Tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án:
Để đảm bảo hiệu quả dự án đã lấy hệ số chiết khấu toàn dự án là 11%.
Dòng đời của dự án: 9 năm; - Giá trị hiện tại thuần NPV (hệ số chiết khấu r = 9%)
của dự án sau 9 năm là: 3.268,00 triệu đồng.
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án là 11,5% > 9%
Tỷ lệ lợi ích/ chi phí (B/C ) = 1,011>1 . Vậy dự án có hiệu quả.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: 8 năm 3 tháng.
Thời gian cho vay: 8 năm (ân hạn 12 tháng)
( Kèm theo bảng tính toán số liệu chi tiết phụ lục I.5)
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm định dự án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNGĐẠIHỌCKINHTẾ THÀNHPHỐHỒCHÍMINH
HỆĐÀOTẠOSAUĐẠIHỌC
------------------------------------
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương
Khóa 22 – Lớp Đêm 1 – Nhóm 9
TP.HCM,Tháng 02năm 2014
Danh sách nhóm
1. Bùi Thị Thu Thủy
2. Nguyễn Thị Hoài Thương
3. Nguyễn Phạm Nhã Trúc
4. Lâm Đặng Xuân Hoa
VÍ DỤ THỰC TẾ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG BIDV
1. Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định
Dự án: Đầu tư XD trại giống thủy sản.
1.1. Phần 1: Tóm tắt dự án:
. Thông tin cơ bản về dự án đầu tư
1. Tên Dự án: Đầu tư trại giống thủy sản.
2. Tên Chủ dự án: Công ty TNHH A.
3. Loại hình dự án : đầu tư xây dựng công trình
4. Địa điểm đầu tư:
5. Hình thứ đầu tư: đầu tư mới TSCĐ.
6. Qui mô công suất thiết kế dự án:
+ Diện tích : 31,67 ha
+ Công suất : 70% năm thứ 1; 75% năm thứ 2; 80% năm thứ 3;
: 85% năm thứ 4; 90% năm thứ 5; 100% năm thứ 6;
7. Sản phẩm của dự án: giống thủy sản các loại: 200 triệu con/năm SX ổn định
90.000.000 con giống tôm càng xanh (4-5cm)
10.000.000 con giống baba-cua đinh 2 tháng tuổi (250g).
20.000.000 con giống cá ngát (3cm).
20.000.000 con giống cá lăng nghệ (2cm).
5.000.000 con giống cá hô (300g).
20.000.000 con giống cá kết (2cm)
35.000.000 con giống cá vồ đém & cá vồ cờ
8. Tổng mức đầu tư: 203.039,00 triệu đồng. Trong đó :
Vốn đầu tư TSCĐ: 188.039,00 Trđ.
Xây lắp : 101.513,00 Trđ
Thiết bị : 17.931,00 Trđ
Chi phí khác: 60.672,00 Trđ
(Lãi vay thời gian thi công: 13.750,00đ)
Dự phòng: 7.922,00 Trđ
Vốn lưu động: 15.000,00 Trđ
9. Nguồn vốn đầu tư: 203.039,00 triệu đồng
Vay vốn NHPT (đầu tư dài hạn):
Vay TDĐT: 125.000,00 Trđ.
Vốn tự có: 63.039,00 Trđ
Vốn lưu động: vay NHTM :15.000,00 trđ
1.2. Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư, vốn thí điểm của Chủ đầu tư:
1. Số tiền đề nghị vay vốn: 125.000 triệu đồng,
2. Thời hạn vay: 8 năm, trong đó thời gian ân hạn: 12 tháng.
3. Sau khi công trình hoàn thành, Chủ đầu tư dự kiến vay nguồn thí điểm để ổn định
SX ban đầu với số vốn vay là 15.000,00 Triệu VND.
4. Tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản khác thuộc
quyền sở hữu của chủ đầu tư.
1.3. kết quả thẩm định:
1.3.1. kết quả thẩm định hồ sơ vay vốn:
Kết quả kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, đánh giá tính nhất quán về nội dung, số liệu
theo quy định.
Hồ sơ dự án:
Dự án đầu tư trại giống thủy sản, Chủ dự án là Cty TNHH A; đơn vị tư vấn lập dự
án đầu tư là Cty TNHH B (phù hợp qui định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng
công trình) (Bản gốc).
Thuyết minh tính toán kết cấu công trình đính kèm hồ sơ thiết kế cơ sở (thuyết minh
và bảng vẽ) dự án đầu tư trại giống thủy sản, (Bản gốc).
Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở số 244/KQTĐ.SXD ngày 07/04/2009 của Sở xây
dựng.
Giấy chứng nhận đầu tư số 54.1.2.1.000023 ngày 31/3/2008 của UBND Tỉnh. (sao y
bản chính của Cty).
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trại giống thủy sản Vũng Liêm
Vĩnh Long tháng 03/2009 do Cty cổ phần công nghệ môi trường xanh lập (bản gốc);
kèm biên nhận hồ sơ v/v giao nộp hồ sơ đánh giá tác động môi trường của Cty
TNHH cho Chi cục bảo vệ môi trường (bản gốc) kèm biên bản phiên họp Hội đồng
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (bản gốc).
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi tiết xây dựng công trình trại giống thủy sản
Vũng Liêm tháng 12 năm 2008, đơn vị tư vấn: Cty TNHH B (bản gốc) đã được
UBND tỉnh N phê duyệt theo Quyết định số 159/QĐ-UBT ngày 15/1/2009 và văn
bản số 464/UBND-KTN ngày 04/3/2009 v/v đổi tên đề án quy hoạch chi tiết “Trại
cá giống quý hiếm” thành “Trại giống thủy sản (bản sao).
Thuyết minh chi tiết “v/v phương án đền bù khu đất quy hoạch xây dựng dự án trại
giống thủy sản (bản gốc).
Bảng dự toán nguồn vốn thực hiện dự án ĐTXD trại giống thủy sản (bản gốc).
Công văn V/v chuyển hình thức thu hồi đất thực hiện dự án (bản sao).
Thuyết minh chi tiết phần chi phí khác tính trên chi phí XD và thiết bị (bản gốc).
Bảng báo giá dây chuyền SX thức ăn thủy sản (bản sao).
Hồ sơ chủ đầu tư:
Cty TNHH A là một Công ty có hai thành viên trở lên, Cty hạch toán độc lập, hoạt
động theo luật doanh nghiệp. Hồ sơ Chủ đâu tư gồm có:
Giấy đề nghị vay vốn (bản gốc).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 54.0.2.000082 do Sở Kế hoạch và đầu tư
Tỉnh Ncấp, đăng ký lần đầu ngày 19/08/2002, đăng ký thay đổi lần 07 ngày
22/02/2008 (bản sao công chứng).
Điều lệ hoạt động của Công ty TNHH (bản gốc)
Báo cáo tài chính năm 2007-2008 (bản gốc); báo cáo năng lực chủ đầu tư (bản gốc).
Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị thẩm định phương án vay vốn và trả nợ (bản gốc).
Bản cam kết “v/v đảm bảo đủ nguồn vốn tự có cho việc đầu tư xõy dựng dự án trại
giống thủy sản.
Văn bản cam kết của Cty TNHH Av/v đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án (bản
gốc).
1.3.2. Về năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư:
a. Năng lực của doanh nghiệp và kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh:
Đánh giá kinh nghiệm, thời gian và kết quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, người đại diện theo pháp luật của Cty:
Công ty TNHH A được thành lập từ tháng 08 năm 2002 (Công ty đăng ký lần đầu
ngày 19/08/2003, Đăng ký thay đổi lần thứ 7 vào ngày 22/02/2009) đến nay Cty đã
hoạt động được 6 năm. Cty luôn cải thiện, nâng cao công suất và đầu tư thiết bị mới
cho nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản để phù hợp với định hướng mục tiêu phát
triển kinh tế của cả nước. Đồng thời Công ty ngày càng được khách hàng tín nhiệm
trong và ngoài tỉnh.
Giám đốc Công ty có trình độ chuyênmôn: Kỹ sư và có thời gian công tác và quản
lý trong lĩnh vực đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên 14 năm kinh nghiệm.
Đồng thời quan tâm chăm lo đời sống cho người lao động.
Kết quả hoạt động của Cty từng bước ổn định và đều đạt lợi nhuận như năm 2006 là
1.524.825.322đ và năm 2007 là 4.576.507.234đ, năm 2008 Cty đã có nhiều cố gắng
vượt qua khó khăn trong tình hình kinh tế chung và đạt kết quả khả quan lợi nhuận
là 12.900.317.000 đ.
Đánh giá về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành của Cty:
Mô hình tổ chức: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc, bộ phận kế toán, bộ
phận kế hoạch- kinh doanh, công nhân và lái xe tổng số là 250 người làm việc trực
tiếp tại Cty TNHH A.
Bộ máy điều hành: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty trực tiếp
điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư được
thể hiện qua bảng tính toán các chỉ tiêu như sau:
STT Khoản mục Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
BQ ngành
I Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán tổng quát 1,64 1,42 1,48 1,4 - 2,5
2 Khả năng thanh toán ngắn hạn 0,90 0,97 1,13 0,5 - 2,5
3 Khả năng thanh toán nhanh 0,02 0,04 0,03 0,2 - 1,3
4 Khả năng thanh toán dài hạn 2,71 1,99 2,03 1,0-1,4
II Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
1 Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ 1,06 1,02 0,91
2 Hệ số TS dài hạn/Vốn chủ sở hữu 1,73 2,08 1,65
3 Hệ số nợ/nguồn vốn chủ sở hữu 1,57 2,37 2,08 0,82 - 2,33
4 Hệ số nợ/tài sản 0,39 0,30 0,32
III Hiệu quả SD vốn và khả năng sinh
lời
1 Hiệu quả sử dụng tài sản 0,68 1,13 1,29 1,7 - 4,2
2 Vòng quay hàng tồn kho 3,37 6,20 6,53 2,5 – 6,0
3 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 74,97 65,05 79,59 30 - 65
4 Tỷ suất LN/Tổng vốn sử dụng 1,85 3,73 6,54 4,0 - 7,0
5 Tỷ suất LN thuần tự hoạt động kinh
doanh/Tổng vốn sử dụng
1,85 3,73 6,54
6 Tỷ suất LN/Vốn Chủ sở hữu 4,75 12,59 20,18 12,0 -14,2
7 Tỷ suất LN thuần từ hoạt động kinh
doanh/ Vốn Chủ sở hữu
4,75 12,59 20,18
8 Tỷ suất LN/Doanh thu 2,70 3,32 5,09 3,0 - 6,5
IV Sức tăng trưởng
1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 144,62 83,84
2 Tỷ lệ tăng trưởng DT từ H ĐKD
chính
144,62 83,84
3 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 200,13 181,88
4 Tỷ lệ tăng trưởng P thuần từ HĐKD
chính
200,13 181,88
Ghi chú: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán và hệ số nợ được tính theo phương pháp
bình quân đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu bình quân ngành dựa theo lĩnh vực, ngành nghề
công nghiệp (do hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm vừa qua là sản xuất
thức ăn tôm, cá )
b. Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số thanh toán tổng quát năm 2006, 2007, 2008 của Công ty là 1,64; 1,42 và
1,48 cho thấy hệ số này giảm dần nhưng vẫn nằm trong mức giới hạn bình quân ngành
là 1,4 - 2,5. Do đó khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ của Công ty đảm bảo.
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn trong năm 2006, 2007, 2008 của Công ty là 0,90 –
0,97- 1,13 trong khi mức giới hạn bình quân ngành là 0,5 – 2,5. Điều đó chứng tỏ Công
ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn là rất tốt.
Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh trong năm 2006, 2007, 2008 của Công ty là 0,02 – 0,04 –
0,03 trong khi mức giới hạn bình quân nghành là 0,2 – 1,3. Hệ số thanh toán nhanh của
Công ty so với mức giới hạn bình quân của ngành còn rất thấp điều đó chứng tỏ khả
năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong khoảng thời gian
ngắn của Công ty chưa được tốt.
Khả năng thanh toán dài hạn:
Hệ số thanh toán dài hạn trong năm 2006, 2007, 2008 của Công ty là 2,71 – 1,99 –
2,03 trong khi mức giới hạn bình quân ngành là 1,0 – 1,4. Hệ số thanh toán dài hạn của
Công ty so với mức giới hạn bình quân của ngành là cao điều đó chứng tỏ khả năng huy
động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn dài hạn để trả
nợ vay dài hạn từ bên ngoài là tốt.
Tính ổn định và khả năng tự tài trợ:
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định:
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định : Hệ số thích ứng dài hạn của Công ty
trong năm 2006 và 2007 đều lớn hơn 100%, Nhưng đến năm 2008 hệ số này giảm nhỏ
hơn 100% cho thấy việc sử dụng vốn đầu tư tài sản dài hạn của Công ty bằng những
nguồn vốn có kỳ hạn ngắn ngày càng được hạn chế làm cho dòng tiền sẽ trở nên ổn
định hơn.
Hệ số tài sản dài hạn/Vốn chủ sở hữu: Hệ số này của Công ty năm 2006 là 1,73 và
năm 2007 tăng lên 2,08, năm 2008 là 1,65. Năm 2008 hệ số này giảm cho thấy mức ổn
định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn của chủ sở hữu và sự chủ động về định
đoạt về tài sản của công ty.
Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ của Công ty năm 2006 là 1,57; năm 2007 là 2,37 và năm 2008 là 2,09
nằm trong mức giới hạn bình quân ngành là 0,82 - 2,33. Điều này cho thấy Công ty có
khả năng thanh toán bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là tương đối tốt.
Hệ số nợ so với tài sản:
Hệ số này của Công ty năm 2006 là 0,61 và năm 2007 giảm còn 0,7, năm 2008 là
0,68. Chứng tỏ mức độ tự chủ về nguồn vốn hoạt động của Cty cao và ổn định.
Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời:
Hiệu quả sử dụng tài sản:
Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2006 và 2007, 2008 là 0,68 và 1,13;
1,29 trong khi mức giới hạn bình quân ngành là 1,7 - 4,2, Điều này chứng tỏ khả năng
sử dụng tài sản của Công ty ngày càng hiệu quả khẳng định Công ty hoạt động từng
bước phát triển, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và có nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên hệ
số hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thấp hơn giới hạn tối thiểu bình quân của
ngành.
Vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2006 là 3,37 và năm 2007 là
6,20, năm 2008 là 6,53 trong khi mức giới hạn bình quân ngành là 2,5 - 6,0. Điều này
cho thấy Công ty có khả năng sử dụng vốn lưu động rất tốt Công ty hoạt động có hiệu
quả.
Kỳ thu tiền bình quân :
Hệ số kỳ thu tiền bình quân của công ty của Công ty năm 2006 là 74,97 và năm
2007 là 65,05, năm 2008 là 79,59 trong khi mức giới hạn bình quân ngành là 30 - 65.
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty cao hơn so với bình quân ngành Do đặc thù của
ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản và gối đầu cho các đại lý.
Các tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn sử dụng và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trên tổng vốn sử dụng của Cty năm 2006 là 1,85 và năm 2007 là 3,73, năm 2008
là 6,54 trong khi giới hạn bình quân ngành là 4-7,0. Nhìn chung Cty sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả qua từng năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trên vốn chủ sở hữu của Cty năm 2006 là 4,75 và năm 2007 là 12,59, năm 2008
là 20,18 trong khi giới hạn bình quân ngành là 12,2-14,2. Cho thấy vốn góp của Cty
ngày càng đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Cty năm 2006 là 2,7 và năm 2007 là 3,32,
năm 2008 là 5,09 trong khi giới hạn bình quân ngành là 3,0-6,5. Cho thấy thu nhập của
Cty ngày càng phát triển ( Cty được miễn thuế ).
Sức tăng trưởng:
Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008, tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu của 2007/2006 là 144,62; 2008/2007 là 83,84 và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
của 2007/2006 là 200,13 và 2008/2007 là 181,88. Cho thấy Công ty quy mô hoạt động
ngày càng được mở rộng và đạt hiệu quả nhất định.
Các vấn đề khác:
Phân tích thực trạng các khoản nợ, các khoản phải trả:
Năm 2007 Năm 2008
Nợ dài hạn 53.069.600.000 50.294.000.000
Nợ ngắn hạn 59.572.456.499 103.700.932.112
Các khoản phải thu 34.395.828.063 77.754.551.728
Các khoản phải trả - 1.495.334.919 5.923.010.364
Nợ dài hạn: Công ty có nợ dài hạn năm 2007 là 53.096 trđ và năm 2008 là 50.294
trđ, nợ dài hạn có xu hương giảm cho thấy Công ty tập trung chủ yếu vào nhu cầu
nguyên liệu cho sản xuất.
Nợ ngắn hạn: Công ty có nợ ngắn hạn năm 2007 là 59.572 trđ và năm 2008 là
103.700 trđ, Trong 2 năm qua nợ ngắn hạn của Công ty cũng tăng lên do nhu cầu
sản xuất tăng, để có nguyên liệu sản xuất Công ty cũng cần phải mua dự trữ nguyên
vật liệu để sản xuất.
Các khoản phải thu: Năm 2007 là 34.395 trđ và năm 2008 là 77.754 trđ. Chứng tỏ
Cty hoạt động ngày càng quy mô đồng thời Cty còn để khách hàng chiếm dụng
vốn. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất chế biến thức ăn.
Các khoản phải trả: Năm 2007 là -1.495 trđ và năm 2008 là 5.923trđ. Điều này
cho thấy khả năng huy động vốn để thanh toán cho khách hàng của Cty và trả trước
cho khách hàng khá thấp.
c. Uy tín của Cty trong quan hệ tín dụng với NH B và các tổ chức tín dụng:
Quan hệ tín dụng đối với NH B: Công ty hiện có số dự nợ dài hạn tại Chi nhánh
NH B tính đến ngày 20/03/2009 là :
Số dư ngắn hạn : 77.846.102.608 đồng
Số dư trung và dài hạn : 5.113.000.000 đồng
NH TM C chi nhánh N:
Số dư ngắn hạn : 22.929.000.000 đồng
Số dư trung và dài hạn : 52.500.000.000 đồng
Công ty có vay vốn ngắn và dài hạn của các tổ chức tín dụng và thanh toán đúng
thời gian qui định, trong báo cáo tài chính và báo cáo năng lực của Công ty không thể
hiện có nợ quá hạn. Chứng tỏ Công ty trả nợ tốt với các tổ chức tín dụng. II. Tài sản
bảo đảm nợ vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay:
Theo quy định: Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư được dùng tài sản hình thành từ
vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều
kiện bảo đảm tiền vay chủ đầu tư phải dùng các tài sản hợp pháp khác để đảm bảo tiền
vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay, căn cứ kết quả thẩm định dự án, chi nhánh
thỏa thuận với chủ đầu tư để xác định những hạng mục công trình vay vốn TDĐT và
được dùng đảm bảo sau đầu tư (tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao để thực hiện
nghĩa vụ đảm bảo tiền vay tại NH B). Nếu tài sản không đủ khả năng đảm bảo cho
nghĩa vụ vay vốn tại NH B, đề nghị Cty bổ sung tài sản thế chấp thuộc sở hữu của Chủ
đầu tư theo quy định.
Nhận xét chung:
Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người đứng đầu và các bộ phận liên
kết trong Cty cho thấy khả năng điều hành hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH A trong 3 năm vừa qua có
hiệu quả, khả năng thanh toán, tính ổn định và khả năng tự tài trợ của Công ty là tốt,
hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của Cty từng bước hoạt động có hiệu quả
(lợi nhuận của Công ty bình quân một năm là 6 tỷ đồng).
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua đều có lãi (Cty được
miễn thuế), trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng hiện tại tốt.
2. Kết định phương án tài chính, phương án trả nợ vay: Quả thẩm.
1. Nhận xét, đánh giá các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án:
a. Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất:
Việc đảm bảo nguồn cung cấp và chất lượng giống bố mẹ:
Theo thuyết minh dự án đầu tư Trại giống thủy sản của Cty TNHH A và tình hình
phát triển giống thủy sản vùng đồng bằng sông Hong cho thấy chủ đầu tư có dủ điều
kiện đảm bảo nguồn cung cấp đàn bố mẹ có chất lượng như:ơ
Việc đảm bảo nguồn nước, thức ăn và môi trường của dự án:
Dự án được đầu tư tại vùng quy hoạch nuôi thủy sản của Tỉnh , địa thế nằm dọc
tỉnh lộ 907 và ờơ sông Hong, với chiều dài hơn 3.000m nên việc đảm bảo nguồn nước
cho trại giống có tính khả thi cao.
Về thức ăn cho con giống là vấn đề quan tâm hàng đầu của dự án, cho nên chủ đầu
tư đã xây dựng một mô hình khép kín là: Nhà máy thức ăn thủy sản giống. Nhà máy
cung cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt và liên khu quản lý – sản xuất của Trại giống.
Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường sinh thái chủ đầu tư đã thuê tư vấn lập bảng
đăng ký tác động môi trường và đang chờ kết quả thẩm định của Sở tài nguyên môi
trường tỉnh N.
b. Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho dự án:
Với hơn 125 hợp đồng nguyên tắc được ký giữa chủ đầu tư và các cơ sở hộ chăn
nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận cho thấy việc đảm bảo đầu ra của dự án (Có bảng kê
chi tiết hợp đồng nguyên tắc bán giống thủy sản kèm theo).
Ngoài ra, trên thực tế diện tích có khả năng nuôi thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng
sông Hong rất phong phù với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận
lợi và phân bổ chủ yếu cho các tỉnh
Các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt như : kết hợp canh tác lúa tôm, nuôi tôm
nước ngọt, tôm càng xanh; canh tác lúa-cá với các loại cá đồng truyền thống cá lóc, cá
rô, cá sặc, cá trê, các thác lác, cá rô phi, cá mè Vinh, nuôi thâm canh cá tra, cá ba sa, cá
trê, cá lóc bông bằng bè trên sông và trong các ao nuôi ven sông rạch bãi bồi; nuôi tôm
vào mùa lũ với các loại tôm nước ngọt, nuôi lươn mùa lũ. Đặc biệt các mô hình nuôi
VAC (vườn ao chuồng) trong các hộ gia đình, các trang trại sản xuất ở nông thôn với
các loại cá đồng và các loại cá ao hồ … rất phát triển ở ĐB sông Hong.
Như vậy, với sản lượng giống thủy sản của dự án Trại giống thủy sản là 200 triệu
con giống/năm (gồm giống tôm càng xanh, baba - cua đinh, cá ngát, cá hô, cá lăng
nghệ, cá kết, cá vồ đém-vồ cờ) nhằm đa dạng hóa các loài thủy sản giống và đáp ứng
được khoản 0,8% nhu cầu giống thủy sản nước ngọt ĐB sông Hong.
2. Khả năng điều hành dự án:
Với số lao động 170 người, bao gồm bộ phận gián tiếp 55 người; bộ phận trực tiếp
115 người (Trong đó: bộ phận SX giống thủy sản: 66 người, có 2 cán bộ kỹ thuật; bộ
phận nhà máy SX thức ăn 46 người, có 2 cán bộ kỹ thuật; bộ phận nhà máy lọc nước 3
người, có một cán bộ kỹ thuật), ngoài ra Công ty có thể sử dụng nguồn lao động hiện có
của Công ty, như vậy Công ty có khả năng điều hành và quản lý dự án mang lại hiệu
quả.
Số lương cán bộ kỹ thuật đối với dự án đầu tư XD trại giống thủy sản được thể
hiện qua Phụ lục đính kèm.
Nhận xét về phù hợp quy hoạch, địa điểm đầu tư kỹ thuật công nghệ, hình thức đầu
tư của dự án:
Địa điểm đầu tư: xã Trung Thành Đông, huyện x Tỉnh n.
Những thuận lợi của dự án:
Địa điểm đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nói riêng và phát triển
kinh tế- xã hội huyện nói chung.
Bên cạnh những thuận lợi còn gặp khó khăn:
Khó khăn của dự án là về nguồn vốn đầu tư TSCĐ, do việc đầu tư một trại SX giống
thủy sản chất lượng cao theo hướng quy trình kỹ thuật đòi hỏi phải có nguồn vốn
đầu tư lớn nên cần phải có sự hỗ trợ về phía Ngân hàng phát triển Việt Nam với thời
gian trả nợ tương đối dài mới tạo điều kiện cho Công ty triển khai dự án và hoạt
động đạt hiệu quả cao.
Cần có sự đánh giá tác động môi trường do dự án đem lại (nguồn nước thải từ nuôi
trồng, phụ phẩm, phế liệu thải ra trong quá trình nuôi...) để dự án không những có
hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt xã hội và môi trường sinh thái.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, ta thấy dự án đầu tư phù hợp với qui
hoạch của địa phương và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quy mô đầu tư - công suất thiết kế và hình thức đầu tư:
Qui mô công suất thiết kế:
Diện tích 31,67 ha.
Khả năng huy động công suất:
70% năm thứ 1; 75% năm thứ 2; 80% năm thứ 3;
85% năm thứ 4; 90% năm thứ 5; 100% năm thứ 6 (năm SX ổn định).
Hình thức đầu tư: xây dựng mới
Tổng mức đầu tư và tiến độ sử dụng vốn đầu tư:
Đvt: triệu đồng
Dự án Thẩm tra Chênh lệch
Tổng mức 203,039 197,825 -5,214
Vốn cố định 188,039 182,825 -5,214
Xây lắp 101,513 101,513 0
Thiết bị 17,931 17,842 -89
Chi khác 60,672 55,547 -5,125
(Trong đó: Lãi vay thi công) 13,750 8,625 -5,125
Dự phòng 7,922 7,922 0
Vốn lưu động 15,000 15,000 0
Giữa số thẩm tra và số liệu dự án có sự chênh lệch giảm: 5.214 triệu đồng, lý do:
Chênh lệch lãi suất giữa thực tế tính 10,8%/năm; LS cho vay TDĐT 6,9%/năm
(5.125 triệu đồng).
CP Thiết bị giảm 89 triệu là do giảm giá trị TSCĐ trong dự án lập có giá trị thấp so
quy định.
( Xem chi tiết phụ lục 01 thẩm định vốn đầu tư - kèm theo )
Nhận xét về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư:
* Nguồn vốn đầu tư:
Dự án thực hiện bằng các nguồn vốn sau:
Vốn vay NHPT: 134.355 triệu đồng
Trong đó:
. Vốn vay TDĐT: 119.000 triệu đồng ( 65% vốn đầu tư TSCĐ )
. Vốn vay NHTM : 15.000 triệu đồng.
Vốn tự có: 63,470 triệu đồng (chiếm 35% vốn đầu tư TSCĐ), với mức tỷ lệ phù
hợp theo quy định (tối thiểu 15%).
* Đánh giá về khả năng huy động nguồn vốn của chủ đầu tư:
Vốn tự có: 63,470 triệu đồng chủ đầu tư sử dụng từ nguồn tích lũy Quỹ đầu tư phát
triển hàng năm và nguồn khấu hao cơ bản, bao gồm: chi phí đền bù hỗ trợ di dời
39.000 trđ, chi phí CBĐT, CP thực hiện dự án và trả lãi vay trong thời gian thi công;
nguồn vốn này công ty đảm bảo đủ để thực hiện dự án (có bảng cam kết đảm bảo đủ
nguồn vốn tự có của chủ đầu tư kèm theo kèm theo).
Vốn lưu động: Dự kiến vay NHTM
(Xem chi tiết biểu I tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư)
a/. Lãi suất và các điều kiện tín dụng khác:
Lãi suất vay vốn Tín dụng đầu tư: 6,9%/năm; vốn vay đầu tư dài hạn (9,6%/năm).
Vốn lưu động vay ngân hàng được tính theo lãi suất thị trường hiện nay (10,5%).
Nhận xét về chi phí sản xuất, kinh doanh:
Chi phí của dự án bao gồm: Chi phí SX và chi phí quản lý, bán hàng. Các chi phí
được tính dựa trên các định mức chi phí như: đơn giá điện, nước, khấu hao TSCĐ, chi
phí quản lý theo qui định của nhà nước. Cụ thể các chi phí (theo biểu số 02. Tính giá
thành SP), như sau: (tính cho năm sản xuất ổn định)
b.1- Chi phí đàn bố mẹ: được tính theo PL 2F, với giá trị là 1.853 trđ.
b.2- Chi phí tiêu hao thức ăn theo PL 2H với giá trị 17.015 trđ
b.3- Giá thành đơn vị SX thức ăn 21 trđ/tấn SP.
b.4- Chi phí thức ăn: 17.015 trđ x 21 trđ/tấn SP = 357.315 trđ
b.5- Chi phí nhiên liệu:
Năm ổn định, sử dụng 12.000 lít dầu, với giá 14.000đ/1lít:
12.000 lít x 14.000đ/1llít = 168 triệu đồng/năm.
b.6- Chi phí năng lượng (điện):
Năm ổn định, sử dụng 1.100.000Kwh điện, với giá 1.100đ/Kw. Chi phí năng lượng
hàng năm là 1.210 triệu đồng.
b.7- Chi phí nước SX và sinh hoạt:
18.000m3 x 2.000đ/m3 = 36.000.000đ
b.8- Chi phí khấu hao:
Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Thời gian khấu hao tài sản cố định theo qui định hiện hành kèm theo quyết định số
209/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Trong dự án này thời gian khấu hao theo từng loại TSCĐ được tính theo PL 2c.
Giá trị khấu hao hàng năm là 12.953,84 triệu đồng.
b.9 - Chi phí cải tạo ao nuôi (22 ao) : 660 trđ
b.10- Chi phí thuốc thủy sản và hóa chất: 1.000 trđ
b.11- Chi phí môi trường: 1.000 trđ
b.12- Chi phí nhân công:
Tiền lương lao động trực tiếp: 1.944 trđ
Các khoản đóng góp: 19% lương, với mức 369 triệu đồng.
b.13- Chi phí trả lãi vay cố định:
Tổng nguồn vốn vay là 125 tỷ đồng từ Ngân hàng
Thời gian vay là 08 năm
Lãi suất vay vốn là: 6,9%/năm
(Mức trả lãi vay theo biểu 03)
b.14- Lãi vay vốn lưu động:
Vốn lưu động của dự án là: 15.000triệu đồng, vay vốn ngân hàng thương mại Tuy
nhiên để đảm bảo mức an toàn đối với hiệu quả dự án, trong dự án tính toàn bộ vốn lưu
động chịu lãi suất 10,5%/năm.
b.15- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo PL 2I) được xác định với mức 3.399,28 triệu đồng
/năm.
b.16- Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng bao gồm ( chi phí tiếp khách, tiền điện thoại, chào giá sản phẩm,
tiếp thị...)theo PL 2J, khoản 8.709,1 triệu đồng /năm.
Doanh thu theo bảng kê hợp đồng nguyên tắc bán giống thủy sản : 200.000.000 con
với tổng giá trị là 358.250.000.000đ.
3. Hiệu quả và phương án trả nợ vốn vay của dự án:
3.1. Tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án:
Để đảm bảo hiệu quả dự án đã lấy hệ số chiết khấu toàn dự án là 11%.
Dòng đời của dự án: 9 năm; - Giá trị hiện tại thuần NPV (hệ số chiết khấu r = 9%)
của dự án sau 9 năm là: 3.268,00 triệu đồng.
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án là 11,5% > 9%
Tỷ lệ lợi ích/ chi phí (B/C ) = 1,011>1 . Vậy dự án có hiệu quả.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: 8 năm 3 tháng.
Thời gian cho vay: 8 năm (ân hạn 12 tháng)
( Kèm theo bảng tính toán số liệu chi tiết phụ lục I.5)
Nhận xét : Dự án có hiệu quả về mặt tài chính.
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội:
Tạo mô hình sản xuất có kỹ thuật, tăng thu nhập cho nguời dân, làm giàu cho địa
phương.
Giải quyết được lao động đang nhàn rổi chưa tìm được phương án làm ăn,
Đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các sắc thuế.
Đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và phát triển
theo hướng công nghiệp toàn diện của Tỉnh.
Dự án có khả năng mở rông qui mô rất lớn, nhằm giải quyết nhiều lao động và đóng
góp nhiều cho ngân sách, làm giàu cho địa phương.
3.3. Nhận xét về phương án trả nợ:
a. Nguồn trả nợ:
Trích từ nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận hàng năm của dự án.Theo đánh giá của
Phòng thẩm định, Công ty có khả năng đủ để đảm bảo nguồn trả nợ.
b. Kế hoạch trả nợ ngân hàng phát triển:
Nguồn TDĐT: (119.000,00 triệu đồng với lãi suất 6,9%/năm)
Thời gian vay vốn: 8 năm (ân hạn 01 năm)..
Thời gian trả nợ: 7 năm .
Mức trả gốc nợ từng kỳ: 17.051 triệu đồng/năm (trả quý 4.262,75 trđ)
Kỳ hạn trả lãi: lãi được trả hàng tháng.
Thời gian bắt đầu trả lãi: Từ khi phát sinh nợ vay.
4. Đề nghị kiến nghị
4.1. Kết luận thẩm định:
Sau khi xem xét hồ sơ dự án và tính toán, kiểm tra lại các chỉ tiêu phương án tài chính
của dự án.
Kết luận: Dự án bảo đảm đủ các điều kiện vay vốn theo quy định. Dự án có hiệu quả
về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.
Dự án phù hợp qui hoạch phát triển thủy sản nói riêng và phát triển nông nghiệp nói
chung của Tỉnh. Chủ dự án có tình hình tài chính lành mạnh.
Tình hình tài chính của Cty trong 3 năm qua khá tốt, khả năng điều hành hoạt động
kinh doanh của Cty có hiệu quả, đề nghị Lãnh đạo xem xét cho vay với số tiền vay được
xác định như sau:
Nguồn TDĐT: (119.000,00 triệu đồng với lãi suất 6,9%/năm)
- Thời gian vay vốn: 8 năm (ân hạn 01 năm);
- Thời gian trả nợ: 7 năm ;
- Mức trả gốc nợ từng kỳ: 17.051 triệu đồng/năm (trả quý 4.262,75 trđ);
- Kỳ hạn trả lãi: lãi được trả hàng tháng;
- Thời gian bắt đầu trả lãi: Từ khi phát sinh nợ vay;
- Về khả năng vay vốn lưu động của dự án: 15.000,00 triệu đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- btap_du_an_dau_tu_cua_nhom_9_719.pdf