LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm quá trình thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ một nước xã hội chủ nghĩa nghèo nàn và lạc hậu vừa bước ra khỏi chế độ bao cấp, Việt Nam đã từng bước tiến lên xây dựng một nền kinh tế đa ngành, đa dạng hóa và hiện nay phát triển khá “nóng” trong lĩnh vực đầu tư, đây là một vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp, cá nhân và nhà nước Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp, cá nhân đã chọn lựa đầu tư để sử dụng hiệu quả tài sản của mình, từ đó góp phần tăng tài sản của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối các sản phẩm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động
Song, trên thực tế, đã có không ít các cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu chưa đúng về đầu tư, còn lúng túng trong việc xây dựng, triển khai và quản lý các dự án đầu tư, chưa sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ngoài ra vẫn còn có nhiều thiếu sót trong các khâu của quá trình thực hiện các dự án đầu tư và nhất là đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế điều đó đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí trong các dự án đầu tư một cách đáng tiếc. Vì thế, để cho lĩnh vực “đầu tư” của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ và bền vững thì công việc xây dựng, phát triển các dự án đầu tư cần phải có hướng đi rõ ràng và cần một sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của doanh nghiệp, cá nhân, nhà nước ta.
Đề tài đi vào phân tích thực trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư, đồng thời đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế lãng phí và thất thoát trong đầu tư tại Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, giai đoạn 2000 - 2007. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Từ Quang Phương, TS. PhạmVăn Hùng đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thất thoát và lãng phí trong đầu tư, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc khai tăng vật tư, công việc (nói là phát sinh) để quyết toán thêm không còn là chuyện cá biệt.
Ví dụ như Dự án giao thông nông thôn 2 có tổng mức đầu tư 145,3 triệu đô la. PMU 18 là đơn vị quản lý cấp Trung ương của dự án. Đã tiến hành thanh tra 700 dự án tại 22 tỉnh với số vốn 523 tỷ đồng. Phát hiện sai phạm 13,45 tỷ đồng. Trong đó:
Sai về khối lượng 2,99 tỷ đồng;
Sai về giá 92,6 triệu đồng;
Nghiệm thu, quyết toán không đúng: 670 triệu đồng;
Dự toán sai: 2,497 tỷ đồng;
Hóa đơn thanh toán không hợp pháp: 0,89 tỷ đồng;
Thiết kế tính sai: 0,97 tỷ đồng;
Lãng phí, đầu tư không hiệu quả: 2,27 tỷ đồng;
Các sai phạm khác: 3 tỷ đồng.
Dự án giao thông nông thôn 2
Theo báo cáo của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra địa phương, thanh tra 840 dự án, Thanh tra các Bộ, Ngành đã thanh tra 153 dự án. Theo kết quả Thanh tra của Thanh tra Nhà nước và Thanh tra địa phương, số tiền chi sai chế độ hơn 51 tỷ đồng, tính sai đơn giá, định mức, thay vật tư thiết bị hưởng chênh lệch hơn 64 tỷ đồng. Ngoài ra là các sai phạm như chọn thầu cao hơn giá bỏ thầu, khấu hao không đúng quy định, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai... Có dự án vi phạm quản lý sử dụng vốn tới 39,8 % tổng số vốn đầu tư như dự án của Nhà máy dệt Thành Công, 41,4 % như dự án phân xưởng chiết xuất bia của Nhà máy bia Sài Gòn tại Cần Thơ.
Theo báo cáo, qua thanh tra 360 công trình, dự án của địa phương, tư vấn thiết kế tính sai khối lượng 16,7 tỷ đồng, tính sai đơn giá, thi công sai vật tư hưởng chênh lệch cho tập thể, cá nhân 33 tỷ đồng, chi sai nguyên tắc chế độ 18 tỷ đồng, 58,4% dự án vi phạm trong nghiệm thu, 42% dự án vi phạm trong thanh quyết toán vốn đầu tư, 26,5% dự án vi phạm về đấu thầu... Tại Kiên Giang, Dự án xây dựng Sân vận động Hòn Tre đã cố ý làm trái gây thiệt hại 51% vốn đầu tư, Công trình Bia ghi dấu Cây dừa thất thoát 52% vốn đầu tư.
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác; hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý (vận hành dự án) nhưng không phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. Có nhiều dự án lãng phí do sản xuất không có nguyên liệu, sản xuất thừa không nơi tiêu thụ. Như nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tĩnh với số vốn nhiều tỷ đồng xây dựng xong phải ''nằm chờ'' vì không có nguyên liệu, phải di chuyển. Nhiều quyết định đầu tư sai quy hoạch dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn như ở Hà Nội, chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh).
Sự lãng phí thể hiện rõ nhất khi hàng loạt công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế - xã hội do không khai thác hết công suất, thiếu nguyên liệu, nguyên nhân là do qui hoạch kém, không đồng bộ, không gắn kết với qui hoạch phát triển ngành, vùng.
Chỉ qua kiểm toán về kinh phí quy hoạch tổng thể ngành du lịch (gồm 12 dự án) từ năm 1992 đến năm 2002 với tổng kinh phí được duyệt là 11,6 tỉ đồng đã cho thấy nhiều dự án nghiệm thu khống khối lượng hoàn thành, không đúng thời gian thực hiện để rút tiền ngân sách, gửi ngân hàng. Điển hình như Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã rút tiền ngân sách gửi vào Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số tiền sai quy định 4,17 tỉ đồng, chi ngoài dự toán, sai chế độ tài chính 309 triệu đồng.
Năm 1996, Bộ GTVT đã có Quyết định (QĐ) phê duyệt dự án khả thi cầu Hoàng Long với chiều dài 240m; đường dẫn hai đầu cầu trên 3000m, tổng mức đầu tư dự kiến 83 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn vay OECF. Dự án được khởi công vào tháng 10/1996 và hoàn thành tháng 12/1998.
Tuy nhiên, do công tác thẩm định dự án được tiến hành chưa đầy đủ, thiếu sự góp ý của một số Bộ... nên vốn đầu tư đã tăng từ 83 tỷ đồng lên 224,4 tỷ đồng (gần gấp 3 lần).
Chưa đủ, tháng 1/1997, Bộ GTVT đã có quyết định 196 phê duyệt Tổng dự toán cầu Hoàng Long là 229,52 tỷ đồng. Như vậy tổng dự toán vượt trên 5 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư.
Sự thất thoát, lãng phí đã xảy ra ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Trong công tác đền bù GPMB đã gây thất thoát vốn đầu tư dự án là 1,2 tỷ đồng. Quá trình khảo sát, thiết kế không được thực hiện kỹ nên dẫn đến tình trạng phải thay đổi làm tăng mức đầu tư.
Cụ thể, bổ sung hạng mục công trình và kinh phí với tổng giá trị 36 tỷ đồng như: Bổ sung 5,5 tỷ đồng xử lý 140 m đường đầu cầu phía Bắc cầu Hoàng Long bị lún, trượt phải thi công lại từ đầu; 8,7 tỷ đồng xử lý nền đất yếu đoạn đầu cầu phía Bắc bằng việc kéo dài thêm 4 nhịp cầu vượt đường sắt. Bổ sung 5,3 tỷ đồng đóng cọc ván thép và cọc cát đường đầu cầu phía Bắc, 2,4 tỷ đồng xử lý đường đầu cầu phía Nam.
Thời gian thi công đã phải kéo dài 9 tháng, tăng chi phí cho tư vấn, giám sát trong đó có 300 triệu đồng “thuê” xe ô tô.
Ngoài ra, dự án còn có trên 9 tỷ đồng phát sinh mà chủ đầu tư “quên” không đưa vào hồ sơ mời thầu như: Kiểm tra chất lượng cọc nhồi, mở rộng đường đầu cầu, bổ sung điện chiếu sáng.
Đặc biệt, trong quá trình thi công, nhà thầu Tổng Cty Xây dựng Thăng Long và một số nhà thầu khác thanh toán nhiều khoản tiền sai như: thanh toán vênh 122 triệu đồng tiền kiểm tra cọc khoan nhồi; 86 triệu đồng chênh lệch do dùng chủng loại cáp đồng sai…Tính trong giai đoạn thực hiện dự án, chủ đầu tư và nhà thầu đã gây thất thoát, lãng phí 2,8 tỷ đồng.
Trong giai đoạn “hậu” dự án PMU 18 cũng để xảy ra một số sai phạm lớn như: Chi phí cho việc khởi công khánh thành, thử tải vượt 574 triệu đồng so với dự toán.Tổng số tiền được xác định là lãng phí, thất thoát trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án và sau khi dự án hoàn thành lên đến 4,55 tỷ đồng.
Cầu Hoàng Long-Quốc Lộ 18
III. Nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư.
Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng chuẩn bị dự án vừa có tính chất khách quan vừa có tính chủ quan đó là bắt nguồn từ chính các chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và phát sinh từ các bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong các cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư, trong các định mức kinh tế - kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, địch họa, do tác động của khủng hoảng kinh tế…không đề cập đến trong đề tài này, mà ở đây nói đến là do các nguyên nhân chủ quan gây ra.Cụ thể như sau:
Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có: vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.
Do cơ chế phân công, phân cấp không qui rõ trách nhiệm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán.
Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật, thì chắc chắn tình hình sẽ không tồi tệ như vậy. Đồng thời chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, tình hình buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền đối với dự án cũng là nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát ở các dự án đầu tư. Do thể chế tổ chức và quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp các cải cách về luật lệ và chính sách kinh tế, các chính sách kinh tế thì chưa đi sâu và chưa hề có chính sách nào quy định rõ những tránh nhiệm trong sai phạm đầu tư thuộc về ai nên tình trạng thất thoát và lãng phí vẫn diễn ra vô tư và khó kiểm soát.
Hệ thống văn bản pháp luật từ qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.
Riêng các chính sách về việc quy định về việc giải phóng mặt bằng trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chưa có những chế tài cụ thể và những điều lệ để tuân theo dẫn đến việc giá giải phóng mặt bằng càng ngày càng nâng cao, leo thang một cách chóng mặt, các dự án đầu tư của chúng ta thì thiếu vốn nên việc giải phóng mặt bằng lại càng khó khăn hơn, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tiến độ dự án bị kéo dài, gây lãng phí nghiêm trọng.
Và đối với các cơ chế về việc giải ngân vốn thì vẫn chưa có nét rõ ràng và chưa có một hướng đi cụ thể nào, do tiến độ giải ngân vốn chậm nên nhiều dự án bị kéo dài do thiếu vốn, gây lãng phí rất nhiều. Do thiếu một cơ chế cấp vốn tạm ứng để tạo điều kiện cần thiết góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN xây dựng nên các doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn về vấn đề này và cũng làm tăng vấn đề thất thoát vốn của Nhà nước. Đồng thời cũng do lãi suất tín dụng trên thị trường cao, chưa có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí…, chưa tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp nên trong việc thực hiện các dự án đầu tư gặp phải rất nhiều khó khăn.
Tình trạng giảm thiểu chất lượng của công tác chuẩn bị dự án có một phần không nhỏ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý có trách nhiệm thẩm định dự án; quyết định đầu tư và thẩm định thiết kế kỹ thuật. Thẩm định dự án chưa thực sự là chốt chặn cuối cùng trước khi trình người quyết định đầu tư để gạn ra các dự án không có hiệu quả. Thực tế vẫn lọt lưới nhiều dự án lớn không có hiệu quả gây nên tình trạng lãng phí trong xây dựng cơ bản. Cần có những chính sách giám sát việc làm này thiết thực hơn nữa.
Nguyên nhân từ năng lực của các cán bộ quản lý
Không nên quá nhấn mạnh nguyên nhân khách quan mà cần phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém do chủ quan, do con người gây ra, đó chính là phẩm chất, năng lực của cán bộ. “Nguyên nhân trực tiếp và trước tiên là ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ; công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư”, chất lượng cán bộ, công chức chưa cao, còn hạn chế về kỹ năng quản lý và chưa có ý thức trách nhiệm thực thi công vụ, nên dẫn đến tình trạng có một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức và có hành vi tham nhũng. Tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, thất thoát, lãng phí không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài.
Các đối tượng tham gia có ý đồ trục lợi,cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân; nếu không chỉ có thể là: buông lỏng quản lý; quản lý chưa khoa học; năng lực của tổ chức tư vấn, của nhà thầu xây dựng và của cán bộ quản lý dự án còn hạn chế dẫn đến tính toán đầu tư, xây dựng chưa hợp lý. Những dự án nào có thất thoát, lãng phí thì chắc chắn ở đó công tác quản lý bị buông lỏng, quản lý chưa khoa học và gần chắc chắn có những sai phạm về trình tự thủ tục, sai phạm về quy chế đấu thầu; sai phạm kỹ thuật thiết kế và thi công; vi phạm về nghiệm thu; vi phạm thanh quyết toán và có tiêu cực xảy ra ở phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và cả phía nhà cung cấp. Ngược lại có vi phạm và tiêu cực thì có thất thoát, lãng phí, và buông lỏng quản lý.
Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư còn diễn ra ở nhiều dự án. Lãnh đạo không ít bộ, ngành, địa phương chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của bộ, ngành và địa phương mình trong công tác quản lý đầu tư. Báo cáo của các bộ, địa phương gửi đoàn giám sát vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhận thức hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát trong đầu tư cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Sự phân công, phân cấp giữa các bộ tổng hợp với các bộ quản lý ngành, giữa bộ quản lý ngành với nhau, giữa bộ với địa phương, giữa các địa phương trong mối quan hệ vùng, lãnh thổ hiện nay chưa rõ ràng, còn chồng chéo, dẫn đến không qui rõ được trách nhiệm của bộ tổng hợp, bộ quản lý ngành và địa phương. Đoàn giám sát lưu ý: hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời.
“Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, liên tục (số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số rất ít); việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh; công tác giám sát hiệu quả còn thấp”.
Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư
Theo nhiều nhận định của các chuyên gia thì sự thất thoát, lãng phí trong khâu thi công cũng bắt nguồn từ phía chủ đầu tư là chính, và thường thể hiện ở những khâu: bàn giao mặt bằng chậm, khối lượng công việc xong nhưng không được nghiệm thu kịp thời...một nguyên nhân nữa là việc chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc quy chế quản lý đầu tư, từ trung ương đến địa phương.
Nói về trách nhiệm của chủ đầu tư phải nhìn nhận dưới hai góc độ: chủ đầu tư không thực hiện đúng và đủ theo chức trách của mình và trình độ năng lực còn chưa đáp ứng công việc theo yêu cầu. Do muốn có được công trình, chủ đầu tư nhiều khi chỉ đạo tư vấn lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thuyết phục người quyết định đầu tư bằng mọi cách sao cho dự án được duyệt. Như vậy chủ đầu tư đã không coi trọng tính độc lập, khách quan cần phải có và từ đó rất dễ dẫn đến sai phạm.
Cũng có khi do mối quan hệ cá nhân, chủ đầu tư lựa chọn tư vấn quen nhưng không đảm bảo năng lực theo yêu cầu của dự án. Ngoài ra, do trình độ và năng lực hạn chế, chủ đầu tư không biết cách điều hành tư vấn đưa ra những đòi hỏi, mệnh lệnh không hợp lý dẫn tới ức chế tâm lý, giảm hưng phấn và ý tưởng sáng tạo của tư vấn. Cũng vì lý do hạn chế năng lực mà chủ đầu tư trở nên dễ dãi hay lệ thuộc vào nhà thầu tư vấn khi nghiệm thu các công việc này. Công tác giám sát và phản biện lại nhà thầu tư vấn không phải lúc nào cũng được chủ đầu tư chú ý đúng mức...
Ở một khía cạnh khác, do tâm lí đi xin mà một số chủ đầu tư cố tình lập thấp tổng mức đầu tư nhằm hạ nhóm dự án từ nhóm A xuống B hay C để giảm nhẹ hàng rào pháp lý thực hiện mục tiêu trước mắt là được chấp thuận đầu tư. Điều này để lại hệ quả không nhỏ khi thực hiện dự án. Ngược lại, cũng có trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư được lập và phê duyệt cao, khi triển khai cụ thể chủ đầu tư thấy nguồn dư thì cố gắng tận dụng nên sinh ra những hạng mục không hiệu quả...
Do việc phân vai và chế tài trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia giai đoạn chuẩn bị dự án chưa được rõ ràng, mạnh mẽ, từ đó dễ dẫn đến các sai phạm. Một số trình tự, thủ tục liên quan tới thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tư chưa được hoàn thiện và đặc biệt trong thực tế thì việc thẩm định và quyết định đầu tư chưa thực sự do chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Do đạo đức của những người chủ đầu tư quá kém, nhận thức còn chưa rõ rang, tính tham lam và chỉ lo chuộc lợi về bản thân mình nên những người chủ đầu tư này đã móc nối với bên thi công để bớt xén nhiều nguyên vật liệu, gây thất thoát nghiêm trọng.
Do đặc thù của công tác chuẩn bị dự án thường thể hiện kết quả trên giấy nên ảnh hưởng của công việc này tới chất lượng công trình thường bộc lộ ở những giai đoạn sau và khó được nhận biết. Có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, sự suy giảm chất lượng công trình do các nguyên nhân phát sinh từ giai đoạn chuẩn bị dự ánở VN còn lớn hơn cả sự suy giảm chất lượng do các nguyên nhân phát sinh trong quá trình thi công. Điều đáng nói, các hư hỏng, xuống cấp do nguyên nhân bắt nguồn từ khảo sát thường nghiêm trọng và khó khắc phục. Vì thế cần phải tiến hành rất nhiều giải pháp đồng bộ mới chấm dứt được tình trạng này.
Chương 3:
Giải pháp chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư.
1.Giải pháp trong các bước đầu tư.
Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là các dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các hiện tượng lỏng lẻo, tuỳ tiện, không tuân thủ thủ tục đầu tư đều được coi là các nguyên nhân dẫn tới thất thoát, lãng phí như: thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa phê duyệt, chưa có quyết định đầu tư, dự án nhóm C quá 2 năm... Vì vậy mà để chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư phải thắt chặt sự quản lí trong các khâu.
Cần phải cân nhắc, tính toán chính xác, kĩ lưỡng, có tính đến hiệu quả lâu dài và các nhân tố ảnh hưởng đến mới quyết định đầu tư vào dự án đó. Phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, xem xét tính khả thi có cao hay không?
Ngay trong quá trình lập dự án phải ước lượng được số vốn với giá thành xây dựng một cách hợp lí. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể của từng điạ phương, từng vùng, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đó. Nội dung của dự án phải nêu rõ được sự cần thiết phải đầu tư vào dự án đó, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng vào công trình đó, giá thành nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng, sau khi đưa vào vận hành sẽ có những lợi ích gì.
1.1.Công tác khảo sát và thiết kế:
Trong hoạt động xây dựng cơ bản, khảo sát và thiết kế giữ vai trò quan trọng đối với giá thành, chất lượng, quy mô và tuổi thọ công trình. Thiết kế công trình phải theo tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước ban hành. Một khi công việc này làm không tốt có thể sẽ gây ra thất thoát lãng phí rất lớn.Vì vậy cần phải có những giải pháp quản lí chặt chẽ hơn.Trong các khâu phải có sự kiểm tra thường xuyên.
Các tỉnh đều muốn lấy dự án về tỉnh mình hay trình các dự án lên nhà nước xin được đầu tư.Vì vậy cần lập phương án đầu tư chính xác.Phải nghiêm túc xem xét dự án nào đáng được đầu tư, không đáng được đầu tư.Khâu lập dự án không chính xác dẫn đến thừa vốn,thiếu vốn. Khi đã chấp nhận cho dự án đó được đầu tư thì khâu khảo sát thiết kế phải chính xác,xửlý kịp thời nhiều hiện tượng lãnh đạo đầu cơ đất giải toả, hay khu vực đó không thích hợp để đầu tư . Từ đó lại dẫn đến việc thiết kế không chính xác làm phát sinh khối lượng, phát sinh chi phí tư vấn giám sát, quản lý trong giai đoạn thi công. Vì dự án đã thực hiện nên phải bám lấy phương án đang tiến hành do vậy phải bổ sung vốn đầu tư để xử lý khối lượng phát sinh.
Tại công trình xây dựng cầu Hoàng Long trên QL1A, do khảo sát không tốt nên không phát hiện được túi bùn ở đường dẫn phía Bắc và hang caster dưới thân trụ. Vì công trình đang thi công nên đành phải chấp nhận tăng vốn đầu tư để xử lý cái sai, thiếu sót của khảo sát, thiết kế.
1.2.Chấn chỉnh và thực hiện công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng:
Bên cạnh những Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều cơ quan chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về đấu thầu; văn bản hướng dẫn về đấu thầu của một số Bộ, ngành, địa phương đưa ra quy định thiếu nhất quán hoặc không phù hợp với Luật Đấu thầu gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Tình trạng đấu thầu hình thức, thông thầu vẫn tiếp diễn; thông tin về đấu thầu chưa được cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa thực hiện đúng quy định; nhiều địa phương lạm dụng hình thức chỉ định thầu; chưa nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm; chưa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và năng lực hạn chế.
Các tồn tại trong công tác đấu thầu nêu trên dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh; chất lượng dịch vụ, hàng hóa, công trình chưa cao; thời gian thực hiện kéo dài và tăng chi phí trong đấu thầu.
Vì vậy cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong công tác đấu thầu và quan trọng là ý thức của những doanh nghiệp, địa phương đấu thầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về đấu thầu
Áp dụng chủ yếu là hình thức đấu thầu rộng rãi trong các dự án thuộc phạm vi và trách nhiệm quản lý của mình.
Không được nêu yêu cầu cụ thể về nguồn gốc, ký mã hiệu, thương hiệu của hàng hoá, vật tư, thiết bị trong hồ sơ mời thầu.
Đảm bảo các mốc thời gian trong đấu thầu như: đấu thầu rộng rãi phải được thông báo 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước, 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn trong đánh giá hồ sơ dự thầu.
Sau khi đóng thầu, nhà thầu không được pbép bổ sung nội dung hồ sơ dự thầu, kể cả thư giảm giá.
Tư vấn không được tham dự thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp do mình làm tư vấn.
Chuyên gia xét thầu không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu trong cùng một gói thầu.
Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu.
- Tăng cường năng lực thực hiện công tác đấu thầu. Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu thông qua tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đấu thầu, đồng thời lựa chọn và bố trí cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và am hiểu các quy định của Nhà nước về đấu thầu để tham gia thực hiện công tác đấu thầu.
- Tăng cường quản lý nhà nước về đấu thầu. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, ngành và địa phương cần cử một cấp phó trực tiếp chỉ đạo công tác đấu thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị thẩm định. Đối với các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải là cơ quan thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi người có thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp thẩm định hồ sơ mời thầu, cơ quan thẩm định có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc một đơn vị chuyên ngành của địa phương. Riêng đối với việc thực hiện công tác đấu thầu tại các công ty cổ phần cần phải chấn chỉnh kịp thời các hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực này.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đấu thầu. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập Thanh tra Sở tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu trong phạm vi ngành, địa phương mình để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm (nếu có). Các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu thầu trong phạm vi ngành và địa phương mình, đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Cần nghiên cứu và phân loại dự án để đấu thầu, phân cấp xét duyện từng khâu.
Chọn những nhà đầu tư lớn để đấu thầu.Có khả năng về vốn đảm bảo công trình.
Chọn nhà đấu thầu có điểm cao chứ ko phải giá thấp.
Kiểm tra và xem xét các nhà thầu đủ khả năng 1 cách nghiêm túc.Có tiền thì mới làm công trình.
2.Giải pháp từ việc quản lí quá trình đầu tư.
2.1.Phân cấp quản lí từng khâu một và định rõ trách nhiệm.
Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tư có nhiều chức danh cán bộ như: khảo sát, tư vấn, thiết kế, soát, kiểm tra, giám sát, thẩm định, kiểm định, phản biện, quản lý doanh nghiệp tư vấn, người có thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công… Mỗi chức danh phải có các nhân nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới trách nhiệm, không thể để tình trạng “rất nhiều người có quyền, song rất ít người chịu trách nhiệm cụ thể” tồn tại trong quản lý điều hành và triển khai dự án. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên trước hết cần làm một số việc sau:
- Phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc được giao quản lý. Cần xác định rõ theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chiụ trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn.
- Cần trả thù lao tương xứng với trách nhiệm.
- Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu. Không bao che, dung túng, nể nang, né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
- Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trước khi được giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân.
- Phải xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với các công việc quản lý dự án, tư vấn, quản lý kinh doanh tư vấn và xây dựng. Phải bố trí cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù vợp với chức danh công việc được giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trường hợp mượn danh, mua danh để hành nghề.
2.2. Giải pháp từ chính sách nhà nước.
Nhà nước vẫn còn chế độ bao cấp, quản lí lỏng lẻo, chưa nghiêm túc trong các khâu xét duyệt, tình trạng hối lộ, ăn bớt xảy ra càng nhiều.
Có quy định mà không có sự giám sát, kiểm tra và thanh tra thì việc thực thi không nghiêm. Nhưng các sai phạm thường được che dấu bởi nhiều thủ đoạn tinh vi vì thế nếu không điều tra thì không thể phát hiện được. Cho nên có thể nói trong nguyên nhân: Công tác quản lý bị buông lỏng và cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân là do công tác thanh tra, điều tra chưa làm mạnh, lực lượng thanh tra, điều tra còn yếu và thiếu lực. Do vậy những việc cần làm ngay là: Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng này và đẩy mạnh công tác này để ngăn chặn và phát hiện những sai phạm; đưa ra ánh sáng nhưng kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí hiện nay; thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là:
- Bổ sung thêm nhiều cán bộ “có năng lực ,trình độ” vào lực lượng thanh tra, điều tra.
- Trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra, điều tra.
- Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lượng thanh tra, điều tra.
- Lực lượng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
- Có sự thưởng, phạt phân minh với những thành tích và sai phạm trong công tác.
- Cần áp dụng “các giải pháp liên quan đến cá nhân” ở trên đối với lực lượng thanh tra, điều tra.
- Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.
- Nhà nước cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng, bổ sung kinh phí cho hoạt động thanh tra, điều tra...Vì thế có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát.
- Tập trung giám sát đầu tư với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh xảy ra lãng phí.
- Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí, thất thoát.
- Cần chấn chỉnh lại phong trào đua nhau thi công xây dựng, lãng phí tiền ngân sách,cơ chế bao cấp vẫn còn tồn tại
3.Giải pháp về phía chủ đầu tư.
3.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Đổi mới DNNN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhắm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mới hiệu quả, nhưng nó thay đổi cơ bản về tổ chức chỉ đạo, biện pháp hoạt động và cả nếp nghĩ, phong cách lao động. Đặc trưng của cổ phần hóa DNNN là chuyển một phần hoặc toàn bộ DNNN sang công ty cổ phần. Sự chuyển đổi kế thừa có chọn lọc, tạo ra cơ chế mới, một tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm hơn. Nhà nước bớt gánh nặng do thua lỗ, quyền lợi của người lao động được cải thiện. Như trước đây các Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước nên khi Nhà nước lơ là, sơ hở, thiếu quan tâm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra thì các DN tìm mọi cách để bớt xén, khiến cho các DN hoạt động kém hiệu quả, lụi bại dần và Nhà nước là đơn vị phải gánh chịu. Cổ phần hóa các DNNN góp phần nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của DN, bởi lẽ đây là DN của mình, có phần đóng góp trong đó, tự điều hành quản lý ra sao để DN làm ăn có hiệu quả, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của DN. Vốn đem đi đầu tư của DN trong đó có phần vốn của mình nên khi đầu tư xây dựng phải chọn phương án nào có chi phí thấp nhất nhưng đem lại lợi ích cao nhất có thể. Khi tham gia vào thì trường chứng khoán, lĩnh vực xây dựng cơ bản, nơi lâu nay vẫn thừa năng lực lao động và thiết bị kỹ thuật thi công nhưng thiếu vốn sẽ có thể thông qua thị trường chứng khoán tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là đối với các công trình xây dựng lớn cần huy động nhiều vốn đầu tư.
3.2. Vốn đầu tư.
Các doanh nghiệp của ta vẫn còn rất khó khăn và thiếu vốn. Vì vậy mà khi có dự án gì thì các doanh nghiệp thường đi vay vốn của các ngân hàng. Nếu vốn không rót về kịp sẽ làm chậm tiến độ xây dựng. Khi vay được vốn thì lãi suất cao, việc thanh toán chậm dẫn đến tình trạng vay nợ lẫn nhau giữa nhà thầu với chủ đầu tư, nhà thầu với nhà thầu… Vì vậy mà hàng năm nhà nước phải giải quyết những tồn đọng đó với một số vốn rất lớn. Để khắc phục những tồn tại trên việc nghiên cứu ban hành một cơ chế cấp vốn tạm ứng là điều kiện cần thiết để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN xây dựng và cũng là giảm bớt thất thoát cho Nhà nước. Đồng thời phải có giải pháp cấp bách để hạ lãi suất tín dụng, cần có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí… đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính. Nhà nước nên góp cổ phần bằng đất, miễn giảm tiền thuê đấy, thuế đất…
Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải (hàng năm tổng số dự án do các ngành, các địa phương bố trí vào kế hoạch đầu tư khoảng trên, dưới 1000 dự án), thiếu điều kiện, làm chậm tiến độ cấp phát vốn đầu tư cho dự án như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 của năm làm kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để được ghi kế hoạch đầu tư, cũng là điều kiện tiên quyết không được phép châm chước khi cấp phát vốn đầu tư. Đồng thời phải bố trí, điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, bố trí kế hoạch tập trung, sát với tiến độ dự án được phê duyệt, những dự án phải có đủ điều kiện ghi kế hoạch mới bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm, để từ đó triển khai kế hoạch đấu thầu.
- Với kế hoạch đầu tư hàng năm: chỉ bố trí khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (kế hoạch 5 năm) theo ngành, vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó bố trí, phân phối vốn phù hợp và công tác chuẩn bị đầu tư phải đảm bảo đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.
4. Giải pháp từ con người
Quan trọng là phát huy được tính dân chủ trong quần chúng.
Khi có những vụ thất thoát được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ là bài học cho tất cả những người đang làm thất thoát, là bài học răn đe để những người sau sẽ không dám làm thế nữa.
Những vụ việc thất thoát mà thanh tra, điều tra phát hiện được là dựa vào đơn thư tố giác của dân. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít, rất ít vì có ít đơn thư tố cáo, rất ít vì dân còn chưa giám nói, dân chưa giám nói vì tư tưởng, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Tài sản công là tài sản của dân, nghĩa là dân là “người chủ” nhưng tinh thần làm chủ của “người chủ” chưa được phát huy. Quyền làm chủ chưa được phát huy vì thiếu cơ chế thực hiện quyền làm chủ cụ thể trong xây dựng cơ bản, hoặc có mà chưa được coi trọng, hoặc vì “người chủ” thiếu thông tin. Do vậy những việc cần làm ngay là: phát huy tinh thần làm chủ của “người chủ ” trong phòng và chống thất thoát tiền đầu tư của “người chủ ”. Các biện pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng.
- Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh, quyết toán để “ngừơi chủ” có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn.
- Phải có chính sách, biện pháp cụ thể bảo vệ có hiệu quả những cá nhân đứng ra tố giác những hành vi cố tình làm trái các quy định quản lý, pháp luật, tố giác những cán bộ tham ô, nhận và đưa hối lộ. Đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu.
- Phải có khen thưởng và bảo vệ an toàn cho những người đứng ra tố giác.
Danh sách 43 dự án đầu tư XDCB có thất thoát, lãng phí
1. Dự án trường THPT năng khiếu Nguyễn Thị Định, tổng vốn ngân sách 106 tỷ đồng, do Sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Dự án hoàn thành năm 2004, chiêu sinh đúng tiêu chuẩn được 2 học sinh lớp 6 và 4 học sinh lớp 10. Sau đó, nới rộng tiêu chuẩn tuyển được 44 học sinh môn bóng đá, bóng ném, võ thuật... Trong khi đó thành phố đã có một trường cùng mục đích đào tạo từ năm 2003 đến nay.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 28/1/05)
2. Dự án Nhà máy chế biến cà chua, tổng vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng, công suất 200 tấn cà chua/ngày, do Công ty XNK Rau quả Hải Phòng làm chủ đầu tư, hoàn thành xây dựng từ năm 2001. Nhưng hàng năm nhà máy chỉ thu mua được 1000 tấn cà chua, nên mỗi năm nhà máy chỉ hoạt động từ 5 đến 6 ngày.Từ năm 2001 đến nay sản xuất được 5000 tấn cà chua. (Báo Tuổi Trẻ ngày 20/3/05)
3. Dự án Nhà máy xử lý bùn phốt, tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng do Công ty Thoát nước Hải Phòng làm chủ đầu tư, với yêu cầu sản xuất phân vi sinh từ nguồn bùn phốt hút trong cống, rãnh, bể phốt của thành phố. Công trình xây xong từ năm 2003 nhưng không đủ bùn phốt để xử lý, nhà máy tạm thời đóng cửa 3 năm nay.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 20/3/05)
4. Các dự án Khách sạn du lịch và Công viên của thành phố Hải Phòng, vốn đầu tư lớn nhưng chậm phát huy hiệu quả như: Khách sạn Hùng Long đầu tư 29 tỷ đồng , Công viên nước Vạn Sơn đầu tư 64 tỷ, trên diện tích đất 30.000 m2; Công viên Rồng Biển 31 tỷ, trên diện tích 17.000 m2; Khu vui chơi giải trí Tổng hợp Đồ Sơn đầu tư 145 tỷ đồng; Công viên nước Cát Bà đầu tư 30 tỷ đồng... Sau 3 năm triển khai, nhiều dự án bỏ dở dang, đến nay vẫn là bãi đất hoang.
(Báo Tài Chính ngày 21/3/05)
5. Trung tâm Thương Mại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, do Ban quản lý cửa khẩu Cầu Treo đầu tư 13 tỷ đồng, xây dựng xong nhưng không hoạt động, công trình xuống cấp nghiêm trọng.
(Thời báo Kinh tế ngày 5/4/05)
6. Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, do Công ty Thủy sản Thái Bình đầu tư 33,5 tỷ đồng, triển khai xây dựng từ năm 2001 đến tháng 6/2005 mới thực hiện được 4,8 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình phải cho chuyển công năng của nhà máy, vì không đủ nguyên liệu sản xuất và không đủ tiền đầu tư thiết bị mới.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 23/6/05)
7. Nhà máy chế biến gạo sau thu hoạch của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, đầu tư 6 triệu USD. Hoàn thành năm 2000, chạy thử thiết bị không phù hợp với gạo Việt Nam. Hiện Công ty chế biến và kinh doanh thực phẩm Thái Bình quản lý chỉ chạy 10- 15% công suất, chuyển từ vận hành tự động sang vận hành bằng tay.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 24/6/05)
8. Dự án Nhà máy nước Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, tổng vốn đầu tư 7,6 tỷ đồng, do UBND huyện Lạc Thủy làm chủ đầu tư. Xây dựng từ năm 1999 đến nay vẫn dở dang chưa hoàn thành đưa vào sử dụng, công trình đang xuống cấp nghiêm trọng.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 29/6/05)
9. Dự án Công viên nước thành phố Đà Nẵng rộng 10 ha, tổng vốn đầu tư 65 tỷ đồng, do Sở GTCC thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Sau 3 năm đưa vào sử dụng rất vắng khách, công trình đang xuống cấp. Hơn 8 tỷ đồng thiết bị nhập từ Tây Ban Nha về, nhưng không còn tiền để lắp đặt.
(Báo Phụ nữ ngày 23/11/05)
10. Năm 2001, tỉnh Hà Giang quyết định đầu tư 42 tỷ đồng xây dựng 4 Chung cư cao 5 tầng, tại phường Quang Trung, thị xã Hà Giang. Đến năm 2004, tỉnh mới bố trí được 8,3 tỷ đồng, đã quyết định cho xây đồng loạt 4 chung cư trên. Sau khi xây dựng xong, dân không mua nhà cao tầng để ở và tỉnh còn nợ các nhà thầu không có tiền trả.
(Báo Nông Nghiệp ngày 29/11/05)
11. Dự án Nhà máy Granit Thiên Thạch, tỉnh Nam Định, tổng vốn đầu tư 122,6 tỷ đồng, do Công ty Xây lắp I Nam Định làm chủ đầu tư. Sau khi đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm xấu, không tiêu thụ được, vì thiết bị lạc hậu và không đồng bộ.
(Báo Lao động ngày 20/12/05)
12. Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn quyết định cho nhập dây chuyền xi măng lò đứng của Trung Quốc, trị giá 20,5 tỷ đồng, để xây dựng nhà máy xi măng Hồng Phong, thay thế nhà máy xi măng hiện có phải di dời ra khỏi trung tâm thành phố Lạng Sơn. Công nghệ xi măng lò đứng Chính phủ đã cấm không dùng. Do đó, việc xây dựng nhà máy Hồng Phong với tổng vốn đầu tư 68,9 tỷ đồng bị đình trệ, đồng thời lãng phí 20,5 tỷ đồng mua thiết bị lò đứng không dùng được.
(Báo Sài Gòn giải phóng ngày 14/2/06)
13. Một số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội, đầu tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay có công viên còn đang xây dựng dở dang, có công viên chưa xây xong đã bị đề nghị phá bỏ một số công trình không phù hợp qui hoạch, có công viên không có khách vào... Điển hình là Công viên Yên Sở đầu tư 188 tỷ đồng, do nước hồ Yên Sở ô nhiễm nên không ai muốn vào. Thiết bị vui chơi giải trí của Trung tâm Sao Chổi nhập từ Nga trị giá 3 tỷ đồng không sử dụng. (Báo Tiền Phong ngày 13/6/06)
14. Thành phố Hải Phòng có nhiều dự án nhà ở và khu đô thị được đầu tư theo kiểu phong trào rồi bỏ dở dang. Theo thống kê có 129 dự án nhà ở, trong đó có 108 dự án phát triển Khu đô thị mới. Ví dụ Khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng, đã hơn 5 năm vẫn là bãi đất hoang. Khu đô thị mới ngã 5 Sân bay Cát Bi, đầu tư trên 100 tỷ đồng từ năm 1997 vẫn là bãi đất hoang. Rất lãng phí tiền và đất đai nông nghiệp.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 15/6/06)
15. Dự án cụm tuyến dân cư vượt lũ đồng bằng Sông Cửu Long được nhà nước đầu tư 3.200 tỷ đồng xây dựng 1.043 cụm dân cư cho 200.000 hộ dân vào ở, đến nay đã chậm hơn 1 năm so với kế hoạch. Điển hình cụm dân cư Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, xây dựng110 căn hộ, đến cuối năm 2005 chỉ có 32 hộ dân vào ở. Nguyên nhân do xây dựng không đồng bộ: không điện, nước, nhà vệ sinh, nắng nóng và ô nhiễm môi trường... gây lãng phí lớn.
(Báo Tiền Phong ngày 21/6/06).
16. Chương trình kiên cố hóa 28.300 km kênh mương, với tổng vốn đầu tư 8.900 tỷ đồng. Qua kiểm tra 901 dự án, phát hiện 425 dự án sai phạm, ở hầu hết các địa phương: khai man khối lượng 44,7% mất 12 tỷ đồng, sai về đơn giá mất 2,13 tỷ đồng, sai do đền bù giải phóng mặt bằng mất 2,7 tỷ đồng, chi tiêu sai chế độ 2,98 tỷ, lãng phí mất 1,8 tỷ... Điển hình như tỉnh Ninh Thuận 85% số dự án sai phạm.
(Báo Đại Đoàn Kết ngày 3/1/05)
17. Dự án sửa chữa nâng cấp cụm công trình Thủy lợi của nông trường Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, tổng kinh phí 17 tỷ đồng, do Sở NNvà PTNT Thanh Hóa làm chủ đầu tư, hoàn thành sửa chữa năm 2003, nhưng không hoạt động được, do hệ thống kênh dẫn nước thấp hơn mặt ruộng, nên nước không tự chảy vào ruộng. Về mùa khô nước hồ thấp hơn đáy kênh lại chưa có trạm biến thế cho máy bơm hoạt động.
(Báo Tiền Phong ngày 23-24/2/05)
18. Dự án Công viên Văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá, tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Do chất lượng xây dựng quá kém, sau khi đưa công trình vào sử dụng, một số hạng mục đã bị đổ nát. Gây lãng phí rất lớn.
(Báo Công an TP. Hồ Chí Minh ngày 14/3/05)
19. Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Huế, do Ban quản lý dự án thành phố Huế làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 143,5 tỷ đồng. Tháng 3/2001, điều chỉnh kinh phí lên 180 tỷ đồng. Do khảo sát, thiết kế, thi công có nhiều sai sót, đến nay đã tốn hàng trăm tỷ đồng dự án vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng.
(Báo Gia đình và Xã hội ngày 17/3/05)
20. Dự án Nhà máy nước Cao Xá, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, đầu tư trên 3 tỷ đồng, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư. Xây dựng xong tháng 11/2003 nhưng không hoạt động được, vì chất lượng xây dựng quá kém và thiết bị không đồng bộ.
(Báo Lao động ngày 16/4/05)
21. Dự án Hồ chứa nước Nam Du (đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang), tổng kinh phí 5 tỷ đồng, do Chủ tịch Trần Đức Lương tặng đồng bào trên đảo. Chủ quản dự án Ban quản lý dự án 419. Năm 2000 hồ hoàn thành chứa 30.000 m3 nước. Nhưng sau một năm hồ cạn khô không thể chứa được nước.
(Báo Sài Gòn Giải phóng ngày 6/5/05)
22. Hai dự án Kênh tưới nước Đốc Lời dài 10.000 m và kênh tưới nước Dương Hà dài 4.500 m của huyện Gia Lâm Hà Nội, do Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư, tổng vốn 9,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, do thiết kế thi công không đảm bảo chất lượng, nên công trình không sử dụng được.
(Báo An ninh Thủ đô ngày 24/6/05)
23. Dự án Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh, vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng, do SởTDTT Bắc Ninh làm chủ đầu tư, công trình kéo dài thời gian thi công hơn 2 năm, do thay đổi thiết kế, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng. Đang thi công dàn mái bị sập làm 4 công nhân bị thương nặng. Nguyên nhân do chất lượng công trình xấu, ăn bớt nguyên vật liệu.
(Báo Tiền Phong ngày 20/7/05)
24. Một số dự án xây dựng của tỉnh Cà Mau như: Nhà Thư viện của tỉnh, Chi cục thuế, nhà Câu lạc bộ thiếu nhi, Trụ sở UBND thành phố, Kho bạc Nhà nước, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Tượng đài Cà Mau... mỗi công trình đầu tư từ 2 đến 10 tỷ đồng. Sau khi đưa công trình vào sử dụng đều hư hỏng và xuống cấp rất nghiêm trọng, do chất lượng xây dựng không đảm bảo.
(Báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh ngày 24/8/05)
25. Nhà văn hóa tỉnh Đồng Tháp, tổng vốn đầu tư 9 tỷ đồng, do Sở Văn hóa thông tin là chủ đầu tư. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 7/2003 đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng: Mái dột, tường nứt, nền nhà sụt lở, hệ thống cấp thoát nước hư hỏng.
(Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 7/9/05)
26. Tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư 670 dự án, với tổng vốn trên 1.416 tỷ đồng, được bố trí dàn đều cho các dự án, không phân biệt thứ tự ưu tiên dự án trọng điểm quan trọng. Theo điều tra của các ngành chức năng địa phương chỉ có khoảng 8-9% công trình đạt chất lượng tốt, 40- 41% công trình chất lượng trung bình, 50 -52% công trình kém chất lượng.
(Bản tin kinh tế Việt Nam và Thế giới ngày 10/3/06)
27. Dự án Nhà máy nước Cầu Đỏ - Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư 380 tỷ đồng, do Công ty Cấp nước Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Quá trình thi công công trình đã bị rút bớt thép, thay đổi vật liệu rẻ tiền, nên các bể lọc, bể chứa đều bị rạn, nứt nghiêm trọng.
(Báo Thanh niên ngày 15/3/06)
28. Dự án Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Cà Mau, tổng vốn đầu tư 64,5 tỷ đồng, Sở Y tế Cà Mau là chủ đầu tư, sau 5 năm thi công, đạt 50% giá trị công trình thì tạm ngừng xây dựng, để điều chỉnh thiết kế. Từ năm 2000 đến nay, nhiều hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng: nền lún sụt, trần thấm dột, tường nứt... Ban quản lý đã xin điều chỉnh vốn đầu tư từ 64,5 tỷ đồng lên 121 tỷ đồng để sửa chữa và hoàn chỉnh công trình.
(Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 24/3/06)
29. Dự án Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ tỉnh Tây Ninh, đầu tư 15 tỷ đồng, do Sở Văn hóa thông tin làm chủ đầu tư, công trình chưa nghiệm thu đã bị lún tượng đài và nứt hỏng nhiều chỗ, có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
(Báo Tiền Phong ngày 30/3/06)
30. Chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học tại tỉnh Bình Định, với tổng số 1.250 phòng học, vốn đầu tư 120 tỷ đồng. Sau 3 năm thực hiện, mới xây được 867 phòng học, 253 phòng đang xây dở dang. Nhưng chất lượng xây dựng rất kém: tường nứt, nền lún, mái dột, cửa bong tróc hỏng, hệ thống chiếu sáng kém... gây lãng phí lớn.
(Báo Thanh Niên ngày 25/4/06)
31. Dự án Hồ bơi thiếu nhi tỉnh Sóc Trăng, vốn đầu tư 4,9 tỷ đồng, do Sở TDTT làm chủ đầu tư; chất lượng công trình rất xấu, tường bể nứt, nền bị lún, rãnh thoát nước xung quanh bể nứt nhiều chỗ... nhưng đã được chủ đầu tư nghiệm thu để quyết toán công trình. (Báo CAND ngày 1/6/06)
32. Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt – Thanh Hóa, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, do Sở Nông Nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, dự án mới triển khai đợt I, đã phát hiện 21 công trình xây dựng bị rút ruột, công tác giải phóng mặt bằng đều có sai phạm tham nhũng; công trình đầu tư từ 2 – 3 tỷ đồng thì bị thất thoát 2 – 3 trăm triệu đồng.
(Báo Gia đình và xã hội ngày 26/2/05)
33. Tỉnh Lâm Đồng kiểm tra 23 dự án, tổng vốn đầu tư 367,6 tỷ đồng, do Ban quản lý của tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, có 11 dự án sai phạm, thất thoát hơn 7 tỷ đồng, do thi công sai chủng loại vật liệu, quyết toán khống khối lượng.
(Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 16/3/05)
34. Thanh tra Chính phủ kiểm tra 120 dự án xây dựng trường học ở các địa phương, với tổng vốn đầu tư 684 tỷ đồng, do các Sở GD-ĐT làm chủ đầu tư, phát hiện thất thoát 10,873 tỷ đồng, sai phạm chủ yếu do rút ruột công trình, quyết toán khống khối lượng, vật tư giá cả... (Báo Thanh Tra ngày 29/3/05)
35. Từ năm 1998 đến 2003, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, đầu tư 913 tỷ đồng, sửa chữa, nâng cấp 104 Khách sạn, đã thất thoát lãng phí hàng chục tỷ đồng như: Dự án cải tạo Khách sạn Đồng Khởi, không tổ chức nghiệm thu đã thanh toán 72.000 USD, không có hóa đơn chứng từ. Dự án cải tạo Khách sạn Edenrok chi 338,4 triệu đồng thiết kế, nhưng không sử dụng được, phải thiết kế lại.
(Báo Tiền Phong ngày 19/4/05)
36. Dự án cải tạo Hồ Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đầu tư trên 3 tỷ đồng, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Quá trình thi công đã bị thất thoát 400 triệu đồng.
(Báo Tiền Phong ngày 28/4/05)
37. Dự án thoát nước đường Hoàng Hoa Thám, TP. Hồ Chí Minh, vốn đầu tư 79 tỷ đồng, do Sở GTCC làm chủ đầu tư, công trình thi công quá lâu, gây thất thoát lãng phí lớn, phải xin điều chỉnh vốn từ 79 tỷ lên 176 tỷ đồng (gấp 2,5 lần).
(Báo Tiền Phong ngày 9/9/05)
38. Dự án Cầu Bản Phiệt, tỉnh Lào Cai, tổng vốn đầu tư 28,4 tỷ đồng, do Sở GTVT làm chủ đầu tư. Quá trình thi công đã ăn bớt 9,2 tấn thép, bị bắt quả tang, đang làm rõ xử lý trước pháp luật.
(Báo Lao Động ngày 1/12/05)
39. 10 dự án trọng điểm của tỉnh Phú Yên, tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng và dự án hạ tầng đô thị của thành phố Tuy Hòa tổng vốn đầu tư 1.290 tỷ đồng. Tỉnh phê duyệt thời gian khởi công, không ấn định thời gian hoàn thành, công trình kéo dài nhiều năm, gây thất thoát lãng phí lớn. Như Cảng Vũng Rô ba lần điều chỉnh vốn từ 12,1 tỷ lên 108,8 tỷ đồng, thi công 10 năm đến nay vẫn chưa xong. Đường giao thông Bãi Ngà - Vũng Rô hai lần điều chỉnh vốn lên 28,5 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2005 mới thực hiện được 7 tỷ đồng.
(Báo Lao Động ngày 7.12.05)
40. Dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông, tỉnh Phú Yên, phục vụ chống úng cho 3000 ha lúa 2 vụ, cấp nước cho 1.000 ao, hồ nuôi tôm xuất khẩu, tổng vốn đầu tư 30,3 tỷ đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Tháng 9/2005, tỉnh quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 41,6 tỷ đồng; đang thi công thì kè bị sạt lở thiệt hại 715 triệu đồng, do chất lượng công trình xấu, tham nhũng, thất thoát lớn.
(Báo Lao Động ngày 8/12/05)
41. Dự án xây dựng trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn đầu tư 19,3 tỷ, do Sở GD-ĐT làm chủ đầu tư. Quá trình thi công, các bên tham gia dự án đã khai khống khối lượng thi công để tham ô 600 triệu đồng.Thanh tra Thành phố đã quyết định thu hồi cho công quỹ.
(Báo Sài Gòn Giải phóng ngày 27/5/06)
42. Chương trình Kiên cố hóa trường học được đầu tư 7.930 tỷ đồng. Các địa phương đã xây dựng 58.605 phòng học. 50 tỉnh, thành phố đã tiến hành thanh tra 7.823 phòng học và 259 phòng cải tạo sửa chữa, đạt 14% tổng số phòng học trên. Đã phát hiện thất thoát 27,6 tỷ đồng, trong đó quyết toán khống 5 tỷ, thanh toán sai thực tế 21 tỷ đồng. Hầu hết 50 địa phương đều có sai phạm với mức độ khác nhau.
(Báo Kinh tế – xã hội ngày 30/5/06)
43. Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra 7 cụm tuyến dân cư sống chung với lũ của 7 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long), với tổng số vốn đầu tư 664,9 tỷ đồng, đã phát hiện thất thoát 15,9 tỷ đồng, các sai phạm xẩy ra ở các khâu từ chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đến thi công thanh quyết toán công trình.
Kết luận
Dàn trải, thất thoát, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng trong 20 năm đổi mới kinh tế từ phân cấp quản lý, đến phân bổ quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư… Nhìn tổng thể giai đoạn 2000-2007 hoạt động đầu tư có quy mô ngày càng lớn, tạo cơ sở vật chất rất quan trọng cho đất nước nhưng đầu tư dàn trải còn chậm được khắc phục, lãng phí và thất thoát lớn, công tác quản lý hoạt động đầu tư vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Thất thoát và lãng phí diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và tính chất ngày càng trở nên nghiêm trọng, trên thực tế, khó định lượng một cách chính xác số liệu về thất thoát, lãng phí. Lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng vẫn còn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình. Chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư. Ngay từ lúc này, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, thay vì tìm cách để vay được nguồn vốn nước ngoài nhiều, nên quan tâm nhiều hơn đến việc tìm ra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu để chống thất thoát, lãng phí, các khoản đầu tư không hiệu quả... Có như thế, nền kinh tế mới có thể phát triển nhanh, hiệu quả hơn và bền vững hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Quang Phương
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN, NXB Lao động Hà Nội, 2005. PGS Trần Đình Ty
Phân tích và quản lý các dự án đầu tư.NXB khoa học và kỹ thuật. PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai,
4. Các Website:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ công nghiệp
Bộ ngoại giao
Bộ xây dựng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thất thoát và lãng phí trong đầu tư Thực trạng và giải pháp.doc