Tăng cường quản lý nhà nước về chiến lược giới ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

LV thạc sỹ HVHC 2011 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Trong 10 năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đã có những bước tiến đáng kể và ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu của Đảng về bình đẳng giới và phù hợp với Công ước CEDAW cũng như các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia. Cuối năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Đây là văn bản luật quy định tập trung nhất các nội dung về bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ tạo hành lang pháp lý cho sự lãnh đạo của các cơ quan trong hệ thống nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Trên phạm vi quốc gia, sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 cũng như các mục tiêu Thiên niên kỷ về bình đẳng giới mà Việt Nam đã cam kết, thành tựu về bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Vai trò, địa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội được nâng lên một bước, khoảng cách giới trong các cấp học phổ thông dần được thu hẹp. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phụ nữ vẫn là nhóm xã hội yếu thế so với nam giới và họ vẫn là đối tượng chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới nên trong nhiều năm trước đây, các mục tiêu quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được coi là một ưu tiên quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam và được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, cũng như trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Phụ nữ và nam giới Việt Nam đều có những đóng góp to lớn không thể phủ nhận trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Phụ nữ và nam giới ở nông thôn là lực lượng lao động đã đưa Việt Nam từ chỗ là một nước nghèo và thiếu lương thực nghiêm trọng vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn trên thế giới về các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, thủy hải sản. Phụ nữ Việt Nam có truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước, tích cực trong các hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp, Luật pháp của Việt Nam thể hiện rõ quan điểm đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ; đồng thời Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ các tổ chức quần chúng, cũng như quan tâm thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các cương vị lãnh đạo đất nước. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày nay đã đạt được địa vị bình đẳng cao hơn so với phụ nữ nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng việc phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo quản lý và tiếp cận , kiểm soát các nguồn lực còn chưa tương xứng với vai trò, tiềm năng và vị thế của lực lượng lao động nữ trong ngành. Công cuộc CNH-HĐH Nông nghiệp và PTNT cùng với yêu cầu phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, quá trình hội nhập quốc tế, khu vực và toàn cầu hoá đặt ra nhiều thời cơ và thách thức trong quản lý, phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị, đặc biệt trong yêu cầu thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy sự phát triển của nữ CNVCLĐ trong ngành. Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu lồng ghép những giải pháp nhằm tăng cường bình đẳng giới trong các chính sách, chương trình, dự án, các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn, kết hợp một cách hài hòa các mục tiêu bình đẳng giới với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành. Tư tưởng xuyên suốt của Chiến lược giới là: đạt được bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn cũng đồng nghĩa với việc đạt được trình độ phát triển cao hơn của nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đạt được bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở khu vực nông thôn sẽ tạo ra chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cao hơn, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập của ngành để thực hiện thành công những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT thể hiện quyết tâm chính trị của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm hướng đến bình đẳng giới, theo phương châm lấy phát triển con người làm trung tâm. Mục tiêu cao nhất và bao trùm nhất của phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn chính là phát triển con người ở khu vực này. Thực hiện bình đẳng giới, xây dựng năng lực và năng cao vị thế của phụ nữ ở nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển nguồn nhân lực mà còn được xem như một trong các mục tiêu phát triển cao nhất của ngành. Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT được ban hành kèm theo Quyết định số 4776 QĐ- BNN/ TCCB ngày 28 tháng 10 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ khi ra đời cho đến nay, Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT chưa được tổng kết, đánh giá về kết quả thực hiện mục tiêu, bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả hiện đang công tác tại Ban Nữ công, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Với chức năng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ trong ngành Nông nghiệp và PTNT, Ban Nữ công Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, Ban Nữ công Công đoàn ngành cũng thực hiện chức năng tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham mưu, đề xuất chính sách với Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác phụ nữ, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách lao động nữ và bình đẳng giới. Với các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính (2008-2011), tác giả đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT” làm Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 12 7. Kết cấu của luận văn 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BÌNH ĐẲNG GIỚI 13 1.1. Khái niệm cơ bản 13 1.1.1. Bình đẳng giới 13 1.1.2. Chiến lược Bình đẳng giới . 15 1.1.3. Quản lý nhà nước về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới . 16 1.2. Sự cần thiết phải QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới . 20 1.2.1. Vai trò của thực hiện bình đẳng giới 20 1.2.2. Vai trò của Chiến lược Bình đẳng giới 22 1.2.3. Vai trò của QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới 23 1.2.4. Ngành Nông nghiệp và PTNT 24 1.3. Nội dung QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới . 26 1.3.1. Xây dựng chính sách . . 26 1.3.2. Tổ chức thực thi 27 1.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoàn thiện chính sách . . 28 1.3.4. Tăng cường nguồn lực 29 1.3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách . 30 Tiểu kết Chương 1 . 31 Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 32 2.1. Khái quát về Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT . 32 2.1.1. Khái quát về ngành Nông nghiệp và PTNT 32 2.1.2. Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT 34 2.2. Thực trạng QLNN về thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT . . 37 2.2.1. Số liệu từ thống kê của 27 đơn vị qua khảo sát (2010) . 37 2.2.2. Mức độ biết đến Chiến lược giới trong ngành Nông nghiệp, nông thôn 40 2.2.3. Kiến thức về giới, bình đẳng giới . 41 2.2.4. Lồng ghép giới trong các văn bản chính sách, kế hoạch của đơn vị 49 2.2.5. Giới và tham gia đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. . . 57 2.2.6. Đánh giá mức độ đạt các chỉ tiêu trong Chiến lược giới của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn . 61 2.3. Đánh giá và nguyên nhân thực trạng 69 Tiểu kết Chương 2 . 70 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 71 3.1. Quan điểm và định hướng thực hiện Chiến lược giới . 71 3.1.1. Quan điểm của Đảng . 71 3.1.2. Định hướng . 72 3.2. Các giải pháp 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới cho mọi lực lượng có trách nhiệm trong ngành . 72 3.2.2 Hoàn thiện chính sách chú ý ưu tiên đề bạt cán bộ nữ 76 3.2.3 Đưa các chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch hàng năm 78 3.2.4. Tăng cường chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức . 78 3.2.5. Tăng cường kinh phí dành cho hoạt động vì mục tiêu BĐG 79 3.2.6. Công tác giám sát, kiểm tra 80 3.3. Thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 82 Tiểu kết Chương 3 . 83 Kết luận và khuyến nghị 84 Danh mục tài liệu tham khảo . 89 Phụ lục . 92 Danh mục các bảng Trang Bảng 1: Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: theo đơn vị, giới tính người tham gia 92 Bảng 2. Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới . 92 Bảng 3. Chức vụ của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới . 92 Bảng 4. Trình độ học vấn, CM của CB theo khối đơn vị và giới 38 Bảng 5: Mức độ hiểu biết về giới của cán bộ, công nhân viên chức 44 Bảng 6a: Thảo luận nhóm nam về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc 47 Bảng 6b: Thảo luận nhóm nữ về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc 47 Bảng 7: Mức độ lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của các đơn vị (%) 49 Bảng 8. Những nội dung lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị (%) 52 Bảng 9a. Thảo luận nhóm nam về lồng ghép giới 53 Bảng 9b. Thảo luận nhóm nữ về việc lồng ghép giới 53 Bảng 10: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 1 (%) . 62 Bảng 11: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 2 (%) . 63 Bảng 12: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 3 (%) . 65 Bảng 13: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 4 (%) . 66 Bảng 14: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 5 (%) . 67 Bảng 15: Tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ của cơ sở được huấn luyện về kỹ năng hoạt động . 79 Bảng 16 . Số đơn vị thành lập Ban VSTBPN/có cán bộ đầu mối về giới trong các đơn vị khảo sát tại thời điểm điều tra 81 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1. Mức độ biết đến mục tiêu của Chiến lược giới trong NN&PTNT chia theo các khối đơn vị (%) 40 Hình 2. Mức độ tham gia sinh hoạt , tập huấn về giới theo các khối đơn vị (%) 42 Hình 3. Mức độ phổ biến về giới (%) 43 Hình 4. Mức độ vận dụng kiến thức về giới vào trong công việc (%) . 46 Hình 5. Văn bản hướng dẫn hoạt động của các khối đơn vị có các chỉ tiêu về giới (%) . 50 Hình 6. Tỷ lệ nữ, cán bộ, viên chức được đào tạo trên tổng số người được đào tạo 2006-2009 tại các đơn vị khảo sát trực thuộc Bộ NN&PTNT (%) 59 Hình 7. Người đứng tên quyền sử dụng đất trên giấy tờ (%) . 64

doc116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2734 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về chiến lược giới ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giới và công tác cán bộ nữ cho Thủ trưởng đơn vị”. Trong số các đơn vị thành lập Ban VSTBPN/có cán bộ đầu mối về giới thì số các đơn vị có thành lập ban VSTBPN chiếm 64,5%. Kết quả khảo sát cho thấy không phải ở đơn vị nào trong số các đơn vị khảo sát các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ cũng được ủng hộ và quan tâm. Phỏng vấn trực tiếp các đơn vị cũng chỉ có cán bộ nữ công thuộc Ban chấp hành công đoàn thực hiện các hoạt động về nữ công tại các đơn vị này. Chính việc các Ban VSTBPN không được quan tâm, đánh giá đúng vai trò tại các đơn vị là một trong các nguyên nhân làm giảm các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tại các đơn vị trực thuộc Bộ. (Bộ NN và PTNT, 2009a) “Kiểm tra đánh giá hoạt động các đơn vị có thể hiện các nhiệm vụ về giới, có lồng ghép xuyên suốt. Ban VSTBPN hoạt động rất hình thức, với cơ cấu ban ngành. Hoạt động chỉ 8/3, 20/10 thôi, còn thực chất không được quan tâm, không lồng ghép, chỉ làm bề nổi” (Nam giới, chủ tịch công đoàn ngành). “Từ ngày em tham gia Ban nhưng chưa thấy họp lần nào. Nhưng hiệu quả thì có thể do tính chất kiêm nhiệm nên ít hiệu quả, cộng thêm công việc chuyên môn nên mọi người coi vấn đề này chỉ là nhiệm vụ “lồng ghép”, thêm vào” (Nữ, Phó chủ tịch công đoàn) 3.3. Thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp Sau khi nghiên cứu về lý luận, về thực trạng quản lý nhà nước thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT, tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến của 126 người bao gồm cả nam và nữ lãnh đạo, cán bộ một số các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT về tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp đã nêu trên. Sau khi tổng kết các phiếu điều tra khảo sát, tác giả có được kết quả như sau: Kết quả thăm dò Giải pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho mọi lực lượng có trách nhiệm trong ngành 90 10 0 85 10 5 2. Hoàn thiện chính sách chú ý ưu tiên đề bạt cán bộ nữ 70 30 0 60 35 5 3. Xây dựng có hệ thống kế hoạch hàng năm trong đó quán triệt chỉ tiêu bình đẳng giới 85 15 0 95 5 0 4. Tăng cường chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quán triệt quan điểm bình đẳng giới 90 10 0 90 10 0 5. Chú ý việc giám sát, kiểm tra kịp thời biểu dương gương tốt, chấn chỉnh việc làm sai 95 5 0 85 10 5 6. Tăng cường kinh phí dành cho hoạt động vì mục tiêu bình đẳng giới 90 5 5 90 10 0 Tiểu kết chương 3 Nữ cán bộ, viên chức, công chức trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm một tỷ lệ khá lớn (38%) và là một lực lượng lao động quan trọng không thể thiếu của ngành. Nữ cán bộ công chức,viên chức trong ngành mặc dù đã được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và các cấp về công tác đào tạo bồi dưỡng. Nhưng còn chưa thực sự đạt được tỷ lệ tham gia đào tạo các cấp, các lĩnh vực khác nhau như nam giới. Bên cạnh đó, so với nam giới thì phụ nữ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có một tỷ lệ khiêm tốn về trình độ học vấn và lý luận chính trị. Điều này gợi ý về việc điều chỉnh cơ cấu giới tính trong nguồn nhân lực, về sử dụng cán bộ có học vị cao thích hợp với môi trường làm việc để phát huy tối đa chất xám. Và, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực nữ tương xứng với tầm quan trọng của phụ nữ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.Lồng ghép giới là một hoạt động rất quan trọng nhưng cũng không dễ thực hiện. Vì thế, cần chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực bình đẳng giới (kiến thức, kỹ năng, phương pháp lồng ghép giới) để có thể làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong lồng ghép giới, và thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giới trong các hoạt động của đơn vị. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ được sự quan tâm của Đảng ủy và lãnh đạo Bộ. Ban VSTBPN tại đơn vị có đủ nhân sự, được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng để hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ đạt được kết quả. Vai trò của Công đoàn cơ sở cũng góp phần đáng kể vào hoạt động VSTBPN tại các đơn vị. Đơn vị nào mà Ban VSTBPN phối hợp tốt cùng Công đoàn, Ban nữ công của đơn vị thì việc thúc đẩy các hoạt động VSTBPN ở đơn vị đó đạt kết quả tốt hơn Khi các đơn vị có nguồn kinh phí chủ động thì các hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ phụ nữ tại đơn vị đó được thực hiện và thực hiện có hiệu quả hơn. Mặc dù một số chỉ tiêu trong Chiến lược giới trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng không phải mục tiêu và chỉ số nào cũng được thực hiện đầy đủ tại các đơn vị. Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược giới đến 2010, là do: Mặc dù Đảng ủy và lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong Bộ, nhưng do việc hợp nhất 02 Bộ phần nào làm cho việc chỉ đạo và giám sát các hoạt động này trong thời gian vừa qua chưa được thường xuyên và kịp thời. Việc nhận thức và ủng hộ của Ban lãnh đạo một số đơn vị chưa triệt để, nên còn hạn chế việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của nữ CBCNV để tăng cường nữ CBCNVC được tham gia vào lãnh đạo đơn vị. Việc kiện toàn tổ chức nhân sự Ban VSTBPN tại một số đơn vị sau khi sát nhập 02 Bộ cũng như việc chậm thành lập Ban VSTBPN tại đơn vị đã làm ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ phụ nữ tại những đơn vị này. Tại một số đơn vị, đặc biệt là tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, nếu không có nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động thúc đẩy sự tiến bộ phụ nữ thì Kế hoạch hành động khó được thực hiện đầy đủ, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đối với nữ lao động làm việc trong các nghề nặng nhọc độc hại. Khuyến nghị Để tăng cường cho các hoạt động quản lý nhà nước thực hiện quyền bình đẳng giới trong thời gian tới và để đạt được mục tiêu như Nghị quyết của Ban cán sự Đảng – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định, có thể nêu một số khuyến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vụ Tổ chức cán bộ cần soạn thảo và đệ trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định về bảo đảm công bằng giới và bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hòa nhập giới trong các hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ. Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan thuộc Bộ. Số liệu thu thập được sẽ được sử dụng để hướng dẫn lập quy hoạch cán bộ, lập kế hoạch cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo cán bộ, đề bạt, nâng ngạch, nâng bậc lương dựa trên cơ sở trình độ học lực, kinh nghiệm… Cần có các chính sách và hoạt động hỗ trợ cho nữ cán bộ, công chức, viên chức: Dành ưu tiên để thu hút nữ sinh vào học các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và các ngành liên quan đến nông nghiệp và nông thôn khác. Ngoài việc thu hút nữ vào làm việc trong các cơ quan, Bộ cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất xây dựng một số tiêu chí để thu hút nữ sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đào tạo chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản. Công bằng giới và bình đẳng giới trong công tác đào tạo, đề bạt cán bộ: Bộ cần đưa ra tiêu chí về tỉ lệ số cán bộ nữ được cử đi đào tạo dài hạn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quản lý Nhà nước, đi thi nâng ngạch và được nâng bậc lương sớm hàng năm; Bộ câng đưa ra tiêu chí về tỉ lệ cán bộ nữ được bổ nhiệm tại mỗi cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hàng năm và 5 năm. Tiêu chí này phải đáp ứng được yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo mỗi năm, mỗi thời kỳ được tăng lên để đạt lỷ lệ phù hợp tiêu chí công bằng giới và bình đẳng giới; Phải có thành phần nữ và lãnh đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ được tham gia hội đồng xét nâng ngạch, nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức với tỉ lệ phù hợp theo yêu cầu bảo đảm bình đẳng giới. Công bằng giới và bình đẳng giới trong hoạch đình chính sách: Bảo đảm có cả nữ cán bộ công chức, viên chức được tham gia vào các cuộc họp hoạch định chính sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, có tỉ lệ nữ thích hợp tham dự các cuộc họp và hoạch định chinh sách để khi được ban hành, chính sách có trách nhiệm và nhạy cảm giới. Công bằng giới và bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương: Bảo đảm tuân thủ đầy đủ Luật Lao động và các văn bản dưới luật trong xếp ngạch, bậc lương, tăng lương. Các cán bộ công chức, viên chức nam và nữ ở cùng vị trí, cùng trách nhiệm thì được hưởng lương và phúc lợi như nhau. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, viên chức và người lao động. Cần có những hướng dẫn việc lồng ghép giới một cách cụ thể trong văn bản triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở thực hiện Chiến lược giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới đến 2015 và tầm nhìn 2020. Cần tổ chức các buổi tập huấn phổ biến Luật Bình đẳng giới và Chiến lược giới cũng như đưa ra những quy định có tính ràng buộc về thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược giới trong hoạt động của các cơ quan trực thuộc, có thể đưa tiêu chuẩn về thực hiện các chỉ tiêu bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ vào việc xét khen thưởng, thi đua của cơ quan. Đưa nội dung giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các Trường cán bộ quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Dành kinh phí nhất định cho các hoạt động giới và tổ chức thí điểm lồng ghép giới ở một số cơ quan trực thuộc để các cơ quan khác học tập. Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm giới của Ban lãnh đạo đơn vị, đảng uỷ và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, thông qua các lớp bồi dưỡng cán bộ, các lớp tập huấn cũng như các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú và phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Tăng cường việc kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tại các cơ quan đơn vị, nhằm bảo đảm nhân sự cho các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tại cấp cơ sở. Chú trọng việc trang bị các kỹ năng hoạt động, các kiến thức và các biện pháp bảo đảm bình bình đẳng giới cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Cần tạo ra nguồn tài chính chủ động để các đơn vị được đảm bảo về tài chính trong việc thực hiện bình đẳng giới. 2.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tiếp tục tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho nữ công chức, viên chức và người lao động về sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình, phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia cấp quyết định tăng lên trong giai đoạn 2011-2015. Tích cực trao đổi quốc tế và khu vực để học hỏi về hoạt động thực hiện bình đẳng giới thông qua hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Ban Nữ công các cấp cần làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo, cấp uỷ đảng và Công đoàn thực hiện hữu hiệu các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ công chức và người lao động; khắc phục tư tưởng tự ti, an phận; đồng thời nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên của phụ nữ. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho nữ cán bộ tham gia các khoá tập huấn về giới. Thay vì phải đi xa gia đình, nên mở các lớp tập huấn tại địa phương, thời gian không nên kéo dài. Cần nghiên cứu cách thức tổ chức (thời gian, hình thức) đào tạo sao cho phù hợp với cán bộ nữ. Chẳng hạn, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nên mở trong giờ hành chính để chị em có thể tham gia. Việc mở ngoài giờ, thì nhiều nam giới tham gia còn nữ cán bộ ít tham gia được do trách nhiệm với gia đình, con cái. 2.3. Đối với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đẩy mạnh tuyên truyền việc xây dựng và thực hiện Chiến lược, kế hoạch hành động về bình đẳng giới dưới nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông và trong phạm vi hoạt động của các cấp hội phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới. Xây dựng và hình thành mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền về bình đẳng giới ở cơ sở, đặc biệt là vai trò của hội viên Hội phụ nữ trong lĩnh vực công tác này. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật; Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách pháp luật về bình đẳng giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Astrid Tripodi - Tạ Ngọc Sính. Phân tích giới tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Nghiên cứu định tính, 2004. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2006 - 2009 và xây dựng kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Bộ và các Sở NN&PTNNT đến 2015, Chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản FSPS II, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Báo cáo Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và triển khai Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-202, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, 2011. Báo cáo Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và triển khai Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Bộ Lao động thương binh và xã hội, 2011. Báo cáo nghiên cứu đánh giá tình hình giới tại Viện quy hoạch Thủy lợi Viện Quy hoạch Thủy lợi - Ủy ban sông Mê công Việt Nam. Hà Nội, 2010. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 11 –NQ/TW và công tác quy hoạch cán bộ nữ, Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT. Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới trong giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Chỉ thị 27/2004/CT ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Chiến lược giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nxb Văn hóa – Thông tin, 2003 Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 -2020. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Công văn số 2443/LĐTBXH-BĐG ngày 14 tháng 7 năm 2008, của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc Thực hiện nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BĐG. Công văn số 4598 /LĐTBXH-BĐG ngày 03 tháng 12 năm 2009, của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 1855/QĐ-TTg. Đinh Thị Minh Tuyết. Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa xã hội. Học viện Hành chính, 2008 Đinh Văn Mậu. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Học viện Hành chính, 2008. Hoàng Bá Thịnh, Giáo trình Xã hội học về Giới; Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2008. Hoàng Bá Thịnh. Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa; Tạp chí Cộng sản, số 816 năm 2010. Hoàng Bá Thịnh. Vấn đề giới trong nông nghiệp; Tài liệu tham khảo đặc biệt dành cho lãnh đạo, số 8/2010. Bộ Nông nghiệp và PTNT. J. Machionis, Xã hội học; Nxb Thống kê, Hà Nội 2004. Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006. Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Nông nghiệp và PTNT đến năm 2005, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002. Luật Bình đẳng giới, Nhà xuất bản Hồng Đức. Hà nội 2008. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Nghị định số 57 /NQ-CP, ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Về tăng cường công tác cán bộ nữ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tình hình mới, Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Nguyễn Hữu Hải. Giáo trình Phân tích chính sách, Học viện Hành chính, 2008 Nguyễn Ngọc Hiến. Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính, 2008. Nguyễn Thị Hồng Loan. Đánh giá vai trò lao động nữ nhằm nâng cao năng lực vị thế lao động nữ của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hà Nội, 2003. Phạm Kim Giao. Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn. Học viện Hành chính, 2008. Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 22/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Tăng cường cam kết và nâng cao năng lực – Hai yếu tố quyết định sự thành công của công tác thúc đẩy bình đẳng giới trong cải cách hành chính. Dự án Hỗ trợ Chương trình cải cách hành chính - VIE/02/016, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006. Thông tư 191/2009/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Tony Bilton và cộng sự, Nhập môn xã hội học; Nxb KHXH, Hà Nội 1993. Võ Kim Sơn. Giáo trình Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Học viện Hành chính, 2008. PHỤ LỤC Bảng 1: Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: theo đơn vị, giới tính người tham gia Tên đơn vị Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Tổng số người tham gia khảo sát Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Vụ tổ chức cán bộ 2 2 2 2 Viện KHNN VN 1 3 1 (8) 1 (14) 9 17 Tổng công ty cà phê 2 1 1 (6) 8 1 Trường CBQL NN&PTNT 2 2 1 (6) 2 8 Viện NC nuôi trồng thủy sản 2 2 1 (6) 2 8 Tổng công ty lương thực 2 1 (6) - 8 Trường CD LTTP Đà Nẵng 2 2 1 (6) 2 8 Sở NN&PTNT Đà Nẵng 2 3 1 (6) 2 9 Chi cục thủy sản Đà Nẵng 2 2 1 (6) 8 2 Công ty Vinafor 2 1 1 (6) 8 1 Công đoàn ngành 5 1 1 (8) 1 (5) 13 6 Tổng 22 21 5 (34) 7 (49) 56 70 Bảng 2. Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới Trình độ học vấn Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Tổng cộng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Trung cấp 1 3 3 4 (7,2%) 3 (4,3%) Cao đẳng, đại học 15 14 26 29 41 (73,2%) 43 (61,4%) Sau đại học 6 7 5 17 11 (19,6%) 24 (34,3%) Tổng cộng 22 21 34 49 56 (100%) 70 (100%) Bảng 3. Chức vụ của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới Chức vụ Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Tổng cộng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Cán bộ, chuyên viên 3 3 11 25 14 (25%) 28 (40%) Lãnh đạo (từ phó phòng trở lên) 19 18 23 24 42 (75%) 42 (60%) Tổng cộng 22 21 34 49 56 (100%) 70 (100%) Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát lấy ý kiến thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp Anh/ chị hãy đánh dấu (x) vào ô thích hợp về tính CẤP THIẾT và tính KHẢ THI của các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT. Nội dung các giải pháp tăng cường Tính cấp thiết Tính khả thi quản lý nhà nước thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho mọi lực lượng có trách nhiệm trong ngành 2. Hoàn thiện chính sách chú ý ưu tiên đề bạt cán bộ nữ 3. Xây dựng có hệ thống kế hoạch hàng năm trong đó quán triệt chỉ tiêu bình đẳng giới 4. Tăng cường chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức quán triệt quan điểm bình đẳng giới 5. Chú ý việc giám sát, kiểm tra kịp thời biểu dương gương tốt, chấn chỉnh việc làm sai 6. Tăng cường kinh phí dành cho hoạt động vì mục tiêu bình đẳng giới Phụ lục 2: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA, BẢNG HỎI Mẫu phiếu 1: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CỦA ĐƠN VỊ Tên đơn vị: …………………………………………………………………… PHẦN 1. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ Số lượng cán bộ CNVCLĐ của đơn vị: …………… người Trong đó nữ: ……………… người, chiếm …………% tổng số cán bộ CNVCLĐ của đơn vị Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của đơn vị (bao gồm cả lãnh đạo Đảng, Chính quyền và các đoàn thể của đơn vị): Số TT Chức danh lãnh đạo, quản lý Tổng số (người) Trong đó nữ Số lượng % 1 2 3. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và lý luận chính trị của cán bộ đơn vị STT Phân loại cán bộ Tổng số Trong đó nữ (người) Số lượng % 1 Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Trung cấp 2 Trình độ lý luận chính trị Cao cấp Trung cấp 4. Hoạt động nói chuyện và tập huấn về giới, bình đẳng giới cho cán bộ CNVCLĐ của đơn vị Năm Số buổi nói chuyện, tập huấn về giới Số người tham gia (ước chừng) Tổng số người Trong đó nữ 2010 2009 2008 2007 2006 2005 5. Việc lồng ghép giới trong các hoạt động của đơn vị Năm Số người được tập huấn ngắn hạn về chuyên môn kỹ thuật Số người được đào tạo chuyên môn dài hạn Số người được tăng lương trước thời hạn Số người đạt danh hiệu thi đua Số người được khen thưởng các cấp Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2010 2009 2008 2007 2006 2005 PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA ĐƠN VỊ 6. Cho đến tháng 9/2010, số cán bộ lãnh đạo trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới đã đạt được bao nhiêu %? Dưới 30% * Từ 30 đến 50% * Từ 51 đến 60% * Từ 61 đến 70% * Từ 71 đến 80% * Trên 80% * Không biết * 7. Cho đến tháng 9/2010, số cán bộ CNVCLĐ trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới đã đạt được bao nhiêu %? Dưới 30% * Từ 30 đến 50% * Từ 51 đến 60% * Từ 61 đến 70% * Từ 71 đến 80% * Trên 80% * Không biết * 8. Mức độ nhận thức về giới của cán bộ CNVCLĐ của đơn vị? Tốt * Khá * Trung bình * Yếu * Khó đánh giá * 9. Trong đơn vị có bao nhiêu % cán bộ CNVCLĐ có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ? Dưới 30% * Từ 30 đến 50% * Từ 51 đến 75% * Trên 75% * Khó đánh giá * 10. Trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị, có đưa các chỉ tiêu về giới vào các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án hay không? Có Không Không biết Chính sách * * * Chương trình, kế hoạch * * * Dự án * * * 10.1. Nếu có, đó là những nội dung nào? Hướng dẫn đào tạo nguồn cán bộ nữ * Hướng dẫn thực hiện luật bình đẳng giới * Hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình * Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng * Hướng dẫn thực hiện tăng lương trước hạn * Khác (xin nói rõ):……………………………………………………………..……… 11. Trong các báo cáo tổng kết quý/năm của đơn vị có các chỉ tiêu về giới hay không? 1. Có * 2. Không * 3. Không biết * 12. Đơn vị của anh/chị có làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? 1. Có * 2. Không * 12.1 Nếu có, thì đơn vị của anh chị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới, bình đẳng giới cho bà con nông dân không? 1. Có * 2. Không * 13. Những thuận lợi của đơn vị khi thực hiện Chiến lược giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 14. Những khó khăn của đơn vị khi thực hiện Chiến lược giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………, ngày …… tháng … năm 2010 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) Mẫu phiếu 2: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho lãnh đạo và cán bộ của các đơn vị) ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRONG CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 1. Anh/chị có biết về các mục tiêu của Chiến lược giới trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2010 không? 1. Có * 2. Không * 1.1 Nếu có, anh/chị còn nhớ nội dung các mục tiêu của Chiến lược giới trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2010 không? Xin hãy kể tên các mục tiêu này: 1…………………………………………………………………………………… 2…………………………………………………………………………………… 2. Anh chị đã từng tham gia các buổi nói chuyện hoặc tập huấn về giới, bình đẳng giới chưa? 1. Có * 2. Không * 2.1 Nếu có, do ai tổ chức? 1. Đơn vị tổ chức * 2. Cơ quan cấp trên tổ chức * 3. Chương trình dự án tổ chức * 4. Khác (nêu cụ thể) ………………………………………………………………… 2.2. Theo đánh giá của anh/chị, trong các buổi nói chuyện, tập huấn về giới được tổ chức, số người tham gia thường là: Nam giới nhiều hơn * Phụ nữ nhiều hơn * Nam nữ ngang nhau * Không rõ * 3. Theo anh/chị, đến tháng 9/2010, số cán bộ CNVCLĐ trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới đã đạt được bao nhiêu %? Dưới 30% * Từ 30 đến 50% * Từ 51 đến 60% * Từ 61 đến 70% * Từ 71 đến 80% * Trên 80% * Không biết * 4. Anh chị đánh giá kiến thức và hiểu biết về giới, bình đẳng giới của mình như thế nào? Tốt * Khá * Trung bình * Yếu * Khó đánh giá * 5. Anh/chị đánh giá mức độ nhận thức về giới của cán bộ CNVCLĐ cơ quan mình như thế nào? Tốt * Khá * Trung bình * Yếu * Khó đánh giá * 6. Theo anh/chị, trong đơn vị có bao nhiêu % cán bộ CNVCLĐ có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ? Dưới 30% * Từ 30 đến 50% * Từ 51 đến 75% * Trên 75% * Khó đánh giá * 7. Anh/chị cho biết trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị, có đưa các chỉ tiêu về giới vào các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án hay không? Có Không Không biết Chính sách * * * Chương trình, kế hoạch * * * Dự án * * * 7.1. Nếu có, đó là những nội dung nào? Hướng dẫn đào tạo nguồn cán bộ nữ * Hướng dẫn thực hiện luật bình đẳng giới * Hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình * Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng * Hướng dẫn thực hiện tăng lương trước hạn * Khác (xin nói rõ):…………………………………………………… 8. Anh/chị cho biết, trong các báo cáo tổng kết quý/năm của đơn vị có các chỉ tiêu về giới hay không? 1. Có * 2. Không * 3. Không biết * 9. Đơn vị của anh/chị có làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? 1. Có * 2. Không * 9.1 Nếu có, thì đơn vị của anh chị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới, bình đẳng giới cho bà con nông dân không? 1. Có * 2. Không * 10. Trong 2 năm qua (2009-2010), anh/chị có tham gia các khoá đào tạo, tập huấn về chuyên môn kỹ thuật không? 1. Có * 2. Không * 10.1 Nếu có, xin anh chị hãy liệt kê: Nội dung tập huấn/ đào tạo Thời gian tập huấn/ đào tạo Năm đào tạo/ tập huấn Số người tham gia (ước chừng) Trong đó nữ (ước chừng) Theo đánh giá của anh/chị, trong các chỉ tiêu về giới sau đây của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2003 -2010, những chỉ tiêu nào đến thời điểm này (quý 4/2010) đơn vị ta đã đạt và chỉ tiêu nào chưa đạt? TT Nội dung chỉ tiêu Đạt Không đạt Không biết 1 80% cán bộ công chức, viên chức được phổ biến kiến thức về giới đến năm 2005 và 100% vào năm 2010 * * * 2 30% người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới vào năm 2005 và 50% vào năm 2010 * * * 3 Đến năm 2005, 100% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp mới cho các hộ gia đình có cả tên vợ và chồng * * * 4 Đến năm 2010, có ít nhất 85% phụ nữ ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh * * * 5 Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các Ban quản lý dự án, các chương trình phát triển NN&NT và các hoạt động dịch vụ công lên 30% vào năm 2010 * * * 6 Đến năm 2005 ra được các văn bản hướng dẫn đưa chỉ tiêu về giới vào các chính sách, chương trình, kế hoạch của dự án * * * 7 Đến năm 2010, 100% các báo cáo của Bộ, ngành có các chỉ tiêu phân tách giới * * * 8 Đến năm 2010 có 80% cán bộ ngành NN&PTNT có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ * * * 9 Đến năm 2010, phụ nữ chiếm 50% tổng số người được tham gia tập huấn về chuyên môn kỹ thuật và được hưởng lợi từ các dịch vụ công * * * 10 Từ năm 2005, có ít nhất 20 đến 30% cán bộ được bổ nhiệm ở tất cả các cấp của ngành NN&PTNT là nữ * * * 11 Đến năm 2010, tất cả các đơn vị của Bộ NN&PTNT có 30% cán bộ nữ trong các Ban lãnh đạo * * * 12 Các đơn vị có tỷ lệ nữ trên 30% phải có cán bộ nữ tham gia Ban lãnh đạo * * * ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 12. Theo anh/chị, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những ưu điểm hay hạn chế gì? Ưu điểm …………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………...………………… Hạn chế ………...:……………………………………………..………….………………… …………………………………………………………..….……………………… 13. Theo anh/chị, để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong thời gian tới đơn vị của anh/chị cần ưu tiên cho những hoạt động nào sau đây? (lựa chọn 5 hoạt động mà anh/chị cho là cần ưu tiên. Xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 với 1 là ưu tiên cao nhất.) TT Nội dung hoạt động Xếp hạng ưu tiên cho các HĐ 2011 - 2015 Tầm nhìn 2020 1 Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ quản lý, lãnh đạo 2 Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ, công nhân viên chức 3 Ưu tiên đào tạo cán bộ nữ 4 Ưu tiên đề bạt cán bộ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo 5 Đưa các chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch hàng năm 6 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách cho hoạt động bình đẳng giới 7 Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới 8 Có nguồn kinh phí dành cho các hoạt động vì mục tiêu bình đẳng giới 9 Khác (xin ghi rõ):………………………………. ………………………………………………..... 14. Ngoài ra, anh/chị còn có đề xuất gì thêm, xin cho biết? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………...……………………………… THÔNG TIN CÁ NHÂN Cuối cùng, xin Anh/Chị cho biết một vài thông tin về mình: Tuổi: …………………………………………….…………………………………… Trình độ học vấn/CMKT: ………………………….………………………………… Trình độ lý luận chính trị: ………………………….………………………………… Chức vụ hiện tại: …………………………………..……………………….………… Năm đảm nhận chức vụ: ………………………………..……………………..……… Đơn vị công tác: ………………………………………..…………………………….. Xin cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị Mẫu phiếu 3: Đề cương phỏng vấn sâu cán bộ Thông tin cá nhân: Họ và tên: Tuổi: Trình độ học vấn/CMKT: Đơn vị công tác: Vị trí công tác: Các nội dung phỏng vấn Anh/chị có biết/có nghe nói về Chiến lược giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2010? Nếu biết, anh/chị có thể nói qua về các mục tiêu của Chiến lược này? Mục tiêu 1: Trong những năm qua, đơn vị có tổ chức nói chuyện/tập huấn về giới cho cán bộ hay không? Nếu có, xin cho biết mỗi năm tổ chức nói chuyện/ tập huấn mấy lần? Anh/chị có tham gia các lớp nói chuyện/tập huấn về giới và lồng ghép giới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn không? Giảng viên/báo cáo viên là ai (người đơn vị hay mời ngoài)? Số lượng người tham gia các buổi nói chuyện/tập huấn là bao nhiêu? Tỷ lệ tham gia là nam và nữ? Hình thức/cách thức tập huấn Theo đánh giá của anh/chị, cho đến tháng 9/2010, số cán bộ trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới đã đạt được bao nhiêu %? Đơn vị của anh/chị có thường làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? Nếu có, đơn vị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới cho bà con nông dân không? Xin cho biết cụ thể? Theo đánh giá của anh/chị, đến nay có bao nhiêu % người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới? Cơ sở nào để anh/chị đưa ra nhận xét này? Mục tiêu 3: Anh/chị cho biết trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị, có đưa các chỉ tiêu về giới vào các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án hay không? Xin cho ví dụ? Trong các báo cáo tổng kết quý/năm của đơn vị có các chỉ tiêu về giới vào hay không? Xin cho biết cụ thể? Mục tiêu 4: Anh/chị đánh giá mức độ nhận thức về giới của cán bộ viên chức cơ quan mình như thế nào? Có bao nhiêu % cán bộ của đơn vị có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ? Anh/Chị có thể dẫn chứng cụ thể? Anh/chị đã áp dụng kiến thức giới trong công việc của mình như thế nào? Anh/Chị có thể dẫn chứng cụ thể? Kết quả như thế nào? Có khác gì so với trước đó chưa biết các kiến thức về giới? Anh/chị đã tham gia các khoá đào tạo/tập huấn nào để nâng cao năng lực chuyên môn hoặc năng lực quản lý? Nội dung cụ thể, thời gian đào tạo? Có giúp ích gì trong công việc? Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn hoặc năng lực quản lý, có bao nhiêu % cán bộ nữ tham gia? Anh/chị có số liệu thống kê về số lượng học viên (nam và nữ) tham gia các khoá tập huấn gần đây không? Mục tiêu 5: Tỷ lệ nữ trong đơn vị anh/chị chiếm bao nhiêu % tổng số cán bộ, viên chức? Tại đơn vị anh/chị có bao nhiêu % nữ trong ban lãnh đạo, quản lý? Thường ở vị trí nào? Có bao nhiêu % nữ đảm nhận các vị trí từ phó trưởng phòng (hay tương đương) trở lên? Theo anh/chị, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những thuận lợi hay khó khăn gì? Theo anh/chị, để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong thời gian tới cần làm gì? (lãnh đạo, cán bộ nam, cán bộ nữ,…) Mẫu phiếu 4: Đề cương phỏng vấn sâu lãnh đạo Thông tin cá nhân: Họ và tên: Tuổi: Đơn vị công tác: Chức vụ: Năm đảm nhận chức vụ: Trình độ học vấn/CMKT Trình độ lý luận chính trị: Nội dung phỏng vấn 2.1 Việc thực hiện mục tiêu 1: Trong những năm qua, đơn vị có tổ chức nói chuyện/tập huấn về giới cho cán bộ hay không? Nếu có, xin cho biết mỗi năm tổ chức nói chuyện/ tập huấn mấy lần? Giảng viên/báo cáo viên là ai (người đơn vị hay mời ngoài)? Số lượng người tham gia các buổi nói chuyện/tập huấn là bao nhiêu? Tỷ lệ tham gia là nam và nữ? Anh/chị có được phổ biến/tập huấn về giới và các vấn đề liên quan đến lồng ghép giới không? Nếu có thì anh/chị đã tham gia mấy lần, khi nào? Giảng viên là ai? Cơ quan tổ chức? Theo đánh giá của anh/chị, cho đến tháng 9/2010, số cán bộ trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới đã đạt được bao nhiêu %? Đơn vị của anh/chị có thường làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? Nếu có, đơn vị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới cho bà con nông dân không? Xin cho biết cụ thể? Theo đánh giá của anh/chị, đến nay có bao nhiêu % người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới? Cơ sở nào để anh/chị đưa ra nhận xét này? 2.2 Việc thực hiện mục tiêu 3: Anh/chị cho biết trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị, có đưa các chỉ tiêu về giới vào các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án hay không? Xin cho ví dụ? Là người phụ trách đơn vị, trong các báo cáo tổng kết quý/năm, anh chị có đưa các chỉ tiêu về giới vào hay không? Xin cho biết cụ thể? 2.3 Việc thực hiện mục tiêu 4: Anh/chị đánh giá mức độ nhận thức về giới của cán bộ viên chức cơ quan mình như thế nào? Có bao nhiêu % cán bộ của đơn vị có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ? Anh/Chị có thể dẫn chứng cụ thể? Theo anh/chị, có bao nhiêu % cán bộ ngành NN&PTNT có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ? Anh/Chị có thể dẫn chứng cụ thể? Xin anh/chị cho biết vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho cán bộ nữ ở đơn vị ta? (Tiêu chí để chọn người được đào tạo là nam hay nữ? Chế độ đãi ngộ và việc thực hiện các công việc chuyên môn của họ trong thời gian đào tạo? Những điều này có gì khác so với nam giới?) Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, có bao nhiêu % cán bộ nữ tham gia? Anh/chị có số liệu thống kê về số lượng học viên (nam và nữ) tham gia các khoá tập huấn gần đây không? 2.4 Việc thực hiện mục tiêu 5 Tỷ lệ nữ trong đơn vị anh/chị chiếm bao nhiêu % tổng số cán bộ, viên chức? Tại đơn vị anh/chị có bao nhiêu % nữ trong ban lãnh đạo, quản lý? Thường ở vị trí nào? Có bao nhiêu % nữ đảm nhận các vị trí từ phó trưởng phòng (hay tương đương) trở lên? Theo anh/chị, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những thuận lợi và khó khăn gì ? Theo anh/chị, để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong thời gian tới năm 2015 và 2020 cần làm gì? Mẫu phiếu 5: Đề cương thảo luận nhóm nam Danh sách người tham dự TT Họ và tên Tuổi Trình độ học vấn/ Chuyên môn kỹ thuật Vị trí công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 Các nội dung thảo luận Anh hãy nhớ lại và kể các hoạt động tập huấn về giới và các tập huấn khác mà mình đã tham gia, tính từ tháng 1/2009 đến nay theo các nội dung: Số lần tham gia tập huấn Các nội dung tập huấn Phương pháp tập huấn Thời gian tập huấn Quy mô tập huấn Tỷ lệ nam/nữ Giảng viên Những người tham gia tập huấn về giới là những người thế nào? (vị trí công tác, lĩnh vực chuyên môn, có gì khác nhau giữa nam và nữ) Đánh giá kiến thức và việc áp dụng kiến thức về giới của mỗi cá nhân (Theo thang điểm từ 1 đến 10). Hỏi lý do vì sao lại chấm điểm như vậy, có thể cho ví dụ trong công việc và gia đình. Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 TB Kiến thức về giới Áp dụng kiến thức về giới Đánh giá mức độ lồng ghép giới trong các hoạt động của đơn vị (sử dụng thang điểm từ 1 đến 10). Hỏi lý do vì sao lại chấm điểm như vậy, cho ví dụ cụ thể. Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 TB Các hoạt động của đơn vị Các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị (có tính đến yếu tố nam/nữ không? Cơ cấu PN?) Các báo cáo tổng kết quý/năm của đơn vị (có số liệu so sánh nam/nữ trong tổng kết và phương hướng) Hoạt động đào tạo Đề bạt cán bộ lãnh đạo nữ Bình xét danh hiệu thi đua Xét tăng lương trước hạn Đơn vị của anh có thường làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? Nếu có, đơn vị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới cho bà con nông dân không? Xin cho biết cụ thể? Có bao nhiêu % người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới? Cơ sở nào để anh đưa ra nhận xét này? Theo anh, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những thuận lợi hay khó khăn gì? Theo anh, để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong thời gian tới cần làm gì? Mẫu phiếu 6: Đề cương thảo luận nhóm nữ 1.Danh sách người tham dự TT Họ và tên Tuổi Trình độ học vấn/ Chuyên môn kỹ thuật Vị trí công tác 1 2 3 4 5 6 7 8 2.Các nội dung thảo luận Chị hãy nhớ lại và kể các hoạt động tập huấn về giới và các tập huấn khác mà mình đã tham gia, tính từ tháng 1/2009 đến nay: 1 2 3 4 5 6 7 8 Số lần tham gia tập huấn Nội dung tập huấn Phương pháp tập huấn (truyền thống, tích cực/tham gia) Thời gian tập huấn (ngày) Quy mô tập huấn (người) Tỷ lệ nam/nữ Giảng viên: Của đơn vị Mời ngoài Những người tham gia tập huấn về giới là những người thế nào? (vị trí công tác, lĩnh vực chuyên môn) Đánh giá kiến thức và việc áp dụng kiến thức về giới của mỗi cá nhân (Theo thang điểm từ 1 đến 10). Hỏi lý do vì sao lại chấm điểm như vậy, có thể cho ví dụ. Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 TB Kiến thức về giới Áp dụng kiến thức về giới Đánh giá mức độ lồng ghép giới trong các hoạt động của đơn vị (sử dụng thang điểm từ 1 đến 10). Hỏi lý do vì sao lại chấm điểm như vậy, cho ví dụ cụ thể. Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 TB Các hoạt động của đơn vị Các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị (có tính đến yếu tố nam/nữ không? Cơ cấu PN?) Các báo cáo tổng kết quý/năm của đơn vị (có số liệu so sánh nam/nữ trong tổng kết và phương hướng) Hoạt động đào tạo Đề bạt cán bộ lãnh đạo nữ Bình xét danh hiệu thi đua Xét tăng lương trước hạn Đơn vị của chị có thường làm việc với các cơ sở ở nông thôn không? Nếu có, đơn vị có hoạt động gì để phổ biến kiến thức về giới cho bà con nông dân không? Xin cho biết cụ thể? Có bao nhiêu % người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới? Cơ sở nào để chị đưa ra nhận xét này? Theo chị, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những thuận lợi hay khó khăn gì? Theo chị, có hiện tượng phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong công việc không? Cụ thể là vấn đề gì? Theo chị, để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trong thời gian tới cần làm gì? Mẫu phiếu 7: ĐỀ CƯƠNG GỬI CÁC ĐƠN VỊ BÁO CÁO Việc thực hiện mục tiêu 1 của chiến lược: Bao gồm các nội dung Việc phổ biến/tập huấn kiến thức về giới cho cán bộ của đơn vị: Số lần thực hiện/năm; Số lượng tham gia các buổi tập huấn/nói chuyện; Tỷ lệ nam/nữ; Giảng viên/báo cáo viên % cán bộ trong đơn vị được phổ biến kiến thức về giới Hoạt động của đơn vị để phổ biến kiến thức về giới cho các cơ sở ở nông thôn (nếu có) % người lao động nông thôn được phổ biến kiến thức về giới Việc thực hiện mục tiêu 3 của chiến lược: Bao gồm các nội dung Trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị, các chỉ tiêu về giới có được đưa vào các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án không? Trong các báo cáo tổng kết quý/năm, có các chỉ tiêu về giới không? Việc thực hiện mục tiêu 4 của chiến lược: Bao gồm các nội dung % cán bộ của đơn vị, của ngành NN&PTNT có thể áp dụng được kiến thức giới vào công việc của họ % cán bộ nữ của đơn vị tham gia các đợt bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật Số liệu thống kê về số lượng học viên (nam và nữ) tham gia các khoá tập huấn gần đây. Việc thực hiện mục tiêu 5 của chiến lược: Bao gồm các nội dung Tỷ lệ nữ trong đơn vị trên tổng số cán bộ, viên chức? % nữ trong ban lãnh đạo của đơn vị % nữ đảm nhận các vị trí từ phó trưởng phòng (hay tương đương) trở lên Khi phụ nữ tham gia lãnh đạo thì có những thuận lợi và khó khăn gì ? Các vấn đề khác: Những góp ý của đơn vị về việc thực hiện Chiến lược giới trong nông nghiệp, nông thôn đến 2010. Các kiến nghị/đề xuất để thúc đẩy bình đẳng giới trong các cơ quan/đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới năm 2015 và 2020. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kiến nghị đề xuất trong Luận văn không sao chép của bất kỳ tác giả nào. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, các thày, cô giáo Học viện Hành chính- những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thày giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tác giả Luận văn Hàn Mai Hương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn…………………………………………… 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn………………………… 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ……………………………………… 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn......................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 12 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BÌNH ĐẲNG GIỚI 13 1.1. Khái niệm cơ bản ………………………………………………………… 13 1.1.1. Bình đẳng giới……………………………………………………… 13 1.1.2. Chiến lược Bình đẳng giới……………………………………...….. 15 1.1.3. Quản lý nhà nước về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới………... 16 1.2. Sự cần thiết phải QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới ………. 20 1.2.1. Vai trò của thực hiện bình đẳng giới………………………..……… 20 1.2.2. Vai trò của Chiến lược Bình đẳng giới…………………………… 22 1.2.3. Vai trò của QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới……….. 23 1.2.4. Ngành Nông nghiệp và PTNT……………………………………… 24 1.3. Nội dung QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới ………………. 26 1.3.1. Xây dựng chính sách……………………………………….………. 26 1.3.2. Tổ chức thực thi……………………………………………..……… 27 1.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoàn thiện chính sách……………….…………. 28 1.3.4. Tăng cường nguồn lực……………………………………..……….. 29 1.3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách………………………………..……... 30 Tiểu kết Chương 1………………………………………………….………….. 31 Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 32 2.1. Khái quát về Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT……………... 32 2.1.1. Khái quát về ngành Nông nghiệp và PTNT ……………………….. 32 2.1.2. Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT ………………….…. 34 2.2. Thực trạng QLNN về thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT………………………………………………………………...…... 37 2.2.1. Số liệu từ thống kê của 27 đơn vị qua khảo sát (2010) ……………. 37 2.2.2. Mức độ biết đến Chiến lược giới trong ngành Nông nghiệp, nông thôn ………………………………………………………………… 40 2.2.3. Kiến thức về giới, bình đẳng giới ………………………….……….. 41 2.2.4. Lồng ghép giới trong các văn bản chính sách, kế hoạch của đơn vị .. 49 2.2.5. Giới và tham gia đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. …...……………. 57 2.2.6. Đánh giá mức độ đạt các chỉ tiêu trong Chiến lược giới của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn................................................. 61 2.3. Đánh giá và nguyên nhân thực trạng……………………………………… 69 Tiểu kết Chương 2……………………………………………….…………….. 70 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 71 3.1. Quan điểm và định hướng thực hiện Chiến lược giới ................................. 71 3.1.1. Quan điểm của Đảng ……………………...……………………… 71 3.1.2. Định hướng ……………………...………………………………… 72 3.2. Các giải pháp……………………………………………………………… 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới cho mọi lực lượng có trách nhiệm trong ngành ................................................................................... 72 3.2.2 Hoàn thiện chính sách chú ý ưu tiên đề bạt cán bộ nữ........................ 76 3.2.3 Đưa các chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch hàng năm………....… 78 3.2.4. Tăng cường chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức…... 78 3.2.5. Tăng cường kinh phí dành cho hoạt động vì mục tiêu BĐG……….. 79 3.2.6. Công tác giám sát, kiểm tra................................................................ 80 3.3. Thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp…….. 82 Tiểu kết Chương 3……………………………………………………….…….. 83 Kết luận và khuyến nghị 84 Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................... 89 Phụ lục ............................................................................................................... 92 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt BĐG Bình đẳng giới CBCC Cán bộ công chức CCHC Cái cách hành chính CEDAW Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CIS Trung tâm Thông tin và Thống kê CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động FAO Tổ chức nông lương thế giới GDI Chỉ số phát triển giới HDI Chỉ số phát triển con người KHHĐ Kế hoạch hành động KTXH Kinh tế xã hội LHPN Liên hiệp phụ nữ NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTNT Phát triển nông thôn QLNN Quản lý nhà nước SIDA Cơ quan hợp tác quốc tế Thụy điển TNCS Thanh niên cộng sản UBND Ủy ban nhân dân UBQG Ủy ban quốc gia VAAS Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam VSTB Vì sự tiến bộ VSTBPN Vì sự tiến bộ phụ nữ Danh mục các bảng Trang Bảng 1: Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: theo đơn vị, giới tính người tham gia.................................................................... 92 Bảng 2. Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới................................................................... 92 Bảng 3. Chức vụ của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới........................................................................... 92 Bảng 4. Trình độ học vấn, CM của CB theo khối đơn vị và giới…… 38 Bảng 5: Mức độ hiểu biết về giới của cán bộ, công nhân viên chức...... 44 Bảng 6a: Thảo luận nhóm nam về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc ............................................................ 47 Bảng 6b: Thảo luận nhóm nữ về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc ……………………………………… 47 Bảng 7: Mức độ lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của các đơn vị (%)…………………………………….. 49 Bảng 8. Những nội dung lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị (%)…………………………………… 52 Bảng 9a. Thảo luận nhóm nam về lồng ghép giới …………………… 53 Bảng 9b. Thảo luận nhóm nữ về việc lồng ghép giới ……………… 53 Bảng 10: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 1 (%)... 62 Bảng 11: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 2 (%)... 63 Bảng 12: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 3 (%)... 65 Bảng 13: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 4 (%)... 66 Bảng 14: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 5 (%)... 67 Bảng 15: Tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ của cơ sở được huấn luyện về kỹ năng hoạt động..................... 79 Bảng 16 . Số đơn vị thành lập Ban VSTBPN/có cán bộ đầu mối về giới trong các đơn vị khảo sát tại thời điểm điều tra………… 81 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1. Mức độ biết đến mục tiêu của Chiến lược giới trong NN&PTNT chia theo các khối đơn vị (%)…………………… 40 Hình 2. Mức độ tham gia sinh hoạt , tập huấn về giới theo các khối đơn vị (%)…………………………....……………………….. 42 Hình 3. Mức độ phổ biến về giới (%)………………………………… 43 Hình 4. Mức độ vận dụng kiến thức về giới vào trong công việc (%)... 46 Hình 5. Văn bản hướng dẫn hoạt động của các khối đơn vị có các chỉ tiêu về giới (%)………………………………………………. 50 Hình 6. Tỷ lệ nữ, cán bộ, viên chức được đào tạo trên tổng số người được đào tạo 2006-2009 tại các đơn vị khảo sát trực thuộc Bộ NN&PTNT (%)……………………………………………….. 59 Hình 7. Người đứng tên quyền sử dụng đất trên giấy tờ (%)…………. 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường quản lý nhà nước về chiến lược giới ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.doc
Luận văn liên quan