Tài liệu ôn thi môn Quản lý nhà nước về kinh tế
Câu 1: Nhà nước là gì? Nhà nước ra đời từ các nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào cơ bản nhất? Vì sao?
Câu 2. Thể chế hành chính
Câu 3: Quản lý nhà nước đối với xã hội là gì? Có những đặc điểm gì?
Câu 4: Thiết chế Nhà nước là gì? Nó bao gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất?Vì sao?
Câu 5. Thể chế hoạt động của nhà nước là gì? Nó bao gồm các loại nào? Loại nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 6: công cụ quản lý xã hội của nhà nước là gì? Nó bao gồm các loại nào? Loại nào là quan trọng nhất? vì sao?
Câu 7. Mục tiêu quản lý xã hội của nhà nước?
Câu 8: Hàng hóa công cộng là gì? Ai có trách nhiệm cung cấp loại hàng hóa này? Hàng hóa công cộng có những đặc điểm cơ bản nào? Đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 9: Dịch vụ công là gì? Ai có trách nhiệm cung cấp loại dịch vụ này? Dịch vụ công có những đặc điểm cơ bản nào? Đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 10: So sánh bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam với các nhà nước khác trong thời đại ngày nay và rút ra các kết luận quan trọng.
Câu 11. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thiết chế dựa trên nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 12: Vì sao nước ta lại phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước? Các nước khác có phải làm như thế không? Vì sao?
Câu 13: Nhà nước có những chức năng quản lý nào?. Chức năng nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
Câu 14: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội theo các nguyên tắc nào? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất? Vì sao?
1 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5301 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn Quản lý nhà nước về kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nhà nước là gì? Nhà nước ra đời từ các nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào cơ bản nhất? Vì sao?
Trả lời:
Lịch sử cho thấy không phải lúc nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp nên chưa có nhà nước. Ở thời kỳ này, đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những nguyên tắc chung. Lúc này, trong tay họ không có bất cứ một công cụ cưỡng bức nào. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để tham họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó chính là nhà nước.
Vậy, Nhà nước là gì?
“Nhà nước thực chất là một thể chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác, đồng thời còn để duy trì và phát triển xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ công mà nhà nước đó quản lý trước lịch sử và trước các nhà nước khác.”
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, nhà nước xuất hiện là kết quả của sự vận động, phát triển nội tại của xã hội loài người. Nhà nước chỉ ra đời khi sản xuất và văn minh xã hội phát triển đạt đến một trình độ nhất định, cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Đó cũng chính là hai nguyên nhân làm cho nhà nước ra đời:
- Vấn đề sự xuất hiện chế độ tư hữu (hay tiền đề kinh tế): Quá trình sống và lao động sản xuất, con người ngày một phát triển hơn về thể chất, trí lực, hiểu biết nhiều hơn các quy luật tự nhiên và xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, luôn tìm kiếm và cải tiến các công cụ lao động. Vì thế năng suất xã hội tăng lên không ngừng. Khi có sự phát triển của công cụ sản xuất thì có sự phân công lao động và điều đó làm cho kinh tế đạt được những bước tiến dài so với yêu cầu thỏa mãn ở mức độ cần thiết nhu cầu của xã hội, đã xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dư thừa của công xã nguyên thủy làm tài sản riêng của một số người. Từ đó, quá trình tư hữu diễn ra và chế độ tư hữu được hình thành.
- Vấn đề sự phân hóa xã hội thành các giai cấp, các tầng lớp có lợi ích đối lập nhau và mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tầng lớp ấy gay gắt đến mức không thể điều hòa được (hay tiền đề xã hội): Trong quá trình sản xuất, những người có công cụ tốt, có sức khỏe và kinh nghiệm thu được hiệu quả cao và ngày càng giàu có. Những biến đổi về mặt kinh tế của xã hội công xã nguyên thủy làm cho cộng đồng dân cư thuần nhất của thị tộc - bộ lạc phân hóa thành những bộ phận đối lập nhau về lợi ích. Một số người giàu có do chiếm được tư liệu sản xuất, do bóc lột lao động tù binh và bóc lột những người nghèo khác, đã giành được vị trí ưu thế trong xã hội và trở thành giai cấp bóc lột. Những người không có tư liệu sản xuất, bị bóc lột ngày càng nghèo khó trở thành giai cấp bị bóc lột. Hai bộ phận dân cư này (giai cấp bóc lột và bị bóc lột) do quyền lợi đối lập nhau nên mâu thuẫn với nhau ngày càng gay gắt và quyết liệt. Do đó, cần có một giai cấp để dung hòa hai giai cấp đối lập này, đó chính là nhà nước.
Hai nguyên nhân trên thì có một nguyên nhân quan trọng nhất là xã hội có sự tư hữu tài sản. Vì khi có tư hữu tài sản thì mới xuất hiện sự phân hóa giàu và nghèo, từ đó mới xuất hiện hai giai cấp đối lập và mâu thuẫn với nhau. Giai cấp đối kháng là kết quả phát triển tất yếu của tư hữu tài sản. Nhà nước ra đời là một quá trình chuyển hóa dẫn dần, qua nhiều giai đoạn, các cơ quan quản lý thị tộc - bộ lạc chuyển biến thành các cơ quan nhà nước. Đây cũng là quá trình chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác thuộc về đặc điểm địa lý, kinh tế…của các dân tộc khác nhau.