Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững

Lời giới thiệu Đã từ lâu, con người đã sử dụng các nguồn Tài nguyên của Trái Đất chủ yếu tập trung vào những vùng đất liền rộng lớn. Tuy nhiên, chúng ta đã quên mất rằng bề mặt bao phủ của trái đất chủ yếu là nước (71%) và chiếm phần lớn là biển và đại dương. Về nguồn Tài nguyên thì biển là nơi chứa đựng những giá trị rất đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể hiểu một cách đầy đủ về các giá trị của nguồn Tài nguyên biển đóng góp cho nền kinh tế, nhất là dưới dạng Tài nguyên môi trường. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một Quốc gia biển. Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km, trung bình 100 km2 đất liền thì có 1 km đường bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có hơn 2.773 hòn đảo lớn nhỏ các loại, với tổng diện tích 1720 km2 Tất cả các yếu tố đó đã giúp cho Việt Nam có thế mạnh để phát triển kinh tế biển một cách hiệu quả. Chính vì những yếu tố trên nên đã từ xa xưa, biển luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của nhân dân Việt Nam và đã được phản ánh ngay trong các truyền thuyết về thời kỳ dựng nước, giữ nước của lịch sử dân tộc. Xét về cả hai mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội thì biển là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam. Chính vì thế, việc nắm vững các nguồn Tài nguyên biển Việt Nam và có hướng đánh giá, khai thác đúng đắn dựa trên nguyên tắc “Phát triển bền vững” là một việc làm mang tính chiến lược đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế hiện tại cũng như về lâu dài của đất nước. Từ yêu cầu cấp thiết đó, là một sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa Lí, qua 4 năm trao dồi kiến thức, được thầy cô nhiệt tình truyền đạt kiến thức chuyên ngành và những hiểu biết cá nhân của tôi về biển. Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu một cách có khoa học và hệ thống về Tài nguyên biển Việt Nam, hiện trạng phát triển biển và đưa ra định hướng cho sự “Phát triển bền vững”. Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình là: “Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững”. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5 6.1. Quan điểm hệ thống. 5 6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. 5 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh. 5 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 7 1.1. TÀI NGUYÊN7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Phân loại Tài nguyên. 7 1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc. 7 1.1.2.2. Phân loại theo Môi trường thành phần. 7 1.1.2.3. Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên. 8 1.1.2.4. Phân loại theo sự tồn tại 9 1.1.3. Đánh giá Tài nguyên. 11 1.2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG12 1.2.1. Khái niệm 12 1.2.2. Cơ sở của Phát triển bền vững. 13 1.2.3. Các chỉ tiêu Phát triển bền vững. 14 1.2.3.1. Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống. 14 1.2.3.1. Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái 15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1. 16 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM . 17 2.1. BIỂN ĐÔNG17 2.1.1. Vị trí địa lí 16 2.1.2. Đặc điểm Biển Đông 17 2.2. VÙNG BIỂN VIỆT NAM . 18 2.2.1. Nội thuỷ. 21 2.2.2. Lãnh hải 24 2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 24 2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế. 25 2.2.5. Vùng thềm lục địa. 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2. 27 CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 28 3.1. TIỀM NĂNG CỦA TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM . 28 3.1.1. Tài nguyên sinh vật 28 3.1.1.1. Tài nguyên động vật 28 3.1.1.2. Tài nguyên thực vật 33 3.1.2. Tài nguyên khoáng sản. 35 3.1.2.1. Dầu mỏ và khí đốt 35 3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản khác. 37 3.1.3. Tài nguyên du lịch biển. 38 3.1.4. Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển. 39 3.1.5. Tài nguyên năng lượng. 39 3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM . 40 3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản. 41 3.2.1.1. Hiện trạng đánh bắt hải sản. 41 3.2.1.2. Hiện trạng nuôi trồng hải sản. 43 3.2.1.3. Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản. 44 3.2.2. Ngành khai thác khoáng sản biển. 45 3.2.2.1. Ngành công nghiệp dầu khí 45 3.2.2.2. Khai thác khoáng sản biển. 48 3.2.2.3. Khai thác năng lượng tái tạo từ biển. 49 3.2.3. Ngành hàng hải 50 3.2.4. Ngành công nghiệp đóng tàu. 52 3.2.5. Ngành du lịch biển. 54 3.2.6. Nghề làm muối 56 3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác. 57 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM . 57 3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường. 57 3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển. 57 3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển. 61 3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để Phát triển bền vững 61 3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển. 63 3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. 63 3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí 64 3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí). 65 3.3.2.4. Ngành hàng hải 66 3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển. 67 3.3.2.6. Ngành du lịch biển. 68 3.3.2.7. Nghề làm muối 68 3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác. 69 3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3. 72 PHẦN KẾT LUẬN 73

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Hình 3.24 Ruộng muối Bạc Liêu Nguồn: vn.360plus.yahoo.com/kt07qt02@ymail.com?l=f&id=1&page=3 Hiện nay, cả nước có 120 xã thuộc 20 tỉnh thành ven biển sản xuất muối với gần 70 nghìn lao động nghề muối, liên quan cuộc sống của 250 nghìn người dân. Các tỉnh có nghề muối phát triển mạnh hiện nay là Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuân, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu,… Đặc thù của nghề muối là phụ thuộc lớn vào thời tiết, mức độ rủi ro cao. Vì vậy, với những năm thời tiết không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và sản lượng muối nước ta. Năm 2009, sản xuất muối không đạt kế hoạch sản lượng do thời tiết bất lợi, mưa nhiều tại các tỉnh phía Nam và miền Trung. Vì vậy, diện tích sản xuất muối cả nước đạt 14.476 ha, tăng 16% so với năm 2008 nhưng sản lượng ước tính đạt 800.000 tấn, giảm 5% so với năm 2008. Theo dự báo nhu cầu sử dụng muối của Việt Nam sẽ tăng lên theo thời gian, năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn và năm 2020 sẽ tăng lên 2 triệu tấn. Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang tích cực triển khai các biện pháp tích cực để nâng cao sản lượng và chất lượng muối. Như đầu tư cải thiện công nghệ mới, chuyển hướng sản xuất muối thủ công mang tính nhỏ lẻ sang sản xuất công nghiệp, nhằm đạt mục tiêu đáp ứng được khoảng 70% tổng sản lượng muối tiêu thụ. Nhiều chương trình dự án đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra như cổ phần hoá các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn sản xuất, đưa cán bộ kỹ thuật điều tra nghiên cứu phát triển các vùng muối… Nhằm hướng sự phát triển nghề muối thành một ngành Phát triển bền vững. 3.2.7. Các ngành kinh tế biển khác Đó là các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như: Thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên… Trong nhiều năm qua những lĩnh vực kinh tế này đã được đầu tư phát triển. Tuy nhiên vẫn còn rất nhỏ bé và có nhiều hạn chế so với các ngành khác trong nước và so với các nước khác trong khu vực và trên Thế giới. Đóng góp của các lĩnh vực này chưa được 2% cơ cấu GDP kinh tế biển. Để thực hiện mục tiêu Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, trong những năm tới, lĩnh vực này sẽ đóng vai trò then chốt. Vì vậy, trong quá trình hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế biển, cần quan tâm phát triển những ngành này, để kinh tế biển Việt Nam ngày càng vững mạnh. 3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 3.3.1. Tài nguyên biển Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý môi trường Việt Nam có ưu thế về nguồn Tài nguyên thiên nhiên, trong đó là Tài nguyên biển. Đối với một nước đang phát triển như nước ta, tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghiệp còn khá khiêm tốn. Thì nguồn Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Song trong mấy chục năm qua, với Tài nguyên thiên nhiên sẵn có, một mặt chúng ta chưa biết khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm dẫn đến nghèo dần và cạn kiệt các nguồn Tài nguyên. Mặt khác còn gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tài nguyên biển của nước ta cũng không tránh khỏi thực trạng chung này. Vì vậy ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. 3.3.1.1. Ô nhiễm Môi trường ven biển Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các Tài nguyên biển. Môi trường ven biển Việt nam hiện nay được xem là đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn các Tài nguyên biển và cuộc sống của dân cư. Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền: Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các Tài nguyên cá, nhất là các loài cá ven bờ; Tính đa dạng sinh học ngày càng bị đe doạ do phá huỷ môi trường sống như rừng ngập mặn, rạn San hô; Axit hoá đất do phát quang rừng ven biển trên các vùng đất phèn để làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; Ô nhiễm biển do dầu bởi vận tải biển, các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi và các sự cố tràn dầu; Ô nhiễm do nước cống đô thị không được xử lý; Sử dụng hoá chất trong nông nghiệp và công nghiệp không quản lý chặt chẽ. Thêm vào đó, các loại thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn tác động lớn tới môi trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con người. Hình 3.25: Ô nhiễm môi trường biển Miền Trung ngày càng nghiêm trọng Nguồn: www.vfej.vn/vn/tin_ngay/16-09-2009/10/ Theo số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn. Từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất... Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; Từ các khu công nghiệp và đô thị; Từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ. Trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và tổng amonia 15 - 30 tấn/ngày. Ô nhiễm biển do dầu gia tăng: Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn. Số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra khoảng 70% lượng dầu thải vào biển. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua Biển Đông cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn của Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép, vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l. Các vụ tai nạn tàu dầu và tai nạn hàng hải là một trong những nguồn chính gây nên tình trạng ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam (chiếm khoảng 43% tổng lượng dầu được đưa vào Việt Nam). Năm năm qua, chỉ tính các vụ tai nạn gây sự cố tràn dầu trên 50 tấn đã có hơn 50 vụ. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường nhất là các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Theo thống kê 1992 - 2006, có 35 vụ sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam, trong đó điển hình là vụ tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái - TP. Hồ Chí Minh (tràn 1.864 tấn dầu DO), được đền bù 4,2 triệu USD/19 triệu USD theo đánh giá; Tàu Kasco Monrovia tại Cát Lái - Thành phố Hồ Chí Minh (tràn 518 tấn dầu DO). Gần đây, do thời tiết xấu, tàu Ðức Trí chở 1.700 tấn dầu FO đã bị chìm tại vùng biển Bình Thuận trong khi vào khu vực Mũi Né (Phan Thiết) để tránh gió. Đa phần các sự cố tràn dầu là do đấm tàu, trong đó: 56% số vụ 700 tấn. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí. Trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Chất lượng môi trường biển đi xuống: Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Trầm tích biển ven bờ là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản, nhưng chất lượng cũng thay đổi. Một số vùng ven bờ bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến du lịch, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ PH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở các vùng này. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai thác hải sản giảm. Thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… Làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt. Chưa quan tâm đến công tác nghiên cứu biển: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển trên là do chúng ta chưa có sự quan tâm và hành động đúng mức đối với công tác nghiên cứu về biển. Chúng ta quá chú trọng vào phát triển kinh tế biển mà ít chú trọng tới hệ thống thiên nhiên và bảo vệ môi trường (BVMT). Nên dẫn đến hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí Tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; Sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu; Tài nguyên biển chưa được khai thác đầy đủ so với tiềm năng, còn bị phá hoại và khai thác quá mức, thường xuyên bị tàu nước ngoài xâm phạm, tranh giành; Vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế; Sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay, quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu quả quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập. Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Các thành phố ven biển như Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cà Mau, Tp. Hồ Chí Minh… Thải hàng triệu tấn chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt mỗi ngày ra cửa sông và ven biển gây ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó biển còn gánh chịu các vật liệu lắng đọng của khí thải khi mưa xuống, những tai nạn liên tiếp của tàu chở dầu trong thời gian gần đây. Tại nhiều vùng biển và bãi tắm… dầu cặn dưới dạng parafin chìm và lơ lửng trong nước có thể thấy được bằng mắt thường. 3.3.1.2. Sinh thái và việc phục hồi sinh thái vùng ngập nước ven biển Một bộ phận hết sức quan trọng của vùng bờ biển là vùng triều bãi lầy. Việt Nam có khoảng 300.000 ha bãi triều lầy. Vùng bãi bồi ven biển nói chung và rừng ngập mặn nói riêng đóng vai trò như là vùng đệm, ngăn cách biển và đất liền, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn… Vùng bãi bồi ngập mặn ven biển có chức năng lọc chất thải bằng hệ sinh vật và thực vật thuỷ sinh, lắng đọng phù sa và tích nước ngầm. Khi vùng bãi bồi ven biển bị mất đi thì toàn bộ chất thải và phù sa sẽ được đưa thẳng ra vùng cửa sông, gây ô nhiễm và làm giảm năng suất sinh học của vùng này. Quá trình quai đê lấn biển ở hầu hết các bãi triều lầy, đắp đập hoặc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm đã và đang làm biến mất hệ sinh thái đặc biệt này. Việc nuôi tôm quảng canh không được quản lý ở Cà Mau và dọc các vùng ven biển Việt Nam đã làm thiệt hại mỗi năm hàng trăm triệu đô la Mỹ. Đồng thời quá trình đắp bờ bao nuôi tôm đã ngăn cản quá trình bồi đắp bờ biển tự nhiên, gây ra hiện tượng sạt lở bờ biển. Hơn mười năm qua chỉ riêng việc nuôi tôm đã tàn phá 148.000 ha rừng ngập mặn, gây tác hại khôn lường cho Tài nguyên biển, cũng như cho các vùng sinh thái ven bờ. Hiện nay, nước ta đang ưu tiên khôi phục và bảo vệ các vùng đất ngập mặn, tái trồng hơn 7000 ha rừng ngập mặn và trồng 125.000 ha rừng ven biển của 13 tỉnh ven biển Việt Nam. 3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để phát triển bền vững Mục tiêu phát triển của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn thịnh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong sạch về Môi trường sinh thái. Trong báo cáo chiến lược của Hiệp hội bảo tồn thế giới về “Chăm sóc Trái Đất”, người ta nhấn mạnh “Phát triển bền vững” là một quá trình tiến bộ của xã hội loài người dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, nhân văn, môi trường và công nghệ. Sự tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay chính là quá trình kết hợp tốt nhất bốn yếu tố đó. Trên thực tế, mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trên bình diện hoạt động là đối lập nhau. Bởi vậy, rất cần có sự can thiệp có ý thức của con người vào các quá trình này. Ngày nay, sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của phát triển lâu bền. Nếu không chủ động và tự giác bảo vệ sinh thái thì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiên đại hoá khó trách khỏi những hậu quả tiêu cực. Còn nếu không tăng trưởng kinh tế nhanh thì khó có điều kiện và phương tiện để nâng cao chất lượng môi trường sống. Đó chính là hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và thúc đẩy sự phát triển chung - sự phát triển của cuộc sống loài người trên Trái Đất. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển nên còn rất khó khăn và phức tạp. Do đó, việc đưa mục tiêu sinh thái ra vào lúc này không dễ dàng được mọi người chấp nhận và thi hành một cách nghiêm túc. Thị trường luôn khai thác, tấn công vào môi trường thể hiện ở chỗ, vì lợi ích trước mắt, người ta đã bất chấp pháp luật, khai thác ồ ạt, vô tổ chức vào các nguồn Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự sống còn của đất nước. Đối với các nguồn Tài nguyên biển, những kiểu khai thác chụp giật không tính tới chu kỳ sinh sản của các loài sinh vật biển. Khai thác bằng các phương tiện tàn phá môi trường như chất nổ, điện đã làm cạn kiệt dần nguồn lợi thiên nhiên này. Điều đó được che đậy dưới chiêu bài “Vì sự phát triển kinh tế” nhưng thực tế chính là sự phá hoại kinh tế, đẩy lùi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kéo theo sự suy thoái nghiêm trọng của Môi trường sinh thái, đẩy nhanh tốc độ thụt lùi của cả hai mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái. Hình 3.26: Mục tiêu kinh tế và Tài nguyên – Môi trường biển Việt Nam Nguồn: www.yourco2.org Tóm lại, yếu tố “Môi trường” và “Phát triển bền vững” được đề cập nhằm nêu rõ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa hai mục tiêu kinh tế và sinh thái. Đây là hướng chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai. Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, tôi hy vọng muốn góp phần vào việc nhận thức rõ nguồn Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng, phong phú. Nhưng không phải là vô tận để con người có thể mặc sức khai thác, bất chấp những hậu quả về sinh thái và môi trường, dẫn đến việc huỷ diệt nguồn lợi mà chúng ta tự cho là dành sẵn cho chúng ta. Thiên nhiên không phải bao giờ cũng im lặng chịu đựng những hành động thô bạo của con người. Nếu thế hệ chúng ta đối sử tệ bạc với thiên nhiên thì các thế hệ con cháu của chúng ta chính là những người phải gánh chịu hậu quả khi thiên nhiên quay mặt lại với con người. Sự “Phát triển bền vững” cho tương lai đòi hỏi mỗi người trong chúng ta trước khi được hưởng lợi ích gì từ thiên nhiên thì hãy nên suy nghĩ là nhận bao nhiêu là vừa đủ để có thể tiếp tục nhận mãi mãi. Các bài học về mối quan hệ giữa con người và Tài nguyên Môi trường luôn luôn còn đó và được lịch sử ghi nhận như là những dấu ấn buồn cho một thời đại mà con người đã cố tìm mọi cách để can thiệp vào giới tự nhiên. 3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển 3.3.2.1. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, ngành thủy sản tập trung phát triển hai ngành là khai thác thuỷ hải sản và nuôi trồng thuỷ hải sản. Coi phát triển mạnh hải sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển. Nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cư dân và thay đổi bộ mặt của nông thôn ven biển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng. Tăng cường hợp tác và thu hút sự đầu tư của nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ hiện đại cả trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, lẫn nuôi trồng hải sản. Tổ chức thăm dò tìm kiếm các ngư trường lớn phục vụ cho việc đánh bắt. Tiếp tục phát huy lợi thế và tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến. Đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững. Đồng thời là nguồn cung cấo chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu. Cụ thể để ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng bền vững thì cần có những định hướng rõ ràng cho từng lĩnh vực: à Lĩnh vực đánh bắt hải sản: Với hiện trạng tài nguyên sinh vật, đặc biệt là cá biển đang dần bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, định hướng tương lai cho ngành này vẫn giữ vững được sản lượng khai thác chúng ta cần phải chuyển dịch cơ cấu khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Đầu tư kỹ thuật và phương tiện đánh bắt hiện đại hơn nữa. Và một phần rất quan trọng là đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để phục vụ cho ngành này. à Lĩnh vực nuôi trồng hải sản: Với tình hình hiện nay, cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển mạnh nuôi trồng hải sản. Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần chỉ đao rà soát tình hình nuôi trồng hải sản ở các địa phương ven biển, từ đó có những quy hoạch cụ thể cho từng vùng cụ thể. Đầu tư cải thiện kỹ thuật nuôi trồng tăng chất lượng sản xuất nhằm đáp ứng các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tiếp tục phấn đấu và duy trì kết quả đạt được về sản lượng nuôi trồng luôn đạt trên 2 triệu tấn và diện tích nuôi trồng 1,1 - 1,4 triệu ha. 3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí Quan điểm chủ đạo trong phát triển ngành dầu khí là kết hợp đảm bảo an ninh năng lượng và đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Hướng phát triển là dựa trên cơ sở nguồn Tài nguyên sẵn có trong nước. Đồng thời tích cực mở rộng đầu tư nước ngoài. Phát triển dầu khí đồng bộ, hiệu quả, an toàn, mang tính đa ngành và liên ngành. Phát triển đi đôi với bảo vệ Tài nguyên môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho sự Phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu đến giai đoạn 2010 - 2015, có tốc độ tăng trưởng bình quân 18 - 20%/năm; Với cơ cấu phát triển hợp lý giữa các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí là chủ đảo. Cụ thể: à Về thăm dò và khai thác dầu khí: Đẩy mạnh công tác khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò nhằm tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí; Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35 - 45 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó, ở trong nước 25 - 30 triệu tấn, ở nước ngoài 10 - 15 triệu tấn). Sản lượng khai thác dầu khí đạt 23 - 34 triệu tấn quy dầu/năm. Trong đó: Khai thác dầu giữ ở mức 15 - 20 triệu tấn/năm (ở trong nước 14 - 17 triệu tấn, ở nước ngoài 1 - 3,5 triệu tấn/năm) và khai thác khí 8,5 - 14 tỷ m3/năm. à Về phát triển công nghiệp khí: Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ ngành công nghiệp khí vào năm 2015. Đảm bảo cung cấp đủ cho tiêu thụ công nghiệp và dân sinh trong nước. Tích cực đầu tư, phát triển theo hướng đa dạng hoá thị trường khí với sản lượng khí tiêu thụ khoảng 14 tỷ m3/năm vào năm 2015. à Về công nghiệp chế biến dầu khí: Công nghiệp lọc dầu đầu tư đúng tiến độ các dự án lọc dầu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đạt khoảng 16 - 17 triệu tấn. Đáp ứng 60 - 70% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước và có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường khu vực. Cụ thể: Vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoàn thành và vận hành an toàn Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn; Triển khai nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và xúc tiến đầu tư nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn. + Hóa dầu: Phát triển công nghiệp hoá dầu nhằm đáp ứng 60 - 70% nhu cầu phân đạm trong nước, 40 - 50% nhu cầu nguyên liệu cho hoá dầu và các sản phẩm hoá dầu. Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chất dẻo, tơ sợi tổng hợp và dẫn xuất aromatics. Cụ thể: Vận hành an toàn và hiệu quả nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy sản xuất phân phối PP Dung Quất; Hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy Đạm Cà Mau, Tổ hợp Hoá dầu miền Nam, nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp polyester tại Đình Vũ; Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm nhà máy đạm Phú Mỹ; Phát triển cụm công nghiệp hoá dầu miền Bắc gắn với Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn gồm nhà máy sản xuất hạt nhựa PP. Sản xuất aromatics và các nguyên liệu hoá dầu khác từ aromatics; Triển khai nghiên cứu đầu tư các nhà máy sản xuất khác tuỳ điều kiện thị trường và hiệu quả dự án. + Nhiên liệu sinh học: Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối nhiên liệu sinh học đảm bảo đến năm 2011 bắt đầu có sản phẩm nhiên liệu sinh học và đến năm 2015 sản lượng xăng dầu pha trộn nhiên liệu sinh học đạt ít nhất 20 - 30% tổng tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Nâng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sinh học lên trên 5%. + Đầu tư phát triển chế biến dầu khí ở nước ngoài: Trên cơ sở kế thừa các dự án đang được nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2010, tiếp tục phát triển và nắm bắt các cơ hội mới để phát triển đầu tư các dự án chế biến dầu khí ở nước ngoài. à Về phát triển dịch vụ dầu khí: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tiếp tục giao cho các đơn vị thực hiện tối đa các dịch vụ trong nội bộ ngành dầu khí. Tăng cường đào tạo ở trong nước và ngoài nước. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ. Giải quyết việc làm cho trên 15 nghìn lao động mới (trung bình hàng năm khoảng 3 nghìn người/năm). Ngành dầu khí mà chủ quản là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thực sự đảm đương vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhà nước. Tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô của Quốc gia, thể hiện rõ nét hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất. Trụ cột của nền kinh tế quốc dân như khẳng định trong văn kiện của Đảng về “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020”. 3.3.2.3. Khai thác khoáng sản biển (ngoài dầu khí) à Về khai thác khoáng sản biển: Ngoài dầu khí biển nước ta còn nhiều nguồn khoáng sản có giá trị khác như đã trình bày ở trên. Trong tương lai, chúng ta cần đẩy mạnh khai thác khoáng sản ven biển và dưới đáy biển. Tuy nhiên, khai thác cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường xung quanh. Cụ thể: Việc khai thác than đá ở Quảng Ninh chỉ duy trì ở mức 30 triệu tấn/năm (từ nay đến 2020) trên cơ sở phải bảo vệ môi trường và cảnh quan vùng vịnh Hạ Long. Nghiên cứu khai thác quặng sắt ở mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh) để phát triển luyện thép. Tổ chức khai thác và tuyển các quặng sa khoáng ven biển, đến năm 2020 đạt sản lượng 10 vạn tấn titan. Nghiên cứu khai thác các quặng silic, diatômit, bcatônit… Khai thác các mỏ cát thuỷ tinh phục vụ xuất nhập khẩu và chế biến. Tiếp tục khai thác mỏ cát Vân Hải (Quảng Ninh) phục vụ công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, đến năm 2020 đạt sản lượng 20 vạn tấn năm, các mỏ cát dọc ven biển miền Trung đến năm 2020 đạt sản lượng khoảng 50 vạn tấn năm. Đối với các mỏ đá vôi ven biển, kết hợp khai thác và bảo vệ, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch biển. Trong tương lai không xa, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản từ biển sẽ phát triển ngày càng mạnh và đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. à Khai thác năng lượng tái tạo từ biển: Với hiện trạng phát triển như hiện nay thì nguồn năng lượng tái tạo từ biển của nước ta chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Vì vậy trong hiện tại và tương lai, chúng ta cần phải có đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho lĩnh vực này. Trước tiên, cần phải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án điện gió chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có sự đầu tư để có sự điều tra một cách khoa học, chính xác tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo trên cả nước. Có như vậy mới có những quy hoạch cho sự phát triển nguồn năng lượng này trong tương lai. 3.3.2.4. Ngành hàng hải Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và vận chuyển hàng hoá trên biển nói riêng. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 ngành hàng hải cần phải được đầu tư phát triển nhanh chóng và toàn diện cả về hệ thống cảng biển, đội tàu biển và công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, dịch cảng và dịch vụ hàng hải… Theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và mở rộng hợp tác với nước ngoài. Theo chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển. Đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. à Đối với giao thông vận tải biển: Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đai hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường; Tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; Phát triển vận tải biển phải đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan, ứng dụng và phát triển công nghệ vận tải tiên tiến. Trong đó chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả. Cụ thể, nâng chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, nâng cao thị phần vận tải hàng hoá xuất khẩu đạt 27% - 30%, kết hợp chở thuê hàng hoá nước ngoài trên các tuyến vận tải biển. Khối lượng hàng hoá do đội tàu đảm nhận khoảng 110 - 126 triệu tấn vào năm 2015, và đạt từ 215 - 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2020; Số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015 và 9 - 10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Đầu tư phát triển đội tàu biển có cơ cấu hợp lý, hiện đại có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế, xã hội hoá tối đa việc đầu tư phát triển đội tàu và kết cấu hạ tầng giao thông đường biển. Chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6 - 6,5 triệu DWT; Năm 2015 có tổng trọng tải 8,5 - 9,5 triệu đến năm 2020 đạt 11,5 - 13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. à Về hệ thống cảng biển: Giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030 tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống cảng biển và luồng vào cảng. Việc đầu tư xây dựng cảng biển cần được đẩy nhanh, đầu tư có trọng điểm tại các vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế tự nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển để phát triển kinh tế đất nước; Đồng thời làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước; Hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực. Đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn; Phát triển cảng trung chuyển quốc tế lớn và các cảng cửa ngõ quốc tế tại các khu thích hợp nhằm khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển. Tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước với nước ngoài để thực hiện tốt những mục tiêu “Chiến lược biển”. à Về dịch vụ hàng hải: Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đồng bộ. Đặc biệt là dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương với chất lượng cao, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng nhu cầu hội nhập. Hình thành các cảng nội địa phù hợp với sự phát triển của các hành lang kinh tế và các trung tâm phân phối hàng hoá gắn với cảng biển; Phát triển đồng bộ cơ sở hậu cần, đảm bảo hàng hải, tìm kiếm cứu nạn; Hệ thống công nghệ thông tin hàng hải… Đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế. 3.3.2.5. Ngành công nghiệp đóng tàu biển Trong chiến lược biển Việt Nam, đóng tàu biển là một bộ phận quan trọng bởi vì với hơn 3.260 km bờ biển, nhiều hải đảo như nước ta rất cần thiết phải có một đội tàu mạnh để khai thác những lợi thế của mình như tăng đội tàu vận tải, tàu để đánh cá, tàu khai thác dầu khí, bảo vệ và phòng thủ lãnh hải. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng phát triển ngàng đóng tàu với nhiều mục tiêu, nhằm đem lại nguồn thu làm giàu cho đất nước. Bên cạnh đó, không làm thiệt hại môi trường xung quanh. Đứng trước tình hình ngành đóng tàu Quốc tế đang bão hoà, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đang muốn giảm bớt và chuyển giao công nghệ đóng tàu cho các nước khác (vì hiệu quả thấp và lao động nặng nhọc). Nước ta cần lựa chọn phương hướng và bước đi thích hợp, kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và hợp tác, hoặc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài để có hiệu quả. Chủ động đón trước những tiến bộ công nghệ của thế giới. Hình thành các trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn ở miền Bắc (Hải Phòng, Hạ Long), ở miền Trung (Khánh Hoà) và ở miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu). Đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực. Đóng mới tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình… Đáp ứng 65 - 70% nhu cầu bổ sung đội tàu trong nước giai đoạn 2010 - 2020; Sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện, điện tử… Cho các tàu có tải trọng đến 400.000 DWT. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần thu ngoại tệ cho đất nước; Phát triển cân đối giữa đóng mới và sửa chữa tàu. Nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, chú trọng đầu tư chiều sâu để phát huy hiệu quả cơ sở đóng và sửa chữa tàu hiện có kể cả công nghiệp phụ trợ. 3.3.2.6. Ngành du lịch biển Để ngành du lịch Việt Nam Phát triển bền vững, tổng cục Du lịch cho biết, cuối năm này tổng cục sẽ trình Chính Phủ Đề án phát triển du lịch biển, đảo đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP cả nước. Trong đó, du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14 - 15% GDP của nền kinh tế biển Quốc gia. Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao ở khu vực Đông Nam Á. Đa dạng hoá hợp tác với nước ngoài trong phát triển du lịch biển. Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch biển, vui chơi giải trí chất lượng cao ở các cụm du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Trung tâm du lịch Huế - Đà Nẵng; cụm du lịch Vân Phong - Nha Trang - Ninh Chữ; Cụm du lịch Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo và cụm du lịch Hà Tiên Kiên - Phú Quốc. Phải làm cho các loại hình du lịch biển của nước ta đa dạng và tạo nên sự khác biệt. Nhằm tạo được sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển đến năm 2020 là phát huy tối đa các ưu thế và nguồn nhân lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi - đảo (mà các vùng khác không có). Nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông Nam Á. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ Quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả trên bờ, trên biển và trên các hải đảo. Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch biển, ngoài các giải pháp trên, cần phải có những giải pháp đồng bộ như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch biển. Vấn đề bảo vệ môi trường biển; Củng cố và mở rộng thị trường khách du lịch tàu biển; Xây dựng một chương trình đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch biển; Vấn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch… Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên, sẽ thúc đẩy ngành du lịch biển nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và lâu dài. 3.3.2.7. Nghề làm muối Ngành muối Việt Nam, từ thực trạng đến tiềm năng, từ tiềm năng đến thị trường, từ thị trường đến tiến trình hội nhập quốc tế có thể đưa ra những định hướng phát triển đến năm 2020 như sau: Dự báo trong tương lai, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất nhu cầu muối cho dân sinh tối thiểu phải đạt 1,6 – 2,0 triệu tấn/năm. Để nhanh chóng phát triển nghề muối đáp ứng cho nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu, trước mắt phải đẩy mạnh thâm canh và cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có. Đồng thời mở rộng tối đa diện tích thuận lợi nhất cho nghề muối, nâng diện tích các đồng muối của Việt Nam từ 20.000 ha hiện nay lên 30.000 - 40.000 ha sau năm 2010. Nghiên cứu khả năng xây dựng một số khu công nghiệp hoá học biển bao gồm các xí nghiệp sản xuất xút, axit clohydric và các hoá chất cơ bản khác. Từ nguồn nguyên liệu muối biển có sản lượng lớn và chất lượng cao ở ven biển các tỉnh biển từ Đà Nẵng đến Bạc Liêu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp lớn trong tương lai. 3.3.2.8. Các lĩnh vực kinh tế biển khác Phát triển nhanh các lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, thông tin, cứu hộ cứu nạn, cảnh báo, phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai. à Về tài chính, ngân hàng: Đẩy nhanh phát triển thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính. Đảm bảo sự đa dạng hoá các kênh huy động vốn trong các vùng biển bằng cách hình thành các trung tâm, các điểm ngân hàng không chỉ ở các thành phố mà tới tận các vùng đánh cá tập trung. Đào tạo và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác ngân hàng ở vùng biển. à Về thông tin: Phát triển những hệ thống thông tin dịch vụ bưu chính viễn thông trên các vùng biển để cung cấp đầy đủ và nhanh chóng các thông tin cho các vùng biển. Hiện đại hoá các cơ sở bưu chính trên các huyện đảo. Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống cư dân ven biển và các huyện đảo. à Về tìm kiếm cứu nạn: Xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn chính quy, chuyên nghiệp, nhằm giải quyết nhanh các biến cố xảy ra. Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá thiết bị, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ nhân viên tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức phối hợp huy động giữa các lực lượng để phát huy hiệu quả công việc, đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển. Tham gia hợp tác với các nước trong khu vực đầu tư xây dựng các trạm cảnh báo, phòng chống thiên tai. Đảm bảo dự báo và cảnh báo sớm các thiên tai có thể xảy ra trên các vùng biển, đảm bảo giảm thiểu tồi đa hậu quả thiên tai. 3.3.3. Hệ thống các giải pháp cho Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam Để hướng tới Phát triển bền vững, trước hết phải có sự đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển, hiện trạng và những biến động về Tài nguyên và môi trường biển. Vì vậy, cần tiến hành điều tra, nghiên cứu có hệ thống về biển, xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả điều tra, nghiên cứu mới. Tiến hành định kỳ các hoạt động quan trắc, giám sát Tài nguyên và môi trường biển. Xây dựng các trạm cảnh báo thiên tai (động đất, sóng thần, núi lửa, nước dâng, ngập lụt, sa bồi, xói lở, xâm nhập mặn, tràn dầu, hoá chất, thuỷ triều đỏ...). Giám sát và đánh giá mức độ suy thoái của Tài nguyên các hệ sinh thái biển. Quyết định (số 47/2006/QĐ-TTg ngày 1.3.2006) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý Tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn 2020” với danh mục 20 nhiệm vụ - đề án là một mốc quan trọng đối với công tác điều tra và nghiên cứu biển, thể hiện quyết tâm theo định hướng “Phát triển bền vững” của Việt Nam. Chúng ta đã có một hệ thống cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quản lý và phát triển vùng biển, đã tham gia các công ước quốc tế. Đã có các tuyên bố về chủ quyền trên biển, các chiến lược và kế hoạch quốc gia, luật Bảo vệ môi trường và nhiều văn bản dưới luật. Tuy nhiên, cần có sự phân cấp, định rõ trách nhiệm về quản lý Tài nguyên - môi trường và kinh tế biển, ứng cứu sự cố môi trường. Chúng ta cần củng cố và cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và bảo vệ theo các vấn đề như các nhân tố gây tác động từ trên lưu vực, xuyên biên giới - lãnh thổ; Chất lượng môi trường; Nơi sinh cư và các hệ sinh thái; Đất ngập nước; Phòng chống thiên tai và ứng cứu các sự cố môi trường; An ninh và tìm kiếm cứu nạn trên biển... Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy liên quan đến Phát triển bền vững vùng biển và dải ven bờ biển. Xây dựng chiến lược và các chương trình, kế hoạch hành động, các dự án ưu tiên để kiểm soát ô nhiễm, ngăn ngừa suy thoái, phát triển Tài nguyên, cảnh báo thiên tai và ngăn ngừa sự cố môi trường trên biển. Phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường đối với khai thác tiềm năng và bảo vệ môi trường vùng biển, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển. Ngoài việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, Nhà nước cần giữ vai trò điều hành và quản lý một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt, an ninh - quốc phòng và chủ quyền Quốc gia trên biển. Tăng cường xây dựng tiềm lực cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý Tài nguyên - môi trường biển. Từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ về phương pháp, thiết bị khảo sát và phân tích. Chú trọng đào tạo cán bộ khoa học, chuyên gia và lao động chuyên nghiệp biển từ các trường Đại học, dạy nghề và thông qua các dự án phát triển. Xây dựng một hệ thống các cơ quan chuyên trách điều tra nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ về biển đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đảm bảo bình đẳng trong hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên vùng biển Việt Nam và trên Biển Đông. Phấn đấu xây dựng nền tảng cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ biển (đội tàu nghiên cứu, các trạm quan trắc môi trường và cảnh báo thiên tai, các phòng thí nghiệm trọng điểm và các cơ sở thực nghiệm). Tăng tỷ lệ ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đánh giá và phát hiện mới Tài nguyên biển. Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến trong khai thác tiềm năng và bảo vệ Tài nguyên - môi trường biển: Xây dựng công trình trên biển, dự báo, thăm dò khoáng sản và nguồn lợi nghề cá. Ứng dụng công nghệ vệ tinh màu nước dự báo ngư trường, nuôi trồng thuỷ sản hiệu suất cao không gây ô nhiễm môi trường. Giải quyết vấn đề nước ngọt cho vùng ven biển và các đảo xa bờ, phát triển các nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc từ biển (gió, sóng, thuỷ triều, dòng chảy...). Tách chiết các hợp chất thiên nhiên có giá trị cao từ nguồn vật liệu biển và chế biến các sản phẩm biển. Tăng cường các hoạt động dịch vụ và trung chuyển trên biển để hỗ trợ phát triển kinh tế đảo và xa bờ. Phát triển mạnh cảng - hàng hải, du lịch sinh thái và các dịch vụ đi kèm. Tăng cường an ninh - quốc phòng, chống nạn cướp biển và khai thác Tài nguyên trái phép là một giải pháp đảm bảo “Phát triển bền vững”, giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn môi trường và an ninh Tài nguyên. Giám sát và xử phạt các vi phạm trên biển. Phát hiện và kịp thời xử lý các vụ vi phạm như vận chuyển và đổ thải trái phép các chất gây ô nhiễm. Sử dụng các hình thức khai thác huỷ hoại Tài nguyên, vi phạm trong các vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Gắn kết phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng và bảo vệ lợi ích Quốc gia trên biển. Phối hợp tốt các tổ chức kinh tế và các cơ quan quản lý Tài nguyên - môi trường với các tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên biển, cảnh sát biển, hải quân và bộ đội biên phòng. Thực hiện đánh giá tác động môi trường và ưu tiên triển khai các dự án quản lý, bảo vệ Tài nguyên - môi trường biển như xử lý các chất thải, phục hồi nơi sinh cư của các loài quý hiếm, đặc hữu và các hệ sinh thái đặc thù, ứng cứu các sự cố môi trường. Đặc biệt là tràn dầu trên biển. Phát triển các mô hình quản lý tổng hợp biển và dải ven bờ, kết hợp với quản lý lưu vực thượng nguồn. Phát triển các khu bảo tồn biển như là một quốc sách “Phát triển bền vững”, vì ngoài việc duy trì các giá trị về tự nhiên, đa dạng sinh học và khoa học, nó còn mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho du lịch sinh thái và phát triển nghề cá. Quan tâm phát triển các dạng bảo tồn thiên nhiên khác như di sản Thế giới, khu dự trữ sinh quyển và khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc gia. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm và ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ Tài nguyên – môi trường, hướng tới “Phát triển bền vững” vùng biển. Xây dựng ý thức mới “Bảo vệ Tài nguyên - môi trường biển là trách nhiệm, là hành động yêu nước của mỗi người”. Hỗ trợ và quan tâm xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư trên đảo và ven biển. Tăng cường hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá để hội nhập và thực thi các công ước quốc tế liên quan đến biển. Thúc đẩy nghiên cứu và đàm phán nhằm sớm hoàn thiện việc xác lập biên giới và chủ quyền hợp pháp trên biển. Phối hợp giám sát nguồn chất thải xuyên biên giới và ứng cứu các sự cố môi trường tại các vùng giáp ranh; Tham khảo kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ, khuyến khích hòa nhập các chương trình quốc tế về Tài nguyên - môi trường biển. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về thông tin tư liệu, đào tạo, hội thảo, tham quan trao đổi, tham gia các chương trình, dự án khu vực hoặc toàn cầu. Tham gia các tổ chức, các hoạt động trong các mạng lưới quốc tế về biển. Tạo điều kiện để giao lưu, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và cập nhập thông tin khoa học và công nghệ về biển. Ưu tiên các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ cao để tiếp cận trình độ khu vực về một số mặt có liên quan đến lợi ích bình đẳng khai thác các vùng nước giáp kề, các vùng chồng lấn hoặc tranh chấp./. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong nội dung của chương 3: Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững. Đây là chương quan trọng nhất của bài viết này, đã nêu bật lên được những nội dung quan trọng sau: Tiềm năng của Tài nguyên biển Việt Nam: Với một vùng biển rộng lớn thuộc bờ Tây của Biển Đông. Vùng biển nước ta có nguồn Tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào bao gồm: Tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng với nhiều loại sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cả về động vật và thực vật; Tài nguyên khoáng sản tương đối dồi dào như dầu mỏ, và khí thiên nhiên với trữ lượng lớn. Bên cạnh đó còn có nhiều khoáng sản kim loại và phi kim khác, vật liệu xây dựng…; Tài nguyên năng lượng từ sóng biển, thủy triều, gió, mặt trời… cũng đang ở dạng tiềm năng; Các nguồn Tài nguyên khác phục vụ giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ thương mại… cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Thực trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam: Trong những năm qua kinh tế biển đã được quan tâm phát triển và cũng đã để lại nhiều thành tựu kinh tế đáng mừng, đóng góp GDP ngày càng tăng cho đất nước. Trên tất cả các ngành kinh tế biển và các lĩnh vực liên quan tới biển đều phát triển như: Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí và khoáng sản biển, thăm dò và khai thác năng lượng từ biển, giao thông vận tải, công nghiệp tàu biển, du lịch biển, nghề làm muối,… Định hướng Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam: Đã nêu bật tầm nhìn về Tài nguyên biển Việt Nam dưới góc độ quản lý môi trường bao gồm vấn đề ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ sinh thái biển và việc kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu Môi trường sinh thái bền vững; Từ hiện trạng Tài nguyên biển để đưa ra định hướng chung nhất cho phát triển các ngành kinh tế biển trong thời gian tới. Cuối cùng, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất để “Phát triển bền vững Tài nguyên biển Việt Nam” của chúng ta./. PHẦN KẾT LUẬN Thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, với nhiều nét độc đáo, từ miền núi đến cao nguyên rồi đồng bằng trên phần đất liền. Và vùng Biển Đông còn rộng lớn hơn nữa. Sự phân hóa thiên nhiên nước ta với nhiều nguồn Tài nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia biển, với đường bờ biển dài trên 130 vĩ tuyến án ngữ gần như toàn bộ bờ phía Tây của Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam đã được Chính phủ tuyên bố bao gồm vùng nội thủy (phía trong đường cơ sở), lãnh hải (rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở) và thềm lục địa (mở rộng đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào hơn thì mở rộng đến 200 hải lí). Với vùng biển rộng lớn và điều kiện thuận lợi nên biển của Việt Nam có nguồn Tài nguyên thiên nhiên phong phú cả trong khối nước, trên đáy biển, và trong lòng đất dưới đáy biển bao gồm: Tài nguyên sinh vật (động, thực vật), Tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, các loại sa khoáng, vật liệu xây dựng…), Tài nguyên năng lượng (thủy triều, sóng, gió, mặt trời, v.v..) và các Tài nguyên đặc biệt khác (không gian mặt biển, địa hình bờ và đảo, các cảnh quan…) để phát triển các ngành kinh tế liên quan tới biển. Từ thời cổ đại đến nay, con người Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng các nguồn Tài nguyên của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với trình độ từ thấp đến cao và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Hiện nay và trong những năm tới, phát triển kinh tế biển sẽ là một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh tế biển đã và sẽ được thực hiện một cách toàn diện hơn với đầy đủ các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại và hệ thống cảng biển và đội tàu, khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, những năm qua việc phát triển kinh tế biển thật sự chưa tương xứng với tiềm năng to lớn mà Tài nguyên biển của chúng ta đưa lại: Ở lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản chúng ta hầu như chỉ đánh bắt với phương tiện và phương thức thô sơ, chưa có sự đầu tư khoa học kỹ thuật hiện đại. Việc nuôi trồng hải sản thì chưa quy hoạch cụ thể, đồng bộ, quy mô còn nhỏ lẻ; Lĩnh vực khai thác dầu khí thì cũng chưa được hoàn chỉnh từ khâu thăm dò đến khâu khai thác và khâu chế biến, những rủi ro còn nhiều, nên giá trị kinh tế chưa đạt được tối ưu; Giao thông vận tải biển thì chưa có đội tàu biển mạnh, hệ thống dịch vụ tàu biển còn han chế dẫn đến sức cạnh tranh với các Quốc gia khác trên Thế giới; Du lịch biển cũng chưa được chú trọng đầu tư khai thác mạnh mẽ; Việc tận dụng các nguồn năng lượng mới từ biển như: Sóng, thủy triều thì chưa thực hiện được. Bên cạnh những vấn đề trên thì việc khai thác và sử dụng bừa bãi, không hợp lý, thiếu sự quản lý của Nhà nước đã làm cho các nguồn Tài nguyên của biển Việt Nam bị xâm hại nghiêm trọng, môi trường biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhìn chung, sự phát triển kinh tế biển chỉ đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Việc khai thác tổng hợp Tài nguyên biển chưa được quan tâm đúng mức, còn có sự chồng chéo giữa khai thác Tài nguyên này với Tài nguyên khác. Đời sống của các cư dân ven biển và ở các đảo còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Một vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đó chính là bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta. Trong đó, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề nhức nhối đã và đang cần được giải quyết để việc phát triển kinh tế biển được ổn định. Từ những vấn đề trên, để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng Tài nguyên và cạn kiệt Tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương, v.v.. Trước tiên cần phải đánh giá và dự báo những biến động về các điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của toàn bộ các vùng biển và thềm lục địa cũng như dải đất liền ven biển. Tiếp theo, từ những cơ sở khoa học này tiến hành: “Xây dựng quy hoạch chiến lược Phát triển kinh tế biển bền vững” chung cho cả nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược chung của cả nước, các địa phương, các ngành sẽ “Xây dựng quy hoạch hành động” riêng cho địa phương mình, ngành mình. Để từ đó phát triển tổng hợp và bền vững cho vùng biển nước ta. Để nâng cao vị thế và Phát triển bền vững kinh tế biển, để lĩnh vực kinh tế này trở thành thế mạnh của đất nước. Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân… thì Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp và các Bộ có liên quan cần phải: - Đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật cho ngư dân vùng biển. - Đầu tư cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống các cảng biển. - Thu hút sự đầu tư vốn và công nghệ từ nước ngoài. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tăng cường đảm bảo an ninh chính trị và quốc phòng. - Chống ô nhiễm môi trường biển khi khai thác. - Cần xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên, môi trường biển Việt Nam./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN UT.doc
  • docbia.doc
  • docdanhmuchinhbang.doc
Luận văn liên quan