Thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự

Điều tra là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi thực hiện để giải quyết vụ án. Kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án. Vì vậy để hoạt động điều tra có thể trở nên nhanh chóng và chính xác thì cần có những cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra trong tố tụng hình sự. Do đó đặt ra vấn đề thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự. Trong hệ thống các cơ quan điều tra của của nước ta gồm có cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển. Thẩm quyền của các cơ quan này trong hoạt động điều tra được qui định khá rõ và cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Vấn đề điều tra trong tố tụng hình sự là một vấn đề rất rộng vì vậy trong giới hạn của đề bài tôi xin nêu lên những qui định về thẩm quyền điều tra của các cơ quan điều tra cùng những khó khăn bất cập trong việc xác định thẩm quyền điều tra. Rất mong được các thầy cô quan tâm góp ý để tôi có thể hiểu sâu vấn đề này hơn. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA A/ Lời mở đầu B/ Nội dung I/Khái quát chung về thẩm quyền điều tra II/ Thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra 1.Thẩm quyền của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân 1.1.Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan Cảnh sát điều tra theo qui định của pháp luật hiện hành. Theo qui định tại Điều 9 PLTCĐTHS năm 2004, CQCSĐT bao gồm: CQCSĐT Bộ công an, CQCSĐT Công an cấp tỉnh, CQCSĐT Công an cấp huyện. 1.1.1. Về thẩm quyền của CQCSĐT Bộ Công an: 1.1.2. Thẩm quyền điều tra của CQCSĐT công an tỉnh 1.1.3. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp huyện 1.2. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan an ninh điều tra theo qui định của pháp luật hiện hành 1.3. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân 1.3.1. Quyền hạn điều tra của cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 1.3.2. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân. 2.Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân 2.1.Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân 2.1.1. Thẩm quyền điều tra của Ban Điều tra hình sự ở BCHQS tỉnh, Sư đoàn và cấp tương đương. 2.1.2. Thẩm quyền điều tra của Phòng Điều tra hình sự cấp Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và cấp tương đương. 2.1.3. Thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra hình sự-Bộ quốc phòng 2.2. Thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong quân đôi nhân dân. 3. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển. 4.1. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng: 4.2. Quyền hạn điều tra của Hải quan 4.3. Quyền hạn của Kiểm lâm. 4.4. quyền hạn của Cảnh sát biển III.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xác định thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự. 1. Thuận lợi. 2. Khó khăn. C/ Kết luận

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA A/ Lời mở đầu Điều tra là một giai đoạn quan trọng trong tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi thực hiện để giải quyết vụ án. Kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án. Vì vậy để hoạt động điều tra có thể trở nên nhanh chóng và chính xác thì cần có những cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra trong tố tụng hình sự. Do đó đặt ra vấn đề thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự. Trong hệ thống các cơ quan điều tra của của nước ta gồm có cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển. Thẩm quyền của các cơ quan này trong hoạt động điều tra được qui định khá rõ và cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Vấn đề điều tra trong tố tụng hình sự là một vấn đề rất rộng vì vậy trong giới hạn của đề bài tôi xin nêu lên những qui định về thẩm quyền điều tra của các cơ quan điều tra cùng những khó khăn bất cập trong việc xác định thẩm quyền điều tra. Rất mong được các thầy cô quan tâm góp ý để tôi có thể hiểu sâu vấn đề này hơn. B/ Nội dung I/Khái quát chung về thẩm quyền điều tra Theo từ điển Tiếng Việt, Thẩm quyền nói chung là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề théo pháp luật (như thẩm quyền xét xử của Tòa án) Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì thẩm quyền là quyền được thực hiện những hành vi và ra quyết định pháp lí nhất định của chủ thể theo qui định của pháp luật. Nói cách khác thẩm quyền là quyền hạn của một cơ quan, một tổ chức hoặc một cá nhân được làm một việc hoặc một loại công việc trong phạm vi pháp luật cho phép, phạm vi đó là giới hạn của thẩm quyền. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, sự phân định thẩm quyền được thiết lập giữa các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng. Từ góc độ tố tụng hình sự thì thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ thực hiện các hành tố tụng và ra quyết định tố tụng của cơ quan , tổ chức, cá nhân được pháp luật tố tụng hình sự qui định. Cũng theo từ điển Tiếng Việt thì điều tra là những hành động “tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật”. Như vậy thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ tìm hiểu hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậu quả của tội phạm. Để thực hiện các biện pháp bảo đảm bồi thường, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Để thực hiện các hành vi nêu trên, CQĐT, Điều tra viên có quyền ban hành các quyết định tương ứng. Các quyenf này không chỉ giao cho thủ trương, phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên mà còn là thủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra. Thẩm quyền điều tra tố tụng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động quyết định của các chủ thế nhất định theo qui định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thể hiện qua việc tìm tòi, xem xét đẻ biết rõ sự thật của vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra II/ Thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra 1.Thẩm quyền của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân 1.1.Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan Cảnh sát điều tra theo qui định của pháp luật hiện hành. Theo qui định tại Điều 9 PLTCĐTHS năm 2004, CQCSĐT bao gồm: CQCSĐT Bộ công an, CQCSĐT Công an cấp tỉnh, CQCSĐT Công an cấp huyện. 1.1.1. Về thẩm quyền của CQCSĐT Bộ Công an: -Theo khoản 3 Điều 11 PLTCĐTHS năm 2004 thì CQCSĐT Bộ Công an có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của CQCSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS qui định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa. -Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lí tội phạm đối với các CQCSĐT Công an cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước; hướng dẫn các cơ quan khác của LLCSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo qui định của BLTTHS và PLTCĐTHS năm 2004. -Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra,xử lí các tội phạm thuộc thảm quyền của CQCSĐT trong CAND; thực hiện công tác thống kê hình sự theo qui định của pháp luật. -Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lí các tội phạm thuộc thảm quyền cảu CQCSĐT trong CAND *Tổ chức CQCSĐT Bộ công an gồm có: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và văn phòng CQCSĐT. Tổ chức CQCSĐT Công an cấp tỉnh gồm có Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng CQCSĐT. Tổ chức CQCSĐT Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc CQCSĐT. -Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội: Theo thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số qui định của PLTCĐTHS năm 2004 trong CAND và quyết định số 188/2005/QĐ-BCA(X13) ngày 2/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an thì Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: + Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về trật tự xã hội; những vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh quy định tại chương XII (các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người), XIII (các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân), XIV (các tội phạm sở hữu), XV (các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình), XIX (các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng), XX (các tội phạm xâm phạm trật tự quản lí hành chính, trừ các tội qui định tại các điều 224, 225, 226, 251), XXII (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; riêng các tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141), tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143), tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước (Điều 144), tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng dến tài sản (Điều 145) trong chương XIV thì đối với trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng việc kí kết hợp đồng kinh tế để phạm tội thì giao cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ thực hiện việc điều tra theo sự phân công Thủ trưởng CQCSĐTT; tiếp nhận điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao theo qui định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an + Chủ trì việc tổ chức điều tra tại hiện trường các vụ án về trật tự xã hội nêu trên. Tổ chức việc truy tìm tung tích nan nhân, vật chứng, ra quyết định truy nã và truy bắt kẻ phạm tội về trật tự xã hội và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện công tác truy nã theo qui định + Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra, xử lí tội phạm về trật tự xã hội. Cục Cảnh sát diều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ: Theo thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành một số qui định của PLTCĐTHD năm 2004 trong CAND và quyết định số 189/2005QĐ-BCA(X13) ngày 2/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an thì Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ có liên quan đến nhiều địa phương hoặc người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh qui định tại các chương XVI (các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế), XVII (các tội phạm về môi trường), XXI (các tôi phạm về chức vụ), các tội thuộc Điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 224, 225,226, 251 BLHS.Chương XX của BLHS nhưng xét thấy cần thiết cần trực tiếp điều tra; tiếp nhận điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra chuyển giao theo qui định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an. + Tổ chức việc truy tìm, ra quyết định truy nã, truy bắt kẻ phạm tội về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ và kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện việc truy nã, truy tìm theo qui định. + Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lí tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ. - Cục Cảnh sát điều tra tôi phạm về ma túy: Theo thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành một số qui định của PLTCĐTHS năm 2004 trong CAND và quyết định số 191/2005/QĐ-BCA9X13) ngày 2/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an thì Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: +Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về ma túy; những vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc có liên quan đến người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh qui định tại chương XVIII (các tội phạm về ma túy) của BLHS nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; tiếp nhận điều tra tố tụng những vụ án do các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao theo qui định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an. + Chủ trì việc tổ chức điều tra tại hiện trường các vụ án về ma túy nêu trên. Tổ chức, chỉ đạo việc truy tìm tung tích nan nhân, ra quyết định truy nã và truy bắt kẻ phạm tội về ma túy; kiểm tra, đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện việc truy nã, truy tìm theo qui định. + Sơ kết, tổng kết kinh nghiệm công tác điều tra, xử lí tội phạm về ma túy. -Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an: Theo thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn thi hành một số qui định của PLTCĐTHS năm 2004 trong CAND và Quyết định số 190/2005/QĐ-BCA(X13) ngày 2/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an thì Văn phòng CQCSĐT Bộ Công an có các nhiệm vụ cụ thể sau: + Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động của các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND; tình hình công tác và hoạt động của lực lượng cảnh sát điều tra để tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát và Bộ trưởng Bộ Công an. + Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết; + Quản lí con dấu của CQCSĐT Bộ Công an; +Kiểm tra hướng dẫn cá đơn vị, địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch công tác theo hệ nghiệp vụ của LLCSĐ trong hoạt động điều tra, xử lí tội phạm; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, nghị quyết, thông tư, chỉ thị, chế độ công tác có liên quan đến hoạt động điều tra,xử lí tội phạm theo qui định. + Giúp thủ trưởng CQCSĐT Bộ Công an giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng tố tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng CQCSĐT Bộ Công an theo qui định của BLTTHS; + Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn công tác truy nã, đình nã các đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra theo qui định; + Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vưc quản lí nhà nước của CQCSĐT Bộ Công an; tổ chức công tác thống kê tội phạm theo qui định 1.1.2. Thẩm quyền điều tra của CQCSĐT công an tỉnh Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền trong điều tra như sau: - Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩn quyền của CQĐT VKSND tối cao và CQANĐT trong CAND) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT công an cấp huyện nhưng xét thấy cần thiết phải điều tra. - Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các CQCSĐT cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của LLCSND ở địa bàn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành, một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo qui định của BLTTHS, PLTCĐTHS và Bộ Công an; - Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tooij phạm và công tác điều tra,xử lí tội phạm vể trật tự xã hội, trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp tỉnh * Thẩm quyền điều tra của các đơn vị trong CQCSĐT Công an cấp tỉnh. - Phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự vế các tội phạm qui định tại các chương XII, XIII, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh đièu tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại chương XVI, XVII, XXI của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. - Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tọi phạm qui định tai chương XVIII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. 1.1.3. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Công an cấp huyện Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện gôm có Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội cảnh sát điều tra về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tại từ chương XII đến chương XXII của BLHS năm 1999 khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Viện kiểm sát nhân dân tối cao và CQANĐT trong Công an nhân dân, áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS qui định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn ngừa. - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tại các chươnng XII, XIII, XIV, XĨ, XX, XXII của BLHS năm 1999 khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan điều tra an ninh nhân dân trong Công an nhân dân. - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tai các chương XVI, XVII, XXI của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộ thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tại chương XVIII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. 1.2. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan an ninh điều tra theo qui định của pháp luật hiện hành Về tổ chức, theo qui định của PLTCĐTHS năm 2004, cũng như trước đây, CQANĐT trong CAND chỉ có tổ chức ở Bộ Công an và ở Công an cấp tỉnh. - Thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh Cơ quan an ninh điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia qui định tại các chương XI của BLHS (gồm 14 tội phạm); các tội phá hoại hòa bình, tộ phạm chiến tranh qui định tại chương XXIV của BLHS (gồm 4 tội) và các tội phạm qui định tại các điều luật sau của BLHS, khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của - Thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an: Điều tra các vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc các vụ án liên quan đến nhiều địa phương và người nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của CQANĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; hoặc các chuyên án trinh sát, các sự việc có dấu hiệu phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia do các đơn vị trinh sát thộc Tổng cục an ninh chuyển giao. Nếu so sánh các qui định trước đây, thẩm quyền điều tra của CQANĐT trong CAND theo pháp luật hiện hành được qui định rõ ràng, cụ thể hơn. Theo đó, kể từ ngày1/10/2004, CQANĐT trong CAND chỉ điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm như đã nêu trên, không điều tra tội phạm buôn lậu qui định tại điều 153 BLHS; Tội vận chuyển trái phép hang hóa, tiền tệ qu biên giới qui định tại điều 154 BLHS; Tội sản xuất , tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất cháy, chất độc qui định qui định tại Điều 238 BLHS và các vụ án mà người thực hiện tội phạm là cán bộ chiến sĩ an ninh nhân dân. 1.3. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân 1.3.1. Quyền hạn điều tra của cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm qui định tại điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211của BLHS thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt và trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm qui định tại các điều 212, 213, 214 và 215 BLHS thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm qui định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của BLHS năm 1999 thì Cục trưởng Cục phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng phòng cháy, chữa cháy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát quản lí về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm qui định tại các điều 230, 232, 233, 234, 240, 245, 357, 266, 267, 268 và 273 của BLHS năm 1999 thì Cục trưởng Cục cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện thấy sự việc có dấu hiệu tội phạm qui định tại các điều 245, 357, 305, 306, 311 và 312 của BLHS năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trưởng phòng bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Trại tạm giam, trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra qui định tại Điều 11 PLTCĐTHS thì Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hò sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại giam bỏ trốn thì thì giám thị trại giam ra quyết định truy nã. 1.3.2. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân. - Các Cục An ninh, các Phòng An minh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm qui địnhtại điều 12 của PLTCĐT hình sự, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự vệc có dấu hiệu tôi phạm thì Cục trưởng, Trưởng phòng An ninh công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn nagy nguời có hành vi chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục phạm tội thì phải giải ngay đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền; - Đội an ninh điều tra Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Công an cấp tỉnh thì tiến hành lấy lời khai, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án và báo ngay cho cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh 2.Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân 2.1.Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân Thẩm quyền điều tra căn cứ vào thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự. Thẩm quyền này được xác định theo qui định tại Điều 145 BLTTHS và Điều 18, 22, và 25 pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự. Điều 15 phần 1 Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự. Theo các qui định trên, các cơ quan Điều tra trong hệ thống cơ quan Điều tra hình sự có thẩm quyền điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra chung của các cơ quan điều tra trong quân đội với những tội phạm được qui định từ chương 2 đến chương 11 BLHS trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của các cơ quan điều tra thuộc lực lượng an ninh quân đội và Viện kiểm sát quân sự. 2.1.1. Thẩm quyền điều tra của Ban Điều tra hình sự ở BCHQS tỉnh, Sư đoàn và cấp tương đương. Căn cứ vào Điều khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự; Điều 145 BLTTHS, Điều 92 khoản 2 BLTTHS, khoản 3 mục II thông tư lien ngành 01 Ban Điều tra hình sự ở cấp tỉnh, Sư đoàn có thẩm quyền điều tra những vụ án mà đối tượng khi phạm tội có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc có chức vụ từ phó chỉ huy trương trung đoàn và tương đương trở xuống. Điều 145 BLTTHS còn qui định Ban Điều tra hình sự có thẩm quyền điều tra những tội phạm mà BLHS qui định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội đặc biệt nghiêm trọng nguy hiểm đến an ninh quốc gia và các tội qui định từ điều 89, 90, 91, 92, 93, khoản 3 điều 101, 102, 179, 231, 232 BLHS Như vậy, với tổ chức của quân đội như hiện nay, khi Ban Điều tra hình sự được biên chế với số lượng rất ít cán bộ điều tra, có Ban điều tra hình sự chỉ có một người kiêm cả chức thủ trưởng cơ quan điều tra lẫn điều tra viên. Có Ban cao nhất cũng chỉ được biên chế đến 3 người, gồm một thủ trưởng Cơ quan điều tra, một phó thủ trưởng cơ quan điều tra, một điều tra viên trong khi đó phạm lí quản lí tình hình là một tỉnh, một sư đoàn có nhiều trung đoàn đóng quân ở những vị trí rất xa nhau. Trình đọ đội ngũ cán bộ ở Ban điều tra hình sự rất yếu, trang thiết bị thiếu. Vì vậy cần phải mở rộng thẩm quyền của Ban Điều tra hình sự cấp tỉnh, Sư đoàn và tương đương từ đó nâng cao chất lượng điều tra viên cũng như tăng cường cơ sở vật chất để Ban Điều tra đảm đương được thẩm quyền điều tra. 2.1.2. Thẩm quyền điều tra của Phòng Điều tra hình sự cấp Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và cấp tương đương. Thẩm quyền điều tra của phòng điều tra hình sự cấp Quân khu và tương đương được qui định tại khoản 2 Điều 145, Điều 146 BLTTHS, Điều 222 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự, mục 2 khoản II Thông tư liên ngày 01, theo nhưng qui định này thì Cơ quan Điều tra hình sự cấp quân khu và tương đương có thẩm quyền điều tra các vụ án mà về các tội phạm được qui định từ chương 2 đến chương 11 phần các tội phạm BLHS mà: - Quân nhân khi phạm tội có quân hàm từ trung tá đến đại tá. - Quân nhân khi phạm tội có chức vụ từ Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên đến chức Phó sư đoàn trưởng và phó cục trưởng hoặc tương đương. - Những tội phạm mà BLHS qui định hình phạt từ 7 năm tù trở lên và các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh quốc gia, các tội qui định ở điều 89 đến 93, điều 101 khoản 3, điều 179, 231 và điều 232 BLHS không phụ thuộc vào qui định của khung hình phạt. - Những quân nhân có hàm từ đại tá trở xuống và những người giữ chức vụ Phó sư đoàn trưởng và tương đương trở xuống phạm tội ở nước ngoài. - Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương nhưng điều tra viên vụ án là thủ trưởng cơ quan điều tra từ chối tiến hành tố tụng hoặc bi thay đổi khi có căn cứ xác định họ không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ theo điều 32 BLTTHS. Ngoài ra BLTTHS còn qui định Phòng điều tra hình sự cấp Quân khu và tương đương coa quyền rút những vụ án tuy thuộc thẩm quyền điều tra của Ban Điều tra hình sự cấp tỉnh nhưng có tính chất nghiêm trọng, phức tạp. 2.1.3. Thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra hình sự-Bộ quốc phòng Thẩm quyền điều tra của Cục điều tra hình sự ở Bộ quốc phòng được qui định ở khoản 3 Điều 145 BLTTHS, khoản 1 mục II Thông tư liên ngành 01 cụ thể như sau: - Quân nhân khi pham tội có quân hàm cấp tướng. - Quân nhân khi phạm tội giữ chức vụ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và tương đương trở lên. - Những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp là những vụ án gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của quân đội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường lối chính sách lớn của Nhà nước về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo, dân tộc hoặc những vụ án có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, trong nước và ngoài nước. - Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự cấp Quân khu nhưng do tính chất phức tạp của vụ án trong việc thu thập chứng cứ, có nhiều mối quan hệ đến nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, đối tượng phạm tội giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức của Quân khu như tài chính. 2.2. Thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra trong quân đôi nhân dân. - Ban điều tra cơ quan an ninh điều tra cấp quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tại các chương XI và XXIV BLHS khi các tội đó thuộc thẩm quyền của tòa án quân khu và tương đương. - Các phòng điều tra của cơ quan an ninh điều tra BQP điều tra các vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTAN cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. 3. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các phòng điều tra Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số tội loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Bộ phận điều tra Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp khi các tội đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Ngoài chức năng kiểm sát việc điều tra của các Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có các phòng điều tra các tội phạm về hoạt đọng tư pháp. 4. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển. 4.1. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng: Bộ đội biên phong khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm qui định tại chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, hải đảo, và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lí thì có quyền: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét lấy lời khai, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liêu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo qui định của BLTTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ, hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thì giải ngay người đó đến cơ quan công an và xin ngay lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyề; chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án 4.2. Quyền hạn điều tra của Hải quan Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm qui định tại Điều 153 và 154 BLHS năm 1999 thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét lấy lời khai, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liêu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo qui định của BLTTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định khởi tố vụ án. 4.3. Quyền hạn của Kiểm lâm. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm qui định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 cả BLHS năm 1999 thì cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét lấy lời khai, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liêu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo qui định của BLTTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định khởi tố vụ án. 4.4. quyền hạn của Cảnh sát biển Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm qui định tại chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 230, 231, 236, 238, 273 và 274 của BLHS năm 1999 xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa nước cộng hòa xá hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lí thì Cục trưởng. Chỉ huy trưởng vùng biển, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và đội trưởng Cảnh sát biển có quyền: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét lấy lời khai, thu giữ,tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liêu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo qui định của BLTTHS, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; - Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định khởi tố vụ án. III.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xác định thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự. 1. Thuận lợi. -Cơ cấu tổ chức thẩm quyền điều tra của CQĐT theo pháp lệnh tổ chức đièu tra hình sự năm 2004 là sự thể hóa đường lối của Đảng về đổi mới hoạt động của CQĐT đựoc thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là nghị quyết số 08- NQ/TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đó là thực hiện được sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra tố tụng và hoạt động trinh sát bí mật, sự chuyên môn hóa, phân công chuyên sâu trong hoạt động điều tra. - Thẩm quyền điều tra của CQĐT theo qqui định của pháp luật hiện hành đã được qui dịnh cụ thể rõ ràng hơn. Do đó hiện tượng tranh chấp thẩm quyền điều tra đã ít xảy ra hơn trước. - Về cơ sở vật chất và cán bộ điều tra viên đã được nâng cao hơn trước điều đó thể hiện qua chất lượng điều tra trong những năm gân đây 2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, thực tiễn triển khai thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQĐT cũng đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định cần khắc phục: -Khó khăn vướng mắc trong việc phân biệt thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND và CQĐT trong CAND: Như đã nêu trên thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND được xác định theo thẩm quyền của Tòa án quân sự. Trong khi đó, thực tiễn áp dụng Điều 3 PLTC Tòa án quân sự năm 2002 qui dịnh về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự hiện nay đang tồn tại hiện tượng có cách hiểu khác nhau về đối tượng bị cáo là “ công nhân quốc phòng”. Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng công nhân quốc phòng ở đây cần được hiểu là tất cả những người làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp của Quân đội. Trong khi đó có quan điểm cho rằng công nhân quốc phòng ở đây cần được hiểu là người có hợp đồng lao động không thời hạn làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp cảu Quân đội. Từ cách hiểu khác nhau dẫn đến việc thực hiện thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp, các ngành không thống nhất - Khó khăn vướng mắc trong việc phân biệt thẩm quyền giữa CQCSĐT và thẩm quyề điều tra của CQĐT của VKSND tối cao Theo qui định của pháp luậut hiện hành, trong số các tội phạm được qui định tại các chương XII đến chương XXII của BLHS, CQĐT của VKSND tối cao có quyền điều tra các vụ án hình sự về một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Với qui định như vậy, không phải tất cả các tội xâm phạm hoạt động tư pháp qui định tại chương XXII mà người phạm tội là cán bộ tư pháp đềi thộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của VKSND tối cao mà chỉ là “một số tôi”. Vấnđề ở đây là một số tội là những tội nào. - Theo dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Cơ quan trình  dự án Pháp lệnh đề nghị  giao Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp  tỉnh có thẩm quyền điều tra  tất cả các vụ án Hình sự về 13 tội danh nói trên của Bộ luật hình sự mà không phụ thuộc vào thẩm quyền xét xử của TAND cấp nào, vì cho rằng quy định hiện hành rất khó áp dụng, trong 13 tội danh đó có nhiều tội chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trong khi lực lượng An ninh nhân dân không tổ chức cơ quan điều tra ở cấp huyện, bên cạnh đó khi tội phạm xảy ra thường chưa thể xác định ngay được vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp nào dẫn đến khó khăn, bất cập trong việc tổ chức đấu tranh với các loại tội phạm này.        Nghiên cứu các tội danh thuộc thẩm quyền điều tra của An ninh điều tra Công an cấp tỉnh, cho thấy Pháp lệnh hiện hành bất cập ở chỗ khi tội phạm thuộc một trong số 13 tội danh đã dự kiến trong Pháp lệnh, nếu tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện thì vụ án đó thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; Nếu tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh thì vụ án đó thuộc thẩm quyền điều tra của An ninh điều tra Công an cấp tỉnh. Như vậy, cùng một tội danh nhưng tuỳ  theo tính chất  và mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà vụ án có thể do  Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện hoặc  Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thụ lý và giải quyết. Mặt khác, theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có thẩm quyền điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. Theo quy định này thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh  cũng có thẩm quyền điều tra 13 tội danh nêu trên khi xét thấy cần trực tiếp điều tra, nếu tội phạm xảy ra thuộc  thẩm  quyền  xét xử của TAND cấp huyện C/ Kết luận Qua việc tìm hiểu về thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự ta thấy các qui định của pháp luật về vấn đề này khá rõ ràng. Việc qui định khá đầy đủ về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra giúp việc điều tra các vụ án hình sự trở nên nhanh chóng, chính xác, đúng người đúng tội qua đó là cơ sở để cho các giai đoạn sau điều tra cũng được tiến hành thuận lợi hơn. Tuy vậy vẫn còn một số vấn đề trong việc xác định thẩm quyền điều tra giữa cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. Thiết nghĩ cần có thêm những điều luật qui định rõ ràng hơn nữa để các cơ quan này không bị chậm trễ trong công tác điều tra do tranh chấp về vấn đề thẩm quyền. Ngoài ra trong việc tăng cường quyền hạn xét xử cho tòa án cấp huỵen thì cũng phải đi đôi với việc tăng cương thẩm quyền điều tra cho cơ quan điều tra cấp tương đương. Việc qui định thẩm quyền điều tra rõ ràng, chặt chẽ hơn sẽ góp phần làm chặt chẽ các qui định pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. thẩm quyền điều tra.doc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc kỳ tố tụng hình sự- thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự.doc
Luận văn liên quan