Thái Lan là một nước may mắn không phải ghánh chịu những nỗi đau về chiến tranh. gần đây những mâu thuẫn về chính trị vẫn không làm cho chính trị nước này suy yếu. Thực tế thì Thái Lan vẫn đang phát triển khá và tham gia vào các nước công nghiệp NICs. Mô hình kinh tế Thái lan là một mẫu mực để kinh tế Việt Nam noi theo phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp không khói .
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái lan là nền kinh tế lớn mạnh của Đông Nam Á, các chỉ số kinh tế liên tục tăng. Năm qua, do những bất ổn chính trị nhưng không là ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tổng quan tình hình kinh tế Indonesia:
1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển :
Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, với diện tích mặt đất 2 triệu km2 và diện tích mặt nước biển 7,9 triệu km2, dân số 240,3 triệu người. GDP năm 2007 đạt 433 tỷ USD, năm 2008: 511 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP: Năm 2007 là 6,3 %, năm 2008 là 6,1 % và năm 2009: 4,5 % và 2010 6%. Lạm phát năm 2007: 6,6 %, năm 2008: 9,8 % và 2009: 4,8 % và 2010 5,1%.
Indonesia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa thành phần. Dân số đông là thị trường lao động cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn của Indonesia.
Hơn nữa, Indonesia được thừa hưởng một nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Một quốc gia rộng lớn, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới và được tạo thành bởi hơn 17000 nghìn đảo lớn nhỏ, khí hậu Indonesia thích hợp cho nhiều loại động, thực vật phát triển. Indonesia cũng thừa hưởng một nguồn nguyên khoáng sản khổng lồ.
Như vậy, Indonesia sở hữu những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia theo truyền thống là khoáng sản, nhiên liệu, dầu khí tự nhiên...giờ đây đã dịch chuyển mạnh sang các mặt hàng Phi dầu mỏ- khí đốt, các mặt hàng công nghệ cao như máy móc, xe hơi,thiết bị điện tử, sản phẩm công nghiệp chế biến, nhằm giải quyết việc làm và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế và tự nhiên, đặc biệt là ngành khai thác dầu mỏ khí đốt ở Indonesia.
2. Triển vọng kinh tế:
Kinh tế Indonesia đang tăng trưởng ở mức ổn định và được đánh giá là nước có tốc độ phát triển cao ở Đông Nam Á.
Nguồn: Ngân hàng Indonesia
Bảng chỉ số tăng trưởng kinh tế bền vững Indonesia qua các năm
Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, đến năm 2020 Indonesia sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 10 thế giới và tới năm 2030, nước này sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 5 thế giới.
Trong thời gian 20 năm qua, GDP châu Á có mức tăng trưởng bình quân hàng năm tới 5,2% và Indonesia là một trong những động lực thúc đẩy trào lưu này. Hiện nay dân số Indonesia là 230 triệu người, chiếm 40% dân số ASEAN, GDP đạt 1.300 tỉ USD, chiếm 50% GDP của ASEAN. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Indonesia thời gian tới có thể đạt tới 7%. Mấy năm qua khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia vẫn duy trì ở mức cao so với các nước phương Tây: GDP năm 2007 đạt 6,3%, năm 2008 đạt 6,1%; năm 2009 tuy bị tác động mạnh, nhưng GDP vẫn duy trì mức tăng trưởng 4,5%. Bước sang năm 2010, kinh tế Indonesia nhanh chóng phục hồi, GDP cả năm 2010 đạt 6,2%. Theo dự báo, GDP năm 2011 có thể đạt mức tăng trưởng 8,5%.
II. Thành tựu xuất khẩu Indonesia:
Năm 2008, xuất khẩu của Indonesia đạt kỷ lục 136,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007. Indonesia xuất khẩu chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt (19,4%), khoáng sản thiếc, than, đồng, vàng (18,8 %), đồ gia dụng điện (13,27%), sản phẩm cao su (6,8%), dệt may (3,6 %), hàng hoá chế tạo như xe hơi, xe máy, giầy dép, dệt may và điện tử, dầu ăn thực vật.
Indonesia xuất khẩu sang các nước chính là: Nhật Bản (12,8 %), Mỹ (11,6 %), Xingapo (9,4 %), Trung Quốc (7,2 %), Malaixia, Hàn Quốc.
Cơ cấu xuất khẩu với các mặt hàng như sau: Thực phẩm và động vật sống: 4,7% (3,436 tỷ USD); Bia, nước ngọt và rượu và lá thuốc lá: 0,47% (343 triệu USD); Vật liệu thô không kể nhiên liệu: 12,3% (8,979 tỷ USD); Khoáng sản, nhiên liệu, dầu bôi trơn và vật liệu dẫn xuất: 30% (21,815 tỷ USD); Dầu động vật và thực vật, mỡ và sáp: 6,9% (5,026 tỷ USD); Hoá chất và các sản phẩm dẫn xuất: 5,5% (4,02 tỷ USD); Hàng hoá thuộc khu vực chế tạo: 19,7% (14,4 tỷ USD); Máy móc và thiết bị vận tải: 11% (8 tỷ USD); Các mặt hàng khác: 9,3% (6,7 tỷ USD).
Nguồn: ngân hàng Indonesia
Bảng tình hình xuất- nhập khẩu Indonesia 2004-2008
Tuy có biến động nhưng theo như biểu đồ, ta có thể thấy xuất khẩu của Indonesia cao hơn rất nhiều so với nhập khẩu, và có chuyển biến tăng lên từ 2004 cho đến năm 2008. Như vậy, Indonesia là một nước xuất siêu và chứng tỏ chính phủ đã có những sự điều tiết đúng mực và lĩnh vực xuất khẩu.
III. Sự thay đổi trong các mặt hàng xuất khẩu Indonesia:
1, Sự thay đổi trong chiến lược định hướng xuất khẩu:
Chiến lược dựa trên định hướng xuất khẩu bao gồm hai chính sách lớn. Trước tiên, là để khắc phục những sai lầm như trường hợp của Hà Lan về vấn đề tỷ giá và làm cho tỷ giá hối đoái hiệu lực thực tế (REER) trở nên tích cực. Ở trong nước, tỷ giá REER tích cực có thể mang lại cho các sản phẩm nội địa khả năng cạnh tranh về mặt tài chính trên các thị trường quốc tế. Còn ở bên ngoài, nó tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, và do đó, tác động tới cán cân thương mại. Chính sách thứ hai nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế (của hàng hoá nội địa) là việc nâng cao năng lực sản xuất thương phẩm. Theo Anwar Nasution, Indonesia nên áp dụng một chiến lược toàn cầu để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự phát triển kinh tế nhanh chóng và tạo thêm việc làm cho các ngành công nghiệp sản xuất cần nhiều nhân công ở đảo Java (đảo phát triển nhất ở Indonesia, nơi có thủ đô Jakarta).
Chiến lược dựa trên định hướng xuất khẩu cũng đã được sử dụng thành công để khai thác nguồn lực lao động có tay nghề và các yếu tố toàn cầu khác của sản xuất, qua đó nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ để phát triển.
"Căn bệnh" Hà Lan xảy ra (đối với Indonesia) do các khoản thu lớn từ việc xuất khẩu một số sản phẩm đang được giá và các luồng vốn bên ngoài chảy vào đã làm tăng trị giá trao đổi của đồng Ppiah (Rp). Đồng Rp tăng giá làm tổn hại các lĩnh vực khác của nền kinh tế vì nó làm cho giá hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn nhưng lại làm tăng giá hàng hoá xuất khẩu bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, đồng Rp mạnh cũng tạo ra những ưu đãi đối với tình hình sản xuất của những khu vực có năng lực sản xuất thấp, chẳng hạn như khu vực phi giao dịch của nền kinh tế.
2. Indonesia chú trọng xuất khẩu các mặt hàng Phi dầu khí
Trong năm 2008, giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng 19,86 % so với năm 2007 với hơn 137 tỷ Đôla Mỹ, mà trong đó xuất khẩu Phi dầu khí lên đến 108 Đôla Mỹ và tăng 17,76 %.
Nguồn: [5]
Theo thống kê của ngân hàng Indonesia, tổng giá trị xuất khẩu của Indonesia hàng năm tang lên. Dầu khí không còn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Indonesia, thay vào đó là các mặt hàng Phi dầu mỏ chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, ngành xuất khẩu dầu mỏ hầu như tăng rất chậm. Đó là kết quả của việc kìm hĩm sự tăng quá nóng của ngành xuất khẩu dầu mỏ, điều mà chính phủ Indonesia cho rằng không tốt cho nền kinh tế. Bởi lẽ, dầu mỏ dễ gây rủi ro khủng hoảng kinh tế như những năm trước đó và giảm dần sự ảnh hưởng của Dầu mỏ đối với kinh tế Indonesia.
Nguồn: [5]
Biểu đồ tỷ lệ gia tăng của xuất khẩu Phi dầu khí trong năm 2008
Nguồn: [5]
Cơ cấu xuất khẩu của Indonesia trong năm 2008.
Ta dễ dàng nhận thấy ngay sự khác biệt trong cơ cấu xuất khẩu Indonesia . Chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế tạo, với 63,38 % trong khi đó Dầu khí chỉ chiếm chưa đầy 1/3.
Nguồn: [5]
Biểu đồ sự phát triển của xuất khẩu Phi dầu khí
Bảng trên phản ánh rõ sự phát triển giữa xuất khẩu Phi dầu khí và dầu khí. Xuất khẩu phi dầu khí chiến tỷ trọng cao hơn rất nhiều lần so với xuất khẩu dầu khí. Đến cuối năm 2008 đầu 2009 do có ảnh hưởng về khủng hoảng kinh tế và giá dầu thế giới, lĩnh vực xuất khẩu này có giảm những vẫn giữ ở mức cao và phục hồi vào năm 2010.
Nhóm hàng Phi dầu khí xuất khẩu chủ yếu của Indonesia 2009- 2010
Nhóm hàng hóa
Trị giá FOB (triệu USD)
tháng 4/2010
Tháng 5/ 2010
5 tháng 2010
Tăng giảm so với cùng kì 2009
Tỷ trọng %
1. Nhiên liệu vô cơ (27)
1.452,2
1.489,8
7.691,2
+ 64,08
15,72
2. Dầu động thực vật và chất béo (15)
937,5
1.040,6
4.644,4
+ 24,92
9,49
3. Thiết bị điện và máy móc(85)
857,2
824,1
3.971,1
+ 41,00
8,12
4 Cao su và các SP từ cao su (40)
781,1
795,1
3.545,6
+ 116,78
7,25
5. quặng kim loại và xỉ ( 26)
528,5
689,1
3.196,1
+ 138,26
6,53
6. T/bị cơ khí (84)
384,8
371,7
1.883,9
+ 3,31
3,85
7. Giấy và bìa cát tông (48)
368,9
351,8
1.664,0
+ 27,26
3,40
8.Quần áo may sẵn (62)
266,9
269,3
1.398,8
+ 7,81
2,86
9. Đồng đỏ ( 74)
267,3
169,1
1.347,9
2,75
10. Hóa hữu cơ (29)
286,4
177,2
1.100,9
2,25
Cộng 10 mặt hàng
6.130,8
6.177,8
30.443,9
+51,56
62,22
Các mặt hàng khác
3.699,8
4.075,8
18.488,2
+ 25,68
37,78
Tổng xuất khẩu phi dầu khí
9.830,6
10.253,6
48.932,1
+ 40,61
100,00
Nguồn: trang thông tin điện tử, Bộ Công thương Việt Nam
Cổ phiếu hàng hóa xuất khẩu Phi dầu khí (%)
2006
2007
2008
Khoáng sản
14,9
14
10.8
Máy móc và thiết bị điện
14,1
13,2
13,5
Dầu thực vật
8
10,6
12,8
Len sợi và sản phẩm len sợi
11,6
10,5
9,1
Kim loại cơ bản và sản phẩm
9,1
10,4
13,4
Nguồn: ngân hàng Indonesia
Theo Cơ quan Thống kê trung ương Indonesia (BPS) và các nguồn tin địa phương, kim ngạch xuất khẩu tám tháng đầu năm 2010 của Indonesia đạt 98 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009.
Riêng xuất khẩu Phi dầu khí đã chiếm tới 81 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.
Cũng trong thời gian trên, nước này nhập khẩu 87 tỷ USD, và đạt thặng dư thương mại gần 11 tỷ USD (tăng 3,8%). Kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này trong tháng 9/2010 lần lượt là 13,71 tỷ USD và 12,22 tỷ USD; tháng 7/2010 là 12,49 tỷ USD và 12,62 tỷ USD; xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm là 85 tỷ USD và 75 tỷ USD.
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và Singapore là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Indonesia từ đầu năm đến nay, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường quan trọng nhất cho các sản phẩm xuất khẩu Phi dầu khí của nước này. Cũng theo BPS, Indonesia đang trải qua thời kỳ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 25 năm qua. Riêng kim ngạch xuất khẩu Phi dầu khí của 5 năm qua là 556 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 1985-1990.
Mặc dù khả quan như vậy, song đóng góp của xuất khẩu nói chung đối với GDP hiện cũng chỉ chiếm khoảng 40% GDP, được cho là thấp hơn hai nền kinh tế lớn khác của ASEAN là Thái Lan và Malaysia.
Giới quản lý và chuyên gia đánh giá Indonesia tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng xuất nhập khẩu khá ấn tượng, trở thành một trong số ít các quốc gia vượt qua mốc phát triển đạt được vào năm 2008 trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động sâu rộng tới kinh tế nhiều nước.
Đây cũng là nhân tố phản ánh rõ nét sự thành công của chính sách tránh lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và chú trọng đúng mức thị trường nội địa của Indonesia, trong bối cảnh sức mua tại các nước phát triển mới chỉ bắt đầu phục hồi sau thời gian bị suy giảm khá sâu, nhưng sức mua trong nước vẫn là một động lực chính thúc đẩy kinh tế phát triển liên tục suốt nhiều tháng qua.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến quan ngại đà tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nói trên của Indonesia sẽ không bền vững, vì chủ yếu đạt được từ việc giá hàng hoá nông sản tăng do thiếu nguồn cung và thời tiết xấu, cũng như giá than xuất khẩu cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia thuộc về lĩnh vực nông nghiệp (như dầu cọ), cao su vụn, hay than đá, đều là những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và dễ bị tổn thương trước việc giá cả trên thị trường quốc tế thay đổi thất thường./.
IV. Kết luận:
Tuy là một quốc gia rộng lớn, có nhiều điều kiện để phát triển, nhưng thật sự, Indonesia chưa khai thác và tận dụng triệt để những ưu đãi đó để phát triển kinh tế.
Tình hình kinh tế của Indonesia đã có những chuyển biến rất tích cực trong thời gian gần đây và Indonesia đang dần chiếm những vị thế quan trọng trong sân chơi kinh tế quốc tế. Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và chiến lược đổi mới các chính sách và chiến lược kinh tế đã dần mang lại cho công cuộc phát triển Indonesia có những bước tiến ngày càng rõ rệt. Cơ chế đổi mới xuất khẩu là một điển hình mà ta vừa phân tích trên đây.
Tuy những bước đầu tiên còn chưa ổn định và chưa thu được những kết quả như mong đợi của chính phủ nước này, nhưng chiến lược đổi mới xuất khẩu theo hướng: Phát triển các mặt hàng Phi dầu khí chắc chắn sẽ đáp những kỳ vọng: Phát triển một nền kinh tế công nghiệp chế tạo phát triển, giải quyết công ăn việc làm và giảm sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của nền kinh tế. Chiến lược này cũng giúp chính phủ Indonesia phòng tránh nguy cơ khủng hoảng kinh tế do phụ thuộc vào giá dầu, và ngoài ra, nó còn góp phần nâng cao khả năng chế tạo và sản xuất của nhân dân Indonesia, dần đưa Indonesia vào "sân chơi kinh tế quốc tế".
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, GS_TS Hoàng Thị Chỉnh
2. Website Ngân hàng Indonesia :www.bi.go.id
3. Website Dữ liệu thương mại thế giới: www.tradedata.net
4. Website Bộ Công thương Việt Nam: www.moit.gov.vn
5. Ebook: Indonesia Export- Import Map and Export Projection in 2009, by Firman Firman Mutakin, Aziza R Salam, Aryo Daru Driyo
MỤC LỤC
I. Tổng quan tình hình kinh tế Indonesia:
1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển :
2. Triển vọng kinh tế:
II. Thành tựu xuất khẩu Indonesia:
III. Sự thay đổi trong các mặt hàng xuất khẩu Indonesia:
1, Sự thay đổi trong chiến lược định hướng xuất khẩu:
2. Indonesia chú trọng xuất khẩu các mặt hàng Phi dầu khí
IV. Kết luận:
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ CUỐI KỲ
MÔN: KINH TẾ ĐÔNG NAM Á
TÊN ĐỀ TÀI: Indonesia chú trọng xuất khẩu các mặt hàng phi dầu khí
(2004-2010)
GV HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Chí Hải
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Trần Thị Tường Vi
MSSV: 0856110329
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI CHINH THUC.docx
- bi ti7875u lu7853n Autosaved.doc