Tái cơ cấu đầu tư công: kết quả, tồn tại và giải pháp đặt ra

Tái cơ cấu đầu tư công là một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.  Tái cơ cấu đầu tư công liên quan đến nhiều nội dung, nhiều chủ thể và nhiều cấp độ cơ quan nhà nước cũng như các tầng lớp trong xã hội.  Tái cơ cấu đầu tư công đến nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại bất cập.  Chỉ có tập trung cao độ, thống nhất xuyên suốt và triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp mới có thể tái cơ cấu đầu tư công thắng lợi: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công; Thúc đẩy xóa bỏ các điểm nghẽn kinh tế xã hội và nâng cao vị thế nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay

pdf21 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái cơ cấu đầu tư công: kết quả, tồn tại và giải pháp đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG: KẾT QUẢ, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐẶT RA Ts. Trần Kim Chung Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nội dung  Đánh giá tình hình, kết quả sơ bộ về tái cơ cấu đầu tư công  Đánh giá một số tồn tại, nguyên nhân đối với đầu tư công.  Kiến nghị một số giải pháp tiếp tục tái cơ cấu đầu tư công Tình hình, kết quả đạt được về tái cơ cấu đầu tư công  Chủ trương tái cơ cấu đầu tư công ◦ Đã được khẳng định và được sự đồng thuận của các cấp, các ngành ◦ Thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng:  Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011- 2020  Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015  Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Ba (khóa XI)  Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 Các văn bản pháp quy có liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công  Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ  Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07 tháng 12/2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư  Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương;  Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ Các văn bản pháp quy có liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công  Nghị quyết 01 của Chính phủ về “Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2013  Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11/2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư, Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;... Việc điều hành thực tiễn tái cơ cấu đầu tư công đã có chuyển biến trong thực tiễn  Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, các cơ quan trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, mà cụ thể là tái cơ cấu đầu tư công được làm khá rõ  Ý tưởng cơ bản là giảm đầu tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng, đặt đầu tư xã hội trong mối quan hệ cân đối với các biến số cơ bản khác của nền kinh tế.  Nội dung của các chính sách khá sát với tình hình thực tế, bao quát nhiều phương diện của đầu tư công.  Nội dung cơ bản của tái cơ cấu đầu tư giai đoạn 2013- 2020 là huy động khoảng 30% - 35% GDP cho đầu tư phát triển, duy trì ở mức hợp lý các cân đối lớn của nền kinh tế[1]; đầu tư nhà nước chiểm khoảng 35% - 40% tổng đầu tư xã hội; tăng dần tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, dành khoảng 20% - 25% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển; đổi mới cơ bản cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, Bước đầu hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư công  Cơ chế quản lý đầu tư nhà nước đã được cải thiện theo hướng tăng cường trách nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát trong viêc đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình;  Một số chính sách được thực hiện khá hiệu quả. Nhìn chung, Chính phủ đã thực hiện khá hiệu quả việc thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư. ◦ Tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tiếp tục tăng cao ◦ Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện khá tốt Chỉ thị 1792/CT-TTg ◦ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư từng bước được hoàn thiện và tăng cường. Hiệu quả thực tiễn của đầu tư công đã có thể hiện  Kết quả đạt được khá rõ nét trong hai năm 2012- 2013 là tỷ trọng đầu tư/GDP đã giảm đáng kể, từ mức bình quân 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn hơn 33% năm 2011, 30,5% năm 2012 và khoảng 30% năm 2013  Tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội giảm từ 51,8% thời kỳ 2001-2005, xuống còn khoảng 39% thời kỳ 2006-2010, 37,4% trong 2 năm 2011-2012 và khoảng 37% trong 9 tháng đầu năm 2013. Hiệu quả đầu tư khu vực công bước đầu được cải thiện Hệ số ICOR trung bình Tốc độ giảm trung bình năm ICOR _nn ICOR _nnn ICOR _nn ICOR _nnn 1996-2000 3.9 2.0 26.3 8.0 2001-2005 5.3 2.7 4.5 4.3 2006-2010 8.3 4.6 11.4 13.7 2011-2012 7.5 5.2 -16.6 13.7 Hệ số ICOR trung bình các giai đoạn và tốc độ giảm trung bình từ 1996 đến 2012 (Đơn vị: %) Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của Phó Thị Kim Chi (2013) Một số tồn tại, nguyên nhân trong tái cơ cấu đầu tư công  Tái cấu trúc đầu tư công vẫn chưa có một lộ trình tổng thể  Một số văn bản quan trọng liên quan đến tái cơ cấu đầu tư công vẫn chậm được ban hành ◦ Luật đầu tư công ◦ Luật quản lý vốn đầu tư kinh doanh của nhà nước tại các doanh nghiệp còn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo. ◦ Luật Quy hoạch ◦ Nghị định về quản lý đầu tư trung hạn ◦ Kế hoạch đầu tư trung hạn 2013-2015 Chuyển biến trong diễn biến tái cơ cấu đầu tư công vẫn chưa đạt được như mong muốn  Một là, tình trạng mất cân đối cung cầu trong đầu tư dù được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế  Hai là, qui trình đầu tư với rất nhiều trình tự, thủ tục tuy đã được rà soát theo Đề án 30 nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết.  Ba là, chưa thiết lập và vận hành được quy trình hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư nhà nước.  Bốn là, cơ cấu đầu tư bị chi phối bởi vốn ngân sách nhà nước Hiệu quả đầu tư công vẫn chưa đạt được như mong đợi  Hiệu quả đầu tư công vẫn ở mức thấp, dù đã có một số cải thiện. Hiệu quả đầu tư tính theo hệ số ICOR của toàn nền kinh tế luôn cao hơn hiệu quả đầu tư của khu vực công. Việc thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu đầu tư công vẫn đối diện với nhiều thách thức  Thách thức thứ nhất là đầu tư công quá chú trọng vào lĩnh vực kinh tế.  Thách thức thứ hai là theo dõi tổ chức sản xuất sau đầu tư chưa theo kịp yêu cầu Nguyên nhân  Lý luận về tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều bất cập  Thời gian từ khi có chủ trương tái cơ cấu đến cuối 2013 chưa đủ dài để thay đổi có tác động đối với những vấn đề cơ bản như tái cơ cấu đầu tư công  Việc triển khai thực thi tái cơ cấu đầu tư công gặp nhiều rào cản, trong đó có rào cản về thể chế  Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn khó khăn về kinh tế, vì vậy, việc thực thi chính sách gặp khó khăn  Nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong triển khai tái cơ cấu đầu tư vẫn còn tồn tại Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2013-2020  Thống nhất chủ trương, quán triệt sâu rộng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công  Ban hành các văn bản có tính pháp lý cao đối với đầu tư công ◦ Tích cực nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trình ban hành các văn pháp luật: Luật đầu tư công; Luật đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh; Luật Đấu thầu; Luật Ngân sách; Luật Quy hoạch để làm cơ sở pháp lý vững chắc cho điều hành quản lý đầu tư công. ◦ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan như Nghị quyết về phân cấp; Nghị định về đầu tư trung hạn; Văn bản về tập trung đầu tư vào các khu kinh tế; các vùng kinh tế trọng điểm Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2013-2020  Quy trình hóa đầu tư công ◦ Chuẩn hóa quy trình hình thành, phê duyệt, tổ chức triển khai, vận hành duy tu bảo dưỡng một dự án đầu tư công. Phân công, phân cấp, phân nhiệm giữa các bên hữu quan: Cơ quan phê duyệt – cơ quan chủ quản - cơ quan quản lý sử dụng trong một quy trình đầy đủ. ◦ Luật hóa các nội dung có liên quan để tiến tới một bộ quy trình chuẩn về các vấn đề có liên quan đến một dự án – một chương trình – một kế hoạch đầu tư công. Mục đích hướng tới là không có dự án nào không nằm trong chương trình, kế hoạch và không được thẩm định xét duyệt và vận hành duy tu bảo dưỡng. ◦ Bố trí nguồn tài chính cho tất cả các công đoạn của đầu tư công. Không bỏ qua ngân sách cho bất cứ giai đoạn nào để đảm bảo dự án đã được đầu tư sẽ được đảm bảo kinh phí vận hành đúng tuổi đời của dự án. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2013-2020  Tin học hóa hệ thống quản lý đầu tư công ◦ Triển khai hệ thống quản lý dự án đầu tư công thông qua các công cụ hiện đại. Một trong những việc cần thiết nhất hiện nay là tin học hóa hệ thống dự án đầu tư công và hệ thống quản lý dự án đầu tư công bằng tin học. Đây là một trong những ưu tiên trong giai đoạn tới để có thể nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Tránh thất thoát lãng phí và không quan lý được. Tiến tới, đảm bảo có thể tiếp cận đến các dự án đầu tư công một cách nhanh chóng và nắm vững tình trạng của dự án đầu tư công. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2013-2020  Tăng cường vai trò của các bên hữu quan trong giám sát đầu tư công ◦ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công. ◦ Tăng cường vai trò của Quốc hội từ chủ trương, quyết định đầu tư đến tổ chức triển khai, duy tu, bảo dưỡng vận hành các công trình dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm. ◦ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư làm cơ sở đánh giá hàng năm hiệu quả đầu tư nhà nước trên mỗi địa phương, vùng lãnh thổ. Một số công trình trọng điểm quốc gia cần được xây dựng các tiêu chí đánh giá trước khi nghiên cứu tiền khả thi, khả thi để Quốc hội và các cơ quan dân cử có thể tham gia giám sát từ giai đoạn đầu Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2013-2020  Tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện ◦ Quốc hội và các cơ quan dân cử cần hình thành các bộ công cụ để giám sát đầu tư công. ◦ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp, tham mưu và điều phối của Chính phủ về triển khai thực hiện các nội dung của tái cơ cấu đầu tư công. ◦ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung giải pháp tái cơ cấu đầu tư công trong phạm vi quyền hạn của mình ◦ Đối với các giải pháp cần nghiên cứu thêm và chuyển thành chính sách thích hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tổ chức thành lập các nhóm nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả đầu tư công; tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong quá trình thực hiện các nội dung giải pháp tái cơ cấu đầu tư công. ◦ Các cơ quan, tổ chức có chức năng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công. Kết luận  Tái cơ cấu đầu tư công là một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.  Tái cơ cấu đầu tư công liên quan đến nhiều nội dung, nhiều chủ thể và nhiều cấp độ cơ quan nhà nước cũng như các tầng lớp trong xã hội.  Tái cơ cấu đầu tư công đến nay đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại bất cập.  Chỉ có tập trung cao độ, thống nhất xuyên suốt và triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp mới có thể tái cơ cấu đầu tư công thắng lợi: Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công; Thúc đẩy xóa bỏ các điểm nghẽn kinh tế xã hội và nâng cao vị thế nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay. Xin cảm ơn các quý vị đã chú ý lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_tai_cau_truc_dau_tu_cong_7218.pdf
Luận văn liên quan