Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật Đất đai 1993 [8]. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Trong đó chỉ rõ: Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1) Luật đất đai 2003. [9] Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật đất đai 2003 [9]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất, ) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa Địa lý – Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn chúng tôi vận dụng trang thiết bị máy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation các đời (SE, V8, V8i), phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng MapSubject, Autocard. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn của T rung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Tài nguyên Và Môi trường (TTKT-DV-TN&MT) tỉnh Bình Định chúng tôi thực hiện đồ án thực tập: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục đích nghiên cứu Đợt thực tập nhằm đạt những mục tiêu sau: - Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy trình công nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số. Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức, làm sáng tỏ thêm nội dung thực tập. - Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng. - Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm việc của bản thân. - Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ. Từ đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Hoài Thanh Tây, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang hóa, qũy đất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với kì trước, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. - Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tuân thủ nghiêm túc những quy định của Trung tâm và Nhà trường. - Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, MapSubject, và một số các chức năng khác của máy vi tính. - Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải tuân thủ theo đúng những quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở toán học xác định, sử dụng thống nhất hệ thống tọa độ và độ cao Nhà nước (hệ tọa độ VN-2000). Tỷ lệ bản đồ tùy thuộc vào diện tích của đơn vị hành chính cần xây dựng bản đồ. 4. Giới hạn nghiên cứu “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định” là một báo cáo hẹp. Trong phạm vi là một báo cáo thực tập với những hạn chế nhất định về tư liệu, thời gian và năng lực, chúng tôi chỉ: - Bước đầu tổng quan và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề thực tập, từ đó hình thành nên quá trình xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng. - Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số. - Về phạm vi hành chính, diện tích nghiên cứu: ã Về phạm vi hành chính chúng tôi áp dụng việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đối với xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. ã Diện tích theo hiện trạng của xã Hoài thanh Tây là 1.461,15 hecta (ha). 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đồ án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở: Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kí hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽ giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng muc đích sử dụng. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế. 5.2. Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 do xã hoài Thanh Tây cung cấp, 5.3. Phương pháp thực địa Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏi những thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ. 5.4. Phương pháp phỏng vấn Kết hợp với phương pháp thực địa, có những khoanh đất nằm trong quy hoạch, hoặc đất bằng phẳng nằm trong khu dân cư chư xác định được đất ở hay đất bằng chưa sử dụng thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chính quyền và người dân xã Hoài Thanh Tây về các mảnh đất để biết chính xác và cụ thể hơn mục đích sử dụng của mảnh đất đó, nhằm phục vụ cho việ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất. 6. Cấu trúc đồ án Bố cục khoá luận gồm có 3 phần: - Phần mở đầu (4 trang). - Phần nội dung và kết quả nghiên cứu (71 trang). + Chương 1. Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (12 trang). + Chương 2. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính (59 trang). - Phần kết luận và kiến nghị (2 trang).

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ – Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, “Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hoài Thanh Tây năm 2010, Trung tâm Kỷ thuật Dịch vụ - Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình, (2010). [2]. Uỷ ban nhân dân xã Hoài Thanh Tây, “Báo cáo thuyết minh kiểm kê 2010”, Uỷ ban nhân dân xã Hoài Thanh , (2010). [3]. Tổng cục Quản lý đất đai, “Công văn số 405/ TCQLĐĐ-CĐKTK về việc hướng dẫn sử dụng bản đồ nền dạng số phục vụ kiểm kê đất đai năm 2010” Tổng cục Quản lý đất đai, (2010). [4]. Tổng cục Quản lý đất đai, “Công văn số 1539/ TCQLĐĐ-CĐKTK về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010” Tổng cục Quản lý đất đai, (2009). [5]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, “Chỉ thị số 05/CT-CTUBND về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình, (2010). [6]. Đặng Minh Tấn, “Giới thiệu chung về phần mềm MapSubject 2010”, Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ - Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, (2010). [7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT”, BộTài nguyên và Môi trường, (2007) [8]. Quốc hội khoá IX, “Luật đất đai 1993”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, (1993). [9]. Quốc hội khoá XI, “Luật đất đai 2003”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, (2003). [10]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2007). [11]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Thông tư số 02/2007/BTNMT về hướng dẫn kiểm tra, thẩm ”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai.lieu.tham.khao.doc
  • docDanh.muc.bang.bieu,sodo,bandohinhanh (2).doc
  • docDanh.muc.cac.tu.viet.tat (1).doc
  • docKHOALUANIN .DOC
  • docloicamon in.doc
  • docMucluc.doc
  • docphuluc.doc
Luận văn liên quan