Bài 11/220:Tóm tắt đề bài: Công ty Anaya là công ty dẫn đầu trong lãnh vực nghiên cứu
trí thông minh nhân tạo. Cấu trúc vốn:
Cổ phần thường: 30 triệu cổ phần.
Nợ: 250 triệu $ (lãi suất: 15%).
Thuế suất (TNDN): 40%.
Công ty đang xem xét 2 phương án tài trợ cho một dự án đầu tư mở rộng:
PA1: tài trợ 100% vốn cổ phần: phát hành thêm 3 triệu cổ phần thường, giá bán:
20$/cổ phần.
PA2: tài trợ nợ: bán 30 triệu $ trái phiếu với chi phí sử dụng nợ trước thuế 14% và
30 triệu $ trái khoán với chi phí sử dụng nợ trước thuế 15%.
a) Tính điểm hòa vốn EBIT giữa 2 phương án.
b) Theo một giám đốc tài chính của Anaya, công ty có thể có lợi hơn nếu được tài trợ
bằng vốn cổ phần ưu đãi thay vì cổ phần thường. Ông đề nghị nên tính điểm hòa
vốn EBIT giữa phương án tài trợ nợ và phương án tài trọ cổ phần ưu đãi (cổ phần
ưu đãi 60 triệu $ có chi phí sau thuế 16%). Trên cơ sở EPS nên chọn phương án
nào? (dùng lập luận để diễn giải, không cần phải làm phép tính.
45 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4581 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính ngân hàng - Chương 16: Quyết định cấu trúc vốn trong thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời điểm này lãi suất dài hạn có thể thấp
(trừ khi tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao), và chúng ta sẽ cần các nguồn vốn này sau
này để tài trợ thêm cho tài sản cố định và lưu động thường xuyên. Tốt nhất là nên
thực hiện chuyển đổi này sớm và phong tỏa số nợ dài hạn chi phí thấp trong cấu trúc
vốn.
Ngoài ra trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với doanh
nghiệp mới thay đổi cấu trúc kinh doanh hoặc mua bán, sáp nhập: cấu trúc kinh
doanh thay đổi khiến cho rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng có sự biến động.
Mỗi một ngành kinh doanh có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau và từ đó mức
độ rủi ro kinh doanh cũng khác nhau.Một khi có sự thay đổi cấu trúc kinh doanh thì
doanh nghiệp phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro tổng thể của doanh
nghiệp.Điều đó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn cấu trúc nguồn vốn làm
cho cấu trúc nguồn vốn phù hợp hơn trước sự thay đổi của cấu trúc sản xuất kinh
doanh.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh
nghiệp xảy ra ngày càng nhiều. Sau khi sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp, hoạt
động tái cấu trúc đòi hỏi nguồn vốn làm cho cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn nhằm
đạt tới sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập một cổ phần cũng
như sự gia tăng giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo doanh
nghiệp phải rà soát thật kỹ cấu trúc nguồn vốn của từng bộ phận, đánh giá các rủi ro
tài chính từ riêng lẻ đến tổng thể và có phương án tăng cường năng lực tài chính cho
những bộ phận trọng yếu, quyết định đến doanh thu và lợi nhuận
* Nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, tỷ số giá thu nhập của cổ phần
thường có thể tăng, vì thế cuối cùng ta có thể muốn phát hành thêm cổ phần
thường.Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng một số doanh nghiệp không quản lý
được tốc độ tăng trưởng của mình dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi
vào tình trạng quá "nóng". Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài
chính cũng như khiến cho cấu trúc nguồn vốn mất cân đối nghiêm trọng. Khi tăng
trưởng quá nhanh, nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn.
Trong trường hợp này, mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng
không thể đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp buộc phải gia tăng huy động vốn từ
bên ngoài và thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã đi vay khối lượng lớn để đầu tư
vào tài sản cố định và mở rộng quá mức sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà
cung cấp. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm doanh nghiệp mất kiểm soát trong
trường hợp rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình
đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các
phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.
Bộ phận tài chính của doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, báo cáo sự luân
chuyển của dòng tiền trong doanh nghiệp, dự báo những khó khăn phát sinh và tham
mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp các phương án tránh rủi ro tài chính. Dần dần,
doanh nghiệp phải bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua tìm kiếm cổ đông chiến lược
để cân bằng vốn chủ sở hữu và vốn nợ hoặc giảm dần các khoản nợ vay về giới hạn
an toàn.
----------------------------------
Bài nghiên cứu Capital Structure over the Business Cycle
Tác giả David Amdur
Georgetown Universityy
This Version: July 2009
Ông đã chỉ ra rằng mô hình RBC (Standard real business cycle) với một quyết
định cơ cấu vốn rõ ràng có thể giải thích số lượng yếu tố ảnh hưởng về mối quan hệ
giữa nợ và vốn cổ phần theo dữ liệu của Mỹ. Ông đã tìm ra RBC, mô hình đặc trưng
bởi ba yếu tố tài chính: lá chắn thuế , chi phí sử dụng nợ, và chi phí sử dụng vốn.
Sử dụng lá chắn thuế hiệu quả và giảm chi phí sử dụng nợ đến mức tối thiểu là ưu
điểm của việc tài trợ bằng nợ. Các chi phí sử dụng vốn cổ phần trên thực tế có nhiều
biến động hơn tùy theo tín hiệu thị trường. Trong mô phỏng có tính hiệu chuẩn, mô
hình cho thấy một cách chính xác rằng tài trợ bằng nợ và vốn cổ phần có tương quan
với GDP, đầu tư và tương quan lẫn nhau giữa chúng
Mô hình này có ý nghĩa cho các quyết định cơ cấu vốn riêng của các doanh
nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp bị đánh thuế thu nhập cao hơn có thể tài trợ bằng
nợ nhiều hơn so với các công ty khác.
Hơn nữa, việc bị đánh thuế cao và các yếu tố khác thay đổi khiến cho công ty
cũng thay đổi cấu trúc nợ theo. Hai công ty với mô hình cấu trúc vốn và tài sản khác
nhau sẽ có quyết định khác nhau về cấu trúc nợ và vốn cổ phần.
Kết quả sau khi chạy mô hình:
Bảng 1. Thống kê sự thay đổi trong chu kỳ kinh tế của khu vực phi nông
nghiệp tương quan giữa các yếu tố vốn cổ phần, tài trợ bằng nợ với GDP giai
đoạn 1952 – 1983 và giai đoạn từ năm 1984 đến 2007.
Bảng 2: Mối liên hệ tương quan giữa vốn cổ phần, nợ và đầu tư
Bảng 3: Sự thay đổi các yếu tố vốn cổ phần, nợ vay, đầu tư, chi tiêu trong chu
kỳ kinh tế giai đoạn 1952-1983 và 1984-2007.
2. Các đặc tính của ngành
Các công ty hoạt động trong cùng ngành sẽ đối mặt với các nhân tố gây ra rủi ro
kinh doanh là giống nhau nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
đặc điểm của từng ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động như khả năng phá sản,
khả năng sinh lời, chất lượng và cơ cấu tài sản, cơ hội tăng trưởng.
Theo khảo sát các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
nhóm sử dụng nhiều nợ vay nhất phải kể đến ngành vận tải, xây dựng và bất động
sản. Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của một số công ty tiêu biểu thuộc nhóm này là Công ty
cổ phần vận tải xăng dầu Vitaco (3,38), Tổng Công ty cổ phần vận tải dầu khí
(5,73),Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (22,26). Tỉ lệ
này trong các ngành chế biến xuất khẩu tương đối cao và nợ vay thường ngắn hạn để
nhập khẩu và mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình chế biến: Công ty cổ phần Tập
đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành TTF (1,58), Công ty Cổ phần Vinafco VHC (2,05).
Ngược lại, ngành cao su tự nhiên lại có tỉ lệ nợ trên vốn thấp: Công ty Cổ phần Cao
Su Tây Ninh TRC (0,31), Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú DPR (0,53).
Do đó, khi đưa ra một quyết định về cấu trúc vốn cần xem xét các đặc tính của
doanh nghiệp.
2.1. Cấu trúc tài sản
Các công ty trong cùng ngành sẽ có một cơ cấu tài sản tương đồng nhau, như là
một “form chuẩn” để các doanh nghiệp trong ngành tuân theo, chính vì vậy cơ cấu
vốn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo “form chuẩn” này. Các công ty hoạt động trong
ngành có tài sản thích hợp như là khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có khuynh hướng sử
dụng nhiều nợ vay hơn.Các tài sản có thể sử dụng cho nhiều ngành là một khoản thế
chấp tốt, trong khi đó các tài sản chuyên dụng thì lại không như vậy. Do đó, các
công ty bất động sản thường có đòn bẩy tài chính cao, trong khi đó các công ty trong
lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thì lại không.
2.2. Tính chất ổn định của dòng tiền
- Các doanh nghiệp trong ngành có rủi ro kinh doanh thấp: có dòng tiền ổn
định thường sử dụng nợ nhiều hơn là các doanh nghiệp trong các ngành nhiều rủi ro
hơn.
- Các biến động theo mùa vụ: các ngành có các biến động lớn mang tính mùa vụ
trong doanh số thường cần các tỷ lệ tương đối lớn vay ngắn hạn linh động. Việc xem
xét tính thích hợp của các loại vốn với loại tài sản cần tài trợ sẽ có thể rất quan trọng
đối với các doanh nghiệp như các cửa hàng bách hóa bán lẻ và các nhà sản xuất đồ
chơi, phân bón và quần áo nam, nữ.
- Các ngành có biến động theo chu kỳ: doanh số sẽ có biến động lớn qua từng
giai đoạn của chu kỳ, do đó các công ty trong ngành có đăc tính này thường sử dụng
rất ít nợ vay để bành trướng hay thu hẹp dễ dàng các khoản vốn sử dụng.
- Tính chất cạnh tranh trong ngành cũng có tác động rất lớn đến quyết định
cấu trúc vốn. Đối với ngành có tính cạnh tranh cao thì doanh thu của các công ty
trong ngành đó chỉ mang tính tạm thời và khó dự báo trước nên các công ty này chủ
yếu sử dụng vốn cổ phần thường hơn là nợ vay. Ngược lại, các công ty trong ngành
có tính cạnh tranh thấp, doanh thu sẽ ổn định và dự báo được nên thông thường sẽ sử
dụng nhiều nợ vay hơn.
- Giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ. Các ngành kinh doanh được sinh ra, phát
triển, trưởng thành và cuối cùng thường suy tàn. Do đó, ở giai đoạn đầu mới sinh ra
và giai đoạn cuối chuẩn bị bước vào thời kỳ suy tàn thì doanh nghiệp đang đối diện
với rủi ro rất lớn nên thường sử dụng rất ít nợ vay. Và ở giai đoạn phát triển, các
doanh nghiệp thường sử dụng nhiều nợ vay để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho nhu
cầu đang bành trướng về quy mô của công ty.
Như vậy, khi đưa ra một quyết định về cấu trúc vốn, giám đốc tài chính cũng
nên xem xét yếu tố ngành nghề để đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, vẫn có một cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp cá thể không
giống với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cùng ngành, các doanh nghiệp có thể
“phá cách”, vượt ra ngoài “form chuẩn” của ngành. Do đó, một doanh nghiệp chấp
nhận một cấu trúc vốn khác biệt lớn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục cả
thị trường tài chính về rủi ro kinh doanh của công ty mình cũng khác biệt lớn với rủi
ro kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành để đảm bảo cho cấu trúc vốn khác
biệt này. Thị trường sẽ tưởng thưởng cho các doanh nghiệp đạt được cấu trúc vốn
này.
2.3. Điều tiết
Các loại vốn do các doanh nghiệp thuộc ngành công ích (như giáo dục, đường sắt) sử
dụng thường bị cơ quan luật định giám sát chặt chẽ. Do đó, cấu trúc vốn phụ thuộc nhiều
vào các quy định
2.4. Thông lệ
Một số quy luật theo kinh nghiệm mang tính truyền thống đối với cấu trúc vốn của
các doanh nghiệp theo nhiều lĩnh vực... các tiên chuẩn cụ thể liên quan đến sản xuất, bán
sỉ và bán lẻ đã phát triển một phần từ việc công bố các tỷ số bình quân chp nhiều ngành
khác nhau, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì sẽ khó huy động vốn hoặc
phải huy động với một mức chi phí cao hơn
3. Các đặc tính của doanh nghiệp
3.1. Hình thức tổ chức
Mỗi hình thức tổ chức doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau, do đó nó sẽ ảnh
hưởng đến cách thức huy động vốn cũng như trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với nợ
của doanh nghiệp. Do đó, hình thức tổ chức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định
cấu trúc vốn. Ví dụ: Các công ty cổ phần thường dễ thu hút vốn hơn các hình thức kinh
doanh không liên kết hay kinh doanh liên kết góp vốn, vì các cổ đông chỉ phải chịu rủi ro
cho phần vốn đầu tư ban đầu của mình. Hơn nữa, thường họ có thể bán cổ phần của mình
cho người khác một cách dễ dàng.
3.2. Quy mô
Việc huy động các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi quy
mô của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Các doanh nghiệp rất nhỏ phải tùy thuộc đáng kể vào vốn của các chủ sở
hữu để tài trợ tài sản của mình vì doanh nghiệp này khó có thể tiếp cận các nguồn
vốn vay dài hạn.Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ thường hạn chế trong việc đa dạng
nguồn tài trợ vì xét đến chi phí phát hành chứng khoán có thể lớn hơn so với lợi ích
có thể có.
- Các doanh nghiệp rất lớn thường phải sử dụng nhiều loại vốn. Vì cần quá
nhiều tiền, các doanh nghiệp này sẽ khó thỏa mãn tổng nhu cầu vốn của mình với
một chi phí vừa phải nếu họ giới hạn các nhu cầu của mình vào chỉ một loại vốn.
3.3. Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp
Đặc điểm tài sản của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trên nguyên tắc
tính tương thích giữa tài sản và nguồn vốn mà các giám đốc tài chính luôn cân nhắc trong
việc đưa ra một quyết định về cấu trúc vốn. Cụ thể như sau:
Tính chất từng loại nguồn vốn phải phù hợp với tính chất của từng loại tài sản. Tính
tương thích này được thể hiện qua hình vẽ sau:
Qua đó cho ta thấy:
- Dùng nợ ngắn hạn tạm thời để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời
- Dùng nợ ngắn hạn thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên
- Dùng nợ dài hạn và vốn cổ phần tài trợ cho tài sản cố định
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sao lại có sự tương thích đó. Trước hết cần xem xét một
số tính chất của từng loại vốn và từng loại tài sản.
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản lưu động: là loại tài sản có thời
hạn sử dụng dưới 1 năm. Bao gồm tiền
mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
khoản phải thu, tồn kho, tài sản lưu động
khác. Tài sản lưu động được chia làm 02
loại sau:
- Tài sản lưu động tạm thời: là tài
sản lưu động chỉ xuất hiện trong 1
khoảng thời gian nhất định
- Tài sản lưu động thường xuyên:
là loại tài sản lưu động thường
Nợ ngắn hạn: là khoản nợ có thời gian
đáo hạn dưới 1 năm. Nợ ngắn hạn chia
làm 02 loại sau:
- Nợ ngắn hạn tạm thời: là khoản
nợ ngắn hạn chỉ xuất hiện trong 1
khoảng thời gian nhất định
- Nợ ngắn hạn thường xuyên: là
khoản nợ ngắn hạn thường xuyên
xuất hiện trong bảng cân đối kế
toán từ năm này qua năm khác
Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời gian đáo
xuyên xuất hiện trên bảng cân đối
kế toán từ năm này qua năm khác
hạn trên 1 năm
Tài sản cố định: là loại tài sản có thời hạn
sử dụng trên 1 năm. Bao gồm tài sản cố
định hữu hình, tài sản cố định vô hình và
tài sản cố định thuê tài chính
Vốn cổ phần: là nguồn vốn dài hạn có
được nhờ vào bán cổ phiếu của công ty
Việc dùng các nguồn vốn dài hạn (vốn cổ phần, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thường
xuyên) tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời sẽ là không khôn ngoan, do việc chỉ sử dụng
nguồn vốn này trong ngắn hạn rồi để nó nhàn rỗi trong khoảng thời gian còn lại sẽ vô
cùng lãng phí. Vì vậy nguồn vốn dài hạn này nên dành để tài trợ cho tài sản cố định và tài
sản lưu động thường xuyên để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn. Và do đó, nguồn
vốn để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời nên là nợ ngắn hạn tạm thời.
Các tài sản ngắn hạn thường xuyên thì việc sử dụng vốn cổ phần hay nợ dài hạn cũng
tốt, nhưng trong trường hợp không đủ vốn thì việc sử dụng nợ ngắn hạn thường xuyên sẽ
là hành động khôn ngoan vì nó giúp công ty có nguồn vốn ổn định để phát triển sản xuất
kinh doanh
Tài sản cố định nếu được tài trợ bằng vốn cổ phần và nợ dài hạn sẽ giúp công ty
không phải chịu áp lực trả lãi và vốn vay, giúp công ty ổn định phát triển sản xuất kinh
doanh.
3.4. Giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ
Việc đưa ra quyết định cấu trúc vốn còn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đang ở giai
đoạn nào của chu kỳ tuổi thọ vì tùy vào từng giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ, doanh
nghiệp sẽ có một số đặc điểm khác nhau:
Giai đoạn ngành Đặc điểm Nguốn tài trợ
Sinh ra
(Khởi sự kinh
doanh)
Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh
doanh tiêu biểu rõ ràng mức độ cao
nhất của rủi ro kinh doanh. Các rủi ro
Mức độ rủi ro kinh doanh
cao có nghĩa là rủi ro tài
chính đi kèm nên được giữ
đó chính là khả năng sản xuất sản
phẩm mới có hiệu quả hay không; nếu
có hiệu quả, thì sản phẩm có được các
khách hàng tương lai chấp nhận hay
không; nếu được chấp nhận, thì
trường có tăng trưởng đến một quy
mô hiệu quả đủ cho các chi phí triển
khai và đưa sản phẩm ra thị trường
không; và nếu tất cả những điều này
đều đạt được, thì công ty có chiến
lược thị phần hay không?
càng thấp càng tốt trong
suốt giai đoạn này. Như
vậy, tài trợ bằng vốn cổ
phần là thích hợp nhất,
nhưng do mức độ của rủi
ro tổng thể trong giai đoạn
này rất cao, do đó chỉ có
các nhà đầu tư vốn mạo
hiểm mới dám chấp nhận
đầu tư và công ty mà thôi.
Đương nhiên, các nhà đầu
tư mạo hiểm này sẽ yêu
cầu một tỷ suất sinh lời cao
để bù đáp cho rủi ro.
Phát triển
Một khi sản phẩm mới được tung ra
trên thị trường một cách thành công,
doanh số sẽ bắt đầu tăng nhanh
chống, công ty bước vào giai đoạn
phát triển. Ở giai đoạn này, rủi ro kinh
doanh của công ty vẫn cao. Đó chính
là vì do giai đoạn chuyển tiếp từ khởi
đầu sang phát triển đòi hỏi công ty
phải thực hiện một số thay đổi. Thay
đổi luôn luôn bao hàm rủi ro, vì nếu
không quản lý thay đổi đúng, nó có
thể đưa đến một chiều hướng đi
xuống trong thành quả tương lai của
doanh nghiệp.
Với mức độ rủi ro trong
kinh doanh còn khá cao
nên giai đoạn này cần phải
xác định được nguồn tài
trợ thích hợp để giữ mức
độ rủi ro tài chính thấp, tức
là tiếp tục dùng vốn cổ
phần. Tuy nhiên, một khía
cạnh quan trọng trong việc
quản lý giai đoạn chuyển
tiếp này là các nhà đầu tư
vốn mạo hiểm ban đầu chỉ
quan tâm đến việc đạt
được lãi vốn để có thể tái
đầu tư vào nhiều doanh
nghiệp mới khởi sự khác.
Điều đó có nghĩa là cần
tìm kiếm thêm các nhà đầu
tư vốn cổ phần mới bằng
cách phát hành rộng rãi
chứng khoán của công ty.
Trưởng thành
Trong giai đoạn này rủi ro kinh doanh
của công ty ở mức trung bình vì công
ty đã ổn định với một thị phần tương
đối tốt.
Công ty huy động vốn
bằng lợi nhuận giữ lại và
lãi vay
Suy tàn
Giai đoạn này có mức rủi ro kinh
doanh thấp
Rủi ro kinh doanh thấp này
sẽ được bổ sung bởi một
nguồn vốn có rủi ro tài
chính tương đối cao. Như
vậy, nguồn vốn trong giai
đoạn này là nợ vay
3.5. Tâm lý hành vi
3.5.1. Tác động của tín hiệu
Các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng việc phát chứng khoán
mới làm giá chứng khoán giảm (nghiên cứu thực nghiệm của Paul Asquith và David
W.Mullins trong bài nghiên cứu “Tác động của việc bắt đầu chi trả cổ tức đến của
cải của nhà đầu tư” được đăng trên tờ Journal of Bussiness, tháng 1/1983). Điều này
có nghĩa là trong điều kiện bình thường, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu
hơn và ít vay nợ hơn nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ khi cần thiết, trong trường
hợp có cơ hội đầu tư tốt.
Vì vậy khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn,
doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương lai
và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giám đốc mà giao dịch
đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.
Tóm lại, nói một cách dễ hiểu hơn:
- Trong điều kiện bình thường, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn
và ít vay nợ hơn nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ khi cần thiết, trong trường hợp
có cơ hội đầu tư tốt.
- Trong trường hợp công ty cần huy động vốn cho các dự án đầu tư, công ty sẽ
chọn hướng vay nợ vì như vậy sẽ gửi thông điệp tới cho các cổ đông rằng họ đang
hoạt động tốt thay vì phát hành cổ phiếu vì phát hành cổ phiếu sẽ làm các cổ đông
cho rằng công ty đang hoạt động kém hiệu quả.
- Giả sử công ty hoạt động tại một thị trường đang có xảy ra những vụ vỡ nợ, phá
sản lớn như Việt Nam thì việc vay nợ thêm lại gửi đến cho các cổ đông một thông
điệp rằng "chúng tôi đang thiếu vốn" và tạo ra một tâm lý e dè cho rằng rủi ro của
công ty đang gia tăng, dẫn đến các nhà đầu tư sẽ chuyển sự đầu tư sang một công ty
có cùng hiệu quả hoạt động nhưng vay nợ ít hơn (ít rủi ro hơn) hoặc có cùng mức rủi
ro nhưng thu nhập đem lại cao hơn.
Ví dụ: Việc sử dụng một cấu trúc nợ vay lớn trong điều kiện thị trường bất
động sản ảm đạm như hiện nay của công ty Quốc Cường Gia Lai sẽ đem đến những
phản ứng bất lợi cho cổ đông. Cụ thể là giá cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia
Lai đã giảm 37,12% từ 11.300đ (ngày 11/06/2012) xuống còn 7.100đ (ngày
28/09/2012).
3.5.2. Tác động của ưu tiên quản trị: lý thuyết trật tự phân hạng.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng như đã đề cập trong chương 15 thì thứ tự ưu
tiên trong quyết định cấu trúc vốn như sau:
- Thu nhập giữ lại
- Vay nợ
- Cổ phần ưu đãi
- Cổ phần thường
Như vậy, với ưu tiên quản trị này thì các doanh nghiệp có đủ lý do cố gắng
tránh tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu thông thường hoặc các chứng khoán rủi ro
khác. Nếu một giám đốc tài chính có hành vi ra quyết định theo trật tự phân hàng
này thì:
Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao thường có tỷ lệ nợ
thấp, vì các doanh nghiệp này sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mà không cần
phải đi vay nợ nhiều.Và ngược lại, các doanh nghiệp sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ
vì họ không có nguồn vốn nội bộ đủ để tái đầu tư nên vay nợ sẽ đứng đầu trong danh
sách tài trợ từ bên ngoài của các doanh nghiệp này.Trong trường hợp doanh nghiệp
không thể nào vay nợ được nữa thì phát hành cổ phiếu thường sẽ được lựa chọn.
Tuy nhiên, điều này cũng chưa hẳn là đúng hoàn toàn.Có rất nhiều ví dụ về các
công ty đã phát hành cổ phiếu trong khi họ hoàn toàn có thể vay nợ. Nhưng khi nhìn
chung vào tổng thể, rõ ràng các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn
bên trong và các khoản vay nợ, cho thấy đây là một hành vi có tính điển hình cao.
Do đó, nếu một doanh nghiệp trong trạng thái bình thường, khi ra quyết định cấu
trúc vốn nên tuân theo ưu tiên quản trị này.
3.5.3. Tác động của mua lại bằng vốn vay (LBO) đối với cổ đông
Mua lại bằng vốn vay (LBO - Leveraged buyout) được hiểu là hoạt động mua lại
hay sát nhập được thực hiện thông qua việc một nhóm các nhà đầu tư sử dụng phần
lớn nợ vay để mua lại phần lớn cổ phần của công ty, tức là mua lại quyền kiểm soát
và sỡ hữu công ty lớn chỉ bằng một đầu tư vốn cổ phần tương đối nhỏ.
Các mua lại bằng vốn vay đưa đến các gia tăng lớn hơn trong số lượng nợ dùng
để tài trợ một doanh nghiệp – trong vài trường hợp lên đến 95% cấu trúc vốn. Việc
sử dụng số lượng lớn nợ này cho phép một nhóm nhỏ các nhà đầu tưchỉ với một đầu
tư vốn cổ phần tương đối nhỏ có thể mua lại quyền sở hữu và kiểm soát một doanh
nghiệp lớn hoặc làm cho doanh nghiệp đó bị rơi vào tình trạng bị ngân hàng phát
mãi tài sản khi nhà đầu tư không đủ khả năng chi trả cho các nghĩa vụ liên quan đến
việc vay nợ của họ.
Nhưng trong trường hợp này đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọngcần được các
giám đốc tài chính xem xét khi thực hiện một cơ cấu về vốn.
3.5.4. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý
Không ai chứng minh được rằng một cơ cấu vốn nào sẽ làm cho giá cổ phiếu cao
hơn cơ cấu vốn kia. Khi đó, cấp quản lý có thể thực hiện các điều chỉnh của mình về
cơ cấu vốn thích hợp.
Việc cấp quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn
đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Nếu nhà quản lý không thích rủi ro sẽ
sử dụng ít nợ vay hơn một công ty trung bình trong ngành, trong khi các nhà quản lý
thích rủi ro hơn sẽ sử dụng nhiều nợ vay hơn để lợi dụng tác dụng khuếch đại thu
nhập của đòn bẩy tài chính.
3.5.5. Bảo đảm quyền kiểm soát
Do tác động của rủi ro mất quyền kiểm soát nên các chủ sở hữu đều muốn nắm giữ
cổ phần của mình mà không muốn phát hành thêm cổ phần thương, thay vào đó là ưu tiên
tài trợ bằng nợ, cổ phần ưu đãi hay lợi nhuận giữ lại, ngay cả khi doanh nghiệp tăng
trưởng chậm.
Như chúng ta đã biết, các chủ nợ không có tiếng nói trong việc lựa chọn ban điều
hành, các chủ sở hữu ưu đãi cũng không hoặc nếu có thì rất ít.Nếu chúng ta vay tiền từ
chủ nợ hoặc chủ sở hữu ưu đãi, chúng ta hy sinh một ít hoặc không hy sinh quyền kiểm
soát ban điều hành của chúng ta. Nhưng cần lưu ý rằng vốn vay và vốn cổ phần đều có
những ưu và khuyết điểm riêng: cho vay thì giữ được quyền kiểm soát nhưng đối mặt với
rủi ro không trả được nợ, còn phát hành cổ phiếu thì không phải lo về nợ nhưng lại đối
mặt với rủi ro mất quyền kiểm soát. Nên tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có những quyết
định tối ưu.
- Nếu mục tiêu chính của các chủ sở hữu hiện tại là nắm quyền kiểm soát quyền
biểu quyết (nhiều hơn 50% số cổ phiếu) nhưng họ không ở vị trí mua để mua thêm cổ
phiếu, có vẻ như họ nên huy động thêm vốn từ các chủ nợ hay các cổ đông ưu đãi. Nhưng
nếu tình trạng tài chính của công ty quá kém, việc vay nhiều hơn mức có thể trả, các chủ
nợ có thể tịch biên tài sản để thỏa mãn trái quyền của họ, trong trường hợp này các chủ
sở hữu sẽ mất cả quyền kiểm soát. Sẽ là tốt hơn nếu chúng ta hy sinh một ít quyền kiểm
soát bằng cách tài trợ thêm bằng vốn cổ phần hơn là phải gánh chịu rủi ro mất tất cả
quyền kiểm soát do vay mượn quá nhiều.
- Tương tự, nếu chúng ta phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi điều đó có nghĩa rằng:
nếu chúng ta không thể chi trả cổ tức, chúng ta sẽ cho phép các cổ đông ưu đãi bầu đa số
thành viên hội đồng quản trị. Lúc đó quyền kiểm soát của chúng ta cũng có nguy cơ đe
dọa. Như vậy, trong trường hợp này, phương án cổ phần ưu đãi không tốt bằng phương
án tăng thêm cổ phần thường.
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nếu sử dụng quá ít nợ vay trong khi quá nhiều
vố cổ phần, nghĩa là công ty bán cổ phiếu nhiều ra công ty, như đã phân tích ở phần tác
động của tín hiệu, điều này làm cho giá cổ phiếu giảm xuống, công ty có thể gặp phải rủi
ro bị thôn tín.
Do vậy, xem xét việc kiểm soát có thể dẫn đến việc lựa chọn nợ vay hay vốn chủ
sở hữu bởi vì loại vốn nào sẽ bảo vệ các chủ sở hữu tốt nhất trong những trường hợp khác
nhau sẽ khác nhau. Trong bất cứ tình huống nào, nếu chủ sở hữu thấy không an toàn, họ
sẽ xem xét đến việc duy trì quyền kiểm soát.
II. THỰC HÀNH QUẢN TRỊ CẤU TRÚC VỐN
1. Quy trình hoạch định quản trị cấu trúc vốn
Hoạch định cấu trúc vốn trong thực tiễn có nghĩa là doanh nghiệp phải lựa chọn
một kết hợp giữa các thành phần vốn như: lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phần, nợ
vay, cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi, cổ phần ưu đãi không thể chuyển đổi...
Tuy nhiên, xét về tổng quát, cơ cấu vốn tài trợ của một doanh nghiệp có thể tập
trung ở 3 loại chính là:
- Vốn cổ phần thường.
- Nợ vay
- Cổ phần ưu đãi.
Cấu trúc vốn tối ưu sẽ phải đáp ứng 3 điều kiện như sau:
Tối đa hóa thu nhập cho chủ sở hữu.
Tối thiểu hóa rủi ro.
Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn
Do đó khi hoạch định cấu trúc vốn trong thực tiễn chúng ta sẽ lựa chọn một cấu
trúc vốn theo 3 tiêu chí này. Chúng ta lần lượt xem xét 2 trường hợp: công ty có
quyền lựa chọn giữa nhiều cấu trúc vốn và công ty chỉ có thể lựa chọn 1 cấu trúc
vốn. Quy trình lựa chọn cấu trúc vốn có thể gom vào trong 5 bước:
1.1. Bước 1: Tính toán mức EBIT dự kiến của công ty
Bước này yêu cầu nhà hoạch định phải có được EBIT dự kiến của công ty, đây
là kết quả có được từ việc hoạch định hiệu quả của quyết định đầu tư.
1.2. Bước 2: Tính toán biên độ dao động của EBIT dự kiến
EBIT dự kiến của công ty luôn chịu tác động của nhiều nhân tố nên luôn có một
mức độ dao động nhất định. Sự dao động này của EBIT cũng có tác động rất nhiều
đến hiệu quả của phương án tài trợ nên nhà hoạch định cần phải nắm được mức độ
dao động này.
1.3. Bước 3: Tìm ra, xác lập một cấu trúc vốn tối ưu thỏa mãn mục tiêu tối đa
hóa thu nhập của cổ đông
Để đạt được mục tiêu này, cấu trúc vốn được lựa chọn phải là cấu trúc vốn đem
lại thu nhập cho cổ đông (EPS) cao nhất tại mức EBIT tương ứng. Vậy công việc
đầu tiên ta phải làm là tính giá trị EPS đối với từng phương án tài trợ lựa chọn. Ta
có thể tổng hợp công thức tính toán EPS ứng với các phương án tài trợ như sau:
100% cổ phần thường
EPS = EBIT(1 – Thuế) Số lượng cổ phiếu
Cổ phần thường + nợ
EPS =
(EBIT – Lãi vay)(1 – Thuế)
Số lượng cổ phiếu
Cổ phần thường + Cổ phần ưu đãi
EPS =
EBIT(1 – Thuế) – Lợi tức cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu
Cổ phần thường + nợ + cổ phần ưu đãi
EPS =
(EBIT – Lãi vay)(1 – Thuế) – Lợi tức cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu
1.3.1. Trường hợp công ty chỉ có 1 phương án tài trợ để lựa chọn
Nếu EPS > 0: phương án được đánh giá tốt, chọn phương án này Chuyển sang
bước 4 của quy trình
Nếu EPS < 0: phương án đó không tốt, dừng lại quy trình và tìm quy trình khác
1.3.2. Trường hợp công ty có nhiều phương án tài trợ để lựa chọn:
Với từng phương án, chúng ta sẽ tìm ra điểm làm cho EPS của công ty bằng 0.
Đồng thời, khi so sánh từng cặp phương án, chúng ta sẽ tìm được những điểm hòa
vốn (điểm mà EPS từ cả 2 phương án bằng nhau).
Với điểm làm cho EPS bằng 0, ta so sánh điểm này với EBIT dự kiến của công
ty, các phương án tài trợ có điểm này lớn hơn EBIT dự kiến (đồng nghĩa với việc cổ
đông không nhận được thu nhập) ta loại.
Với các điểm hòa vốn tìm được, nếu EBIT dự kiến nằm bên trái điểm này ta sẽ
chọn phương án có mức sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn, ngược lại ta chọn phương
án có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Tiếp tục dùng phương án tốt đã
chọn được so sánh với từng phương án còn lại ta sẽ dần chọn ra được một phương án
tài trợ tốt nhất.
1.4. Bước 4: Tối thiểu hóa rủi ro
1.4.1. Trường hợp công ty chỉ có 1 phương án tài trợ để lựa chọn
Do EBIT dự kiến có xác suất sẽ thay đổi do rủi ro kinh doanh nên chúng ta cần
tính xác suất xảy ra trường hợp ngoài ý muốn là EBIT thay đổi làm EPS chuyển từ
dương sang âm. Tương ứng với các phương án tài trợ mẫu nêu ở trên ta có điểm
EBIT làm cho EPS bằng 0 (EBIT0) là:
100% cổ phần thường:
EBIT0 = 0
Cổ phần thường + nợ:
EBIT0 = Lãi vay
Cổ phần thường + Cổ phần ưu đãi:
EBIT0 =
Lợi tức cổ phiếu ưu đãi
(1 – Thuế)
Cổ phần thường + nợ + cổ phần ưu đãi:
EBIT0 =
Lợi tức cổ phiếu ưu đãi + Lãi vay (1 – Thuế)
Ta sử dụng phương pháp phân phối chuẩn. Với phương pháp này, gọi EBIT0 là
điểm EPS bằng 0 ta có xác suất EBIT nhỏ hơn EBIT0 sẽ được tính theo điểm z:
z =
EBIT0 – EBITdk
Từ giá trị z ta có được xác suất P tương ứng. Ta sẽ so sánh giá trị xác suất P này
với ngưỡng chịu đựng rủi ro của công ty
Nếu xác suất P tính được nằm trong ngưỡng chịu đựng, phương án sẽ được chọn.
Nếu xác suất P tính được lớn vượt quá ngưỡng chịu đựng, phương án sẽ bị loại, ta
dừng quy trình.
1.4.2. Trường hợp công ty có nhiều phương án tài trợ để lựa chọn:
Đối với phương án đã được lựa chọn từ bước 3, chúng ta lần lượt tính xác suất
xảy ra các trường hợp ngoài ý muốntheo thứ tự gồm:
* EPS chuyển từ dương sang âm
Tính toán và so sánh tương tự với phần a ở trên, nếu xác suất xảy ra tình huống
này vượt quá ngưỡng chịu đựng của công ty, ta chuyển sang phương án “tốt kế tiếp”
và tiến hành tính toán xác suất, so sánh tương tự cho đến khi tìm được phương án có
rủi ro nằm trong ngưỡng chịu đựng và EPS cao nhất có thể.
* EPS chuyển thấp hơn mức đáng lẽ cổ đông phải được hưởng:
Đây là trường hợp một phương án lẽ ra có EBIT lớn/nhỏ hơn điểm hòa vốn
(EBIThv) thì trong thực tế lại cho ra một kết quả ngược lại làm cho phương án tài
trợ lựa chọn không còn là phương án tốt nhất. Để tính được xác suất xảy ra trường
hợp trên ta sử dụng phương pháp phân phối chuẩn với 2 cách tính tương ứng với 2
trường hợp như sau:
- Xác suất để EBIT chuyển từ lớn hơn EBIThv thành nhỏ hơn EBIThv được
tính theo điểm z với giá trị:
z =
EBIThv – EBITdk
Từ giá trị z này ta suy ra được giá trị xác suất P tương ứng.
- Xác suất để EBIT chuyển từ nhỏ hơn EBIThv thành lớn hơn EBIThv được
tính cũng theo điểm z với giá trị như trên nhưng xác suất tính được P’ sẽ bằng
(1 – P) với P được lấy tương ứng theo giá trị z.
Với phương án tài trợ tốt nhất đã được chọn từ bước 3 và các cách tính toán như
đã trình bày ở trên ta sẽ tính được xác suất phương án tốt nhất lựa chọn được chọn ở
bước 3 sẽ “không còn là tốt nhất” nữa. So sánh xác suất này với ngưỡng chịu đựng
của cổ đông, nếu vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng ta tiếp tục chọn phương án này,
nếu nằm ngoài ngưỡng chịu đựng ta loại và trở lại tính toán với phương án tốt kế
tiếp chọn được từ các kết quả ở bước 3.
1.5. Bước 5: Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn thường được tính toán bằng WACC, tuy nhiên việc tính toán
WACC sẽ đưa lại kết quả không chính xác do khi công ty thay đổi cấu trúc vốn, rủi
ro của công ty cũng thay đổi dẫn đến chi phí sử dụng của từng thành phần vốn cũng
thay đổi nên kết quả WACC sẽ không còn đúng nữa. Thay vào đó ta sẽ đánh giá chi
phí sử dụng vốn của các phương án tài trợ cao hay thấp dựa vào rủi ro mà phương án
đó mang lại.
Trước hết, ta sẽ so sánh phương án tài trợ đã lựa chọn được sau bước 4 với các
đối thủ cạnh trạnh để xem chúng ta có đang sử dụng một phương án tài trợ có rủi ro
hơn dần đến một chi phí sử dụng vốn cao hơn hay không?
Việc so sánh có thể được thực hiện thông qua các chỉ số tài chính như:
- Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu.
- Tỷ số nợ/tổng tài sản.
- Hệ số thanh toán nhanh.
- Hệ số thanh toán hiện hành.
- ....
Lựa chọn một cấu trúc vốn khác biệt, rủi ro nhiều hơn so với các đối thủ cùng
ngành sẽ làm cho thị trường có một đánh giá khắt khe hơn đối với công ty thông qua
một chỉ số P/E thấp hơn, giảm giá trị thị trường của công ty, đi ngược lại mục tiêu
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của việc lựa chọn cấu trúc vốn.
Tuy nhiên, không phải một cấu trúc vốn nào khác biệt với tiêu chuẩn chung của
ngành, nhiều rủi ro hơn cũng đều đem lại một chỉ số P/E thấp hơn. Nếu một doanh
nghiệp có thể thuyết phục được thị trường bằng uy tín, khả năng hoạt động của mình
thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể được tưởng thưởng bằng một chỉ số P/E tốt.
2. Mở rộng vấn đề
Do mục tiêu tối đa hóa lợi giá trị CP nên trong tính toán cấu trúc vốn, ngoài vấn
đề EPS ta còn phải kể đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn đối với các đánh giá của thị
trường về công ty. Những đánh giá này sẽ tác động trực tiếp đến giá trị mỗi cổ phần
của công ty đang giao dịch trên thị trường (thể hiện qua chỉ số P/E).
Để phản ánh đầy đủ những đánh giá này, thay vì sử dụng điểm EBIT hòa vốn như
tính toán ở trên ta phải sử dụng điểm EBIT hòa vốn giá trị thị trường. Cách tính toán
như sau:
Với từng phương án tài trợ ta có các chỉ số P/E tương ứng, từ các chỉ số P/E này
ta sẽ tính được giá cổ phần tương ứng theo công thức P = EPS x P/E.
Điểm EBIT hòa vốn giá trị thị trường là điểm mà giá cổ phần của các phương án
đang so sánh bằng nhau. Bằng cách so sánh từng cặp phương án tài trợ với nhau ta
sẽ tính được điểm EBIT hòa vốn giá trị thị trường tương ứng cho từng cặp để tiến
hành so sánh như ở bước 3, bước 4.
Cách tính này tuy thể hiện được đầy đủ tác động của cấu trúc vốn tới giá trị công
ty nhưng gặp phải một khuyết điểm khá lớn. Khuyết điểm này nằm ở chính chỉ số
P/E, đây là một chỉ số rất khó có thể xác định một cách chính xác được mà chỉ có thể
xác định thông qua các giả định phụ thuộc phần nhiều vào người nghiên cứu nên tính
thuyết phục của việc xác định cấu trúc vốn thông qua điểm EBIT hòa vốn giá trị thị
trường không cao.
3. Tính toán mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn sẽ làm tăng thêm một khoản
chi trả trong dòng tiền của doanh nghiệp, gia tăng áp lực đối với sự thanh khoản. Để
tránh việc phải đối mặt với việc mất khả năng chi trả, ta cần tính toán được xác suất
cạn kiệt tiền mặt sẽ xảy ra khi chọn cấu trúc vốn đặc biệt trong thời kỳ khó khăn
(thời kỳ suy thoái).
Ta có công thức tính giá trị dòng tiền trong thời kỳ khó khăn:
CBR: số dư tiền mặt trong thời kỳ khó khăn.
CB0: số dư tiền mặt đầu kỳ khó khăn.
FCFR: dòng tiền tự do phát sinh trong thời kỳ khó khăn.
Trong các nhân tố trên, có 1 nhân tố biến động đó là FCFR.Luôn tồn tại 1 xác
suất FCFR sẽ không đạt được giá trị như dự đoán.
Khi công ty quyết định chọn sử dụng đòn bẩy tài chính, công ty sẽ phải gánh chịu
thêm một gánh nặng về tiền mặt phải duy trì để chi trả (nợ gốc, nợ lãi, lợi tức cổ
phần ưu đãi...). Ký hiệu lượng tiền này là D, công ty sẽ bị mất thanh khoản trong
trường hợp CBR<D. Xác suất xảy ra trường hợp này được tính toán như sau:
z =
D – CBR
BR = CB0 + FCFR
trong đó là độ lệch chuẩn của CBR.
Từ giá trị z tính được ta có xác suất xảy ra tình trạng “cạn tiền mặt” trong quá
trình hoạt động của công ty. Dựa vào khẩu vị rủi ro của chủ sở hữu mà CFO sẽ lựa
chọn phương án tài trợ thích hợp.
Hoặc, ta có thể dựa vào khẩu vị rủi ro của chủ sở hữu để tính ngược ra giá trị z,
từ đó tính ra được giá trị D tối đa công ty có thể chấp nhận được, từ đó xây dựng cấu
trúc vốn với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp.
III. CÁC VẤN ĐỀ CẤU TRÚC VỐN QUỐC TẾ
Chúng ta sẽ xem xét trường hợp quyết định cấu trúc vốn trong một công ty đa quốc
gia.Công ty đa quốc gia là một công ty thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm của mình ở
nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì thế nên thường các công ty đa quốc gia sẽ hoạt động
theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Với đặc trưng mô hình hoạt động là công ty mẹ
- công ty con, các công ty đa quốc gia – ngoài việc tính đến cấu trúc vốn cho tổng công ty
– còn phải tính toán đến cấu trúc vốn cho các công ty con.
Để có thể đạt được cả 2 cấu trúc vốn đều tối ưu là một công việc rất khó nên xu
hướng quản trị của các công ty đa quốc gia là sẽ thiết lập cấu trúc vốn tối ưu cho tổng
công ty và điều chỉnh cấu trúc vốn ở công ty con nhằm phù hợp với cấu trúc vốn của
công ty mẹ.
Ví dụ: Công ty đa quốc gia X có 2 công ty con ở 2 quốc gia A, B
Tại nước A: lãi suất 12%/năm, chi phí sử dụng vốn cổ phần: 3%/năm.
Tại nước B: lãi suất 6%/năm, chi phí sử dụng vốn cổ phần: 5%/năm.
Giả định cấu trúc vốn tối ưu của cả công ty X và 2 công ty con là A, B đều là 50% nợ
& 50% vốn cổ phần. Công ty X giá trị 100 tỷ $, chia đều mỗi công ty con 50 tỷ $.
Nếu cả 2 công ty con đều sử dụng CTV tối ưu của mình ta sẽ có:
Tổng dư nợ của X: 25 tỷ $ vay từ nước A + 25 tỷ $ vay từ nước B.
Tổng vốn cổ phần huy động thêm của X: 25 tỷ $ phát hành ở A + 25 tỷ $ phát hành ở
B.
WACCX = 12% x 25% + 6% x 25% + 3% x 25% + 5% x 25% = 6,5%
Nhưng nếu công ty X yêu cầu 2 công ty con sử dụng CTV như sau:
Công ty A: 100% VCP
Công ty B: 90% nợ + 10% vốn cổ phần
WACCX = 3% x 50% + 50%(6% x 90% + 5% x 10%)= 4,45 %
*Ví dụ trên chỉ nhằm mục đích chỉ ra lợi thế của việc tận dụng ưu thế địa phương
trong việc thiết lập cấu trúc vốn tối ưu cho công ty mẹ.
Thông qua ví dụ đơn giản trên ta thấy nếu các công ty con hy sinh cấu trúc vốn tối ưu
của mình, chỉ tập trung vào cấu trúc vốn tối ưu của công ty mẹ và tận dụng ưu thế của địa
phương thì công ty mẹ sẽ có được nhiều lợi thế hơn là tối ưu hóa cấu trúc vốn cho từng
công ty con.
Tuy nhiên phương pháp này cũng đi kèm rủi ro như sau:
Cũng trong ví dụ trên ta có thể thấy công ty B thâm dụng nợ vay với tỷ lệ rất cao,
điều này có thể gây ra một chi phí phá sản rất lớn cho công ty B và chính công ty mẹ
(công ty X) sẽ phải hỗ trợ cho công ty B nếu không muốn tình trạng phá sản xảy ra với
công ty B.
Tóm lại, công ty đa quốc gia có thể hy sinh cấu trúc vốn tối ưu tại địa phương để tận
dụng các cơ hội tài trợ từ địa phương nhằm đạt được một cấu trúc vốn tối ưu cho công ty
mẹ.
1. Vấn đề cổ phần sở hữu của công ty đa quốc gia
Khi đầu tư tại 1 quốc gia, công ty đa quốc gia có 2 lựa chọn:
Tạo lập 1 công ty 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do mình làm chủ.
Tạo lập 1 hình thức liên doanh với một công ty trong nước.
Hình thức 100% vốn nước ngoài Hình thức liên doanh
Thuận lợi
Độc lập điều hành, tránh được mâu
thuẫn quyền lợi.
Tận dụng được các mối quan hệ tại
nước sở tại của đối tác trong việc
mở rộng thị trường, hưởng các
chính sách ưu đãi...
Bất lợi
Gặp một số hạn chế về pháp luật
như không được thành lập, hạn chế
về vốn, rủi ro do không phù hợp
văn hóa bản địa...
Điều hành phải phụ thuộc vào cả
quyền lợi của cổ đông nước sở tại,
đôi khi đi ngược lại lợi ích của công
ty mẹ...
2. Cấu trúc vốn trong công ty đa quốc gia khác biệt gì so với công ty trong nước
Rủi ro trong kinh doanh ngoài đến từ ngành còn xuất phát từ khu vực như rủi ro về
văn hóa, cách nhìn thẩm mỹ...
Do đó khi so sánh giữa một công ty đa quốc gia với một doanh nghiệp chỉ hoạt động
trong nước ta có thể thấy rủi ro khu vực của công ty đa quốc gia sẽ thấp hơn so với một
doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước do có sự bù trừ lẫn nhau. Từ đó ta thấy dòng tiền
của công ty đa quốc gia sẽ ổn định hơn so với doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước và
một cấu trúc vốn thâm dụng nợ vay ở mức độ cao hơn sẽ phù hợp hơn cho công ty đa
quốc gia.
Tuy vậy cũng có lập luận khác cho rằng công ty đa quốc gia sẽ phải đối mặt với
nhiều vấn đề về pháp luật, chính sách thuế, phí hơn nên dòng tiền sẽ bất ổn hơn so với
doanh nghiệp hoạt động trong nước.Vậy công ty đa quốc gia nên sử dụng vốn cổ phần
nhiều hơn.
Cũng lại có một lập luận khác cho rằng khi chính sách điều hành của một quốc gia
nào đó thay đổi, công ty đa quốc gia chỉ chịu ảnh hưởng trên duy nhất quốc gia đó và sẽ
được bù trừ rủi ro bằng sự ổn định của các quốc gia còn lại.
Ngoài vấn đề về rủi ro khu vực, ta có thể thấy công ty đa quốc gia còn phải đối mặt
với vấn đề biến động của tỷ giá.Lấy ví dụ giá nội tệ ở quốc gia của công ty mẹ tăng, nếu
chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ thì sẽ bị thiệt khá nhiều. Có khả năng
công ty mẹ sẽ để cho các công ty con giữ lại lợi nhuận để tiếp tục đầu tư và làm sụt giảm
dòng tiền của công ty mẹ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay của công ty mẹ và
gây khó khăn nếu công ty mẹ sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ vay.
Cũng có lập luận cho rằng trong điều kiện đa dạng hóa tốt, thu nhập của công ty đa
quốc gia sẽ đến bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau nên việc tăng giá của đồng nội tệ (của
quốc gia đặt công ty mẹ) so với một loại tiền tệ nào đó có thể được bù trừ bằng thủ thuật
abitrage. Do vậy dòng tiền của công ty mẹ sẽ ổn định và thích hợp với một cấu trúc nợ
vay cao.
Tóm lại, công ty đa quốc gia sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp chỉ
hoạt động trong nước, trong đó có các nhân tố có tác động tích cực (làm ổn định dòng
tiền), cũng có các nhân tố tiêu cực (làm dòng tiền biến động mạnh hơn). Công tác quyết
định cấu trúc vốn yêu cầu giám đốc tài chính cần phải xem xét các nhân tố tác động này
thật chính xác để có thể xác định nhân tố nào tác động tới công ty của mình mạnh hơn, để
từ đó đưa ra một phán đoán tốt hơn về dòng tiền của công ty, làm cơ sở để xác định cấu
trúc vốn.
ࡼࡴ ࡺ Àࡵ ࢀ ࡼ
Bài 7/218: Tóm tắt đề bài:
Cấu trúc vốn hiện tại của Emco Product: 10 triệu cỏ phần thường. Hiện đang có 2
Phương án tài trợ cho một dự án mở rộng lớn:
PA1: Tài trợ 100% vốn cổ phần: phát hành thêm 5 triệu Cổ phần thường, giá bán:
10$/CP.
PA2: Tài trợ nợ: phát hành 50 triệu $ nợ dài hạn, lãi suất vay 10%/năm.
Thuế suất (TNDN): 40%.
Công ty sử dụng phân tích EBIT - EPS.
a) Tính điểm hòa vốn EBIT giữa hai PA.
b) Vẽ đồ thị điểm hòa vốn EBIT.
c) EBIT như thế nào nếu lãi suất của nợ vay tăng và giá bán cổ phần thường không
đổi?
d) EBIT như thế nào nếu lãi suất của nợ vay không đổi và giá bán cổ phần tăng?
Bài giải:
Gọi x là số cổ phần phát hành thêm trong phương án 1
Ta có công thức:
1 ( )(1 )EBIT T EBIT I T
N x N
(*)
( ) ( )N xEBIT EBIT I
N
( 1)NEBIT I
x
(**)
Giả thiết: N = 10tr, T = 40%
a) PA1: x = 5tr, Px = 10$/CP
PA2: I = 50tr x 10% = 5tr
Từ (**) ta có:
10( 1).5 15
5
EBIT tr tr
b) Thay số vào phương trình (*), ta có:
0.04* 0.06( 5 )EPS EBIT EBIT tr
EPS1 0.6 0 EPS2 0.6 0
EBIT1 15 0 EBIT2 15 5
EPS Không vay nợ
(đô la) Có vay nợ
0.6
EBIT
0 5 15 (triệu đô la)
Nhắc lại công thức: ( 1)NEBIT I
x
(**)
c) Khi lãi suất nợ vay tăng =>I tăng
Trong khi đó, giá bán cổ phần thường không đổi =>x không đổi
Từ (**) suy ra EBIT tăng
d) Khi lãi suất nợ vay giữ nguyên =>I không đổi
Trong khi đó, giá bán CP tăng =>x giảm
Từ (**) suy ra EBIT tăng
Bài 8/219:Tóm tắt đề bài: Rock Island và Davenport rất giống nhau về mọi lãnh vực hoạt
động – mặt hàng, doanh số, tổng quy mô, … Chỉ khác nhau về cấu trúc vốn:
Rock Island Davenport
Nợ (8%) 400 triệu $ 100 triệu $
Vốn cổ phần thường 600 triệu $ 900 triệu $
Số cổ phần thường đang lưu
hành 30 triệu cổ phần 45 triệu cổ phần
Tổng tài sản mỗi công ty 1.000 triệu $
Thường thì các công ty sản xuất máy móc thiết bị tùy thuộc vào xu hướng mang tính chu
kỳ trong nền kinh tế. Giả dụ mức EBIT cho cả 2 công ty:
Giai đoạn mở rộng: 100 triệu $.
Giai đoạn suy thoái: 60 triệu $.
Thuế suất (TNDN): 40%.
a) Tính EPS cho cả 2 công ty trong giai đoạn mở rộng và giai đoạn suy thoái.
b) Cổ phần nào rủi ro hơn? Tại sao?
c) Ở mức EBIT nào thì EPS của 2 công ty giống nhau?
d) Tính giá cổ phần thường cho cả 2 công ty trong một giai đoạn mở rộng nếu trị
trường chứng khoán ấn định P/EDavenport = 10 và P/ERock Island = 9
Bài giải:
a) Tính EPS:
Công ty Rock Island: R= 32 tr, N= 30 tr:
o Giai đoạn mở rộng: EPS = (EBIT-I)(1-T)/N = (100-32)(1-40%)/30 = 1.36
o Giai đoạn suy thoái: EPS = (60-32)/(1-40%)/30 = 0.56
Công ty Davenport: R= 8 tr , N=45 tr:
o Giai đoạn mở rộng: EPS = (100-8)(1-40%)/45 = 1.23
o Giai đoạn suy thoái: EPS= (60-8)(1-40%)/45 = 0.69
b) Trong 2 cổ phần của 2 công ty thì cổ phần của công ty RI có rủi ro tài chính cao hơn vì
công ty RI có độ nghiêng đòn bẩy tài chính cao hơn.
DFLRI = EBIT/ (EBIT-R) = 100 / (100 – 32) = 1.47
DFLDa = 1.086
c) Mức EBIT để EPS 2 công ty giống nhau:
(EBIT-32)(1-40%)/30=(EBIT-8)/(1-40%)/45-> EBIT = 80
d) Tính giá thị trường cổ phần 2 công ty trong giai đoạn mở rộng :
Công ty Rock Island: P/E = 9; EPS = 1.36 ⇒ P =12.24$/CP.
Công ty Davenport: P/E = 10; EPS = 1.23 ⇒ P =12.3$/CP.
Bài 10/220:Tóm tắt đề bài: Công ty High Sky: sản xuất khinh khí cầu. Bảng CĐKT đơn
giản hóa:
Tài sản Nợ và vốn
Trái phiếu (lãi suất 10%)
60.000 $
Cổ phần thường mệnh giá 3 $
100.000 cổ phần đang lưu hành
300.000 $
Vốn góp vượt quá mệnh giá
100.000 $
Thu nhập giữ lại
100.000 $
Tổng tài sản
1.100.000 $
Tổng nợ và vốn
1.100.000 $
Dự án đầu tư mở rộng dự kiến có chi phí đầu tư: 600.000 $. 2 Phương án tài trợ:
PA1: Tài trợ bằng vốn cổ phần: giá bán ròng 4$/cổ phần
PA2: Bán trái phiếu với lãi suất 11%.
Thuế suất (TNDN): 40%.
a) TÍnh điểm hòa vốn EBIT giữa hai phương án tài trợ này.
b) Nếu EBITdk cho DN là: 240.000 $ với một độ lệch chuẩn: 50.000 $. Tính xác suất
mà phương án tài trợ nợ sẽ phát sinh lợi nhuận cao hơn phương án tài trợ vốn cổ
phần.
c) Nếu phương án nợ được chọn, tính xác suất mà công ty sẽ có EPS âm trong một
kỳ nào đó?
Bài giải:
a. EBIT hoà vốn
EBIT 60.000 1 0,4 EBIT 126.000 1 0,4
100 250
EBIT 170.000
b. Phương án tài trợ nợ phát sinh lợi nhuận cao hơn phương án tài trợ vốn cổ phần.
EBIT 170.000
4,1
50
240170
z
Vậy xác suất để phương án tài trợ nợ phát sinh lợi nhuận cao hơn phương án tài trợ vốn
cổ phần là 91,92%
c. Phương án tài trợ nợ được chọn.
EPS < 0 tương đương EBIT < 126.000
Xác suất để có EPS < 0
126 240z 2,28
50
Bài 11/220:Tóm tắt đề bài: Công ty Anaya là công ty dẫn đầu trong lãnh vực nghiên cứu
trí thông minh nhân tạo. Cấu trúc vốn:
Cổ phần thường: 30 triệu cổ phần.
Nợ: 250 triệu $ (lãi suất: 15%).
Thuế suất (TNDN): 40%.
Công ty đang xem xét 2 phương án tài trợ cho một dự án đầu tư mở rộng:
PA1: tài trợ 100% vốn cổ phần: phát hành thêm 3 triệu cổ phần thường, giá bán:
20$/cổ phần.
PA2: tài trợ nợ: bán 30 triệu $ trái phiếu với chi phí sử dụng nợ trước thuế 14% và
30 triệu $ trái khoán với chi phí sử dụng nợ trước thuế 15%.
a) Tính điểm hòa vốn EBIT giữa 2 phương án.
b) Theo một giám đốc tài chính của Anaya, công ty có thể có lợi hơn nếu được tài trợ
bằng vốn cổ phần ưu đãi thay vì cổ phần thường. Ông đề nghị nên tính điểm hòa
vốn EBIT giữa phương án tài trợ nợ và phương án tài trọ cổ phần ưu đãi (cổ phần
ưu đãi 60 triệu $ có chi phí sau thuế 16%). Trên cơ sở EPS nên chọn phương án
nào? (dùng lập luận để diễn giải, không cần phải làm phép tính.
Bài giải:
Cổ phần thường: =30 triệu, nợ : 250 triệu TC = 40%
a. EBIT hòa vốn:
EBIT 37,5 1 0,4 EBIT 46,2 1 0,4
33 30
EBIT 133.200.000
b. Nếu dựa vào cơ sở EPS thì công ty không nên thay thế phương án tài trợ 100%
VCP bằng phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi vì:
- Theo như đề bài thì phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi luôn luôn có chi phí cao
hơn phương án tài trợ bằng nợ một đoạn không đổi , nên giữa chúng sẽ không bao
giờ có điể hoà vốn. Nên nếu so sánh hai phương án này thì phương án tài trợ bằng
nợ luôn tốt hơn.
- Phương án tài trợ bằng nợ và phương àn tài trợ 100% VCP có điểm hoà vốn nên
vẫn có xác suất để PA tài trợ bằng VCP tốt hơn.
phương án tài trợ bằng VCP thường sẽ tốt hơn phương án tài trợ bằng cổ phần ưu
đãi.
Bài 13/221:Tóm tắt đề bài:
Jenkin Products có cấu trúc vốn hiện tại:
50 triệu $ nợ dài hạn với lãi suất 10%.
40 triệu $ vốn cổ phần thường (10 triệu cổ phần).
Công ty đang xem xét một dự án mở rộng có chi phí 10 triệu $. Dự án này có thể được tài
trợ bằng cách:
Bán thêm nợ dài hạn lãi suất 13%, cổ phần ưu đãi với chi phí 14%. Hoặc:
Phát hành cổ phần thường mới với giá 10$/cổ phần.
Thuế suất thuế TNDN là 40%.
a. Hãy tính điểm hòa vốn EBIT giữa phương án tài trợ bằng nợ và phương án tài trợ
bằng vốn cổ phần thường.
b. Hãy tính mức EBIT của điểm hòa vốn EBIT giữa phương án tài trợ cổ phần
thường và phương án tài trợ cổ phần ưu đãi.
c. Có một điểm hòa vốn EBIT giữa phương án tài trợ bằng nợ và phương án tài trợ
bằng cổ phần ưu đãi không? Tại sao?
Bài giải:
a. EPS của phương án tài trợ bằng nợ:
(EBIT – 50*10% - 10*13%) (1 - 40%) (EBIT – 6.3) (1 – 40%)
EPS1 = =
10 10
EPS của phương án tài trợ bằng vốn cổ phần thường:
(EBIT – 50*10%) (1 - 40%) (EBIT – 5) (1 – 40%)
EPS2 = =
11 11
Điểm hòa vốn EBIT: EPS1 = EPS2
(EBIT – 6.3) (1 - 40%) (EBIT – 5) (1 – 40%)
=
10 11
11 (0.6 EBIT – 3.78) = 10 (0.6 EBIT – 3)
EBIT = 19.3 triệu
b. EPS của phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi:
(EBIT – 50*10% - 10*14%) (1 - 40%) (EBIT – 6.4) (1 – 40%)
EPS3 = =
10 10
Điểm hòa vốn EBIT: EPS2 = EPS3
(EBIT – 5) (1 - 40%) (EBIT – 6.4) (1 – 40%)
=
11 10
11 (0.6 EBIT – 3.84) = 10 (0.6 EBIT – 3)
EBIT = 20.4 triệu
c. Không có điểm hòa vốn EBIT giữa phương án tài trợ bằng nợ và phương án tài trợ
bằng vốn cổ phần ưu đãi. Vì: Điểm hòa vốn EBIT là EBIT mà tại đó EPS của
phương án tài trợ bằng nợ và EPS của phương án tài trợ bằng vốn cổ phần ưu đãi
bằng nhau. Trong khi, chi phí của phương án tài trợ bằng nợ là 13%, còn chi phí
của phương án tài trợ bằng cổ phần ưu đãi là 14%. Do đó, EPS của phương án tài
trợ bằng nợ cao hơn EPS của phương án tài trợ bằng vốn cổ phần ưu đãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- n4_nhd1_1_8313.pdf