Tất yếu và tự do - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tất yếu và tự do là những phạm trù triết học biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và các quy luật khách quan. Vì vậy, chúng là một trong những vấn đề được triết học quan tâm, nghiên cứu ngay từ thời cổ đại cho đến nay và ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Song, một công trình mang tính chuyên khảo, hệ thống nghiên cứu lịch sử phát triển về quan niệm tự do và tất yếu của các nhà triết học trước Mác, đặc biệt là triết học Mác - Lênin để qua đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó trong xã hội hiện đại, nhất là đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu giải phóng, đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay thì phải kể đến cuốn sách Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Vương Thị Bích Thuỷ. Sách gồm 3 chương. Trong chương 1 - Quan niệm của một số tác gia tiêu biểu về tất yếu và tự do trong triết học phương Tây trước Mác, tác giả trình bày quan niệm của Đêmôcrít, Êpiquya, Xpinôda và Hêgen về vấn đề này. Theo tác giả, Đêmôcrít, Êpiquya, Xpinôda, Hêgen đã có những hạn chế cũng như những điểm tích cực trong quan niệm về tự do và tất yếu. Chẳng hạn, Đêmôcrít thừa nhận cái tất yếu, phủ nhận cái ngẫu nhiên; Êpiquya đã thừa nhận tính khách quan của ngẫu nhiên Chương 2 có tiêu đề Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do. Trên cơ sở định nghĩa về tất yếu (tr.65-70), tác giả xem xét tất yếu trong giới tự nhiên và xã hội. Theo tác giả, triết học Mác - Lênin thừa nhận các quy luật của giới tự nhiên bên ngoài, tính tất yếu của giới tự nhiên. Con người không thể phủ nhận được chúng nhưng có thể nhận thức, cải tạo và chinh phục nó vì lợi ích của mình (tr.71 - 86). Nhưng ngoài tính tất yếu trong giới tự nhiên, triết học Mác - Lênin cho rằng, con người còn phải chịu những áp đặt từ phía xã hội, đó là những tất yếu xã hội. Quan niệm về tự do dưới quan niệm của triết học Mác - Lênin được tác giả xem xét với tư cách một phạm trù triết học (tr.104 - 118) và với tư cách một phạm trù chính trị - xã hội (tr.118 - 135). Trên cơ sở đó, mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do được tác giả xem xét ở hai khía cạnh (tr.135 - 152).

docx2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tất yếu và tự do - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tất yếu và tự do là những phạm trù triết học biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa hoạt động của con người và các quy luật khách quan. Vì vậy, chúng là một trong những vấn đề được triết học quan tâm, nghiên cứu ngay từ thời cổ đại cho đến nay và ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Song, một công trình mang tính chuyên khảo, hệ thống nghiên cứu lịch sử phát triển về quan niệm tự do và tất yếu của các nhà triết học trước Mác, đặc biệt là triết học Mác - Lênin để qua đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó trong xã hội hiện đại, nhất là đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu giải phóng, đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay thì phải kể đến cuốn sách Tất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Vương Thị Bích Thuỷ. Sách gồm 3 chương. Trong chương 1 - Quan niệm của một số tác gia tiêu biểu về tất yếu và tự do trong triết học phương Tây trước Mác, tác giả trình bày quan niệm của Đêmôcrít, Êpiquya, Xpinôda và Hêgen về vấn đề này. Theo tác giả, Đêmôcrít, Êpiquya, Xpinôda, Hêgen đã có những hạn chế cũng như những điểm tích cực trong quan niệm về tự do và tất yếu. Chẳng hạn, Đêmôcrít thừa nhận cái tất yếu, phủ nhận cái ngẫu nhiên; Êpiquya đã thừa nhận tính khách quan của ngẫu nhiên… Chương 2 có tiêu đề Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do. Trên cơ sở định nghĩa về tất yếu (tr.65-70), tác giả xem xét tất yếu trong giới tự nhiên và xã hội. Theo tác giả, triết học Mác - Lênin thừa nhận các quy luật của giới tự nhiên bên ngoài, tính tất yếu của giới tự nhiên. Con người không thể phủ nhận được chúng nhưng có thể nhận thức, cải tạo và chinh phục nó vì lợi ích của mình (tr.71 - 86). Nhưng ngoài tính tất yếu trong giới tự nhiên, triết học Mác - Lênin cho rằng, con người còn phải chịu những áp đặt từ phía xã hội, đó là những tất yếu xã hội. Quan niệm về tự do dưới quan niệm của triết học Mác - Lênin được tác giả xem xét với tư cách một phạm trù triết học (tr.104 - 118) và với tư cách một phạm trù chính trị - xã hội (tr.118 - 135). Trên cơ sở đó, mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do được tác giả xem xét ở hai khía cạnh (tr.135 - 152). Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tất yếu và tự do theo quan điểm Mác - Lênin mà qua đó sẽ được vận dụng vào Việt Nam như thế nào là nội dung của chương 3 - Một số vấn đề nhận thức và vận dụng quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Chương này gồm 3 phần: 1. Tất yếu và tự do trong việc lựa chọn con đường phát triển đất nước; 2. Tất yếu và tự do trong việc phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại và 3. Tất yếu và tự do trong quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội. Theo tác giả, vận dụng quan niệm về tất yếu và tự do của triết học Mác - Lênin vào công cuộc đổi mới sẽ là những đảm bảo cho mục tiêu phát triển “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở Việt Nam hiện nay. Tất yếu và tự do với tư cách một vấn đề triết học chứa đựng trong bản thân nó cả một hệ vấn đề phong phú, phức tạp, liên quan đến hoạt động của con người, sự phát triển con người và tiến bộ xã hội. Vì vậy, qua việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tất yếu và tự do, tác giả đã góp phần đưa lại một cách hiểu, một cách lý giải triết học những vấn đề chính trị - xã hội của công cuộc đổi mới để phát triển ở nước ta hiện nay. Đây là tài liệu giúp ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTất yếu và tự do - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docx
Luận văn liên quan