Tài liệu học tập vềphương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học

Thời gian thông thường dành cho một bài thuyết trình khoa học là khoảng từ 15 đến 25 phút. Khoảng thời gian đó không đủ đểtrình bày đầy đủmọi thứtrong bài viết. Do đó, khi thiết kế thông điệp cần làm sao đểlàm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất. Trong buổi thuyết trình hay bảo vệ luận văn, cần ghi nhớcác nguyên tắc sau:  không xin lỗi trước về sự thiếu chuẩn bịhay về các khiếm khuyết của bài thuyết trình, vì điều đó chỉ gây sự chú ý của người nghe vào các khiếm khuyết đó mà thôi;  không đọc bản phim chiếu từ đầu đến cuối, vì sẽnhanh chóng mất kiểm soát sự chú ý của cử toạ(họ đến để nghe nói, còn nếu đọc thì họsẽ tự đọcmà không cần đến diễn giả);  đứng ởmột vịtrí sao cho không che tầm nhìn của cửtoạlên màn hình;  giới thiệu tóm tắtnội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đềsẽtrình bày;  đề cập nhanh chóng vào chủ đềthuyết trình, tránh giới thiệu dẫn dắt dài dòng;  sử dụng tốt các câu dẫn ý, vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe;

pdf152 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học tập vềphương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp vào dòng tên bảng/hình. Trong ví dụ trên, chỉ cần áp dụng kiểu Bảng cho tên bảng và kiểu Hình cho tên hình là đủ. Với tựa của các phần tương đương chương nhưng không có đánh số thứ tự (lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng, danh mục hình, kí hiệu và chữ viết tắt, danh mục tham khảo, phụ lục): chỉ cần áp dụng kiểu định dạng tương ứng (kiểu Tựa trong ví dụ trên) là đủ. Với tựa của các chương cần đánh số (mở đầu, tổng quan, vật liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận, kết luận): trong ví dụ trên, áp dụng kiểu Chương để sau này thiết lập cách đánh số thứ tự. Nếu xét thấy hai phần mở đầu và kết luận không cần đánh số thứ tự thì áp dụng kiểu định dạng Tựa. Với các đề mục trong mỗi chương: lần lượt áp dụng các kiểu tương ứng cho mỗi cấp đề mục (trong ví dụ trên là Tựa 1 cho Mục, Tựa 2 cho Tiểu mục, Tựa 3 cho Ý lớn, Tựa 4 cho Ý nhỏ). Với các đoạn nội dung trong thân bài (trừ các bảng, hình và công thức toán học): trong ví dụ trên, áp dụng kiểu Bản văn. Bước 3. Đánh số thứ tự đề mục cho các thành phần trong văn bản Tiếp tục ví dụ trên, các chương mục cần đánh số thứ tự chỉ giới hạn từ phần mở đầu đến phần kết luận (và khuyến nghị), với các kiểu định dạng phân cấp giảm dần theo thứ tự như sau: Chương, Tựa 1, Tựa 2, Tựa 3, Tựa 4. Theo ví dụ trên, chỉ nhập phần nội dung của tựa chương mục mà không nhập phần số thứ tự một cách thủ công. Phần đánh số thứ tự tự động (kể cả các chuỗi "Chương 1.", "Chương 2.",...) có hai dạng thiết lập chính:  Chương: tự động chèn chuỗi "Chương " theo sau là số thứ tự chương từ 1 (mở đầu) đến 5 (kết luận) và kết thúc bằng "dấu chấm, khoảng trắng";  từ Mục đến Ý nhỏ: tự động chèn số thứ thự theo kiểu ma trận, có kèm trước bằng số thứ tự của cấp đề mục liền trên, ví dụ: o Chương 1. Mở đầu o Chương 2. Tổng quan tài liệu  2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề  2.2. Các vấn đề chưa sáng tỏ o Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu  3.1. Địa điểm nghiên cứu  3.2. Vật liệu nghiên cứu  3.3. Phương pháp nghiên cứu  [...] o [...] Số cấp đề mục theo ví dụ này là năm (từ Chương đến Ý nhỏ), chuỗi số thứ tự dài nhất là năm số. Nếu xét thấy cần tạo thâm cấp mới nhỏ hơn thì áp dụng tương tự, nhưng tốt nhất là không nên chia quá nhỏ như vậy! Để bắt đầu đánh số tự động cho các chương mục, làm như sau:  đặt con trỏ vào một vị trí trống, tốt nhất là một hàng trống cuối văn bản (để tránh áp dụng nhầm các kiểu định dạng trong quá trình thao tác);  vào trình đơn Format. Bullets and Numbering (định dạng kiểu đánh số);  chọn thẻ Outline Numbered (đánh số chương mục);  chọn kiểu đánh số phù hợp (số thứ tự theo ma trận kèm trước các Heading);  nhấn nút Customize (thay đổi chi tiết so với các thiết lập mặc định của phần mềm). Tới đây, bắt đầu thiết lập cho cấp đề mục thứ nhất (tức cấp Chương - kiểu định dạng Chương):  trong hộp thoại Customize Outline Numbered List, nhấn lên số 1 trong cột Level;  xoá hết thông tin trong ô Number format, nhập vào chuỗi "Chương" và một khoảng trắng (để chèn chuỗi "Chương " vào trước tựa tất cả các chương có đánh số);  trong ô Number style, chọn kiểu 1, 2, 3, ... (để điền số thứ tự của từng chương sau chuỗi "Chương ");  lúc này trong ô Number format xuất hiện số thứ tự có nền xám (tức sẽ thay đổi ở các thứ tự chương khác nhau)  cho con trỏ vào lại ô Number format, sao cho đứng riêng nhấp nháy ở vị trí cuối cùng sau số thứ tự;  gõ tiếp dấu chấm (để chèn dấu chấm vào sau tất cả các số thứ tự chương);  ô Start at để mặc định từ 1 (thứ tự bắt đầu mỗi cấp đề mục con là 1);  nhấn nút More ở bên tay phải, dưới nút Cancel (để mở rộng các tuỳ chọn);  xuống ô Link level to style, chọn Chương (để áp dụng kiểu đánh số này cho các yếu tố được định dạng bằng kiểu Chương);  lên ô Number position chọn Left > Align at: 0 cm và ô Text position chọn Indent at: 0 cm (nhằm không làm thay đổi vị trí số so với thiết lập của kiểu định dạng đã áp dụng trước);  trong ô Follow number with, chọn Space (để chèn một khoảng trắng giữa số thứ tự chương và tựa của chương);  các thông số khác để mặc định. Kết quả 1: các thao tác cho tới đây cho phép chèn vào trước tất cả các tựa Chương (đã định dạng bằng kiểu Chương) một chuỗi "Chương #. ", trong đó # là số thứ tự thay đổi theo vị trí trước sau của các chương loại này, và các phần còn lại (chuỗi "Chương", dấu chấm và khoảng trắng) giống nhau ở tất cả các chương. Bước tiếp theo, chưa nhấn nút OK mà tiếp tục thiết lập cho cấp đề mục thứ hai (cấp Mục - kiểu định dạng Tựa 1):  chọn cột Level. 2;  với cấp đề mục này hơi khác một chút: sau xoá hết nội dung đã có trong ô Number format, nhấn lên nút Level 1 trong ô Previous number level (để chèn số thứ tự tự động của cấp đề mục liền trên, tức Chương, cho cấp đề mục đang xử lí);  số thứ tự Level 1 sẽ được điền vào ô Number format;  tiếp theo, gõ vào một dấu chấm sau số thứ tự Level 1 (để ngăn cách số thứ tự của hai cấp đề mục liền nhau);  trong ô Number style, chọn kiểu 1, 2, 3, ... (để điền số thứ tự của từng Mục trong mỗi Chương);  lúc này số thứ tự của Level 2 được điền vào ô Number format: gõ tiếp dấu chấm vào sau số thứ tự của Level 2;  ô Start at vẫn để mặc định từ 1  chọn Link to level style: Tựa 1 (để áp dụng kiểu đánh số này cho các yếu tố được định dạng bằng kiểu Tựa 1) và Follow number with: Space;  lên ô Number position: o chọn Left (số thứ tự được canh biên trái) o Align at: 0 cm (vị trí của số thứ tự ở sát biên văn bản);  trong ô Text position chọn Indent at: 1 cm (nếu tựa dài quá một dòng, dòng bên dưới sẽ thụt vào so với biên văn bản 1cm, để phần tựa không chèn vào phần số thứ tự);  để thông số mặc định trong các các ô Restart numbering after: Level 1 (bắt đầu vòng số thứ tự mới từ cấp đề mục liền trên là Level 1 - Chương) và Apply changes to: Whole list (áp dụng các thay đổi cho toàn bộ các đề mục được đánh số thứ tự trong tài liệu). Kết quả 2: các thao tác từ sau kết quả 1 cho tới đây cho phép chèn vào trước tất cả các tựa Mục (đã định dạng bằng kiểu Tựa 1) một chuỗi số thứ tự theo kiểu ma trận, thể hiện được mục đó là mục thứ mấy trong chương thứ mấy. Bước tiếp theo, vẫn chưa nhấn nút OK mà tiếp tục thiết lập cho cấp đề mục còn lại (từ Level 3 - Tựa 2 đến Level 5 - Tựa 4):  khi chọn lần lượt các Level 3 cho đến Level 5, các cách điền số thứ tự trước đó đã được "tự động hoá";  các thay đổi cho từng cấp đề mục là như sau: o Level 3 - Tựa 2: Link to level style: Tựa 2, Follow number with: Space, Align at: 0 cm, Indent at: 1,27 cm, Restart numbering after: Level 2; o Level 4 - Tựa 3: Link to level style: Tựa 3, Follow number with: Space, Align at: 0,63 cm, Indent at: 2,24 cm, Restart numbering after: Level 3; o Level 5 - Tựa 4: Link to level style: Tựa 4, Follow number with: Space, Align at: 1,27 cm, Indent at: 3,24 cm, Restart numbering after: Level 4;  các ô/mục khác cùng với một số thay đổi kể trên được "tự động hoá" từ các thiết lập liền trước, chỉ cần kiểm tra xem có chính xác tương ứng với mỗi cấp đề mục hay không. Đến lúc này, việc đánh số thứ tự tự động cho tất cả các đề mục cần đánh số (từ chương mở đầu đến chương kết luận) trong văn bản đều đã thiết lập xong. Nhấn nút OK và trở về văn bản chính để xem xét kết quả. Nếu có sự sai số thứ tự thì có hai khả năng:  làm không đúng quy trình kể trên (hoặc có sai sót ở một điểm nào đó): cần xoá hết các thiết lập cho từng Level để làm lại từ đầu;  áp dụng kiểu định dạng chưa đúng cho yếu tố trong văn bản: chỉ cần áp dụng lại kiểu định dạng phù hợp thì số thứ tự sẽ được tự động điều chỉnh và tự động cập nhật. Các công cụ tự động của trình soạn thảo Chèn mục lục và các danh mục Bước 4. Tạo vị trí riêng cho mục lục và các danh mục Sau khi đã phân biệt trang bìa với các trang nội dung, định dạng đầu trang và chân trang, đánh số trang đầy đủ, áp dụng các kiểu định dạng và đánh số tự động thành công cho tất cả các thành phần tương ứng trong văn bản, mới đến lúc chuẩn bị cho phần mục lục và các danh mục ở phần khai tập (khi đã làm chủ được kĩ thuật này thì thực hiện việc gì trước việc gì sau cũng không còn là vấn đề!). Trước tiên, cần dành một trang trắng cho mỗi thành phần trong khai tập: một trang cho Lời cảm ơn, một trang cho Mục lục, một trang cho Danh mục bảng, một trang cho Danh mục hình, Một trang cho Danh mục kí hiệu và chữ viết tắt. Giả định rằng trong tài liệu soạn sẵn chưa có chỗ dành sẵn cho các thành phần này, cách làm như sau:  cho con trỏ về vị trí đầu tiên sau trang bìa;  nhập lần lượt tựa của các thành phần kể trên (văn bản thô) bằng chữ in hoa (theo đúng quy định cho chương và thành phần tương đương), kết thúc mỗi thành phần bằng cách nhấn phím Enter;  cho con trỏ vào trước yếu tố thứ hai (trong ví dụ trên là Mục lục);  vào trình đơn Insert. Break, chọn Break type. Page break (ngắt trang bình thường), hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + Enter cũng có tác dụng tương đương;  yếu tố thứ nhất (Lời cảm ơn) được giữ lại, và từ yếu tố thứ hai (Mục lục) trở đi được chuyển qua bắt đầu một trang mới;  áp dụng tương tự cho đến khi đưa được phần bài chính qua được trang mới, và mỗi thành phần trong khai tập đều đã có một trang riêng;  sau đó, quay lại áp dụng kiểu định dạng Tựa (tương đương với kiểu Chương nhưng không có đánh số) cho tất cả các thành phần này (hai phần Danh mục tham khảo và Phụ lục cũng áp dụng tương tự từ sau chương Kết luận và khuyến nghị). Bước 5. Chèn Danh mục bảng Theo ví dụ trên, các điều kiện để lập được Danh mục bảng tự động là:  phần này đã có một trang riêng như đã làm ở trên;  tựa được định dạng theo kiểu Tựa;  các tên hình trong bài đã được định dạng theo kiểu Hình (trong ví dụ trên);  các tên hình đã được đánh số thứ tự (thủ công) chính xác theo chương mục tương ứng. Các bước thực hiện là:  tạo một dòng trắng sau tựa "Danh mục bảng" bằng cách nhấn phím Enter (nếu đã có sẵn thì đặt con trỏ vào dòng trắng đó);  vào trình đơn Insert. Reference (chèn các thông tin tham chiếu), chọn Index and Tables (các chỉ mục, mục lục và danh mục);  chọn thẻ Table of Figures (danh mục các hình);  để nguyên các giá trị mặc định đã tự động chọn trong các ô Show page numbers (hiển thị số trang), Right align page number (số trang canh biên thẳng hàng bên phải), Use hyperlink instead of page numbers (có siêu liên kết đến trang tương ứng);  trong ô Tab leader, có thể lựa chọn các đường kẻ tuỳ ý thích;  trong ô Formats có thể chọn các mẫu trình bày danh mục khác nhau, sao cho phù hợp với toàn bộ tài liệu;  nhấn nút Options, một hộp thoại mới hiện ra;  trong ô Build table of figures from (tạo danh mục từ các thành phần khác), chọn Style: Bảng (để tạo danh mục từ các yếu tố được định dạng theo kiểu Bảng);  nhấn nút OK, về lại hộp thoại ban đầu, nhấn nút OK lần nữa, Danh mục bảng sẽ được điền vào theo các thông số đã lựa chọn. Bước 6. Chèn Danh mục hình Để chèn Danh mục hình, điều kiện và cách làm cũng tương tự như với Danh mục bảng. Điểm khác biệt là kiểu định dạng được sử dụng ở đây là kiểu Hình. Lưu ý:  trình xử lí văn bản chỉ có một kiểu Table of Figures để áp dụng cho cả hai loại danh mục bảng và hình;  khi đã có một danh mục đầu tiên được tạo ra theo kiểu này, ở lần áp dụng tương tự cho danh mục thứ hai: o danh mục trước sẽ được bôi chọn, o chương trình sẽ hỏi: "Do you want to replace the selected table of figures?" ("Bạn có muốn thay thế danh mục đã chọn hay không?");  nếu chọn Yes ("Đồng ý!"), danh mục vừa thiết lập xong sẽ được chép đè lên danh mục đã tạo ra trước đó;  nếu chọn Cancel ("Huỷ lệnh") thì sẽ về lại trang văn bản mà không có gì thay đổi: không mất danh mục cũ, cũng không có danh mục mới;  cách tốt nhất là chọn No ("Không đồng ý!"), chương trình sẽ không chép đè lên danh mục cũ, mà tạo ra danh mục mới theo đúng các thiết lập đã chọn. Khi đã làm như trên, cho dù có điều chỉnh gì về nội dung trong tựa của các bảng và hình, hoặc thêm/bớt tên bảng/hình, hoặc thay đổi số trang của tên bảng/hình,... nói chung là đối với mọi thay đổi bên trong nội dung văn bản sau thời điểm chèn các danh mục (cũng như mục lục sau này), việc cập nhật vẫn rất đơn giản bằng vài động tác:  nhấn chuột phải lên danh mục/mục lục;  chọn Update Field (cập nhật các trường thông tin);  trong hộp thoại hiện ra, chọn Update entire table (cập nhật toàn bộ danh mục/mục lục) và nhấn nút OK. Bước 7. Chèn Mục lục Nếu chưa hoàn toàn làm chủ được kĩ thuật định dạng tự động, cách tốt nhất là chèn mục lục sau cùng, sau khi đã hoàn tất hết các phần khác trong tài liệu. Tiếp tục giả định như trên, đến lúc này tài liệu đã có đủ các phần, được áp các kiểu định dạng phù hợp và đánh số thứ tự đầy đủ, các danh mục bảng và hình đã chèn vào xong, việc cuối cùng là chèn mục lục. Cách làm như sau:  tạo một dòng trắng sau tựa "Mục lục" bằng cách nhấn phím Enter (nếu đã có sẵn thì đặt con trỏ vào dòng trắng đó);  vào trình đơn Insert. Reference > Index and Tables;  chọn thẻ Table of Contents (mục lục nội dung);  để nguyên các giá trị mặc định đã tự động chọn trong các ô Show page numbers (hiển thị số trang), Right align page number (số trang canh biên thẳng hàng bên phải), Use hyperlink instead of page numbers (có siêu liên kết đến trang tương ứng);  trong ô Tab leader, có thể lựa chọn các đường kẻ tuỳ ý thích;  trong ô Formats có thể chọn các mẫu trình bày danh mục khác nhau, sao cho phù hợp với toàn bộ tài liệu;  trong ô Show levels, chọn số cấp đề mục cần hiển thị trong mục lục: mặc định là ba cấp, có thể chọn nhiều hơn nhưng lưu ý là mục lục đầu trang quá chi tiết đôi khi làm người đọc khó thấy rõ dàn bài chính;  với số cấp đã chọn, nhấn nút Options;  trong cột TOC level (các cấp hiển thị trong mục lục), xoá các thông số cho các kiểu định dạng chuẩn của trình xử lí văn bản (Title, Heading 1, Heading 2, Heading 3, Heading 4);  sửa cấp hiển thị trong mục lục của các kiểu định dạng riêng đã lập: Chương - TOC level 1, Tựa - TOC level 1, Tựa 1 - TOC level 2, Tựa 2 - TOC level 3 (nếu chọn nhiều cấp hơn thì: Tựa 3 - TOC level 4, Tựa 4 - TOC level 5);  không nên thay đổi gì ở các ô khác;  nhấn nút OK, về lại hộp thoại ban đầu, nhấn nút OK lần nữa, Mục lục sẽ được điền vào theo các thông số đã lựa chọn.  Thiết kế bài thuyết trình khoa học  Mở đầu  Thuyết trình là một trong những phương thức hiệu quả giúp truyền đạt thông tin một cách thuyết phục đến một nhóm đối tượng nghe nhất định. Tuỳ mỗi lĩnh vực và nhóm đối tượng nghe mà có những phương pháp chuẩn bị, thiết kế và thuyết trình khác nhau. Trong nhà trường và các đơn vị nghiên cứu, với các mục tiêu đặc thù có định hướng giáo dục và khoa học, việc thiết kế và thực hiện một bài thuyết trình rất cần có những lưu ý riêng.  Khả năng nói và thuyết trình trước đám đông đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài, cả về tâm lí lẫn khả năng kiểm soát ngôn ngữ. Có một điều hơi đáng tiếc là trong rất nhiều năm, nền giáo dục Việt Nam chưa khuyến khích một cách đại trà trong toàn hệ thống các phương pháp và hình thức dạy học giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng thuyết trình và đối thoại trước đám đông, dẫn đến việc thói quen học thuộc lòng - nhớ - đọc lại trở thành phổ biến trong đại bộ phận học sinh. May mắn là những năm gần đây đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, học sinh - sinh viên được khuyến khích phát biểu - đối thoại nhiều hơn trong lớp học, các hình thức dạy học có tổ chức thuyết trình được khuyến khích, thậm chí bắt buộc, ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là ở các trường đại học.  Tuy nhiên, cho tới nay, một phần không nhỏ các bài thuyết trình khoa học - giáo dục trong nhà trường vẫn còn mang đậm tính kĩ thuật nhiều hơn là phương pháp. Có nghĩa là, nhiều tính năng (hình ảnh, màu sắc, hiệu ứng trình diễn, tỉ lệ trình bày các thành phần,...) của các công cụ thiết kế bài thuyết trình (Microsoft PowerPoint, OpenOffice Impress,...) bị khai thác một cách không có chọn lọc, không phù hợp với đặc thù về mục đích khoa học và giáo dục. Bên cạnh đó, còn có vấn đề về phương pháp xây dựng nội dung cho bài thuyết trình sao cho chặt chẽ, có tính thuyết phục cao, và cách thức thuyết trình, mà không ít người chỉ làm một việc cực kì đơn giản và... nhàm chán (!): chiếu bản phim (slide/diapositive), quay lưng lại cử toạ và... đọc.  Phần cuối cùng của giáo trình này sẽ trình bày một số nguyên tắc cơ bản nhất, mong đem lại đôi điều "cũ người mới ta" về mặt phương pháp thuyết trình trong khoa học và giáo dục. Thiết kế bài thuyết trình khoa học Quá trình chuẩn bị Để có một bài thuyết trình khoa học tốt, trái với cách làm đơn giản là sao chép lại những gì đã có trong bài viết, người thuyết trình cần phải:  chuẩn bị tinh thần;  chuẩn bị thông điệp;  và chuẩn bị phương tiện cho buổi thuyết trình của mình. Chuẩn bị tinh thần là việc đầu tiên người thuyết trình cần làm trước khi trình bày một vấn đề khoa học, nhằm tạo ra sự tự tin, loại bỏ những cảm giác sợ sệt, lo lắng trước buổi thuyết trình. Có ba cách chính để chuẩn bị tinh thần, có tác dụng bổ sung lẫn nhau:  làm chủ nội dung trình bày, không để sót những yếu tố mập mờ: người nghe thường dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người nói nếu vấn đề được đề cập một cách lộn xộn, hay khi những nội dung cốt lõi bị khoả lấp, bỏ qua;  tự tin vào bản thân, vì người thuyết trình phải là người hiểu rõ vấn đề được trình bày hơn so với người nghe;  dự kiến những câu hỏi mà cử toạ có thể đặt ra sau phần trình bày của mình. Về mặt tâm lí, nói chung ngay cả các giáo sư giỏi hay chuyên gia diễn thuyết đôi khi cũng không thể loại bỏ hết cảm giác lo lắng trước một buổi thuyết trình nào đó, nên đối với sinh viên chuyện thiếu tự tin trước buổi thuyết trình khoa học cũng là bình thường. Chỉ cần cố gắng làm được tốt ba bước chuẩn bị như trên là đã góp phần quan trọng dẫn đến thành công. Chuẩn bị thông điệp là việc quan trọng quyết định sự chặt chẽ và tính thuyết phục của bài thuyết trình. Thông thường, bài thuyết trình khoa học được thiết kế dựa trên một bài viết đã có sẵn. Điều này vừa có điểm thuận tiện, lại vừa có điểm bất tiện:  thuận tiện là mọi nội dung chi tiết và có hệ thống đã sẵn có trong bài viết;  bất tiện là chính điều đó có xu hướng dẫn người thuyết trình đến chỗ trình bày lại quá nhiều các chi tiết của bài viết, đôi khi không cần thiết đến độ làm khoả lấp cả nội dung trọng tâm;  và thông thường các yếu tố minh hoạ trong bài viết được đưa nguyên vẹn vào một bài thuyết trình sẽ không đủ độ phù hợp về mặt thị giác. Để hạn chế các điểm bất tiện như trên, cần dành sự lưu tâm thích đáng cho việc chuẩn bị thông điệp của buổi thuyết trình, với các công việc như sau:  lập một dàn ý chính xác cho thông điệp cần truyền đi qua bài thuyết trình;  chú ý nhấn mạnh các điểm cốt lõi và các ý quan trọng nhất trong thông điệp;  sắp xếp thêm những ý phụ quanh các ý chính này, sao cho có được một trình tự lập luận chặt chẽ, dù không nhất thiết phải hoàn toàn đầy đủ, o trong thực tế người thuyết trình không nên trình bày hết những gì mình biết, mà nên dành một số vấn đề nhỏ, phụ cho cử toạ hỏi và trao đổi;  dùng các phiếu ghi chú để ghi lại những ý chính và phụ này sao cho dễ dàng đọc được khi lướt mắt qua, o chỉ nên dùng một phiếu cho mỗi nhóm ý tưởng/nội dung và sắp xếp theo thứ tự trình bày;  trước buổi thuyết trình chính thức, nên luyện tập như thật với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhằm rút trước một số kinh nghiệm, khắc phục trước một số lỗi mà tự thân không nhìn thấy được. Chuẩn bị phương tiện thuyết trình là bước chuẩn bị sau cùng cho một bài thuyết trình tốt, nhưng ngược lại rất thường xuyên được nhiều người đưa lên thành việc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị. Cách làm ngược này là một kiểu lệ thuộc vào phương tiện và công nghệ. Nếu không có một thông điệp tốt và một tinh thần chuẩn bị sẵn sàng thì một bài trình chiếu đẹp đến mấy cũng không thể dẫn đến thành công đúng nghĩa cho buổi thuyết trình. Ngược lại, khi đã chuẩn bị tốt thông điệp cũng như về mặt tinh thần, người thuyết trình có thể đạt được thành công với nhiều loại phương tiện trình diễn khác nhau.  Các phim trong (transparent) có thể được xem là phương tiện chuẩn bị dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém nhất, song vẫn cần chuẩn bị cẩn thận, nhất là tránh việc chỉ photocopy một cách đơn giản các bảng biểu và hình ảnh trong bài viết. o Với các hình ảnh hay bảng biểu, chỉ nên giữ lại các thông tin cốt lõi nhất, hoặc phân tách ra nhiều phần. o Cỡ chữ không được quá nhỏ, ít nhất là 14 pt; mỗi bản phim nên được chiếu trọn trong màn hình, nội dung không nên dàn sát các biên. o Với các bản phim cần trình bày một ý tưởng bằng chữ viết, không nên soạn quá 12 dòng; nên sắp xếp các bản phim theo thứ tự trình bày, có đánh số; và ngay cả các bản phim cần sử dụng nhiều lần thì cũng nên sao ra nhiều bản để xếp theo thứ tự, không quay lại tìm bản phim đã dùng.  Một số bài thuyết trình có thể sử dụng các hình kích thước lớn. Nói chung, loại hình này (bản đồ, biểu đồ, ảnh...) thường có tác dụng thông tin ở mức cá thể nhiều hơn là tập thể (trước đám đông). Trong trường hợp nhất thiết phải dùng chúng cho bài thuyết trình, cần đặt bản đồ ở vị trí dễ quan sát để có thể giải thích những nét đại thể trên bản đồ, và với một số phần quan trọng cần giải thích chi tiết, nên chụp trích lại để phóng lớn bằng phương tiện trình bày chính của buổi thuyết trình.  Bài trình chiếu điện tử (electronic presentation/présentation électronique) là công cụ được sử dụng ngày càng phổ biến cho các buổi thuyết trình, đặc biệt là với sự phát triển sâu và rộng của các ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đời sống. Khi thiết kế bài trình chiếu với mục đích khoa học - giáo dục, cần có những lưu ý như sau: o bản phim (slide/diapositive) phải dễ đọc đối với toàn bộ cử toạ, hoặc ít nhất là đối với những người nghe quan trọng; o không dùng các yếu tố phụ hoạ làm phân tán sự chú ý của cử toạ (như các yếu tố động; các hình ảnh, biểu tượng vui,...); o sử dụng công cụ thiết kế phù hợp với công cụ thuyết trình sẽ sử dụng, nhằm tránh những sự cố không tương thích về phần mềm, thời gian hiển thị, màu sắc,...; o kiểm soát được diễn tiến buổi thuyết trình, có thể dừng lại, tiếp tục hoặc quay lui một cách nhịp nhàng ở bất cứ thời điểm nào, sau bất cứ câu hỏi nào được đặt ra; o định vị nhanh chóng ở bất cứ điểm nào trong các bản phim liên quan đến mỗi câu hỏi đặt ra.  Làm quen trước với địa điểm và công cụ thuyết trình cũng là một bước chuẩn bị quan trọng, để có thể đảm bảo mọi ý tưởng đã thiết kế có thể thực hiện được một cách trôi chảy, thuận lợi. Thiết kế bài thuyết trình khoa học Nguyên tắc thiết kế Sau khi đã chuẩn bị được thông điệp với các ý tưởng chính cần trình bày, thiết kế là cách để biến những ý tưởng đó thành hiện thực. Cần nhắc lại một lưu ý cơ bản khi thiết kế bài thuyết trình khoa học là: chỉ bắt tay vào thiết kế sau khi đã có một thông điệp được chuẩn bị tương đối chặt chẽ. Khi bắt đầu thiết kế, lại cần nhớ thêm một nguyên tắc: không sử dụng một yếu tố kĩ thuật vì đặc tính kĩ thuật của nó, mà sử dụng các yếu tố kĩ thuật tuỳ theo mục đích cần đạt được. Việc các đặc tính kĩ thuật trình chiếu bị sử dụng sai mục đích sẽ làm giảm hiệu quả truyền đạt thông điệp chính của bài thuyết trình, đặc biệt là khi người thiết kế không kiểm soát được mức độ khai thác các yếu tố động trong bản phim. Một cô giáo dạy phổ thông kể rằng trong trường của cô có phong trào thiết kế "giáo án điện tử" bằng PowerPoint, và bài của cô bị tổ bộ môn đánh giá "Trung bình", vì không làm nhạc nền để tạo sự hứng thú cho học sinh (sic!). Khi đem các "giáo án điện tử" có nhạc nền ra để dạy thử, học sinh rất hứng thú và chăm chú... nghe nhạc mà không quan tâm gì đến nội dung bài giảng (?!). Những nguyên tắc vàng của một bài thuyết trình khoa học là:  sáng sủa;  mạch lạc;  dễ đọc;  đơn giản;  phù hợp với cử toạ. Để thiết kế được bài thuyết trình đáp ứng được các nguyên tắc trên, ngoài một thông điệp tốt còn cần phải làm chủ được các quy trình và kĩ thuật sau: sử dụng mẫu thiết kế; sử dụng màu sắc; sử dụng phông chữ; trình bày chữ viết; sử dụng hình ảnh; sử dụng các bảng và hình; sử dụng các sơ đồ; sử dụng các kiểu chuyển bản phim (transition); sử dụng các hiệu ứng động (animation). Sử dụng mẫu thiết kế Thường phần mềm thiết kế trình chiếu có nhiều bộ mẫu thiết kế khác nhau về phông nền và cách sắp đặt cách thành phần trong bản phim. Những người dùng chuyên sâu có thể tự tạo cho mình những bộ mẫu thiết kế riêng, tuỳ theo từng mục đích thuyết trình. Khi sử dụng các mẫu thiết kế cần quan tâm đến một số vấn đề sau:  chỉ dùng một mẫu duy nhất cho một bài thuyết trình;  mẫu sử dụng phải phù hợp với nội dung trình bày, hoặc có thể ưu tiên cho một mẫu "trung tính";  lưu ý một số lỗi thiết kế có thể có trong các bộ mẫu được giới thiệu;  hạn chế thay đổi phông nền bản phim;  thường không có các thành phần gây phân tán sự chú ý của cử toạ. Sử dụng màu sắc Ưu tiên sử dụng các nền có màu đồng nhất hơn là nền có màu phân tán hoặc có nhiều thành phần khác chèn vào (hình ảnh, biểu tượng,...). Màu chữ và màu nền cần có độ tương phản tốt để có thể đọc rõ chữ viết và thấy rõ hình ảnh. Dự kiến trước một sự khác biệt nhỏ (thậm chí nhiều nếu thiết bị chiếu không tốt) về màu sắc trên bản thiết kế so với thực tế qua máy chiếu. Thông thường màu trên máy chiếu nhạt hơn so với bản thiết kế. Các bộ màu nên và không nên dùng Sử dụng phông chữ Sử dụng bộ phông chữ tiếng Việt Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Nên dùng các kiểu chữ cổ điển tiêu chuẩn, với các kí tự được tách rời rõ ràng với nhau (Arial, Courrier, Tahoma, Times New Roman, Verdana,...).  Nên dùng chủ yếu các kiểu chữ không chân (sans serif) như Arial, Tahoma, Verdana cho các bài trình chiếu, vì kiểu chữ có chân (serif) dễ bị mất nét khi phóng lớn, rất khó đọc.  Riêng với các đoạn chữ viết tương đối dài, nên dùng kiểu chữ có chân (như Times New Roman). Hình chữ (đứng, đậm, nghiêng, gạch chân,...) và loại chữ (in thường, in hoa) nên dùng có cân nhắc:  chữ in đậm: dùng cho các ý cần nhấn mạnh, nhưng không in đậm quá nhiều;  chữ in nghiêng: dùng cho các đoạn trích dẫn nguyên văn và các ví dụ;  CHỮ IN HOA: tránh viết in hoa toàn bộ câu, chỉ viết in hoa chữ cái đầu âm tiết theo đúng quy định bình thường;  chữ gạch chân: hạn chế, nói chung là không nên dùng. Trình bày chữ viết Cỡ chữ sử dụng trong bài trình chiếu phải tương đồng từ bản phim này qua bản phim khác, tránh thay đổi kích cỡ một cách tuỳ ý, đặc biệt là các phần tựa của mỗi bản phim hay mỗi mục nội dung.  Tựa của bản phim: cỡ chữ khoảng 38-44 pt.  Tựa của mỗi mục và chữ viết: cỡ chữ khoảng 24-32 pt.  Không nên dùng cỡ chữ quá nhỏ cho thông tin chính (bài thuyết trình), vì cử toạ sẽ không nhìn thấy được từ xa, đồng thời làm mất cân đối bản phim; cũng không sử dụng cỡ chữ quá to cho các thông tin phụ (đầu và chân bản phim) vì làm phân tán sự chú ý của cử toạ.  Tên các tác giả được trích dẫn có thể thu nhỏ hơn cỡ chữ đang dùng trong cùng ý.  Tuyệt đối không cắt ngang đoạn văn bản từ bản phim trước để tiếp tục trình bày trong bản phim sau. Vị trí trình bày của chữ viết cần có những lưu ý sau:  đặt tựa ngắn gọn, độc đáo;  sử dụng bình quân sáu dòng văn bản trong mỗi bản phim;  nội dung mỗi dòng cần cô đọng ở những ý cơ bản nhất của ý cần trình bày, không nhất thiết phải viết câu hoàn chỉnh về ngữ pháp mà có thể rút gọn thành một ngữ hay tổ hợp ngữ danh/động từ, và do đó càng nên tránh động tác chép-dán nguyên vẹn bản văn từ bài viết qua bài thuyết trình;  sử dụng dấu chấm tròn (thường dùng cho danh sách liệt kê) ở đầu mỗi dòng để dễ phân biệt;  không dùng dấu chấm câu ở mỗi cuối dòng;  nên giữ đúng cách dàn trang đã lập sẵn trong các bộ mẫu thiết kế;  canh biên chữ viết từ trái qua phải;  sắp xếp các ý với một khoảng cách đủ rộng và thoáng;  không để chữ viết lấn sát ra các biên trên, dưới, trái, phải của bản phim;  hạn chế trình bày chữ theo chiều đứng, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. kế bài thuyết trình khoa học Nguyên tắc thiết kế Sử dụng hình ảnh Hình ảnh là những yếu tố thông tin có giá trị minh hoạ cao khi sử dụng đúng cách và đúng chỗ trong bài thuyết trình. Theo các nghiên cứu về khoa học thị giác, khi chiếu một bản phim, vùng văn bản thường được chú ý trước vùng hình ảnh. Đọc là một phản xạ tự nhiên, khiến cho khi chữ viết xuất hiện cùng với các yếu tố khác thì xu hướng của "người xem" luôn là đọc phần chữ viết rồi mới xem các yếu tố hình ảnh. Do đó:  chỉ đưa hình ảnh vào bài khi cần thiết;  chỉ đưa hình ảnh có ý nghĩa minh hoạ hoặc làm rõ hơn ý tưởng đang trình bày;  những hình ảnh cần lặp lại trong cả bài nên được trình bày trong nền bản phim;  tránh đưa bất cứ hình ảnh gì vào bất cứ chỗ nào trong bài thuyết trình, hoặc chỉ đưa hình ảnh với mục đích làm vui mắt;  cố gắng chọn lọc chỉ một hình ảnh minh hoạ cho một ý;  cẩn thận với độ phân giải của hình ảnh: độ phân giải quá thấp phóng lớn lên sẽ bị vỡ nét; Sử dụng các bảng và biểu đồ Với các bảng biểu và biểu đồ vẽ từ một chương trình máy tính, người thuyết trình có hai lựa chọn: chép từ bài viết vào trong bài trình chiếu; hoặc soạn mới trong trình thiết kế. Cần lưu ý:  đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;  phân biệt rõ ràng các cột của bảng và các trục của biểu đồ;  định dạng các yếu tố trong bảng/biểu đồ sao cho đọc được rõ;  thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;  ưu tiên soạn mới trong trình thiết kế;  khi chép từ các phần mềm khác qua, cần kiểm tra lại tính chính xác của dữ liệu và các cách trình bày (kích thước, đường kẻ, cỡ chữ,...). Sử dụng các sơ đồ Với các sơ đồ, các điểm cần lưu ý cũng tương tự như đối với bảng và biểu đồ:  đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;  định dạng các yếu tố trong sơ đồ sao cho đọc được rõ;  thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;  cho xuất hiện lần lượt từng thành phần của sơ đồ (sử dụng hiệu ứng động) để người nghe dễ hiểu;  sử dụng các công cụ vẽ (Draw/Dessin) của trình thiết kế để vẽ các yếu tố dạng hình học và chèn khung chữ viết. Sử dụng các cách chuyển bản phim Cách chuyển bản phim là hiệu ứng động ở mức bản phim, tức cách thức đóng một bản phim và mở bản phim tiếp theo theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau, như cuốn từ góc phải qua góc trái, mở rộng từ trung tâm ra ngoại vi, tô mờ, khép/mở bằng các khe tối dọc/ngang,... Trong một bài thuyết trình khoa học, vì tính chất nghiêm túc, chính xác và đơn giản, thông thường nên hạn chế áp dụng các cách chuyển bản phim cầu kì, phức tạp. Cách thuận tiện nhất là không dùng. Cònnếu dùng kĩ thuật này, nên lưu ý:  chỉ nên chọn từ một đến ba kiểu chuyển sử dụng đồng nhất cho các cấp bản phim (ví dụ: một kiểu để chuyển sang bản phim mới trong cùng mục, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc mục mới, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc phần mới);  các kiểu chuyển nên đơn giản và nhanh, tránh các cách rườm rà, kéo dài, chậm hay làm rối mắt;  kiểm tra kiểu chuyển ở chế độ chiếu chứ không chỉ ở chế độ xem thử (preview). Sử dụng các hiệu ứng động Hiệu ứng động là các cách thức làm một hay nhiều thành phần của bản phim xuất hiện trên màn hình, theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau (như cách chuyển bản phim, nhưng có nhiều kiểu hiệu ứng hơn). Hiệu ứng động chỉ áp dụng cho các thành phần của từng bản phim. Cũng tương tự như với cách chuyển bản phim, khi sử dụng hiệu ứng động trong bài thuyết trình khoa học cần lưu ý:  sử dụng điều độ các hiệu ứng động;  chọn các hiệu ứng đơn giản, nhanh, không làm rối mắt người quan sát;  tuỳ trường hợp mà thiết kế cho hiệu ứng hoạt động sau mỗi lần nhấp chuột hay từ động sau một khoảng thời gian;  kiểm tra hiệu ứng ở chế độ chiếu. kế bài thuyết trình khoa học Nguyên tắc thiết kế Sử dụng hình ảnh Hình ảnh là những yếu tố thông tin có giá trị minh hoạ cao khi sử dụng đúng cách và đúng chỗ trong bài thuyết trình. Theo các nghiên cứu về khoa học thị giác, khi chiếu một bản phim, vùng văn bản thường được chú ý trước vùng hình ảnh. Đọc là một phản xạ tự nhiên, khiến cho khi chữ viết xuất hiện cùng với các yếu tố khác thì xu hướng của "người xem" luôn là đọc phần chữ viết rồi mới xem các yếu tố hình ảnh. Do đó:  chỉ đưa hình ảnh vào bài khi cần thiết;  chỉ đưa hình ảnh có ý nghĩa minh hoạ hoặc làm rõ hơn ý tưởng đang trình bày;  những hình ảnh cần lặp lại trong cả bài nên được trình bày trong nền bản phim;  tránh đưa bất cứ hình ảnh gì vào bất cứ chỗ nào trong bài thuyết trình, hoặc chỉ đưa hình ảnh với mục đích làm vui mắt;  cố gắng chọn lọc chỉ một hình ảnh minh hoạ cho một ý;  cẩn thận với độ phân giải của hình ảnh: độ phân giải quá thấp phóng lớn lên sẽ bị vỡ nét; Sử dụng các bảng và biểu đồ Với các bảng biểu và biểu đồ vẽ từ một chương trình máy tính, người thuyết trình có hai lựa chọn: chép từ bài viết vào trong bài trình chiếu; hoặc soạn mới trong trình thiết kế. Cần lưu ý:  đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;  phân biệt rõ ràng các cột của bảng và các trục của biểu đồ;  định dạng các yếu tố trong bảng/biểu đồ sao cho đọc được rõ;  thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;  ưu tiên soạn mới trong trình thiết kế;  khi chép từ các phần mềm khác qua, cần kiểm tra lại tính chính xác của dữ liệu và các cách trình bày (kích thước, đường kẻ, cỡ chữ,...). Sử dụng các sơ đồ Với các sơ đồ, các điểm cần lưu ý cũng tương tự như đối với bảng và biểu đồ:  đặt tựa ngắn gọn, rõ ràng, đúng quy cách;  định dạng các yếu tố trong sơ đồ sao cho đọc được rõ;  thay đổi màu sắc hoặc hình chữ để tạo sự chú ý cho những điểm đặc biệt;  cho xuất hiện lần lượt từng thành phần của sơ đồ (sử dụng hiệu ứng động) để người nghe dễ hiểu;  sử dụng các công cụ vẽ (Draw/Dessin) của trình thiết kế để vẽ các yếu tố dạng hình học và chèn khung chữ viết. Sử dụng các cách chuyển bản phim Cách chuyển bản phim là hiệu ứng động ở mức bản phim, tức cách thức đóng một bản phim và mở bản phim tiếp theo theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau, như cuốn từ góc phải qua góc trái, mở rộng từ trung tâm ra ngoại vi, tô mờ, khép/mở bằng các khe tối dọc/ngang,... Trong một bài thuyết trình khoa học, vì tính chất nghiêm túc, chính xác và đơn giản, thông thường nên hạn chế áp dụng các cách chuyển bản phim cầu kì, phức tạp. Cách thuận tiện nhất là không dùng. Cònnếu dùng kĩ thuật này, nên lưu ý:  chỉ nên chọn từ một đến ba kiểu chuyển sử dụng đồng nhất cho các cấp bản phim (ví dụ: một kiểu để chuyển sang bản phim mới trong cùng mục, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc mục mới, một kiểu để chuyển sang bản phim thuộc phần mới);  các kiểu chuyển nên đơn giản và nhanh, tránh các cách rườm rà, kéo dài, chậm hay làm rối mắt;  kiểm tra kiểu chuyển ở chế độ chiếu chứ không chỉ ở chế độ xem thử (preview). Sử dụng các hiệu ứng động Hiệu ứng động là các cách thức làm một hay nhiều thành phần của bản phim xuất hiện trên màn hình, theo các chiều hướng, tốc độ và kiểu chuyển động khác nhau (như cách chuyển bản phim, nhưng có nhiều kiểu hiệu ứng hơn). Hiệu ứng động chỉ áp dụng cho các thành phần của từng bản phim. Cũng tương tự như với cách chuyển bản phim, khi sử dụng hiệu ứng động trong bài thuyết trình khoa học cần lưu ý:  sử dụng điều độ các hiệu ứng động;  chọn các hiệu ứng đơn giản, nhanh, không làm rối mắt người quan sát;  tuỳ trường hợp mà thiết kế cho hiệu ứng hoạt động sau mỗi lần nhấp chuột hay từ động sau một khoảng thời gian;  kiểm tra hiệu ứng ở chế độ chiếu. THIẾT KẾ BÀI THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC MỘT SỐ TÍNH NĂNG THIẾT KẾ CƠ BẢN Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trình này. Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm mục đích thiết kế bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng, người học cần biết sử dụng ở mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình chiếu. Các hướng dẫn sau đây là dành cho phần mềm Microsoft PowerPoint XP, bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows XP. Nhấn lên siêu liên kết để xem hình minh hoạ. Tạo hình nền Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử dụng đúng cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan chặt chẽ đến nội dung trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên có độ đồng đều về màu sắc để không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành phần nội dung khi thuyết trình. Nên cân nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các thành phần khác đối với hình nền sao cho phù hợp. Các bước tạo hình nền như sau:  vào trình đơn View. Master, chọn Slide Master (quản lí bản phim), nền bản phim sẽ được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;  không thay đổi gì các thông số đó, vào trình đơn Insert. Picture, chọn From File (chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);  chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên tập tin đó và nhấn nút Insert (chèn hình vào bản phim mẫu);  thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách dùng chuột nhấn và kéo các biên, hoặc di chuyển hình ảnh đến đúng vị trí cần xuất hiện trong mỗi bản phim;  thường hình nền được định dạng mờ để làm nổi bật nội dung, do đó nhấn chuột phải lên hình và chọn Format Picture (định dạng hình);  chọn thẻ Picture, mục Color, chọn Washout (chế độ bóng);  xong nhấn nút OK và chọn Close Master View để đóng cửa sổ quản lí bản phim lại;  tất cả các bản phim sẽ đều được chèn hình nền như đã thiết lập, nếu chưa vừa ý thì có thể vào lại View. Master > Slide. Master để chỉnh sửa. Định dạng đầu và chân bản phim Chức năng thông tin của bản phim trình chiếu không giống như của trang bài viết, do đó không nên quá lạm dụng các định dạng đầu và chân bản phim. Thông thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông tin cơ bản ở chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu cần phân phát bản in. Cách định dạng đầu và chân bản phim như sau:  vào trình đơn View. Header and Footer (hiển thị công cụ định dạng đầu và chân bản phim);  trong thẻ Slide, đánh dấu chọn mục Date and time nếu muốn cho hiển thị ngày giờ trên bản phim, o chọn Update automatically nếu muốn ngày giờ tự động thay đổi theo ngày mở tập tin ra, với các lựa chọn kiểu ngày giờ và ngôn ngữ khác nhau, o chọn Fixed nếu muốn hiển thị một ngày giờ cố định, và phải nhập trực tiếp chuỗi ngày giờ vào ô trống bên cạnh;  chọn Slide number nếu muốn cho hiển thị số thứ tự bản phim;  chọn Footer để cho hiển thị thông tin ở chân bản phim, và gõ chuỗi văn bản trực tiếp vào ô trống bên cạnh;  nếu chọn Don't show on title slide thì phần thiết lập đầu và chân như trên sẽ không áp dụng cho bản phim đầu tiên (dành cho tên bài thuyết trình);  nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply to All để áp dụng cho tất cả các bản phim. Định dạng phông nền Nếu không sử dụng hình nền, việc định dạng phông nền có vai trò quan trọng giúp trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước chèn hình nền như sau:  vào trình đơn Format. Background (định dạng phông nền);  nhấn lên danh sách cuốn, chọn: o một màu (đồng nhất) trong danh sách các màu vừa sử dụng, o More Colors để chọn được nhiều màu khác (đồng nhất) o Fill Effects để chọn các kiểu phông nền không có màu đồng nhất (nền kẻ ô, nền chấm, nền hoa văn,...);  nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply to All để áp dụng cho tất cả các bản phim. Sắp xếp các yếu tố trong bản phim Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể được sắp xếp theo những cách khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay dưới, gom thành một nhóm hay tách rời một nhóm,...  Giống như trong văn bản, một bản phim có nhiều lớp song song với mặt phẳng màn hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng nhau. Hoặc nếu yếu tố A nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào của B nằm trong tầm che phủ của A thì sẽ bị che lấp, không thấy được trên văn bản. Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để thay đổi một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau đó:  chọn Grouping nếu muốn gom hay tách nhóm: o chọn Group để gom lại thành một nhóm, o chọn Ungroup để tách các thành phần trong nhóm ra, o chọn Regroup nếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại thành nhóm;  chọn Order nếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị: o chọn Bring to Front để cho hiển thị ở lớp trên cùng, o chọn Send to Back để cho hiển thị ở lớp dưới cùng, o chọn Bring Forward để đưa lên lớp liền trên, o chọn Send Backward để đưa xuống lớp liền dưới. Chèn các yếu tố Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thông qua trình đơn Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí thành một mục trong trình đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text Box (khung chữ), Movies and Sounds (các tập tin âm thanh và phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ), Object. Microsoft Equation 3.0 (công thức toán học), Hyperlink (siêu liên kết đến một tập tin khác, bản phim khác trong cùng bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng),... Chèn các nút hành động Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu, chỉ có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím. Nếu cần di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành động khác mà không phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bản phim đang chiếu, cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu hiệu nhất là chèn các nút hành động. Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng cách vào trình đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách mở ra để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù hợp với nhu cầu: Home (về trang tiếp đón); Back or Previous (về bản phim trước); Forward or Next (qua bản phim sau); Beginning (về bản phim đầu); End (về bản phim cuối); Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound (mở một tập tin âm thanh); Movie (mở một tập tin phim),... Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố Nếu cần dùng hiệu ứng động mà chưa làm chủ được công cụ thiết kế, tốt nhất là chỉ làm việc này sau khi đã trình bày xong tất cả các yếu tố trong tất cả các bản phim trong bài. Làm như vậy sẽ giúp việc áp dụng các loại hiệu ứng được đồng nhất hơn, phục vụ tốt cho diễn tiến thuyết trình. Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơn Slide Show. Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn hình. Chọn Add Effect cùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý). Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản phim, nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay phải:  chọn Remove để bỏ hẳn hiệu ứng;  nếu muốn điều chỉnh, trong ô Modify chọn: o Start: On Click cho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn kiểu khác nếu muốn), o Direction. In hay Out cho hiệu ứng hướng vào tâm hay hướng ra bìa của bản phim, o kiểu tốc độ trình diễn trong Speed, o nút mũi tên lên hoặc xuống trong ô Re-Order ở cuối cột danh sách để thay đổi thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình. Áp dụng cách chuyển tiếp bản phim Nếu cần dùng hiệu ứng động chuyển tiếp giữa các bản phim, vào trình đơn Slide Show. Slide Transition, chọn một kiểu chuyển tiếp phù hợp trong danh sách, thay đổi tốc độ trong ô Speed, đánh dấu chọn Advance slide: On mouse click để chuyển bản phim bằng cách nhấn chuột. Các thiết lập khác chỉ nên thử khi đã làm chủ được phần mềm. Nếu muốn thiết lập cùng kiểu cho tất cả các bản phim, nhấn nút Apply to All Slides, nếu không thì chỉ áp dụng cho riêng bản phim đang xử lí. THIẾT KẾ BÀI THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC THUYẾT TRÌNH Thời gian thông thường dành cho một bài thuyết trình khoa học là khoảng từ 15 đến 25 phút. Khoảng thời gian đó không đủ để trình bày đầy đủ mọi thứ trong bài viết. Do đó, khi thiết kế thông điệp cần làm sao để làm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất. Trong buổi thuyết trình hay bảo vệ luận văn, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:  không xin lỗi trước về sự thiếu chuẩn bị hay về các khiếm khuyết của bài thuyết trình, vì điều đó chỉ gây sự chú ý của người nghe vào các khiếm khuyết đó mà thôi;  không đọc bản phim chiếu từ đầu đến cuối, vì sẽ nhanh chóng mất kiểm soát sự chú ý của cử toạ (họ đến để nghe nói, còn nếu đọc thì họ sẽ tự đọc mà không cần đến diễn giả);  đứng ở một vị trí sao cho không che tầm nhìn của cử toạ lên màn hình;  giới thiệu tóm tắt nội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đề sẽ trình bày;  đề cập nhanh chóng vào chủ đề thuyết trình, tránh giới thiệu dẫn dắt dài dòng;  sử dụng tốt các câu dẫn ý, vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe;  nhìn thẳng vào cử toạ, thường là nhìn từng người và lướt qua khắp phòng thuyết trình, tránh các cách: o đứng quay lưng lại cử toạ và nói với... màn hình (!), o cúi đầu xuống các phiếu ghi chú và nói với... mặt bàn (!);  cố gắng nói lớn, rõ tiếng, nhưng không nói quá nhanh, nuốt chữ hay gằn giọng, giúp người nghe kịp "tiêu hoá" thông tin;  tránh làm các động tác không tự nhiên, bất thường hay những động tác quá mạnh (đặc biệt là thói quen vung tay khi nói);  dùng kim chỉ bảng hoặc đèn chỉ bảng để giải thích các chi tiết trên màn hình, không rê chuột để chỉ các yếu tố cần giải thích trên bản phim đang trình chiếu;  không trình diễn quá nhiều thông tin đồ hoạ (hình ảnh, phim) vì dễ làm kéo dài thời gian thuyết trình, đồng thời cũng không được trình diễn hình ảnh mà không giải thích (vì khi diễn giả không giải thích, mỗi người nghe sẽ tự diễn giải theo cách hiểu riêng của mình);  nếu dùng phim trong, tránh kéo bản phim để đọc từng dòng;  ghi chú rõ các câu hỏi, và phải đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trước khi trả lời;  nên chuẩn bị trước các bản phim khác dành riêng cho những vấn đề không trình bày trong bài thuyết trình, nhưng có thể được hỏi đến. Bài tập tự kiểm tra Và vấn đề còn lại, sau tất cả các nội dung đã đề cập tương đối trọn vẹn trong năm phần của giáo trình, đó là sự rèn luyện và áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong mỗi vấn đề vào công việc hàng ngày. Chỉ có những bài học rút ra từ chính kinh nghiệm bản thân mới là đắt giá nhất để hiểu được giá trị thực sự của các Nguyên Tắc. Chúc thành công! Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học Nội dung chính Soạn thảo là giai đoạn sau cùng của quá trình triển khai, thực hiện và viết báo cáo kết quả một đề tài nghiên cứu khoa học. Biết cách viết (Phần 4) thì có thể soạn thảo bằng nhiều công cụ khác nhau. Ở thời điểm hiện nay, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu để phục vụ công tác soạn thảo. Với các ý tưởng, dữ liệu, thông tin đã tích luỹ được và sắp xếp, phát triển đầy đủ trong bài viết:  phải làm sao để soạn thảo bài viết bằng máy tính một cách hiệu quả, khai thác hợp lí các tính năng của trình soạn thảo?  sử dụng các chức năng tự động như thế nào để tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót?  nhập liệu như thế nào cho đúng quy tắc?  thiết kế bài thuyết trình khoa học sao cho bài bản, phục vụ tốt buổi báo cáo hoặc bảo vệ đề tài? Mục tiêu chuyên biệt Phần này sẽ giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống các kiến thức và kĩ năng cơ bản về:  các quy tắc nhập liệu;  cách sử dụng các công cụ định dạng tự động của trình soạn thảo văn bản;  phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học;  các kĩ thuật cơ bản trong thiết kế bài thuyết trình. Yêu cầu Phần này đòi hỏi người học phải:  biết các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;  biết phân biệt các loại tài liệu khoa học khác nhau;  biết cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học;  biết khai thác thông tin từ tài liệu khoa học để chuẩn bị tư liệu cho bài viết;  biết các quy định và có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học;  biết cách viết một tài liệu khoa học theo đúng các quy tắc trình bày khoa học;  biết sử dụng ở mức căn bản các chương trình soạn thảo văn bản và trình chiếu. Thời lượng Thời lượng thiết kế cho phần này là 6 giờ tự học, gồm cả đọc giáo trình (phần lí thuyết), xem ví dụ minh hoạ, làm các bài thực hành và thực hiện các bài kiểm tra liên tục. Hoạt động học tập  Kiểm tra đầu vào để xác định điểm xuất phát của mình so với yêu cầu của bài học.  Các hoạt động học tập của phần này nhằm các mục tiêu chính sau đây: o hệ thống hoá các quy tắc nhập liệu và thể thức trình bày văn bản khoa học; o hướng dẫn sử dụng một số chức năng tự động của trình soạn thảo văn bản; o giới thiệu phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học và các kĩ thuật cơ bản để thiết kế bài thuyết trình. Người học đọc giáo trình và xem các ví dụ minh hoạ từng trường hợp cụ thể, và làm các bài thực hành, bài tập tự kiểm tra (kiểm tra liên tục) để tự đánh giá.  Tải phiếu nhật trình về để tự theo dõi và điều chỉnh các hoạt động học tập.  Tải phiếu đánh giá về để ghi những đánh giá, phản hồi, ý kiến cần thiết trong quá trình học.  Sau khi kết thúc, làm bài kiểm tra đầu ra để đánh giá kết quả. Nếu đã hoàn tất khoá học thì gửi phiếu đánh giá cho tác giả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-phuongphapnghiencuutailieu_130628123819_phpapp02_1079.pdf
Luận văn liên quan