Mục Lục trang Lời Mở Đầu . 3
A) Lý luận chung về tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay . 4
I. Lý luận về vai trò kinh tế của Nhà nước 4
1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin 4
2. Lý luận của trường phái cổ điển 5
3. Lý luận của trường phái tân cổ điển 7
II. Định Nghĩa Và Vai Trò Chủ Đạo Của Thành Phần Kinh Tế Nhà Nước.Tính tất yếu khách quan và phát triển vai trò kinh tế của Nhà nước 8
1. Định Nghĩa Kinh Tế Nhà Nước 8
2. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước 9
3. Vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung . 10
4. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển
vai trò kinh tế của Nhà nước 11
B) Thực trạng và giải pháp cho vấn đề tăng vường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay . 13
I. Thực Trạng vai Trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua và các chính sách của nhà nước . 13
1. Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội . 13
2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà nước 15
II. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và các giải pháp cơ bản
nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước . 27
1. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 27
2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò kinh tế của
Nhà nước 27
Kết Luận . 30
Tài Liệu Tham Khảo . 32
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng hướng, bảo đảm sự ổn định ngăn chặn những hiện tượng xấu không đáng có.
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin là đúng đắn nhất.Trong bất kỳ một quốc gia nào đều nhất thiết phải có sự tham gia điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều chỉnh và duy trì xã hội thích nghi với những điều kiện mới và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế. Việt Nam ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã và đang xây dựng củng cố vai trò Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong nền kinh tế.
Lý luận của trường phái cổ điển
Khác với chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế. Họ cho rằng thừa nhận sự tồn tại của qui luật kinh tế là khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người. Những quy luật đó có khả năng đảm bảo sự công bằng tự nhiên trong hệ thống kinh tế. Vì vậy trường phái cổ điển tán thành hạn chế bằng mọi cách sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cứ để cho các trường phái kinh tế hoạt động tự do nền kinh tế sẽ tiến tới toàn dụng nhân công do tác dụng của hai lực cung cầu. Trường phái cổ điển ra đời khi chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại và do đó đã ảnh hưởng phần nào tới quan điểm của họ.
Sự phát sinh các quản điểm của trường phái cổ điển về Nhà nước bắt nguồn từ các học thuyết của trường phái trọng nông mà điển hình học thuyết "luật tự nhiên" của F. Quesnay. Đây là tư tưởng trung tâm trong học thuyết của Quesnay. Ông cho rằng trong xã hội tính ngẫu nhiên không chiếm vị trí thống trị mà tính tất yếu tính quy luật mới chiếm vị trí thống trị. Trong lý thuyết về "luật tự nhiên" ông thừa nhận vai trò tự do cá nhân coi đó là luật tự nhiên của con người Ông đòi có sự cạnh tranh tự do giữa những người sản xuất hàng hoá. Theo ông yếu tố không thể thiêu được của "luật tự nhiên" là thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với sở hữu cá nhân.
Nhưng nội dung đó nói lên rằng "luật tự nhiên" của Quesnay phản ánh yêu cầu phát triển của tư bản với những yếu tố bên trong mà Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Ông cho rằng chính sách tự do kinh tế là đúng đắn nhất.
Sự phát triển các quan điểm của trường phái cổ điển phải nhắc tới AdamSmith (1723 - 1790) Ông là nhà kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, Ông là con người tài năng 14 tuổi đã vào đại học. Tư tưởng của ông thấm nhuần nguyên lý triết học của Scotlen. A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản ông muốn thủ tiêu chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển và xem chế độ TBCN là hợp lý duy nhất. Thế giới quan của A.Smith chủ yếu là duy vật nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông còn mang tính chất tự phát máy móc chưa biết phép biện chứng duy vật ông thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan và tư tưởng tự do kinh tế. Ông đưa ra lý thuyết "Bàn tay vô hình" và nguyên lý "Nhà nước không can thiệp" vào hoạt động nền kinh tế. Theo ông "Bàn tay vô hình" chính là quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động chi phối hoạt động của con người. Hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó còn gọi là "Trật tự tự nhiên". Theo ông nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế sự vận động của thị trường do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường. Smith cho rằng chế độ xã hội mà trong đó tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hoá là một chế độ bình thường, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh. Theo ông chế độ bình thường được xây dựng trên cơ sở "trật tư tự nhiên". Chế độ không bình thường là sản phẩm của sự dốt nát.
Nếu Quesnay cho rằng "luật tự nhiên" chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện thuận lợi thì A.Smith cho rằng "Trật tự tự nhiên" được thể hiện trong mọi xã hội không phụ thuộc vào điều kiện nào. Theo ông qui luật kinh tế là vô định. Mặc dù chính sách kinh tế có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự tác động của qui luật kinh tế nhưng Smith cho rằng sự phát triển bình thường là sự tự điều tiết không cần có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Theo Ông Nhà nước có những chức năng sau:
- Bảo vệ xã hội chống lại bạo lực và bất công của các dân tộc khác.
- Bảo vệ mọi thành viên trong xã hội tránh khỏi bất công và áp lực của thành viên khác.
- Đôi khi Nhà nước cũng thể hiện một vào chức năng kinh tế khi những nhiệm vụ này vượt quá khả năng của những nghiệp riêng biệt như xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình công cộng lớn...
Như vậy Smith cho rằng sự hoạt động của "Bàn tay vô hình" sẽ đưa nền kinh tế đến sự cân bằng mà không cần sự can thiệp của Nhà nước và chính phủ cũng không nên can thiệp làm gì.
Nhưng các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã mắc phải sai lầm khi cho rằng không cần Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Từ những năm 30 của TK 19, cách mạng chủ nghĩa ở Anh hoàn thành, và từ 1825 trở đi các cuộc khủng hoảng kinh tế lặp lại liên tục và có chu kỳ và gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế Thái Lan sang Hàn Quốc, Inđônêsia.... Những hiện tượng kinh tế mới nảy sinh như khủng hoảng thất nghiệp, sự phá sản của những người sản xuất nhỏ... Sự sai lầm của họ là họ đã xa rời phương pháp trìu tượng hoá khoa học mà chỉ xem xét hệ thống hoá các hiện tượng bề ngoài mà không đi sâu phân tích các bản chất bên trong của quá trình kinh tế. Điều đó chứng tỏ "Bàn tay vô hình" không thể đảm bảo cho những điều kiện ổn định cho nền kinh tế thị trường phát triển".
Lý luận của trường phái tân cổ điển
Cuối TK19 đầu TK 20 do những mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng sâu sắc và những khó khăn về kinh tế thất nghiệp ngày càng tăng, do những hiện tượng kinh tế mới nảy sinh đòi hỏi phải có sự phân tích những hiện tượng mới đó. Trước bối cảnh đó học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển xã hội nhằm giải thích các hiện tượng kinh tế mới và chống quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Phương pháp luận của trường phái tân cổ điển là cách tiếp cận chủ quan đối với các hiện tượng kinh tế các nhà tân cổ điển chủ trương phân tích các hiện tượng kinh tế trong các xí nghiệp riêng biệt rồi rút ra kết luận chung cho toàn xã hội điều đó dẫn đến rất nhiều thiếu sót và sai lầm. Phương pháp của họ chỉ là phương pháp phân tích vi mô.
Trường phái cổ điển mới dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, họ củng cố lý thuyết giá trị chủ quan. Trường phái tân cổ điển muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần tuý không có mối liên hệ với các điều kiện chính trị - xã hội và cũng giống như trường phái cổ điển các nhà kinh tế học trường phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Vai trò của chính phủ không quan điểm của họ là rất mờ nhạt. Các học thuyết của họ áp dụng rộng rãi vào kinh tế, tư tưởng của họ nặng về mặt lượng và bỏ qua mặt chất. Như vậy họ không thể chỉ ra một cách hoàn chỉnh các qui luật các phạm trù kinh tế. Họ đưa ra lý thuyết kinh tế tự điều chỉnh vì vậy quan điểm của họ là không cần đến sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Họ tin tưởng chắc chắn vào cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo thăng bằng cung cầu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Như vậy quan điểm của trường phái này có rất nhiều giới hạn và được gọi là trường phái giới hạn.
Định Nghĩa Và Vai Trò Chủ Đạo Của Thành Phần Kinh Tế Nhà Nước.Tính tất yếu khách quan và phát triển vai trò kinh tế của Nhà nước
Định Nghĩa Kinh Tế Nhà Nước
Trước đây, khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh. Bỏo cỏo chớnh trị tại Đại hội VII (1991) nêu rừ: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trũ chủ đạo trong nền kinh tế”.
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994), khái niệm kinh tế quốc doanh không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Lý do: trong cỏc doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước chỉ nắm giữ quyền chủ sở hữu chứ không trực tiếp nắm quyền kinh doanh và quyền này là thuộc doanh nghiệp. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc chủ trương phân biệt sở hữu nhà nước với hỡnh thức doanh nghiệp nhà nước như sau: tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hỡnh thức, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế xó hội cao, vừa tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, như đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (gồm những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hay nhà nước nắm một tỷ lệ cổ phần đủ sức khống chế); cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ), liên doanh, góp cổ phần, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc những thành phần khỏc.
Từ Đại hội VIII (1996) trở đi, khái niệm kinh tế nhà nước đó được sử dụng phổ biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Kinh tế nhà nước bao gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà cũn cú cả một số lĩnh vực khỏc như tài nguyên quốc doanh (do doanh nghiệp nhà nước sử dụng) ngân sách nhà nước và dự trữ quốc gia.
Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
Văn kiện Đại hội VIII (1996) nêu cụ thể: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trũ chủ đạo: làm đũn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xó hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xó hội mới”.
Văn kiện Đại hội IX (2001) lại nêu: kinh tế nhà nước phát huy vai trũ chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xó hội và chấp hành phỏp luật”.
Văn kiện Đại hội X (2006) một lần nữa khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Nhỡn tổng quỏt từ sau Đại hội VII đến nay, quan niệm của Đảng ta về kinh tế nhà nước và về vai trũ chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đó cú sự phỏt triển đáng kể. Hai điểm nổi bật nhất là:
Một, do có sự phân biệt giữa sở hữu nhà nước với hỡnh thức doanh nghiệp nhà nước và cũng do có sự phân biệt giữa quyền chủ sở hữu với quyền kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước mà chúng ta đó chuyển từ khỏi niệm kinh tế quốc doanh sang khỏi niệm kinh tế nhà nước.
Hai, để tránh sự lẫn lộn trong nhận thức giữa vai trũ chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước với vai trũ quản lý, điều tiết của nhà nước, pháp quyền xó hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta, Đảng ta đó khẳng định rừ ràng rằng thành phần kinh tế nhà nước không lónh đạo các thành phần kinh tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung
Vai trò chung nhất của Nhà nước là tạo ra môi truờng và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, có lợi cho lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị. Vai trò chung đó thể hiện qua các nội dung sau:
+Một là Nhà nuớc giữ vững ổn định môi truờng kinh tế để ổn định về chính trị, tránh những biến động lớn trong kinh tế sẽ tác dộng xấu đến vai trò, địa vị thống trị của giai cấp đó hoặc tác dộng đến lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.
+ Hai là mỗi một Nhà nước đều ban hành riêng cho mình hệ thống luật pháp và các chính sách phục vụ cho việc phát triển cho kinh tế, tất cả hệ thống đó cơ bản dựa trên nền tảng là ý thức, ý chí của giai cấp thống trị, và lợi ích kinh tế của giai cấp đó.
+ Ba là Nhà nước xác định các loại thuế, xây dựng ngân sách quốc gia để nuôi sống bộ máy quyền lực do Nhà nuớc lập ra.
+ Bốn là Nhà nước quản lí và khai thác tài nguyên và môi truờng của quốc gia mình.
+Năm là Nhà nuớc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế như cầu đuờng, kênh..
Những vai trò trên là những vai trò chung nhất mà đa số nhà nuớc nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên ở các kiểu Nhà nước khác nhau thì vai trò kinh tế của nó cũng có nhiều điểm khác nhau.
Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển vai trò kinh tế của Nhà nước
Trong hình thái kinh tế- xã hội chiếm hữu nô lệ thì vai trò của Nhà nứoc chủ nô cũng bước đầu hình thành tuy còn sơ khai nhưng nó cũng tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế trong thời kì đó như : Xây dựng đồn điền, ban hành chính sách bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô, xây dựng một số công trình có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần như đền, tuợng thần thánh…
Ở nhà nước phong kiến thì vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa Nhà nuớc phong kiến phương Đông và phương Tây. Các nhà nước phong kiến phương Tây thì đẩy mạnh buôn bán, tìm lục địa mới, lập trang trại, tìm vàng bạc ở các lục địa khác …Trong khi đó, Nhà nước phong kiến phương Đông chú trọng vào nông nghiệp lập ra các làng nghề truyền thống, quan tâm tới việc phát triển kinh tế của đất nước mình.
Còn trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa thì vai trò kinh tế của Nhà nước tư sản có sự khác biệt giữa hai thời kì : Thời kỳ CNTB cạnh tranh và CNTB độc quyền. Trong thời kỳ tự do cạnh tranh với lí thuyết “ Bàn tay vô hình”các nhà nước tư bản hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế còn trong thời kì CNTB độc quyền, do nhiều nguyên nhân khác nhau (khủng hoảng kinh tế ,tiến bộ khoa học – công nghệ, sự ra đời của hệ thống chủ nghĩa xã hội...) đã khiến Nhà nuớc tư bản ngày càng can thiệp sâu hơn đến vấn đề kinh tế. Từ đầu những năm 90 , các nhà nứoc tư bản bắt đầu thực hiện chủ trương chính trị can thiệp vào kinh tế, thị trường. Nhà nước tư bản rất chú ý dến sử dụng vai trò cơ chế thị truờng và phát triển tư hữu hoá, đồng thời phát triển các công ty siêu quốc gia với các công cụ tài chính, chi phối của Nhà nước,thuế, tín dụng tỷ giá, lãi suất..mà đằng sau là sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ tư sản để điều tiết kinh tế và điều tiết thị truờng. Chính phủ vận dụng chính sách tài chính nhiều hơn để tác động ảnh hưởng đến kinh tế. Chính phủ Mỹ đã thực hiện kế hoạch chấn hưng nền kinh tế, chính phủ Anh nới lỏng chính sách không chế lạm phát để mở rộng công cộng, kích thích phát triển kinh tế…
Và cuối cùng cho đến nay là Nhà nước XHCN. Với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước , một số nước xã hội chủ nghĩa đã đạt đuợc những thành tựu kinh tế đáng kính nể. Liên Xô ở thập kỉ 50 có tốc độ tăng trưởng lên tới 14% năm. Nhà nước XHCN phát triển thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Tuy trải qua nhiều giai đoạn thử thách quyết liệt nhưng một số nhà nước CNXH còn tồn tại đến nay đã đạt được nhiều thành tựu lớn về kinh tế như Trung Quốc, Việt Nam..trong đó có sự đóng góp rất lớn bởi vai trò quản lí kinh tế của các Nhà nước XHCN.
Qua tiến trình lịch sử trên ta thấy rằng vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung là sự cần thiết khách quan và có xu hưóng ngày càng đựoc tăng cường trong điều kiện thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Chúng ta đang đứng trước một giai đoạn mới của sự phát triển của cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ sự bùng nổ thông tin và xu hưóng toàn cầu hoá trong đời sống kinh tế thế giới. Chính điều đó là một sự thách thức lớn về khoa học, kỹ thuật, năng suất lao động. Chất lượng sản phẩm tăng thu nhập và nâng cao mức sống… đang thúc đẩy, tác động các nước điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh và hợp tác trên thị trường quốc tế. Cùng với sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới : sinh học, nhiệt lượng mới, điện tử…đã dẫn đến sự biến động sâu sắc cả về kinh tế, chính trị, xã hội trên quy mô toàn thế giới cũng như ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội, và chiến lược quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nứơc ta.
Tóm lại, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung là một sự cần thiết khách quan và cần phải tăng cường cho phù hợp các điều kiện kinh tế mới như hiện nay. Và đối với nước ta, một nước theo định hướng xã hội thì vai trò kinh tế của Nhà nước càng phải đuợc coi trọng để đảm bảo vừa phát triển kinh tế bền vững vừa đảm bảo sự công bằng, dân chủ XHCN, vuợt qua khó khăn thử thách, tin định chính trị, mở cửa hội nhập để tranh thủ được vốn kỹ thuật, công nghệ và quản lí theo đúng nguyên tắc đối ngoại của nước ta: Hợp tác, mở cửa, hiệu quả cao và giữ vững tự chủ độc lập quốc gia.
Thực trạng và giải pháp cho vấn đề tăng vường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
Thực Trạng vai Trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua và các chính sách của nhà nước
Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội
Nhiều chính sách nhà nước đưa ra không sát thực tế, không ít văn bản mâu thuẫn chồng chéo, nhiều văn bản vừa ban hành đó phải sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho việc vận dụng thực thi. Thủ tục hành dân chứ không phải cán bộ hành, làm khó dễ để vũi vĩnh, tiờu cực, mặt khác chính thủ tục phức tạp tạo điều kiện cho cán bộ hành dân. Tôi cho rằng tất cả các khâu của chúng ta đều chưa hoàn thiện, cả trên lẫn dưới.
Ơ nước ta, trong quá trỡnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhiều người cho rằng thị trường quyết định hết thảy, quyết định giá cả , quyết định sản xuất. Theo GS. Stiglitz thị trường là rất quan trọng nhưng không nên quá chú trọng bởi nó không phải là tất cả, vai trũ của nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất quan trọng. Theo tôi chủ trương chính sách của nhà nước là điều cần phải có, là quyết định, thị trường là điều kiện đủ để phát huy. Những thành tựu và tồn tại của kinh tế-xó hội của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào những chính sách nhà nước, phụ thuộc vào cơ chế quản lý của nhà nước.
Song nhiều vấn đề tồn tại chúng ta đổ cho cấp dưới thực thi chính sách không đúng. Nhiều chính sách nhà nước đưa ra không sát thực tế, không ít văn bản mâu thuẫn chồng chéo, nhiều văn bản vừa ban hành đó phải sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho việc vận dụng thực thi. Thủ tục hành dân chứ không phải cán bộ hành, làm khó dễ để vũi vĩnh, tiờu cực, mặt khỏc chớnh thủ tục phức tạp tạo điều kiện cho cán bộ hành dân. Tôi cho rằng tất cả các khâu của chúng ta đều chưa hoàn thiện, cả trên lẫn dưới.
Cỏc chủ trương đưa ra thỡ nhiều nhưng thực tế cách làm, cơ chế chính sách lại không phù hợp, nhiều khi cũn hạn chế.
+Chủ Trương Tăng trưởng Cao:
VN có nỗ lực lớn trong tăng trưởng tốc độ cao, trong năm 2004 tốc độ tăng trưởng của VN là 7,6% (Thái Lan 8%, Singapore 8,1%, Trung Quốc 9,3%). Một thực tế ở nước ta trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao, cơ cấu kinh tế bất hợp lý đó làm cho nền kinh tế phỏt triển kộm bền vững: hiệu quả kinh tế thấp, cạnh tranh yếu, lạm phỏt tăng, tốc độ giảm nghèo chững lại, chênh lệch thu nhập tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
Nhỡn lại 20 năm qua cơ cấu kinh tế nước ta đó chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Song phân tích cơ cấu kinh tế cho thấy:
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP đó giảm trong 8 năm liên tục ngược với quy luật chung, các ngành dịch vụ có tính chất động lực cần phát triển như giáo dục, khoa học công nghệ, tài chính tín dụng tỷ trọng rất thấp. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, kinh doanh đất đai nhà ở chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cỏc ngành dịch vụ. Cú thể núi tỡnh trạng tăng nhanh dịch vụ kinh doanh đất đai nhà ở trong cơ cấu kinh tế không có lợi cho phát triển kinh tê xó hội đất nước. Bài học Thái Lan, Hàn Quốc đó chứng minh sự phỏt triển dịch vụ kinh doanh đất đai nhà ở đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Về phát triển công nghiệp, chính sách nhà nước cũn chỳ trọng nhiều về phỏt triển cụng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ may mặc da giầy, thiếu sự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành có hàm lượng khoa học cao. Chính sách phát triển này đó biến nền cụng nghiệp nước ta thành công nghiệp gia công lắp ráp. Theo tiến sĩ AT Kearney VN phải cảnh giác cái bẫy chi phí (lao động) thấp trở thành bói lắp rỏp hàng xuất khẩu như Mexico.
Cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn thuộc loại cơ cấu kinh tế của các nước kém phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của VN khá chậm chạp. Thực vậy đó 30 năm trôi qua, chúng ta xây dựng kinh tế trong hoà bỡnh, thời gian mà cỏc nước công nghiệp phát triển đó làm thế giới kinh ngạc trở thành những con hổ. Cỏc nước công nghiệp phát triển trong 3 thập kỷ đó chuyển dịch nhanh chúng, thập kỷ đầu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, thập kỷ tiếp theo công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 thực hiện công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao có sức cạnh tranh lớn.
Để phát triển cao và bền vững, VN nên đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các ngành hỗ trợ và các sản phẩm hàm lượng khoa học cao và chấm dứt tỡnh trạng đầu tư mù quáng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ không hiệu quả.
Các chính sách của nhà nước
+Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
VN quan tâm quá nhiều vào đến số lượng FDI, quá coi trọng sẽ lấy được bao nhiêu dự án, nhưng lại xem nhẹ lợi ích của dự án, tác động của dự án đến nền kinh tế, trong khi các nước đó quay sang chỳ trọng thu hỳt chất lượng các nguồn vốn FDI.
Tỡnh hỡnh thu hỳt FDI vừa qua cho thấy quy mụ của cỏc dự ỏn FDI vừa và nhỏ là chủ yếu chiếm đến 60%, nếu như năm 1997 bỡnh quõn vốn đầu tư một dự án khoảng 23 triệu USD, năm 2004 chỉ cũn 4 triệu USD/dự ỏn. Phần lớn cỏc dự ỏn tập trung vào ngành cụng nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, dầu khí, khách sạn, bất động sản, nhà cửa, chủ đầu tư phần lớn là các nước ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan… là những nước có nguồn vốn chưa lớn và khoa học công nghệ trỡnh độ quản lý chưa phát triển cao, hơn ta một ít.
Những tin tức mới đây cho rằng VN đang thay đổi về lượng và chất trong thu hút FDI. Chỉ trong 2-3 tháng đầu năm 2005, Bộ kế hoạch đầu tư cấp phép cho công ty Honda VN được sản xuất và kinh doanh ô tô tại VN đầu tư 60 triệu USD, Hà Nội đó cấp phộp 2 dự án đầu tư với nguồn vốn rất lớn là dự án kinh doanh điện thoại di động CDMA trị giá 660 triệu USD và dự án xây dựng cao ốc 65 tầng với vốn đăng ký 114 triệu USD. Điểm đặc biệt trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong 2 tháng đầu năm này chớnh là dịch vụ chiếm 70% trong nguồn vốn đăng ký mới. Nhỡn vào lĩnh vực dự ỏn đầu tư nước ngoài phần lớn là những lĩnh vực nhà đầu tư thu lợi nhuận lớn. Phân tích 3 dự án cho thấy dự án sản xuất ô tô chỉ hàn, sơn, lắp ráp chứ không phải sản xuất ô tô, sản xuất động cơ, dự án điện thoại di động là dự án kinh doanh mạng điện thoại chứ không phải dự án sản xuất máy điện thoại di động, dự án xây dựng cao ốc 65 tầng là dự án kinh doanh đất đai nhà ở, lĩnh vực lợi nhuận béo bở nhờ đó mà Hàn Quốc trước đây đó thu hỳt được nguồn tài chính rất lớn từ các nước Ả Rập giàu dầu mỏ đưa về nước.
Để lôi kéo nhà đầu tư, các địa phương đó đưa ra những ưu đói vượt quá giới hạn quy định : ưu đói về thuế, ưu đói về tớn dụng, ưu đói về đất và tăng cường các ưu đói khỏc một cỏch khụng cú quy hoạch.
Tuy nhiên theo các nhà đầu tư nước ngoài môi trường đầu tư của VN chưa thực sự hấp dẫn.
Thực vậy, thứ nhất VN không có chính sách phát triển các ngành hỗ trợ và liên quan, hầu như là con số 0. Không có nguồn cung ứng tại chỗ, buộc các nhà đầu tư phải nhập linh kiện, phụ tùng, khiến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Chẳng hạn trong ngành công nghiệp ô tô xe máy, chính sách nội địa hóa của ta đũi hỏi cú 5%, trong khi Thỏi Lan 60% vào năm thứ 5. Bài học Thái Lan cho thấy, họ rất coi trọng tỷ lệ nội địa hóa, chỉ có 15 nhà máy lắp ráp nhưng có đến 1.800 nhà máy cung ứng.
Thứ hai, hạ tầng cơ sở yếu kém, chi phí cơ sở hạ tầng cao.
Thứ ba, chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa được coi trọng đưa đến chất lượng lao động cũn thấp.
Thứ tư, thủ tục về thuế, hải quan rắc rối, rườm rà. Theo các công ty tài chính và tập đoàn ngân hàng thế giới công bố , cơ chế ưu đói đầu tư của VN phức tạp nhất thế giới.
Đó đến lúc chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chứ không phải đua nhau đưa ra những ưu đói vượt khung, đồng thời tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đói đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành hỗ trợ và liên quan để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
+Chớnh sỏch thu hỳt ODA
Năm 2004 ODA đạt 3 tỷ USD, năm 2005 đạt 3,4 tỷ USD. Giám đốc WB tại VN nói rằng hiện tổng nợ nước ngoài của VN là 15 tỷ USD, tính ra mỗi người dân VN đang nợ 180 USD bằng gần ½ số GDP/người/năm (484 USD). Từ năm 1998 hàng năm VN phải chi trả khoảng 1 tỷ USD cả vốn lẫn lói. Đầu năm 2005, 10% số nợ đến hạn của chính phủ VN trị giá khoảng 100 triệu USD sẽ được chính phủ Anh đứng ra trả giúp. Việc đó sẽ gây khó khăn lâu dài cho VN do mất uy tín trên thị trường tài chính.
Cỏc chuyờn gia kinh tế quốc tế cú nhiều lời khuyờn VN khụng vỡ được vay với lói suất thấp mà vay tràn lan khụng tớnh hiệu quả sẽ trở thành nước nợ nần khó có khả năng thanh toán.
Kinh nghiệm phỏt triển trong 50 năm qua của các nước cho thấy rừ, một số lớn cỏc nước đang phát triển trông cậy vào viện trợ tài chính vốn nước ngoài, vẫn nằm trong số những nước kém phát triển nhất. Để giảm gánh nặng nợ nần, cần phải tăng tiết kiệm nội bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước năm 2001 của VN đạt 24,6% GDP là quá thấp, Trung Quốc đạt 39%, Hàn Quốc 34,2%, Singapore 49,9%, Malaysia 47%, Thái Lan 32,8%.
Để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững cần phải tăng cường tiết kiệm, giảm vay nợ quốc tế.
+Chính sách đất đai nhà ở
Dịch vụ đất đai nhà ở lớn nhanh trong những năm qua do chính sách đất đai của nước ta hướng tới mục đích đất đai là nguồn thu lớn của ngân sách sau dầu mỏ và khuyến khích đấu giá đất (thực chất là khuyến khích nâng giá đất).
Nguồn thu từ đất lớn song được dùng chủ yếu chi cho đền bù giải tỏa, tiền đền bù giải phóng mặt bằng trong nhiều trường hợp cũn lớn hơn cả tiền đầu tư trực tiếp vào công trỡnh, theo Thủ tướng Phan Văn Khải ở TP.HCM tiền cho bồi hoàn giải tỏa chiếm hết 2/3 dự án, tiền làm đường chỉ 1/3, mặt lợi không bù được với những mặt thiệt hại do đất gây nên.
Giá đất đó tăng lên nhanh chóng. Giá thuê đất cao nhất trong khu vực. Theo khảo sát của CBRE VN, giá đất trung bỡnh tại Hà Nội đắt gấp 2,6 lần Bangkok, giá thuê văn phũng hạng A ở TP.HCM đắt gấp đôi ở Bangkok.
Trong thời gian qua chính sách đất đai thực sự đó tỏc động không thuận lợi đến kinh tế và xó hội nước ta, làm chôn một lượng vốn lớn, có nhiều tỷ phú lớn nhất so với các loại kinh doanh khác, rửa tiền của kẻ tham nhũng, lợi nhuận béo bở tuồn ra nước ngoài. Cụ thể là :
- Vay tiền đầu tư vào thị trường bất động sản một lượng vốn không nhỏ đó chụn vào thị trường nhà ở đất đai là nguyên nhân rất quan trọng gây ra tỡnh trạng thiếu vốn tiền đồng cho sản xuất trong các ngân hàng thương mại. Theo báo cáo của Ủy ban cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc, sự bùng phát thị trường nhà đất ở nước này trong 3 năm qua đang có nguy cơ sụp đổ do việc có đến 61% vốn đầu tư vào địa ốc là vốn vay ngân hàng và khoảng 120 triệu m2 nhà ở không bán được.
- Cổ phần hóa khó khăn vỡ việc xỏc định giá trị quyền sử dụng đất.
-Sự thu hút đầu tư FDI đang gặp nhiều khó khăn trở ngại, chủ yếu vẫn nằm trong khâu đất đai, đền bù do giá cao.
- Lợi nhuận thu được do kinh doanh đất đai nhà ở khá lớn vào loại bậc nhất so với các loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan… phối hợp với các doanh nghiệp trong nước để đầu tư xây dựng các chung cư cao tầng, cao cấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở VN thu được lợi nhuận thỡ đầu tư vào địa ốc, như REE đầu tư tũa nhà E-town, Cụng ty điện tử Biên hũa đầu tư vào cao ốc Belco, Vitek VTB cũng đang xây dựng cao ốc 10 tầng. Theo báo cáo kinh nghiệm phát triển kinh tế Hàn Quốc cho thấy thời kỳ đầu Hàn Quốc đó tập trung xõy dựng tại cỏc nước Ả Rập giàu dầu mỏ, thu được lợi nhuận rất nhiều đem về nước.
- Giá đất đai nhà cửa cao, khiến đa số người dân có nhu cầu không thể mua được. Người có thu nhập trên 3 triệu đồng mỗi tháng không bao giờ mơ đến một căn hộ dành cho người có thu nhập thấp 500 triệu đồng.
Kinh nghiệm Hàn Quốc, Thái lan, Trung Quốc cho thấy sự phát triển sôi động thị trường bất động sản đó tỏc động xấu đến nền kinh tế -xó hội.
Tại Hàn Quốc giá đất đó tăng vọt vào những năm 1980 làm cho chi phí đền bù đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng năm 1993 tăng gấp 270 lần năm 1972, làm cho tăng trưởng kinh tế bị giảm và phúc lợi công dân bị ảnh hưởng. Cuối những năm 80 xung đột bạo động xảy ra dai dẳng đe dọa đến những vấn đề xó hội và chớnh trị, tính nguyên vẹn của quốc gia. Chính quyền đó kịp thời thay đổi. Tại Thái Lan thị trường đất đai sôi động đó đẩy giá đất đạt mức chưa từng có, mở đầu khủng hoảng kinh tế tài chính của Thái Lan trước đây.
Vỡ vậy chớnh sỏch đất đai của ta cần hướng tới phục vụ phỏt triển kinh tờ và xó hội. Ban hành thuế đánh mạnh vào đầu cơ đất đai, gia tăng gánh nặng thuế lên vai người sở hữu đất quy mô lớn. Ngoài ra chính phủ quy định mức trần diện tích đối với đất thổ cư đô thị/hộ, buộc chủ đất sang nhượng đất dư thừa.
+Chính sách thương mại
Với nền kinh tế hướng về xuất khẩu cần phải có thị trường, chúng ta trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước, VN luôn nhập siêu và ngày càng tăng.
Xuất khẩu: Năm 2004 xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, có 17 mặt hàng vượt kim ngạch 100 triệu USD, nổi bật có 6 mặt hàng vượt mức 1 tỷ USD, đó là dầu thô, dệt may, da giầy, thủy sản, đồ gỗ, điện và linh kiện điện tử. Nhỡn vào cơ cấu hàng xuất khẩu của ta phần lớn là nguyên liệu, sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hàng sơ chế hàm lượng chất xám thấp, và những mặt hàng công nghiệp tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng không nhiều. Phân tích 6 đại gia trong câu lạc bộ 1 tỷ USD cho thấy xuất dầu thô là bán tài nguyên, thủy sản, đồ gỗ cũng là tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường, cũn dệt may da giầy là 2 ngành sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là làm công lấy lời, giá trị thực hưởng không bao nhiêu, mặt hàng linh kiện điện tử chủ yếu là lắp ráp. Cho nên Tham tán thương mại VN tại TQ nói VN xuất khẩu càng nhiều, càng nhập siêu.
Nhập khẩu: Công nghiệp của ta chủ yếu là gia công, phần lớn sản phẩm các ngành được sản xuất ra trên cơ sở tiêu thụ các nguyên phụ liệu, linh kiện, chi tiết, bán sản phẩm của các nước.
Nhà nước cần phải cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, trước hết cần phải nâng cao công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực và nguồn tài chính tín dụng, tăng tỷ lệ nội địa hóa, chống độc quyền nâng giá các sản phẩm đầu vào ( xăng dầu, điện, nước, bưu điện, hàng không, vận chuyển, sắt thép …), đưa ra luật chống độc quyền.
+Chớnh sỏch giỏ
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế của VN, chi phí sản xuất đều rất cao. Giá hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của VN đều cao hơn các đối thủ cạnh tranh
Năm 2004 giá cả tăng do chịu ảnh hưởng bởi những tác động của giá nguyên vật liệu quốc tế tăng cao, dịch cúm gia cầm nhưng do nhà nước kiểm soát được thị trường, can thiệp vào giá cả nên chỉ số tăng giá của các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc… thấp hơn VN từ 1,5-2% và vẫn giảm giá nhiều sản phẩm, dịch vụ. Sáu tháng qua một mặt do giá dầu thế giới tăng, mặt khác chủ yếu do quản lý của ngành xăng dầu yếu kém (chi phí tiền lương chiếm tới 30-35%, chi phí vận tải 20%, chi phí haohụt 30%, 20.000 lao động), đầu mối nhập nhiều (VN có 11, Trung Quốc 2, Malaysia 1), hệ thống phân phối quá lớn (290 tổng đại lý, 9.000 đại lý) không kiểm soát được, làm lũng đoạn thị trường, Nhà nước tăng giá xăng 3 lần để khỏi bù lỗ. Tỡnh hỡnh đó đó tỏc động tăng giá một loạt hàng hóa, làm tăng lạm phát và giảm tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng công nghiệp tồi nhất từ trước đến nay.
Giá cả tăng ở VN cũn là do một số doanh nghiệp đầu cơ, trong đó DNNN đóng vai trũ quan trọng. Năm 2003 và năm 2004 lợi dụng giá quốc tế tăng TCTy thép VN đó tăng giá thép lên quá mức, thu lợi nhuận quá lớn. Tháng 3.2005 xi măng bước vào đợt tăng giá mới, xi măng nóng lên vỡ tõm lý do TCTy xi măng tuyên bố trong năm 2005 sẽ thiếu 6,5 triệu tấn xi măng. Phải nói rằng hiện tượng độc quyền nâng giá này rất không bỡnh thường trong khi Nhà nước tăng sức mạnh cho các tổng công ty nhà nước tới 171.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn các doanh nghiệp nhà nước để giúp Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế, tiên phong và hỗ trợ, định hướng thị trường, làm đũn bẩy đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu lợi ích quốc gia thỡ cỏc TCT 91 này đó hoạt động sai tôn chỉ mục đích.
Để tồn tại trong cạnh tranh hàng hóa, không những chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng hàng hóa mà nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong chính sách giá, không để giá do các doanh nghiệp độc quyền thị trường khống chế
+Chớnh sỏch khoa học cụng nghệ
Vai trũ của KHCN trong phỏt triển kinh tế rất rừ ràng. Đây là dịch vụ cần phát triển. Đường lối chủ trương phát triển được đề cao nhưng thực hiện rất ít. Ngân sách dành cho KHCN quá nhỏ bé, trước 2000 đạt 1%, từ năm 2001-2003 đạt 2% tổng chi ngân sách. Theo Viện quản lý kinh tế trung ương, đầu tư cho nghiên cứu triển khai KH-CN ở nước ta, chỉ chiếm khoảng 0,4% GDP, trong khi ở một số nước trong khu vực tỷ lệ này lờn tới 2-3%.
Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp VN rất thấp, chi phí đổi mới công nghệ chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu, trong khi ở An Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.
Kết quả là :
- Mặt bằng chung về trỡnh độ công nghệ và trang thiết bị của VN ở mức thấp, lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu chiếm 60-70%
Xếp hạng công nghệ VN đứng thứ 68/80. Theo đánh giá khoa học công nghệ nước ta chỉ xếp trên Lào, Campuchia và Myanmar trong khu vực.
- Theo nhận xét của các nhà khoa học nước ngoài, thông tin khoa học công nghệ của VN cũn xa mới bằng những điều kiện và thông tin khoa học công nghệ của sinh viên các nước trong vùng như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc.
-Lực lượng cán bộ khoa học trong nghiên cứu khoa học và công nghệ so sánh với một số nước, tỷ lệ người nghiên cứu khoa học ở VN là 0,18/100 dân, trong khi ở Hàn Quốc gấp 12 lần VN, Mỹ gấp 20 lần VN.
Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư vào những lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, những hướng ưu tiên, đừng để cho cơ chế thị trường chi phối 100% hoạt động khoa học công nghệ.
Chớnh sỏch giỏo dục
Theo Bộ giáo dục cho biết VN có 94% dân số biết chữ, VN đó xúa xong nạn mự chữ, phổ cập giỏo dục tiểu học và đang thực thi phổ cập trung học cơ sở, thành tích thật là ấn tượng. Song thực tế cho biết có khoảng 6,8 triệu người trên 10 tuổi chưa từng đến trường và trong số đó có 5,3 triệu người hoàn toàn chưa biết chữ. Ngoài ra số lao động được đào tạo nghề hiện nay chỉ đạt 25% so với tổng số lao động, nghĩa là cũn 75% lao động không được đào tạo nghề. Những con số này khá lớn so với giáo dục đào tạo của một số nước trong khu vực.
Hiện nay có 3 vấn đề làm xó hội lo lắng là chất lượng giáo dục, chi phí đóng góp của người dân cho học tập và đạo đức xó hội.
Điều làm xó hội quan tõm đầu tiên là chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học nhỡn chung cũn thấp, theo bộ trưởng giáo dục nền giáo dục của VN tụt hậu, thấp hơn Thái Lan 50 bậc, thuộc loại thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Chúng ta được biết chỉ số chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực nước ta chỉ đạt 3,79/10 điểm, Hàn Quốc 6,91, Singapore 6,81, Malaysia 5,59, Philippines 4,53, Thái Lan 4,04.
Tiếp đến đạo đức xó hội do giỏo dục xuống cấp gõy ra làm nhức nhối xó hội : bỏ tiền ra mua bằng và thi hộ vào đại học (đến 50 triệu đồng/ học sinh). Hải quan TP HCM phát hiện trên 100 cán bộ đang sử dụng bằng giả, Bộ thương mại qua kỳ thi nâng ngạch bậc công chức 2004 phát hiện hàng loạt cán bộ là quan chức quản lý thị trường ở các tỉnh thành phố sử dụng văn bằng chứng chỉ dỏm. Nhưng bằng giả cũn khụng lo bằng bằng thật học giả.
Ngoài ra điều tra mức sống dân cư năm 2002 cho thấy chi phí trực tiếp cho giáo dục khá cao so với thu nhập các hộ nghèo là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em nghèo ít đi học. Hiện nay phần tài chính do dân đóng góp cho lĩnh vực đào tạo nước ta ở cấp tiểu học đó lờn tới 44,5%, trung học phổ thụng là 51,5%, dậy nghề 62,1%. Hiện nay nhiều nước đó thực hiện luật giỏo dục miễn phớ và bắt buộc đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Mỹ … Chính phủ Thái đó thụng qua một chương trỡnh tài trợ giỏo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, không có thị trường giáo dục. Ở Đức và một số nước, các nước Bắc Au giáo dục kể cả đại học không mất tiền. Không có thương mại hóa giáo dục. Theo giáo sư Nolan ĐH Cambridge Mỹ đổi mới hội nhập nhưng lĩnh vực giáo dục nhà nước phải nắm thay vỡ để thị trường quyết định.
Trong khi chi ngân sách cho giáo dục của VN năm 2003 là 16% tổng chi ngân sách, thỡ chi ngõn sỏch cho giáo dục-đào tạo đầu những năm 1990 tỷ trọng này của Thái Lan đó là 20%, Hàn Quốc 22%. Đầu tư cho ngành giáo dục của VN không phải nhỏ với các dự án giáo dục, nhưng tác dụng của các dự án đối với phát triển giáo dục đào tạo ở VN cũn quỏ ớt. So sỏnh mức chi phớ giỏo dục bỡnh quõn đầu người, VN ở gần cuối bảng, thấp hơn 24 lần so với Singapore và 3 lần so với Thái Lan.
Để giáo dục trở về đúng nghĩa với giáo dục, chúng ta cần: Không thị trường hóa giáo dục, không thương mại hóa giáo dục.
Tăng ngân sách chi cho giáo dục. Thực hiện phổ cập giáo dục miễn phí, trước mắt 9 năm sau tiến lên 12 năm. Thực hiện xó hội húa giỏo dục, huy động các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân tham gia sự nghiệp giáo dục. Ap dụng chế độ huy động nguồn tài chính của các doanh nghiệp, thu thuế đào tạo của các doanh nghiệp để lập Quỹ đào tạo nguồn nhân lực.
Chớnh sỏch y tế
Chi ngân sách cho y tế của nước ta cũn khỏ thấp. Nguồn vốn ngõn sỏch chi cho y tế 3,8% năm 1997, 3,2% năm 2001. Phần chi của người dân thỡ ngày càng tăng, chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tăng lên 5,7% năm 2002 trong khi thu nhập tăng chậm và diện nghèo khá lớn trong dân.
Cố vấn của UNICEF tỏ ý lo ngại về tỡnh trạng tư nhân hóa không kiểm soát được ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Xu hướng dựa vào các cơ sở tư nhân cùng với sự lạc hậu của các bệnh viện nhà nước đang đe dọa tính mạng của hàng ngàn bà mẹ trẻ em và người bệnh.
Kinh nghiệm các nước cho thấy chính phủ Anh, Thụy Điển chịu mọi chi phí y tế, bảo hiểm y tế An Độ bao gồm các đối tượng là người lao động, cả người ốm đau, sinh đẻ, tang chế, trợ cấp người phục hồi chức năng, trợ cấp người không nương tựa, ở Srilanka tất cả công dân sử dụng thuốc men không mất tiền, chăm sóc sức khoẻ cho nông dân không mất tiền. Trong khi đó lại có ý kiến ngành y tế không cần ngân sách chỉ cần cơ chế. Theo giáo sư Nolan ĐH Cambridge đổi mới hội nhập nhưng lĩnh vực y tế Nhà nước phải nắm thay vỡ để thị trường quyết định.
Cần phải tăng chi ngân sách cho y tế giúp cho người nghèo chữa bệnh. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện đối với mọi người dân.
Chính sách xoá đói giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo tại VN đó giảm từ trờn 70% vào giữa thập niờn 1980, xuống cũn 29% năm 2002, trong đó ở khu vực nông thôn và khu vực miền núi đồng bào dân tộc tỷ lệ đói nghèo vẫn cũn cao, chiếm tới 90% người nghèo của cả nước. WB cảnh báo khoảng 20 triệu người VN hiện đang sống trong cảnh nghèo. So với chuẩn nghèo LHQ quy định 2 USD, thỡ tỷ lệ đói nghèo của VN cũn cao và việc xúa nghốo cũn phải tiếp tục.
Tốc độ giảm nghèo đang chững lại: trong giai đoạn 1993-1998 VN đó giảm được 20%, giai đoạn 1998-2002 mức giảm chỉ đạt được 8,1%. Đáng lo là nguy cơ tái nghèo cũn ở mức cao.
Khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Thu nhập của nhóm giàu năm 2001-2002 lớn gấp 8,1 lần so với nhúm nghốo. Chỉ số GINI phản ảnh sự chờnh lệch giàu nghốo và tiờu dựng xó hội của VN 36,2% cao hơn hẳn những nước giàu nhất hiện nay như Na Uy 25,8%, Thụy Điển 25%, Nhật 24,9%.
Cần luật hóa các quy định về an sinh xó hội, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ cơ bản nhất như được chữa bệnh miễn phí, được trợ cấp học nghề tỡm việc làm.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trước hết, đó là hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật; gắn trách nhiệm quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp; chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi…
Đồng thời, đó là đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, theo chủ trương chung, không phải là để tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước mà là để tạo ra một loại hỡnh doanh nghiệp cú nhiều chủ sở hữu nhằm vừa sử dụng cú hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước vừa huy động thêm vốn cho xó hội vào phỏt triển sản xuõt kinh doanh, vừa tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước vừa phát huy vai trũ làm chủ thật sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xó hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước về mặt lý thuyết là như vậy. Nhưng kết quả thực hiện ra sao, đó là điều chúng ta cần xem xét cẩn trọng trong thực tế.
Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước
Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX thì để nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước thì phải thực hiện các giải pháp sau đây.
Thứ nhất là xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam, Nhà nước của nhân dân và vì nhân dân.Nâng cao hiệu lực của sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước thông qua Luật pháp. Tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng gọn nhẹ hơn ,đơn giản hơn và hiệu quả hơn.Chuyển hẳn hệ thống quản lý kinh tế sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội hcủ nghĩa và điều tiêts vĩ mô của Nhà nước.
Thứ hai là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà Nước ,trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế khác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh..Giải quýet đúng đắn lợi ích kinh tế ,kết hợp hài hoà ba lợi ích : lợi ích xã hội ,lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Trong đó cần chú ý thoả đáng kợi ích của người lao động, vì lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp ,thúc đẩy hiệu quả sản xuất, tăng năng xuất lao động.
Thứ ba là mở rộng quan hệ hàng hoá -tiền tệ là một nội dung quan trọng ,có tính nguyên tắc và chi phối cơ chế quản lí kinh tế của nước ta.Đổi mới một cách căn bản về chính sách, vận dụng đúng đắn hệ thống quy luật khách quan ,mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thực chất là xây dựng hệ thống quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước bằng pháp luật ,quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác nhằm định hướng tạo môi truờng và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, dẫn dắt các thành phần kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư là chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta,sắp xếp và xác định lại cơ cấu sản xuất nghành,vùng ,cả nước trong từng chặng đường đầu của thời kì quá độ ,trong đó khẳng định Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu , đồng thời phát triển các nghành Công nghiệp mũi nhọn quan trọng và then chốt khácvà hạ tầng cơ sở của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ và thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ,từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý theo ngành kinh tế – kĩ thuật, theo địa phương và vùng lãnh thổ.
Thứ năm là mở cửa hoà nhập với thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,tranh thủ vốn nước ngoài đáp ưng nhanh chóng ,thích hợp các kinh nghiệm tiên tiến ,thành tựu khoa học công nghệ,quản lí kinh tế xã hội...Tất cả nhằm đưa nền kinh tế lên một bước phát triển mới.
Thứ sáu là bảo đảm phát triển kinh tế gắn với xã hội ; gắn kinh tế với quốc phòng ,bảo đảm ổn định chính trị ,tránh các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ,cải thiện đời sống nhân dân.Khống chế lạm phát ,hình thành giá cả,tỷ giá ,lãi suất thị trường, từng bước tạo ra thị trường tiền tệ,thị trường vốn , có điều tiết vĩ mô của Nhà nước.Phán đấu giảm bội chi ngân sách,điều chỉnh tích cực cán cân thưong mại quốc tế, ổn định giá cả và sức mua của đồng tiền ,lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, bảo đảm dự trữ cần thiết .
Thứ bảy là bồi dưỡng và đào tạo kỹ năng kinh doanh và kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ .Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ,Đảng và Nhà nước ta thực hiện một chính sách mới về đối ngoại ,thực hiện sự hợp tác ,làm ăn với tất cả các nước trên cơ sở cùng có lợi ,tôn trọng lẫn nhau ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,chính sách hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế ..càng đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo phải có sự hiểu biết vàquen thuộc với những quy tắc và thông lệ quốc tế .Đây là mảng kiến thức quan trọng trong rèn luyện kĩ năng kinh doanh và quản lý.
Thứ tám là trong công cuộc đổi mới toàn diện sâu sắc hiện nay, mọi nội dung , phương thức và bước đi đều không thể tách rời với thựctiễn Việt Nam và truyền thống Việt Nam, không được xa rời truyền thống và thực tiễn dân tộc.
Thứ chín là nhanh chóng trong việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn chủ trương chính sách mới của chính phủ để các chủ trương ,chính sách đó nhanh chóng đến với người dân một cách thuận lợi. Cũng phải thực hiện việc các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật,trong sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà Nước ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và cũng là một tất yếu khách quan ,Đối với Việt Nam là một nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội thì vai trò đó của Nhà nước càng đặc biệt quan trọng để xây dựng nên một lực lượng sản xuất hiện đại từ đó sẽ hìnhthành nên một quan hệ sản xuất mới- quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa .Trong nền kinh tế nhiều thành phần ,vai trò chủ đạo kinh tế của Nhà nước Việt Nam cần được tăng cường để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt như phát triển kinh tế đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại ,giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra ; cải thiện đời sống nhân dân ,giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo ,giảm bớt tỉ lệ thấtnghiệp , ổn định giá cả thị trường ,phát triển kinh tế đối ngoại...Những nhiệm vụ trên là những nhiệm vụ hết sức khó khăn ,do vậy chúng ta phải nâng cao trình độ lãnh đạo ,quản lí kinh tế của cán bộ ,viên chức ,công chức Nhà nước. Chúng ta phải cố gắng khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại trong quản lí kinh tế của Nhà nước trong điều kiện cơ chế thị trường đang ở giai đoan sơ khai, mang tính chất tự phát. Là một sinh viên kinh tế khi thực hiện đề tài này ,em rất mong muốn Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo,chúng ta phải phát triển kinh tế để bù lại những năm tháng chúng ta bị chiến tranh tàn phá. Em có một số ýkiến sau đây:
Một là Nhà nuớc phải thiết lập nên hệ thống thông tin kinh tế – những thông tin trong quản lí vĩ mô .Chúng ta phải có những thông tin kinh tế chính xác nhanh chóng và phổ cập nhanh hơn để các doanh ngiệp nắm bắt thời cơ nhanh hơn, nhất là trong quá trình hội nhập hoá toàn cầu,kinh doanh thông thương với nước ngoài. Chúng ta phải tránh tình trạng các doanh nghệp của nước ta vì thiếu thông tin mà bị các doang nghiệp “ma” ở nước ngoài lừa,hay vì thiếu thông tin mà các doanh nghiệp nước ta bị thua thiệt về mặt pháp lý khi kinh doanh với nước ngoài.Chúng ta cũng phải quản lí thông tin kinh tế vĩ mô một cách chặt chẽ hơn,trách tình trạng thông tin bị rò rỉ,các tổ chức,tư nhân lợi dụng để đầu cơ gây nên các cơn sốt, gây bất ổn trong xã hội như trong hai lần đổi tiền hay là cơn sốt xe máy ,xăng dầu như gần đây.
Hai là cần chấn chỉnh lại các doanh nghiệp thuộc khối quốc doanh, phải lấy mục tiêu hiệu quả làm đầu.Phải dứt khoát tình trạng làm ăn kém hiệu quả ,chậm chạp trong tiếp cận cơ chế mới .Phải nhanh chóng đưa các doanh nghiệp quốc doanh vào mô hình tổng công ty như Mô hình tổng công ty của nghị định 90-91.
Ba là phải chú trọng trong công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ cho cán bộ ,và phải có các chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho phát triển kinh tế ở các địa phương.Chúng ta phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục để đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho phát triển kinh tế phù hợp với xu thế thời đại.
Bốn là phải cụ thể hoá và chi tiết hoá các bộ luật,luật. Chúng ta phải dùng luật pháp để đưa mọi hoạt động kinh tế vào tầm có thể kiểm soát được nhưng không làm mất quyền tự chủ trong các doanh nghiệp. Phải nắm bắt được xu thế phát triển,tránh tình trạng khi sự việc xảy ra rồi mới sửa chữa bố sung.
Năm là chúng ta phải cải cách hơn nữa ,tinh giản bộ máy hành chính, phải có những biện pháp kiểm tra cán bộ công chức.Phải có những chế tài xử phạt những cán bộ mắc khuyết điểm, không được gây mất lòng tin trong nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hàng năm , Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Hà Nội năm 1997 -2000
2. Cải cách tiền lương, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số 49-2002
3. Giáo trình Kinh tế chính trị, Tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội-1998
4. Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Tập II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-1998
5. GS-TS Nguyễn Duy Gia, Một số vấn đề về Nhà Nước quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-1996
6. Hoàng Thanh, Bài học cho công tác quản lí, Tài chính, Số 426-2000
7. Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội –1998, 2002
8. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
9.Quản lí Nhà Nước nền Kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-1998
10.Báo điện tử Thông Tin Pháp Luật-2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.DOC