Thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước đang bước vào một thời đại mới, thời đại của công nghiệp hoá hiện đại hoá . Chính sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đòi hỏi phải phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực , trong đó con người có vai trò quan trọng và quyết định nhất. Có thể nói, nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Phát triển hợp lý nguồn nhân lực về số lượng, về chất lượng là nhân tố căn bản đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn lực cho đất nước, không những chỉ cần cung cấp những tri thức khoa học đơn thuần mà những tri thức về giới tính là điều không thể thiếu được. Những vấn đề về sức khoẻ sinh sản,tình dục (SKSS,TD) là một trong những kiến thức và kĩ năng cần thiết giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên- nguồn nhân lực tương lai của nước nhà. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển nền kinh tế tri thức, thông tin đến mỗi cá nhân rất đa dạng. Ngoài những thông tin có tính tích cực còn có cả những thông tin mang yếu tố tiêu cực, đồi truỵ (sách báo, băng hình, website đen trên mạng điện tử .) ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ. Trong khi đó vấn đề giáo dục giới tính, SKSS-TD cho vị thành niên (VTN) lại chưa dược tổ chức một cách có hệ thống. Do vậy, không riêng ở nước mình mà ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề SKSS-TD đang nổi lên như những thách thức của xã hội. Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được thanh niên quan tâm là SKSS-TD. Những hiểu biết về SKSS-TD là không thể thiếu trong hành trang của thanh niên để trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng là một trong những lực lượng nòng cốt quyết định tương lai của đất nước. Không những thế, sinh viên Sư phạm còn có trách nhiệm giáo dục SKSS- TD cho thế hệ tiếp theo, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về SKSS-TD cho cộng đồng. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát hiện thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm – ĐH Đà Nẵng đối với SKSS-TD. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi SKSS-TD của viên trường, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực mới. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận liên quan đến đề tài - Điều tra thái độ đối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN - Đề xuất một số biện pháp tác động tích cực đến thái độ của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên về sức khoẻ sinh sản và tình dục. 4.3. Khách thể khảo sát: 250 sinh viên (là sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3) thuộc 11 khoa của trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Trong đó có 151 nữ sinh viên và 99 nam sinh viên. 4.4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng trong năm học 2008 -2009. Tập trung nghiên cứu trên 250 sinh viên hệ chính quy của trường. Lưu ý: tổng số người tham gia điền phiếu là 250, tuy nhiên có một tỉ lệ nhất định thông tin không trả lời hoặc là các câu ý kiến khác. Với các trường hợp này phân tích được tính trên số thực trả lời và thống kê lại cá ý kiến theo từng câu hỏi. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Phần lớn sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có thái độ tích cực đối với SKSS-TD. Sinh viên trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng có hiểu biết nhất định về SKSS-TD, tuy nhiên chưa đầy đủ. Một bộ phận sinh viên còn có thái độ e ngại, thiếu tự tin khi tìm kiếm dịch vụ SKSS, khi trao đổi, nói chuyện về các vấn đề SKSS-TD với bạn bè và từ chối có quan hệ tình dục cũng như thảo luận về biện pháp tránh thai với bạn tình. Đa số sinh viên đánh giá cao sự cần thiết và thích thú được tìm hiểu và học tập các kiến thức về SKSS – TD. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý luận 6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 6.3. Phương pháp phân tích hồ sơ lưu trữ 6.4. Phương pháp trò chuyện 6.5. Phương pháp quan sát 6.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học

pdf74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng hoá, khái quát hoá; phương pháp học tập mới mang tính ñộc lập, tự chủ, sáng tạo phù hợp với chuyên ngành khoa học mà họ theo ñuổi. 1.2.3.4. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách mới của sinh viên Nhân cách của sinh viên phát triển khá toàn diện, phong phú và vô cùng phức tạp. Quá trình phát triển nhân cách là quá trình sinh viên phải giải quyết những mâu thuẫn của chính mình. Đó là : Mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng của sinh viên với khả năng, ñiều kiện và kinh nghiệm ñể thực hiện ước mơ ñó. Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu những môn học mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất ñịnh. Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều và vô cùng phong phú trong xã hội hiện tại với khả năng ñiều kiện và thời gian có hạn ñể xử lý thông tin. a) Đặc ñiểm về tự ñánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên Tự ñánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình ñộ phát triển cao của nhân cách. Tự ñánh giá có ý nghĩa ñịnh hướng ñiều chỉnh hoạt ñộng, hành vi của chủ thể nhằm ñạt mục ñích, lý tưởng sống một cách tự giác. 41 Tự ñánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Sinh viên không chỉ tự ñánh giá bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn ñi sâu vào các phẩm chất, các giá trị nhân cách. Vì vậy tự ñánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục. Tự ý thức là một trình ñộ phát triển cao của ý thức. Nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái ñộ, hành vi, cử chỉ của mình ñể chủ ñộng hướng hoạt ñộng của mình ñi theo những yêu cầu, ñòi hỏi của tập thể và cộng ñồng xã hội. Tự ñánh giá về mức ñộ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên. Nó tạo ñiều kiện cho người sinh viên vươn lên trong học tập và rèn luyện nhân cách: về giáo dục, tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những tri thức tương lai. b) Sự phát triển về ñịnh hướng giá trị của sinh viên Định hướng giá trị là những giá trị ñược chủ thể nhận thức, ý thức và ñánh giá cao, có ý nghĩa ñịnh hướng ñiều chỉnh thái ñộ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị ñó. Hệ thống giá trị chung mà sinh viên ñánh giá cao: Hoà bình, tự do, tình yêu, công lý, việc làm, niềm tin, gia ñình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục ñích, tự trọng. Như vậy, sinh viên ñã chọn và ñánh giá cao giá trị rất cơ bản của con người. Tuy nhiên trong thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường, những ñịnh hướng giá trị của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng ñã có những thay ñổi, những sự phân hoá nhất ñịnh. c) Đời sống xúc cảm, tình cảm và tình yêu của sinh viên Sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất những loại tình cảm cao cấp như: trí tụê, ñạo ñức và thẩm mỹ. 42 Để thoả mãn tình cảm trí tuệ, sinh viên say mê học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, mở rộng và ñào sâu kiến thức của mình trên mọi lĩnh vực ñời sống xã hội. Tình cảm ñạo ñức, tình cảm thẩm mỹ ở lứa tuổi sinh viên thể hiện một chiều sâu rõ rệt. Tình bạn cùng giới và khác giới tiếp tục phát triển ở tuổi sinh viên theo chiều sâu. Bên cạnh tình bạn, tình yêu trai gái tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất ñặc trưng. Tình yêu là một loại tình cảm rất ñặc biệt, thúc ñẩy hai người khác giới ñi ñến với nhau hoà hợp với nhau về tâm hồn, thể xác và cả cuộc ñời. Tình yêu của sinh viên rất ñẹp, lãng mạn và ñầy thi vị song gặp nhiều trở ngại và phải giải quyết nhiều mâu thuẫn nội tại. Đó là mâu thuẫn giữa ñòi hỏi của tình yêu với môi trường sống tập thể khó biểu lộ, giữa khối lượng học tập nhiều, trong khi tình yêu ñòi hỏi không ít thì giờ, mâu thuẫn giữa việc phụ thuộc kinh tế gia ñình với tình yêu say ñắm muốn thành vợ chồng và sống ñộc lập... Sinh viên là lứa tuổi ñạt ñến ñộ sung mãn của ñời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên do quy luật phát triển không ñồng ñều về mặt tâm lý, do những ñiều kiện của hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không phải sinh viên nào cũng ñược phát triển ở mức ñộ tối ưu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt ñộng của bản thân sinh viên trong việc phấn ñấu trở thành những chuyên gia, những tri thức hữu dụng cho bản thân, gia ñình và ñất nước. Song trong bối cảnh hội nhập hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu ngày càng mở rộng, phát triển. Khách du lịch, các nhà doanh nghiệp trên thế giới và các cơ sở văn hoá dịch vụ mọc lên khắp nơi; dịch vụ internet, ấn phẩm văn hoá có nội dung không lành mạnh rất dễ dàng xâm nhập. Xã hội báo ñộng những tệ nạn: 43 mại dâm, cờ bạc, ma tuý, rượu chè... ñang huỷ hoại sức khoẻ, nhân phẩm của một bộ phận dân cư, ñặc biệt là thanh thiếu niên. Sinh viên là lứa tuổi hiếu ñộng rất dễ bị tác ñộng xấu bởi mặt trái, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Tóm lại sinh viên là sự nối tiếp giữa giai ñoạn cuối của vị thành niên sang ñầu giai ñoạn người lớn trưởng thành. Với sự chín muồi cả về thể lực và tâm sinh lý thì ñây là giai ñoạn quan trọng và có tính quyết ñịnh nhất ñể giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho sinh viên. Vì vậy phải xem việc giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho sinh viên như ñào tạo kiến thức khoa học của một môn học chính khoá trong trường. 1.2.3.5. Biểu hiện thái ñộ của sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng ñối với SKSS-TD. Để ñánh giá ñúng thực trạng thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, trong quá trình nghiên cứu, ñề tài ñã tập trung vào các biểu hiện sau: - Một là: Nhận thức của sinh viên về các nội dung của SKSS-TD: khái niệm, kiến thức, ý nghĩa, tầm quan trọng. - Hai là: Cảm xúc, hứng thú ñối với các nội dung của SKSS-TD, các hình thức tổ chức giáo dục SKSS-TD. - Ba là: Biểu hiện hành vi cụ thể của sinh viên trong việc tiếp cận thông tin SKSS-TD, hành vi tình dục an toàn, kĩ năng tự bảo vệ mình chống lại các hậu quả tiêu cực bao gồm: tình dục không mong muốn (quấy rối), mang thai ngoài dự kiến, phá thai không an toàn và các VNLTQĐTD/HIV. Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn ñề thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, chúng tôi rút ra kết luận như sau: 44 -Vấn ñề thái ñộ ñã ñược các nhà TLH trên thế giới nghiên cứu. Có rất nhiều ñịnh nghĩa về thái ñộ, ñồng thời các nhà nghiên cứu cũng ñã nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, cơ chế hình thành, sự thay ñổi thái ñộ. Tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả cho thấy: Có rất nhiều quan ñiểm khác nhau về thái ñộ vì ñây là một vấn ñề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, phần lớn các nhà Tâm lý học ñều cho rằng thái ñộ có cấu trúc gồm 3 thành phần: Nhận thức, tình cảm, hành vi mà M.Smith ñã ñưa ra vào năm 1942. - Có thể tác ñộng ñê thay ñổi thái ñộ. Các nhà nghiên cứu ñã chỉ ra nhiều cách tác ñộng khác nhau nhưng về cơ bản tập trung nghiên cứu vào sự biến ñổi về nhận thức, còn các công trình nghiên cứu về biến ñổi tình cảm, hành vi của thái ñộ còn mới chỉ dừng lại ở một số lượng rất hạn chế. - SKSS-TD là một bộ phận quan trọng của ñời sống giới tính, có ảnh hưởng mạnh ñến sức khoẻ, sự phát triển sinh lí cơ thể, ñến ñời sống tâm lý, và qua ñó ảnh hưởng mạnh ñến sự phát triển toàn bộ nhân cách con người. - Thái ñộ ñối với SKSS-TD là sự sẵn sàng trong cách ứng xử của cá nhân ñối với các nội dung liên quan ñến SKSS. Được thể hiện ở nhận thức, cảm xúc, hành vi của sinh viên trước các vấn ñề SKSS-TD. Nghiên cứu thái ñộ của sinh viên từ ñó có biện pháp hình thành thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD cho sinh viên là một vấn ñề còn mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực. 45 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu ñề tài, chúng tôi ñã ñiều tra 250 sinh viên thuộc 11 khoa khác nhau của trường ĐHSP- ĐH Đà Nẵng. Sinh viên ñược chọn nghiên cứu gồm sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba của trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Trong ñó tỉ lệ nam nữ tham gia khảo sát là: 151 nữ sinh viên và 99 nam sinh viên. Chúng tôi chọn sinh viên thuộc 11 khoa khác nhau ñể nghiên cứu nhằm tăng khả năng chính xác và ñầy ñủ hơn thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN. 2.2. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu ñề tài ñược tiến hành theo quá trình sau: - Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, ñịnh hướng nghiên cứu thực tiễn. - Thiết kế phiếu ñiều tra, quan sát, trò chuyện - Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể ñã chọn. - Xử lý, phân tích kết quả ñiều tra Đề xuất một số giải pháp sư phạm hình thành thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD cho sinh viên trường ĐHSP-ĐHĐN. - Viết báo cáo khoa học. 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý luận - Mục ñích: tìm hiểu tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì ñã ñược ñề cập ñến ở nước ngoài và trong nước (từ trước tới nay) có liên quan ñến vấn ñề nghiên cứu, 46 các phương pháp nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài, các luận chứng ñể lý giải các kết quả... - Cách tiến hành: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu có liên quan ñến vấn ñề nghiên cứu. Phân tích tổng hợp, xử lý thành cơ sở lý luận của ñề tài. 2.3.2. Phương pháp ñiều tra bằng phiếu hỏi - Mục ñích: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng, nguyên nhân, biện pháp hình thành, củng cố nâng cao thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD cho sinh viên trường ĐHSP- ĐHĐN. - Cách tiến hành: Để nghiên cứu thực trạng thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP-ĐHĐN, chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi. Nguyên tắc xây dựng phiếu hỏi: Câu hỏi gồm hai loại ñóng và mở. Khi soạn thảo các câu hỏi theo các yêu cầu: rõ ràng, dễ thực hiện, các ý kiến bao quát ñược phạm vi nghiên cứu, cung cấp ñược thông tin ñích thực về thực trạng cần nghiên cứu. 2.3.3. Phương pháp phân tích hồ sơ lưu trữ Phương pháp phân tích hồ sơ lưu trữ , chúng tôi chủ yếu dựa trên sự tham khảo tài liệu có sẵn ñể tìm hiểu thông tin từ sinh viên, các hoạt ñộng của Đoàn trường có liên quan ñến việc tìm hiểu về SKSS-TD cho sinh viên, các hình thức giáo dục cho sinh viên về SKSS-TD mà nhà trường ñã áp dụng...Qua ñó, giúp nhà nghiên cứu hiểu ñúng thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và có cơ sở ñể ñề xuất một số biện pháp tác ñộng phù hợp nhằm hình thành thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD cho sinh viên. 2.3.4. Phương pháp trò chuyện - Mục ñích: Phương pháp này ñược sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ sung về thực trạng, nguyên nhân, biện pháp hình thành, củng cố, nâng cao thái ñộ tích cực của sinh viên Đại học Sư Phạm Đà Nẵng ñối với SKSS-TD. 47 - Cách tiến hành: Trò chuyện ñược tiến hành trực tiếp ñối với sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Đây là những vấn ñề tế nhị nên trước khi bước vào nội dung chính cần có các trò chơi “phá băng” nhằm gây ñược cảm tình ñối với người trò chuyện, tạo không khí thoải mái, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ giữa những người tham gia trò chuyện. Nội dung trò chuyện ñược chuẩn bị sẵn, gần sát với nội dung phiếu hỏi nhưng ñược phát triển sâu hơn, ñặc biệt nhấn mạnh vào tìm hiểu yếu tố tình cảm và hành vi của sinh viên. 2.3.5. Phương pháp quan sát - Mục ñích: Phương pháp này ñược sử dụng nhằm mục ñích bổ sung cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp nghiên cứu khác. - Cách tiến hành: Do ñiều kiện, chúng tôi ñã tiến hành quan sát việc học tập, cũng như thái ñộ thể hiện qua việc học môn Giáo dục SKSS –TD của sinh viên lớp 06CTL - Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ñại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng. Đối tượng quan sát của chúng tôi là những biểu hiện hành vi, cử chỉ, lời nói của sinh viên trong các giờ học về SKSS-TD. Mức ñộ tập trung chú ý của sinh viên trong các giờ học biểu hiện qua mức ñộ hoàn thành các nhiệm vụ học tập và các yêu cầu của giáo viên trong các giờ học. Mức ñộ cảm xúc của sinh viên trong học môn SKSS-TD biểu hiện qua các hành vi bộc lộ sự thích thú, sôi nổi, hăng say thảo luận. Trong quá trình quan sát, chúng tôi có ghi chép cẩn thận theo biên bản ñã soạn sẵn dựa trên các tiêu chí sau: - Khi ñược hỏi các kiến thức về SKSS-TD, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập môn SKSS-TD sinh viên có trả lời ñúng, ñầy ñủ và sâu sắc hay không? 48 - Sinh viên có tham gia ñầy ñủ các tiết học SKSS-TD. Trong giờ học sinh viên có tập trung chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, ñọc tài liệu hay không ? - Sinh viên có hoàn thành các bài tập thực hành ñược giao như làm áp phích, ñóng vai, ñóng tình huống, thảo luận tích cực hay không? - Sinh viên có kiên nhẫn, chăm chỉ, chịu khó trong các buổi học hay không? Từ những biên bản quan sát, dựa vào các tiêu chí ñể ñánh giá thái ñộ của sinh viên ñối với SKSS-TD. 2.3.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Sau khi thu ñược kết quả nghiên cứu thức tiễn, chúng tôi sử dụng một số công thức toán học ñể phân tích số liệu về mặt ñịnh lượng, từ ñó rút ra những nhận xét về mặt ñịnh tính. Cách xử lý và ñánh giá kết quả: Tổng hợp số lượng sinh viên lựa chọn cho từng nội dung, tính tỉ lệ phần trăm cho mỗi nội dung. Chúng tôi tính tỉ lệ % ý kiến ñánh giá và tự ñánh giá của các khách thể nghiên cứu (sinh viên trường ĐHSPĐN) về các mặt nhận thức, hành vi, tình cảm. Đối với câu hỏi mở, chúng tôi xem xét kết quả trả lời trong từng phiếu. Từ ñó tổng hợp xếp thành 2 loại : thái ñộ phù hợp và thái ñộ chưa phù hợp. Trên cơ sở ñó ñối chiếu với ý kiến ñánh giá của sinh viên trong quá trình phân tích số liệu ñể chúng tôi rút ra ñược thực trạng ñúng về thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP-ĐHĐN, nguyên nhân của thực trạng và các giải pháp hình thành thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD cho sinh viên. 2.4. THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI SKSS-TD BIỂU HIỆN QUA NHẬN THỨC, TÌNH CẢM VÀ HÀNH VI 49 2.4.1. Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về SKSS-TD Nhận thức là một phần quan trọng trong cấu trúc thái ñộ. Chính nhận thức quy ñịnh lớn ñến thái ñộ tích cực hay tiêu cực của chủ thể về ñối tượng nó tham gia ñánh giá. Để mở ñầu tìm hiểu nhận thức của sinh viên về SKSS-TD, chúng tôi ñưa ra các câu hỏi liên quan ñến nhiều nội dung của SKSS-TD như: ñối tượng trong diện ñược chăm sóc SKSS-TD, kiến thức về có thai và biện pháp tránh thai; nhiễm trùng và nhiễm trùng lây truyền qua ñường tình dục; khái niệm về thủ dâm; tình dục ñồng giới; có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Với các câu hỏi ñưa ra, chúng tôi thu ñược kết qua như sau: Bảng 2.1: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về ñối tượng trong diện ñược chăm sóc SKSS-TD: STT Đối tượng trong diện ñược chăm sóc SKSS-TD là: Số SV Tỉ lệ % 1 Phụ nữ và nam giới trong ñộ tuối sinh ñẻ. 33 13,2% 2 Phụ nữ trong ñộ tuổi sinh ñẻ. 51 20,4% 3 Tất cả mọi người 166 66,4% Nhận thức về ñối tượng chăm sóc SKSS-TD là một chỉ số rất cần thiết, vì khi nắm bắt tốt vấn ñề này thì sinh viên mới thấy ñược tầm quan trọng của SKSS-TD. Qua bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy, ña số sinh viên sư phạm nắm bắt ñược ñối tượng về chăm sóc SKSS-TD là “Tất cả mọi người” (66,4%). Kết quả bước ñầu khả quan. Song, ở nội dung 1,2 vẫn còn một bộ phận sinh viên lựa chọn. Đặc biệt ở nội dung 2 “Phụ nữ trong ñộ tuổi sinh ñẻ” chiếm 20.4%. Tỉ lệ này thể hiện sự nhận thức chưa ñáp ứng với yêu cầu xã hội ñối với sinh viên về kiến thức SKSS-TD. Đây là hạn chế cần khắc phục bằng việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền hơn nữa kiến thức SKSS-TD cho sinh viên. 50 Bảng 2.2: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về thủ dâm: STT Nội dung Số SV Tỉ lệ % 1 Thủ dâm có hại. 68 27,2% 2 Thủ dâm không có hại. 50 20% 3 Không biết thủ dâm là gì. 132 52,8% Để tìm hiểu kiến thức về tình dục các câu hỏi tập trung vào nhận thức về thủ dâm và tình dục ñồng giới. Có hơn 52,8% sv trả lời họ không biết thủ dâm là gì và 27,2% sv cho rằng thủ dâm là có hại. Tỉ lệ trả lời ñúng là “thủ dâm không có hại” chỉ chiếm 20%. Đây cũng là một vấn ñề ñáng lo ngại vì ñiều này cho thấy nhận thức của sinh viên về thủ dâm còn rất hạn chế. Trong quá trình tiến hành phương pháp trò chuyện, cả nam và nữ sinh viên ñều có ác cảm với thủ dâm và người thủ dâm và cho rằng: “ñó là một hành vi ñáng xấu hổ” (một nam sinh viên). Bảng 2.3: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về tình dục ñồng giới: STT Nội dung Số SV Tỉ lệ % 1 Đúng 96 38,4% 2 Sai 73 29,2% 3 Không biết. 81 32,4% Có 38,4%sv trả lời tình dục ñồng giới là bệnh và 32,4% không có quan ñiểm gì về việc tình dục ñồng giới có bệnh hay không. Đây là một ñiểm hạn chế trong nhận thức của sinh viên. Thậm chí, trong phương pháp trò chuyện, một số sinh viên ñề cập ñến tình dục ñồng giới như một hiện tượng của tệ nạn xã hội “Tình 51 dục ñồng giới là một tệ nạn xã hội, họ (nhóm những người ñồng giới) tụ tập với nhau gây chú ý... ”. Đối tượng tham gia nghiên cứu có thái ñộ khá tiêu cực với tình huống : “Nếu phát hiện bạn mình là người ñồng giới” thì có ñến 147 sinh viên (58,8) lựa chọn phương án “Ngừng chơi tránh mặt”,có 93 sv (37,2%) lựa chọn phương án“vẫn chơi bình thường”, và có một số sv cho ý kiến khác như: “Giúp ñỡ bạn thoát khỏi” hay “Em chưa biết rõ ñồng tính là gì nhưng em rất sợ”. Bảng 2.4: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về sự mang thai: STT Nội dung Đúng (phiếu) Sai (phiếu) Không rõ (phiếu) 1 Con gái ở tuổi dậy thì không thể có thai. 9 236 5 2 Chưa hành kinh lần nào mà ñã giao hợp cũng có thể có thai. 187 8 55 3 Giao hợp trong thời gian hành kinh không thể có thai. 76 101 73 4 Giao hợp lần ñầu tiên vẫn có thể có thai. 227 23 0 5 Dấu hiệu quan trọng nhất gợi ý có thai là mất kinh sau khi quan hệ tình dục có giao hợp mà không bảo vệ. 89 103 58 6 Trong quá trình giao hợp, rút dương vật ra ngoài âm ñạo khi sắp phóng tinh thì vẫn có thể có thai. 194 43 13 52 Tỉ lệ sinh viên ñề cập ñến khả năng có thai ngay trong lần quan hệ tình dục ñầu tiên rất cao (90,8%) ñiều này ñúng vì chỉ cần một lần giao hợp, nếu tinh trùng gặp trứng thì người nữ có thai. Có 187 sinh viên lựa chọn ñúng khả năng có thai “chưa hành kinh lần nào mà giao hợp” bởi vì trứng có thể rụng lần kinh nguyệt ñầu tiên nên nếu quan hệ tình dục trước lần hành kinh ñầu tiên thì cũng có thể có thai. Kiến thức ñúng về dấu hiệu quan trọng nhất gợi ý có thai (mất kinh sau khi có quan hệ tình dục không bảo vệ) của sinh viên ĐHSP Đà Nẵng còn rất hạn chế. Tỉ lệ có lựa chọn ñúng là: 35,6%. Việc mất kinh thường là dấu hiệu chính xác về sự mang thai ở người phụ nữ. Đây là dấu hiệu thuận lợi cho việc phát hiện thai sớm (6 ñến 12 tuần lễ). Nếu có kiến thức về các dấu hiệu sớm của việc mang thai thì trong các trường hợp có thai ngoài ý muốn, phải nạo phá thai sẽ ñược giải quyết ít ñể lại hậu quả hơn. Kiến thức về sự không thành công của việc tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm ñạo, sinh viên ñề cập ñến khả năng có thai vẫn xảy ra khi áp dụng biện pháp này với tỉ lệ khá cao là 77,6%. Thật ra, trước khi phóng tinh có thể có một vài giọt dịch rớt ra, trong dịch này có thể chứa tinh trùng, do vậy vẫn có thể thụ thai. Hơn nữa, ñây là biện pháp không dễ thực hiện, ñòi hỏi rất quen với bạn tình và làm chủ ñược cơ thể mình. Từ bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy ña số sinh viên sư phạm Đà Nẵng có kiến thức tốt về sự mang thai, khả năng mang thai trong một số trường hợp cụ thể ñược ñề cập trong bảng. - Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua ñường tình dục: Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ñứa trẻ ra ñời phải ñược cha mẹ nó chấp nhận và mong ñợi. Các cuộc có thai ngoài ý muốn thường bị chấm dứt bằng sự phá thai ñể lại hậu quả khôn lường. Các biện pháp tránh thai tránh ñược biến cố ñó. Hiểu 53 biết ñúng và ñầy ñủ về các biện pháp tránh thai là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến hành vi tình dục an toàn và phòng tránh thai ngoài ý muốn của mỗi người. Do ñó, tìm hiểu, ñánh giá mức ñộ hiểu biết của sinh viên trong vấn ñề này là cần thiết. Kết quả ñiều tra nhận thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai ñược tổng hợp trong Bảng 2.5. Bảng 2.5: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng tránh thai . Dành cho ai (số sv) Khả năng phòng tránh các BLTQĐTD- HIV/AIDS Tên các biện pháp tránh thai. Nam Nữ Cả hai Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Có Không Bao cao su 250 0 0 247 3 249 1 Thuốc tránh thai hàng ngày 0 250 0 231 19 0 250 Vòng tránh thai 0 250 0 248 2 0 250 Thuốc tránh thai khẩn cấp 0 250 0 248 2 0 250 Xuất tinh ngoài âm ñạo 38 9 29 42 99 45 105 Tính vòng kinh 0 67 0 18 123 0 123 Sinh viên có hiểu biết tốt về mục ñích sử dụng bao cao su với tỉ lê ñề cập ñúng về phòng tránh thai, phòng tránh lây nhiễm NTQĐTD ñạt ñến 100%. Tuy nhiên, sinh viên chỉ biết ñến bao cao du giành chon nam giới mà không có một 54 sinh viên nào biết rằng có cả bao cao su giành cho nữ giới. Bao cao su nữ ñã có trên thị trường nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Phải chăng việc không biết ñến bao cao su giành cho nữ giới của sinh viên cũng là hạn chế chung của xã hội? Thậm chí sinh viên nhận thức về mục ñích sử dụng bao cao su rất cao nhưng chỉ có một số lượng hạn chế người trả lời biết về thời ñiểm phù hợp ñể bắt ñầu sử dụng bao cao su là “trước khi tiếp xúc cơ quan sinh dục”. Một nam sinh viên cho biết: “Tôi có thấy bao cao su một số lần, nhưng tôi chưa bao từng sờ vào nó, nếu ñược yêu cầu dùng bao cao su, tôi sợ là tôi không thể vì tôi không biết sẽ phải dùng nó như thế nào” (Nam sinh viên khoa sinh) Đây là ñiều ñáng lưu ý khi tổ chức các hoạt ñộng giáo dục SKSS-TD, bên cạnh trang bị lý thuyết cần thiết phải giáo dục sinh viên các kỹ năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ liên quan ñến SKSS-TD. Ba biện pháp ñược sinh biết nhiều hơn là: bao cao su, thuốc tránh thai và vòng tránh thai. Đa số sinh viên không biết về biện pháp xuất tinh ngoài âm ñạo và tính vòng kinh. Như vậy, sự hiểu biết của sinh viên về các biện pháp tránh thai có sự tỉ lệ thuận với mức ñộ phổ biến các biện pháp tránh thai ñó trong thực tế. Những bịên pháp mà sinh viên có hiểu biết nhiều là những biện pháp ñược tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thông tin ñại chúng, các biện pháp tuyên truyền trong xã hội. - Các bệnh lây truyền qua ñường tình dục: Nghiên cứu sự hiểu biết của sinh viên về các bệnh LTQĐTD, chúng tôi ñặt câu hỏi “Hãy kể những bệnh lây lan qua ñường tình dục mà bạn biết”? Trong thực tế có khoảng hơn 20 loại bệnh LTQĐTD, nhưng hầu hết sinh viên chỉ kể ñến một số bệnh như: Lậu; giang mai; HIV/AIDS và viêm gan B; còn 55 những bệnh như trùng roi; sùi mào gà... chỉ có 2,5% sv ñề cập ñến. Trong ñó, tỉ lệ hiểu biết về các bệnh khác nhau có sự chênh lệch, nhất là sự hiểu biết giữa bệnh HIV/AIDS (100%) và viêm gan B 3,7%) Hiện nay, HIV/AIDS ñang ñược tuyên truyền sâu rộng trên khắp các phương tiện thông tin ñại chúng. Đây là căn bệnh thế kỷ ñã huỷ hoại biết bao sinh mạng con người. Y học thế giới vẫn chưa tìm ra ñược loại thuốc chữa ñặc hiệu chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, 100% sv Trường Đại học sư phạm-ĐHĐN hiểu biết về căn bệnh này là phù hợp với thực tế. Còn bệnh viêm gan B là loại bệnh ở gan không phải ở hệ sinh dục mà lây qua ñường tình dục. Virut viêm gan B gây bệnh ở gan nhưng lây bệnh qua dịch sinh dục và lây qua máu. Đó cũng là lý do tại sao tỉ lệ SV nắm bắt thông tin về căn bệnh này chưa cao. Những hiểu lầm về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm vẫn xảy ra khi một số sinh viên liệt kê khả năng phòng tránh lây nhiễm QĐTD bằng các biện pháp tránh thai như “xuất tinh ngoài âm ñạo”. Tuy nhiên bao cao su ñược ñề cập ñến với tỉ lệ cao nhất trong các nhóm về khả năng tình dục an toàn (99%). Có 98% sinh viên lựa chọn ñúng khi cho rằng hành vi giao hợp dương vật và hậu môn và giao hợp miệng và dương vật/âm ñạo là hai loại hành vi có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua ñường tình dục cao nhất. Mặc dù vậy, kết quả trên ñây chứng tỏ, nhận thức về các bệnh LTQĐTD của SV Trường Đại học sư phạm chưa sâu rộng. Vì vậy, theo chúng tôi, cần xem xét việc giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho sinh viên như ñào tạo kiến thức khoa học của một môn học chính khoá trong trường. Bảng 2.6: Thái ñộ biểu hiện qua nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc giáo dục SKSS-TD cho sinh viên. STT Theo bạn việc giáo dục SKSS-TD cho sinh viên số phiếu % 56 trong nhà trường là: 1 Rất cần thiết 211 84,4% 2 Cần thiết 32 12,8% 3 Không cần thiết. 7 2,8% Kết quả ñiều tra từ bảng trên cho thấy, ña số sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng nhận thức tốt về sự cần thiết của việc giáo dục SKSS-TD. Trong ñó: 84,4% sv cho là rất cần thiết, 12,8% sv cho là cần thiết. Chỉ có 7sv (2,8%) cho là không cần thiết. Chứng tỏ mặt tích cực trong nhận thức của sinh viên về sự thiết của việc ñược trang bị các kiến thức về SKSS-TD. Kết quả này phản ánh nhu cầu cần hiểu biết về SKSS-TD trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng vẫn rất lớn và thực tế thì nhu cầu này vẫn chưa ñược ñáp ứng do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đòi hỏi nhà trường và các tổ chức ñoàn thể cần quan tâm ñáp ứng nhu cầu chính ñáng này của sinh viên. 2.4.2. Thái ñộ biểu hiện qua tình cảm của sinh viên với SKSS-TD Để tìm hiểu vấn ñề này chúng tôi ñặt ra câu hỏi: “Bạn cảm thấy như thế nào khi nói về những vấn ñề SKSS-TD?”; “Bạn có cảm thấy tự tin ñi mua bao cao su, tiếp cận dịch vụ SKSS-TD không?”; “Bạn có cảm thấy thích thú nếu ñược học về SKSS-TD không?” Câu trả lời mà chúng tôi thu ñược như sau: - Với câu hỏi: “bạn cảm thấy như thế nào khi trao ñổi những vấn ñề SKSS- TD?” và ñưa ra 3 phuơng án trả lời chúng tôi thu ñược kết quả sau: Bảng 2.7: Thái ñộ biểu hiện qua tình cảm của sinh viên ñối với việc trao ñổi những vấn ñề SKSS-TD. STT Nội dung Số SV Tỉ lệ % 57 1 Rất ngại vì ñây la vấn ñề tế nhị. 147 58,8% 2 Thoải mái trao ñổi 41 16,4% 3 Chủ ñộng tìm hiểu và trao ñổi. 62 24,8% Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy: một tỉ lệ lớn sinh viên cảm thấy e ngại,khó nói sợ người khác hiểu nhầm khi nói về những vấn ñề SKSS-TD 58.8% (147sv).Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ sinh viên cảm thấy ñây là vấn ñề bình thường nên thoải mái khi nói chuyện về nó (16,4%). Có 24,8% sv chủ ñộng tìm hiểu và trao ñổi, ñây là một dấu hiệu tích cực trong thái ñộ của sinh viên. Thực tế này ñặt ra cho vấn ñề cần giải quyết: Làm thế nào ñể tạo ra sân chơi bổ ích và những hoạt ñộng giái dục trong nhà trường ñể sinh viên có ñiều kiện tiếp cận với các kiến thức SKSS-TD? - Với câu hỏi: “Bạn có cảm thấy tự tin ñi mua bao cao su, tiếp cận dịch vụ SKSS-TD không?” và ñưa ra 3 phương án lựa chọn, chúng tôi thu ñược kết quả như sau: Bảng 2.8: Thái ñộ biểu hiện qua mức ñộ tự tin ñi mua bao cao su và tiếp cận dịch vụ SKSS-TD. STT Nội dung Tổng phiếu Tỉ lệ % 1 Hoàn toàn tự tin 46 18,4% 2 Thiếu tự tin 112 44,8% 3 Không chắc chắn 92 36,8% Nhìn chung ña số người trả lời cho thấy họ thiếu sự tự tin ñể ñi mua bao cao su và tiếp cận dịch vụ SKSS-TD (44,8%). Điều này tỉ lệ thuận với việc một tỉ lệ lớn sinh viên không biết cách sử dụng bao cao su khi nào và như thế nào. 58 Vẫn có một tỷ lệ sinh viên chưa chắc chắn về mức ñộ tự tin của mình (36,8%). Chỉ có 18,4% sv trả lời họ có ñủ tự tin ñể ñi mua bao cao su và tiếp cận dịch vụ SKSS-TD. Tuy nhiên, có một ñiều ñáng lưu ý mà khi tiến hành quan sát trong giờ học thực hành về kỹ năng sử dụng bao cao su ở lớp 06 CTL, chúng tôi thu thập ñược là: Ngay cả một số bạn tự tin chia sẻ rằng ñã từng tham gia vào ñội tuyên truyền các biện pháp tránh thai, ñi cung cấp bao cao su theo tổ chức hội phụ nữ ở ñịa phương... nhưng khi ñược mời lên thực hành cách ñeo bao cao su (theo mô hình) thì không bạn nào thực hành ñúng cả. Nhiều bạn khác trong lớp chia sẻ là: chưa bao giờ cầm bao cao su hay ñi mua bao cao su cả nên không biết cách sử dụng là ñương nhiên. Phải chăng ñây là hạn chế cần ñược khắc phục bằng việc giáo dục SKSS-TD và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên? - Với câu hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào nếu ñược học về SKSS-TD không?”Câu trả lời thu ñược là: Bảng 2.9: Thái ñộ biểu hiện qua tình cảm của sinh viên ñối với việc học SKSS-TD. STT Nội dung Tổng số phiếu Tỉ lệ % a. Rất thích và mong muốn có 242 96,8% b. Bình thường 8 3,2% c. Không thích 0 0 % Một tỉ lệ lớn sinh viên cảm thấy thích thú và mong muốn ñược học về SKSS-TD (96,8%). Tương tự như vậy, khi tiến hành quan sát thái ñộ học tập của sinh viên lớp 06 CTL chúng tôi thu ñược kết quả khả quan: các bạn tham gia ñầy ñủ và hăng say xây dựng bài, ñặc biệt là ở các bài tập thực hành, bài tập nhóm. Điều này ñã ñược các chuyên gia của Quỹ dân số thế giới ñánh giá cao về chất lượng bài tập cũng như ý thức học tập của các bạn. Kết quả này cho thấy mặt tích cực trong thái ñộ của sinh viên Đại học sư phạm – ĐHĐN ñối với SKSS-TD. Đồng 59 thời ñây là ñiều kiện thuận lợi ñể nhà trường tổ chức giáo dục SKSS-TD cho sinh viên. 2.4.3. Thái ñộ biểu hiện qua hành vi của sinh viên về SKSS-TD Để tìm hiểu hành vi SKSS-TD của sinh viên ĐHSP Đà Nẵng chúng tôi ñưa ra những câu hỏi ñi sâu vào những vấn ñề tế nhị như “Mức ñộ gần gũi nhất giữa bạn và người yêu”; “Khi bạn tình muốn quan hệ tình dục nhưng bạn không muốn bạn sẽ ; Mức ñộ “thường xuyên” tham gia vào việc thảo luận tìm hiểu các nôi dung SKSS-TD. Kết quả thu ñược là: - Với câu hỏi: “Mức ñộ gần gũi nhất giữa bạn và người yêu là” và ñưa ra 4 phương án lựa chọn, chứng tôi thu ñược kết quả như sau: Bảng 2.10: Thái ñộ biểu hiện qua hành vi: “gần gũi giữa bạn và người yêu” STT Nội dung Nam SV Nữ SV Tổng 1 Nắm tay, ôm hôn 40 63 103 2 Vuốt ve, sờ phần kín 48 40 88 3 Quan hệ tình dục 5 2 7 Trong tổng số 250 sinh viên tham gia ñiền phiếu, có 198 sinh viên thừa nhận là họ ñã có (từng có) người yêu. Có một tỷ lệ lớn nữ sinh viên ñề cập mức ñộ gần gũi nhất của họ với người yêu là “nắm tay, ôm hôn” (63 sv); nhóm nam sinh viên lại có câu trả lời mức ñộ gần gũi nhất giữa họ với người yêu là “vuốt ve, sờ phần kín” với một tỷ lệ cũng khá cao (48 sv). Tuy nhiên trong thảo luận nhóm, sinh viên ñã ñề cập ñến một số tình huống có thai ngoài ý muốn, có một số trường hợp ñã ñược thu xếp ổn thoả (kết hôn và sinh con), nhưng sinh viên cũng ñề cập rằng: “không biết họ có kết hôn hay không”. Bên cạnh ñó, cũng có 7 sinh viên trong ñó có 5 nam, 2 nữ trả lời là họ ñã có quan hệ tình dục với người yêu của mình. 60 Qua thảo luận nhóm, hiện tượng chung sống trước hôn nhân có xảy ra với sinh viên ĐHSP-ĐHĐN: “Về việc chung sống trước hôn nhân thì tôi ñã có chứng kiến vì tôi sống ở ngoài ký túc xá. Tôi biết một trường hợp hai cậu con trai ở chung với nhau trong một phòng trọ, sau ñó bạn gái của một cậu ñến ở cùng và ba người bọn họ ngủ chung trên một chiếc giường” [nam sinh viên khoa sử ĐHSP]. Phần lớn nam sinh viên tham gia thảo luận nhóm cho rằng những cô gái sống chung trước hôn nhân là những người trơ lỳ và không ngại người khác ñể ý ñến mình như thế nào [thảo luận nhóm nam sv]. Đây là một vấn ñề lớn ñặt ra cho nhà trường, dựa trên nguyên tắc quyền và luật pháp thì sinh viên có quyền tự quyết ñinh việc có quan hệ tình dục hay chung sống trước hôn nhân, nhưng xét theo văn hoá truyền thống Việt Nam thì ñiều này không ñược ñồng tình, ủng hộ. Hơn nữa, việc mang thai và có con ở lứa tuổi sinh viên thường ñể lại nhiều hậu quả nặng nề. Chính vì vậy mà việc ñưa chương trình giáo dục SKSS-TD vào trong nhà trường theo chúng tôi là rất cần thiết nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng về SKSS-TD ñề có thể ñưa ra quyết ñịnh ñúng ñắn và an toàn. - Khi ñươc hỏi về phản ứng khi “bạn tình muốn có quan hệ tình dục mà mình không mong muốn”, chúng tôi thu ñược kết quả như sau: Bảng 2.11: Thái ñộ biểu hiện qua hành vi: phản ứng ñối với tình dục không mong muốn. STT Nội dung Nam SV Nữ SV Tổng 1 Từ chối bằng những lý do có thể. 33 (25,4%) 97(74,6%) 130 2 Thuết phục bạn tình trì hoãn mối quan hệ 51(63,7%) 29(36,3%) 80 3 Ý kiến khác. 40 61 Theo số liệu từ bảng trên cho thấy: nữ sinh viên chọn “từ chối có quan hệ tình dục” với tỷ lệ khá cao (74,6%). Trong ñó nhóm nam sinh viên thì lựa chọn thuyết phục bạn tình trì hoãn quan hệ tình dục với (63,7%). Trong số những người tham gia ñiền phiếu, có 40 người có ý kiến khác trong trường hợp này, tổng hợp các ý kiến ñó như sau: “Không biết ñược, chuyện ñó hoàn toàn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh; phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa; Chia tay, vì trong tình yêu không có sự ñòi hỏi mà chỉ có sự tự nguyện; Thuyết phục người yêu chờ ñến khi kết hôn; Nêu rõ quan ñiểm của mình là không muốn có quan hệ tình dục trước hôn nhân; Kiên quyết từ chối ñến cùng, ñến khi không ñược nữa thì chịu; Lảng sang chuyện khác; Chuyện này nói dễ hơn làm; Bằng lời thuyết phục không ñược thì bằng mọi hành vi có thể; Nếu thực sự yêu nhau và yêu nhau lâu dài thì việc quan hệ tình dục hoàn toàn có thể...” Trong quá trình trò chuyện, nhóm nam và nữ sinh viên bày tỏ khó khăn của họ trong việc kiểm soát lần quan hệ tình dục ñầu tiên “có nhiều trường hợp chúng tôi không thể tránh có quan hệ tình dục dù chúng tôi không dự ñịnh có quan hệ tình dục... ñiều quan trọng là cần phải ñảm bảo an toàn” [nữ sinh viên khoa văn]. Phải chăng nữ sinh viên dường như ít có quyền và khả năng tác ñộng ñến quyết ñịnh về việc có quan hệ tình dục hay không? Có sự khác biệt trong suy nghĩ giữa nam và nữ sinh viên khi họ thảo luận về việc bắt ñầu quan hệ tình yêu. Với nhóm nam sinh viên, vấn ñề ñược quan tâm nhất là xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt ñẹp với bạn gái trong khi nữ sinh viên quan tâm nhiều hơn ñến các vấn ñề liên quan ñến tình dục và mối quan hệ gia ñình bên cạnh các quan tâm về vun ñắp tình cảm với bạn trai. Giải thích cho sự khác biệt này, nữ sinh viên cho biết họ lo lắng về những tình huống không 62 ñược tính trước có thể xảy ra với họ như việc có quan hệ tình dục ngoài ý muốn, bị bạo hành... Đây cũng là một cơ sở cho thấy nữ sinh viên lo lắng về khả năng ñàm phán về quan hệ tình dục. Bảng 2.12 Kết quả trò chuyện nhóm sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng. Mức ñộ ưu tiên Nam sinh viên Nữ sinh viên 1 Chăm sóc bạn gái, ñi chơi, ñi ăn Chăm sóc người yêu 2 Chung thuỷ Tìm hiểu vấn ñề về tâm lý, tình cảm của người yêu 3 Chủ ñộng bày tỏ tình cảm Các vấn ñề tình dục, kìm nén và kiêng nhịn quan hệ tình dục như thế nào, làm thế nào ñể an toàn nếu không thể tránh quan hệ tình dục. 4 Quan hệ tâm lý, tình cảm Cân ñối giữa tình yêu và học tập 5 Làm thế nào ñể giữ quan hệ tốt Các vấn ñề liên quan ñến gia ñình, bạo hành giới. 6 Cân ñối giữa tình yêu và học tập Các vấn ñề về quấy rối và lạm dụng tình dục - Thái ñộ thể hiện qua mức ñộ thường xuyên tham gia các cuộc thảo luận về SKSS-TD. Kết quả thu ñược như sau: “Bạn ñã bao giờ tham gia thảo luận về vấn ñề tình dục và SKSS chưa?” Bảng 2.13: Thái ñộ thể hiện hành vi thảo luận về các vấn ñề SKSS-TD. 63 STT Phương án lựa chọn số sv % 1 Thường xuyên 72 28,8% 2 Đôi khi 97 38,8% 3 Chưa bao giờ 81 32,4% - Chúng tôi ñưa ra 3 mức ñộ “thường xuyên”, “ñôi khi”, và “chưa bao giờ” Tỉ lệ “thường xuyên là không cao”chỉ có 28,8% sv lựa chọn. Hầu hết sinh viên lựa chọn mức ñộ “ñôi khi” (38,8%), “chưa bao giờ” (32,4%). Trò chuyện, thảo luận về SKSS-TD là một vấn ñề rất nhạy cảm và hết sức tế nhị. Nó ñòi hỏi phải có môi trường thân thiện, cởi mở ñi sâu vào từng cá nhân ñể mỗi sinh viên có thể tìm hiểu và thổ lộ những ñiều thầm kín, những thắc mắc khó nói. Qua việc tham dự các giờ học môn SKSS-TD ở lớp 06CTL, chúng tôi nhận thấy: các bạn sinh viên ñã tham gia thảo luận một cách tích cực và chủ ñộng, thậm chí còn ñưa ra ý kiến riêng của cá nhân và chia sẻ những tình huống mà mình hoặc bạn mình ñã gặp phải ñể cùng thảo luận. Vì thế nhà trường cần phải tăng cường các hình thức giáo dục phù hợp, hấp dẫn, thu hút ñông ñảo sv tham gia. - Sinh viên tiếp cận nguồn thông tin về SKSS-TD: “Những hiểu biết mà bạn có ñược về SKSS-TD là do” (với câu hỏi này sinh viên có quyền chọn nhiều phương án trả lời) Nguồn thông tin về SKSS rất phong phú và ña dạng. Sinh viên tìm hiểu về SKSS qua các nguồn sau: Bảng 2.14: Thái ñộ thể hiện qua hành vi tìm kiếm thông tin về SKSS-TD của sinh viên. 64 STT Nội dung Số sv Tỉ lệ % 1 Qua ñọc sách báo, phương tiện thông tin ñại chúng. 203 81,2 2 Hỏi han bạn bè 225 90 3 Từ những người thân trong gia ñình, thầy cô 73 29,2 4 Trung tâm tư vấn-Kế hoạch hoá gia ñình. 68 27,2 Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy: Nguồn thông tin sinh viên thu nhận nhiều nhất là từ bạn bè 90%; qua ñọc sách báo, phương tiện thông tin ñại chúng 81,2%; Sinh viên cũng ñưa ra một số lý do vì sao họ tìm thông tin trên báo, tạp chí, “báo, tạp chí nó riêng tư dễ ñọc và dễ nhớ và tôi có thể ñọc lúc nào tiện nhất ñối với tôi”. Qua trò chuyện thì sinh viên có sử dụng Internet ñể tìm hiểu về SKSS-TD các trang thông tin thường ñược ñọc là: “trang sức khoẻ, SKSS trên hoặc . Tuy nhiên kết quả trao ñổi cho thấy là nữ sinh dường như không thích sử dụng Internet ñể tìm kiếm thông tin về SKSS-TD. Giải thích ñược ñưa ra là “Các câu chuyệ trên ñó không phù hợp với vấn ñề của bọn mình, và dịch vụ tư vấn thì theo mình thường không sẵn có và khó có ñược câu trả lời” (nữ sinh viên). Nguồn thông tin chủ yếu của sinh viên là bạn bè, những người cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ và tâm lý tình cảm có sự tương ñồng: có thể trao ñổi, tìm hiểu và tâm sự những vấn ñề thầm kín, nhạy cảm. Song ở lứa tuổi này, SV chưa có hoàn toàn có kiến thức ñầy ñủ vững vàng và sâu sắc về SKSS-TD. Trong khi ñó, nguồn thông tin từ những người thân trong gia ñình, thầy cô 29,2% và trung tâm tư vần - Kế hoạch hoá gia ñình 27,2% lại thấp. Điều này chứng tỏ, mối quan hệ 65 giữa SV và gia ñình, SV và thầy cô giáo còn khoảng cách. SV không dám, không muốn thổ lộ, tìm hiểu qua những người thân trong gia ñình. Sinh viên là lứa tuổi tự tìm tòi và nghiên cứu: Đọc sách báo và qua phương tiện thông tin ñại chúng 81,2%. Kết luận chương 2: Nghiên cứu thực trạng thái ñộ ñối với SKSS-TD của 250 sinh viên trường ĐHSP- Đại học Đà Nẵng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đa số sinh viên trường ĐHSP- ĐHĐN ñã có thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD, tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên vẫn chưa có thái ñộ tích cực ñối với vấn ñề này. Qua việc phân tích các mặt biểu hiện của thái ñộ cho thấy: thực trạng thái ñộ của sinh viên ñược thể hiện rõ trên cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi. Trong ñó, mặt nhận thức ñược thể hiện yếu nhất. Sinh viên cảm thấy không ñủ tự tin nếu họ phải tìm kiếm dịch vụ SKSS-TD, mua bao cao su, nói chuyện về các vấn ñề SKSS-TD. Mặc dù sinh viên bày tỏ thích thú và mong muốn ñược học SKSS-TD nhưng sv vẫn còn rất e ngại trước vấn ñề này. Hành vi SKSS-TD chủ yếu của sinh viên ĐHSP Đà Nẵng là: “ nắm tay, ôm hôn” ở nhóm nữ sinh viên; “vuốt ve, sờ phần kín” với một tỷ lệ cũng khá cao ở nhóm nam sv. Tuy nhiên vẫn có 7 sv ñề cập là họ ñã có quan hê tình dục. Như vậy: Đa số sinh viên ĐHSP Đà Nẵng có thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD thể hiện ở mức ñộ nhận thức, xúc cảm và hành vi về SKSS-TD của sinh viên. Mặc dù kiến thức về SKSS-TD của sinh viên cón hạn chế nhưng họ ñã nhận thức ñược tầm quan trọng và mong muốn ñược học SKSS-TD cũng như có những hành vi tình dục an toàn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do: 66 - Nhà trường chưa giúp sinh viên nhận thức ñúng ñắn, ñầy ñủ tầm quan trọng, ý nghĩa của SKSS-TD, ñồng thời chưa coi trọng giáo dục. Chưa hình thành ñược bộ máy tổ chức hoạt ñộng, công tác giáo dục SKSS-TD hiện nay chủ yếu dựa trên hoạt ñộng của Đoàn TNCSHCM, chương trình, nội dung giáo dục SKSS- TD còn nghèo nàn, ñơn ñiệu và chưa ñổi mới. - Cơ sở vật chất-phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền SKSS- TD chưa ñược ñầu tư. - Sinh viên e ngại khi ñề cập ñến những vấn ñề liên quan ñến SKSS-TD. Vì e ngại nên sinh viên thường không dám trao ñổi, thảo luận hay tiếp cận các dịch vụ tư vấn SKSS-TD. Sinh viên tự tìm kiếm thông tin qua các phương tiện thông tin ñại chúng, sách báo...mà không ñược trang bị kiến thức SKSS-TD một cách có hệ thống và khoa học. 67 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH, NÂNG CAO THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SKSS-TD CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Dựa trên kết quả nghiên cứu về lý luận, thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP-ĐHĐN ở trên, ñồng thời dựa trên các nguyên tắc chính là: nhu cầu, quyền, văn hoá, chúng tôi ñề xuất một số biện pháp nhằm nhằm nâng cao nhận thức, thay ñổi thái ñộ và ñiều chỉnh hành vi SKSS-TD của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng như sau: 3.1. TỔ CHỨC HỌC PHẦN GIÁO DỤC SKSS-TD RIÊNG BIỆT (CHÍNH KHOÁ) Đây là con ñường thuận lợi nhất giúp sinh viên nắm bắt kiến thức về SKSS-TD một cách ñầy ñủ và có hệ thống. Chương trình giáo dục này sẽ trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên ñể giúp sinh viên tự bảo vệ mình tránh khỏi các nguy cơ SKSS-TD. Làm công tác tư tuởng ñối với sinh viên , nêu kế hoạch học tập, thảo luận và kiểm tra ñánh giá. Yêu cầu về tính nghiêm túc trong quá trình học tập. Mời các chuyên gia tư vấn tâm lý làm việc tại trường ñể tiến hành tư vấn và giải ñáp các thắc mắc. - Mô hình này ñã ñược tiến hành thử nghiệm qua dự án: “Triển khai giáo dục SKSS-TD toàn diện trong chương trình chính khoá tại ĐHSP Đà Nẵng” do Quỹ Dân Số thế giới hợp tác cùng trường ĐHSP Đà Nẵng tiến hành. 68 Chương trình giáo dục ñã ñược dạy thử nghiệm tại lớp 06 CTL – khoa Tâm lý – Giáo dục - Trường ĐHSP Đà Nẵng. Với học phần mang tên: Giáo dục giới tính và SKSS có số tín chỉ là 01. Các bạn sinh viên lớp 06CTL ñược cung cấp giáo trình bằng giấy và cả bằng ñĩa CD ROM “Hành Trình Thành Niên” – ñây là một giáo trình ñào tạo trực tuyến toàn diện về Quyền và SKSS-TD cho thanh niên trong và ngoài trường học. “Hành Trình Thành Niên” kết hợp các kỹ năng công nghệ thông tin với cách diễn ñạt sáng tạo. Giáo trình gồm 10 bài học, trong ñó mỗi bài ñều có các mục tiêu học tập, bài tập thực hành, trò chơi khởi ñộng, bài trình bày, bài trắc nghiệm, hướng dẫn và những câu chuyện thú vị dành cho sinh viên và giáo viên. Diễn ñàn ñược xây dựng ñể sinh viên và giáo viên cùng chia sẻ và tư vấn. Một góc trình bày trực tuyến trên trang web cũng ñược thiết kế ñể gửi gắm các tác phẩm ñược chính các bạn sinh viên thực hiện trên lớp cũng như các tài liệu truyền thông cần thiết. Sau khi kết thúc học phần này, các bạn ñược kiểm tra kiến thức bằng một bài trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi xuyên suốt 10 bài học, thời gian làm bài 40 phút. Kết quả thu ñược khả quan như sau: Tổng số lớp có 43 sinh viên trong ñó có: 27 sinh viên ñạt loại giỏi, 16 sinh viên còn lại ñạt loại khá. Ngoài ra, qua học phần này các bạn sinh viên còn ñược rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng ñàm phán, cách sử dụng các biện pháp tránh thai, quyền từ chối tình dục... Với kết quả ñó có thể thấy, tổ chức học phần giáo dục SKSS-TD riêng biệt trong chương trình chính khoá là một biện pháp tích cực ñể thay ñổi và ñiều chỉnh thái ñộ ñối với SKSS-TD của sinh viên. 3.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ Để nâng cao nhận thức, thay ñổi thái ñộ và ñiều chỉnh hành vi ñồi hỏi phải có cả một quá trình lâu dài và liên tục, do vậy, không chỉ ñóng khung trong 69 các giờ dạy trên lớp mà còn phải ñược thực hiện thông qua các hoạt ñộng có tính phong trào. Hình thức này nhằm thu hút các lực lượng tham gia cùng sinh viên, có tính chất thực tế, nhằm làm phong phú hơn kiến thức cũng như tạo sự thoải mái khi thảo luận chủ ñề SKSS-TD: - Tổ chức hội thảo ở cấp khoa với các nội dung SKSS-TD, giới thiệu ñĩa CDROM về SKSS-TD cho sinh viên. Các hoạt ñộng này sẽ giúp tăng cơ hội cho sinh viên ñược trao ñổi về SKSS-TD và các vấn ñề khác. - Để tổ chức các hội thảo/ toạ ñàm, hoặc các cuộc thi kiến thức SKSS-TD, Đoàn TNSHCM sẽ là ñơn vị ñứng ra tổ chức và hoạt dộng này nên tiến hành 3-4 lần/năm. Chủ ñề có thể lựa chọn từ các chủ ñề nóng và tiến hành ở hai cấp khoa và giữa các khoa khác nhau trong trường ĐHSP. - Động viên, tạo ñiều kiện thuận lợi ñể sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học với các ñề tài về dân số, SKSS-TD, SKSS vị thành niên, giáo dục giới tính, các vấn ñề tâm lý xã hội có liên quan. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài, chúng tôi ñưa ra một số kết luận như sau: - “Thái ñộ” ñược hiểu một cách ñầy ñủ và phù hợp với ñề tài này là: “Thái ñộ tự là sự sẵn sàng trong cách ứng xử của cá nhân ñối với các tình huống, các vấn ñề xã hội nhất ñịnh với những tình huống, ñối tượng ñó, thái ñộ thể hiện ra qua cách ứng xử (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành vi) của chủ thể.” - Thái ñộ ñối với SKSS-TD: “Thái ñộ ñối với SKSS-TD là sự sẵn sàng trong cách ứng xử của cá nhân ñối với các nội dung liên quan ñến SKSS. Được thể hiện ở nhận thức, cảm xúc, hành vi của sinh viên trước các vấn ñề SKSS-TD”. - Đa số sinh viên ĐHSP- ĐH Đà Nẵng có thái ñộ tích cực ñối với SKSS-TD. Thái ñộ của sinh viên ñược thể hiện rõ trên cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi. Vì vậy ñể hình thành hoặc thay ñổi thái ñộ ñối với SKSS-TD cho sinh viên trường ĐHSP cần tác ñộng ñến cả 3 thành phần cấu thành thái ñộ. Trong ñó, chú ý coi trọng hơn việc tác ñộng ñến mặnt nhận thức của thái ñộ. - Đề tài cũng ñã ñề cập ñược một số nguyên nhân ảnh hưởng ñến thái ñộ của sinh viên. Có cả nguyên nhân từ phía nhà trường và cả nguyên nhân bản thân sinh viên. Nhưng nguyên nhân từ phía bản thân sinh viên có ý nghĩa quyết ñịnh: ý thức của sinh viên về tầm quan trọng, sự cần thiết và ý nghĩa của SKSS-TD. - Đề tài cũng ñã ñưa ra hai nhóm biện pháp chính ñể ñiều chỉnh hoặc thay ñổi thái ñộ của sinh viên ñối với SKSS-TD gồm: Phát triển một học phần giáo dục 71 SKSS-TD riêng biệt ñược sử dụng bắt buộc trong hệ thống giáo dục chính khoá và Tổ chức hoạt ñộng ngoại khoá. 2. Kiến nghị Từ những kêt quả nghiên cứu trên, chúng tôi ñề xuất những kiến nghị sau: - Nhà trường cần thiết lập mối quan hệ với các dịch vụ SKSS-TD hiện có ñể cung cấp ñịa chỉ dịch vụ thích hợp cho sinh viên trong trường, ñặc biệt là các ñịa chỉ thân thiện. - Xây dựng các dịch vụ tư vấn SKSS-TD hoặc liên hệ với các tổ chức ñang hoạt ñộng tư vấn ñể giới thiệu cho sv giải quyết tốt hơn các vấn ñề của họ về SKSS-TD và tâm lý tình cảm. - Tìm kiếm khả năng ñưa nội dung SKSS-TD lên trang web của ĐHĐN ñể tận dụng các nội dung thông tin, các câu hỏi/ trả lời, các trò chơi ñể cung cấp kiến thức cho sinh viên của ĐHSP ĐN nói riêng và ĐHĐN nói chung. - Sớm ñưa chương trình giáo dục SKSS-TD mang tên: “Tiến trình thành niên” theo dự án ñã phối hợp với Uỷ ban dân số liên hiệp quốc vào giảng dạy. Để sinh viên sớm ñược hưởng lợi từ chương trình của dự án này, ñáp ứng nhu cầu của sinh viên về SKSS-TD. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Liên Anh (2003), Thái ñộ của sinh viên trường Đại học luật Hà Nội ñối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nôi. 2. B.Ph.Lomov (2000), Những vấn ñề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXBĐHQGHN. 3. Elizabeth Thompson Ortiz, Cẩm nang về các vấn ñề giới tính, mang thai, sức khỏe và hạnh phúc gia ñình, NXB TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục. 5. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong KHGD, NXBGD. 6. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội những vấn ñề lý luận, NXBKHXH. 7. PGS Bùi Văn Huệ (2000), Giáo trình tâm lý học, NXB ĐHQG Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Lê (2004), Giáo dục giới tính, NXB ĐHQG, HN. 9. Nguyễn Quang Mai (2002), Giới tính và ñời sống gia ñình, NXB ĐHQG Hà Nội. 10. PGS.TS.Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lý học giới tính và giáo dục giới tính, Nhà xuất bản giáo dục. 11. Hà Nhật Thăng (1999), Gia ñình – Môi trường, lực lượng quan trọng góp phần ñịnh hướng giá trị ñạo ñức xã hội cho lớp trẻ, Viện nghiên cứu giáo dục. 12. Lê Thị Trang, Thái ñộ ñối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Học viện Ngân Hàng, phân viện TP. HCM, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học. 13. PGS-TS Nguyễn Quang Uẩn (1999), Tâm lý học ñại cương, NXB ĐHQG Hà Nôi. 14. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)-Nguyễn Văn Luỹ-Đinh Văn Vang (2006), Tâm lý học ñại cương, NXBĐHSP. 73 15. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ ñiển tâm lý học, NXB Ngoại Văn, Trung tâm N-T, Hà Nội. 16. Đoàn TNCSHCM (2000), Tài liệu huấn luyệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Tập 1,2,3, Hà Nội. 17. Quỹ dân số thế giới (2007), Báo cáo ñánh giá nhu cầu sức khoẻ sinh sản và tình dục của sinh viên Đại học sư phạm Đại học Đà Nẵng và học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám. 18. Trung tâm giáo dục ñạo ñức công dân-Viện khoa học giáo dục-cục V26- Bộ công an-Trung tâm dạy nghề Koto (2004), Trò chuyện về giới tính,tình dục và SKSS. 19. Uỷ Ban QGDS/KHHGĐ (2000), Chiến lược dân số VN 2001-2010, Hà Nội. 20. http:// www.tuoitre.com.vn/, Nguyễn Đạt Ân,“Giáo dục giới tính: Giáo dục khả năng tự chủ”, 19/8/2005. 21. Hồ Đắc Duy,“Mục ñích của giáo dục giới tính”, 19/8/2005. 22. niên.com.vn/, Khánh Hiền,“Giáo dục giới tính trong nhà trường”, 19/8/2005. 23. JVNET,“Khoảng trống trong giáo dục giới tính”, 17/8/2006. 24. theo Lao ñộng, “Sinh viên rất thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản, giới tính”, 12/8/2006. Giáo viên hướng dẫn: Ths.Giảng viên chính Lê Thị Phi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Trang lớp 05CTL, trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThái độ của sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục.pdf
Luận văn liên quan