Thành ngữ trong tác phẩm hồ biểu chánh

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm về thành ngữ 9 1.2. Cấu tạo của thành ngữ .11 1.2.1. So Sánh .11 1.2.2. Phép đối 12 1.2.3. Phép điệp .13 1.3. Đặc điểm của thành ngữ .15 1.3.1. Tính biểu trưng 15 1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể 16 1.3.3. Tính biểu thái 18 1.3.4. Tính hình tượng .18 1.3.5. Tính điệp và đối .19 1.4.Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ .- 1.4.1. Phân loại thành ngữ .- 1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc .- 1.4.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm từ - 1.4.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị .19 1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc .20 1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt - 1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt - 1.4.1.3. Dựa vào tính biểu trưng - 1.4.1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp - 1.4.1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao .20 1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ .21 1.4.2.1.Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ 22 1.4.2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ .- 1.4.2.2.1.Về mặt ý nghĩa .22 1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp .23 1.4.2.2.3. Về mặt chức năng 23 1.5. Ý nghĩa của thành ngữ 25 CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh 27 2.1.1. Cuộc đời .28 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác .29 2.2. Phân loại thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh 30 2.2.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ 31 2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị 33 2.2.3. Thành ngữ Thuần Việt .35 2.2.4. Thành ngữ Hán Việt .39 2.2.5. Thành ngữ có tính biểu trưng .43 2.2.6. Thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể 45 2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái 49 2.2.8. Thành ngữ tính hình tượng 50 2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối . 51 2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh .56 2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm .57 2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm .60 2.3.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật .61 2.3.2.2. Thành ngữ miêu tâm lí tính cách hình nhân vật .65 2.3.2.3. Thành ngữ miêu tả hàng động hoạt động nhân vật 69 CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ BIÊU CHÁNH TRONG VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ Ở MỘT SỐ TÁC PHẨM 3.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu 76 3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo .82 3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý .83 3.2.2. Thành ngữ dùng ở dạng tách đôi .85 3.2.3.Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân .87

doc113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thành ngữ trong tác phẩm hồ biểu chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính cẩn vái ông ủng hộ cho hôn sự được thành…” [38;66], ý nói Vĩnh Xuân muốn chứng minh tình yêu chân thành đối với Cúc Hương, nhờ quan ông ở Thần Miếu chứng tri cho lòng thành kính đó. Ở tác phẩm Chút phận linh đinh thể hiện “…Từ ngày chàng vì danh dự mà se tơ kết tóc với Thu Vân, cha của chàng không suy xét dùm cho chàng nên đọan tình phụ tử…” [22;201]. Hiển Vinh vì trọn nghĩa niềm phu phụ cứu vớt danh giá cho Thu Vân, nên đã vượt quyền cha mẹ tự ý kết hôn, bị cha từ bỏ. Tác phẩm Nặng gánh cang thường thì “…Con xét lại thì phận con bây giờ là người thù của nàng nên không thể nào nàng kết tóc xe tơ với con được …”[33;114]. Thanh Tòng đã biết tội giết cha vợ là rất nặng, Lệ Bích vì mang phụ thù nên không thể làm vợ chồng cùng Thanh Tòng, nàng bỏ đi là không có lỗi. Thanh Tòng nói với cha là chàng quyết thủ tiết với nàng Lệ Bích không tuân lệnh của vua với cha. Cùng một loại thành ngữ Hồ Biểu Chánh đã vận dụng linh họat vào các tác phẩm khác nhau, nội dung ý nghĩa vẫn phù hợp với từng tình huống, từng văn cảnh. 3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo. 3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý. Với số lượng thành ngữ gốc đều có sẵn trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, kết hợp với sự hiểu biết, lối nói dân gian rất phong phú thì Hồ Biểu Chánh đã sử dụng nhiều thủ pháp chuyển đổi mượn ý, tách đôi, cải biến, đảo, thay đổi vị trí, có thể chen thêm hoặc lượt bớt,… Tạo thành một hệ thống chỉnh thể, hợp tình, hợp lý làm tăng nét nghĩa sắc thái biểu cảm, tính hàm súc, cô đọng. Thành ngữ gốc Thành ngữ được đưa vào văn cảnh Tranh danh đoạt lợi → Tranh danh trục lợi 91 Sửa túi nâng khăn → Sửa tráp nưng khăn Non cao rừng thẳm → Rừng sâu núi thẳm Ngày qua tháng lại → Ngày qua đêm lại Tâm đầu ý hợp → Tâm đầu ý hiệp Đồng tâm hiệp lực → Đồng tâm hiệp chí… Đây là những thành ngữ được sử dụng trong cách sáng tạo của nhà văn, tuy có sự thay đổi về mặt cấu trúc nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên được thể hiện: Trong tác phẩm Khóc thầm Hồ Biểu Chánh lấy thành ngữ gốc “Tranh danh đọat lợi” đưa vào văn cảnh “…Theo đời này những người có học thức ai cũng lo tranh danh trục lợi chớ ít ai biết lo cho quê hương xã hội..” [31;21]. Nội dung nhằm mục đích là nói lên những người chỉ lo tranh giành chiếm đoạt quyền lợi, lo tham nhũng làm xáo trộn nội bộ, họ chỉ biết lo tu bổ cho riêng mình chứ không nghĩ đến người khác. Vĩnh Thái biết nói lên ý nghĩa cao xa đó, chỉ dùng lời nói của người biết thời thế mượn hai chữ học thức mà kiếm cơm kiếm gạo. Cho nên tác giả miêu tả đúng với ý nghĩa xác thực Vĩnh Thái nói dễ, nhưng chẳng làm được gì mà còn gây hại cho xã hội. Ở tác phẩm Đóa hoa tàn thì “…Thiệt đời khốn nạn lắm ai cũng lo tranh danh đọat lợi mà có lẽ cũng còn một số người biết trọng tình trọng nghĩa chớ…”[30;29], thời thế thay đổi nên mọi người chỉ lo tranh danh quyền cao chức trọng để có địa vị cao trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó còn những con người biết trọng nghĩa nhân xem nhẹ công danh phú quý. Thành ngữ gốc “Sửa túi nâng khăn” được dùng trong tác phẩm Nặng gánh cang thường được tác giả mượn ý đổi thành “Sửa tráp nưng khăn” làm tăng giá trị ý nghĩa của lời văn được vận dụng vào “…Thiếp xin công tử …cho thiếp mượn Xuân Lan thay mặt thiếp mà lo bề sửa tráp nưng khăn được như vậy thì thiếp đã khỏi lỗi với chén thề …” [33;171], nói lên sự săn sóc chăm nom hầu hạ của người vợ đối với chồng. Nội dung đọan văn nói nàng Lệ Bích vì mối phụ thù nên không thể cùng Thanh Tòng nên nghĩa vợ chồng, nàng không muốn mình bất hiếu với cha lỗi đạo lời thệ ước cùng Thanh Tòng. Nàng khuyên chàng chấp nhận Xuân Lan là hầu nữ thế nàng mà lo bề “Sửa tráp nưng khăn”. Tác phẩm Chúa tàu Kim Qui cũng xuất hiện thành ngữ vừa nêu, bởi có sự sáng tạo mới nhà văn đã làm thay đổi vị trí ngữ âm của thành ngữ, mục đích là gây sự chú ý ở người đọc “… Nếu anh chẳng chê em là gái hư hèn, anh khứng cho em nưng khăn sửa tráp thì em nguyện…”[25;179]. Thu Thủy vì trọng ân nghĩa với Chúa tàu nên tự 92 nguyện làm vợ Kỉnh Chi để được săn sóc hầu hạ người chồng đáng mặt là quân tử. Từ thành ngữ ta thấy Hồ Biểu Chánh đã rất khó khăn trong việc chọn lựa từ ngữ, và hóan đổi vị trí để làm tăng thêm hiệu quả biểu đạt. Tuy có sự khác biệt nhưng nội dung ý nghĩa vẫn không thay đổi miễn sao phù hợp với vấn đề cần làm rõ. Thành ngữ “Tâm đầu ý hiệp” miêu tả đôi bạn “Tâm đầu ý hợp” đã trở thành một con người hoàn chỉnh, bộ óc xét đoán sáng suốt của người này hoạt động cùng với trái tim bồng bột sôi nổi của người kia. Thành ngữ “Tâm đầu ý hiệp” còn được dùng trong tác phẩm Chút phận linh đinh được viết “…Lê Hiển Đạt khi còn trai ông hay kén vợ …nên vợ chồng về ở với nhau tâm đầu ý hiệp chẳng có đôi lứa nào bằng…”[22;17]. Ý nói về cặp vợ chồng không hề quen biết và có tình dan díu nhau, nhưng khi nên nghĩa vợ chồng họ thấu hiểu nhau nên “tâm đầu ý hiệp”. Ông Lê Hiển Đạt thấu hiểu ý vợ còn vợ thì tôn trọng, chiều chồng nên gia đình rất hạnh phúc. Thành ngữ này cũng có ý nghĩa thông hiểu, đồng điệu hòa hợp với nhau trong quan hệ anh em, chị em, bạn hữu,…như ở tác phẩm Ai làm được viết “…Bạch Tuyết …gặp Băng Tâm …hai người nói chuyện với nhau tâm đầu ý hiệp vô cùng…”[41;410], nội dung miêu tả Băng Tâm và Bạch Tuyết cùng phận gái, nên cả hai yêu nhau vì mến nết. Riêng nàng Bạch Tuyết thì con nhà quan nhưng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn vẹn. Băng Tâm thì xuất thân là con nhà nghèo lại tôn trọng đạo nghĩa. Vì thế cả hai vừa kết tình chị em như có duyên nợ định sẵn, không những có tình chị em giữa Bạch Tuyết và Băng Tâm, mà còn có tình bạn hữu giữa Bá Kỳ và Hiếu Liêm trong Tiền bạc bạc tiền. Thủ Nghĩa với Kỉnh Chi trong tác phẩm Chúa tàu Kim Qui được vận dụng “...Đêm ấy hai người trò chuyện cùng nhau coi tâm đầu ý hiệp lắm. Trần Mừng thì kính Thủ Nghĩa, còn Thủ Nghĩa thì yêu mến Trần Mừng…”[25;88]. Vì cả hai tôn trọng và cảm thông cho hòan cảnh số phận mồ côi như nhau nên “tâm đầu ý hiệp”, dưới biết kính trên, trên thì yêu mến dưới nên cư xử hòan tòan hợp ý nhau. Trong những ngữ cảnh này, nếu tác giả sử dụng thành ngữ “Tâm đầu ý hợp” thì nó có ảnh hưởng gì đến nội dung văn cảnh, nhưng khi dùng từ địa phương “hiệp” thay thế cho từ tòan dân “hợp” thì tác giả đã tạo nên sắc thái địa phương giúp người đọc Nam Bộ dễ dàng thông hiểu. Thành ngữ “Đồng tâm hiệp lực” được dùng trong tác phẩm Sống thác với tình ông viết “…Hai con với chú đồng tâm hiệp chí xa lánh …”[37;93], là thành ngữ Hán Việt nói lên sự cố gắng, một lòng chung sức đòan kết lại với nhau, ông Hai Cường thấy tình cảnh khốn khổ của Thiên Hương với Lê, thì ông thương mà lo cưu mang 93 đùm bọc. Một người thì chồng chết, một người thì bị người tình phụ bạc, nên cuộc sống khốn khổ phải vào tận Phú Quốc mà xa lánh cuộc đời vui hưởng thiên nhiên. Ông Hai Cường vì muốn cho đời sống đỡ vất vả hơn, nên ông khuyên hai cô hãy quên chuyện đau buồn cùng ông mà gầy dựng cuộc sống mới, lo cho hai đứa nhỏ có được cuộc sống an nhàn của tạo hóa. Cùng một thành ngữ khi đưa vào tác phẩm Ở theo thời lại mang ý nghĩa khác “…Vợ chồng phải chọn lựa cho đồng tâm hiệp chí cho biết thương nhau…” [36;167]. Trong Khóc thầm lại viết “…Là kết bạn với người nam tử đồng tâm đồng chí …”[31;45], ý nói tình nghĩa vợ chồng phải chọn lựa người cùng chí hướng, đồng tâm mà xây dựng hạnh phúc. Thành ngữ “Ý hợp tâm đầu” hoàn toàn hiểu nhau, thông cảm cho nhau. Khi hai người đã “Ý hợp tâm đầu” rồi thì cả hai lúc nào cũng “Đồng tâm hiệp lực” lại với nhau nhờ đó mà gia đình vừa có hạnh phúc, xã hội thêm vui. Ở đoạn văn vừa nêu thì đủ biết Thu Hà đau khổ biết dường nào khi phải sống cùng người chồng không đồng quan điểm đồng suy nghĩ. Qua đó ta thấy được điểm thành công sáng tạo rất tinh tế của Hồ Biểu Chánh. 3.2.2. Thành ngữ dung ở dạng tách đôi. Với cách sử dụng sáng tạo các thành ngữ dân gian vào tác phẩm. Hồ Biểu Chánh còn có khuynh hướng tách đôi thành ngữ, có dạng ông không dùng nguyên kết cấu, mà có sự thay đổi bằng cách tách đôi thành ngữ gốc, thêm vào đó là một yếu tố mới, để làm tăng thêm tính biểu cảm của nó, đồng thời muốn nhấn mạnh ý nghĩa cần thể hiện. Trong tác phẩm Tơ hồng vương vấn thành ngữ nguyên mẫu nhân dân ta có câu “Cơm no áo ấm” nhưng khi được Hồ Biểu Chánh dùng vào tác phẩm. Thì ông đã tách đôi chúng ra thành hai bộ phận bằng cách đẩy bộ phận từ loại danh từ về một phía, tính từ về một phía thêm vào giữa là một ý nghĩa thuộc yếu tố phụ, nhưng góp phần làm tăng thêm mặt ý nghĩa và tính biểu trưng cần đạt. Hồ Biểu Chánh đã lồng từ “phải” vào thành ngữ “Cơm áo phải ấm no” được viết “…Nay nước mình đã mất chủ quyền mà vì cơm áo phải ấm no,lại vì thảo thân vẹn tòan…”[38;196]. Đây là nét sáng tạo độc đáo rất thành công ở ông, tuy thành ngữ được tách đôi nhưng vẫn giữ được ý nghĩa hòan chỉnh và ý nghĩa biểu đạt. Tác phẩm Cay đắng mùi đời cũng được thể hiện thành ngữ vừa nêu, thể hiện đầy đủ đức tính cao đẹp của Thầy Đàng. Mặc dù Thầy Đàng phải sống trong cảnh nghèo khó cơ cực nhưng không vì thế mà Thầy bán rẻ lương tâm mà không nuôi thằng 94 Được với con Liên. Thầy rất cương quyết để nuôi hai đứa nhỏ “…Đặng dạy nó biết trọng nhơn nghĩa, biết khinh tiền tài…”[26;258], đồng thời Hồ Biểu Chánh cũng dùng nghệ thuật sáng tạo là tách đôi thành ngữ ra làm hai mặt ý nghĩa để làm nổi bật tính cân đối hàm súc của lời văn được trau chuốt hơn. Trong ngữ cảnh trên thành ngữ gốc là “Trọng nghĩa khinh tài” khi vận dụng vào sáng tác thì Hồ Biểu Chánh đã tách thành ngữ thành hai vế, làm cho thành ngữ nổi rõ tính cân đối. Qua đó ông còn chen từ “nhân” và “tiền” vào thành ngữ góp phần làm sáng tỏ tính cụ thể của thành ngữ làm cho người dọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận nội dung của thành ngữ gốc. Cùng với điệp từ“biết” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nội dung thông tin cần đạt. Phải là người rất tinh tế hiểu được trình độ về cách biến hóa thành ngữ của tác giả, thì mới có khả năng nhận thức một cách sâu sắc dụng ý của Hồ Biểu Chánh được ông vận dụng một cách linh họat như thế. Cùng thành ngữ “Trọng nghĩa khinh tài” nhưng trong tác phẩm Thầy thông ngôn cách diễn đạt thành ngữ này cũng khác “…Những người lập chi khác hơn Thầy coi nhơn nghĩa hơn tiền tài, coi danh dự quý hơn quyền tước …”[42;513]. Trong ngữ cảnh tác giả cũng chen từ vào thành ngữ gốc, đồng thời ông cũng bỏ bớt từ “trọng” và “khinh” thay vào đó là cặp từ “coi…hơn…” tức là ông đã dùng thủ pháp so sánh trong thành ngữ, để nhằm khẳng định “nhơn nghĩa” bao giờ cũng quý hơn “tiền tài” cách diễn đạt như thế làm cho câu văn mất đi tính réo rắt trang trọng, mà nó trở nên bình dị trơn tru hơn, giống như lời nói thường ngày mà ta thường bắt gặp giúp người đọc dễ hiểu hơn. Từ cách diễn đạt này góp phần làm cho khả năng vận dụng thành ngữ của Hồ Biểu Chánh trở nên uyển chuyển, tạo ra nhiều nét nghĩa, nhiều cách diễn đạt mới hơn, góp phần làm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc thêm phong phú và đa dạng. Bên cạnh những thành ngữ này Hồ Biểu Chánh còn sáng tạo ở nhiều thành ngữ nguyên bản khác như: Trai tài gái sắc; Nghĩa nặng tình sâu; …Hồ Biểu Chánh đã thêm một số yếu tố mới vào trong thành ngữ gốc như: Trai tài phỉ chí gái sắc phỉ tình; Nghĩa càng nặng tình càng sâu;…xuất hiện trong tác phẩm Nợ tình tác giả viết “…Cô Cẩm Hường xin xăm thì nói, vì số phải khiến Ngưu Lang lìa Chức Nữ kẻ bên Tây bôn ba người bên Đông chờ đợi…” [35;53]. Hồ Biểu Chánh đã tách đôi thành ngữ và nhấn mạnh yếu tố phụ thêm vào thành ngữ gốc để làm tăng thêm tính biểu cảm, làm cho sự xa cách giữa Cẩm Hường và Tất Đắc giống như cảnh Ngưu Lang và Chức Nữ khó 95 lòng mà gặp nhau. Tác giả đã mượn thành ngữ điển tích “Chàng Ngưu Ả Chức” để miêu tả cảnh này. Cụ thể trong tác phẩm Tơ hồng vương vấn ông đưa vào văn cảnh “…Nếu không ân thì là nghĩa …mà nghĩa càng nặng thì ân càng sâu…”[38;69]. Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh tình nghĩa sâu nặng bền chặt giữa Cúc Hương và Vĩnh Xuân, nghĩa tình ấy càng sâu sắc hơn khi Hồ Biểu Chánh xen vào thành ngữ gốc “Nghĩa nặng tình sâu” cấu trúc phụ “…Càng…thì…càng…” làm cho nghĩa trong lời văn được khẳng định mạnh mẽ. Với tài năng vốn có và khả năng sáng tạo tinh tế cùng việc vận dụng thành ngữ vào tác phẩm. Ta thấy rõ một điều không phải nhà văn nào cũng giống nhà văn nào, không phải nhà văn nào cũng sử dụng thành ngữ vào tác phẩm đều đạt hiệu quả cao như Hồ Biểu Chánh, mà phải do tài năng sáng tác của người sử dụng. Hồ Biểu Chánh là một trong những người khá thành công ở lĩnh vực này. Ông không chỉ vận dụng thành ngữ một cách thành thạo, hài hòa mà còn sáng tác linh hoạt làm cho số lượng thành ngữ trong tác phẩm trở nên phong phú, đa dạng. Đây rõ ràng là sự thành công của Hồ Biểu Chánh cũng như sự đóng góp rất lớn của ông trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt. 3.2.3. Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Cũng bất cứ của cải vật chất và tinh thần nào, thì con người cũng sáng tạo ra thành ngữ mà dùng. Khi xét về nguồn gốc cấu tạo và quy luật phát triển, thì những cách biểu đạt có sẵn này vốn là những kết hợp tự do được xã hội gọt giũa dần. Bởi vậy tính chất rắn nguyên vẹn nói trên không phải và không thể hoàn toàn tuyệt đối trong lời nói được, vẫn có những khoảng trống dành riêng cho sự sáng tạo cá nhân, cùng với việc dùng nguyên vẹn các thành ngữ vốn có của nhân dân. Hồ Biểu Chánh đã có sự sáng tạo cho riêng mình một thành ngữ mới, nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên thành ngữ gốc. Trong việc sáng tạo ông đã dùng cả những hình thức cũ để nói những cái mới, nghĩa mới, nội dung mới, cùng quan điểm mới …Qua cách dùng thành ngữ vào trong tác phẩm, ta thấy Hồ Biểu Chánh có một phương hướng tu dưỡng đạo đức tư tưởng mạnh mẽ của người dân Nam Bộ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Thành ngữ ở dạng sáng tạo của Hồ Biểu Chánh được dùng một cách linh hoạt, nhịp nhàng cân đối hoàn toàn phù hợp với từng văn cảnh như: Thành ngữ gốc Thành ngữ trong văn cảnh Kim chi ngọc diệp → Kim diệp phỉ nguyền Bướm lả ong lơi → Bướm ong rần rật 96 Ngoài ra Hồ Biểu Chánh còn cải biến cách phát âm thành ngữ, bằng cách bỏ các yếu tố cũ không phù hợp để thay vào các yếu tố mới cho phù hợp với tình huống trong ngữ cảnh, các yếu tố mới được đưa vào thành ngữ gốc một cách tự nhiên khéo léo làm cho giá trị của thành ngữ tăng cao, lời văn thêm trau chuốt mạch lạc hơn như các thành ngữ: Ghẹo nguyệt trêu hoa → Ghẹo nguyệt giỡn hoa Từ “trêu” trong thành ngữ gốc được thay bằng từ “giỡn” Kinh hồn bạt vía → Kinh hồn khiếp vía Từ “bạt” ” trong thành ngữ gốc được thay bằng từ “khiếp” Sinh con đẻ cái → Sanh con đẻ cháu Từ “sinh”,“cái” trong thành ngữ gốc được thay bằng từ “sanh”, “cháu” xuất hiện trong tác phẩm Tân phong nữ sĩ vận dụng như sau “…Thì sanh đàn bà con gái để hiệp với đàn ông con trai gầy dựng gia đình, sanh con đẻ cháu…”[39;44] Khua môi múa mỏ → khua môi múa mép Từ “mỏ” trong thành ngữ gốc được thay bằng từ “mép” được dùng trong tác phẩm Chúa táu Kim Qui có viết “…Người mà thiên hạ thường hay khua môi múa mỏ còn kẻ…”[25;147], trong Sống thác với tình thể hiện “…Té ra lời căn dặn là lời thành thiệt…không phải lời phỉnh phờ ở khóe môi chót lưỡi…”[37;107]. Từ thành ngữ gốc Hồ Biểu Chánh đã thay đổi âm tiết cũ thêm vào đó là âm tiết mới làm tăng tính địa phương của ngôn ngữ Nam Bộ. Tác giả sử dụng cách biến âm này làm cho lời văn được mạch lạc thu hút độc giả tạo ấn tượng khó quên. Thành ngữ cải biến sáng tạo trong tác phẩm không những vận dụng từ ngữ dân gian, mà còn vận dụng tài tình thành ngữ Hán Việt để làm tăng thêm tính nhuần nhuyễn hấp dẫn cho người tiếp nhận. Thành ngữ gốc Thành ngữ được cải biến Quốc sắc thiên hương → Sắc nước hương trời Bỉ cực thái lai → Có cực trước rồi sau mới sướng Văn võ tòan tài → Văn võ gồm tài Hồn bay phách lạc → Hồn phi phách tán Dày gió dạn sương → Dày dạn phong trần Vật đổi sao dời → Vật hoán tinh vi… Để cho cách nói thêm gần gũi với ngôn ngữ dân tộc nên đòi hỏi ngôn ngữ tác phẩm của Hồ Biểu Chánh phải mang tính dân tộc, tính cụ thể. 97 Như trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa có đoạn viết “…Nàng đỗ thừa tại cha mẹ ép, chứ nàng với Hải Yến tình nặng nghĩa dầy không lẽ nào mới …”[34;184]. Tác giả đã chuyển thành ngữ gốc “Tình sâu nghĩa nặng” thành “Tình nặng nghĩa dầy”, với cách sáng tạo mới góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn làm cho người đọc dễ hiểu hơn. Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ ở dạng cải biến, Hồ Biểu Chánh còn lượt bớt lấy bộ phận làm cho thành ngữ có tính hàm súc và biểu đạt cao. Hay thành ngữ “Có đầu có đuôi” khi dùng vào “…Để tôi nói đủ đầu đuôi cho mà nghe…”[33;100] trích trong Nặng gáng cang thường mặc dù thành ngữ đã bị lượt mất từ “có” thay bằng từ “đủ” chỉ lấy bộ phận “Đủ đầu đuôi” nhưng nghĩa thành ngữ không thay đổi vẫn giữ được nội dung cần nói. Thành ngữ “Mâm cao cỗ đầy” đã lượt mất từ “cao” đưa vào ngữ cảnh chỉ còn“…Bữa cơm chiều sơ sài như vậy nhưng mẹ con gặp nhau vui mừng nên ăn ngon như mâm cỗ đầy…”[38;115] dùng trong Tơ hồng hương vấn chỉ lấy bộ phận của thành ngữ “Mâm cỗ đầy” dù bị lượt mất đi những từ không thích hợp, để diễn tả bữa cơm đạm bạt của mẹ con Vĩnh Xuân, chứng kiến cảnh vui mừng đoàn viên mà bữa cơm nghèo thành bữa cơm cao lương mỹ vị. Bằng cách vận dụng thành ngữ ngắn gọn đó không kém phần trau chuốt, nhưng Hồ Biểu Chánh có thể gắn liền thành một ý hợp lẽ. Tuy có lượt bỏ mà vẫn đầy đủ ý tứ của câu văn làm tăng tính hàm súc cô đọng hơn. Thành ngữ “Dày gió dạn sương” được tác giả thay đổi vị trí từ ngữ và cải biến thành “Dày dạn phong trần” chỉ sự từng trải, chịu đựng nhiều thử thách đến mức quen với khó khăn vất vả. Ở ngữ cảnh “…Ông Hai Cường thuộc hạn bình dân nhờ ông đã dày dạn phong trần nên ông lịch lãm nhơn tình thế thái…”[39;122] trích Sống thác với tình thành ngữ nói về sự chịu đựng khó khăn thử thách của ông Hai Cường vốn là người nông dân chất phác hiền lành. Chính cái nghèo đã rèn luyện ông trở thành người có sức chịu đựng dẻo dai. Ông Hai Cường không ngại hoàn cảnh vất vả, cực khổ để bảo bọc đứa cháu gái tên Lê, khi bị thất thân với Khải Quang và bị cha mẹ đánh đập đuổi đi, ông không ngại gian lao đưa Lê ra đảo Phú Quốc trồng trọt làm ăn, do bản tính quen làm lụn cả đời Ông Hai Cường luôn gắn liền với mảnh vườn thửa ruộng nên việc mưu sinh bằng nghề trồng trọt để nuôi mẹ con Lê là lẽ tất nhiên. Là người từng trải chuyện đời từng chịu đựng nhiều thử thách, ông Hai Cường đã “Dày dạn gió sương” dạn dày kinh nghiệm sống và chiến đấu, phải chăn cái giá lạnh của sương gió, cái nóng của nắng đã trở thành quen thuộc với người nông dân. Cho nên họ rất cứng cỏi sẵn 98 sàng đương đầu với mọi thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và con người. Từ thành ngữ trên chúng ta hiểu được tính chịu đựng mạnh mẽ của ông Hai Cường rất bền bỉ được Hồ Biểu Chánh đưa vào ngữ cảnh là rất thích hợp. Đồng thời giúp người đọc có thể hình dung được tất cả những gian truân của người nông dân đã phải đương đầu, trải nghiệm theo thời gian vì cuộc sống. Cùng với cách biến âm này Hồ Biểu Chánh còn thể hiện rất nhiều thành ngữ khác ở trong tác phẩm như: Thành ngữ nguyên mẫu Thành ngữ trong văn cảnh Chân ướt chân ráo → Chưn ướt chưn ráo Tiến thóai lưỡng nan → Tấn thóai lưỡng nan Hữu danh vô thiệt → Hữu danh vô thực… Tác phẩm Tơ hồng vương vấn được biến âm cụ thể qua ngữ cảnh “…Thầy mới tới còn chưn ướt chưn ráo không quen với ai…”[38;215], hay “… Người có danh thường hay thận trọng…không để người ta chê hữu danh vô thiệt…” [38;232], chữ “chơn”, “thực” biến âm thành ngữ gốc thành “chân”, “thiệt” thể hiện đầy đủ con người nhân hậu của Vĩnh Xuân. Với cách sáng tạo đó bộc lộ được khả năng biểu đạt và diễn xuất của nhân vật rất khéo léo. Bởi Hồ Biểu Chánh là người Nam Bộ nên trong sáng tác cũng như trong việc dùng thành ngữ dân tộc ông có một tư tưởng giữ vững lập trường ngôn ngữ của mình. Cho dù thành ngữ có sự biến âm đôi chút nhưng rất phù hợp với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân Nam Bộ. Ngòai việc biến âm, lượt bớt, chen thêm yếu tố cho thành ngữ gốc thì Hồ Biểu Chánh còn có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo mới là hoán đổi vị trí trong câu thành ngữ, mà số lượng từ nội dung ý nghĩa biểu đạt vẫn không thay đổi, tiêu biểu rải rác ở một số tác phẩm như: Thành ngữ nguyên mẫu Thành ngữ trong văn bản Môn đương đối hộ → Đương môn hộ đối Ghẹo nguyệt trêu hoa → Trêu hoa ghẹo nguyệt Mặt ủ mày chau → Chau mày ủ mặt Lòng son dạ sắt → Lòng dạ sắc son Trôi sông lạc chợ → Lạc chợ trôi sông… Trong tác phẩm Đóa hoa rừng tác giả viết “…Mà chừng nó thấy chú trai đó … mẹ con bà Ba trọng đồ lạc chợ trôi sông …”[28;158]. Thành ngữ “Trôi sông lạc chợ” 99 được đảo lại “Lạc chợ trôi sông” ý nói người tha phương cầu thực lưu lạc xứ lạ quê người, tác giả dùng làm cho lời văn trở nên bóng bẩy trơn tru phóng khoáng hơn. Thành ngữ “Mặt ủ mày chau” góp phần ý nghĩa trong tác phẩm Khóc thầm khi viết “…Vĩnh Thái thấy vợ ngăn trở việc của mình làm thì chau mày trợn mắt mà nói rằng…”[31;98]. Trong Con nhà nghèo thì “…Cậu thấy Thị Tố thì chưng hửng rồi cậu chau mày trợn mắt hỏi …”[23;46], và “…Nhớ tới việc của em …anh ta chau mày xịu mặt quày quả bỏ đi về …”[23;22], và trong Cười gượng viết “…Cô Hảo chau mày xanh mặt đứng trân trân không nói được...”[24;36]. Tất cả những thành ngữ đều miêu tả vẻ mặt buồn rầu đau khổ của các nhân vật, đặc biệt là nỗi buồn của cô Hảo khi hay người tình của mình là Tô Hồng Xương đi cưới vợ, ngược lại thái độ của Vĩnh Thái là khinh khi vợ không theo ý cậu, lại còn khiển trách chê bai. Cậu Hai Nghĩa thì tác giả dùng thành ngữ cố ý chỉ trích hành vi khinh người, thái độ thiếu tôn trọng người với người coi dân nghèo như rơm rác, cử chỉ “Chau mày trợn mắt” của cậu đủ để nói lên bản chất đê tiện của kẻ ham tiền háo sắc thiếu trách nhiệm không ý thức được việc làm. Ngược lại thành ngữ “Chau mày xịu mặt” của Cai Tuần Bưởi là một cử chỉ đau đớn khi nghĩ tới nỗi nhục gia đình, nỗi nhục tinh thần của em gái. Đó là cách sáng tạo trong cách vận dụng thành ngữ của tác giả, tuy có phần thay đổi cấu trúc nhưng góp phần tạo thêm tính trang trọng, cổ kính của thành ngữ được nâng cao hơn. Với cách sáng tạo này giúp cho các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh trở nên quen thuộc với nhân dân Nam Bộ. và đây cũng là nét đặc trưng để người nghiên cứu có thể phân biệt được phong cách riêng của tác giả so với những nhà văn khác. Song ở Hồ Biểu Chánh ta thấy được sự thành công của ông là dùng thành ngữ nguyên mẫu của nhân dân, cộng thêm tính sánh tạo độc đáo của riêng mình, góp phần tạo nên nét nghĩa mới khiến cho người đọc càng thích thú. Khi đọc vào ta có cảm giác gần gũi dễ hiểu dễ thuộc. 100 PHẦN KẾT LUẬN 101 Có thể nói Hồ Biểu Chánh là một nhà văn độc tài trong lĩnh vực sáng tác cũng như trong phong cách rất Nam Bộ, ông đã thể hiện được tài năng vốn có của mình ở lĩnh vực văn học. Hầu như các tác phẩm của ông đều được đưa vào làng sân khấu nghệ thuật, đặc biệt là giàn sân khấu cải lương của Nam Bộ, và còn đưa vào phim ảnh. Điều đáng quan tâm hơn nữa là nội dung tác phẩm phần nhiều còn khẳng định những vấn đề về đạo đức, nhân cách của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói riêng. Chỉ cần một vấn đề của thành ngữ, dù câu không quá dài cũng không gọi là ngắn nhưng cũng đủ nêu lên một bài học về đạo đức và thái độ làm người. Vì ông cho rằng thành ngữ là sản phẩm tinh túy được kết hợp từ lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Hồ Biểu Chánh đã lồng thành ngữ vào trang viết dùng làm phương tiện đắc lực trong việc diễn đạt và thể nghiệm linh hoạt có hiệu quả trong sáng tác. Khi đến với đề tài nghiên cứu thì người viết gặp không ít khó khăn và trở ngại, dù đã trải qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ dân tộc vào trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Thì chúng ta càng cảm mến và phục tài sáng tạo của ông. Và đều đáng nhớ nữa là mỗi tác phẩm của ông điều viết về những con người luôn gắn bó với các miền sông rạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bằng ngòi bút sáng tạo thủ pháp vốn có ông đã cho ra đời những trang viết rất thật, rất chân tình làm cảm động lòng người, đọc tác phẩm ta thấy xúc động thay những trang viết hay chính những trang lòng của tác giả . Nhìn chung ngoài những thành ngữ nguyên mẫu, Hồ Biểu Chánh còn lấy cả ý lẫn lời hoặc mượn hình ảnh biểu tượng cấu tạo lại, để đưa vào văn cảnh cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Ông đã chắt lọc những gì tinh vi, để sáng tạo lại lời ăn tiếng nói hằng ngày mang tính cửa miệng của quần chúng, và tạo màu sắc nghệ thuật của nó thật lung linh. Dù biết rằng cách vận dụng thành ngữ của ông không đặc sắc hơn những nhà thơ, nhà văn như: Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Sơn Nam, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, …nhưng không kém phần thành công với lời văn nhẹ nhàng, giản dị cũng tạo được một phong cách riêng đậm chất Nam Bộ. Tuy nhiên trong cách sáng tạo của Hồ Biểu Chánh ta thấy ông rất thận trọng trong việc chọn lựa từ ngữ, chính ông đã tạo cho ngôn ngữ trong văn xuôi, có những đặc điểm mới. Với câu văn như lời nói có trong sinh hoạt, ngôn ngữ nôm na bình dị đưa vào văn xuôi tạo phong cách tả thực. Song những cố gắng của ông cũng chỉ mới dừng lại ở đấy, câu văn thiếu quá trình tu sức thẩm mỹ, nên nhân vật được xây dựng 102 theo một kiểu, nhiều hành động mà ít biểu hiện tâm lý. Thế nhưng khi đọc tác phẩm của Hồ Biểu Chánh người đọc phải xuýt xoa tiếc nuối vì trong bát cơm trắng trong đôi khi còn rơi rớt mấy hạt sạn vô tình. Đó cũng là một phần hạn chế về nghệ thuật sáng tác của ông. Trải qua việc nghiên cứu người viết đã học hỏi và tích lũy thêm vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói và viết, nhưng đó cũng chưa đầy đủ để ta có cách nhìn, cách nghĩ một cách độc lập và thực hiện nghiêm túc hơn. Bởi vì trí thức vốn là sợ dây trói buộc con người, mà càng đọc sách nhiều thì ta sẽ càng cảm thấy mình thật nhỏ bé. Cho nên chúng ta cần phải tiếp xúc với sách nhiều hơn, vì đọc sách rất có ích và nó cũng là cách tốt nhất để tra tài liệu, đó là ưu điểm truyền thống của sách. Và từ sách giúp tôi hoàn thành đề tài, củng cố được niềm tin vững chắc về vốn ngôn ngữ. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người viết sử dụng ngôn ngữ được chính xác và phù hợp hơn. 103 PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH S T T Phân loại Thành ngữ gốc Thành ngữ trong văn cảnh Tác phẩm Số Trang 1. Thiên nhiên Mưa thuận gió hòa Dầm mưa dang nắng Dầm mưa trải nắng Sóng dồi gió dập Trải nắng dầm mưa Dầm mưa dãi nắng Thanh phong minh nguyệt Trăng trong gió mát - …Vái trời mưa thuận gió may như vậy hoài… - … Ruộng cũng cứ cấy lúa, tá điền cũng dầm mưa dang nắng… - … Rồi nói với Thủ Nghĩa … dầm mưa trải nắng… - …Mà lội ngoài biển…sóng dồi gió dập trồi lên… - … Bộ tịch tèm lem của đám trẻ… lội rạch trải nắng dầm mưa… - … Ảnh dầm mưa dãi nắng cực khổ … - … Tại anh thích thanh phong minh nguyệt gặp cảnh như vậy anh sanh cảm trong lòng … - … Gặp giữa trăng trong gió mát vợ chồng nhắc ghế dựa mấy bụi bông rồi mặt nhìn nhau vịnh phú ngâm thi… Con nhà nghèo Chúa tàu Kim Qui Tơ hồng vương vấn Đóa hoa tàn Đoạn tình Ngọn cỏ gió đùa 9 197 64 104 11 44 87 172 2. Ngoại hình Da trắng môi son - … Thiếu phụ …áo lụa quần hàng, da trắng môi son… Sống thác với tình 18 104 Xanh như tàu lá Da trắng môi son Má phấn môi son Da mặt đen nám Trắng như tuyết Môi đỏ như son Xanh như tàu lá Mặt như trăng rằm Miệng như hoa nở Tươi như hoa -…Ăn ngủ không được ốm như tàu lá- Thu Thủy - …Ngó Thu Vân…còn con mặt mày sáng rỡ da trắng môi son … - …Cô Năm Đào …như hoa nở như trăng tròn da trắng môi son… - … Đầu trọc lóc mình ốm teo… - …Có một cô gái…má phấn môi son… - … Phạm Kỉnh Chi lao thân lao lực… - …Thu Hà…da mặt cô trắng ngần… - …Môi đỏ như thoa son, da trắng như giồi phấn…Cô Túy Nga… - … Ăn không được…ốm teo như tàu lá - Cô Tư Thục - …Cô Đào vì từ lúc ngây thơ …ít nói ít cười mà hễ có dịp vui làm cho cô phải cười, thì mặt như trăng rằm, miệng như hoa nở… -…Cô Tân Phong đứng dậy bước ra mặt sáng như trăng rằm, miệng cười như hoa nở, cô đưa tay mà bắt tay chào Vĩnh Xuân và nói … Chút phận linh đinh Vì nghĩa vì tình Chúa tàu Kim Qui Khóc thầm Đóa hoa tàn Con nhà Nghèo Lời thề trước miểu Tân phong nữ sĩ 193 96 34 41 100 157 7 10 329 5 148 3. Tâm lý Ruột đau như cắt -…Thủ nghĩa ra khỏi xóm Chúa tàu 59 105 tính cách Hồn phi phách tán Tâm đầu ý hiệp Mặt ủ may chau Ủ mặt chau mày Héo gan héo ruột Đứt gan đứt ruột Chau mày ủ mặt Ủ mặt chau mày Thầm thương trộm nhớ Mặt ủ mày chau Nát gan đứt ruột Tâm đầu ý hiệp … ruột đau như cắt... - … Trần Mừng…hồn phi phách tán… -…Án sát…hồn phi phách tán … - … Hai người trò chuyện coi tâm đầu ý hiệp… -…Treo trước mắt nên chau mày ủ mặt… - … Hải Đường nhớ cái nhà…ủ mặt mày chau… - …Lê Văn Đó…chau mày ủ mặt… - …Lê Văn Đó thấy tình cảnh thì teo gan héo ruột ... - …Thanh Tòng…nát gan đứt ruột ... - …Lê Bích đương vui … chau mày ủ mặt… - …Vĩnh Xuân ủ mặt mày chau … - …Thân mến nhau hai tháng … thầm thương trộm nhớ… - …Chàng gát tay qua trán … chau mày ủ mặt… - …Thằng Qùi…chau mày xịu mặt ... - …Trọng Quí thấy cái buồn nên đứt ruột ... - …Vợ chồng với nhau nên tầm đầu ý hiệp… Kim Qui Đóa hoa tàn Ngọn cỏ gió đùa Nặng gánh cang thường Tơ hồng vương vấn Vì nghĩa vì tình Chút phận linh đinh 85 194 88 142 36 39 46 123 174 160 169 36 70 95 10 106 Cứng đầu cứng cổ Ô danh bại giá Ô danh bại giá Nước đỗ lá môn - … Má con dại bảo…nếu con cứng đầu cứng cổ… - … Vì sợ con ô danh xủ tiết… -…Dầu ai ô danh thất tiết mặt ai… - … Người vướng bệnh tình…như nước đỗ lá môn… Con nhà nghèo Sống thác với tình 8 189 36 166 4. Hành động họat động Ăn no ngủ kỹ Chí tang bồng No cơm ấm áo Đói cơm khát nước Bũa đói bữa no Sa chân lỡ bước Mưa gánh bán bưng Ăn đói mặc rách Đổ mồ hôi sôi con mắt -…Để cho họ ở nhà ăn ngon ngủ ấm cũng gọi là… -…Thủ Nghĩa tay nắm kì lái chí tang bồng… -…Làm ơn cho em no cơm ấm áo em chẳng… -…Em đeo tấm ván…mà lại đói cơm khát nước… -…Con mình bây giờ…chắc là bữa đói bữa no… - … Mình muốn đi…bữa đói bữa no vậy thì học làm chi - ... Mai mốt…sa chân sẩy bước… - …Anh phải học…khỏi mua gánh bán bưng cực khổ - …Từ ngày chồng thím khuất…mua gánh bán bưng mỗi ngày… - …Bởi vậy ăn đói mặc rách chịu cực khổ trong sáu năm… - …Thầy làm đổ mồ hôi xót con mắt mà gây dựng… Con nhà nghèo Chúa tàu Kim Qui Vì nghĩa vì tình Tơ hồng vương vấn Đóa hoa tàn Khóc thầm 36 60 162 106 36 175 266 60 70 70 68 107 Bầm gan tím ruột Nằm gai niêm mật Trêu hoa ghẹo nguyệt Ghẹo nguyệt trêu hoa - …Cái đó ác lắm người ta làm đổ mồ hôi xót con mắt... - …Cô nghe chồng nói…thì cô bẩy gan ứa mật,… - …Đạo làm trai…trải mật phơi gan… -…Con nhà quan lại học đòi…trêu hoa ghẹo nguyệt -…Chồng thi đậu…ghẹo nguyệt giỡn hoa… Nặng gánh cang thường Ngọn cỏ gió đùa 147 96 182 103 175 5. Nguyên mẫu Một câu nhịn chín câu lành Chịu đấm ăn xôi Thân phận bọt bèo Vong ân bội nghĩa Gió dập sóng dồi Chí tang bồng Ăn no ngủ kỹ Đứt ruột đứt gan Loan phụng hòa minh Một câu nhịn chín câu lành -…Một câu nhịn chín câu lành, phận mình nghèo… -…Ấy là anh ta nghĩ mình ráng chịu đấm ăn xôi chứ… - … Bẩm bà xin bà thương dùm thân phận bọt bèo… -…Nên tôi chắc không khi nào nó vong ân bội nghĩa… -…Bạn tàu và mấy người … sóng dồi gió dập trồi lên… -…Thủ Nghĩa tay nắm chèo chơn kìm lái chí tang bồng... -…Xin Chúa tàu cứ việc ăn no ngủ kỹ đừng lo sợ chi… -…Tấn Thân thất vậy lại còn đứt ruột đứt gan hơn nữa… -…Vợ chồng…gọi là loan phụng hòa minh… -…Tưởng là sắc cần hòa hiệp loan phụng hòa minh… - … Một câu nhịn chin câu lành… Con nhà nghèo Chúa tàu Kim Qui Khóc thầm Ở theo thời 84 81 72 186 104 58 79 171 58 144 146 108 Phú quý vinh hoa Vong ân bội nghĩa Một câu nhịn chín câu lành Tài cao đức trọng Chẳng chịu đội trời chung Bất cộng đái thiên Áng binh bất động Nước đỗ lá môn No cơm ấm áo Ông Tơ Bà Nguyệt Ông Tơ Bà Nguyệt Ông Tơ Bà Nguyệt Ông Tơ Bà Nguyệt - …Thầy ở lại ăn cơm…lại được phú quý vinh hoa… -…Chúng tôi xin độc giả đọc số báo sau … gở mặt nạ kẻ vong ân bội nghĩa cho công chúng… - … Phải mẹ …nhưng mà một câu nhịn chin câu lành - …Nay lệnh bệ hạ sai Nguyên Nhung …tài cao đức trọng … -…Lệ Bích nói tiếp…chẳng chịu đội trời chung đã… - … À thôi chữ phụ thì bất cộng đái thiên ta không thể… -…Nay ta thấy giặc áng binh bất động nên trong bụng … -…Ôi trai gái thề thốt với nhau như nước đỗ lá môn ăn chịu vào đâu mà tin… - …Tại ý cậu tôi …phải lo cho no cơm ấm áo… - …Chỉ có Ông Tơ Bà Nguyệt nới biết… - … Tục truyền về chuyện Ông Tơ Bà Nguyệt … - … Nhưng thuở nay có ai thấy được Ông Tơ Bà Nguyệt hồi nào… - … Hôm trước qua nói … biết duyên nợ thì phải vái Nặng gánh cang thường Cười gượng Tơ hồng vương vấn 241 254 24 76 77 87 190 22 23 38 41 41 41 109 Bữa đói bữa no Thầm yêu trộm nhớ Mua gánh bán bưng Lên voi xuống ngựa Vật đổi sao dời Chướng tai gai mắt Nhập gia tùy tục Danh bất hư truyền Lên xe xuống ngựa An cư lạc nghiệp Tam tòng tứ đức Nhân tình thế thái Ông Tơ Bà Nguyệt. -…Mình nuốn đi học…bỏ mẹ ở nhà áo quần rách rưới bữa đói bữa no vậy thì… - …Thân mến nhau trót hai tháng…rồi thầm yêu trộm nhớ… -…Anh phải học…khỏi mua gánh bán bưng cực khổ … -…Số người ham tiền … được lên voi xuống ngựa ăn mặc… -…Cháu phải nhờ…mặc dầu vật đổi sau dời cháu là người Việt… - …Bấy giờ…làm nhiều việc cháu thường gai mắt hết sức… - …Tôi khuyên nhập gia tùy tục ta làm sao… - …Phải làm sao… công nhận danh bất hư truyền - …Cưới vợ thiệt giàu … đặng lên xe xuống ngựa ăn ở cao sang… - …Cháu có học tứ thơ, cháu biết …xa gần đều lạc nghiệp an cư mà mình ở… -…Nó sẽ cưới vợ …biết tam tòng tứ đức… - …Tôi luận nhân tình thế thái … Tân phong nữ sĩ 60 123 127 131 143 159 164 108 185 141 24 77 110 Thanh phong minh nguyệt Thầm yêu trộm nhớ Bóng chim tăm cá Sướng như tiên Kết tóc se tơ Nam thanh nữ tú Trên trời dưới đất Tu mi nam tử Đầu dây mối nhợ No cơm ấm áo Than thân trách phận Cải ác tùng thiện Ơn sâu nghĩa nặng - …Tại anh thích thanh phong minh nguyệt… - …Song cô vẫn coi thầy thuốc Cộn … cốt thầm yêu trộm nhớ cô… -…Nghĩ điều rừng thẳm vực sâu suối…bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm … -…Nếu điểu thì làm đám cưới …ăn sướng như tiên … -…Vì ông thờ chủ nghĩa … cố gắng kết tóc xe tơ… -…Vì ông thờ chủ nghĩa… cho nam thanh nữ tú … - … Nói trên trời dưới đất mênh mông làm cho tôi ... - ...Có lẽ chúng ta phận tu mi nam tử… -…Chủ điền…mà đầu dây mối nhợ cũng tại… - … Ở đợ ít năm cho biết nghề làm ruộng … cũng no cơm ấm áo được vậy… - ... Từ ngày anh ta…mới biết than thân trách phận… - ... Những người ái mộ đạo…cải ác tùng thiện … - ... Cậu đã cứu ông cháu tôi ơn sâu nghĩa nặng chớ còn... Đọan tình Thiệt giả giả thiệt Đóa hoa rừng Nợ tình Lời thề trước miễu Ngọn cỏ gió đùa 78 100 125 13 27 27 51 70 29 7 34 78 484 6. Mượn ý cải biên Mặt ủ mày chau Ô danh bại giá -…Anh ta chau mày xịu mặt quày quả … - …Dầu ai ô danh thất tiết… Con nhà nghèo 26 36 111 Kinh hồn bạt vía Dầm mưa trải nắng Ngày qua tháng lại Táng gia bại sản Hồn phi phách lạc Tâm đầu ý hợp Áo rách khố ôm Gió dập sóng dồi Môn đăng hộ đối Đồng tâm hiệp lực Ô dang bại giá Môn đăng hộ đối Môn đăng hộ đối - ... Tôi nhớ trong nhà kinh hồn khiếp vía ... -…Ruộng cứ cấy…cùng dầm mưa dang nắng ... - ... Ngày qua đêm lại lần lượt… - … Em rễ vì thế mặt cho mình táng gia bại sản thân bình bồng không biết… - …Vì lòng tri kỷ với mình mà tán gia bại sản ơn ấy - …Trần Mừng nghe nói … hồn phi phách tán… - …Đêm ấy hai người…coi tâm đầu ý hợp lắm… - …Chẳng thà mẹ cha còn dầu mình áo rách tay trơn - …Cách chẳng bao lâu sóng dồi gió dập trồi lên… - …Ham gả chổ đương môn đối hộ làm chi… -… Hai con với chú đồng tâm hiệp chí xa lánh… - …Dụ dổ con gái nhà nghèo … có ô danh xủ tiết - …Hai ông bà nhứt định muốn tìm chỗ giàu sang … đặng đương môn môn đối hộ… - …Ấy là cuộc vợ chồng đương môn đối hộ của ông Chúa tàu Kim Qui Đóa hoa tàn Sống thác với tình 70 197 22 52 53 74 77 82 91 52 93 94 125 126 112 An bần lạc đạo Đồng tâm hiệp lực Táng gia bại sản Vinh hoa phú quý Văn võ toàn tài Mặt ủ mày chau Có đầu có đuôi Kết duyên châu trần Mặt ủ mày chau Khải Quang… - … Mấy ông mấy bả ở theo xưa mới thấy vợ chồng yêu nhau ….không phải nhờ đương môn đối hộ… - …Tại bà mẹ lựa chỗ đương môn đối hộ mà làm sui… - … Thuở nay cứ ham chen lấn mà giành giựt vui sướng, chưa hề nghĩ tới sự an bần lạc đạo bao giờ… - … Vợ chồng… cho đồng tâm hiệp ý cho… -…Tại cái mạng tôi phải táng gia bại sản… -…Thầy ở lại …lại được phú quý vinh hoa… - … Nàng Lệ Bích là một gái dung nhan tuyệt thế… thêm văn vỏ gồm tài… - …Bà thấy ông đương ngồi chồng tay… - …Chớ không ủ mặt chau mày tối ngày… -…Để nói đủ đầu đuôi cho mà nghe… -…Thu Thủy… mà phối hiệp châu trần… -…Chừng nghe hỏi…chau mày ủ mặt rồi đổ quạu… -…Chúa tàu nhớ lại…loan Ở theo thời Nặng gánh cang thường Chúa tàu Kim Qui 127 131 10 167 214 241 7 14 164 100 121 123 124 113 Loan phụng hòa minh Kết tóc xe tơ Khua môi múa mép Kết tóc xe tơ Hồn bay phách lạc Đền ơn trả nghĩa Tranh danh đoạt lợi Đồng tâm hiệp lực Đổ mồ hôi sôi con mắt An cư lạc nghiệp Phàm phu tục tử Bỉ cực thái lai Kết tóc xe tơ Lang thang như thành hoàng làng khó Mâm cao cổ đầy phụng hòa minh… -…Chúa tàu…mà xin kết tóc trăm năm… -…Người mà thiên hạ…hay khua môi múa mỏ còn kẻ… -…Bởi vậy…mới quyết kết tóc trăm năm… -…Quan án…thì hồn phi phách tán sợ run… - …Thủ Nghĩa đền ơn trả oán xong hết… -…Người có học thức ai cũng lo tranh danh trục lợi… -…Người nam tử đồng tâm đồng chí… -…Té ra mình làm đổ mồ hôi xót con mắt mà cái lợi… - …Người ta đổ mồ hôi xót con mắt mới khai phá… - …Lo xây dựng…lạc nghiệp an cư… -…Ái tình của bọn tục tử phàm phu hết thảy… -…Có cực trước thì sau mới sướng có buồn thì… - …Vĩnh Xuân…kết tóc trăm năm với Lý Cúc Hương -…Mà bận cho khỏi lang thang rách rưới… - …Vui mừng nên ăn ngon Khóc thầm Tơ hồng vương vấn 125 128 158 170 195 20 41 71 131 6 45 46 50 58 85 114 Chân ướt chân ráo Hữu danh vô thực Sinh con đẻ cái Sanh con đẻ cháu Bướm lả ong lơi Tham sống sợ chết như mâm cổ đầy … - …Thầy mới tới chân ướt chân ráo… -…Chê mình hữu danh vô thực… -…Gia đình sanh con đẻ cháu… -… Nay mai đây mẹ con tôi sẽ đi để cho cậu ở đay thông thả mà cưới vợ giàu rồi sanh con đẻ cháu cho nhiều mà nối dòng… - …Trót mười năm nay bướm ong rần rật trăng gió ê hề… - …Thẩy thuộc về hạng trung lưu tính thấp thỏi ham sống sợ chết chẳng bao giờ dám… Tân phong nữ sĩ Cười gượng Lời thề trước miễu 155 168 12 82 97 7. Tách đôi Cơm no áo ấm Cá chậu chim lồng Trọng nghĩa khinh tài Nghĩa nặng tình sâu Trai tài gái sắc - …Mất chủ quyền…vì cơm áo phải ấm no… - …Vĩnh Xuân buồn rầu … chim bị nhốt trong lòng cá bị sa vào rọ… -…Tánh nết khác nhau … trọng nhân nghĩa khinh tiền tài… - Nêu không ân thì nghĩa … nghĩa càng nặng thì tình càng sâu… - …Trai tài phỉ chí gái sắc phỉ tình…cô Cẩm Hường… Tơ hồng vương vấn Nợ tình 196 81 63 69 53 115 Chức Nữ Ngưu Lang Chim có cánh cá có vây Ăn nên đợi nói nên lời Ngồi trên lưng cọp Chim lồng cá chậu Nước đỗ lá môn -…Vì khiến Ngưu Lang lìa xa Chức Nữ… - …Thì chẳng khác nào như cá có vi như chim đủ cánh… - …Vợ thì ăn một đọi nói một lời… -… Nghĩ mình đã leo lỡ lên lưng cọp không dễ gì… - …Hai nàng cũng như chim ở trong lồng, cá ở trong chậu… - Hòa thượng ra…như nước đỗ trên lá môn… Chúa tàu Kim Qui Khóc thầm Nặng gánh cang thường Ngọn cỏ gió đùa 53 58 58 191 106 69 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu sách ngôn ngữ và tạp chí: 1. Đỗ Hữu Châu - Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. Nxb. KHXH - Hà Nội. 1986. 2. Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt .Nxb. GD. 1996. 3. Nguyễn Thiện Giáp - Từ và nhận diện từ tiếng Việt. Nxb. GD. 1996. 4. Nguyễn Hữu Huỳnh - Tiếng Việt hiện đại. Trung tâm biên sọan từ điển bách khoa Việt Nam. 1994. 5. Hoàng Văn Hành - Kể chuyển thành ngữ, tục ngữ. Nxb. KHXH. 1994. 6. Hồ Lê – Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại. Nxb. Đại học và THCN - Hà Nội. 1978. 7. Trần Thị Ngọc Lang – Ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh, những phương diện cần nghiên cứu. Tạp chí số 1/1996. Viện ngôn ngữ học ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. 8. Nguyễn Văn Mệnh - Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ. Tạp chí ngôn ngữ số 3/1972. 9. Đái Xuân Ninh - Hoạt động của từ tiếng Việt. Nxb. KHXH - Hà Nội. 1978. 10. Nguyễn Văn Nở - Phong cách học tiếng Việt. Cần Thơ – 2004 11. Huỳnh Thị Lan Phương – Văn học Việt Nam hiện đại. Cần Thơ - 2000 12. Cù Đình Tú - Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb. GD. 1983. 13. Nguyễn Văn Tu - Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Nxb. Đại học và THCN - Hà Nội. 1976. 14. Nguyễn Thị Thu Thủy – Bài giảng môn từ vựng học tiếng Việt. Cần Thơ – 2001. * Tác phẩm văn học: 15. Hoài Anh – Chân dung văn học. Nxb. Hội nhà văn. 2001. 16. Dương Quảng Hàm - Việt Nam văn học sử yếu. Nxb. Hội nhà văn. 1996 117 17. Hoàng Nhân – Phác thảo văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại. Nxb. Mũi Cà Mau. 1998. 18. Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (tập 3) .Nxb. KHXH. Hà Nội. 1991. 19. Hòang Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Hồ Dzếnh – Phê bình bình luận văn học. Nxb. Văn nghệ - TPHCM. 20. Thiếu Sơn – Thiếu Sơn toàn tập (tập 1). Nxb. KHXH. 1993. 21. Hồ Biểu Chánh – Ai làm được. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 22. Hồ Biểu Chánh – Chút phận linh đinh. Nxb. Phụ nữ 23. Hồ Biểu Chánh – Con nhà nghèo. Nxb. Văn nghệ - TPHCM. 1988. 24. Hồ Biểu Chánh – Cười gượng. Nxb. Phụ nữ 25. Hồ Biểu Chánh – Chúa tàu Kim Qui. Nxb. Phụ nữ. 26. Hồ Biểu Chánh – Cay đắng mùi đời. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 27. Hồ Biểu Chánh – Cha con nghĩa nặng. Nxb. Văn hóa Sài gòn 28. Hồ Biểu Chánh – Đóa hoa rừng. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 19. Hồ Biểu Chánh – Đoạn tình. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 30. Hồ Biểu Chánh – Đóa hoa tàn. Nxb. Phụ nữ. 31. Hồ Biểu Chánh – Khóc thầm. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 32. Hồ Biểu Chánh – Lời thề trước miễu. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 33. Hồ Biểu Chánh – Nặng gánh cang thường. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 34. Hồ Biểu Chánh – Ngọn cỏ gió đùa. Nxb. Văn nghệ - TPHCM. 1996. 35.Hồ Biểu Chánh – Nợ tình. . Nxb. Phụ nữ. 36. Hồ Biểu Chánh – Ở theo thời. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 37. Hồ Biểu Chánh – Sống thác với tình. Nxb. Phụ nữ. 38. Hồ Biểu Chánh – Tơ hồng vương vấn. Tác giả giữ bản quyền 39. Hồ Biểu Chánh – Tân phong nữ sĩ. . Nxb. Phụ nữ. 40. Hồ Biểu Chánh – Thiệt giả giả thiệt. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 41. Hồ Biểu Chánh – Tiền bạc bạc tiền. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 42. Hồ Biểu Chánh – Thầy thông ngôn. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 43. Hồ Biểu Chánh – Tỉnh mộng. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 44. Hồ Biểu Chánh – Vì nghĩa vì tình. Nxb. Văn hóa Sài gòn. 118 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 119 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Số trang 6. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..1 7. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………...2 8. Mục đích yêu cầu…………………………………………………………..6 9. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...7 10. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm về thành ngữ……………………………………………………9 1.2. Cấu tạo của thành ngữ……………………………………………………...11 1.2.1. So Sánh…………………………………………………………………...11 1.2.2. Phép đối…………………………………………………………………..12 1.2.3. Phép điệp………………………………………………………………….13 1.3. Đặc điểm của thành ngữ…………………………………………………….15 1.3.1. Tính biểu trưng…………………………………………………………....15 1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể………………………………………………..16 1.3.3. Tính biểu thái……………………………………………………………..18 1.3.4. Tính hình tượng…………………………………………………………...18 1.3.5. Tính điệp và đối…………………………………………………………...19 1.4.Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ…………………….- 1.4.1. Phân loại thành ngữ……………………………………………………….- 1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc………………………………………………………...- 1.4.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm từ………………………………....- 1.4.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị…………………………….19 1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc……………………………………………………...20 1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt………………………………………………..- 1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt…………………………………………………..- 1.4.1.3. Dựa vào tính biểu trưng…………………………………………………- 120 1.4.1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp……………………………………- 1.4.1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao…………………………………….20 1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ…………………………………………...21 1.4.2.1.Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ………………22 1.4.2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ……………….- 1.4.2.2.1.Về mặt ý nghĩa………………………………………………………...22 1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp……………………………………………………...23 1.4.2.2.3. Về mặt chức năng……………………………………………………..23 1.5. Ý nghĩa của thành ngữ………………………………………………………25 CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh………………………27 2.1.1. Cuộc đời………………………………………………………………….28 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác……………………………………………………….29 2.2. Phân loại thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh……………………....30 2.2.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ……………………………………..31 2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị………………………………..33 2.2.3. Thành ngữ Thuần Việt…………………………………………………...35 2.2.4. Thành ngữ Hán Việt……………………………………………………...39 2.2.5. Thành ngữ có tính biểu trưng…………………………………………….43 2.2.6. Thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể…………………………………45 2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái………………………………………………49 2.2.8. Thành ngữ tính hình tượng………………………………………………50 2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối………………………………………...…..51 2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh……………...56 2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm…………………………...57 2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm……………………………...60 2.3.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật………………………………...61 2.3.2.2. Thành ngữ miêu tâm lí tính cách hình nhân vật………………………...65 2.3.2.3. Thành ngữ miêu tả hàng động hoạt động nhân vật……………………..69 CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ BIÊU CHÁNH TRONG VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ Ở MỘT SỐ TÁC PHẨM 3.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu……………………………………76 121 3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo………………………………………...82 3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý………………………………………….83 3.2.2. Thành ngữ dùng ở dạng tách đôi………………………………………….85 3.2.3.Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân………….87 PHẦN KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN DIỆN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 123 ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………............

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc52557 kilobooks.com.doc
  • pdf52557 kilobooks.com.pdf
Luận văn liên quan