Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI

MỞ ĐẦU 2 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 2 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 5 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 6 8. CÂU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI. 6 Chương 1. 7 1.1 Chính sách ngoại giao của Mỹ, từ chủ nghĩa “biệt lập” đến “chiến lược ngoại giao toàn cầu”. 7 1.2 Nước Mỹ và sự xác lập quyền lực trong thế kỷ XX. 10 1.2.1 Sự xác lập quyền lực kinh tế của Mỹ. 10 1.2.2 Sự xác lập quyền lực của Mỹ trên lĩnh vực quân sự trong thê kỷ XX. 15 1.2.3 . Quyền lực chính trị của Mỹ trong thế kỷ XX. 17 Chương 2. 20 2.1 Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh và tham vọng của Mỹ sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. 20 2.2 Chính sách ngoại giao của Mỹ - bản chất cho sự lựa chon trong thế kỷ XXI. 23 2.3 Những tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI. 27 2.3.1 Tham vọng về kinh tế. 27 2.3.2 Tham vọng về quân sự. 30 2.3.3 Tham vọng mở rộng khu vực ảnh hưởng của Mỹ. 37 2.3.3.1 Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 37 2.3.3.2 Đối với châu Phi. 40 2.4 Sự ảnh hưởng và tính phổ biến của văn hóa Mỹ đối với Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa. 41 Chương 3. 46 3.1 Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ. 46 3.2 Sự trở lại của nước Nga. 50 3.3 Chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề toàn cầu – một thách thức cho sự phát triển của Mỹ. 52 KẾT LUẬN 57

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế thế giới càng giảm, tỷ trọng này năm 2008 là 23.79% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm 8% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Hoa Kỳ giảm từ 3,42%/năm (từ 1991-2000) xuống 1,61%/năm (từ 2001- 2010) trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới tăng từ 3,07%/năm (1991-2000) lên 3,2%/năm (2001-2010)”.[dẫn theo.19], tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 14441.42 tỷ USD năm 2008 (trước khi rơi xuống đáy suy thoái vào năm 2009), chiếm 23.79% tổng GDP của thế giới, gấp 2.94 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 2) và 3.33 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3), năm 2010 GDP của Hoa Kỳ 14.700 tỷ trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc mới chỉ có 5878,6 tỷ USD. Năm 2008 tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 nghìn tỷ USD (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng Ngân hàng tại Mỹ đạt 12.5 tỷ USD (chiếm 20.4%), Mỹ cũng là quốc gia có số công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới, trong tổng số 50 công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới Mỹ đã chiếm 24 công ty chiếm 50%, Anh đứng thứ hai 6 công ty chiếm 10%, Trung Quốc đứng thứ ba với 5 công ty chiếm 10%, Thụy Sỹ đứng thứ tư với 4 công ty, Bồ Đào Nha và Nhật Bản mỗi nước có 2 công ty, Nga và Italia mỗi nước có 1 công ty, điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư tư bản ra nước ngoài của Mỹ chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm hơn 40 % tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Sự suy thoái của Mỹ về lĩnh vực kinh tế chỉ ở mức tương đối, so với mức tăng trưởng của các cường quốc khác Mỹ đã vượt xa về chỉ số giá trị thực, những tham vọng trong việc thống trị nền kinh tế thế giới vẫn là mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Mỹ ra sức thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết khủng hoảng, đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G20 tại Oasinhton và Luôn đôn Mỹ đã đạt được đồng thuận của các nước đồng minh và các nước đang phát triển (BRICs) trong việc duy trì các tổ chức tài chính như WB, IMF, để thông qua đó Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống kinh tế toàn cầu, sư chi phối của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế này cũng chính là sự chi phối nền kinh tế thế giới đi theo con đường có lợi nhất cho Mỹ. Nguy cơ suy thoái tương đối về nền kinh tế được Mỹ hóa giải bằng các biện pháp khẩn cấp, như việc chấp nhận cắt giảm lãi xuất đồng đôla để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế, việc làm này sẽ giảm áp lực cho các ngân hàng Mỹ trong việc cho vay vốn, nhưng nó lại kích thích người dân và các doanh nghiệp Mỹ vay được nhiều tiền hơn cho viêc đầu tư phát triển kinh tế ra bên ngoài và mua sắm, tiêu thụ sản phẩm trong nước, sự cắt giảm lãi xuất đồng đôla của Mỹ cũng được sự ủng hộ của thị trường châu Âu vì đồng Euro cũng giảm 4% so với trước. Chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp bơm vào thị trường Mỹ những gói kích cầu lớn 47,25 tỷ USD năm 2007, 168 tỷ USD năm 2008 thông qua đó mà cứu vãn tình hình trong nước và tiếp tục chi phối nền kinh tế thế giới, Mỹ cũng rót 24 tỷ USD vào thị trường châu Âu để làm giảm đi áp lực đối với Mỹ. Như vậy những biểu hiện của nền kinh tế Mỹ cho thấy trên thế giới thời điểm đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều cường quốc về kinh tế nhưng hầu hết các quốc gia đó chưa lớn mạnh và phát triển toàn diện như Mỹ, sự suy thoái của Mỹ chỉ ở mức tương đối, đóng góp của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới luôn ở mức cao nhất, sự chi phối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay là không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng của kinh tế Mỹ có thể thúc đẩy hay cũng có thể làm trao đảo nền kinh tế thế giới hiện nay. 2.3.2 Tham vọng về quân sự. Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, lại là một trong hai cường quốc đứng đầu trật tự thế giới Ianta trong gần nửa thế kỷ, di sản mà Mỹ để lại đó là một tiềm lực quân sự khủng lồ, sức mạnh quân sự của Mỹ có thể: “thống trị ở mọi tầng bậc – đất liền, vùng biển, bầu trời, không gian…” [5, tr. 246] Tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu trong thế kỷ mới, quân sự được xem là công cụ quan trọng để cho Mỹ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới và duy trì vai trò lãnh đạo không tranh cãi của Mỹ đã có từ thế kỷ trước. Việc đầu tư ngân sách cho quốc phòng luôn là vấn đề ưu tiên của chính phủ Mỹ: “… nếu như các nước Châu Âu bắt đầu cắt giảm chi phí cho quân sự kể từ sau khi bức tường Beclin sụp đổ, Trung Quốc thì kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí cho quốc phòng, còn ngân sách cho quân sự của Nga thì liên tiếp bị thất bại, ngược lại đối với Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên, từ 260 tỷ USD giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước, đến 329 tỷ USD vào năm 2002, năm 2006 Mỹ chi 528 tỷ USD chiếm 46% chi phí quân sự của toàn thế giới, con số này được chính phủ tiếp tục tăng lên vào năm 2011 tới mức 548,9 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2010” [8, tr.140]. Với mức đầu tư khủng lồ từ ngân sách quốc gia đó đã khiến cho Mỹ là quốc gia có nền quân sự mạnh nhất thế giới, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới tập trung sức mạnh quân sự của mình vào thì cũng không thể là mối đe dọa đối với Mỹ được: “ sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ không chỉ lớn gấp hai lần tiềm lực quân sự của chín nước đối thủ hùng mạnh, Nga, Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên, Iraq, Libia, Syria, Sudan, Cuba, mà không đâu tập trung sức mạnh quân sự hùng hậu như hải quân như Hoa Kỳ, sở hữu cụm chiến thuật hạt nhân gồm ba tàu chiến, trong đó tàu sân bay “Enterprise” dài 300m, cao 70m, tiềm lực của cụm chiến thuật hải quân như vậy còn lớn hơn của tất cả các lực lượng vũ trang của tất cả các nước đang phát triển gộp lại” [8, tr. 139 – 140]. Trên thực tế sức mạnh quân sự của Mỹ được xây dựng trên tất cả các phương diện, rất hùng hậu và được trang bị phương tiện chiến đấu đầy đủ và hiện đại nhất, thuận tiện cho tác chiến. Trước hết là lực lượng bộ binh, đây là lực lượng chiếm quân số đông nhất trong quân đội Mỹ: “hiện nay lực lượng bộ binh Mỹ có 1,2 triệu sĩ quan và binh lính, trong số này có 502,200 quân chính quy được phiên chế thành 2 sư đoàn tăng, 2 sư đoàn kỹ thuật cơ giới, 1 sư đoàn lính dù, 1 sư đoàn phản ứng nhanh và 2 sư đoàn thiết giáp hạng nhe, ngoài ra còn có 11 lữ đoàn độc lập và 14 bộ phận đảm bảo tác chiến. Hiện nay Mỹ có 34 lữ đoàn chủ lực có khả năng tự tác chiến và chủ động chiến đấu trực tiếp với đối thủ” [20]. Với một cơ cấu hùng hậu như vậy lực lượng bộ binh Mỹ có thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào do bộ tổng chỉ huy giao phó. Cùng với những biến động về chính trị, xã hội mang tính toàn cầu trong 10 năm qua, vai trò của bộ binh Mỹ lại càng trở nên quan trọng hơn, mọi yêu cầu về việc cải tổ lại bộ binh và các nghiên cứu, sáng chế ra các phương tiện chiến đấu cho lực lượng này được bộ quốc phòng Hoa Kỳ quan tâm hơn bao giờ hết, kinh nghiệm từ chiến trường Apganitxtan đòi hỏi một lực lượng bộ binh tinh gọn và cơ động, có khả năng tác chiến trên quy mô rộng, đặc biệt là độ tuổi của các quân nhân được rút xuống, không quá tuổi 35. Trang phục cho quân đội cũng được cải tiến, làm từ chất liệu vải đặc biệt, rất nhẹ và bền, có thể thích ứng với 4 vùng khí hậu khác nhau, giày không thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hay lạnh. Những điều này cho thấy tính ưu việt của bộ binh Mỹ mà không một nước nào có thể sánh được với Mỹ. Về sức mạnh hải quân: vốn dĩ hải quân Mỹ ra đời từ khi lập quốc nhằm mục đích phục vụ cho thương mại, hơn nữa hải quân Mỹ có điều kiện phát triển do nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã là yếu tố đắc địa cho hải quân Mỹ vươn lên thống trị 3 trong tổng số 4 đại dương của nhân loài (Thái Bình Dương, Đai Tây Dương, Ấn Độ Dương). Tuy nhiên hải quân Mỹ vẫn gặp những mối đe dọa từ bên ngoài, vì vậy chính phủ Mỹ nhận thấy cần phải có một chiến lược hải quân mới để cùng thực hiện tham vọng chiến lược toàn cầu trong thời đại mới, theo đó Mỹ cho rằng hiện nay mối quan ngại của Mỹ đó là sự đe dọa từ mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia, nguy cơ các quốc gia phát triển vũ khí hạt nhân như Triều Tiên, Iran và sự chạy đua đầy tham vọng của Trung Quốc, do đó ngày từ đầu thế kỷ XXI, khi vạch ra chiến lược hải quân mới, Mỹ luôn tập trung vào xác định 3 múi nhọn chính đó là: phải xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất, phải xác định được khu vực địa lý cụ thể để gây tầm ảnh hưởng và phải tập trung sử dụng vũ khí phù hợp với địa hình đó, trong đó Mỹ đã xác định Trung Quốc là kẻ thù đang chạy đua ngang sức, còn Triều Tiên Và Iran tuy không phải là kẻ chạy đua ngang sức nhưng lại là những nước sở hữu hạt nhân nên được xem là là kẻ thù quan trọng, lực lượng hồi giáo cực đoan và lực lượng khủng bố xuyên quốc gia cũng được xem là kẻ thủ nguy hiểm. Với ba loại kẻ thù này Mỹ đều xây dựng những kế hoạch tấn công cụ thể, phù hợp với điều kiện địa hình cụ thể và với những loại vũ khí có ưu thế nhất, điển hình là với Trung Quốc được xem là kẻ thù chạy đua ngang sức với Mỹ về hải quân và quyền lợi về biển, nên Mỹ đã xác định: “về địa lý chiến trường Trung Quốc bao gồm những vùng biển quan trọng, các nơi cần tập trung chú ý là biển Đông Trung Hoa, biển Nam Trung Hoa cùng dãy đảo giữa những biển đó (với Đài Loan là trung tâm). Về vũ khí có vai trò răn đe hạt nhân từ các tên lửa hành trình phóng từ các bệ tàu ngầm và tàu nổi, nhằm vào các căn cứ quân sự và các cơ sở chính trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc điểm chính của cách răn đe hạt nhân này hơi khác với Liên Xô. Cụ thể nó ngăn Trung Quốc đến các đường biển giao thông và thương mại quan trọng, nhất là nhập khẩu qua biển nam Trung Hoa và xuất khẩu hàng hóa qua biển nam và đông Trung Hoa, nhiệm vụ này sẽ do hàng không mẫu hạm tấn công và tàu nổi của Mỹ thực hiện. Ngoài ra chiến lược này là quan trọng để lực lượng Mỹ có thể không cho Trung Quốc ngăn cản Hoa Kỳ sử dụng các biển đó…” [12, tr.46]. Qua chiến lược hải quân mới của Mỹ đã cho thấy tham vọng làm bá chủ về biển và tiếp tục thực hiện mục tiêu kìm hãm Trung Quốc xã hội chủ nghĩa của Mỹ không hề bị từ bỏ, ngược lại với sự vươn lên của Trung Quốc đã trở thành trọng tâm chống phá và tranh giành ảnh hưởng trên biển đối với Mỹ, đặc biệt là khu vực biển Đông Nam Á. Để thực hiện tham vọng bá chủ đó Mỹ không ngừng tăng cương sức mạnh hải quân cho mình, ngày nay Mỹ có tới 313 tàu chiến, trong đó có 11 tàu sân bay, Nếu so sánh tiềm lực hải quân của Hoa Kỳ với các nước khác, Hoa Kỳ luôn dẫn đầu về số lượng hạm đội, tàu sân bay: Mỹ 11 tàu sân bay, Anh có 1, Nga có 1, Pháp có 1, Brazin có 1, Tây Ban Nha có 2, Ấn Độ có 1, Thái Lan có 1 và Italia có 1. Mỹ cầm đầu liên minh hải quân lên đến 1000 tàu, mục đích của liên minh này là để bảo vệ nền kinh tế lưu thông toàn cầu, cứu trợ thiên tai, nhân đạo, nhưng đối với Mỹ nhiệm vụ quan trọng nhất mà hải quân Mỹ phải thực hiện là phải đảm bảo luồng thương mại tự do đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ đến các nước khác trong thời kỳ tự do thương mại hóa toàn cầu. Không chỉ chiếm lĩnh trên mặt biển, mà ngay ở trên đất liền Mỹ cũng gây ảnh hưởng và thanh thế với các nước đồng minh, đặc biệt là các quốc gia láng giềng của Nga và Trung Quốc. Sự kiện 11 – 9 – 2001 đã đánh dấu cho chiến dịch chống khủng bố do Mỹ cầm đầu, nhưng cũng từ đây mà các căn cứ quân sự của Mỹ không ngừng tăng lên, không gian địa lý có sự chiếm đóng của quân đội Mỹ càng được mở rộng: “Mỹ xây dựng thêm 14 căn cứ quân sự ở vùng Perique, đưa ra kế hoạch xây dựng và củng cố 20 căn cứ quân sự ở Iraq và hàng chục căn cứ quân sự ở Trung Á. Mỹ đàm phán với các nước Mônacô, Algieria, cộng hào Mali, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrguzstan, Italia, Ghana, Brazin, Autralia, Balan, Cộng hòa Czech, Pháp để xây dựng căn cứ quân sự, mục đích cuối cùng là thiết lập chuỗi căn cứ quân sự dọc theo hành lang Đông – Tây giữa Côlômbia, Maghreb, Cận Đông, Trung Á cho đến Philippin mà Mỹ gọi là “trục bất ổn định” đồng thời Mỹ dễ dàng và tiếp cận thường xuyên với các nguồn tài nguyên ở đây” [18, tr. 39 – 40]. Việc Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự ở Apghanistan, Pakistan, và ba nước cộng hòa Liên Xô trước đây là để nhằm vào Nga, còn các căn cư ở Manas, Kyrguzstan, cách biên giới Trung Quốc 250 dặm cùng với các căn cứ quân sự phía đông như Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Đài Loan đã tạo thành một vòng khép kín đối với Trung Quốc, là dấu hiệu răn đe cho sự vươn lên của Trung Quốc trong thời đại ngày nay. Cùng với các căn cứ quân sự đó, Mỹ cúng rải lực lượng quân đội trên nhiều vùng lãnh thổ và ở các khu vực khác nhau như: Bảng 2.1: Quân số của Mỹ ở nước ngoài. [dẫn theo: 4tr. 117] Các nước ở đó Mỹ có trên 200 quân Số lượng Đức 60.035 Nhật Bản 41.257 Hàn Quốc 35.663 Italia 11.677 Anh 11.379 Bôsnia – Hêzgovina 8.170 Ai Cập 5.846 Panama 5.400 Hungari 4.220 Tây Ban Nha 3.575 Thổ Nhĩ Kỳ 2.864 Ai Len 1.960 Arập Xêút 1.722 Bỉ 1.679 Kuwait 1.640 Croatia 866 Barhein 748 Diego Garcia 705 Hà Lan 703 Macedonia 518 Hy Lạp 498 Honduras 427 Úc 333 Haiti 239 Tổng số 259.871 Trên bộ 218.957 Trên biển 40.914 Từ tiềm lực quân sự đó đã khiến Mỹ luôn tự cho mình quyên lãnh đạo Thế giới, không có quốc gia nào ngoài Mỹ (trừ Hội đồng bảo an LHQ) tự cho mình các đặc quyền cấm vận và trừng phạt đối với các quốc gia sản xuất vũ khí hạt nhân, trong đó có Ấn Độ, Pakistan. Mỹ đã dựng lên bức màn đe dọa CHDCND Triều Tiên, Iran vì đây là các quốc gia sở hữu sức mạnh hạt nhân, trong khi đó Mỹ lại là quốc gia có trữ lượng hạt nhân lớn nhất và cũng là quốc gia duy nhất trong lịch sử đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh, gây ra thảm họa cho nhân dân Nhật Bản. Quyền lực và tham vọng của Mỹ còn thể hiện ở chỗ Mỹ là người khởi sướng soạn thảo hiệp định sử dụng vũ khí hạt nhân đối với bảy quốc gia: Nga, Trung Quốc, Iraq, Triều Tiên, Iran, Libia, và Syri, trong đó Mỹ cam đoan rằng Washington có trách nhiệm không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc gia không có vũ khí hạt nhân nếu quốc gia đó không chống lại nước Mỹ hoặc không liên kết với các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác. Mỹ là đạo diễn của các chiến dịch chống khủng bố, can thiệp vào các quốc gia khác với chiêu bài nhân quyền. Trong thời gian gần đây, Mỹ cùng với quân đội các nước đồng minh tiến hành các cuộc tập trận trên biển và trên bộ, một mặt để phô trương thanh thế quân sự của Mỹ với các đối thủ, nhưng mặt khác cũng cho thấy tham vọng về chiến lược toàn cầu của Mỹ chưa hề muốn từ bỏ. Đồng thời những hành động đó còn cho thấy ngoài việc sử dụng sức mạnh mềm để gây ảnh hưởng của mình với thế giới, Mỹ cũng sẵn sàng sử dụng sức mạnh cứng để đạt được mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình. 2.3.3 Tham vọng mở rộng khu vực ảnh hưởng của Mỹ. 2.3.3.1 Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực theo Mỹ có nhiều cái “nhất” như: nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều của cải nhất và có lực lượng quân sự dày đặc nhất hơn nữa với vị trí đặc biệt, vừa ở Thái Bình Dương, vừa ở Đại Tây Dương, Mỹ muốn nắm vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương và củng cố sự hợp tác với các nước trong khu vực. Vì vậy, ngay sau khi lên năm chính quyền, tổng thống Ôbama công bố chiến lược anh ninh đối với khu vực này, trong đó mục đích của chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là tăng cường quyền lãnh đạo và quyền khống chế của mình đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu của Mỹ tại khu vực là: Ổn định, tự do lưu thông, phát triển kinh tế. Mỹ thực hiện chính sách trung lập trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các giải pháp hòa bình và theo công ước quốc tế. Quan điểm của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nhằm: Thứ nhất, xác định tầm quan trọng của vành đai chiến lược châu Á - Thái Bình Dương để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc; Thứ hai, tái khẳng định sự trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và tạo sự tin tưởng, trấn an ASEAN với các cam kết của Mỹ; Thứ ba, củng cố và thắt chặt quan hệ đồng minh với Australia, New Zealand; triển khai hợp tác toàn diện của Mỹ đối với các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đặt trọng tâm phòng ngừa đối thủ chiến lược trước hết chính là Trung Quốc, bởi đây là một nước lớn đang chứa đựng những tiềm năng phát triển mạnh về nhiều mặt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung trong thế kỷ XXI. Về an ninh, Mỹ thực hiện chính sách an ninh gồm 3 thành phần: liên minh quân sự; duy trì sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ và thiết lập cơ cấu an ninh mới ở khu vực. Mỹ xác định nhất quán liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản là hòn đá tảng trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Về đối ngoại, Mỹ tích cực thực thi chính sách tăng cường quan hệ với các nước; thúc đẩy kinh tế thị trường tự do ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ tiếp tục hợp tác trên thế mạnh nhằm mục đích kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước khác trong khu vực. Về kinh tế, Chiến lược kinh tế của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm biến khu vực này trở thành thị trường tự do hóa kiểu phương Tây nói chung và tạo ra thị trường cho hàng hóa công nghệ cao của Mỹ nói riêng. Vì vậy, Mỹ tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế song phương với các nước trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản. Mỹ rất coi trọng nhân tố kinh tế của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích đầu tư của Mỹ ở khu vực này trong thế kỷ XXI. Mục đích chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là thực hiện bá quyền khu vực bằng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm đe dọa, gây sức ép buộc các nước khuất phục trước tham vọng thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ lãnh đạo. Từ khi lên cầm quyền, chính quyền Obama đã không ngừng vạch ra kế hoạch và điều chỉnh chiến lược an ninh Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc là một trong những đối thủ chủ yếu, cho nên Mỹ tập trung làm suy yếu về chính trị, thâm nhập và cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế. Một mặt, mở rộng mức độ kiềm chế và bao vây; Mặt khác, lại coi trọng lợi ích kinh tế ở thị trường mới mẻ của Trung Quốc với số dân hơn 1,3 tỉ người. Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã đem đến cho Mỹ cả những cơ hội và thách thức. Sự lớn mạnh này tạo cơ hội để Mỹ đầu tư và xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng tạo thành mối đe dọa đối với sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 2.3.3.2 Đối với châu Phi. Châu Phi gồm 54 quốc gia, với tổng diện tích hơn 30 triệu km2 và hơn 800 triệu dân, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào, nhất là dầu mỏ và các kim loại quý (vàng), đang trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới. Do từng là thuộc địa, giành độc lập chưa lâu nên so với các lục địa khác châu Phi chậm phát triển hơn, nhưng châu lục này cũng là một thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh. Lục địa đen hấp dẫn đến nỗi cụm từ "cuộc đua tới châu Phi" không còn xa lạ bởi nhiều cường quốc có chính sách đặc biệt hướng tới châu lục này. Đối với nước Anh tiếp tục thông qua khối thịnh vượng chung để xâm nhập châu Phi, còn Pháp với mối liên hệ về văn hóa, ngôn ngữ mở rộng ảnh hưởng ở các nước châu Phi như Algiêria, Sênêgan, Tuynisia,... Đối với Mỹ, châu Phi luôn nằm trong chiến lược đầu tư vì Mỹ nhập tới 20% dầu thô từ các nước nam sa mạc Sahara. Trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ tới Ghana, Tổng thống Obama đã khẳng định "châu Phi không nằm ngoài các vấn đề thế giới" và châu Phi là một phần không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Trong nhiều năm qua, các cuộc xung đột và tình trạng bất ổn ở Sudan và Sômalia đã tác động mạnh đến các nỗ lực ngoại giao của Mỹ ở châu Phi. Hiện nay, chính quyền Ôbanma dường như muốn trực tiếp tập trung nỗ lực hơn vào châu Phi. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm của ông Ôbama tới Ghana là một "động thái sáng suốt" để tăng cường mối quan hệ và ảnh hưởng của Mỹ với các đồng minh Tây Phi và thiết lập một liên minh mới để khai thác các nguồn lợi tài nguyên ở châu Phi. Bộ Năng lượng Mỹ từng cam kết đến năm 2020, mỗi năm Mỹ sẽ nhập khẩu hơn 770 triệu thùng dầu của châu Phi. Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ cho rằng, vào năm 2015, lượng dầu nhập khẩu của châu Phi sẽ chiếm 25% tổng khối lượng dầu nhập khẩu của Mỹ. Hiện trao đổi thương mại giữa Mỹ và các nước nam sa mạc Sahara vẫn nhỏ mặc dù Mỹ đã áp dụng liệu pháp miễn thuế đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của khu vực này. Các nước nam Sahara chỉ chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2008. Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực này tăng 28% năm 2008, đạt 86 tỷ USD, trong đó dầu mỏ chiếm 80% (71,2 tỷ USD). Mỹ cũng nhập khẩu khoảng ba tỷ USD bạch kim, 1,6 tỷ USD kim cương và 1,3 tỷ USD sắt thép từ châu Phi. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới khu vực này trị giá 18,6 tỷ USD, chủ yếu là ô-tô, ngũ cốc, hạt lấy dầu, các sản phẩm hóa dầu và than, máy bay. QH Mỹ đã thông qua một số luật nhằm thúc đẩy thương mại với lục địa đen. Những chính sách có phần tích cực của Mỹ đối với lục địa đen này một phần vì Mỹ đã nhìn thấy được nguồn lợi từ châu lục này có lợi cho nền kinh tế Mỹ, mặt khác các cường quốc khác cũng đang chạy đua với Mỹ đến châu Phi Trung Quốc chấp nhận xóa nợ cho châu Phi. Nga, Nhật Bản cũng đã có những động thái với khu vực này, việc vươn tầm ảnh hưởng của Mỹ tới châu Phi càng chứng minh cho tham vong muốn lãnh đạo thế giới của Mỹ. 2.4 Sự ảnh hưởng và tính phổ biến của văn hóa Mỹ đối với Thế giới trong thời đại toàn cầu hóa. Ngày nay nhân loài đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, “làm phẳng thế giới và trao quyền đến từng cá nhân” [6, tr.50], với quá trình đó thì không có một quốc gia nào tồn tại một cách độc lập bế quan tỏa cảng, tự đặt riêng mình ra bên cạnh xu thế và con đường phát triển chung của nhân loài. Dựa vào những lợi thế như vốn, khoa học kỹ thuật, thông tin, nhân tài, quản lý, có thể nói các nước phát triển chính là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đặc biệt là Mỹ đang là những chủ thể định ra luật chơi, sự phát triển vượt bậc về khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông như ngày nay đã rút ngắn lại khoảng cách cả về không gian và thời gian đối với các quốc gia trên toàn cầu, điều này càng làm cho văn hóa Mỹ càng dễ dàng xâm nhập và lấn át các nền văn hóa truyền thống khác trên thế giới: “ Ngày nay không ai có thể dễ dàng phủ nhận văn hóa Mỹ khi mà tất cả mọi tầng lớp dân cư của mọi quốc gia đều có thể tiếp xúc hàng ngày với sản phẩm của nền văn hóa đó và bản thân nó hiện diện trong đời sống mỗi người. Văn hóa Mỹ đã ảnh hưởng đến tư duy và đời sống của mỗi con người một cách mạnh mẽ và từng ngày, khi mà các nước trên thế giới mở cửa, hợp tác giao lưu và phát triển kinh tế” [6, tr.53]. Có thể thấy rằng, nhờ hệ thống thông tin âm nhạc, vô tuyến, phim ảnh và internet cũng như sự xâm nhập của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ vào các nước khác trên thế giới, từ Trung Quốc đến Pháp và ngay cả Trung Đông, đã khiến cho chính phủ các nước này lo ngại về nguy cơ văn hóa Mỹ sẽ làm hủy hoại nền văn hóa truyền thống của họ. Tiêu biểu như trong lĩnh vực công nghiệp phim ảnh, không có một xưởng phim nào trên thế giới có thể vượt qua được Hollywood của Mỹ, các sản phẩm của phim Mỹ tràn ngập trên thị trường thế giới. Còn trong lĩnh vực âm nhạc, Mỹ là quê hương của các dòng nhạc hiện đại như nhạc Pop, Rap, Hip – Hop và nhạc Roc, cùng với cách ăn mặc tự do đến phóng khoáng đã thu hút được sự đam mê của nhiều thế hệ trẻ trên thế giới, làm biến dạng các dòng nhạc truyền thống của các quốc gia khác: “Ở Ấn Độ hay Pakistan và Bănglađét thì “ Kavvali” được coi là thánh nhạc truyền thống, loại nhạc này phải được chơi theo nhịp điệu trống và tay, để ca ngợi chúa trời, thánh tiên tri Môhamét, Ali và các thầy tế khác, nhưng trong hình thức “cải biến” mới trong giới trẻ thì “ Kavvali” biến thành những giai điệu ấn tượng với tiết tấu giật cục tạo nên nhờ nhạc cụ điện tử, những gì trước đây tạo nên sự xúc động thần thánh thì giờ đây tạo nên những cơn cực khoái của đêm nhạc Pop và sàn nhảy. Cũng tương tự như vậy những bài hát trong phim Ấn Độ trước kia luôn có nội dung trữ tình sâu sắc thì giờ đây chỉ thể hiện độc nhất tình cảm ướt át vô nghĩa của những bài hát Mỹ thành thị” [6, Tr. 59]. Những biểu hiện này cho thấy văn hóa Mỹ hiện đại đang dần chiếm lĩnh lấy toàn thế giới, một phần nó thể hiện xu thế của thời đại với tính năng động của kinh tế thị trường phù hợp với tâm lý của giới trẻ hiện nay, nhưng mặt khác sự phổ quát đó cũng cho thấy sức mạnh mềm của Mỹ đối với thế giới thật sự lớn mạnh. Cũng như trong lĩnh vực âm nhạc và giải trí, trong lĩnh vực khoa học và giáo dục của Mỹ hiện nay cũng chưa có quốc gia nào vượt qua được nền giáo dục chất lượng cao như Mỹ, một hệ thống giáo dục được xây dựng mang tính hiện đại và được đầu tư mạnh mẽ, nhất là trong các ngành giáo dục bậc cao của Mỹ được ví như là ngành công nghiệp hạng nhất của Mỹ, theo thống kê trong bảng xếp hạng các trường đại học nổi tiếng nhất trên thế giới thì Mỹ đã có 8 trường trong Top 10 trường trên toàn thế giới, trong bài viết: phụ trương giáo dục bậc cao đăng trên nhật báo Times có tổng kết trong Top 50 trường hàng đầu của thế giới thì Mỹ đã có 38 trường, chiếm 68% số trường đại học hàng đầu thế giới và như vậy Mỹ đã hoàn toàn thống trị nền giáo dục bậc cao của toàn nhân loại: “Với dân số chiếm 5% dân số thế giới, nhưng Mỹ đầu tư cho giáo dục tới 2,6 % GDP trong khi Châu Âu chỉ là 1,2% GDP còn Nhật Bản chỉ đầu tư 1,1% GDP của nước này cho giáo dục” [8,tr.113], từ việc đầu tư khổng lồ đó đã khiến Mỹ xây dựng được hệ thống, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hiện đại nhất thế giới, do đó chất lượng giáo dục của Mỹ cũng luôn là thước đo chuẩn chung của toàn cầu, trong khi mỗi năm ở Trung Quốc đào tạo được 600.000 kỹ sư, Ở Ấn Độ là 350.000 kỹ sư (năm 2004) thì ở Mỹ chỉ đào tạo được 70.000 kỹ sư, như vậy Mỹ đào tạo ít hơn Trung Quốc 8,5 lần và ít hơn Ân Độ 5 lần, nhưng số lượng kỹ sư này của Mỹ khi ra trường lại đáp ứng được những yêu cầu trong các môi trường làm việc nước ngoài, họ đã được trang bị đầy đủ các yếu tố để đáp ứng công việc, ngược lại Ấn Độ và Trung Quốc thì lượng kỹ sư ra trường đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó thì lại rất thấp. Không giống với các quốc gia khác trên thế giới, Mỹ tập trung đầu tư cho ngành giáo dục bậc cao hơn, hàng năm Mỹ đào tạo được 1000 tiễn sỹ khoa học máy tính, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ con số ấy chỉ chiếm 35 đến 50 người một năm. Chính những lý do đó mà ngày nay Mỹ là điểm đến hấp dẫn nhất của các học sinh, sinh viên trên thế giới, chiếm 30% tổng số lưu học sinh trên toàn thế giới. Có thể nói, quá trình toàn cầu hóa do Mỹ khởi xướng đã tạo cơ hội cho Mỹ xây dựng nên những tiêu chuẩn theo kiểu Mỹ và áp đặt cho bộ phận còn lại của thế giới, tính phổ biến của văn hóa Mỹ đến toàn nhân loại ngày nay càng thể hiện rõ tham vọng là người lãnh đạo thế giới trong thế kỷ mới này của Mỹ. Tiểu kết: Trong bối cảnh biến động của thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã làm cho trật tự thế giới hai cực bị tan rã, trong đó có phần vai trò của Mỹ, nhưng không vì thế mà Mỹ ngủ quyên ngay trên chiến thắng đó, tham vọng thống lĩnh toàn bộ thế giới trong thời đại mới luôn là động lực cho chính quyền Mỹ, dưới thời tồng thống nào dù có đưa ra học thuyết nào đi chăng nữa thì cũng đều nhằm mục tiêu cuối cùng của chiến lược toàn cầu. Vươn lên lãnh đạo thế giới từ thế kỷ XX đã đem lại cho Mỹ một nền tảng cơ sở vật chất đồ sộ, do đó trong thế kỷ XXI Mỹ vẫn tiếp tục vượt xa các đối thủ của mình và duy trì ngôi vị bá chủ thế giới. Sự trỗi dậy của các cường quốc hiện nay được xem là những mục tiêu của Mỹ cần phải kiềm chế, từ trong chính sách ngoại giao, cho đến các tham vọng về kinh tế, chính trị, quân sự và tham vọng mở rộng khu vực ảnh hưởng của Mỹ ra các châu lục khác luôn là mục tiêu chiến luộc của Mỹ. Chương 3 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MỸ TRONG THẾ KỶ XXI Nếu như trong suốt nửa sau thế kỷ XX, Nhật Bản luôn là mối lo ngại đối với ngôi vị hàng đầu của nước Mỹ, thì trong thế kỷ XXI này cùng với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và toàn diện làm cho mối đe dọa đến ngôi vị của nước Mỹ không chỉ đơn thuần là Nhật Bản nữa, mà đó còn là sự chỗi dậy của các quốc gia đang phát triển năng động và ngày càng chiếm nhiều thị phần trên Thế giới, cạnh tranh khốc liệt với kinh tế Mỹ, đó là sự chỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ, đó là sự quay trở lại của nước Nga trên trường quốc tế và những vấn đề toàn cầu và chủ nghĩa khủng bố đã trở thành thách thức cho Mỹ trong thế kỷ này. 3.1 Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ. Từ sau Đại hộ Đảng lần thứ XI của ĐCS Trung Quốc (1978) là mốc đánh dấu cho công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc với sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng vực dậy “người khủng lồ đang ngủ gật” này, kết quả sau 30 năm tiến hành cải cách Trung Quốc luôn đạt mức tăng trưởng kinh tế hơn 9% mỗi năm và kéo dài trong một thời gian dài 30 năm. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế này Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất và ổn định trong lịch sử loài người. Trung Quốc đã đưa 400 triệu người thoát khỏi đói nghèo – một thành công trong chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, thu nhập của người dân đã tăng lên gấp bảy lần Trung Quốc là sự mơ ước của các nước trong thế giới thứ ba thực hiện dứt bỏ không khoan nhượng với đói nghèo, “nhà kinh tế học Jeffrey đã khẳng định: “Trung Quốc là câu chuyện phát triển thành công nhất trong lịch sử Thế giới”” [dẫn theo: 8, tr.120].Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc tăng lên đến mức chóng mặt: nếu năm 1978 Trung Quốc chỉ sản xuất được 200 máy điều hòa thì năm 2005 con số này là 48 triệu máy điều hòa. Ngày nay tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc trong một ngày còn lớn hơn tổng sản lượng xuất khẩu năm 1978. Điều mà Mỹ lo ngại về Trung Quốc ở chỗ, ngày nay Trung Quốc được coi là “công xưởng của Thế giới”, dẫn đầu về các lĩnh vực sản xuất như than, thép, xi măng, là quốc gia sản xuất ra 2/3 số máy photocoppy, lò Viba, đầu máy DVD, và giày dép toàn thế giới, Trung Quốc đã thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực sản xuất giá rẻ và các sản phẩm của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường thế giới nhất là với các nước đang phát triển và chậm phát triển, ngay cả thị trường Mỹ sản phẩm của Trung Quốc cũng chiếm được một thị phần lớn, một ví dụ chứng minh cho điều này, tập đoàn Wal – Mart (Mỹ) nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc lên tới trị giá 18 tỷ USD và Trung Quốc trở thành nhà phân phối độc quyền cho Wal – Mart. Không chỉ có vậy, ngày nay Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất Thế Giới: “ dự trữ tính theo tỷ giá ngoại tệ của nước này là 1,5000 tỷ USD, nhiều hơn 50% so với quốc gia đứng thứ hai là Nhật Bản và lớn gấp ba lần tổng dự trữ của liên minh Châu Âu gộp lại” [18, Tr. 124]. Ngoài ra Trung Quốc đang có những động thái vươn lên chiếm lĩnh vùng ảnh hưởng cả trên biển và trên đất liền, chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch “vươn ra biển lớn”, “mượn biển để phát triển kinh tế” đặc biệt là khu vực biển nam Trung Hoa với bản đồ “hình lười bò” tranh giành chủ quyền biển đảo với các nước Đông Nam Á và đương đầu với quyền lợi của Mỹ ở Châu Á. Ngày nay Trung Quốc đang thực hiện tham vọng lãnh đạo Thế giới thứ ba thông qua các hình thức thuê đất và phát triển kinh tế ở các nước Châu Phi và Châu Mỹ, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp quốc doanh, ngân hàng, các công ty dầu mỏ thuê đất ở bên ngoài để phát triển kinh tế, năm 1996 Thiên Tân đầu tư 50.000 USD vào Cu Ba để thuê đất trồng lúa, năm 1998 Trung Quốc mua thêm 1.050 hecta đất ở Mêxicô, năm 2004 chính quyền thành phố Trùng Khánh đã ký với chính phủ Lào hiệp định hợp tác “khu vực tổng hợp Trung – Lào” với diện tích 5.000 hecta đất để trồng rừng, thông qua các hình thức này Trung Quốc đã đưa một lượng lao động lớn trong nước ra nước ngoài, giải quyết tình trạng thất nghiệp căng thẳng trong nước, hơn thế nữa Trung Quốc đã mở ra được một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, các mặt hàng đó dần thay thế cho hàng hóa của Mỹ. Ấn Độ cũng giống như Trung Quốc, với diện tích rộng thứ 4 trên thế giới và dân số hơn 1 tỷ người đồng nghĩa với việc Ấn Độ cựa mình một cái đất nước này sẽ phủ một chiếc bóng dài trên khắp toàn cầu, theo sự tính toán của BRICs: “đến năm 2015 kinh tế Ấn Độ sẽ tương ứng với quy mô của Italya và đến năm 2020 nó sẽ kịp với vương quốc Anh, đến năm 2040 Ấn Độ sẽ kiêu hãnh đặt mình ở vi trí nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Đến năm 2050 thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ sẽ tăng 20 lần so với mức hiện tại” [5, tr. 178]. Trong khi các nước phát triển phải đối mặt với nguy cơ dân số già đi, hay Trung Quốc do chính sách kế hoạch mỗi gia đình chỉ được sinh một con, khiến các quốc gia này không thể sở hữu một lực lượng lao động trẻ và năng động, còn Ấn Độ thì ngược lại, nguồn lao động trẻ đang là tài sản có giá trị của nước này. Hiện nay kinh tế tư nhân của Ấn Độ có tốc độ phát triển hơn bất cứ quốc gia nào ở Châu Á, đó là biểu hiện của sự phát triển kinh tế của Ấn Độ, các sản phẩm của Ấn Độ cũng có sức cạnh tranh và lấn át các mặt hàng của Mỹ ngay trên sân nhà: “tăng trưởng đạt mức mười lăm, hai mươi rồi đến hai mươi lăm phần trăm qua mỗi năm. Sức mạnh của kinh tế tư nhân vượt những tập đoàn chuyên nhận thuê ngoài như Infosys, một mối kết giao chính yếu trong rất nhiều mối kết giao tại Hoa Kỳ với Ấn Độ, tập đoàn Tata là một Cônglômêrát trải rộng bao la, sản xuất ra mọi thứ từ xe hơi đến thép, tới phần mềm và hệ thống tư vấn. Năm 2006, doanh thu của tập đoàn này tăng từ 17,8 tỷ USD lên tới 22 tỷ USD, mức tăng 23%. Reliance Industries còn năng động hơn nữa, đây chính là tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, lợi nhuận đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2004 đến năm 2006, tổng doanh thu của ngành sản xuất ô tô đã tăng từ 6 tỷ USD lên đến 15 tỷ USD năm 2007. Trong 3 năm vừa qua, chỉ tính riêng Generanl Motors đã nhập khẩu hơn 1 tỷ USD phụ tùng do Ấn Độ sản xuất. Ấn Độ giờ đây có nhiều tỷ phú hơn bất cứ quốc gia nào ở Châu Á” [5, tr.179]. Mặc dù Ấn Độ ngày nay mới chỉ được coi là quốc gia đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên đầu người đạt mức 960 USD/năm, nhưng đây lại là quốc gia có nền kinh tế năng động và phát triển theo con đường “từ dưới lên trên”, đó là việc các công ty và các tập đoàn ngoài quốc doanh đang là chủ đạo của nền kinh tế Ấn Độ. Không chỉ có năng động về kinh tế, về chính trị Ấn Độ cũng đang thể hiện vai trò của mình và ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia mà đặc biệt là Nhât Bản đã thể hiên mục đích cân bằng quyền lực ở Châu Á của Ấn Độ. Có thể nói sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ cả về kinh tế và chính trị đã khiến cho Mỹ phải lo ngại về vị trí bá chủ của mình trong khi những năm gần đây nền kinh tế Mỹ có dấu hiêu đi xuống, thậm chí đạt mức tăng trưởng âm, số nợ của nhà nước ngày càng tăng, chiếm 68% GDP, với thực trạng đó thì càng có ý nghĩa đe dọa hơn đối với ngôi vị của Mỹ. 3.2 Sự trở lại của nước Nga. Mỹ luôn có ý định làm suy yếu hay cô lập đối với Nga, tất cả chủ trương của Mỹ đều nhằm vào hai mục đích: “thứ nhất là làm nước Nga tan rã bằng cách kích thích chủ nghĩa ly khai ở khu vực Cápcazơ và đưa quân đội Mỹ vào Trung Á…mục tiêu thứ hai là duy trì một mức độ căng thẳng nào đó giữa Mỹ và Nga để ngăn chặn sự xích lại giữa Châu Âu và Nga bằng cách duy trì chủ nghĩa đối kháng còn lại từ chiến tranh lạnh càng lâu càng tốt” [4, Tr.193]. Tuy nhiên những mục tiêu này của Mỹ đều không thành công, một mặt Mỹ đã đánh giá quá thấp đối với Nga nhưng mặt khác cũng thấy được sự khôn khéo của Nga dễ dàng đã vượt qua được những thủ đoạn của Mỹ, trong mục tiêu thứ nhất Mỹ thất bại bởi lẽ Mỹ không lường hết được tính cố kết cộng đồng quá vững chắc của cộng đồng các dân tộc Nga, nó đã có nền tảng vững chắc và luôn được bù đắp trong gần một thế kỷ vừa qua, sự thất bại trong mục tiêu thứ hai của Mỹ vì lẽ sự xa lầy của Mỹ ở Iraq và tính bất ổn trong chính sách của Mỹ với Trung Đông đã làm cho Nga có cơ hội vươn lên và thể hiện vai trò quốc tế của mình và tạo niềm tin hơn đối với Châu Âu. Nga cũng có tiềm năng kinh tế rất lớn. Với 3% dân số thế giới nhưng Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và đứng thứ 2 thế giới xuất khẩu dầu mỏ, sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện nay tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD. GDP của Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 - 5,1%; 2002- 4,3%, 2003 – 7,3%, 2004 – 6,8%; năm 2005 – 6,4%; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. 6 tháng đầu năm 2006, GDP của Nga tăng 6,3%, trong đó công nghiệp tăng 4,4%, nông nghiệp 1,3%. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Năm 2005 GDP đạt 1.589 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 11.100 USD. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới, với GDP khoảng 2.300 tỷ USD, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng nhanh, tính đến 8-8-2006 đạt mức 265,6 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Nhật Bản). Đồng thời Nga cũng là đại lý vũ khí chỉ, đặc biệt là vũ khí hạng nặng chỉ đứng sau Mỹ. Trong chính sách đối ngoại của mình, ở mỗi khu vực, Nga đã sử dụng các cách khác nhau để làm tiêu chuẩn đo lường vai trò và vị thế quốc tế của mình. Trong quan hệ với các nước châu Âu và châu Á, Nga đã tìm cách sử dụng năng lượng xuất khẩu của mình để đảm bảo cân bằng chính trị và nhất là để giải quyết các vấn đề với các quốc gia hậu Xô Viết và Trung Á. Mục tiêu trung tâm của Nga là tránh để các nước này liên kết với nhau tạo thành vòng vây thù địch quanh Nga, như việc này đã từng xảy ra trước đây tại Ba Lan, Ukraine và Georgia. Nga cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc trong giải quyết các vấn đề biên giới với Trung Quốc. Có thể nói Nga đang vươn lên để trở thành một cường quốc: Bước vào kỷ nguyên mới cũng là thời kỳ Nga mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của mình. Với mức tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm đạt 8%, việc tham gia tích cực vào Khối BRICs và sự nhận thức về vai trò trở thành một cường quốc năng lượng trong những năm gần đây, Nga đang nỗ trở lại chi phối trật tự thế giới hiên đại. Cuộc chiến mà Nga tiến hành tại Georgia tháng 8-2008 đặt ra những lo ngại cho Mỹ và đồng minh về khả năng tiềm tàng có thể phá hoại môi trường an ninh toàn cầu của Nga. 3.3 Chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề toàn cầu – một thách thức cho sự phát triển của Mỹ. Sự kiện 11 – 9 được xem như một sự bôi nhọ của lịch sử nước Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày lập quốc người Mỹ bị tấn công ngay trên đất nước mình, nó trở thành mối quan ngại của Mỹ trong nhiều năm tới đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự gia tăng của những thách thức không cân xứng. Ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ, điều bảo đảm chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thông thường, không còn là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến tranh không cân xứng. Tính chất không cân xứng của nó thể hiện ở ba khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là Mỹ phải bảo vệ toàn bộ những điểm có thể trở thành mục tiêu của khủng bố trong khi đó, các tổ chức khủng bố chỉ cần nhằm vào một số điểm dễ bị tổn thương nhất để tấn công. Hai là trong khi Mỹ và các lợi ích của Mỹ là mục tiêu có thể nhìn thấy được thì hoạt động của các tổ chức khủng bố không dễ gì phát hiện. Ba là sự không cân xứng về chi phí và tổn thất. Tính chất không cân xứng của những mối đe dọa khủng bố thực chất đã làm cho sức mạnh của Mỹ không còn là cơ sở để đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và an toàn cho công dân Mỹ. Bàn về các vấn đề toàn cầu, đa số các học giả đều cho rằng vấn đề toàn cầu là: những vấn đề xuất hiện do có sự phát triển khách quan của xã hội, tạo ra nguy cơ cho toàn thể nhân loại và đòi hỏi hợp nhất nỗ lực của toàn bộ cộng đồng thế giới để giải quyết. Ngày nay các vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, môi trường bị tàn phá và bạo lực cộng đồng - đang đe dọa nền văn minh của nhân loại và đáng chú ý hơn cả là những nguy cơ mang tính phi truyền thống đối với quan hệ quốc tế. Hiện tại các vấn đề này đang trở thành các chủ đề nổi trội trong nghiên cứu và hoạch định chính sách của các nước, nhất là Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc, an ninh của các quốc gia xuất hiện những vấn đề mới bên cạnh những vấn đề nằm trong sự quan tâm và tính toán trong thời kỳ trước, đó là: HIV/AIDS, buôn bán người qua biên giới, buôn bán ma túy, môi trường, hiểm họa thiên tai, đói nghèo, an ninh lương thực, an ninh con người… Những vấn đề này tác động đến an ninh của các quốc gia không kể giàu, nghèo và tác động đến hệ thống chính trị quốc tế và đòi hỏi phải có sự hợp tác của các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Cũng như các nước khác trên thế giới, mặc dù là nước đi đầu trong quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, nhưng những thách thức do các vấn đề toàn cầu hóa gây ra cũng tạo nên những mối quan ngại đối với người dân Mỹ và các nhà hoạch định và triển khai chính sách trong chính phủ Mỹ. Cuối thế kỷ 20 và đặc biệt là khi sang thế kỷ 21, nước Mỹ phải đối phó với những thay đổi phức tạp và khó dự đoán bởi sự cộng hưởng của các vấn đề toàn cầu như môi trường, nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu... vượt quá khả năng giải quyết của bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, kể cả Mỹ. Hai ví dụ điển hình là khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và sự kiện 11/9. Vị trí cách biệt về địa lý của nước Mỹ không còn có khả năng ngăn cách tác động của những sự kiện ngoài biên giới nước Mỹ nữa. Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, cho dù mạnh đến đâu, người Mỹ cũng không thể đánh giá thấp những tác động của môi trường quốc tế đối với an ninh quốc gia Mỹ. Bởi vì theo thuyết chủ nghĩa tự do thì trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, mối đe dọa của một nước này cũng sẽ nhanh chóng trở thành điều quan ngại của người dân nước khác. Ngay khi triển khai chiến lược “ dính líu và mở rộng”, Tổng thống Bill Clintơn đã nhấn mạnh: về bản chất, không phải tất cả các nguy cơ an ninh đều cấp bách hoặc dính đến quân sự. Những vấn đề xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu, ma túy, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tăng dân số quá nhanh và dòng người tỵ nạn cũng gây ra những tác động về an ninh cho chính sách của Mỹ cả trước mắt lẫn lâu dài. Buôn bán ma túy bất hợp pháp đã gây tổn hại cho nước Mỹ mỗi năm khoảng 67 tỷ USD, hàng ngàn tỷ USD đã tiêu tốn cho các tội phạm xuyên quốc gia khác. Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề môi trường xuyên quốc gia đang nổi lên cũng gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến ổn định quốc tế và do đó sẽ trở thành những thách thức mới đối với chiến lược của Hoa kỳ”. Tổng Thống Clinton thừa nhận thế giới ngày nay: vẫn còn bị đe dọa bởi những thù hận và những hiểm họa mới... Trật tự thế giới cũ không còn, thế giới trở nên kém ổn định hơn. Ông cũng chỉ ra rằng: những thách thức chúng ta gặp phải là đáng sợ trong một thế giới mà chúng ta phải cạnh tranh giành mọi cơ hội, đó là công việc không hề dễ dàng. Ví dụ, trực tiếp đối với Mỹ, căn bệnh HIV/AIDs đang là mối đe dọa không nhỏ. Đây là một trong năm căn bệnh hàng đầu dẫn đến tử vong của lứa tuổi 25-44. Bộ Y tế và Dịch vụ Con người (Department of Health and Human Service) đánh giá rằng ở nước Mỹ, hơn 400.000 người bị bệnh AIDS trong năm 2003 và khoảng 850.000-900.000 người bị nhiễm HIV. Các trường hợp bị AIDS ngày càng tăng trong các cộng đồng, trong đó người Mỹ gốc Phi chiếm khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm. Và kèm theo đó có khoảng 180.000-200.000 người bị nhiễm HIV mà không hề nhận thức được và từ họ có thể gây lây nhiễm cho người khác trong cộng đồng. Ngoài ra, có khoảng nữa triệu người khác sống ở nước Mỹ sống với HIV mà không hề được chữa trị. Cùng với HIV/AIDS, vấn đề buôn bán ma túy cũng đang là mối hiểm họa tiềm tàng với sự ổn định của cộng đồng trên toàn nước Mỹ. Hiện tại, Mỹ rất quan ngại vì tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện hút tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Tại Mỹ, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, số người nghiện hút ở độ tuổi từ 18 đến 25 chỉ chiếm 4% tổng số người nghiện, đến đầu thập kỷ 80 con số này tăng lên đến 6,4%. Và đến giai đoạn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, số người nghiện là thanh thiếu niên của Mỹ đã đạt mức đáng ngại. Đến năm 2004, có 19,1 triệu thanh niên Mỹ trong đó 7,9% là số tuổi từ12, tiêu tốn đến 60 tỷ USD mỗi năm. Theo thống kê của Cơ quan kiểm soát Ma túy Quốc gia của Nhà trắng thì ma túy trái phép đã gây tổn hại cho Mỹ là 180,9 tỷ USD. Những mối hiểm họa có nguồn gốc từ các vấn đề toàn cầu này tác động trực tiếp đến sự bền vững của từng cá nhân và cộng đồng trong lòng xã hội Mỹ. Tiểu kết: Hiện tại, trong khi nước Mỹ phải tập trung toàn lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, thì những vấn đề toàn cầu khác vẫn có nguy cơ đe dọa ổn định ở các khu vực, nơi mà Mỹ có những lợi ích thiết yếu. Sự đan xen giữa các vấn đề toàn cầu đang ngày càng lan rộng, càng cho thấy những thách thức mà nước Mỹ phải đối mặt rất phức tạp, đa dạng và phân tán. Lý do chính là vì Mỹ được coi là siêu cường duy nhất, nhưng Mỹ không thể chi phối toàn bộ công việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình. Quyền lực trong kỷ nguyên toàn cầu hóa trở nên phân tán hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó các mối đe dọa ít nhất cũng nguy hiểm và có phần phức tạp như chúng ta đã gặp ở thời kỳ trước đây. Một trật tự thế giới mới đang hình thành trong đó Mỹ không thể dễ dàng áp đặt tất cả mọi ý muốn của mình đối với hệ thống quốc tế. Chính vì vậy, các chính quyền Mỹ sau Chiến tranh lạnh đều nhấn mạnh vai trò của các liên minh và đánh giá cao sự hỗ trợ của các đồng minh trong các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. KẾT LUẬN Trong thế kỷ XX Mỹ đã trở thành một đế chế toàn cầu đầu tiên trong lịch sử loài người, sự vươn lên của Mỹ không chỉ dừng lại ở phía cạnh kinh tế hay quân sự mà đó là sự phát triên một cách toàn diện cả về những sức mạnh cứng cũng như sức mạnh mềm. Chính vì vậy thế kỷ XX được gọi là thế kỷ Mỹ, sức mạnh và quyền lực của Mỹ đã phủ bóng ở khắp nơi trên toàn cầu, nước Mỹ đã trở thành cường quốc duy nhất có quyền định đoạt thế giới, nước Mỹ cũng là những chủ nhân của những khái niệm mà chỉ có người Mỹ đồng nhất như thế nào là dân chủ, thế nào là công lý, tự do, thế nào là quyền con người và chủ nghĩa đa văn hóa, hay chủ nghĩa khủng bố…nói cách khác sức mạnh của Mỹ khiến cho Mỹ tự ban cho mình một siêu quyền lực mà ở đó Mỹ là người người kể chuyện cho toàn thế giới. Bước sang thế kỷ XXI với sự trỗi dậy của các cường quốc năng động đã khiến cho Mỹ phải lo ngại, những dấu hiệu của sự suy thoái đã biểu hiện trong nền kinh tế Mỹ như sự mất giá của đồng đôla, tốc độ tăng trưởng kinh tế có lúc bị âm, nhưng với nền tảng vật chất đã tích tụ trong thế kỷ XX vẫn giúp Mỹ duy trì và đạt mức tăng trưởng lớn nhất thế giới, vị trí hàng đầu của vẫn chưa có cường quốc nào vợt qua, tổng sản lượng kinh tế của Mỹ lớn hơn gấp nhiều lần so với quốc gia đứng liền kề sau Mỹ, chính điều đó khẳng định rằng trong thế kỷ XXI, ngôi vị của Mỹ vẫn chưa chuyển sang cho bất cứ một cường quốc nào. Những chính sách của Mỹ từ chiến lược ngoại giao cho đến những chính sách phát triển kinh tế, quân sự và việc mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài càng cho thấy tham vọng duy trì vị thế đứng đầu thế giới của Mỹ hơn bao giờ hết. Trong bối canh thế giới ngày đang có những biến đổi rất năng động, sự vươn lên của các cường quốc đã làm cho trật tự thế giới mới được định hình đó là trật tự nhất siêu đa cường, trong đó Mỹ vẫn là một siêu cường quốc cho dù bên cạnh Mỹ còn có rất nhiều các cường quốc khác, chính vì vậy mọi nỗ lực của Mỹ trong thế kỷ XXI đều nhằm mục đích cuối cùng là duy trì ngôi vi siêu cường quốc trên thê giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Lan Anh, (2009), “ Nhìn lại 100 ngày làm việc đầu tiên của chính quyền Barack Obama trên lĩnh vực ngoại giao”, Châu Mỹ ngày nay, (số 05), tr. 65 – 68. Nguyễn Văn Dũng, (2009), “Chính sách đối với Islam giáo của chính quyền Barack Obama”, Châu Mỹ ngày nay, (số 06), tr. 54 – 57. Liễu Anh Đài, (2008), “Mỹ dẫn đầu thế giới về số công ty có vốn tư bản hóa lớn nhất năm 2007”, Châu Mỹ ngày nay, (số 07), tr. 67 -68. Emmanuel Tood, (2004), Hậu Đế Chế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. Fareed Zakaria, (2009), Thế giới hậu Mỹ, Nxb.Trí Thức, Hà Nội. Nguyễn Thái Yên Hương, (2008), “Xu hướng “Mỹ hóa” văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Châu Mỹ ngày nay, (số 10), tr. 50 – 57. Nguyễn Ngọc Mạnh, (2008), “Kinh tế Mỹ năm 2007 dấu hiệu của một cuộc suy thoái”, Châu mỹ ngày nay, (số 03), tr. 3 – 11. Merryl Wyn Davies, (2004), Người Mỹ tự hỏi vì sao người ta gét nước mỹ, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội. Nguyễn Tấn Minh, (2009), “Những cơ sở hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ và vấn đề đối với Việt Nam”, Châu Mỹ ngày nay, (số 06), tr. 30 – 40. Han Sung Joo, (2008), “Tổng quan về quan điểm của châu Á trong vai trò của Mỹ ở châu Á năm 2008”, Châu Mỹ ngày nay, (số 10), tr. 45 – 49. Đỗ Trọng Quang, (2009), “Chiến lược hải quân Mỹ trong thời đại mới”, Châu Mỹ ngày nay, (số 08), tr. 44 – 51. Nguyễn Hồng Quang, (2009), “Một số đánh giá bước đầu về “học thuyết Obama”, Châu Mỹ ngày nay, (số 08), tr.38 – 43. Nguyễn Anh Thái, (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. Nguyễn Quang Thái, (2009), “Quan hệ với Hoa Kỳ cần được coi là một trụ cột của chính sách đối ngoại”, Châu Mỹ ngày nay, (số 06), tr. 46 – 53. Nguyễn Vũ Tùng, (2008), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh”, Châu Mỹ ngày nay, (số 04), tr. 40 – 48. Nguyễn Vũ Tùng, (2009), “Cuộc thảo luận về sức mạnh khôn ngoan và ảnh hưởng của nó tới chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền Obama”, Châu Mỹ ngày nay, (số 05), tr. 37 – 45. Nguyễn Xuân Trung, (2009), “Triển vọng kinh tế Mỹ cuối năm 2009”, Châu Mỹ ngày nay, (số 08), tr. 13 – 21. Nguyễn Khánh Vân, (2008), “Các căn cứ quân sự của mỹ ở nước ngoài”, Châu Mỹ ngày nay, (số 09), tr. 34 – 40. WWW.sbv.gov.vn WWW.thanhnien.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI.doc
Luận văn liên quan