Thành lập lưới khống chế thi công bằng công nghệ GPS

MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc kỹ thuật đặc biệt là sự ra đời của hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System có tên viêt tắt là GPS. Hệ thống này đã mang lại một diện mạo mới cho ngành trắc địa. Hệ thống GPS được xây dựng năm 1973. Trước năm 1980 chỉ dùng cho mục đích quân sự của Mỹ. Từ năm 1980, chính phủ Mỹ cho phép sử dụng hệ thống này vào mục đích dân sự. Và đến bây giờ GPS đã được sử dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có trắc địa. Sử dụng GPS trong trắc địa có những ưu điểm hơn hẳn với công nghệ đo đạc truyền thống. Đó là khả năng đo nhanh, độ chính xác cao và đo trong mọi điều kiện thời tiết, bất kỳ thời điểm trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, công nghệ GPS đã có mặt từ những năm 90 của thế kỉ trước, chủ yếu phục vụ xây dựng các mạng lưới quốc gia và các lưới cạnh dài phục vụ đo vẽ bản đồ, hoặc đo nối toạ độ từ đất liền đến các đảo xa, lưới địa chính cơ sở. Trong những năm gần đây, công nghệ GPS bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực của trắc địa công trình. Để thấy rõ được ưu thế vượt trội của GPS so với công nghệ truyền thống tôi đã làm đồ án tốt nghiệp với đề tài sau : “Thành lập lưới khống chế thi công bằng công nghệ GPS ” Nội dung của đồ án gồm ba chương : Chương 1 Yêu cầu, đặc điểm đối với lưới khống chế thi công 1.1 Một số khái niệm về bố trí công trình 1.2 Một số yêu cầu chung đối với mạng lưới thi công thủy điện 1.3 Phân tích các phương pháp thành lập lưới 1.4 Lựa chọn hệ quy chiếu đối với các mạng lưới thi công Chương 2 Tổng quan về công nghệ định vị GPS 2.1 Cấu trúc chung của hệ thống định vị toàn cầu GPS 2.2 Phướng pháp định vị GPS 2.3 Phương pháp liên kết lươi GPS 2.4 Ứng dụng GPS trong lưới trắc địa công trình Thủy điện Chương 3 Thiết kế phương án Xử lý số liệu 3.1 Xử lý số liệu GPS bằng phần mềm GPSURVEY 2.35 3.2 Tính chuyển tọa độ đo GPS về hệ tọa độ công trình 3.3 Thực nghiệm Kết luận Tài liệu tham khảo

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thành lập lưới khống chế thi công bằng công nghệ GPS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1 Yêu cầu, đặc điểm đối với lưới khống chế thi công 2 1.1 Một số khái niệm về bố trí công trình 2 1.2 Một số yêu cầu chung đối với mạng lưới thi công thủy điện 3 1.3 Phân tích các phương pháp thành lập lưới 8 1.4 Lựa chọn hệ quy chiếu đối với các mạng lưới thi công 9 Chương 2 Tổng quan về công nghệ định vị GPS 11 2.1 Cấu trúc chung của hệ thống định vị toàn cầu GPS 11 2.2 Phướng pháp định vị GPS 13 2.3 Phương pháp liên kết lươi GPS 15 2.4 Ứng dụng GPS trong lưới trắc địa công trình Thủy điện 17 Chương 3 Thiết kế phương án Xử lý số liệu 28 3.1 Xử lý số liệu GPS bằng phần mềm GPSURVEY 2.35 28 3.2 Tính chuyển tọa độ đo GPS về hệ tọa độ công trình 42 3.3 Thực nghiệm Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay vấn đề ứng dụng công nghệ GPS vào lĩnh vực trắc địa nói chung và trắc địa công trình nói riêng đã trở nên phổ biến. Với các trị đo cạnh ngắn và liên kết trong một mạng lưới chặt chẽ, công nghệ GPS có tiềm năng đạt được độ chính xác cao về vị trí tương hỗ giữa các điểm trong lưới đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ của các mạng lưới chuyên dùng trong TĐCT. Đối với các công trình thuỷ điện có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, quy mô công trình lớn, kéo dài theo dọc sông thì việc ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng thành lập các loại lưới khống chế là hoàn toàn hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp truyền thống trước đây. Với mục đích nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ GPS vào thực tiễn xây dựng các công trình thuỷ điện tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong thành lập lưới khống chế thi công công trình thuỷ điện. Bố cục của đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Yêu cầu, đặc điểm đối với lưới khống chế thi công công trình thủy điện. Chương 2: Ứng dụng công nghệ GPS vào thành lập lưới khống chế thi công công trình thủy điện Chương 3: Thực nghiệm xử lý số liệu của lưới. Trong thời gian thực hiện đề tài này được sự nhiệt tình giúp đỡ của PGS.TS Trần Khánh cùng các thầy cô trong khoa, sự đóng góp ý kiến của các bạn đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong nhóm. Chúng em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, thời gian nghiên cứu ít nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn để nghiên cứu khoa học này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 3 năm 2011 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH 1.1.1. Khái niệm chung Bố trí công trình là công tác trắc địa được tiến hành ở ngoài thực địa để xác định vị trí mặt bằng và độ cao của các điểm, độ cao thẳng đứng của các kết cấu, các mặt phẳng đặc trưng của công trình để xây dựng theo đúng thiết kế. Lưới khống chế thi công thường được thành lập dưới dạng lưới tự do vì : - Độ chính xác yêu cầu trong giai đoạn bố trí thi công công trình cao hơn độ chính xác của lưới cơ sở được thành lập trong giai đoạn khảo sát thiết kế. - Hệ tọa độ trong giai đoạn khảo sát là hệ tọa độ nhà nước còn trong giai đoạn bố trí công trình thường sử dụng hệ tọa độ quy ước riêng. - Lưới khống chế thi công thường được quy chiếu lên mặt phẳng có độ cao trung bình của khu vực thi công - Công trình thủy điện thường trải dài trên 1 khu vực rộng lớn, mật độ bố trí tại mỗi vị trí là khác nhau.Thường tại khu vực nhà máy có khối lượng công tác bố trí nhiều hơn khu vực xây dựng đập Cơ sở hình học để chuyển bản thiết kế ra ngoài thực địa là các trục bố trí, vị trí của chúng chỉ rõ trên bản thiết kế, người ta phân biệt một số trục bố trí như trục chính, trục cơ bản, trục chi tiết… - Trục chính là các trục đối xứng của công trình, đối với công trình dạng tuyến đó là trục dọc của công trình. - Trục cơ bản là trục tạo nên hình dạng và kích thước theo chu vi công trình. - Trục chi tiết, trục trung gian là những trục để bố trí các phần chi tiết của công trình. Để tiến hành bố trí công trình, cần xây dựng trên thực địa một hệ thống các điểm mặt bằng và độ cao gọi là lưới khống chế thi công, tọa độ và độ cao của chúng được xác định với độ chính xác cần thiết. Sau đó tiến hành tính toán và lập các bản vẽ bố trí dựa trên tọa độ và độ cao các điểm trong lưới và các số liệu thiết kế. 1.1.2. Trình tự thực hiện công tác bố trí công trình Công tác bố trí công trình được tiến hành theo ba giai đoạn: - Bố trí cơ bản: từ điểm khống chế trắc địa bố trí trục chính của công trình. Từ trục chính bố trí trục cơ bản. - Bố trí chi tiết: từ trục chính và trục cơ bản bố trí các trục dọc trục ngang của các bộ phận công trình, đồng thời bố trí các điểm và mặt phẳng theo độ cao thiết kế. - Bố trí công nghệ: công tác trong giai đoạn này nhằm đảm bảo lắp đặt và điều chỉnh các kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật. 1.2. MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI MẠNG LƯỚI THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN. 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc chung của công trình thủy điện. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng để sử dụng các tài nguyên thuỷ năng và nguồn dự trữ nước vào việc giải quyết một số vấn đề của nền kinh tế quốc dân. Một số vấn đề quan trọng đó là: - Sử dụng năng lượng dòng chảy ở các trạm thuỷ điện. - Giải quyết vấn đề giao thông bằng cách xây dựng hệ thống các kênh dẫn và âu thuyền. - Tưới và tiêu nước cho các vùng đất canh tác. - Cấp nước cho các thành phố và các Sở giao thông, Công Nông nghiệp. Tập hợp các công trình thuỷ lợi để giải quyết đồng thời các vấn đề trên được gọi là đầu mối thuỷ lợi. Một đầu mối thuỷ lợi lớn có thể bao gồm những công trình sau: - Đập chắn bằng bê tông cốt sắt có sân tràn hoặc đập đất không sân tràn. - Các công trình để thông thương dòng chảy (như các âu thuyền hoặc kênh nổi và ngầm). - Các công trình để cá qua lại giữa thượng và hạ lưu. - Hồ chứa nước cùng với công trình thoát nước và các kênh dẫn để cấp thoát nước cho đồng ruộng. Các công trình thủy điện được phân loại như sau: - Nhà máy sau đập: các nhà máy kiểu này thì có đập được xây dựng ở gần nhà máy, như nhà máy thủy điện Hòa Bình,Sơn La, thủy điện Thác Bà… - Nhà máy đường dẫn: thủy điện được xây dựng theo phương pháp này thì đập được bố trí xây dựng cách xa nhà máy, nước được dẫn qua ống dẫn vào nhà máy, như thủy điện A Lưới. Các tuyến đập thì được phân loại theo hình dạng: có đập cong ( hình 1.1a), đập thẳng ( hình 1.1b). (Hình 1.1a) ( Hình 1.1b) Hình 1.1: Đập nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La Các đường hầm thì có: dạng kênh, đường hầm ( hình 1.2a), đường ống dẫn nước ( hình 1.2b). 1.2a: Nhà máy thuỷ điện 1.2b:Đường ống áp lực Hình 1.2: Nhà máy thuỷ điện và đường ống áp lực 1.2.2. Lưới tam giác thủy công Do các mạng lưới trắc địa được xây dựng trước đây trong thời kì khảo sát không đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác cũng như mật độ điểm. Bởi vậy, trên khu vực xây dựng công trình đầu mối người ta thành lập các mạng lưới trắc địa chuyên dùng mà độ chính xác của chúng phụ thuộc chủ yếu vào hạng mục của các công trình đầu mối, lưới này có tên gọi là lưới tam giác thủy công. Lưới tam giác thủy công và thủy chuẩn thủy công được thiết kế và xây dựng làm cơ sở cho công tác: - Đưa tim mốc thiết kế công trình ra thực địa - Là hệ tọa độ, độ cao cơ sở để đo vẽ các loại bản đồ, mặt cắt trong quá trình thành lập bản vẽ thi công, thi công công trình - Kiểm tra độ chính xác quá trình thi công, xây lắp và hoàn công các hạng mục công trình - Là cơ sở để xây dựng mạng lưới biến dạng trắc địa công trình bằng phương pháp trắc địa. Lưới tam giác thủy công được chia làm 3 cấp hạng: I, II, III. Các thông số kĩ thuật và độ chính xác của các cấp lưới tam giác thủy công được nêu trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Độ chính xác của các cấp lưới tam giác thủy công Cấp thiết kế của công trình Công suất nhà máy điện (kW) Cấp hạng lưới tam giác thủy công Chiều dài cạnh (km) S.S.T.P đo góc (“) Sai số khép tam giác Sai số chiều dài cạnh yếu nhất I ≥ 300 I 0.5 – 1.5 ±1.0 ±3.5 ” 1: 200000 II 50- 300 II 0.3 – 1.0 ±1.5 ± 5.0 ” 1: 150000 III-IV- V < 50 III 0.2 – 0.8 ± 2.0 ±7.5 ” 1: 70000 Ngoài ra phải xét đến tính phức tạp của công trình, các hạng mục của công trình phân tán hay tập chung, mức độ khó khăn của điều kiện địa hình mà tăng hoặc chia cấp hạng lưới tam giác thủy công để đảm bảo độ chính xác cần thiết cho công trình. Căn cứ vào mặt bằng công trình và điều kiện địa hình mà có thể xây dựng 1 hoặc 2 bậc lưới tam giác thủy công. Nếu xây dựng 2 bậc lưới tam giác thủy công thì lưới bậc 1 là lưới tam giác cơ sở cho toàn bộ công trình. Lưới bậc 2 là lưới tam giác cho hạng mục công trình cục bộ. Hệ quy chiếu của lưới tam giác thủy công phải được lựa chọn phù hợp để đảm bảo lưới có độ biến dạng nhỏ nhất so với thực địa và các sai số do phép chiếu gây lên không ảnh hưởng đến độ chính xác của các cấp lưới đã chọn. Lưới được xây dựng phải phù hợp với kích thước, hình dạng mặt bằng công trình đảm bảo lưới có độ biến dạng ít nhất. Hệ tọa độ của lưới phải phù hợp (gần đúng nhất) với hệ tọa độ đã dùng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế công trình. Số lượng, mật độ điểm lưới tam giác thủy công cho từng công trình cần được tính toán, bố trí sao cho mỗi điểm tim tuyến có thể được xác định độc lập từ ít nhất 2 điểm tam giác. Mốc lưới tam giác thủy công được thiết kế xây dựng là loại mốc hình trụ bền vững, mặt mốc dạng định tâm bắt buộc. Xung quanh mốc có tường vây bảo vệ. Máy trắc địa sử dụng để đo lưới tam giác thủy công phải có độ chính xác cao và ổn định. Có thể sử dụng các máy toàn đạc điện tử và máy thu vệ tinh GPS. Trước và sau khi đo phải thực hiện công tác kiểm nghiệm, hiệu chỉnh máy theo đúng quy định của quy phạm nhà nước. Công tác đo ngoại nghiệp phải chọn thời gian thích hợp để giảm tối thiểu ảnh hưởng do thời tiết đến sai số đo đạc và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đo đạc lưới trắc địa với yêu cầu độ chính xác cao. Tính toán xử lý số liệu của lưới phải được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Luôn bảo toàn cấu trúc nội tại lưới loại trừ ảnh hưởng của sai số số liệu gốc đối với kết quả bình sai. - Tất cả các bậc lưới phải được tính toán trong hệ tọa độ phù hợp với hệ đã được sử dụng trong giai đoạn khảo sát công trình. 1.2.3. Yêu cầu độ chính xác bố trí tim tuyến công trình thủy điện Công tác đưa tim các trục chính (tim tuyến) công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế. Các điểm tim tuyến công trình chỉ được đo đạc định vị thực địa khi có cơ sở gốc là các điểm lưới tam giác thủy công. Số lượng các điểm tim tuyến do chủ nhiệm đề án yêu cầu, có tham khảo ý kiến của kĩ sư chính và chủ nhiệm địa hình công trình. Yêu cầu độ chính xác xem bảng 1.2. Bảng 1.2: Độ chính xác công tác đưa tim tuyến Hạng mục công trình Sai số tuyến (cm) Ghi chú Chiều dọc Chiều ngang I. Công trình cấp I, II Độ chính xác tương đường chuyền hạng 4 nhà nước 1. Đập dâng, tràn 1 -2 1 -2 “ 2. Tuyến năng lượng 2 -5 2 -5 “ 3. Trục các tổ máy 1 -5 1 -5 “ II. Công trình cấp III, IV, V Độ chính xác tương đương đường chuyền cấp 1 Nhà nước 1. Đập, tràn 5 5 “ 2. Kênh, tuyến năng lượng 7 7 “ 3. Nhà máy 1 -5 1 -5 “ Các tim tuyến công trình sau khi đưa ra thực địa cần xây dựng mốc tương đương các mốc khống chế: đường chuyền hạng IV và đường chuyền cấp 1 theo độ chính xác tương ứng với từng tim tuyến. 1.3. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP LƯỚI Lưới tam giác thủy công được thành lập theo một trong những phương pháp sau: Phương pháp lưới tam giác đo góc cạnh kết hợp; Phương pháp lưới GPS; Phương pháp kết hợp lưới GPS và tam giác đo góc cạnh. 1.3.1. Phương pháp lưới tam giác đo góc cạnh kết hợp Trong lưới đo góc cạnh kết hợp có thể đo tất cả hoặc một phần các góc và cạnh của lưới. So với các lưới tam giác đo góc và đo cạnh, lưới tam giác đo góc cạnh ít phụ thuộc hơn vào kết cấu hình học của lưới, giảm đáng kể giữa dịch vị dọc và dịch vị ngang, đảm bảo kiểm tra chặt chẽ trị đo góc và cạnh. Lưới đo góc cạnh cho phép tính tọa độ các điểm chính xác hơn ( khoảng 1.5 lần) so với lưới tam giác đo góc hoặc đo cạnh. Khi bình sai lưới đo góc cạnh nảy sinh vấn đề lựa chọn quan hệ giữa sai số đo góc và đo cạnh. Quan hệ này được coi là hợp lý khi đảm bảo điều kiện: Trong thực tế nên đảm bảo quan hệ này trong phạm vi: Lưới tam giác đo góc cạnh ít phụ thuộc hơn vào kết cấu hình học của lưới, giảm đáng kể sự phụ thuộc giữa dịch vị dọc và dịch vị ngang, đảm bảo kiểm tra chặt chẽ các trị đo góc và cạnh. Lưới đo góc cạnh cho phép tính tọa độ các điểm chính xác hơn khoảng 1,5 lần so với lưới tam giác đo góc hoặc đo cạnh. 1.3.2. Phương pháp lưới GPS Hiện nay công nghệ GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực trắc địa, trong đó có ngành trắc địa công trình, bởi vì công nghệ này có nhiều ưu điểm nổi bật và đạt hiệu quả công tác cao. Theo các tiêu chuẩn máy thu hiện có, có thể ứng dụng GPS để thành lập các mạng lưới khống chế thi công công trình. Khi thiết kế lưới, ngoài việc đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với lưới GPS, cần lưu ý để các điểm được chọn phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả trong thi công công trình. Muốn vậy lưới cần được thiết kế trên tổng bình đồ công trình.Vì lưới khống chế thi công được thành lập trên khu vực xây dựng với các đối tượng cản trở tầm ngắm trên bầu trời, tạo sự phát xạ nhiệt và sang điện từ, do vậy cần lưu ý chọn vị trí các điểm GPS chịu ảnh hưởng ít nhất của tác động trên. Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá 150 (hoặc có thể là 200) để tránh cản trở tín hiệu GPS. 1.4. LỰA CHỌN HỆ QUY CHIẾU ĐỐI VỚI CÁC MẠNG LƯỚI THI CÔNG Lưới khống chế thi công có một vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng công trình. Chất lượng của lưới khống chế thi công sẽ đảm bảo tính chính xác của công trình trong thời gian xây dựng. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác bố trí công trình, lưới khống chế thi công được thành lập phải đảm bảo yêu cầu: sự đồng nhất giữa tọa độ thiết kế và hệ tọa độ thi công công trình. Do đó nhất thiết chúng ta phải lựa chọn hệ quy chiếu sao cho hợp lý. 1.4.1. Chọn mặt chiếu Số hiệu chỉnh do chiếu cạnh AB xuống mặt chiếu AB (hình 1.4): DS = A0B0 - AB được tính theo công thức: (1.3) Trong đó : S là chiều dài cạnh đo được; Hm là độ cao trung bình của cạnh và HA là độ cao của mặt chiếu; Rm là bán kính trung bình của Ellipxoid (R= 6370 km) Từ công thức trên, ta có: Hình 1.4: Số hiệu chỉnh chiều dài Số hiệu chỉnh này ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ lưới, nếu càng nhỏ. Để nhỏ thì ta phải chọn sao cho độ cao mặt chiếu đi qua độ cao trung bình của khu vực xây dựng. 1.4.2. Chọn múi chiếu Số hiệu chỉnh chiều dài cạnh sẽ có dấu dương và tăng từ trục đến mép của múi chiếu. Khoảng cách Smp giữa hai điểm trên mặt phẳng được tính theo công thức: Trong đó: S- chiều dài cạnh trên Ellipxoid;Rm- bán kính trung bình của Ellipxoid; là trị trung bình hoành độ điểm đầu và cuối của S.Để chọn hệ tọa độ cho lưới trắc địa công trình ta đặt điều kiện: Smp = 0 Từ công thức (1.4) sẽ tính được : Hệ số k được chọn tùy theo phép chiếu. Với k = 1 ứng với phép chiếu Gauss (hệ tọa độ HN-72); k = 0.9996 ứng với phép chiếu UTM, múi chiếu 60; k = 0.9999 ứng với phép chiếu UTM, múi chiếu 30. Như vậy, khi dùng phép chiếu Gauus ( k=1) thì kinh tuyến trục sẽ cách khu đo không quá 20km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 60 ( k= 0.9996) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 160 km đến 200 km, còn phép chiếu UTM 30 ( k= 09999) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 70km đến 110km. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ GPS 2.1. CẤU TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (GPS) Với mục đích đạo hàng và dẫn đường trên biển phục vụ cho mục đích quân sự, vào khoảng những năm 60 các nhà khoa học Mĩ và Liên Xô đã chạy đua nghiên cứu về vệ tinh nhân tạo và đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc sử dụng vệ tinh của mình để xác định vị trí điểm trên bề mặt trái đất hoặc trên đại dương phục vụ cho việc dẫn đường cho tàu, thuyền và nhiều lĩnh vực khác. Trong những năm đó, các nhà khoa học của Liên Xô đã phóng thành công hệ thống định vị toàn cầu mang tên Glonass (Global - Navigation - Satellite - System). Cùng với thời gian này, bộ quốc phòng Mỹ cũng đã xây dựng được một hệ thống đạo hàng vô tuyến vệ tinh mang tên: NAVSTAR GPS (Navigation Satellite Providing Timing and Ranging Global Positioning System). Hai hệ thống định vị và toàn cầu của Mỹ và Liên Xô đều có cấu trúc và nguyên lý hoạt động giống nhau bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Đoạn không gian, đoạn điều khiển, đoạn sử dụng. 2.1.1. Đoạn không gian Đoạn không gian bao gồm các vệ tinh chuyển động trên 6 mặt phẳng quỹ đạo ở độ cao khoảng 20.200km. Mặt phẳng quỹ đạo nghiêng với mặt phẳng xích đạo trái đất một góc 550. Vệ tinh GPS chuyển động trên mặt phẳng quỹ đạo gần như là tròn với chu kì 718 phút. Hệ thống gồm 24 vệ tinh ( Hình 2.1 ), mỗi quỹ đạo có 4 vệ tinh. Hình 2.1.Vệ tinh và phân bố vệ tinh trên quỹ đạo Với sự phân bố vệ tinh trên quỹ đạo vệ tinh như vậy, ở bất kì vị trí quan trắc nào trên trái đất và trong bất kì thời gian nào cũng có thể quan trắc được ít nhất 4 vệ tinh GPS. Tất cả các vệ tinh đều có thiết bị dao động với tần số chuẩn cơ sở là f0 =10.23 MHz. Tần số này còn gọi là tần số chuẩn của đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác cỡ 10-12. Từ tần số cơ sở f0 thiết bị sẽ tạo ra 2 tần sóng tải L1 và L2. Bảng 2.1: Các thành phần tín hiệu vệ tinh Sóng tải Tần số (MHz) Bước sóng (cm) L1 154f0 = 1575.42 19.023 L2 120f0 = 1227.60 24.42 L3 120f0 = 1227.60 24.42 - Các sóng tải L1, L2 thuộc dải sóng cực ngắn và được điều biến bởi hai loại code khác nhau là: C\A – code và P – code. 2.1.2. Đoạn điều khiển ( Control Segment ) Hình 2.2: Các trạm điều khiển của hệ thống GPS Đoạn điều khiển được thiết lập để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống định vị toàn cầu này. Một trạm điều khiển trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn điều khiển, cập nhật thông tin đạo hàng truyền từ vệ tinh, cùng phối hợp với trạm điều khiển trung tâm là hệ thống hoạt động kiểm tra bao gồm 4 trạm theo dõi phân bố quanh trái đất. 2.1.3. Đoạn sử dụng ( User Segment) Phần sử dụng bao gồm các máy thu tín hiệu từ vệ tinh trên đất liền, máy bay hoặc tàu thủy. Các máy thu này phân ra làm 2 loại: máy thu 1 tần số và máy thu 2 tần số. Hình 2.3: Máy Trimble 4600 LS 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ GPS 2.2.1. Nguyên lí định vị GPS Công tác định vị GPS được chia theo 2 nguyên tắc cơ bản là định vị tuyệt đối và định vị tương đối. Định vị tuyệt đối là sử dụng một máy thu để xác định tọa độ điểm đặt máy trong hệ tọa độ WGS-84. Kỹ thuật “tựa khoảng cách”- định vị tuyệt đối: C.t + C.Dt = (2.1) Trong đó: s = [xs ys zs]- tọa độ vệ tinh; p=[xp yp zp]- tọa độ diểm mặt đất; C- vận tốc sóng; t- thời gian sóng đi từ vệ tinh tới máy thu; Dt- số hiệu chỉnh thời gian. Định vị tương đối là sử dụng ít nhất 2 máy thu để xác định vị trí tương đối giữa các điểm đồng thời đặt máy thu. Định vị tương đối: xác định pha sóng mang L1, L2: S = Nl + jl (2.2) Trong đó: l - bước sóng (l=c/f); f - tần số sóng; N - số nguyên lần bước sóng; j - Pha của sóng; S – Khoảng cách vệ tinh máy thu. 2.2.2. Các phương pháp đo GPS 1. Phương pháp đo GPS tuyệt đối Đo GPS tuyệt đối là sử dụng máy thu GPS để xác định ngay ra tọa độ điểm quan sát trong hệ thống tọa độ WGS-84. Đó có thể là các thành phần tọa độ vuông góc trong không gian (X, Y, Z) hoặc các thành phần tọa độ mặt cầu (B, L, H). Hệ thống tọa độ WGS-84 là hệ thống tọa độ cơ sở của hệ thống GPS; tọa độ của vệ tinh cũng như các điểm quan sát cũng lấy theo hệ thống tọa độ này. Hệ tọa độ WGS-84 được lập gần giống với Ellipxid, WGS-84 có kích thước: a = 6378137.0m; và 1/ỏ = 298.2572 Để xác định tọa độ tuyệt đối của một điểm mặt đất chúng ta sử dụng kĩ thuật “tựa khoảng cách”. Kỹ thuật này được mô tả bằng công thức (2.3): C.t + C.Dt = (2.3) 2. Phương pháp đo GPS tương đối Đo GPS tương đối là trường hợp sử dụng 2 máy thu GPS đặt tại 2 điểm quan sát khác nhau xác định hệ tọa độ không gian(DX, DY, DZ) hay hiệu tọa độ trắc địa (DB, DL, DH) giữa các điểm đó trong hệ tọa độ WGS-84. Nguyên tắc đo GPS tương đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là pha sóng tải. Để đạt độ chính xác cao và rất cao, cho kết quả xác định hiệu tọa độ (hay vị trí tương hỗ) giữa 2 điểm đang xét, người ta tạo ra và sử dụng các sai phân khác nhau cho pha sóng tải nhằm làm giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số khác nhau như: sai số đồng hồ trên vệ tinh cũng như trong máy thu… 2.2.3. Các loại sai số trong kết quả đo GPS 1. Sai số đồng hồ Đây là sai số đồng hồ trên vệ tinh, đồng hồ trên máy thu và sự không đồng bộ của chúng. Đồng hồ trên vệ tinh là đồng hồ nguyên tử, độ chính xác cao nhưng không phải là không có sai số. Trong đó sai số hệ thống lớn hơn sai số ngẫu nhiên rất nhiều, nhưng có thể dùng mô hình để cải chính sai số hệ thống, do đó sai số ngẫu nhiên trở thành chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ chính xác của đồng hồ. 2. Sai số quỹ đạo vệ tinh Chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo không tuân thủ nghiêm ngặt theo định luật Kepler do có nhiều tác động nhiễu như: tính không đồng nhất của trọng trường trái đất, ảnh hưởng sức hút mặt trăng, sức cản khí quyển… Vị trí tức thời của vệ tinh chỉ có thể xác định theo mô hình chuyển động xây dựng trên cơ sở các số liêu quan sát trên các trạm có độ chính xác cao trên mặt đất thuộc phần điều khiển của hệ thống GPS và đương nhiên có chứa sai số. 3. Sai số do tầng điện ly và tầng đối lưu Được phát đi từ vệ tinh có độ cao 20.200km xuống tới máy thu trên mặt đất, các tín hiệu vô tuyến xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu. Tốc độ lan truyền tín hiệu tăng tỉ lệ thuận với mật độ điện tử tự do trong tầng điện ly và tỷ lệ nghịch với tần số của tín hiệu.Tầng đối lưu được tính từ mặt đất đến độ cao 50km và tầng điện ly ở độ cao từ 50 – 1000km. Tín hiệu truyền từ vệ tinh qua tầng điện ly, tầng đối lưu đến máy thu bị khúc xạ và thay đổi tốc độ lan truyền. 4. Sai số do nhiễu tín hiệu Ăngten máy thu không chỉ thu tín hiệu đi thẳng từ vệ tinh tới mà còn nhận cả các tín hiệu phản xạ từ mặt đất và môi trường xung quanh. Sai số do hiện tượng này sinh ra được gọi là sai số do nhiễu tín hiệu vệ tinh. Để giảm sai số này, các nhà chế tạo máy thu không ngừng hoàn thiện cấu tạo của máy thu và ăngten. 5. Các nguồn sai số khác Gồm có: Sai số do ảnh hưởng tự xoay của trái đất, sai số do triều tịch của trái đât, sai số do hiệu ứng của thuyết tương đối, sai số vị trí của máy thu, sai số vị trí tâm ăngten của máy thu. 2.3. PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT LƯỚI GPS Khi thiết kế đồ hình lưới, căn cứ vào mục đích sử dụng, thông thường có 4 phương thức cơ bản thành lập lưới.: liên kết điểm, liên kết cạnh, liên kết lưới, liên kết hỗ trợ cạnh điểm. Ngoài ra còn có liên kết hình sao, liên kết đường chuyền phù hợp, liên kết chuỗi tam giác. Lựa chọn phương thức nào là tùy thuộc độ chính xác yêu cầu của công trình, điều kiện bên ngoài thực địa và số lượng máy thu GPS. Dưới đây là một số đồ hình liên kết ( hình 2.4) : Máy thu GPS 2.4a. Đồ hình liên kết dạng điểm 2.4b. Đồ hình liên kết dạng cạnh 2.4c. Đồ hình dạng liên kết chuỗi tam giác 2.4d: Đồ hình liên kết cạnh - điểm 2.4e: Đồ hình liên kết lưới đường chuyền 2.4f: Đồ hình dạng hình sao Hình 2.4:Một số đồ hình liên kết 2.4. ỨNG DỤNG GPS TRONG THÀNH LẬP LƯỚI TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN Ở Việt Nam, viêc khai thác sử dụng công nghệ GPS mới chỉ bắt đầu từ năm 1990. Song trong công tác trắc địa công trình, công nghệ GPS đã được ứng dụng rộng rãi trong việc thành lập lưới khống chế mặt bằng cơ sở, lưới thi công công trình, chuyển trục lên cao, quan trắc chuyển dịch ngang công trình cầu, nhà và các đập thủy điện, những công trình có kết cấu vững chắc đang phải hoạt động với áp lực lớn… Đặc biệt có khá nhiều lưới không chế thi công các công trình thủy điện được thành lập bằng công nghệ GPS như: thủy điện Hòa Bình. Yaly, Sông Hinh, Ba Hạ, Bắc Hà, Sông Tranh… Với những đặc điểm phù hợp và thuận lợi trong việc thành lập các mạng lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công công trình thủy điện nên công nghệ GPS đã và đang là công cụ quan trọng chủ yếu để thành lập các mạng lưới khống chế của loại công trình này. Dưới đây, sẽ giới thiệu một số mạng lưới GPS tại những công trình thủy điện điển hình đã được thực thi ở nước ta trong thời gian qua bằng công nghệ GPS: 2.4.1. Lưới khống chế mặt bằng công trình thủy điện Hủa Na Công trình thủy điện Hủa Na được thiết kế trên sông Chu, khu vực thuộc địa bàn xã Đồng Văn, huyện Quế Võ, tỉnh Nghệ An. Lưới tam giác hạng IV được xây dựng tại khu vực tuyến đập và nhà máy để làm cơ sở cho việc phát triển các mạng lưới cấp thấp, phục vụ cho đo đạc bản đồ tỷ lệ 1: 2000 và các công tác trắc địa khác. Lưới tam giác hạng IV gồm 11 điểm, xây dựng thành một mạng lưới chuỗi tam giác bao trùm toàn bộ khu vực dự kiến xây dựng công trình. Các điểm lưới tam giác hạng IV có kí hiệu điểm từ TG01 ¸ TG11, được đo nối với các điểm tam giác hạng IV ( HN02, HN05 và HN06) đã được lập trong giai đoạn trước. 2.4.2. Lưới tam giác thủy công công trình thủy điện Bản Chát Công trình thủy điện Bản Chát nằm trên sông Nậm Mu, thuộc địa phận xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Lưới tam giác thủy công gồm 7 điểm hạng II, được đo nối với 3 điểm tam giác hạng IV cũ. Lưới được đo bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với đo công nghệ GPS. Việc tính toán bình sai được tiến hành bằng phần mềm GPSurvey 2.35. Kết quả đánh giá độ chính xác một số yếu tố của lưới thi công như sau: Sai số trung phương trọng số đơn vị: M = 3.56, sai số vị trí điểm lớn nhất: (điểm DC01) mP = 0.003 m, sai số tương đối cạnh lớn nhất: mS/ S = 1/ 172064 (cạnh DC01- BC06, S = 313.4 m), sai số phương vị lớn nhất: (DC01- BC06) mφ = 1.46”. 2.4.3 Tính năng kĩ thuật của một số loại máy thu GPS Máy thu GPS là phần cứng thuộc đoạn sử dụng. Máy thu GPS cho phép thu nhận các tín hiệu từ các vệ tinh GPS để thực hiện nhiệm vụ định vị. Hiện nay có nhiều nước chế tạo các máy thu GPS, đầu tiên là Mỹ sau đó là các nước khác như Pháp, Đức, Canada, … Ở nước ta có nhiều loại máy của hãng Trimble Navigation (Mỹ) được nhập vào như: 4000 SE, 4000 ST, 4600 LS , 4000 SSE, 4000 SST, 4800 LS. Ngoài ra còn có của các hãng khác như Ashtech (Mỹ), Leica (Thụy Sĩ), Sercel (Pháp)… Trong đó máy thu 1 tần số sẽ thu các tín hiệu ở tần số L1, còn máy thu 2 tần sẽ thu tín hiệu ở tần số L1 và L2. Các tín hiệu nhân được mang các thông tin đạo hàng như Ephemerit, tín hiệu khoảng cách giả PRN- code, thời gian và tình trạng hệ thống, thông tin về tầng ion ( đối với máy thu 2 tần số )… Tính năng kỹ thuật của một số máy thu GPS được đưa ra trong bảng (2.2) Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của một số loại máy thu GPS Ký hiệu máy Tên hãng nước SX SSTP Đo khoảng cách Tầm hoạt động Sai sô phương vị Loại máy Tần số thu GPS 4600LS Trimble Mĩ ±( 5mm + 1ppm) ≤ 10 ±( 1” + 5/D) 1 tần L1 GPS 4800LS Trimble Mĩ ±( 5mm + 0.5ppm) ≥ 10 ±( 1” + 5/D) 2 tần L1, L2 GPS 5700LS Trimble Mĩ ±( 5mm + 0.5ppm) ≥ 10 ±( 1” + 5/D) 2 tần L1, L2 GPS R7 Trimble Mĩ ±( 5mm + 0.5ppm) ≥ 10 ±( 1” + 5/D) 3 tần L1, L2, L2C 2.4.4. Ước tính độ chính xác của lưới tam giác thủy công Trước khi thi công xây dựng lưới khống chế trắc địa, cần phải thiết kế lưới và xem lưới thiết kế có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hay không. Đối với lưới GPS cũng vậy, so với dạng truyền thống của lưới khống chế trắc địa thì lưới GPS có những đặc điểm riêng cần phải có phương pháp ước tính thích hợp để ước tính độ chính xác của lưới. Trong định vị tương đối, sử dụng hai máy thu đặt ở hai điểm i và j khác nhau, quan trắc đồng bộ cùng một nhóm các vệ tinh để xác định vị trí tương đối DX, DY, DZ hoặc DB, DL, DH giữa hai điểm của vector đường đáy Dij trong hệ tọa độ WGS - 84. Như vậy, có thể xem DX, DY, DZ là các trị đo trong định vị tương đối, khi ước tính độ chính xác của lưới thiết kế có thể xem là cách gần đúng là chúng độc lập với nhau. Về phương diện mặt bằng, thay vì DX và DY giữa hai điểm i và j, có thể sử dụng chiều dài cạnh Dij và góc phương vị được tính từ DX, DY như trị đo. -Phương trình số hiệu chỉnh chiều dài cạnh Dij (2.4) -Phương trình số hiệu chỉnh góc phương vị ỏij (2.5) Trong đó: Sai số trung phương chiều dài cạnh và sai số trung phương phương vị cạnh trong lưới GPS thường được tính theo hai cặp công thức tổng quát như sau: mD = (mm) =(3.10) m0 = (”) (2.6) Trong đó: a là hằng số cố định , b là hệ số tỷ lệ , D là chiều dài cạnh ( tính theo đơn vị km ) a và b được xác định trong máy thu GPS theo bảng (2.2). Từ đó tính sai số của các trị đo và trọng số tương ứng của các trị đo được tính theo công thức tổng quát: Sai số trung phương của các trị đo tính theo công thức (2.6) được hiểu là sai số trung phương chiều dài cạnh và phương vị cạnh được đo trong một session. Hệ phương trình số hiệu chỉnh V = A.∆x + L (2.8) Tính ma trận hệ số của hệ phương trình chuẩn N = ATPA (2.9) Tính ma trận nghịch đảo Q = N-1 = (ATPA)-1 (2.10) Ước tính độ chính xác - Sai số trung phương của tọa độ xi, yi của các điểm lưới (3.16) - Sai số trung phương vị trí điểm (3.17) - Sai số trung phương của một yếu tố bất kì được tính theo công thức: Trong đó: với f là vector hệ số hàm trọng số cần đánh giá. 2.4.5. Tổ chức thi công lưới bằng công nghệ GPS Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được. Trong bảng có: số hiệu vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất để quan sát nhóm vệ tinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3 chiều. Khi xung quanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch đo theo điều kiện che chắn thực tế tại điểm đo. Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là kinh độ, vĩ độ trung bình của khu đo. Thời gian dự báo nên dùng thời gian trung bình khi đo ngắm. Lịch vệ tinh quảng bá không nên quá 20 ngày tuổi. Độ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều kiện vệ tinh không ít hơn 6 và PDOP không lớn hơn 5. Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với các cạnh lưới dài có điều kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt. Thời gian đo tối thiểu của ca đo tham khảo tại bảng (2.4). Bảng (2.3): Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp Hạng mục Cấp hạng PP đo Hạng I Hạng II Hạng III Cấp 1 Cấp 2 Góc cao của vệ tinh (0) đo tĩnh tĩnh nhanh ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 ≥ 15 Số lượng vệ tinh quan sát được đo tĩnh tĩnh nhanh ≥ 4 ≥ 4 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 5 Số lần đo lặp TB trạm đo tĩnh tĩnh nhanh ≥ 2 ≥ 2 ≥ 2 ≥ 1.6 ≥ 1.6 ≥ 1.6 ≥ 1.6 ≥ 1.6 ≥ 1.6 Thời gian quan trắc (phút) đo tĩnh tĩnh nhanh ≥ 90 ≥ 60 ≥ 20 ≥ 45 ≥ 15 ≥ 45 ≥ 15 ≥ 45 ≥ 15 Tần suất thu tín hiệu ( s ) đo tĩnh tĩnh nhanh 10 ¸ 60 10 ¸ 60 10 ¸ 60 10 ¸ 60 10 ¸ 60 Bảng (2.4): Thời gian ca đo tối thiểu Độ dài cạnh đo [km] Độ dài thời gian ca đo (‘) 0 – 1 20 – 30 1 – 5 30 – 60 5 – 10 60 – 90 10 – 20 90 - 120 Chương 3 THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ SỐ LIỆU 3.1. XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO GPS BẰNG PHẦN MỀM GPSURVEY 2.35 Phần mềm GPSurvey 2.35 do hãng Trimble, một trong những hãng sản xuất thiết bị và phần mềm GPS hàng đầu thế giới xây dựng năm 1991. GPSurvey 2.35 cho phép xử lý các loại số liệu đo GPS rất tiện lợi và chính xác. Hiện nay, GPSurvey 2.35 được dùng phổ biến trong công tác xử lý số liệu đo lưới khống chế trắc địa bằng GPS và đã có nhiều nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm để giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành. Phần mềm gồm 3 modul chính: modul quản lí điều hành (manager), modul tính cạnh (WAVE) và modul bình sai lưới (Trimnet). . Kết quả đo đạc ngoài thực địa và trút số liệu bằng phần mềm DATA Transfer, số liệu đo được xử lý bằng phần mềm GPsurvey2.35 theo trình tự sau: 3.1.1. Tính cạnh Project đã tạo chứa đầy đủ số liệu cho việc xử lý cạnh. Từ cửa sổ chính vào menu Proces chọn Baseline, modul WAVE được khởi động (Hình 3.1) Hình 3.1 Modul wave giải cạnh Chọn các file dùng để tính baseline ở cửa sổ bên trên và Add xuống cửa sổ bên dưới sau đó chọn OK. Tiếp đó vào menu Process chọn Setup cửa sổ setup xuất hiện, chọn All baselins để tính tất cả các Baseline. Có thể xem kết quả tính cạnh, sai số khép vòng trên cửa sổ Network map. Kết quả xử lý cạnh đã đạt (nghĩa là tất cả các điểm đã fixed) ta tiến hành bình sai lưới GPS. 3.1.2. Bình sai lưới 1.Khởi động GPS network module Từ cửa sổ chính của GPServey 2.35 nhấn vào Adjust sau đó ta nhấn tiếp vào Network khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại điều khiển (hình 3.2): Hình 3.2 Modul bình sai Ta vào GPS Network modul khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ lệnh điều khiển GPS Network modul như (hình 3.3) Hình 3.3: xây dựng lưới 2.Xác định hệ quy chiếu Chỉ có thể chọn Ellipxoid khi System đang là Geogrephic. Dùng lệnh Datum Definition để chọn Ellipxoid, cửa sổ sẽ hiện ra như (hình 3.4) Hình 3.4 chọn hệ quy chiếu Nếu trong danh sách Datum có Ellipxoid cần chọn thì chọn bằng Change Datum, nếu trong danh sách chưa có Ellipxoid cần chọn, ta phải định nghĩa Ellipxoid bằng Add New Datum. Định nghĩa một Ellipxoid mới bằng cách khai báo 2 tham số a, b hoặc 1/f, sau đó chọn Ellipxoid vừa định nghĩa. Trong phần mềm thường có sẵn các Ellipxoid như sau:WGS- 84, WGS - 72, NAD - 83, NAD – 72… 3. Bình sai lưới Sau khi tiến hành các bước trên tại cửa sổ lệnh điều khiển Network Adjustment (hình 3.4) ta vào dòng lệnh Adjustment Menu ta có menu chính bình sai. Các lệnh trong menu bình sai chính này cụ thể như trong bảng (3.1): Bảng 3.1: Menu bình sai (User- defined Transverse mercator) 1 Adjust Network Bình sai lưới 2 Coordinate Fix Status Cho các điểm khởi tính (Fix điểm gốc) 3 Observation Disable/Enable Không chấp nhận/Chấp nhận trị đo 4 Compute Observation Closures Tính sai số khép 5 Variance Observation Strategy Thay đổi, chọn thành phần phương sai 6 Weighting Strategy Thay đổi, chọn trọng số 7 Transformation Strategy Thay đổi tính chuyển 8 Special Control Điều chỉnh đặc biệt 9 Exit Thoát khỏi Chúng ta tiến hành bình sai lưới với số liệu gốc tối thiểu. Khi nhập điểm gốc ta chỉ nhận tọa độ 1 điểm gốc, sau đó tiến hành bình sai. Sau khi bình sai tiến hành so sánh với các điểm gốc còn lại sau bình sai so với tọa độ ban đầu. 3.2. TÍNH CHUYỂN TỌA ĐỘ ĐO GPS VỀ HỆ TỌA ĐỘ CÔNG TRÌNH 3.2.1. Tính chuyển múi tọa độ Như đã biết để hạn chế độ biến dạng chiều dài của lưới trắc địa cần chọn múi chiếu phù hợp đối với từng công trình cụ thể. Vì vậy cần phải tính chuyển tọa độ vuông góc phẳng giữa các múi chiếu. Quy trình tính chuyển theo phương pháp tính qua tọa độ trắc địa như sau: Giả sử điểm Q có tọa độ vuông góc phẳng ở múi 1 là x1, y1. Muốn xác định tọa độ của nó ở múi 2 thì: Từ tọa độ (x1, y1 ) tính được tọa độ trắc địa ( B, L) của điểm Q : (3.1) Trong đó B0 là độ vĩ gần đúng ứng với chiều dài cung tuyến là x1/m0 ; (3.2) Từ tọa độ trắc địa B,L tính được tọa độ vuông góc phẳng của điểm Q trên múi 2 : (3.3) (3.4) Trong đó hiệu độ kinh l=L-L0 là độ kinh của kinh tuyến trung ương Ở đây ta dùng tọa độ trắc địa làm vai trò trung gian trong quá trình tính toán. Đây là phương pháp tính chuyển thích hợp nhất với mọi trường hợp cần tính chuyển tọa độ vuông góc phẳng giữa các múi chiếu. 3.2.2. Tính chuyển tọa độ phẳng Đặc điểm trong đo GPS là các trị đo được đo đạc, tính toán, bình sai trên một mặt Ellipxoid. Trong trắc địa công trình, ta xây dựng hệ thống tọa độ độc lập. Như vậy, nảy sinh bài toán tính chuyển giữa hai hệ tọa độ nêu trên. Quy trình tính toán của lưới GPS phải được thực hiện qua các bước sau: - Bình sai lưới GPS trong hệ tọa độ ban đầu - Tính chuyển về mặt chiếu và kinh tuyến trục của công trình - Dịch chuyển tọa độ thu được về hệ tọa độ ban đầu. Việc dịch chuyển tọa độ thu được về hệ tọa độ ban đầu được thực hiện thông qua bài toán tính chuyển tọa độ vuông góc phẳng. Công thức tính chuyển như sau: (3.5) Trong đó: , là tọa độ điểm i trong hệ tọa độ thứ hai xi, yi là tọa độ điểm i trong hệ tọa độ thứ nhất x0, y0 là các giá trị dịch chuyển gốc tọa độ (chính là tọa độ gốc của hệ thứ nhất trong hệ thứ hai) φ là góc xoay hệ trục, m là hệ số tỷ lệ dài giữa hai hệ i o O X y x Y j X0 Y0 yi xi Xi Yi o Hình 3.5: Chuyển đổi tọa độ vuông góc phẳng Như vậy, để chuyển đổi tọa độ từ hệ thứ nhất sang hệ thứ 2 theo công thức (3.6) chúng ta cần xác định 4 tham số chuyển đổi, đó là độ lệch gốc x0, y0, tỷ lệ dài và góc xoay ỏ. Muốn xác định được 4 tham số thì cần ít nhất 2 điểm có tọa độ trong cả hai hệ (tọa độ điểm song trùng). Nếu số điểm song trùng lớn hơn 2 thì bài toán xác định 4 tham số sẽ được giải quyết theo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất. Do φ » 0, m » 1 nên cosφ = 1; sinφ = 0 Khai triển tuyến tính (3.6) theo các biến x0, y0, φ, m, với các giá trị gần đúng của các tham số là: ( ) = (0 0 0 1) (3.6) Kí hiệu: Xi = (xi yi)T; T; ZT = ( xo yo m) Công thức (3.8) viết dưới dạng ma trận: X’i = BiZ + Xi (3.8) Giả sử có n điểm đo đã có tọa độ xác định trong hệ tọa độ (XOY) là (xi, yi, i=1,…,n), trong hệ tọa độ (X’O’Y’) là (x’i, y’i, i=1,…,n). Cần xác định vector tham số tính chuyển tọa độ xo, yo, φ, m từ hệ tọa độ (XOY) sang hệ tọa độ (X’O’Y’). Giá trị tọa độ x’i, y’i là các trị đo và vector ZT = ( xo yo m )T là ẩn số, hệ gồm 2 phương trình: X’i +vi = BiZ + Xi (3.9) V = B.Z + L (3.10) Trong đó: V = (v1 v2…vn)T, B = (B1 B2…Bn)T, V = (l1 l2… ln)T, Li = Xi - X’i . Vector tham số Z được xác định theo nguyên tắc: VTV = min (3.11) Vector số hiệu chỉnh V là hiệu giữa vector tọa độ tính chuyển và tọa độ cho trước trong hệ (X’O’Y’). - Lập hệ phương trình chuẩn: BTBZ + BTL = 0 - Giải hệ phương trình chuẩn: Z = -(BTB)-1.BT.L Từ đó chúng ta tính được vector tham số tính chuyển tọa độ (3.12) Như vậy, chúng ta sử dụng công thức (3.12) để tính chuyển tọa độ vuông góc phẳng. 3.2.3. Quy trình tính chuyển tọa độ GPS về hệ tọa độ công trình Thuật toán tính chuyển tọa độ các điểm đo GPS về hệ tọa độ thi công công trình dựa vào bài toán tính chuyển từ hệ tọa độ vuông góc không gian địa tâm WGS-84 về hệ tọa độ địa diện tại điểm quan sát được xác định theo quy trình sau: 1. Căn cứ vào tọa độ các điểm khống chế của lưới khống chế thi công được đo bằng công nghệ GPS, tính tọa độ và độ cao trắc địa ( B, L, H) của các điểm này. Tọa độ và độ cao của các điểm đo GPS có thể lấy từ tập thành quả đo GPS hoặc đã được tính chuyển tọa độ điểm GPS từ hệ tọa độ địa tâm về hệ tọa độ trắc địa. 2. Xác định điểm gốc của hệ tọa độ địa diện bằng cách lấy tọa độ trọng tâm và độ cao trung bình của khu vực xây dựng. 3. Dựa vào tọa độ theo kết quả đo GPS của các điểm khống chế trong lưới khống chế thi công, bao gồm tọa độ vuông góc không gian địa tâm WGS- 84 (X, Y,Z) và tọa độ trắc địa trong cùng hệ quy chiếu (B, L) tiến hành tính chuyển tọa độ các điểm đo GPS từ hệ tọa độ WGS- 84 về hệ tọa độ địa diện. 4. Dựa vào tọa độ của các điểm song trùng trong hệ tọa độ thi công (x’, y’), tính các tham số tính chuyển tọa độ trong hai hệ tọa độ phẳng theo phép tính chuyển Helmert, nhằm xoay lại các điểm khống chế đo GPS đã xác định trong hệ tọa độ địa diện trở về trùng với hệ tọa độ đã sử dụng để thiết kế và thi công công trình. 5. Tính tọa độ cho các điểm đo GPS còn lại trong hệ tọa độ thi công theo các tham số tính chuyển đã xác lập. 3.3. THỰC NGHIỆM THIẾT KẾ LƯỚI THI CÔNG THỦY ĐIỆN A LƯỚI 3.3.1 Yêu cầu độ chính xác đối với lưới Số lượng và mật độ điểm lưới tam giác thủy công cần được tính toán bố trí đảm bảo sao cho mỗi điểm tin tuyến có thể được xác định độc lập ít nhất từ 2 điểm tam giác. Trong công tác đo đạc định vị các trục chính thì công tác đo đạc, định vị tim các tuyến đập dâng, đập tràn có yêu cầu độ chính xác cao nhất (bảng 2) với sai số tuyến theo chiều dọc mdoc = 1¸ 2cm, sai số tuyến theo chiều ngang mng = 1 ¸ 2cm. Từ đó ta tính được sai số bố trí tim tuyến: (3.13) Trong đó: mdoc là sai số tuyến theo chiều dọc, mng là sai số tuyến theo chiều ngang. Độ chính xác của các điểm tim tuyến phụ thuộc vào 2 yếu tố là sai số vị trí điểm lưới (m1) và sai số bố trí (m2). Kí hiệu K là hệ số giảm độ chính xác, sẽ có: (3.14) = = 1.2 (cm) (3.14) Như vậy, khi thiết kế lưới tam giác thủy công thì phải thỏa mãn sai số vị trí điểm lưới ≤ 1.2 (cm). 3.3.2 Thiết kế đồ hình lưới Trên khu vực công trình đã có 3 điểm tọa độ gốc (kí hiệu 343415, 343419, 343420). Dựa vào địa hình thực tế và bản thiết kế công trình dự định thiết kế 12 điểm lưới thi công (kí hiệu từ QT-01 đến QT-12). Sơ đồ lưới đưa ra trong hình (3.6). Hình 3.6 : Sơ đồ lưới thi công thuỷ điện Alưới Trong mạng lưới có 15 điểm, gồm 3 điểm gốc và 12 điểm mới. Tọa độ các điểm lưới và kết quả ước tính độ chính xác các yếu tố trong lưới được đưa ra trong các bảng…… Thiết bị đo trong lưới là máy thu Trimble 4600 với các thông số độ chính xác: mS = 1+1ppm, ma = r.mS/D. Bảng 3.2: Tọa độ các điểm gốc Số TT Tên điểm Tọa độ X (m) Y (m) 1 343415 1798378.000 424335.000 2 343419 1794249.000 420654.000 3 343420 1799948.000 432373.000 Bảng 3.3: Tọa độ thiết kế và sai số vị trí điểm Số TT Tên điểm Tọa độ Sai số vị trí điểm (m) X (m) Y (m) Mx My Mp 1 TC-01 1794397.000 420934.000 0.003 0.004 0.005 2 TC-02 1794924.000 422496.000 0.006 0.005 0.008 3 TC-03 1794122.000 421734.000 0.006 0.004 0.007 4 TC-04 1796028.000 424816.000 0.009 0.007 0.011 5 TC-05 1796692.000 425602.000 0.009 0.006 0.011 6 TC-06 1797511.000 426907.000 0.008 0.005 0.010 7 TC-07 1796805.000 426581.000 0.009 0.006 0.011 8 TC-08 1795535.000 425615.000 0.009 0.006 0.011 9 TC-09 1800733.000 430435.000 0.008 0.008 0.011 10 TC-10 1799459.000 430420.000 0.007 0.005 0.009 11 TC-11 1801647.000 432300.000 0.007 0.007 0.010 12 TC-12 1800469.000 432381.000 0.005 0.003 0.006 Đối chiếu với yêu cầu sai số vị trí điểm từ công thức (3.13) có thể kết luận: Mạng lưới thi công thuỷ điện Alưới thành lập bằng công nghệ GPS đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo nhiệm vụ thiết kế. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày nay GPS được đánh giá là công nghệ tiên tiến, thuận lợi trong công tác xây dựng lưới khống chế trắc địa. Với mục đích nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS để thành lập lưới khống chế thi công thủy điện A Lưới, trên cơ sở kết quả tính toán ứng dụng công nghệ này chúng tôi rút ra được kết luận sau: 1. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong công tác xây dựng lưới khống chế thi công thủy điện đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thể hiện ở hai mặt : - Độ chính xác thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, - Giảm chi phí và tăng năng suất lao động. 2. Khi thành lập lưới khống chế thi công công trình thủy điện cần phải chú ý các yêu cầu sau : -Công tác đo đạc : Phải chọn thời gian đo một cách hợp lý : số lượng vệ tinh từ 5 vệ tinh trở nên và phải phân bố đều, thời gian đo tối thiểu một ca đo là 1 giờ, hệ số suy giảm độ chính xác PDOP = 3 ¸ 3,5. -Công tác xử lý số liệu: Do đặc điểm công trình thủy điện được xây dựng ở các vung núi cao, địa hình phức tạp, hiểm trở, cây cối rậm rạp cản trở rất lớn đến việc thu tín hiệu. Do vậy, khi xử lý số liệu cần phải chú ý loại bỏ tối thiểu nhiễu tín hiệu thu; - Khi bình sai lưới chúng ta nên bình sai theo phương pháp tự do; - Khi các công trình ở xa kinh tuyến trục và có chênh cao địa hình lớn chúng ta cần phải tính chuyển sang hệ tọa độ phù hợp với công trình, chúng ta nên tính chuyển theo phương pháp Helmert. 3. Phần mềm Gpsurvey 2.35 cho phép xử lý số liệu GPS một cách tiện lợi và chính xác đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho công tác xử lý lưới khống chế mặt bằng. Các quy trình đo đạc tính toán với phần mềm Gpsurvey 2.35 nêu trong đồ án đang được sử dụng rộng rãi ngoài thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Nam Chinh, Đỗ Ngọc Đường (2003). Bài giảng Công nghệ GPS. Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Hà Nội, 1996. [2]. Hoàng Ngọc Hà, Trương Quang Hiếu (1999). Cơ sở toán học xử lý số liệu trắc địa. NXB Giao thông vận tải. [3]. Phan Văn Hiến và nnk. (2001). Trắc địa công trình. NXB Giao thông vận tải. [4]. Trần Khánh (2010). Ứng dụng công nghệ mới trong trắc địa công trình. Nxb "Giao thông vận tải", Hà Nội. [5]. Quy định Xây dựng lưới tam giác thủy công, lưới thủy chuẩn thủy công phục vụ thi công và quản lý vận hành các công trình thủy điện. Tổng công ty điện lực Việt Nam (2003). [5].TCXDVN 364: 2006. Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThành lập lưới khống chế thi công bằng công nghệ GPS.doc
Luận văn liên quan