Cho vay ngắn hạn : 6 hình thức
Bao thanh toán :
I/ Khái niệm :
- BTT là 1 hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại
các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua , bán hàng.
- Bao thanh toán khác với chiết khấu ở điểm : trong BTT, ngân hàng chỉ mua lại bộ hồ
sơ bán hàng hóa của khách hàng, và quan hệ mua bán hàng hóa chưa thực sự diễn ra
=> Rủi ro gian lận : Việc ghi hóa đơn trước, được tiến hành khi công ty bắt đầu gặp khó khăn về tài chính. Rủi ro tín dụng.
II/ Đặc điểm :
- Mua lại các khoản phải thu và ứng trước tiền mặt
- Ghi sổ liên quan đến phải thu
- Thu nợ
- Dự tính tổn thất tín dụng
III/ Lợi ích
1. Đối với ngân hàng :
- Thu phí hoa hồng ( lãi suất hoa hồng của BTT> chiết khấu )
- Đa dạng hóa loại hình dịch vụ => thu hút khách hàng
- Đẩy mạnh giao thương quốc tế, nâng cao uy tín cho ngân hàng.
=> Đây là 1 nghiệp vụ khá mới mẻ, và ít được các ngân hàng sử dụng vì độ rủi ro rất lớn. Hiện nay chỉ có 1 số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán như : eximbank, VCB, ACB, BTT thường được sử dụng với DN có quan hệ mua bán với nước ngoài. Nếu như quan hệ mua bán trong nước :
2. Đối với khách hàng
- Đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng thuận tiện
- Được sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng, mà không cần tím đến ngân hàng
Khác
- Tăng doanh số cho khách hàng, vì bán chịu, sau đó có thể bán lại cho ngân hàng.
3. Đối với nền kinh tế
- Thúc đẩy quan hệ mua bán trong và ngoài nước => khẳng định vị trí nền kinh tế
- Sử dụng BTT yêu cầu có công nghệ hiện đại
4. Đối với người mua hàng
- Khi BTT phát triển, người mua hàng có thể được mua chịu với số lượng nhiều hơn,
người bán hàng cũng có thể bán được nhanh hơn .
IV/ Hình thức BTT :
1. Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
=> VN chủ yếu sử dụng hình thức này.
2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
3. BTT trong nước : BTT dựa trên HĐ mua bán trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. BTT xuất nhập khẩu : BTT dựa trên HĐ xuất nhập khẩu.
5. BTT đảo chiều : Đvị BTT mua nhiều khoản phải thu của 1 người mua có chất lượng cao duy nhất.
VD : A mua hàng hóa của rất nhiều người , như B, C, D,
BTT thông thường thì người bán hàng là người đề nghị ngân hàng bao thanh toán. Nhưng với BTT đảo chiều thì người mua A là người đề nghị ngân hàng BTT. Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền cho người bán. A sẽ trả tiền cho ngân hàng.
=> Như vậy , ngân hàng không phải kiểm soát người bán mà chỉ thu tiền từ người mua A. Người bán hàng cũng yên tâm hơn rất nhiều. BTT đảo chiều còn khác BTT thông thường ở chỗ đây là mói quan hệ 3 chiều :
- Quan hệ ngân hàng – người bán : NH cam kết trả tiền cho người bán
- Quan hệ ngân hàng – người mua : NH hỗ trợ người mua bằng cách đồng ý BTT các khoản phải trả của người mua để người mua được nhà cung cấp bán chịu hàng hóa. Điểm này khác với BTT thông thường : NH không có quan hệ với người mua
=>Giảm rủi ro trong BTT
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về các hình thức cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho vay ngắn hạn : 6 hình thức
A/ Chiết khấu :
I/ Khái niệm :
Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại GTCG ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán
của khách hàng dưới mệnh giá của GTCG đó.
II/ Đặc điểm :
Mang đầy đủ các đặc điểm của tín dụng.
+ Dựa trên quan hệ tin tưởng
+ Số tiền hoàn trả lớn hơn số tiền ban đầu
+ chuyển nhượng có thời hạn và hoàn trả đúng hạn
Là hình thức tín dụng gián tiếp : tín dụng sau
Là hình thức tín dụng an toàn do ngân hàng có quyền truy đòi với DN xin chiết khấu khi DN bên mua không có khả năng trả nợ.
III/ Lợi ích của nghiệp vụ chiết khấu :
1. Đối với ngân hàng
- Có mức độ bảo đảm cao
- Không bị đóng băng vốn ngân hàng.
- Thủ tục đơn giản , chi phí thấp
- Lãi suất hiệu dụng cao.
2. Đối với khách hàng :
- Đáp ứng nhu cầu vốn
- Thủ tục đơn giản
IV. Các loại giấy tờ ngân hàng nhận chiết khấu :
- Tín phiếu kho bạc
- Chứng chỉ tiền gửi
- Hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ
- Séc
- Giấy nhận nợ
=> Tuy nhiên các ngân hàng chủ yếu nhận chiết khấu đối với hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ , vì các loại GTCG khác ít được đem đi chiết khấu
- Séc : thường phát hành trên tài khoản, ít khi phát hành sec vì không an toàn
- CDs : CDs thường không được rút trước hạn, phải chờ đến khi đáo hạn, nếu cần tiền khách hàng có thể cầm cố CDs này để vay tiền, vì vậy người ta thường ít khi đem CDs đi chiết khấu.
- Trái phiếu cũng là 1 loại hàng hóa mà pháp luật cho phép được chiết khấu, nhưng ngân hàng thường không chiết khấu trái phiếu, và trong bài tập nếu có trái phiếu thì cũng loại ra :
+ Trái phiếu có 1 thị trường riêng để giao dịch, là thị trường vốn, các giao dịch thường lớn ( theo lô), là giao dịch giữa các ngân hàng với nhau.
+ Trái phiếu kho bạc có thời hạn dài.
+ Chỉ có NHTM được đâú thầu trái phiếu kho bạc ( đấu thầu khối lượng, hoặc đấu thầu lãi suất ). DN không được phép đấu thầu trái phiếu kho bạc trên thị trường sơ cấp mà chỉ được phép mua bán trên thị trường thứ cấp. Khi DN mua bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp thì DN kỳ vọng sẽ có lãi do chênh lệch lãi suất. Do vậy DN sẽ không đem trái phiếu kho bạc đi chiết khấu tại ngân hàng.
=> Điều kiện để được chiết khấu :
- Pháp hành hợp pháp : trên GTCG ghi tên người thụ hưởng hợp pháp có phải là khách hàng không
- GTCG có thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng không.
- Trên GTCG không ghi các cụm từ như : “ không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “ không trả theo lệnh”. Nếu ngân hàng mua lại thì sẽ không được trả tiền.(vi phạm pháp luật)
- Còn thời hạn thanh toán
- xem xét các nội dung ghi trên CCCN.
V/ Rủi ro trong chiết khấu thương phiếu
Cơ sở phát hành thương phiếu là quan hệ mua bán chịu. Nếu thương phiếu được phát hành không trên 1 cơ sở quan hệ thương mại của các chủ thể hợp pháp thì đó la tai họa cho khả năng trả nợ trong tương lai
Người thụ lệnh hối phiếu không hợp pháp
+ Về hình thức : HP được phát hành có đầy đủ các điều kiện theo luật
+ Về nội dung : Người thụ lệnh ghi trên HP không có trên tực tế hoặc HP được phát hành chỉ do ý muốn của người ký phát, người thụ lệnh không biết hoặc không đồng ý cho việc phát hành HP đó.
Người ký phát và người thụ lệnh thông đồng trong việc phát hành HP giả :
+ Đây là HP được phát hành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể liên quan. Thực chất là người thụ lệnh cho mượn chữ ký để người ký phát vay tiền ngân hàng, thực tế giữa họ không có mối quan hệ thương mại phát sinh.
+ HP này thường phát sinh trong các quan hệ tình cảm, giữa các công ty trong cùng 1 tập đoàn, trong cùng 1 lúc phát sinh nhiều HP tạo tành 1 dây chuyền khép kín. Tập đoàn MP là 1 dẫn chứng thực tế về các HĐTM giả tạo.
=> Để loại trừ các HP giả tạo, ngân hàng phải nghiên cứu và xây dựng hệ thống dữ liệu về các mối quan hệ liên quan đến các khách hàng đi vay nói chung và các chủ thể trong quan hệ thương phiếu nói riêng.
VI/ Kỹ thuật nghiệp vụ chiết khấu : 6 bước
Bước 1 : Lập hồ sơ
+ Giấy dề nghị chiết khấu .
+ Bảng kê các chứng từ xin chiết khấu
+ Các GTCG đề nghị chiết khấu (bản gốc).
Bước 2 : thẩm định giấy tờ xin chiết khấu.
+ Thẩm định các điều kiện được chiết khấu đối với GTCG
Tính toán chiết khấu
V = C – E – H
E = C.i.t/360
H = H1 + H2
H1 : hoa hồng phí biến đổi = C.h.t/360
H2 : hoa hồng phí cố định
T : Số ngày còn lại của HP. Tính bằng tổng số ngày – 2 + 1 = tổng số ngày -1. Trừ 2 ngày là ngày đầu tiên khách hàng mang hối phiếu đến, và ngày cuối cùng. Cộng 1 ngày là ½ ngày của ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.
=> NH thường quy định thời hạn còn lại của HP trong khoảng nhất định (vd từ 20 dến 90 ngày ). Vì :
+ Khi khách hàng đến xin chiết khấu, ngân hàng thẩm định đã mất 1 số ngày. Nếu thời gian còn lại quá ít thì phải đặt câu hỏi vì sao khách hàng không chờ đến hạn thanh toán mà lại phải chiết khấu tại ngân hàng. Có thể vì con nợ sẽ không trả được nợ.
+ Số ngày quá ít tì số phí ngân hàng thu được ít
+ Nếu thời gian còn lại quá dài, ngân hàng cũng phải đặt câu hỏi : quan hệ mua bán đã diễn ra rồi, tại sao đã giao hàng rồi mà lại để quá lâu mới thu tiền về.( thường không quá 100 ngày ).
=> Loại bỏ những hối phiếu giả.
Bước 4 : Giải ngân
Chú ý không chiết khấu 1 phần hối phiếu, chiết khâu sao cho số tiền chiết khấu là lớn
nhất
Bước 5 : Lưu giữ và bảo quản GTCG
Sắp xếp theo thời gian còn lại, ngắn trước dài sau đảm bảo thuận tiện trong việc đòi
tiền.
Bước 6 : Thu nợ
+ Đến hạn thanh toán thương phiếu, NH sẽ tiến hành thu nợ ở người chịu trách nhiệm thanh toán
+ NH thông báo cho người thụ lệnh để trả tiền
+ Gửi hối phiếu đến chi nhánh hoặc ngân hàng ủy quyền để nhờ thu hộ
B/ Bao thanh toán :
I/ Khái niệm :
BTT là 1 hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại
các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua , bán hàng.
Bao thanh toán khác với chiết khấu ở điểm : trong BTT, ngân hàng chỉ mua lại bộ hồ
sơ bán hàng hóa của khách hàng, và quan hệ mua bán hàng hóa chưa thực sự diễn ra
=> Rủi ro gian lận : Việc ghi hóa đơn trước, được tiến hành khi công ty bắt đầu gặp khó khăn về tài chính. Rủi ro tín dụng.
II/ Đặc điểm :
Mua lại các khoản phải thu và ứng trước tiền mặt
Ghi sổ liên quan đến phải thu
Thu nợ
Dự tính tổn thất tín dụng
III/ Lợi ích
Đối với ngân hàng :
Thu phí hoa hồng ( lãi suất hoa hồng của BTT> chiết khấu )
Đa dạng hóa loại hình dịch vụ => thu hút khách hàng
Đẩy mạnh giao thương quốc tế, nâng cao uy tín cho ngân hàng.
=> Đây là 1 nghiệp vụ khá mới mẻ, và ít được các ngân hàng sử dụng vì độ rủi ro rất lớn. Hiện nay chỉ có 1 số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán như : eximbank, VCB, ACB,.. BTT thường được sử dụng với DN có quan hệ mua bán với nước ngoài. Nếu như quan hệ mua bán trong nước :
Đối với khách hàng
Đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng thuận tiện
Được sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng, mà không cần tím đến ngân hàng
Khác
Tăng doanh số cho khách hàng, vì bán chịu, sau đó có thể bán lại cho ngân hàng.
Đối với nền kinh tế
Thúc đẩy quan hệ mua bán trong và ngoài nước => khẳng định vị trí nền kinh tế
Sử dụng BTT yêu cầu có công nghệ hiện đại
Đối với người mua hàng
Khi BTT phát triển, người mua hàng có thể được mua chịu với số lượng nhiều hơn,
người bán hàng cũng có thể bán được nhanh hơn .
IV/ Hình thức BTT :
1. Bao thanh toán có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
=> VN chủ yếu sử dụng hình thức này.
2. Bao thanh toán không có quyền truy đòi: đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng không đúng như thoả thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng.
3. BTT trong nước : BTT dựa trên HĐ mua bán trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. BTT xuất nhập khẩu : BTT dựa trên HĐ xuất nhập khẩu.
5. BTT đảo chiều : Đvị BTT mua nhiều khoản phải thu của 1 người mua có chất lượng cao duy nhất.
VD : A mua hàng hóa của rất nhiều người , như B, C, D,....
BTT thông thường thì người bán hàng là người đề nghị ngân hàng bao thanh toán. Nhưng với BTT đảo chiều thì người mua A là người đề nghị ngân hàng BTT. Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền cho người bán. A sẽ trả tiền cho ngân hàng.
=> Như vậy , ngân hàng không phải kiểm soát người bán mà chỉ thu tiền từ người mua A. Người bán hàng cũng yên tâm hơn rất nhiều. BTT đảo chiều còn khác BTT thông thường ở chỗ đây là mói quan hệ 3 chiều :
- Quan hệ ngân hàng – người bán : NH cam kết trả tiền cho người bán
- Quan hệ ngân hàng – người mua : NH hỗ trợ người mua bằng cách đồng ý BTT các khoản phải trả của người mua để người mua được nhà cung cấp bán chịu hàng hóa. Điểm này khác với BTT thông thường : NH không có quan hệ với người mua
=>Giảm rủi ro trong BTT
Chiết khấu
-K/n
-số tiền cho vay (CT)
-Tính trên 100% mệnh giá
-Quan hệ thương mại đã diễn ra. Bên bán đã có bộ hóa đơn bán hàng và đem bán lại cho ngân hàng
-Ngân hàng chỉ căn cứ duy nhất trên hối phiếu để đòi nợ, còn thực tế 2 bên đàm phán thế nào, hàng hóa giao có đúng như HĐ hay không, ngân hàng không cần quan tâm.
-Nếu đến hạn trả tiền mà người mua không trả được tiền cho ngân hàng tì ngân hàng có quyền truy đòi người bán, theo luật: NH có quyền truy đòi tất cả những người có liên quan
Bao thanh toán
-K/n
- Số tiền cho vay = tỷ lệ nhất định
- BTT tối đa 80% hóa đơn, thường =50%
-Quan hệ thương mại chưa diễn ra trên thực tế. Bên bán chỉ có bộ hồ sơ bán hàng và đem bán lại cho ngân hàng
-Vì quan hệ thương mại thực tế chưa diễn ra, nếu sau khi ngân hàng nhận BTT, mà bên bán giao hàng hóa không đúng HĐ bị người mua trả lại, lúc này NH đã gặp rủi ro
-Nếu đến hạn thanh toán mà người mua không trả được nợ thì luật không có quy định. NH chỉ có quyền truy đòi nếu như có thỏa thuận trước.
=>BTT có mức độ rủi ro cao hơn chiết khấu.
IV/ Các khoản phải thu không được bao thanh toán
1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm;
2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp;
3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp;
4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; (ký gửi : bán hộ, chứ không phải khoản phải thu, nên không được BTT.)
5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày. Khi làm bài tập thì không được quá 90 ngày.
6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp. Tức là đã chuyển quyền sở hữu cho người khác => không được BTT.
7. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.
8. Đối với những khách hàng có tài khoản đối ứng.
V/ Quy trình hoạt động bao thanh toán:
1. Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như sau:
a. Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu;
b. Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng;
c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
d. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.
đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.
e. Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán;
g. Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;
h. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng
i. Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán;
k. Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác.
C/ Thấu chi :
I/ Khái niệm :
Thấu chi là phương thức tài trợ ngắn hạn trong đó ngân hàng cho vay bằng cách cho
phép cho khách hàng được rút tiền quá số dư trên TK vãng lai trong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định.
TK được sử dụng để giải ngân là tài khoản vãng lai, tức là TK tiền gửi được phép dư
nợ và mức dư nợ tối đa trên TK đó = HMTD đã cam kết. Bản chất chính là TKTG, nhưng nó khác 1 điều với TKTG bình thường là nó được phép dư nợ, và vì vậy ngân hàng không quản lý việc sử dụng vốn của KH
=> TK tiền gửi luôn luôn dư có, TK cho vay luôn luôn dư nợ.TK vãng lai là TK lưỡng tính, tức là có thể dư nợ hoặc dư có. Bình thường TK này dư có, khi khách hàng rút tiền vượt quá số tiền đã gửi vào TK thì TK này dư nợ. Và khách hàng được phép dư nợ tối đa = HMTD mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng.
II/ Xác định hạn mức tối đa :
Phương thức cho vay thấu chi được sử dụng nhằm đáo ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt VLĐ theo hạn mức tín dụng đã cam kết.
Cơ sở để xác định HMTD là BCĐKT dự tính được lập tại thời điểm DN có nhu cầu VLĐ cao nhất trong kỳ.
Nhu cầu VLĐ = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – VLĐR – Nợ ngắn hạn phi ngân hàng
Nhu cầu VLĐ
Nợ ngắn hạn phi ngân hàng
VLĐ ròng
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Chính sách tín dụng của NH thường yêu cầu khách hàng phải có VLĐ ròng tham gia theo 1 tỷ lệ nhất định => xác định hạn mức tối đa.
+ HMTĐ = TSLĐ – tỷ lệ than gia . mức chênh lệch – nợ ngắn hạn phi NH.
+ HMTD = TSLĐ – TỶ lệ tham gia .TSLĐ – nợ ngắn hạn phi ngân hàng.
II/ Ưu nhược điểm của thấu chi :
1. Đây là 1 sản phẩm có nhiều ưu điểm :
- Khách hàng có quyền chủ động vay tiền của ngân hàng mà không cần chứng minh phương án kinh doanh
- Khách hàng được đáp ứng tức thời nhu cầu vay vốn
2. Tuy nhiên DN ít sử dụng sản phẩm thấu chi, và cũng ít ngân hàng có sản phẩm cho vay thấu chi, vì :
- Để cung cấp sản phẩm cho vay thấu chi, ngân hàng cần tính toán hạn mức cho vay, để tính toán được hạn mức cho vay, ngân hàng cần biết được nhu cầu vốn lưu động trong kỳ tới của DN, để xác định nhu cầu VLĐ, ngân hàng cần có BCĐ kế toán kế hoạch của DN. Để xây dựng BCĐ KT kỳ kế hoạch, DN cần sử dụng kinh tế lượng, chạy các mô hình. Để chạy mô hình cần có các biến như lạm phát, lãi suất, các chỉ tiêu trung bình ngành,...Tuy nhiên các DN thường không hay công khai thông tin của mình => rất khó có các số liệu trung bình ngành => không có số liệu để chạy mô hình. Nguyên nhân này khiến cho các DN khó có được BCĐKT kế hoạch => ít sử dụng sản phẩm thấu chi.
-Ngoài ra sản phẩm này còn có rất nhiều rủi ro. Thứ nhất do sản phẩm này không áp dụng TSĐB, và cũng rất khó áp dụng TSĐB. Vì có lúc khách hàng vay, TK vãng lai dư nợ, nhưng có lúc khách hàng lại không vay, TK vãng lai dư có. Ngoài ra thấu chi có độ rủi ro cao vì trong sản phẩm cho vay thấu chi, khách hàng hoàn toàn chủ động vay tiền khi phát sinh nhu cầu mà không bị ngân hàng kiểm tra, thẩm định, không bị ngân hàng quản lý việc sử dụng vốn => rủi ro tín dụng cao.
3. Cách khắc phục :
Nhìn vào CT tính HMTD ta thấy, độ chính xác của HMTD phụ thuộc vào độ chính xác của TSLĐ. Trong các thành phần tạo nên tài sản lưu động thì hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất => độ chính xác của TSLĐ phụ thuộc vào độ chính xác của HTK và KPT.
Ta biết rằng : HTK và KPT luôn chuyển hóa lẫn nhau. HTK sau khi được bán đi mà
chưa thu tiền thì nó trở thành KPT. Để dự đoán đúng HTK và KPT ta phải dựa vào vòng quay HTK và vòng quay KPT.
+ VQ HTK = GVHB/ HTKbq
+ VQ KPT = DTT / KPT bq
+ Sau khi tính 2 chỉ tiêu này, ta so sánh với kỳ trước, và so sánh với trung bình ngành. Để có số liệu trung bình ngành, ngân hàng có thể sử dụng những số liệu có sẵn của NH mình hoặc từ ngân hàng khác.
IV/ Đối tượng áp dụng :
Chỉ áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài
Uy tín tốt
Có thu , chi thường xuyên
Kỳ thu nhập ngắn
Thường áp dụng đối với doanh nghiệp như siêu thị
DN mà kỳ thu nhập dài và không có thu chi thường xuyên như DN đóng tàu, thì thường không áp dụng sản phẩm cho vay thấu chi.
Đối với cho vay thấu chi, ngân hàng luôn phải duy trì hạn mức tín dụng, vì khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Khoản tiền này ngân hàng không thể sử dụng để cho vay được , nên nếu khách hàng không sử dụng hết hạn mức thì vẫn phải nộp cho ngân hàng 1 khoản phí , là phí duy trì tài khoản.
D/ Cho vay từng lần :
I/ Khái niệm :
- Là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay
II/ Đối tượng vay :
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay khách hàng phải lập hồ sơ theo quy định (mỗi lần vay có 1 PAKD) và ký HĐTD.
- Khách hàng mới, hoặc có nhu cầu thu chi không thường xuyên.
III/ Mức cho vay :
- Căn cứ vào nhu cầu vay của từng phương án
NC vay = tổng nhu cầu thực hiện phương án – vốn khác – vốn tự có
- Căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân hàng: mới nhất tại TT13
- Căn cứ vào GT TSĐB
IV/ Thời hạn cho vay : Xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng
- Chu kỳ ngân quỹ : chu kỳ kinh doanh – giai đoạn phải trả người bán
Chu kỳ KD = giai đoạn dự trữ ( mua NVL => bán TP ) + giai đoạn thu tiền.
- Dự báo lưu chuyển tiền tệ
- Hạng rủi ro tín dụng của khách hàng
V/ Đặc điểm :
- Quản lý theo doanh số cho vay
- Định kỳ hạn nợ cụ thể
E/ Cho vay theo HMTD :
- Cho vay theo HMTD : cam kết cho KH sử dụng 1 số dư tối đa trong 1 khoảng thời gian xác định
1. Đối tượng vay :
- Khách hàng truyền thống
- có uy tín với ngân hàng
- Có nhu cầu vay trả thường xuyên
- Lập được KH SXKD trong từng thời kỳ
2. Đặc điểm :
- Quản lý theo số dư nợ
- Không định kỳ hạn nợ cụ thể
- Tính theo pp rút số dư : tức là khi SD >= hạn mức cho vay thì dừng lại, nếu khách hàng có khoản thu thì khách hàng phải lập tức trả nợ ngân hàng, sau đó có thể tiếp tục vay bình thường.
- Mỗi lần vay không phải lập HSTD như cho vay từng lần, nhưng mỗi lần vay phải trình được hóa đơn mua bán hàng hóa, nếu phù hợp thì ngân hàng sẽ giải ngân
3. Tài khoản sử dụng :
- Tài khoản cho vay ( không phải TK vãng lai), nên ngân hàng sẽ toàn quyền quản lý .
4. Hạn mức tín dụng :
HMTD = Nhu cầu vay kỳ KH – VTC – vốn khác
Tổng chi phí - khấu hao
Nhu cầu VLĐ kỳ KH =
VQ VLĐ
VQ VLĐ = DTT / TSLĐ bq
Khoản khấu hao ngân hàng không cho vay vì khấu hao không phải 1 khoản chi phí thực tế phát sinh, mà chỉ là 1 khoản trích ra hang kỳ để lập quỹ KHTS.
5.Kỳ hạn nợ :
- Định kỳ hạn nợ dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN
VQ VTD = Doanh số trả nợ bq / HMTD ( tồn tại trong1 thời kỳ )
=> số ngày thực tế phải thu = 360/ VQ VTD
6. Thủ tục giải ngân :
- NH có yêu cầu lập giấy nhận nợ : NH có quy định thời hạn nợ của từng lần vay. Tránh trường hợp KH không sử dụng TK thường xuyên => mất tác dụng của sản phẩm cho vay theo HMTD : khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên.
- NH không yêu cầu lập giấy nhận nợ : NH không có quy định thời hạn nợ cho từng lần vay.
7. Thu nợ :
- Thu nợ trực tiếp : Khách hàng chuyển tiền vào TK cho vay ( hết thời gian cho vay, khách hàng mang tiền đến )
- Thu nợ gián tiếp : Trích tiền từ TKTG của KH. NH thường thích thu nợ gián tiếp vì khi đó KH có TK tại ngân hàng, và NH dễ dàng kiểm soát hoạt động của KH, ngoài ra NH còn có thể tận dụng khoản tiền gửi của KH.
F/ Cho vay dựa trên TSĐB :( ko can hoc)
1.Đối tượng :
- Là DN có kỳ thu nhập trung bình => không đủ đk vay thấu chi và HMTD ( cần có thời gian quay vòng vốn ngắn )
- Không có TSĐB hoặc TSĐB không tốt => không thể sử dụng sản phẩm cho vay từng lần
TSBĐ ở đây không chắc chắn như thế chấp nhà, đất…vì TSBĐ mà thường có sự thay đổi. VD : DN bảo đảm bằng NVL (NVL => sản phẩm dở dang => thành phẩm). Vì thế rủi ro cho NH.
- Khoản phải thu không đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm bao thanh toán
- Chưa có giấy tờ để chiết khấu .
2. Biện pháp quản lý tín dụng:
- Đặt ra mức độ thâm hụt cận biên thích hợp để tránh rủi ro giảm giá trị tài sản.
VD: Trong hàng tồn kho có : NVL, sản phẩm dở dang và thành phẩm . Trong đó NVL có tỷ lệ thâm hụt cận biên thâp nhất, vì bán NVL dễ dàng nhất. ( Các DN khác sản xuất sản phẩm cùng loại sẽ mua). Thành phẩm thì khó bán hơn NVL ( trong trường hợp DN đang khó khăn, do thị trường không chấp nhận sản phẩm đó, thì các DN khác cũng sẽ không mua sản phẩm). Đối với SP dở dang, giá trị có thể giảm toàn bộ, vì spdd khó bán nhất, khách hàng không thể mua, còn các DN khác có thể có quy trình sản xuất khác nên cũng không mua spdd của DN, khi đó tỷ lệ thâm hụt cận biên là 100%, nghĩa là ko cho vay dựa trên SPDD.
- Sử dụng các cam kết trong hợp đồng tín dụng: NH đưa ra các điều khoản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
3.Các điều khoản nhằm hạn chế rủi ro TD
- Giám sát các TK phải thu và việc thu tiền vào bất kỳ thời điểm nào
- Giám sát hàng tồn kho vào bất kỳ lúc nào
- Thay đổi điều kiện và điều khoản liên quan đến quan hệ TD mà không có sự thoả thuận của bên vay.( VD: Công ty X bán chịu hàng hoá cho cty Y.Trong quá khứ cty Y thường thanh toán cho cty X bình quân trong 30 ngày. Nhưng gần đây công ty X phải mất 45 ngày để thực hiện khoản phải thu, chất lượng khoản phải thu giảm, NH thay đổi đk tín dụng như giảm tỷ lệ cho vay).
- Ngừng cho vay vào bất kỳ lúc nào. (VD: Nếu khách hàng bán tài sản bảo đảm, NH sẽ ngừng cho vay)
4. Nguyên tắc cho vay
- Dư nợ cho vay phải phản ánh được lượng tài sản bảo đảm. Khi giá trị tài sản giảm thì khoản vay cũng phải giảm xuống. Khi giá trị tài sản tăng thì người cho vay cũng có thể tăng giá trị của khoản vay.
VD: Khi khoản phải thu giảm giá trị (chất lượng giảm) vì phát sinh khoản phải thu khó đòi, giá trị khoản phải thu giảm xuống. Nếu KH bổ sung thêm khoản phải thu thì cho vay, nếu không thì thu hồi phần chênh lệch đó.
Khoản phải thu giảm giá trị có thể là do KH thu tiền khoản phải thu, lúc đó NH sẽ thu nợ KH.
VD: Giá trị của các khoản phải thu của KH là 500. Tỷ lệ ứng trước là 80%. HMTD là 400 (KH vay theo HMTD). Ngày 1/01/2008 KH vay 250, ngày 5/01 KH được vay thêm 150. Nếu khoản phải thu tăng lên 700 , ST ứng trước là 560 nhưng KH chỉ được vay thêm 150. Nếu khoản phải thu giảm giá trị xuống 450, số tiền ứng trước là 360, KH chỉ được vay thêm 110. Nếu KH bổ sung thêm khoản phải thu thì được vay thêm 40
- Cho vay thế chấp bằng tài sản có dựa vào tài sản bảo đảm của chính công ty.
- Giá trị của TS thế chấp sau khi vay sẽ được xác định bởi: Các yếu tố xác định sự chênh lệch giữa giá thị trường của TS thế chấp và giá thanh lý;
- Tương quan giữa công ty và TSTC là điều rất quan trọng. Giá trị TSTC của công ty khi đang làm ăn phát đạt không có ý nghĩa bằng giá trị của TSTC của công ty khi làm ăn gặp khó khăn
VD : Tại Mỹ 20 năm trước, giá dầu là 40$/thùng, vì thế hoạt động của các công ty thăm dò và khai thác dầu phát triển. Một số bang miền Tây nước Mỹ tập trung vào phát triển ngành năng lượng. NH CV với các cty khai thác dầu với TSBĐ là thiết bị. Sau vài năm giá dầu giảm xuống 10$/thùng, giá trị thiết bị khai thác dầu giảm. Vì thế cán bộ tín dụng phải nhìn nhận xu hướng thay đổi giá trị TSBĐ, tương quan giữa tình trạng của công ty và TSBĐ rất cao. Tỷ lệ tương quan càng thấp càng tốt.
2. Các loại TSĐB :
a. Tài trợ các khoản phải thu :
* Điều kiện áp dụng:
- Các khoản phải thu thương mại (phát sinh từ việc bán hàng chứ không phải cung cấp dịch vụ)
- Khách hàng có năng lực tài chính vững mạnh
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu không cao: Các khoản phải thu có thời gian ngắn thì vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thấp
- Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho người mua khi giao hàng
- Giá trị một khoản phải thu không quá nhỏ
* Hình thức chuyển nhượng các KPT:
- Chuyển nhượng nợ kín (không thông báo)
- Chuyển nhượng nợ mở (có thông báo)
* Các yếu tố cần xem xét:
- Chất lượng
- Thời hạn các khoản phải thu (xác định dựa vào kỳ hạn tín dụng của công ty): mỗi người mua của KH đều có TK phải thu, xem xét số liệu sổ sách để xác định thời hạn trung bình.
- Sự tập trung và uy tín tín dụng
- Chính sách thu hồi tiền và các chi phí
- Giai đoạn phát triển của ngành
- Ngân hàng đánh giá các khoản phải thu để quyết định mức cho vay tối đa trên giá trị các khoản phải thu. Việc đánh giá thực hiện theo trình tự sau:
+ Lập danh mục các khoản phải thu (giá trị, hạn thanh toán, người thanh toán)
+ Lựa chọn các khoản phải thu thỏa mãn điều kiện về thời hạn thanh toán theo quy định
+ Điều chỉnh giá trị các khoản phải thu theo tỷ lệ dự tính cho việc trả lại hàng hoặc chiết khấu hàng bán
- Xác định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị các khoản phải thu (thường trong khoảng từ 50 – 90% giá trị nợ chuyển nhượng): Tỷ lệ ứng trước được xác định chủ yếu trên cơ sở tính đến tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố có thể gây ra sự giảm sút trong giá trị các khoản phảI thu như: chiết khấu, hàng bán bị trả lại…những yếu tố này thường được báo cáo trong bản ghi nhớ tín dụng
* HMTD dựa trên cơ sở các khoản phải thu:
- Quy tắc 20%: Quy tắc “đổ đồng”: Nếu tổng giá trị nợ quá hạn (trên 90 ngày)/ Tổng dư nợ mà quá 20% thì toàn bộ khoản nợ được coi là quá hạn (giống NH phân loại nợ)
- Tỷ lệ các khoản phải thu không thu hồi được/ Tổng các khoản phải thu
- Các tài khoản đối ứng: Khi người bán đồng thời là người mua
* Gian lận :
- KH lập hoá đơn trước
- Trì hoãn hạch toán thu nợ
- Lập hoá đơn và không giao hàng
- Hạch toán khống công nợ (không có sự bán chịu hàng hoá)
Khách hàng
Giá trị KPT
Thời hạn (ngày)
Thời hạn thanh toán trung bình (ngày)
A
10000
20
35
B
8000
5
60
C
15000
50
45
D
4000
14
30
E
3000
70
60
F
6000
10
20
G
14000
3
10
H
11000
23
10
I
3000
45
45
b. Cho vay đảm bảo bằng hàng tồn kho :
- Tỷ lệ cho vay <=50% giá trị HTK: Dựa trên cơ sở ước tính giá trị thanh lý trừ đi chi phí thanh lý và thuế
- Điều kiện:
+Không phải là sản phẩm dở dang
+Không phải là hàng hoá hư hỏng
+ Được lưu giữ tại cùng địa bàn với NH cho vay
- Các yếu tố cần xem xét:
+ Mốt
+ Loại hàng tồn kho (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang hay thành phẩm)
+ Khả năng dễ bị hỏng
+ Sự lỗi thời
+ Địa điểm và các vấn đề pháp lý
+ Ngành (tính chất của ngành và vị trí của công ty trong ngành)
+ Quy mô thị trường (việc bán tài sản thế chấp có khó không)
+ Bảo hiểm
+ Hàng ủy thác
+Chi phí kho bãi
- Gian lận :
+ Khai tăng giá trị hàng tồn kho
+ Kiểm kê hai lần cùng một hàng
+ Báo cáo hàng hoá không tồn tại
+ Không ghi giảm giá trị hàng kém phẩm chất, không có khả năng tiêu thụ
+ Hàng giả vờ (thùng rỗng, ko có hàng)
Để hạn chế thì cần phải ktra số liệu kế toán, thẻ nhập kho, xuất kho, hoá đơn chứng từ…
VD về tỷ lệ cận biên cho phép => tỷ lệ cho vay :
Các KPT
Tỷ lệ thâm hụt cận biên
Số tiền cho vay
KPT tốt
10%
KPT thông thường
30%
KPT quá hạn thanh toán
100%
KPT nội bộ
100%
HTK (NVL)
50-80%
SP dở dang
100%
Thành phẩm
50%-90%
Các khoản phải thu
Giá trị KPT
Tỷ lệ cho vay
Số tiền cho vay
Từ 0 - 90 ngày
180
70%
126
91 - 180 ngày
120
60%
72
181 - 360 ngày
75
20%
15
> 360 ngày
25
0%
0
Tổng
400
213
Hàng tồn kho
Nguyên vật liệu
200
20%
40
Sản phẩm dở dang
450
0%
0
Thành phẩm
200
25%
50
Tổng
850
90
Các tỷ lệ cấp tín dụng
+ Cho vay 1 khách hàng không quá 15% VTC
+ Tổng cho vay và bảo lãnh với 1 KH < 25 %, trong đó cho vay < 15%.
+ Cho vay 1 nhóm KH < 50%, trong đó cho vay 1 KH < 15%.
+ Tổng cho vay + bảo lãnh 1 nhóm KH < 60%, trong đó ...
+ Tổng cho vay + bảo lãnh đối với doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát <10% vốn tự có
+ Tổng cho vay + bảo lãnh đối với các doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát < 20% VTC
+ Được cấp tín dụng không có bảo đảm cho công ty trực thuộc là công ty cho thuê tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có nhưng phải đảm bảo các hạn chế
+Không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
+ Không được cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
+ Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
+ Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn, thuê tài chính của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê tài chính đối với từng trường hợp cụ thể.
+ Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn = 30%
+ Cấp tín dung < 80% vốn huy động .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu về các hình thức cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại.docx