Thất thoát nguồn gen giống cây trồng và vật nuôi

- Tuy nhiên công tác bảo tồn nguồn gen này chưa được phổ biến rộng rãi cho mọi người dân, chỉ dừng lại ở giới khoa học. Mà trong thực tế, người dân địa phương mới chính là người am hiểu về những giống cây trồng, vật nuôi bản địa nhất. Vì vậy chúng ta phải cung cấp thật nhiều thông tin, cũng như nâng cao nhận thức người nông dân trong việc bảo tồn nguồn gen bản địa.

docx21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thất thoát nguồn gen giống cây trồng và vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận THẤT THOÁT NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI MỤC LỤC KHÁI QUÁT Một số khái niệm 3 Mục tiêu 3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI BẢN ĐỊA Đánh giávề nguồn gen của Việt Nam 3 Vai trò của giống vật nuôi, cây trồng bản địa 6 THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả 6 Dẫn chứng Cây trồng Chè Shan tuyết 9 Nhãn lồng Hưng Yên 10 Rau muống Tiến Vua 11 Lúa Huyết Rồng 12 Vật nuôi Lợn ỉ 13 Bảo tồn và phát triển quỹ gen gà xương đen 14 TRIỂN VỌNG BẢO TỒN VÀ KHÔI PHỤC MỘT SỐ GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG Một số mô hình khôi phục thành công giống cây trồng, vật nuôi bản địa (1)Phục tráng giống lúa Chiên bản địa chịu mặn tại Hương Phong 16 (2)Phục tráng giống lợn đen 18 V. KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 I/ KHÁI QUÁT Một số khái niệm Nguồn gen vật nuôi, cây trồng là các loài được dùng hoặc có thể dùng cho mục đích sản xuất thực phẩm và nông nghiệp. Các quần thể khác nhau trong loài được xem là giống. Các dạng lưu trữ nguồn gen cây trồng :Là hạt giống, củ giống, cây giống ... đang được lưu giữ bằng các phương pháp khác nhau. Các dạng lưu trữ nguồn gen vật nuôi : con vật (sống), phôi, tinh và DNA. Nguồn gen bản địa : hay gọi là nguồn gen truyền thống , chúng chủ yếu là các quần thể địa phương và được xem là thích nghi với môi trường sống của địa phương. Các quần thể này được quản lý bở nông dân, cường độ chọn lọc thấp, chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên. Cấu trúc di truyền của các quần thể chủ yếu ảnh hưởng bởi di thực và biến dị. (1) Mục tiêu Hiểu được hiện trạng của vấn đề thất thoát nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa tại Việt Nam. Hiện trạng cho thấy chỉ có một số ít đã được quan tâm đúng mức, nhưng vẫn còn rất nhiều giống bản địa còn bị lãng quên. Tìm hiểu những giống cây trồng, vật nuôi bản địa đã bị lãng quên; hiểu được một số giá trị về kinh tế và văn hóa do chúng mang lại. Tìm hiểu những thành quả của các công trình phục hồi nguồn gen một số giống cây trồng, vật nuôi bản địa. II/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI BẢN ĐỊA Đánh giá về nguồn gen của Việt Nam Sự đa dạng nguồn gen Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú và giàu có trên thế giới; với khoảng 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật. Sự đa đạng, phong phú được thể hiện không chỉ ở sự có mặt của những loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm với nguồn gen đặc hữu, cá biệt chỉ có thể tồn tại ở một hoặc một số khu vực địa lý xác định ở nước ta, mà còn ở nguồn gen vật nuôi cây trồng truyền thống quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Trong hội thảo khoa học chuyên đề “Bảo hộ sáng chế liên quan đến đa dạng sinh học và nguồn gen” được tổ chức vào ngày 13/09/2007 tại TP.HCM do Cục Sở Hữu Trí tuệ Việt Nam phối hợp với Viện Sở hữu Trí tuệ Liên bang Thụy Sĩ và Ban điều phối Dự án Việt Nam - Thụy Sĩ đã có một đánh giá như sau : “ Việt Nam là một trong 16 quốc gia trên thế giới được đánh gia là có tính đa dạng sinh học rất cao, đặc biệt là về nguồn gen. Đây là nguồn thực liệu quan trọng đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước.” Ngoài ra trong hội thảo trên, Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó phòng Bảo tồn Thiên nhiên (Cục Bảo vệ Môi trường) cũng đã đưa ra một số dẫn chứng quan trọng về sự đa dạng nguồn gen ở Việt Nam như: gen cây trồng có 734 loài thuộc 79 họ được gieo trồng khắp lãnh thổ Việt Nam; hệ động vật được nhận biết có 275 phân loài thú, 1026 phân loài chim, 500 loài cá nước ngọt và khoảng trên 2.000 loài cá biển và hàng chục nghìn loài động vật không xương sống... Đặc trưng đa dạng nguồn gen - Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen cây lúa có đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau. - Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những biến dị xảy ra dưới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp, bức xạ..), có những đột biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây là một trong những nguồn tạo giống mới. - ĐDSH gen ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh thái cao của các kiểu gen. Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài cây trồng khác nhau như cây lương thực chính, cây lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ... với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau. Có 3 nhóm cây trồng đang được nông dân sử dụng: -Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong số nhóm giống cây trồng này có những giống đă được nông dân sử dụng và lưu truyền hàng nghìn năm nay. - Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất cao và có một số đặc tính tốt khác như: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao... được các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm gần đây các giống cây trồng được các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng như các loại giống cây trồng được nhập nội, trước khi đưa ra sản xuất rộng răi, được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận như lúa: 156 giống; ngô: 47 giống; đậu tương: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống... - Các giống cây trồng được nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua biên giới hoặc mua bán qua đường tiểu ngạch. Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115 loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nước, phần lớn không còn trong sản xuất và trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ nước ta có. Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang được chăn nuôi chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27 giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4 giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hươu và nai (có khoảng 10 ngàn con hươu nai được nuôi trong toàn quốc). (2) Vai trò của giống vật nuôi, cây trồng bản địa Cây trồng, vật nuôi là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.Theo nghiên cứu mới được FAO công bố, khoảng 70% số người nghèo trên thế giới chăn nuôi động vật và phụ thuộc vào hoạt động này như là phần quan trọng của cuộc sống. Các xu hướng thay đổi của các hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền cho thấy nguy cơ về một làn sóng tuyệt chủng của các loài sinh vật. Các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai. Những mất mát đó rất nghiêm trọng vì các giống bản địa có tính đa dạng di truyền hơn hẳn các giống ngoại lai, các giống mới năng suất cao, vì vậy có khả năng chống chịu với sâu hại và bệnh tật, đây chính là nguồn nguyên liệu quý để lai tạo và cải tiến các giống. III/ THỰC TRẠNG THẤT THOÁT NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Thực trạng và nguyên nhân và hậu quả Báo động đỏ về tình hình nguồn gen Trên thế giới hiện đã xuất hiện các loại thức ăn nhanh (Fast Food) và người ta lập tức cho rằng chúng sẽ thay thế được lương thực, thực phẩm truyền thống. Đây là quan điểm sai lầm, xét trên cả hai khía cạnh. Thứ nhất, thức ăn nhanh sẽ mãi mãi chỉ phù hợp với xu hướng tiêu dùng ở đô thị, nó không thể thay thế được các khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta. Thứ hai, 60% nguyên liệu chế biến thức ăn nhanh bắt nguồn từ lương thực, thực phẩm thông thường. Nền khoa học ngày càng phát triển, con người luôn lai tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới bổ sung vào bộ giống mà chúng ta đang có. Tuy nhiên, có những giống mới cho năng suất cao, nhưng chất lượng bị giảm sút và không an toàn cho con người khi sử dụng (chẳng hạn thực phẩm biến đổi gen). Hơn nữa, theo các nhà khoa học, các giống cây trồng, vật nuôi mới sau khi lai tạo, mở rộng, phát tán đã “tấn công” lại các giống cây trồng, vật nuôi cũ vốn có số cá thể hạn chế, lại không được quan tâm bảo tồn. Trong quá trình khai thác các nguyên nhiên liệu trong tự nhiên, con người từng gây ra các thảm hoạ thiên nhiên, từ đó làm mất mảnh đất sinh tồn của giống cây trồng, vật nuôi (ví như việc khai thác rừng nguyên sinh, săn bắt động vật hoang dã...). Quá trình sản xuất cũng thải ra các chất độc hại làm huỷ hoại môi trường sống của hệ động thực vật. Thiên tai cũng là tác nhân đe doạ sự đa dạng sinh học. Như vậy, có thể thấy có rất nhiều các yếu tố đang làm cho bảo tàng gen giống cây trồng, vật nuôi trên Trái đất ngày càng nghèo kiệt. Việc sản sinh ra các giống cây trồng, vật nuôi mới không đủ theo kịp đà mất đi của chúng. Khu vực châu Á trước đây nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú thì hiện đang bị tấn công không thương tiếc. Có những giống cây ăn quả, giống hoa, giống cây vĩnh viễn biến mất. Ở Trung Quốc cứ một thập kỷ có tới 2.600 giống cây trồng, vật nuôi không còn tồn tại. Ở Ấn Độ, bộ gen các giống vật nuôi hiện chỉ còn bằng 40% so với hồi đầu thế kỷ trước. Ở Uganda, 126 loài bò và gà rừng đã tuyệt chủng trong 25 năm qua. Tại Siberi (Nga) các loài động thực vật lạnh đặc trưng cho phương Bắc hiện đang bị đe doạ, trong đó 24 loài sẽ mất đi trong vòng 10-20 năm nữa. Theo FAO, sự đa dạng về thực vật đang bị đe dọa do việc mất dần nguồn gen mà một trong những lý do chính là việc thay thế những giống địa phương bằng các giống hiện đại. Các nguyên nhân khác là sự suy thoái về môi trường, đô thị hóa và khai phá đất đai thông qua việc phá rừng.  Sẽ phải trả giá đắt Chúng ta đều biết, bản thân môi trường tự nhiên vốn là một thế giới cân bằng. Ở đó các động thực vật cùng sinh sống, cạnh tranh theo một quy luật sinh tồn, có nghĩa là có loài cũ mất đi và loài mới thay thế. Như vậy về tổng thể, quỹ gen trong thế giới ấy là không đổi. Chỉ đến khi con người xuất hiện, thế giới ấy mới bị xáo trộn. Đặc biệt khi dân số tăng nhanh, các nguyên nhiên vật liệu, nguồn lương thực-thực phẩm trong thế giới tự nhiên không đủ cung cấp cho con người sinh tồn, phát triển thì con người đã khai thác thế giới ấy vượt quá khả năng tái tạo của chúng. GS. Emilia Zehik của Bảo tàng Sinh vật Quốc gia Hà Lan thống kê, trong 50 năm qua, thế giới tạo ra được 2.070 giống ngô mới, nhưng chỉ có 152 giống được phát triển rộng rãi, số còn lại chủ yếu được lưu giữ trong phòng thí nghiệm. Nhưng cùng thời gian đó 7.640 giống ngô hạt trên thế giới biến mất. Với cây lúa cũng có tình trạng tương tự khi mà 200 năm qua, thế giới bị mất đi 44.000 giống lúa (cả lúa nước và lúa cạn), thay vào đó là các giống lúa cao sản nhưng không có mùi vị gì. Nhiều người biện minh rằng, các giống cây trồng, vật nuôi mới tuy ít về mặt chủng loại nhưng nhờ năng suất cao nên có thể thay thế cho nhiều giống cũ bị tuyệt chủng. Theo GS. Emila Zehik điều đó không đúng, bởi sức sống của các giống mới đều thua kém giống cũ, khả năng chống lại dịch bệnh cũng rất yếu. Vì vậy chúng dễ dàng bị “tấn công” khi điều kiện tự nhiên thay đổi. Bà cho rằng, con người sẽ phải trả giá cho sự “quá tay” của mình trong việc để mất đi nhiều nguồn gen quý. Ở Peru trước đây có một giống lúa giàu chất sắt-cây lương thực chính của thổ dân Anigik với khoảng 8.000 người. Nhưng, khi Chính phủ cho xây đập thuỷ điện lớn ở miền Bắc Peru, giống lúa này bị ngập và chết dần. Khi nguồn lương thực quen thuộc không còn, tộc người Anigik lâm vào cảnh chết đói, vì họ không quen sử dụng các loại lương thực khác thay thế. Kết quả là dân số người Anigik bị giảm rất nhanh, hiện chỉ còn 600 người.(3) FAO cảnh báo cộng đồng thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để quản lý và bảo tồn tốt hơn các nguồn gen này vì trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, hàng tháng, trung bình một giống động vật đã bị biến mất. Hiện nay, 21% trong tổng số các loài động vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng. FAO nhấn mạnh mặc dù việc quản lý các nguồn gen động vật đã tiến triển nhưng không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Hiện có 1.710 loài vật nuôi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng so với 1.649 loài có nguy cơ này năm 2008 và 1.491 loài năm 2006. Biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của nhiều loại bệnh mới ở động vật đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì năng lực thích nghi của hệ thống sản xuất nông nghiệp. Đa dạng gen giúp sản xuất lương thực, thực phẩm có sức bật tốt hơn trước nguy cơ của nạn đói, hạn hán, dịch bệnh và những thách thức nổi lên từ biến đổi khí hậu.(4) Ở Việt Nam: Có một thực trạng đang xảy ra cho nền nông nghiệp Việt Nam là nếu tính chỉ riêng về cây trồng thì hơn 80% giống cây trồng bản địa đã mất (theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005 của Ngân hàng Thế giới (WB)).Báo cáo trên cũng chỉ ra rằng sự du nhập các giống cây trồng mới, đặc biệt là những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa.Hơn 80% giống cây trồng bản địa đã mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa.Giống vật nuôi đang mất đi với tốc độ 10%/năm.(5) Dẫn chứng Cây trồng (1)Chè Shan tuyết Ở độ cao trên dưới 2.000 m so với mực nước biển, bản Phìn Hồ thuộc xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn lưu giữ được khoảng 150 ha chè shan tuyết với những gốc cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Những người trồng chè ở Phìn Hồ nói rằng: “chính độ cao và khí hậu đặc thù đã tạo nên thương hiệu đặc sản chè shan tuyết Hà Giang”.Theo lời của ông cụ Lý Chòi Hin ở thôn Phìn Hồ túc – mặc dù năm nay đã ở vào cái tuổi xấp xỉ thất thập cổ lai hy nhưng bản thân ông cũng không nhớ nổi cây chè ở đây đã có tự bao giờ. Sau này, phát hiện ra rằng những búp non của chè là một phương thuốc quý vì khi uống vào thì có cảm giác dễ chịu, bớt đi mệt mỏi. Cũng như người Dao, người Mông ở vùng chè cổ thuộc xã Tả Sử Chóong cũng quan niệm chè là một loại cây thuốc quý.Họ gọi cây chè là sùa ziề, sùa nghĩa là cây thuốc, ziề là chè. Theo kinh nghiệm của bà con trồng chè, một gốc chè có đường kính 20 -30 cm thì tuổi thọ cũng phải từ 60 – 80 năm, thân cây lớn nữa thì cũng có thể đến vài trăm năm tuổi. Phải mất ít nhất vài trăm năm để có được những cây chè cổ thụ như thế này Năm 2003-2007, những gốc chè hai, ba người ôm đã bị đốn hạ, xẻ thành ván bán làm nhà hoặc bán lại cho thương lái chuyển qua bên kia biên giới. Đến nay những cây chè gần như đã dần biến mất nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời và nhanh chóng.(6) (2) Nhãn lồng Hưng Yên Chỉ tính riêng thị xã Hưng Yên, vào năm trung bình, có thể thu được 6-7 trăm tấn quả nhãn tươi. Nhãn là đặc sản hàng đầu, kế đến là hạt sen, hai thế mạnh của Hưng Yên. Cũng riêng Hưng Yên, mỗi năm người ta làm ra khoảng 60 tấn long nhãn: Nhãn tươi bóc vỏ, lấy một dụng cụ như chiếc quản bút, ở đầu có lưỡi thép, ngoài một vòng cho rơi hạt, rồi xếp lên phên tre sấy lửa. Một ngày sau thành ra long nhãn - những múi nhãn dẻo quánh, nâu sậm, thơm phức và chắc chắn là ngọt hơn cả đường phèn. Trước đây, nhãn lồng được rất nhiều người yêu thích.Thậm chí, không ít trong số họ còn nhờ bà con ở dưới Hưng Yên mua hộ cho được hàng xịn.Song, hiện nay, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng chấp nhận, thậm chí hài lòng khi xài nhãn Thái. Lý do nhãn Hưng Yên bị trà trộn nhiều, giá đắt, lại khó phân biệt thật giả. Còn nhãn Thái, quả to, vị ngọt chứ không nhạt như hàng Trung Quốc mà giá khá rẻ hơn nhiều so với nhãn lồng nên được chọn mua. Nên dần nhãn lồng Hưng yên gần như đưa vào quên lãng.(7) (3)Rau muống Tiến Vua Loại rau muống đặc sản tiến vua này có nguồn gốc ở làng Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Chuyện kể rằng, nhà vua đi ngang qua xứ này được dân thiết đãi đặc sản: rau muống. Màu sắc, hương vị mộc mạc nhưng hài hoà từ món ăn dân dã này đã hấp dẫn các giác quan vốn nhạy cảm của nhà Vua. Từ đó, theo lệ hàng năm khi vào vụ, người dân nơi đây hái rau làm vật phẩm để cung tiến vua. Do vậy rau muống Linh Chiểu được dân gian truyền tụng : rau muống tiến vua. Loại rau muống đặc biệt chỉ có ở Sen Chiểu, rau ngon là nhờ được hưởng mạch nước sủi và đất phù sa màu mỡ từ sông Hồng. Rau tiến vua thân dài từ 30 đến 40 cm, mình dày, ngọn nhỏ vươn dài, lá thưa và nhỏ. Đây là giống rau muống trắng, ăn rất ngon, có thể chế biến nhiều món, sau khi luộc rau có màu xanh, ăn không chát, vị ngọt, thân giòn, lá mềm. Giờ đây ở Sen Chiểu chỉ còn rất ít gia đình trồng loại rau muống này, vì trồng tốn nhiều công sức mà năng suất lại không cao trong khi giá bán bằng rau thường nên người dân chuyển sang trồng rau muống thường dễ chăm sóc, chi phí thấp, thu hoạch nhanh.(8) (4)Lúa Huyết Rồng Đồng bằng sông Cửu Long- đất chín rồng quanh năm hoa thơm trái ngọt, lúa gạo phong phú, đa dạng. Một trong những sản phẩm nổi tiếng là lúa đỏ truyền thống, dân gian vẫn gọi là Huyết Rồng. Đây là giống lúa quý của vùng Đồng Tháp Mười, gạo màu đỏ, hương vị không thể nào quên. Giống lúa cho gạo chất lượng cao, khả năng chống chịu khí hậu và kháng bệnh tốt, hạt rất mẩy, màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong.Khi nấu chín, cơm thơm ngậy, càng nhai càng có vị ngọt và bùi béo.. Mới đây, tại Festival lúa gạo Sóc Trăng, gạo Huyết Rồng được vinh danh “hạt ngọc Việt”. Mang tên gọi Huyết Rồng bởi đây là giống lúa cực quý, chiếm vị trí độc tôn vùng đất ngập lũ, nhiễm phèn. Hiện một số hãng sữa cũng đã dùng gạo Huyết Rồng để làm bột dinh dưỡng cho trẻ em. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,  nếu trong 1 tháng dành ra khoảng 10 ngày ăn gạo Huyết Rồng thay gạo trắng thì có thể giúp cơ thể giải độc tốt. Tuy nhiên, người bị bệnh đái tháo đường không nên dùng loại gạo này vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết…Với lớp cám của gạo Huyết Rồng rất giàu Sắt,vitamin nhóm B. Tuy nhiên nếu để nguyên vỏ cám thì quả thực rất khó ăn vì cơm rất cứng,ngay cả khi nấu cháo cũng vậy,dù bạn có ninh thế nào thì nó cũng chỉ hơi nở ra một chút,hạt nào vẫn ra hạt nấy,y như cơm chan với nước canh.Giống lúa Huyết Rồng là loại dài ngày,năng suất thấp và chỉ cấy được một vụ trong năm nên hiện nay không được nhà nông ưa chuộng nữa. Nên người dân ở đây đã thay đổi cơ cấu sản xuất. Làm đại trà lúa 2 vụ, năng suất cao, ngắn ngày. Giờ đây cây lúa nổi, trong khi đó có thứ lúa đỏ Huyết rồng vẫn trụ những chốn heo hút đồng sâu.(9) Vật nuôi (1) Lợn ỉ: Đặc điểm: Lông và da của lợn này có màu đen tuyền, đầu tương đối nhỏ, chân khá ngắn, tai đứng, mặt nhăn, lưng võng, bụng phệ, đuôi thẳng, dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức chống bệnh cao, thịt thơm ngon. Hiện trạng: Trong tập các bản đồ mới nhất về các giống vật nuôi ở VN do Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn phát hành, giống lợn ỉ mỡ (hay còn gọi là lợn ỉ nhăn) được xếp vào loài đã bị tuyệt chủng.Tuy nhiên trong chuyến khảo sát tại một vùng biển nghèo ở Thanh Hóa của nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Hồng Đức, lợn ỉ đã được tìm thấy và nuôi giữ bởi những hộ nghèo nhất nhì trong vùng. Nhưng nhược điểm của giống lợn này thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40-50kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 - 80kg, lợi ích kinh tế là thấp so với việc nuôi giống lợn thịt và đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho việc nhân giống gây nuôi bảo tồn nguồn gen của loài này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong tương lai không xa nếu không có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn loài lợn ỉ thì một nguồn gen quý cũng sẽ mất đi, sau này dù công nghệ có phát triển đến đâu đi nữa cũng rất khó lòng tạo ra những con vật hài hòa và ngộ nghĩnh với cái mặt nhăn, mõm ngắn và bụng xệ hầu như quét đất như thế... (2)Bảo tồn và phát triển quỹ gen gà xương đen: Đặc điểm: Gà xương đen có đặc điểm chính là da đen, thịt đen xương đen. Về hình thức, chúng có nhiều màu lông khác nhau là màu đen, màu trắng và màu hỗn hợp, trong đó màu đen là nhiều nhất. Màu da chân và màu của mỏ cũng có hai nhóm: nhóm màu đen và nhóm màu vàng, trong đó nhóm màu đen cũng chiếm tỷ lệ cao trên 90%. Đây vốn là giống gà truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông vùng cao Yên Bái Ưu điểm: Giống gà bản địa này chủ yếu nuôi ở những vùng núi cao. Do được chăn thả theo lối bán hoang dã, vận động nhiều nên gà chắc thịt, thơm ngon. Không chỉ là một loại thực phẩm có chất lượng mà gà xương đen còn được biết đến là một vị thuốc quý. “Do hàm lượng colecteron ở gà xương đen thấp nên dành cho những người bị bệnh tim rất là tốt. Đó là thịt, còn về xương, đối với nhiều đồng bào dân tộc thì thường dùng để ngâm rượu hoặc nấu cao. Nấu rượu hoặc nấu cao như thế thì cho những người già, hoặc những người có biểu hiện tay chân run thì đều rất tốt. Và mật của gà xương đen điều trị ho cho trẻ em cũng rất tốt”- PGS-TS Phạm Ngọc Thạch, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết. Giống gà bản địa này chủ yếu nuôi ở những vùng núi cao.Hình thức chăn nuôi mang tính quảng canh, sinh sản tự nhiên nên gà thường tự tìm ổ đẻ trứng tại các bờ bụi, gốc cây, gốc tre, tỉ lệ hao hụt trứng và tỉ lệ trứng được ấp nở rất ít. Hiện tượng gà thả tự nhiên, giao phối tự nhiên cận huyết khiến chất lượng giống giảm, hiện nay nhiều giống gà mới được đưa vào nuôi thu hút nhiều người dân nên dần dần loài gà bản địa này ít được chú ý nuôi, số lượng còn rất ít.(10) IV/ TRIỂN VỌNG BẢO TỒN VÀ KHÔI PHỤC MỘT SỐ GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG Biến đổi khí hậu đã tạo ra các nguy cơ nghiêm trọng đối với các nguồn gen hiện đã được coi là nguyên vật liệu để tạo ra các loại cây lương thực và nông nghiệp mới có năng suất cao và các đặc điểm ưu việt khác thích nghi tốt hơn với các biến đổi khí hậu.Bởi những giống vật nuôi, cây trồng bản địa có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của địa phương so với các giống mới. Có nguy cơ dẫn đến suy thoái nguồn gen, từ đó không chỉ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương mà còn của toàn cầu. Trước tình hình đó FAO kêu gọi quản lý tốt hơn nguồn gen động vật và thông qua kế hoạch bảo vệ nguồn gen thực vật: Ngày 24/11/2010, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi cộng đồng thế giới quản lý tốt hơn nữa nguồn gen động vật thông qua thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ các nguồn gen vô giá này. Hiện nay, ngày càng nhiều nước bắt đầu tiến hành phân loại, bảo tồn và quản lý tốt hơn các nguồn gen đa dạng của động vật để bảo vệ tiềm năng của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm quốc gia. 191 nước trên thế giới đã ký và cam kết thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật. FAO đã phát triển chiến lược tài trợ nhằm giúp cải thiện quản lý các nguồn gen động vật và tăng cường hợp tác quốc tế để giúp các nước đang phát triển thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu bảo vệ nguồn gen động vật, trong đó chủ yếu tập trung hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý và bảo tồn nguồn gen với 28 dự án được triển khai tại 96 nước trong 2 năm qua. Các nhà khoa học đã phải thu thập những hạt giống, con vật cuối cùng của một giống loài nào đó về khai thác nguồn gen rồi đưa vào bảo tàng gen. Công việc này đòi hỏi bền bỉ và cẩn thận. Sau đó người ta dùng gen quý hiếm cấy nhờ vào một cá thể khác để nó mang thai hộ (hoặc ghép nếu đó là cây trồng). Cây con mới ra đời sẽ phục hồi số cá thể của giống ở ngưỡng an toàn. Ngày 1/12/2011, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã thông qua kế hoạch toàn cầu mới nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn gen thực vật phục vụ nông nghiệp và sản xuất lương thực.Các nguồn gen này cung cấp đặc tính quý giá để giải quyết những thách thức trong tương lai như việc điều chỉnh mùa màng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và dịch bệnh đang thay đổi.(11)Tuy nhiên, biện pháp căn cơ nhất mà FAO khuyến cáo chính là việc sử dụng và khai thác nguồn gen hợp lý để bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi. Để bảo tồn và khôi phục nguồn gen bản địa đang dần biến mất cần: - Khai thác và sử dụng nguồn gen hợp lí - Lưu giữ giống bản địa bên cạnh phát triển giống mới - Xây dựng các mô hình phục hồi lại giống đã, đang có nguy cơ biến mất Một số mô hình khôi phục thành công giống cây trồng, vật nuôi bản địa (1) Phục tráng giống lúa Chiên bản địa chịu mặn tại Hương Phong Vấn đề đặt ra:Trước những thách thức của hiện tượng xâm nhập mặn và suy thoái đất tại các địa phương ven biển, các giống lúa bản địa là tiềm năng sẵn có để bà con nông dân đối mặt với khó khăn và tăng cường an toàn lương thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là chất lượng của các giống bản địa  hiện nay đang bị suy thoái một cách trầm trọng và kết quả năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao nên hầu hết bà con không còn mặn mà với những loại giống này. Trong khuôn khổ hoạt động dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với Biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững và tổng hợp tài nguyên thiên nhiên xã Hương Phong, huyện Hương Trà”,  từ năm 2009 Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện Hương Trà xây dựng mô hình thí điểm phục tráng giống lúa Chiên trên địa bàn thôn Thuận Hòa. Mô hình đã lựa chọn đươc 13 hộ nông dân tham gia trên quy mô 4 ha, qua hai năm triển khai và thực hiện  mô hình đã bước đầu có những kết quả đang khích lệ. Kết quả đạt được: sau 2 năm thực hiện năng suất của các giống lúa Chiên bản địa đã ổn định và tăng hơn trước.Cụ thể, vụ Đông xuân năm 2011năng suất bình quân của giống Chiên đen là 35,42 tạ/ha và vụ hè thu Chiên trắng năm 2011có năng suất bình quân là 34,48 tạ/ha. Đối với vụ Đông Xuân 2011, tổng sản lượng của mô hình đạt 14,2 tấn, số lượng giống đạt chất lượng cao để lại để gieo cấy vụ cho phụ tráng năm thứ 3 khoảng 835 Kg. Tổng thu nhập từ mô hình đạt 156 triệu đồng/4 ha với giá lúa là 11.000 đồng/kg, lợi nhuận ròng sau chi phí đạt 64.5 triệu đồng, tương đương 16.1 triệu đồng/năm. Tương tự, đối với vụ Hè Thu 2011, diện tích phục tráng là 4 ha, tổng sản lượng đạt 13.8 tấn/4ha, số lượng hạt giống đạt chất lượng để lại phục tráng vụ sau là 800 kg, tổng thu nhập đạt 158.6 triệu đồng/4 ha và lợi nhuận ròng sau chi phí đạt 67 triệu đồng, tương đương lợi nhuận 16,7 triệu đông/ha. Ý nghĩa:Mặt dù lợi nhuận ròng trên 1 ha không cao so với trồng cây nông nghiệp hay nuôi thủy sản nhưng mô hình này có ý nghĩa phục hồi và bảo tồn được các giống lúa bản địa vừa có thu nhập cho các hộ dân. Theo thông tin được chia sẻ từ phía Ông Lê Văn Anh- Trưởng phòng nông nghiệp huyện Hương trà, Phòng Nông nghiệp huyện sẽ sử dụng nguồn vốn của nhà nước để tiếp tục duy trì mô hình trong hai năm tới sau khi dự án kết thúc để hoàn thành việc phục tráng các giống lúa này. Điều này giúp kết quả của mô hình sẽ bền vững và có hiệu quả .Theo Ông Nguyễn Ngọc Chưỡng-thành viên tham gia mô hình của dự án cho biết thêm, khu ruộng của gia đình ông nằm trong khu vực trũng và có nguy cơ nhiễm mặn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Do đó,  việc phục hồi lại giống lúa Chiên của địa phương là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với nông dân địa phương cũng như gia đình ông trong việc đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và tránh thiếu lương thực. Những kết quả bước đầu của mô hình đã tạo ra cơ hội để cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn, phát triển và tiến tới khai thác một cách hiệu quả nguồn giống bản địa. Đây là một trong những hoạt động trong sản suất nông nghiệp nhằm bảo tồn và phát triển các tài nguyên nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. Các bài học kinh nghiệm và các giải pháp của các mô hình từ dự án sẽ được tư liệu hóa và chia sẻ ở Việt Nam và thế giới thông qua chương trình Thích ứng với biến đổi với khí hậu dựa vào cộng đồng do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường liên hợp quốc (UNEP) quản lý và thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới thông qua Sáng kiến môi trường toàn cầu (GEF).(12) (2) Phục hồi giống heo đen bản địa Toàn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) còn khoảng gần 1.000 con heo đen, chủ yếu ở các xã Phước Năng, Phước Công, Phước Lộc. Trong vài năm trở lại đây, khi phát hiện giống heo đen bản địa có tỷ lệ nạc cao, thịt đạt chất lượng, nhiều thương lái ở đồng bằng đã đặt hàng cho một số hộ nông dân, mua giá cao gấp 1,5 - 2 lần so với giá heo bình thường. Tuy nhiên nguồn cung vẫn khan hiếm. Trong khi đó, do không chú trọng đến công tác khôi phục phát triển nên đàn heo đen tại địa phương ngày càng giảm dần và có nguy cơ tiệt chủng.Trước thực tế này, ngành chăn nuôi ở Phước Sơn quyết tâm phải phục tráng giống heo này.Đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo tồn một loài vật đặc trưng của người Bhnoong. Giống heo này rất tạp ăn những phụ phẩm trong nông nghiệp như sắn, bắp, cỏ.Thức ăn không phải mất thời gian nấu chín, cứ bằm nhỏ thả vào trại là heo ăn ngay. Ngoài ra, heo đen lại mắn đẻ.Chỉ gần 2 năm mà 2 con heo nái đã cho gần 50 con heo giống.“Thời gian từ 3 - 5 tháng, mỗi lứa heo xuất chuồng cho thu nhập không dưới 8 triệu đồng. Đối với người nông dân, chi phí chăn nuôi thấp, không lo dịch bệnh, thu nhập cao thì mô hình phục tráng giống heo đen thật sự đem lại hiệu quả”  bà Sen-một hộ nuôi nói. Nhớ lại thời điểm năm 2009, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch heo tai xanh, rồi lây lan đến huyện Phước Sơn: đàn heo đen bản địa vốn đã quen với khí hậu, thổ nhưỡng ở Phước Sơn, thường được thả rông, tạp ăn và có sức đề kháng cao nên có khả năng chống chịu được với các loại dịch bệnh thông thường như tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng, tiêu chảy và cả dịch tai xanh. Ngoài ra còn phải nói đến công tác phòng dịch cho đàn heo đen cũng được huyện đặc biệt chú trọng nên kết quả bước đầu của đề tài này rất tốt. Với nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 50 triệu đồng, trong năm 2009, ngoài việc chọn nuôi thí điểm ở gia đình ông Lương và bà Sen, huyện Phước Sơn cấp cho 4 xã Phước Thành, Phước Hiệp, Phước Hòa và thị trấn Khâm Đức 21 con con heo đen bản địa.  Đến thời điểm hiện tại, số heo tại các xã đang phát triển khá tốt. Trước thành công ban đầu, năm nay, huyện Phước Sơn tiếp tục cấp kinh phí để phục tráng giống heo đen giai đoạn 2 theo quy mô lớn hơn. Đến nay, đàn heo đen tại gia đình ông Lương bà Sen có gần 100 con và huyện Phước Sơn đang chuẩn bị cấp tiếp cho 8 xã còn lại để nhân rộng mô hình. Chỉ với mức kinh phí toàn bộ đề tài hơn 100 triệu đồng cho cả 2 giai đoạn, mô hình phục tráng giống heo đen bản địa được coi là thành công và là hướng mở trong ngành chăn nuôi ở huyện miền núi Phước Sơn.(13) V/ KẾT LUẬN Nguồn gen bản địa ở Việt Nam về vật nuôi và cây trồng rất phong phú, mỗi địa phương đều có những giống riêng của mình. Những giống cây trồng, vật nuôi bản địa không những giúp địa phương phát triển kinh tế nhờ những phẩm chất tốt, thích nghi cao của giống, mà nó còn mang những nét văn hóa đặc trưng cho địa phương đó. Việt Nam ta có khả năng tốt về bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa, qua những bằng chứng về việc cải tạo một số giống cây trồng – vật nuôi rất thành công. Tuy nhiên công tác bảo tồn nguồn gen này chưa được phổ biến rộng rãi cho mọi người dân, chỉ dừng lại ở giới khoa học. Mà trong thực tế, người dân địa phương mới chính là người am hiểu về những giống cây trồng, vật nuôi bản địa nhất. Vì vậy chúng ta phải cung cấp thật nhiều thông tin, cũng như nâng cao nhận thức người nông dân trong việc bảo tồn nguồn gen bản địa. Tài liệu tham khảo (1)Báo cáo : “Hiện trạng và tình hình quản lý giống vật nuôi”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Chăn nuôi, (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) thuc-vat/201112/115754.vnplus (12) (13)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthat_thoat_nguon_gen_cay_trong_vat_nuoi_1067.docx
Luận văn liên quan