ năm). Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ bị hạn chế. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Việc chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông. Việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nhìn chung trong thời kỳ này, các doanh nghiệp cổ phần vẫn duy trì mức cổ tức từ 12%- 30% năm ; các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả duy trì mức cổ tức tiền mặt ở mức từ 18% - 30%, tuy nhiên quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả còn thấp. 3.3 Chính sách cổ tức từ năm 2004 – đầu năm 2008 3.3.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận a. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) Thống kê tỷ lệ cổ tức trên lợi nhuận tại HOSE qua các năm % cổ tức/ lợi nhuận Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Số lượng công ty % Số lượng công ty % Số lượng công ty % 0% - 20% 13 12,5 18 19,15 4 12,5 20%-40% 32 30,77 26 27,66 8 25 40%-60% 33 31,73 32 34,04 12 37,5 60%-80% 22 21,15 13 13,83 5 15,63 80%-100% 4 3,85 3 3,19 2 6,25 > 100% 0 0 2 2,13 1 3,12 Tổng cộng 104 100 94 100 32 100 Nhìn vào đồ thị ta thấy: qua 3 năm đa số các công ty có mức chi trả cổ tức trên lợi nhuận là 20% - 60%. Đặc biệt, một số công ty duy trì tỷ lệ khá cao trong lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông. Ví dụ, công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (PMS) cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức 12%/cổ phần/năm qua các năm. Vì thế, dù hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động qua các năm nhưng tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức vẫn được duy trì ở tỷ lệ cao: 75% (năm 2003), 63,59% ( năm 2004), 63,56% ( năm 2005), 8485% ( năm 2006), 71,01% ( năm 2007). Hay như công ty cổ phần nước giải khát Sài gòn (TRI) cũng cố gắng duy trì một chính sách cổ tức ổn định từ 15-18%/cổ phần/năm. Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức của công ty được duy trì khá cao: 75,91% (năm 2004), 119,52% (năm 2005), 78,53% (năm 2006) và 63,29% (năm 2007). Có nhiều công ty lựa chọn chính sách cổ tức ổn định qua các năm cộng thêm số lượng cổ phần lớn do phát hành thêm nên dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ngày càng cao. Nhìn chung, tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận của hầu hết các công ty trên sàn HOSE hiện nay khá cao nhưng vẫn nằm ở tỷ lệ hợp lý, đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hợp lý cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. b. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hà nội (HASTC) Sàn HASTC bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2005 nên đến cuối năm 2005 chỉ mới có một vài công ty niêm yết tại sàn này. Nhưng sang năm 2006 thì xu hướng các công ty lên sàn niêm yết tăng lên rõ rệt với con số 83 công ty vào cuối năm 2006. Thống kê tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tại HASTC qua các năm % cổ tức/ lợi nhuận Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng công ty % Số lượng công ty % Số lượng công ty % 0% - 20% - - 7 7,78 7 9,21 20%-40% - - 34 37,78 24 31,58 40%-60% 1 25 17 18,89 23 30,26 60%-80% - - 23 25,56 15 19,74 80%-100% 2 50 5 5,55 5 6,58 > 100% 1 25 4 4,44 2 2,63 Tổng cộng 4 100 90 100 76 100 Nhìn vào đồ thị ta thấy: các công ty niêm yết trên sàn HASTC trong 3 năm vừa qua có mức chi trả cổ tức trên lợi nhuận là từ 20% - 60%. Năm 2006 có mức chi trả 20% - 40% chiếm đa số. Qua đến năm 2007 thì con số này vẫn cao nhất nhưng số lượng công ty có mức chi trả từ 40% - 60% tăng lên rõ rệt và khoảng cách giữa hai mức này không còn xa nhiều như năm 2006. Về mặt trung bình, trong năm 2005 các công ty có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tới gần 85%, trong khi 2 năm gần đây chỉ khoảng 45%. Nguyên nhân là số lượng công ty lên sàn năm 2005 (năm đầu tiên đi vào hoạt động của sàn HASTC) là quá ít. Hơn nữa, các công ty này có chỉ số EPS khá thấp (chỉ khoảng 1.000 – 3.000 đồng/cổ phần). Những năm sau thì số lượng các công ty lên niêm yết cũng tăng nhiều và chất lượng của các công ty này cũng được cải thiện nhiều (nhiều các công ty mới làm ăn hiệu quả). Các công ty trên sàn HASTC thường có quy mô nhỏ nên việc đảm bảo một nguồn vốn lợi nhuận giữ lại là rất cần thiết. 3.3.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) Tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức với giá của cổ phiếu trên thị trường, phản ánh mức độ thu hồi vốn tương đối từ cổ tức của các cổ phiếu qua các năm. a. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) Ta thấy trung bình tỷ suất cổ tức của các công ty niêm yết qua các năm có xu hướng giảm đáng kể. Trong 4 năm từ 2002-2005 thì tỷ suất cổ tức ở mức từ 5% - 8%, nhưng trong 2 năm gần đây 2006 và 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2% - 2,5%. Điều này là do giá cổ phiếu của tất cả các công ty trên thị trường có nhiều đột phá mạnh mẽ so với những năm đầu (nhất là sau đợt xuống dốc của thị trường năm 2003). Đặc biệt, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2007, chỉ số VN-INDEX tăng từ khoảng 300 điểm lên đến hơn 1.000 điểm làm cho hiệu suất thu hồi vốn tương đối của nhà đầu tư đã có sự sụt giảm đáng kể. Nói cách khác, về so sánh mặt tương đối thì các nhà đầu tư mới có phần thiệt hơn các cổ đông cũ vì mức giá mà họ phải bỏ ra là cao hơn để thu được một đồng cổ tức; dẫn đến tỷ suất sinh lợi từ cổ tức giảm. Hơn nữa, các nhà đầu tư trong giai đoạn này thường bỏ qua phần lợi nhuận từ cổ tức đem lại mà chỉ toàn chú trọng đến phần lãi vốn do chênh lệch giá với kỳ vọng thu được lợi nhuận khổng lồ, siêu lợi nhuận. Số liệu thống kê tỷ suất cổ tức theo ngành trên sàn HOSE ( Nguồn: báo cáo về TTCKVN của JP Morgan ngày 6/12/2007) Bảng số liệu trên cho thấy, hai ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong hai năm gần đây là ngành năng lượng và ngành công nghệ thông tin. Tỷ suất cổ tức của ngành năng lượng năm 2007 là 5,5% cao gấp 2,3 lần so với năm 2006 hay ngành công nghệ thông tin là 8,9% cao gấp 3,4 lần. Một con số khá là cao và điều này cũng dễ hiểu vì đây là 2 ngành mũi nhọn, nằm trong chiến lược phát triển quốc gia nên có nhiều ưu đãi trong các chính sách thu hút đầu tư . b. Tại sàn giao dịch chứng khoán TP. Hà nội (HASTC) Ta thấy trung bình tỷ suất cổ tức của các công ty trên sàn HASTC qua 3 năm ở mức 5,39%/năm. Và tỷ lệ trung bình này giảm mạnh qua các năm (khoảng hơn 9% năm 2005, 4% năm 2006 và chỉ còn khoảng 2% năm 2007). Nguyên nhân cũng do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán với số lượng công ty lên niêm yết và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều tăng mạnh. 3.4 Hình thức chi trả cổ tức a. Giai đoạn từ năm 2004 đến giữa năm 2008 Nền kinh tế phát triển nhanh và nóng, các công ty có nhiều dự án đầu tư nên cần huy động một nguồn vốn lớn. Vì vậy, nhà đầu tư ít quan tâm đến tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, không đòi hỏi doanh nghiệp trả cổ tức cao nhằm tập trung vốn cho phát triển doanh nghiệp để tăng lãi vốn. Và đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là bước vào giai đoạn “hoàng kim” từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự tham gia mạnh mẽ của khối đầu tư nước ngoài, giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN-Index lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/3/2007, các doanh nghiệp đua nhau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và các cổ đông cũng hân hoan đón nhận khoản cổ phiếu này. Vì sao? Khi thị trường chứng khoán ( TTCK ) trong xu thế đi ngang và giảm tụt thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ dẫn đến tình trạng loãng giá gây sụt giảm giá cổ phiếu. Nhưng với tình hình sốt giá cổ phiếu như thời gian qua thì lượng cổ phiếu mới niêm yết trở lại thị trường từ việc chi trả cổ tức sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu. Các cổ đông cũng được hưởng lợi từ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu giá rẻ. Điều quan trọng của các cổ đông nói chung không phải là cổ tức được nhận mà là tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận thu về của công ty. Các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK hầu hết là những người kinh doanh ngắn hạn cho nên trả cổ tức nhiều, ít không quan trọng. Thêm nữa, sau ngày chốt danh sách cổ đông, giá cổ phiếu sẽ bị trừ đúng bằng số tiền họ được nhận cổ tức. Đối với các cổ đông chiến lược lâu dài, mục đích chính là giá trị thực tăng trưởng của công ty qua các năm chứ không phải cổ tức được nhận hằng năm là bao nhiêu. Các công ty tùy theo tình hình kinh doanh, mục đích kinh tế hay từng giai đoạn phát triển mà có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phần và cũng có thể là kết hợp cả hai. Ví dụ như là: Công ty cổ phần Container Việt Nam (mã CK: VSC Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 06/08/2008 Ngày đăng ký cuối cùng: 08/08/2008 Mục đích: Trả cổ tức đợt 1 năm 2008 bằng tiền mặt Tỉ lệ thực hiện: 20 % mệnh giá ( 2000 đồng / 1 cổ phiếu ) Thời gian thưc hiện: 29/8/2008 Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 05/06/2008 Ngày đăng ký cuối cùng: 09/06/2008 Mục đích: Chi trả cổ tức đợt 3 năm 2007 bằng cổ phiếu Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: 1.587.466 CP Năm 2007, chiếm phần lớn trong tỷ lệ cổ tức của các doanh nghiệp là cổ tức cổ phần. Chẳng hạn như, công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm có tỷ lệ chi trả cổ tức là 100% bằng hình thức cổ phần; công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi trả 50%, bằng hình thức cổ phần là chủ yếu… Và một ví dụ điển hình nữa là, Công ty Bibica theo kế hoạch năm 2006 trả cổ tức 12% bằng tiền mặt. Sau khi đã trả 5% đợt 1 đã quyết định thay đổi trả cổ tức đợt 2 bằng cổ phiếu là 12% bằng mệnh giá (nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu thì được nhận cổ tức là 12 cổ phiếu). Mặc dù tổng lợi nhuận sau thuế của Bibica năm này là 19,3 tỉ đồng (vượt 60% so với kế hoạch đề ra) nhưng Công ty Bibica vẫn quyết định giữ lại tiền mặt để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sở dĩ như vậy vì hiện công ty đang cần rất nhiều vốn để thực hiện các dự án, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp công ty có thêm vốn để phát triển sản xuất, tăng vốn điều lệ và các cổ đông cũng được hưởng lợi từ giá cổ phiếu đang tăng lên theo xu hướng chung trên TTCK hiện nay. Một số công ty niêm yết tại HOSE trả cổ tức cổ phần năm 2007 STT Mã CK Tên công ty Cổ tức MG Loại cổ tức TM CP 1 UNI CTCP VIỄN LIÊN 17,00% 500 100:12 2 HPG CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 40,00% 1.000 100:30 3 MCP CTCP IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU 14,00% 100:14 4 REE CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH 40,00% 100:40 5 COM CTCP VẬT TƯ XĂNG DẦU 15,00% 900 100:6 6 PAC CTCP PIN ẮC QUY MIỀN NAM 15,00% 500 100:10 7 TYA CTCP DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TAYA VIỆT NAM 5,00% 100:5 8 SHC CTCP HÀNG HẢI SÀI GÒN 15,00% 500 100:10 9 SFI CTCP ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI 15,00% 100:15 10 HBC CTCP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 12,00% 100:12 11 BT6 CTCP BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI 18,00% 1.000 100:8 12 SC5 CTCP XÂY DỰNG SỐ 5 30,00% 1.000 100:20 13 VSC CTCP CONTEINER VIỆT NAM 39,00% 1.900 100:20 14 NAV CTCP NAM VIỆT 20,00% 100:20 15 SDN CTCP SƠN ĐỒNG NAI 18,40% 100:18 16 PVD TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ 38,51% 1.851 100:20 17 SJD CTCP THỦY ĐIỆN CẦN ĐƠN 15,00% 100:15 18 RIC CTCP QUỐC TẾ HOÀNG GIA 10,00% 100:10 19 VTB CTCP ĐIỆN TỬ TÂN BÌNH 18,00% 1.000 100:8 20 KDC CTCP KINH ĐÔ 40,00% 1.800 100:22 21 BHS CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 18,00% 800 100:10 22 BBC CTCP BIBICA 14,00% 800 100:6 23 NKD CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 40,00% 1.800 100:22 24 LAF CTCP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 7,00% 100:7 25 CLC CTCP CÁT LỢI 30,00% 100:30 26 ITA CTCP ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO 30,00% 100:30 27 TDH CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC 20,00% 1.000 100:10 28 NTL CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM 100,00% 100:100 29 SSI CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 50,00% 3.000 100:20 30 BMP CTCP NHỰA BÌNH MINH 30,00% 1.000 100:20 31 SMC CTCP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC 15,00% 500 100:10 32 VID CTCP GIẤY VIỄN ĐÔNG 10,00% 100:10 33 HAP CTCP HAPACO 15,00% 100:15 34 VTC CTCP VIỄN THÔNG VTC 12,00% 100:12 Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy có những công ty không trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng tất cả đều trả cổ tức bằng cổ phần hoặc là kết hợp cả hai. Điều này chứng tỏ cổ tức bằng cổ phần rất được ưa chuộng trong thời gian qua. b. Giai đoạn cuối năm 2008 Từ khoảng cuối năm 2008 trở lại đây, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào thời kỳ đen tối, Vn-Index rơi từ ngưỡng hơn 1.100 điểm xuống dưới 300 điểm, việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao lại đang được nhiều nhà đầu tư hưởng ứng. Vì sao? Bởi trong tình hình hiện nay, khi giá cổ phiếu đã xuống quá thấp còn chỉ còn một phần ba hay một phần tư thời cao điểm thì việc tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ góp phần cải thiện thu nhập của nhà đầu tư. Ngoài ra, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện cho cổ đông tận dụng nhiều cơ hội tái đầu tư vào thị trường chứng khoán khi mà giá nhiều cổ phiếu quá rẻ, giúp cho họ cân bằng lại giá vốn đầu tư. Chúng ta có thể nhìn một cách trực quan hơn về việc các doanh nghiệp Việt Nam trả cổ tức cao trong năm 2008 qua bảng số liệu sau: Top 10 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất trên Hose năm 2008 Tên DNNY Mã CK Cổ tức mệnh giá CTCP Xuất nhập khẩu Cửu Long An Giang ACL 35% Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định BMC 35% Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre ABT 30% Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VNM 29% Công ty Cổ phần FPT FPT 26% Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh GIL 25% Công ty Cổ phần Cát Lợi CLC 20% Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long CAN 19% Công ty Cổ phần Nam Việt ANV 18% Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc NKD 18% Công ty Cổ phần Kinh Đô KDC 18% (Nguồn: www.cafef.vn) Quyết định chia cổ tức tiền ở mức cao như hiện nay có thể được coi là phản ứng của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông của mình. Về phía các cổ đông, do thị trường chứng khoán đi xuống trong một thời gian dài nên đa số đều hào hứng với việc sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể từ cổ tức tiền mặt. Đặc biệt, vào cuối năm 2008, thị trường hiện rộ lên phong trào tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt hoặc chia cổ phiếu thưởng từ các khoản thặng dư vốn cho cổ đông, trước khi quy định đánh thuế thu nhập chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2009 ( theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, cổ tức, lãi trái phiếu, tín phiếu trừ lãi trái phiếu Chính phủ sẽ bị áp mức thuế 5% kể từ đầu 2009). Tạm ứng cổ tức với mức khá cao có thể kể đến công ty cổ phần gạch ngói Nhị Hiệp NHC với 30% trên mệnh giá, ACB với 25%. Mức tạm ứng trên 1.000 đồng một cổ phiếu bao gồm công ty cổ phần sữa Việt Nam VNM (1.900 đồng), FPT (1.600 đồng), GIL (1.300 đồng), ST8 (15%). Chi trả từ 10% trở xuống có KHA (10%), SSI (10%), VSH (10%), DHG (10%), BMC (10%), TMC (7%)... Một số công ty lại thanh toán cho nhà đầu tư bằng cổ phiếu như công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (tỷ lệ 50%). Với công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng lên đến 50% để tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn. Thông thường, việc tạm ứng cổ tức đợt 2 phải đến những tháng đầu năm sau mới chi trả cho cổ đông sau khi họp bàn cuối năm. Thế nhưng, năm nay nhiều doanh nghiệp công bố tạm ứng hẳn cổ tức đợt 2 như Xuất nhập khẩu Bình Thạnh GIL (10%), Đầu tư thương mại SMC (4%), xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (20%)... Vấn đề đáng chú ý là theo báo cáo tài chính quý III của nhiều doanh nghiệp niêm yết có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao trên 150%, nhưng vẫn quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao (trên 15%). Nếu không tính toán kỹ, các doanh nghiệp này khi cần vốn sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay có chi phí cao hơn, lợi nhuận doanh nghiệp do vậy bị ảnh hưởng. c. Đầu năm 2009 đến nay Hiện nay đã có một số công ty công bố mức chi trả cổ tức như: v Công ty Cổ phần Container Việt Nam (mã CK: VSC) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 08/06/2009 Ngày đăng ký cuối cùng: 10/06/2009 Mục đích: Trả cổ tức đợt 1 năm 2009 bằng tiền mặt Tỉ lệ thực hiện: 20 % mệnh giá ( 2000 đồng / 1 cổ phiếu ) Thời gian thưc hiện: 24/06/2009 v CTCP Alphanam ( mã chứng khoán: ALP) Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông Mệnh giá : 10.000 đ (Mười ngàn đồng) Ngày giao dịch không hưởng quyền : 17/06/2009. Ngày đăng ký cuối cùng : 19/06/2009. 1. Trả cổ tức bằng tiền mặt: - Tỷ lệ thực hiện : 6%/mệnh giá ( 600 đ/CP) - Thời gian thực hiện : Ngày 14/07/2009. 2. Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu: - Số lượng phát hành : 2.340.000 cổ phiếu. - Tỷ lệ thực hiện: 100 : 6 (tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 06 cổ phiếu thưởng; cổ phiếu thưởng được nhận sẽ làm tròn xuống đến hàng chục. Số lượng cổ phiếu lẻ đơn vị và thập phân sẽ được HĐQT công ty mua lại với giá 10.000 đồng/CP.) Ví dụ: Cổ đông A vào ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 1230 cổ phần ALP, số cổ phần mới được phân phối là 1230 x 6% = 73,8 cổ phần. Do làm tròn xuống đến hàng chục nên số cổ phiếu thưởng mà ông A thực nhận là 70 CP cùng số tiền là 3,8 x 10.000 = 38.000 đ v Công ty CP Đầu tư và Thương mại DIC (mã CK: DIC) như sau: Ngày giao dịch không hưởng quyền: 03/06/2009 Ngày đăng ký cuối cùng : 05/06/2009 Lý do và mục đích : Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu Tỷ lệ thực hiện : 20:3 Vào ngày chốt danh sách mỗi cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận được 03 cổ phiếu thưởng mới của Công ty. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành : 1.015.493 cổ phiếu Nhận xét: hinh thức chi trả rất là phong phú, có thể là tiền mặt hoặc cổ phiếu hoặc là kết hợp cả hai. Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng khá là cao, tao niềm tin cho các cổ đông về sự phục hồi của nền kinh tế sau thời kì khủng hoảng vừa qua. è Tóm tắt tình hình chi trả cổ tức ở Việt Nam thời gian qua ª Tỷ lệ chi trả cổ tức của phần lớn các công ty vẫn ở tỷ lệ hợp lý Như ta thấy trong phần thống kê ở trên, nếu so sánh mức phổ biến chi trả cổ tức của các công ty từ 10%-20% với mức lãi suất của ngân hàng và mức lạm phát thì đây là một tỷ lệ chấp nhận được đối với nhà đầu tư. Còn đối với doanh nghiệp thì vẫn duy trì nguồn vốn tích lũy đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định của công ty. ªNhiều công ty bắt đầu chú ý việc sử dụng kết hợp các phương thức chi trả cổ tức Trong những năm đầu của thị trường chứng khoán thì các công ty niêm yết chỉ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Nhưng kể từ năm 2004 trở đi, các công ty đã chú trọng hơn việc kết hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc kết hợp này được nhà đầu tư đánh giá cao. Nhìn chung, chính sách cổ tức ngày càng được các công ty niêm yết quan tâm nhiều hơn cùng với sự phát triển của thị trường nói chung và của cả công ty nói riêng. Các công ty niêm yết luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, các cổ đông, xu hướng chung của thị trường và vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của bản thân công ty. Và quyết định chi trả cổ tức ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong việc gìn giữ vị thế của công ty trên thị trường. Các công ty đã có nhận thức về ưu và nhược điểm của từng phương thức chi trả cổ tức (bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu) và đã có sự kết hợp linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình công ty và xu hướng thị trường. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY 4.1 Các yếu tố ngoại vi 4.1.1 Các hạn chế pháp lý Việc phân phối lợi nhuận sau thuế của các công ty cổ phần chịu ảnh hưởng của các quy định về phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ của luật doanh nghiệp, cũng như điều lệ công ty Tại Điều 93 Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã có các quy định về việc chi trả cổ tức của tất cả các công ty cổ phần: “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”. Hầu hết trong điều lệ của công ty cổ phần đều quy định lợi nhuận sau thuế của công ty trước hết phải trích lập các quỹ như: Quỹ dự trữ bắt buộc: ít nhất bằng 5% lợi nhuận để bổ sung vào vốn điều lệ và dự trữ tài chính cho năm sau cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ. Trích lập các quỹ khác: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, mức trích và sử dụng các quỹ này do Hội đồng quản trị trình Đại hội cổ đông quyết định cho từng năm. Phần lợi nhuận có thể dùng để chia cổ tức là phần còn lại sau khi trích lập các quỹ và nộp thuế. Như vậy nếu các công ty trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định của Nhà nước và điều lệ công ty thì phần lợi nhuận có sẵn để chia cổ tức chỉ khoảng từ 70% đến 80% lợi nhuận sau thuế. Tùy vào tình hình cụ thể của từng năm và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh mà Hội đồng quản trị quyết định chia bao nhiêu lợi nhuận cho cổ đông dưới dạng cổ tức từ lợi nhuận này. Trên thực tế tại Việt Nam thì các công ty niêm yết thường chia cổ tức ra làm 2 đợt chi trả: 1 lần tạm ứng vào giữa năm, và 1 lần khi kết thúc năm tài chính, họp Đại hội cổ đông thông qua. Chính điều này có thể làm phát sinh trường hợp 1 công ty tạm ứng cổ tức giữa năm do dự báo cuối năm lời, nhưng đến cuối năm lại lỗ. Như vậy, nhìn chung lại cho 1 năm thì công ty bị lỗ mà vẫn chia cổ tức. Điều này vi phạm nguyên tắc không được làm suy yếu vốn và cả quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành. 4.1.2 Các ảnh hưởng của thuế Hiện nay, trong bối cảnh thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động chưa lâu, các chính sách thuế áp dụng trên thị trường được xây dựng và thực hiện theo hướng khuyến khích sự tham gia của các đối tượng khác nhau vào thị trường, trong đó có cả đối tượng là các nhà đầu tư. Theo Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán và Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 đều quy định không đánh thuế đối với thu nhập từ chứng khoán. Vì thế, cho đến trước năm 2009 tại Việt Nam vẫn chưa có đánh thuế lên thu nhập từ cổ tức và thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu (lãi vốn), tức là nhà đầu tư được nhận toàn bộ số thu nhập là cổ tức được chia hoặc lời vốn. Nhưng theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, cổ tức, lãi trái phiếu, tín phiếu (trừ lãi trái phiếu Chính phủ) sẽ bị áp dụng mức thuế 5% kể từ đầu 2009, thì thị trường hiện rộ lên phong trào tạm ứng cổ tức hoặc chia cổ phiếu thưởng trước khi quy định đánh thuế thu nhập chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2009. Tạm ứng cổ tức với mức khá cao có thể kể đến công ty cổ phần gạch ngói Nhị Hiệp NHC với 30% trên mệnh giá, ACB với 25%. Mức tạm ứng trên 1.000 đồng một cổ phiếu bao gồm công ty cổ phần sữa Việt Nam VNM (1.900 đồng), FPT (1.600 đồng), GIL (1.300 đồng), ST8 (15%). Chi trả từ 10% trở xuống có KHA (10%), SSI (10%), VSH (10%), DHG (10%), BMC (10%), TMC (7%)... Một số công ty lại thanh toán cho nhà đầu tư bằng cổ phiếu như công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (tỷ lệ 50%). Với công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng lên đến 50% để tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn. Thông thường, việc tạm ứng cổ tức đợt 2 phải đến những tháng đầu năm sau mới chi trả cho cổ đông sau khi họp bàn cuối năm. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp công bố tạm ứng hẳn cổ tức đợt 2 để tránh thuế. 4.1.3 Ảnh hưởng của lạm phát Vài năm gần đây, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát có thể xem là cao mặc dù Nhà nước nói là vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ số CPI qua các năm Theo lý thuyết thì trong môi trường lạm phát, nhu cầu vốn và số dư tiền mặt của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do đó, doanh nghiệp cần phải giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng thực tế trong những năm qua cho thấy các công ty niêm yết Việt Nam vẫn chuộng việc sử dụng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ tâm lý của các nhà đầu tư (các cổ đông) là thích tiền cổ tức cao vì e ngại lạm phát cao. Lạm phát cao đồng nghĩa với việc tăng trưởng không bền vững và có nhiều rủi ro. Khi đó, rủi ro sẽ làm các nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn việc bỏ tiền vào kinh doanh chứng khoán, bên cạnh các nguồn đầu tư khác như bất động sản và vàng. Lam phát tăng còn dẫn đến nhiều biến động vĩ mô khác như lãi suất ngân hàng sẽ tăng, luồng vốn đầu tư nước ngoài giảm,…. Đây chính là những thời điểm khó khăn của các công ty khi huy động vốn bên ngoài. Chính vì vậy, một mức chi trả cổ tức thấp hợp lý sẽ là lựa chọn khôn ngoan. Mặt khác, một mức chi trả cổ tức ổn định ở mức cao đi đôi với tăng trưởng lợi nhuận đều trong thời điểm khó khăn này sẽ rất có ý nghĩa trong mắt nhà đầu tư. Điều này không những giúp công ty giữ gìn và mở rộng vị thế của mình trên thị trường mà còn làm tăng mức độ sẵn lòng bỏ tiền đầu tư vào công ty của các nhà đầu tư; do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ này, yếu tố lạm phát dường như cổ vũ cho một chính sách cổ tức cao. Tuy nhiên, việc duy trì mức cổ tức cao là điều khó khăn đối với hầu hết các công ty, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn, bất ổn về kinh tế như lạm phát cao. Vì thế, hầu như yếu tố lạm phát vẫn hướng các công ty thiên về một chính sách cổ tức thấp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của mỗi công ty. 4.1.4 Lãi suất ngân hàng Các công ty niêm yết hiện nay thường trả cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng (thông thường là 12%/năm). Và có thể xem đây như là một trong những dấu hiệu hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư. Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào tiếp tục đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ phần. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi suất chiết khấu, thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ. Đây được xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở nên hấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với các cổ phiếu thì họ sẽ nâng tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của mình lên để bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm một lượng gọi là phần bủ rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và phần bù rủi ro thị trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói một cách tổng quát thì, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì chắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các lĩnh vực đầu tư khác. Do đó, thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây cổ tức tăng cao để thu hút nhà đầu tư cũng vì Ngân Hàng Nhà Nước liên tục tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cạnh tranh về lãi suất huy động. 4.1.5 Yếu tố thị trường Trong thực tế, yếu tố thị trường là một yếu tố không thể bỏ qua. Ứng với mỗi thời điểm thị trường lên hay xuống thì từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn chính sách cổ tức khác nhau. Theo Luật Doanh nghiệp, hình thức chi trả cổ tức tại các công ty cổ phần nói chung, các công ty niêm yết hiện nay trên thị trường chứng khoán nói riêng, có thể thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu, hoặc cả 2. Tuy nhiên, việc đề xuất chi trả dưới hình thức nào trong thời điểm nào cho hợp lý luôn làm đau đầu hội đồng quản trị của các công ty cổ phần. Nếu như trước đây, khi thị trường đang tăng nóng, nếu thông tin về một công ty niêm yết của mã cổ phiếu A thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu rò rỉ ra ngoài ngay lập tức cổ phiếu A đó sẽ tăng giá trần liên tiếp. Điều đó cho thấy, tại thời điểm đó, nhà đầu tư khá hồ hởi với việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, trong thời điểm này, khi giá cổ phiếu liên tục sụt giảm (từ 70% đến 80%), các cổ đông tỏ ra không mấy mặn mà với việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu do việc gây loãng giá cổ phiếu. Trong năm 2008, đa số các công ty niêm yết công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu và bóng dáng của các quyền mua cổ phiếu phát hành thêm cũng không thấy nhiều như mấy năm 2007. Gần như tuyệt đối các công ty niêm yết công bố trả cổ tức trong tháng 4/2008 là trả bằng tiền mặt: ASP 15%, IMP 20%, DHG 10%, SAF 20%, DPM 10%, DMC 10%, DRC 30%, VHG 20%...Riêng ALP công bố thưởng cổ phiếu tỷ lệ 10:3. Còn trong tháng 3, hầu hết các công ty niêm yết cũng trả cổ tức bằng tiền mặt như MPC 15%, HDC 18%, TAC 15%, GMD 15%… Riêng DCT bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10:3 với giá 22.700 đồng/cổ phiếu. Rõ ràng ở thời điểm thị trường đang đi xuống, các công ty niêm yết đã nhận thức được các hệ quả xấu có thể xảy ra khi để nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Thứ nhất, nhiều cổ phiếu niêm yết đang trên đà giảm giá mạnh. Nếu thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thị giá của các cổ phiếu này sẽ còn sụt giảm mạnh hơn nữa do bị điều chỉnh giảm trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Điều này sẽ gây ra tâm lý không tốt đối với các cổ đông và các nhà đầu tư khi nhìn thấy cổ phiếu ngày càng rớt giá mạnh và vòng xoáy giảm giá này rất có thể sẽ tiếp diễn trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều nhà đầu tư cho rằng hiện chưa có dấu hiệu sáng sủa nào cho sự tăng giá trở lại của cổ phiếu. Thứ hai, thị trường chứng khoán đang trong trình trạng không ổn định, cùng với bối cảnh lạm phát gia tăng đang ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày của các nhà đầu tư, việc công ty niêm yết công bố trả cổ tức bằng cổ phiếu đã không được các cổ đông đón nhận như trước nữa. Nhu cầu tiền mặt không chỉ đang gia tăng ở các doanh nghiệp mà còn gia tăng ở khối các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Vì thế, việc trả cổ tức bằng tiền mặt lúc này là cần thiết đối với các cổ đông. Nếu như những lần lấy ý kiến từ các đại hội đồng cổ đông trước đây nhà đầu tư bỏ phiếu đồng ý tán thành với việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn thì trong thời điểm này, chính những nhà đầu tư đó lại yêu cầu hội đồng quản trị trả cổ tức bằng tiền mặt. 4.1.6 Ưu tiên của cổ đông (hiệu ứng khách hàng) Cổ đông của một doanh nghiệp thường bao gồm nhà đầu tư ngắn hạn và nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược luôn có xu hướng nắm giữ lâu dài cổ phiếu và sẵn sàng hi sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp và hưởng những giá trị nâng cao trong tương lai. Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn không có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nên muốn được chia cổ tức cao và có xu hướng bán cổ phiếu ra khi được giá. Không thể đánh giá thấp nhà đầu tư nào, dù là ngắn hạn hạn hay dài hạn vì chính nhà đầu tư ngắn hạn tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu và làm cho thị trường chứng khoán sôi động. Tuy nhiên, xét từ góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư dài hạn đóng vai trò quan trọng trong chính sách cổ tức. Việc phân chia lợi nhuận như thế nào được quyết định tại Đại hội cổ đông, nơi nhà đầu từ chiến lược có tiếng nói quan trọng. Bản thân việc chia cổ tức cũng có nghĩa là cổ đông ngồi lại bàn bạc và xác định lợi nhuận sẽ được phân chia như thế nào. Vấn đề quan trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nhưng trong thực tế Việt Nam, việc các công ty niêm yết chia cổ tức trong thời gian qua là để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứ không phải là vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 4.1.7 Bảo vệ chống loãng giá Tính đến cuối tháng 6/2008, đã có gần 50 công ty được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép, chấp thuận về nguyên tắc cho phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Thực tế này làm dấy lên lo ngại về việc pha loãng cổ phiếu, ảnh hưởng thị trường niêm yết như “phong trào” phát hành năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất vay ngân hàng cao như thời gian qua, đây được xem là cách làm khôn ngoan trong việc kiếm tìm nguồn vốn của doanh nghiệp. Vẫn biết hiện nay việc phát hành cổ phần huy động vốn, trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm pha loãng cổ phần ảnh hưởng đến nhà đầu tư nhưng đứng về góc độ doanh nghiệp thì khó có lời giải nào khác bởi phải có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khi vay vốn ngân hàng phải chịu lãi suất cao và không dễ gì vay được. Tích cực sử dụng nguồn vốn giữ lại, tránh việc lạm dụng các nguồn vốn bên ngoài là một cách để bảo vệ cổ đông khỏi rủi ro loãng giá. Điều này hàm ý rằng, công ty trả cổ tức thấp để đảm bảo nguồn vốn giữ lại tái đầu tư được tăng cường. Nhìn chung, trong thời gian qua các công ty và ngay cả các cổ đông đều chưa chú ý đến tầm ảnh hưởng của yếu tố này trong việc lựa chọn chính sách cổ tức. Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán còn mới, số lượng cổ phiếu, số lượng công ty còn ít mà lượng tiền nhàn rỗi của người dân rất nhiều, kể cả các nguồn vốn từ bất động sản, hay thị trường vàng, tiền tiết kiệm chuyển sang. Cộng thêm sở thích của nhà đầu tư thích các công ty phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho cổ đông, xuất phát từ kỳ vọng vào việc thu được lãi vốn cao của nhà đầu tư. 4.1.8 Nội dung thông tin của các thông báo về cổ tức Trong một thị trường cân xứng về thông tin, tất cả các bên quan tâm, trong đó bao gồm cả các nhà quản lý, các ngân hàng, các cổ đông và các đối tượng khác đều có thông tin như nhau về một công ty. Tuy nhiên trong thực tế, trên một thị trường không hoàn hảo, sự bất cân xứng về thông tin thường tồn tại do một nhóm người nào đó luôn có được những thông tin tốt hơn về tình hình và triển vọng tương lai của công ty. Hầu hết những người nghiên cứu cũng như những người hành nghề trong lĩnh vực tài chính đều tin rằng so với những bên quan tâm khác thì các nhà quản lý công ty nắm được những thông tin tốt hơn về công ty của họ, và những thông tin đó có thể được sử dụng để tạo ra những tác động nhất định đến thị trường. Điều này cũng có thể xảy ra trong quá trình lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp cho công ty. Những thay đổi_ tăng hoặc giảm_ về cổ tức, việc bắt đầu trả cổ tức (trả lần đầu tiên hay tiếp tục trả cổ tức sau một thời gian gián đoạn) và xoá bỏ các khoản trả cổ tức, được các công ty thông báo đều đặn trên các phương tiện thông tin tài chính. Thực tế cho thấy rằng, những thông báo về việc bắt đầu trả và tăng cổ tức cho cổ đông được đáp ứng lại bằng những biến động giá cổ phiếu theo chiều hướng đi lên, còn với những thông báo cắt giảm hoặc xoá bỏ cổ tức thì thường kéo theo nó là sự sụt giảm giá cổ phiếu. Các nhà quản lý có thể đưa ra những thông báo thay đổi mức chi trả cổ tức như vậy nhằm đưa những kì vọng của chính họ về triển vọng thu nhập của công ty trong tương lai. Họ muốn truyền đạt những thông tin riêng của mình đến thị trường thông qua các quyeết định về cổ tức và do đó, trong trường hợp này, cổ tức có ý nghĩa như một tín hiệu thông tin. Nếu việc chi trả cổ tức có thể đại diện cho những thông tin nội bộ lạc quan, các nhà quản lý khi hành động vì lợi ích của các cổ đông hiện hữu, có thể phân phối một khoản cổ tức bằng tiền mặt nếu điều đó thể hiện, rằng các công ty làm ăn tốt hơn sẽ trả cổ tức nhiều hơn. Những khía cạnh có lợi của việc chi trả cổ tức có thể không chỉ bù đắp được những khoản thuế cao hơn đánh vào thu nhập từ cổ tức so với thu nhập từ lãi vốn. Tuy nhiên, tác dụng thông báo của những thay đổi lớn, tăng hay giảm về cổ tức cũng không giống nhau ở những công ty khác nhau do chúng còn chịu ảnh hưởng của tính chất các cơ hội đầu tư và hiệu suất chi tiêu vốn hiện thời của công ty. Những thông báo về chi trả cổ tức của các công ty ở những giai đoạn chín muồi trong chu kì kinh doanh sẽ được thị trường lý giải hoàn toàn khác với thông báo do các công ty tăng trưởng đưa ra. 4.2 Các yếu tố nội vi 4.2.1 Đặc điểm giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Các cổ phần không chi trả cổ tức đến từ các công ty khởi sự và tăng trưởng bởi vì trong giai đoạn này, chi phí thường xấp xỉ hoặc cao hơn thu nhập ròng. Tuy nhiên nhận thức này không hoàn toàn đúng với thị trường hiện nay: Các công ty quyết định không chi trả cổ tức danh nghĩa nhằm mục tiêu thực hiện các chiến lược tái đầu tư, thông qua đó, giá cổ phần sẽ được đánh giá cao hơn, sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn cho nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư mua cổ phần không cổ tức mong muốn nhìn thấy các doanh nghiệp này tái đầu tư thu nhập để mở rộng sản xuất và tài trợ cho các dự án khác có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn thông qua việc cổ phần tăng giá. Thông thường các công ty lâu đời và đã trưởng thành sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức rất ổn định. Bạn dễ dàng nhận ra điều này qua các cổ phiếu blue chip. Lý do là các công ty này khi đã tăng trưởng đến một mức nào đó để trở thành những công ty đầu ngành, thì nhịp độ tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của họ lại vô cùng ổn định. Chính sách chi trả cổ tức ổn định được thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận được hằng năm. Các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty này bởi vì đây thường là những công ty lớn, ổn định và có thương hiệu mạnh. Nhìn chung, các công ty niêm yết Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì thế, nhu cầu vốn của các công ty niêm yết là vô cùng to lớn. Và các công ty phải cắt giảm cổ tức để giữ lại lợi nhuận cho tái đầu tư. Nhưng việc các công ty mới lên niêm yết không lâu; do đó, để tạo tao lòng tin trong mắt nhà đầu tư về tình hình, triển vọng của công ty, niềm tin vào Ban quản lý thì công ty vẫn phải chi trả một mức cổ tức trung bình của thị trường (khoảng từ 10%-15% là chấp nhận được đối với các nhà đầu tư). Vì thế, trong những năm vừa qua, rất nhiều công ty tăng vốn điều lệ lên một cách đáng kể bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Trong đó, có nhiều công ty tăng vốn liên tục và tăng vốn gấp đôi, gấp ba lần chỉ trong khoảng 2 năm. 4.2.2 Các dự án đầu tư, cơ hội tăng trưởng vốn Một nghịch lý đối với các công ty cổ phần ở Việt Nam là phải “thỏa mãn” nhu cầu cổ tức cao trong khi lại thiếu vốn đầu tư phát triển. Nguồn vốn của một doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nâng vốn thông qua việc nâng vốn vay, thường bằng cách vay ngân hàng (việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất hiếm). Đây là một cách thức không an toàn, thậm chí có thể biến doanh nghiệp thành “con nợ”. Doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lãi suất rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam đều có “xuất xứ” từ doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa cũng thường tiến hành với các doanh nghiệp yếu kém hoặc có nguy cơ phá sản với ý nghĩa cải cách điều hành, vực dậy doanh nghiệp. Chính trong hoàn cảnh đó, đáng lẽ doanh nghiệp phải đẩy mạnh quá trình tích lũy vốn để tăng giá trị doanh nghiệp và thực hiện tái đầu tư mở rộng thì hầu hết doanh nghiệp lại đem lợi nhuận thu được chia cho cổ đông. Bản thân việc chia cổ tức cũng có nghĩa là cổ đông ngồi lại bàn bạc và xác định lợi nhuận sẽ được phân chia như thế nào. Vấn đề quan trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tư, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp mới, đang phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao. Việc căn cứ mức cổ tức để đánh giá giá trị cổ phiếu chỉ mang tính nhất thời. Sau khi doanh nghiệp phát triển tốt giá trị được nâng cao thì giá trị cổ phiếu còn tăng cao hơn. 4.2.3 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn: Thông thường, các công ty ở Việt Nam hầu hết có quy mô vừa và nhỏ thường gặp khó khăn hơn khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính vì họ khó có thể thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư từ việc thông tin bất cân xứng. Có rất nhiều công ty cũng gặp khó khăn trong quá trình vay vốn ngân hàng, trong đó những trở ngại chính thường được nói đến là vấn đề điều kiện vay vốn, định giá tài sản thế chấp cầm cố, quy trình, thủ tục xin vay rườm rà phức tạp, xếp hạng tín nhiệm, tính minh bạch trong các báo cáo tài chính, hạn mức tín dụng, lãi suất, thời gian giải ngân, thời gian trả nợ,... Trong trường hợp đó, việc giữ lại một phần lợi nhuận để chuẩn bị đầu tư cho sự phát triển trong tương lai là phương án không ít công ty đã lựa chọn. Tuy nhiên, các công ty niêm yết lại là các doanh nghiệp có uy tín, tiêu biểu và được chọn lựa để lên sàn, dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng và các nguồn vốn bên ngoài vì đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn niêm yết cũng như các yêu cầu về công bố thông tin công khai, minh bạch; vì vậy, các công ty niêm yết có nhiều khả năng chi trả cổ tức nhất bởi khả năng thanh khoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư. Thật vậy, thực tế mấy năm qua hầu như tất cả các công ty niêm yết đều chi trả cổ tức vì hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả tăng trưởng cao. Còn khi thiếu vốn tài trợ cho một vài dự án nào đó thì các công ty niêm yết cũng dễ dàng huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phần hoặc dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Trong thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì việc tiếp cận các nguồn vốn của các công ty niêm yết nói riêng và các công ty ở Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là thị trường tín dụng, các ngân hàng thiếu vốn đều đua nhau nâng lãi suất huy động đến mức ngân hàng nhà nước phải đưa ra mức trần lãi suất là 12% (trước đó đã bỏ việc áp dụng trần lãi suất). Điều này làm cho lãi suất cho vay cũng tăng theo, gây nên một sự căng thẳng lãi suất trên thị trường tín dụng. Đến đầu tháng 6/2008 thì mức trần lãi suất huy động bị bãi bỏ và thay vào là trần lãi suất cho vay 18%. Cộng thêm việc nâng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14%. Tại thời điểm này, các công ty có vay nợ ngân hàng thì cố gắng trả nợ chứ không dám vay do chi phí sử dụng vốn quá đắt đỏ. Còn trên thị trường vốn, sau một loạt động thái quản lý của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán vào cuối năm 2007 như việc siết nguồn vốn vay cho chứng khoán cộng thêm tình hình lạm phát cao, tỷ giá có nhiều biến động, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bị quản lý chặt chẽ hơn, thì tình hình giá cổ phiếu của cả 2 sàn đều rớt giá thê thảm. VN-index và HASTC-index giảm khoảng phân nửa số điểm, phản ảnh tình trạng rớt giá của tất cả các cổ phiếu trên sàn. Theo như thông tin chính thức thì còn khoảng 20.000 ngàn tỷ đồng cổ phiếu chưa giải chấp tại các ngân hàng làm cho tâm lý của các nhà đầu tư còn nhiều e ngại khi quyết định đổ tiếp tiền vào cổ phiếu, mặc dù đây là khoảng thời gian các công ty công bố các kết quả lợi nhuận ấn tượng và mức chi trả cổ tức cao. Tại thời điểm này, các cổ đông thậm chí không còn mặn mà cho lắm đến việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu nữa mà vẫn ưa thích cổ tức bằng tiền mặt hơn. Vì vậy, việc phát hành cổ phiếu hiện nay của các công ty gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, các đợt IPO của các tổng công ty, tập đoàn lớn theo cam kết lịch trình cổ phần hóa của chính phủ cũng phải hoãn lại. Chính phủ đã có ý kiến siết chặt lại việc các công ty lên niêm yết, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm hạn chế tăng cung hàng hóa cho thị trường tại thời điểm này. Quả thật, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và thị trường vốn của các công ty niêm yết nói riêng và tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Chính trong những giai đoạn này, công ty mới thấy được tầm quan trọng việc chi trả cổ tức sao cho đảm bảo việc tích lũy vốn dùng cho tái đầu tư. Chính sách cổ tức phải hướng về thích ứng hoàn cảnh mới và theo đuổi một mục tiêu, chiến lược dài hạn thì công ty mới có thể đứng vững được trên thị trường. 4.2.4 Vấn đề phát tín hiệu Thực tế tại Việt Nam thời gian qua cho thấy đây là yếu tố quan trọng và được các công ty niêm yết ưu tiên hàng đầu. Các công ty niêm yết thường chi trả cổ tức dựa trên mức chi trả cổ tức phổ biến của các công ty niêm yết khác trên thị trường, đặc biệt là các công ty cùng ngành, các công ty có cùng quy mô. Trong tình trạng bất cân xứng thông tin của thị trường Việt Nam thì chính sách cổ tức được sử dụng như một công cụ phát tín hiệu vô cùng hiệu quả. Chính sách cổ tức dường như được các công ty niêm yết xem xét như là một công cụ phục vụ cho công tác hướng ngoại nhằm quảng bá hình ảnh của công ty, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn là việc tích lũy nguồn vốn nội tại để tài trợ cho các dự án mới. Đây là giai đoạn đầu hình thành thị trường nên công tác quảng bá, phát tín hiệu là cần thiết; vì vậy, chi phí chi trả cổ tức có thể được xem như một loại chi phí dành cho quảng cáo. Và đó là những chi phí hợp lý vì những kết quả mà nó mang lại là rất lớn: giá cổ phiếu tăng tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu với lượng thặng dư vốn lớn, ngày càng nhiều đối tác làm ăn hợp tác kinh doanh, nhiều khách hàng hơn,… Đó chính là cách mà hầu hết các công ty niêm yết lựa chọn trong thời gian qua. Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng phát tín hiệu thông qua cổ tức cao cùng với tình hình thị trường có nhiều biến động thì liệu cách thức phát tín hiệu qua cổ tức vẫn được duy trì hay các công ty sẽ cố gắng siết chặt chi tiêu, ngay cả đối với dòng chi cổ tức, nhằm hướng tới sự tăng trưởng bền vững, ổn định trong dài hạn? Không có câu trả lời chung cho tất cả các công ty mà nó còn tùy thuộc đặc điểm, vị thế, mục tiêu của từng công ty. Nhưng có thể khẳng định được rằng dù là nhà đầu tư với mục tiêu là cổ tức hay lãi vốn thì họ luôn đánh giá cao các công ty có mức chi trả cổ tức ổn định đi kèm với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Vì vậy, yếu tố phát tín hiệu luôn là một yếu tố quan trọng trong quyết định chi trả cổ tức của mỗi công ty. 4.2.5 Tình hình luồng tiền của công ty Trên lý thuyết, trong điều kiện công ty kinh doanh có lãi, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ cần thiết như trả lãi tiền vay, nộp các khoản thuế trong đó có cả thuế thu nhập công ty, phần lợi nhuận còn lại công ty có thể dung để trả cổ tức hoặc tái đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh doanh có lãi không đồng nghĩa với việc công ty có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Điều này xảy ra do sự khác biệt giữa việc lãi, lỗ trong quá trình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với việc tính toán luồng tiền vào, ra để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lợi nhuận kinh doanh được ghi nhận dựa trên doanh thu và chi phí phát sinh trong kì, trong khi luồng tiền ròng được tính toán dựa trên những khoản tiền thực thu, thực chi trong cùngkhoảng tời gian đó. Một công ty có thể thu được lợi nhuận đáng kể, thể hiện rất rõ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, song nguồn tiền lại không đủ dồi dào để trả một tỷ lệ cổ tức cao cho các cổ đông. Vì vậy, một yếu tố công ty cần xem xét khi quyết định chi trả cổ tức bằng tiền là sự cân đối về luồng tiền của công ty. Hoạch định chính sách cổ tức cho giai đoạn mới từ 2009 – 2011:     Năm 2008 là một năm mà thị trường chứng khoán ảm đạm, nhà đầu tư thua lỗ lúc này đòi hỏi tất cả các bên tham gia thị trường phải cùng nhau thúc đẩy quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh tốt thì góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi niềm tin của nhà đầu tư . Khi mà thị trường chứng khoán còn chưa phục hồi thì chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao hợp lý sẽ được ưa chuộng hơn đối với từng doanh nghiệp   5.1 Vậy thế nào về chính sách trả tiền mặt ở mức cao hợp lý? 5.1.1 Trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao hợp lý là:     Ban quản lý doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tự có và vốn vay. Rà soát và kiên quyết cắt giảm những loại chi phí không hợp lý, chi phí thừa.  Khi có điều kiện thì thanh lý những tài sản kém hiệu quả nhằm thu hồi vốn phục vụ cho mảng sản xuất kinh doanh truyền thống. Nhà đầu tư cần hiểu rõ những khó khăn do khách quan tác động như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới để có thể đánh giá khả năng làm ra lợi nhuận của Ban quản lý  ….  Tăng tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt trên lợi nhuận sau thuế nếu tình hình tài chính doanh nghiệp cho phép : Bảo đảm tốt việc thanh toán các khoản nợ hiện hành. Đòi hỏi Ban quản lý doanh nghiệp phải thuyết trình kỹ việc sử dụng lợi nhuận sau thuế hay vốn thặng dư, vốn vay vào các dự án đầu tư, sau quá trình đầu tư phải thuyết trình tại Đại hội cổ động về hiệu quả công tác đầu tư của từng dự án.  à Doanh nghiệp cần xác định một mức cổ tức cao hợp lý với tình hình hiện tại của công ty để đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được nguồn vốn dung để tái đầu tư cho chính mình. 5.1.2 Nhà đầu tư cần đòi hỏi 1 chính sách cổ tức cao ở mức hợp lý :   Đây là quyền lợi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư không nên dễ dãi vói Ban quản lý doanh nghiệp, sự đòi hỏi sẽ loại bỏ những nhân sự yếu kém , đồng thời ban quản lý phải thận trọng hơn trong các kế hoạch quản lý vốn.  à khi các cổ đông bị đánh thuế thu nhập trên cổ tức, cần có những kỳ vọng hợp lý nhằm tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTCDN - Chính sách chi trả cổ tức.doc
Luận văn liên quan