Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên - Bài 6
Thất nghiệp tồn tại trong mọi nền kinh tế (phát triển hay kém phát triển, tăng trưởng hay suy thoái)
Con số người thất nghiệp mang tính thời điểm và luôn biến động
Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên - Bài 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp Thất nghiệp tồn tại trong mọi nền kinh tế (phát triển hay kém phát triển, tăng trưởng hay suy thoái) Con số người thất nghiệp mang tính thời điểm và luôn biến động Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại Khái niệm về Thất nghiệp Những ai được coi là thất nghiệp? Số sinh viên không làm thêm có được tính vào thất nghiệp? Mọi người trong độ tuổi lao động nếu không làm việc đều được coi là thất nghiệp. Lực lượng lao động vs. Dân số Thế nào là thất nghiệp Khái niệm: Lực lượng lao động: số người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Thất nghiệp + Thất nghiệp: Những người trong lực lượng lao động chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm VD: 64.000 người đã bị mất việc trong quý I, chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm là TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng... (Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện là 4,65% ) Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam Thất nghiệp Thất nghiệp Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng người lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật…và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. Thất nghiệp Thất nghiệp L=E+U Lực lượng lao động (Labor force) Số người có việc làm (Employed workers) Số người thất nghiệp (Unemployedworkers) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp Lực lượng lao động ´ 100 Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Phân loại thất nghiệp 1, Phân theo loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp chia theo giới tính Thất nghiệp chia theo lứa tuổi Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị, nông thôn) Thất nghiệp chia theo nghành nghề ( nghành kinh tế, ngân hàng….) Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc… Chênh lệch tỷ lệ thất nghiệp theo giới Phân loại thất nghiệp 2, Phân loại theo lý do thất nghiệp: Bỏ việc : Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề…. Mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh… Mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm ( thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp chờ công tác…) Quay lại : Những người đã rời bỏ lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc. Phân loại thất nghiệp 3, Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: + Thất nghiệp tạm thời: (frictional unemployment) Xảy ra khi một số người lao động bỏ việc để tìm công việc tốt hơn, hoặc những người mới vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm. Loại thất nghiệp này luôn tồn tại trong nền kinh tế. Phân loại thất nghiệp + Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các ngành nghề, lĩnh vực. Khi cơ cấu nền kinh tế điều chỉnh, có ngành thừa nhân lực, có ngành thiếu nhân lực. Loại thất nghiệp này chịu nhiều yếu tố tác động như: điều chỉnh cơ cấu kinh tế, khả năng đào tạo lại nguồn nhân lực, tính hiệu quả của các hãng môi giới việc làm,…. + Thất nghiệp chu kỳ: (cyclical unemployment) Xảy ra khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, làm giảm cầu lao động. Khi nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng, lượng thất nghiệp này sẽ giảm đi. + Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Chính sách tiền lương tối thiểu của chính phủ Chính sách trợ cấp thất nghiệp của chính phủ Công đoàn Lý thuyết lương tối thiểu. Lý thuyết tiền lương hiệu quả. Thất nghiệp do luật về tiền lương tối thiểu Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning Lượng lao động 0 Nhu cầu về lao động Lương Thất nghiệp do tiền lương cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động. Lý thuyết về tiền lương hiệu quả Tiền lương cao làm cho năng suất cao hơn. Sức khỏe của công nhân Sự luân chuyển của công nhân Nỗ lực của công nhân - Chất lượng của công nhân Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (natural rate of unemployment): là tỷ lệ thất nghiệp khi sản lượng của nền kinh tế đạt mức tiềm năng (mức toàn dụng). Đó là tỷ lệ thất nghiệp trung bình của nền kinh tế về dài hạn. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nền kinh tế dao động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tùy theo biến động của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác. Thất nghiệp tự nhiên =Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu Thất nghiệp thực tế =Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp Tác động tiêu cực của thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến sản xuất sút kém - sản lượng của nền kinh tế giảm, thu nhập giảm (vòng xoáy suy thoái) Lao động là một nguồn lực kinh tế. Chi phí cơ hội của thất nghiệp chính là một phần sản lượng không được tạo ra cho xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội… Định luật Okun Nếu GDP thực tế giảm 2% – 2,5% so với GDP tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), nếu GDP tăng 1% thì sẽ có 0,33-0,34% lao động có việc làm. GDP của Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn khoảng 6,5% của năm 2009 thì sẽ có khoảng 0,65% lao động bị mất việc làm (cả nước có khoảng 45 triệu lao động). “vnexpress.net” Thất nghiệp Ai là người lao động dễ tổn thương nhất? Làm thế nào chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này? Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự khôi phục nền kinh tế quá chậm nên cần các biện pháp can thiệp của chính phủ, bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ nên hiệu ứng số nhân sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về lao động. ● Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài chính ngược chu kỳ và chính sách tiền tệ ngược chu kỳ để làm giảm mức lương thực tế bằng cách tăng giá lên. ● Như đã đề cập ở phần đầu của khoá học, một trong những tranh luận chủ yếu của kinh tế học vĩ mô là sự tranh luận về mức lương điều chỉnh chậm như thế nào. ● Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng mức lương điều chỉnh nhanh chóng, nên hầu hết thất nghiệp đều là tự nhiên, và chính sách của chính phủ ít đóng vai trò ở đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.ppt