Với cảm hứng từthiên nhiên Trần Đăng Khoa đưa vào thơmình những hình ảnh
quen thuộc, gần gũi và thổi hồn vào cảnh sắc đó làm cho ta như được sống trong một làng
quê Bắc bộyên ả, thanh bình. Tâm hồn thi sĩtrong con người bé nhỏrất nhạy cảm, tinh tế,
lắng nghe và thấu hiểu mọi sựthay đổi, vận động của vạn vật dù là rất khẽ. Thếgiới bên
ngoài bình thường, quen thuộc bước vào thơTrần Đăng Khoa mang nhiều nét mới lạ, độc
đáo, ngộnghĩnh. Trong thếgiới đó, tất cả đều là bạn bè, đều có có niềm vui, nỗi buồn, đều
mang hơi thởcủa riêng mình và của mọi người, mọi vật xung quanh.
Người nông dân trong thơTrần Đăng Khoa vẫn lao động vất vả, khó nhọc nhưng
năng động, yêu đời chứkhông an phận nhưngười nông dân trong ca dao xưa. Sốphận của
những em bé trong chiến tranh qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa thật đáng thương. Những
câu thơcủa Trần Đăng Khoa không hoa mĩ, kiểu cách mà rất chân thành, sâu sắc, đầy ắp
tình thương mến và tin tưởng.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11900 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cháu khoảng trời bình
yên), gửi anh đã đến thăm em (Thư thơ), cô Bưởi (Em dâng cô một vòng hoa, Về thăm cô
Bưởi).
Cậu bé Trần Đăng Trần Đăng Khoa ngày ấy và nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay nay
vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt đối với nữ liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Mạc Thị Bưởi (1927-
1951) là một du kích ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cô tham gia cách mạng rất tích
cực và hi sinh ở tuổi 24. Cô Bưởi hi sinh lúc Trần Đăng Khoa chưa sinh ra. Những gì về cô
Trần Đăng Khoa được nghe từ bố mẹ và những người xung quanh. Ấy thế mà trong lòng
cậu bé Trần Đăng Khoa rất yêu quý, trân trọng và biết ơn cô:
Cô ơi!
Sông nước gọi tên
Nắng mưa phục kích trăng lên đánh đồn
Thương cô sóng cuộn quanh cồn
Nhát dao giặc giết…em còn thấy đau.
(Em dâng cô một vòng hoa)
Bốn năm sau, Trần Đăng Khoa đã nhận thức được một điều: Các anh hùng liệt sĩ
vẫn sống mãi trong trái tim của dân tộc ta. Trần Đăng Khoa đã nói thay tấm lòng của mọi
người khi em Về thăm cô Bưởi:
Bóng cô đi giữa triệu người
Hôm nay và cả muôn đời mai sau…
44
(Về thăm cô Bưởi)
3.5. Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước
Chúng ta thường mang trong đầu một ý nghĩ rằng cảm hứng đối với những địa danh
trên đất nước chỉ có ở những nhà văn, nhà thơ từng rong ruổi trên các nẻo đường đất nước
mới có được. Ý nghĩ ấy đúng nhưng không hoàn toàn, bởi có những người chưa một lần
đến với miền đất nào đó nhưng vẫn có thể có tình cảm thiết tha sâu nặng. Bác Hồ của
chúng ta đau đáu hướng về miền Nam thân yêu: “miền Nam trong trái tim tôi”. Tâm
nguyện của Bác là sau khi thống nhất nước nhà sẽ vào miền Nam cho thỏa lòng mong nhớ.
Vậy mà, đến cuối đời, tâm nguyện ấy vẫn chưa đạt được. Chế Lan Viên không đến Tây
Bắc nhưng vẫn viết được bài thơ rất hay về Tây Bắc. Nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa
cũng tiếp nối tinh thần đó. Lúc nào em cũng mong muốn mình được đến với các miền Tổ
quốc yêu thương:
Em muốn con tàu này
Đưa em đi khắp đất nước
Ôi tổ quốc! Tổ quốc!
(Đi tàu hỏa)
Với niềm mong ước đó, Trần Đăng Khoa đã tâm sự cùng Than - người bạn thân
thiết, chân thật. Than giống như một nhà hiền triết nói lên tiếng nói của dân tộc có lịch sử
bốn ngàn năm văn hiến. Than lại giống như một nhà thơ. Nhà thơ Than sẽ làm thơ ca ngợi
cuộc sống, ca ngợi đất nước cùng với những truyền thống chống giặc ngoại xâm:
- Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi Vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác nông dân
Sớm sớm lên tầng.
(Lời của Than)
Những nẻo đường hành quân của các chú bộ đội đến khắp nơi trên đất nước cũng
làm Trần Đăng Khoa liên tưởng đến những vùng đất đó dù chỉ là những lá thư:
Chú thì đương Sơn La
Chú thì ra Cồn Cỏ
Chú thì giữ Hàm Rồng
Chú thì xa, xa nữa…
(Bà và cháu)
Khi viết bài thơ tặng nhà thơ Tố Hữu, Trần Đăng Khoa cũng đã gửi lòng về xứ Huế
mộng mơ - quê hương của Tố Hữu:
Chú ngồi với cháu trong phòng
Mái chèo nghe động một dòng Hương Giang
45
(Kính tặng chú Tố Hữu)
Và Trần Đăng Khoa đã cùng chú nhìn lại quãng thời gian đầy gian khổ nhưng cũng
đầy ánh sáng và tự hào khi được ánh sáng của Đảng chiếu sáng cuộc đời. Lấy ý từ bài thơ
“Từ ấy” của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thật xúc động, chứng tỏ rất am
hiểu về cuộc đời của chú:
Chú “Từ ấy” những gian nan
Đường lên Đắc Sút sương tan mặt ghềnh
Nhận được lá thư của anh Minh, Trần Đăng Khoa cảm thấy yêu mến lạ vùng đất
mỏ: Ôi miền đất anh đang sống
Nghe sao mà giản dị yêu thương…
Những muốn thăm làng thăm mỏ
Nếu anh không đạp xe về
Em sẽ lần đường cuốc bộ…
(Nhận thư anh)
Trần Đăng Khoa chưa một lần đến với thủ đô Hà Nội nhưng trong lòng luôn thương
nhớ nơi đó. Ngay cả trong giấc mơ, Trần Đăng Khoa cũng thường mơ về Hà Nội xa xôi:
Em nằm lơ mơ ngủ
Thấy mình về Thủ đô
Ôi chao, trăng vàng óng
Quay tròn... bánh ô tô...
(Trăng tròn)
Trong những vùng đất của Tổ quốc, Trần Đăng Khoa dành một tình cảm đặc biệt cho
miền Nam ruột thịt. Điều đó đã được thể hiện qua các bài thơ thơ trong tập Góc sân và
khoảng trời. Theo quy luật của tình cảm con người một khi người ta nhắc có nghĩa là
người ta vẫn thường nghĩ đến và thấy thương thấy nhớ. Trong ý nghĩ của Trần Đăng Khoa
và các bạn lúc nào cũng có hai tiếng miền Nam. Bài Bắt ông Rừng nộp củi, Trần Đăng
Khoa đã vẽ ra một hình ảnh thật sinh động: Các em đứng trên đỉnh núi mà ngó khắp bốn bề
để rồi cảm thấy “nghe thiêng liêng Tổ quốc”. Từ trên núi em thấy được nơi Nguyễn Trãi
làm thơ, nơi Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nam Hán, thấy hình ảnh Bác Hồ làm thơ và
vạch đường lối cứu nước. Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã đưa cặp mắt nhìn thật xa để
được trông thấy miền Nam trong cảnh những phố phường náo động. Náo động vì cuộc
sống vẫn diễn ra như chưa bao giờ bị dập tắt theo ý đồ của đế quốc Mĩ.
Trần Đăng Khoa đã rất thích thú khi các chú bộ đội kể chuyện về miền Nam với
những chiến công ngày càng nhiều:
Này đây đường phố Sài Gòn
Rực trời ánh lửa phá đồn đêm nao
Bao nhiêu xe xích đổ nhào
Bao nhiêu giặc Mĩ chui vào áo quan.
46
Trong những luc ca hát, tiếng đàn bầu gợi nhớ đến Nam Bộ với những câu hò, điệu
lí xàng, xê “đằm thắm khúc ru con Nam Bộ” và làng quê Kinh Bắc với giọng quan họ ân
tình “Tươi mát câu dân ca quan họ” (Tiếng đàn bầu và đêm trăng).
Trần Đăng Khoa yêu thương những vùng đất xa xôi, bới vì đó có Bàn chân thầy
giáo:
Bàn chân thầy giáo gửi lại Khe Sanh
Hay Tây Ninh, Đồng Tháp
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người.
Như đã nói, những miền đất ấy Trần Đăng Khoa chưa một lần được đến. Nhưng, từ
trong sâu thẳm Trần Đăng Khoa lại yêu mến vô cùng. Trước kia, em Trần Đăng Khoa yêu
những địa danh đó vì đó là một phần của Tổ quốc thiêng liêng, nơi đó cũng như quê em
phải chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh. Giờ đây, Trần Đăng Khoa lại càng thêm
yêu vì những nơi đó có bàn chân của thầy giáo từng đi qua và một nơi nào đó có bàn chân
của thầy để lại. Bài thơ làm chúng tôi liên tưởng đến mấy câu thơ của Giang Nam:
Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Quê hương)
Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ quê hương - đất nước lại hay đi chung với nhau.
Bởi mỗi người đều có một quê hương riêng của mình nhưng tất cả chúng ta đều có chung
một quê hương: Việt Nam. Quê hương không thể tách rời đối với đất nước. Vận mệnh của
đất nước có mối tương quan với quê hương của mọi người. Vì thế, Trần Đăng Khoa không
chỉ viết về làng Điền Trì của mình mà còn viết về đất nước với niềm yêu mến, tự hào. Trần
Đăng Khoa đã reo lên niềm tự hào ấy:
Trăng từ đâu… từ đâu…
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em!
(Trăng ơi… từ đâu đến…)
Hỏi để mà tự hào, khẳng định vẻ đẹp đặc biệt của đất nước mình. Câu hỏi thật dễ
thương. Không chỉ tự hào về vẻ đẹp đấ nước mà Trần Đăng Khoa còn tự hào về một đất
nước anh hùng. Hai cảm hứng đó xuất hiện xuyên suốt trong thơ Trần Đăng Khoa, không
chỉ trong tập Góc sân và khoảng trời mà những tập thơ được viết khi đã thành một anh lính
biển hay những năm gần đây cũng thế. Trần Đăng Khoa đã nói với bạn bè thế giới rằng:
Chúng tôi chẳng sợ Mĩ đâu
Vẫn vui, vẫn hát những câu rộn ràng.
47
(Gửi bạn Chi – lê)
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thế giới rất lo ngại cho Việt Nam về cả vật chất
và tinh thần khi phải đối mặt với cuộc chiến không cân sức như thế. Bạn bè thiếu nhi quốc
tế hiểu gì về tinhth thần của thiếu nhi Việt Nam? Có biết bao trẻ em Việt Nam trả lời cho
câu hỏi ấy nhưng lịch sử đã chọn Trần Đăng Khoa làm người phát ngôn cho cả thế hệ, cả
dân tộc.
48
CHƯƠNG III: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI – MỘT SỐ HÌNH
THỨC BIỂU HIỆN NỔI BẬT
1. Giọng điệu
Chúng tôi nghĩ rằng, nghiên cứu giọng thơ của một tác giả không phải là việc đơn
giản. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và khả năng cảm thấu sâu sắc mà không phải ai
cũng có được. Trong pham vi của khóa luận, chúng tôi chỉ tìm hiểu một vài nét mà chúng
tôi cho là nổi bật trong tập thơ Góc sân và khoảng trời. Đó là giọng thơ hồn nhiên, trong
sáng, thiết tha và giọng triết lí, suy tư.
1.1. Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha
Trong tập thơ, Trần Đăng Khoa thường xưng hô là “em” khiến cho người đọc như
đang lắng nghe lời tâm sự của một chú bé ngoan:
Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya…
(Cái sân)
Em đi chọc ếch chiều nay
Giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng kêu…
(Chọc ếch)
Có lẽ, trong lúc làm thơ, Trần Đăng Khoa tưởng tượng mình đang nói chuyện với
người lớn nào đó. Còn khi nói với các con vật, cây cối thì Trần Đăng Khoa xưng “tao” và
gọi “mày” một cách thân mật như những người bạn:
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày không bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao
(Sao không về vàng ơi?)
Những lời Trần Đăng Khoa nói thì thầm với trầu mới đáng yêu làm sao:
Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu
Đã dậy chưa hả trầu?...
(Đánh thức trầu)
49
Chỉ có trẻ thơ mới có giọng điệu như thế. Cả tập thơ mang giọng điệu trong tập thơ
hết sức hồn nhiên, trong sáng, mang đậm tính cách trẻ con của tác giả. Bài “Thơ vui” mang
giọng thơ hết sức hồn nhiên pha lẫn nghịch ngợm:
…Diêm Vương đi vắng lâu rồi
Nghe đâu ăn cỗ Nhà Trời xa xăm…
Mải vui chén rượu, cuộc cờ
Quên không mở cửa Phủ cho cháu vào…
Bác Mạnh Sinh chẳng biết nghe tin đâu, tưởng Trần Đăng Khoa đã chết nên gửi
câu đối và thơ về nhà chia buồn cùng gia đình Trần Đăng Khoa. Cảm động trước tấm lòng
của Bác, Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ gửi tặng và cũng báo cho bác Sinh rằng Trần
Đăng Khoa vẫn “chưa lặng lẽ qua đời được đâu”. Giọng thơ nghịch ngợm nhưng đầy
nghĩa tình. Đọc bài thơ này, có lẽ bác Sinh đã mỉm cười hạnh phúc vì “thần đồng” Trần
Đăng Khoa vẫn bình an, vẫn làm thơ hay như bác và mọi người từng biết.
Chiến tranh với sức tàn phá của nó làm cho Trần Đăng Khoa ý thức hơn nhưng
không vì thế mà tâm hồn cằn cỗi. Tiếng thơ của Trần Đăng Khoa đã át đi “âm thanh nhơ
bẩn” bằng chính sự hồn nhiên, ngây thơ và thanh thản:
Tiếng diều vàng nắng
Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom…
(Thả diều)
Bên cạnh hố bom, hiện thân của sự chết chóc, hủy diệt, cánh diều tuổi thơ vẫn bay
cao như khát vọng của thế hệ măng non Việt Nam. Âm thanh của tiếng diều làm cho trời
như cao hơn, xanh hơn đẹp hơn. Trần Đăng Khoa đã nói với bạn bè trên thế giới rằng:
Chúng tôi đến lóp ngày ngày
Mũ rơm tôi đội, túi đầy thuốc men
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
Chúng tôi chẳng sợ Mĩ đâu
Vẫn vui vẫn hát những câu rộn ràng
(Gửi bạn Chi - lê)
Với các con vật xung quanh, Trần Đăng Khoa dành cho chúng một tình cảm yêu
mến đặc biệt. Lời thơ trong Nói với con gà mái, Tiếng chim kêu,… hết sức tha thiết. Nhìn
vằn máu đỏ trong mắt con gà mái bị mất con, nghe tiếng chim bị thương kêu thảm thiết
trong bụi cây, Trần Đăng Khoa cảm thấy lòng mình như có lửa đốt. Chỉ một tiếng chim
kêu, một cái nhìn cũng gây cho con người xúc động mãnh liệt. Tại sao giặc Mĩ đã nhẫn
tâm sát hại hàng triệu người lại không mảy may thương tiếc?
50
Bài “Sao không về Vàng ơi?” là tiếng gọi của một em nhỏ bị mất con vật thương
yêu thất. Ta cảm nhận trong từng lời thơ là nỗi nhớ nhung da diết, là niềm mong chờ con
Vàng quay trở về. Trần Đăng Khoa nhớ từng cử chỉ mừng rỡ của nó mỗi khi Trần Đăng
Khoa đi học về:
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm, mày bắt…
Trong tập thơ có những bài được viết theo thể thơ lục bát: Mẹ ốm, Tiếng nói, Hạ
Long, Quê em,… Những bài này mang giọng hết sức thiết tha, gợi cho người đọc sự cảm
động. Mẹ ốm là tâm tình của một đứa con hiếu thảo:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan…
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Trần Đăng Khoa viết bài thơ này bằng tất cả nhận thức sâu sắc và tình thương mến.
Trần Đăng Khoa ý thức sâu sắc những nỗi cơ cực mà mẹ đã chịu đựng qua từ “lặn”. Thử
tìm một từ nào khác thay thế thì ý thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Bài thơ gây cho người đọc
niềm xúc động thực sự bởi những suy nghĩ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc và giọng thơ tha
thiết, chứa chan tình cảm.
1.2. Giọng triết lí, suy tư
Trần Đăng Khoa là chú bé thiếu nhi làm thơ nhưng thơ Trần Đăng Khoa khi đó
không phải chỉ dành riêng cho thiếu nhi đọc. Ở lứa tuổi còn chơi giun, chơi dế, Trần Đăng
Khoa đã “già trước tuổi” khi mang vào thơ mình những chuyện chẳng trẻ con chút nào.
Tác giả vượt qua rất nhanh những bài thơ tả cảnh và nói tình theo đạo đức quy ước của thời
đại mình đang sống để tiến tới các bài thơ sâu sắc tình đời, thấm thía buồn vui của thân
phận làm người. Dưới ngòi bút viết chữ còn nguệch ngoạc của chú bé nông thôn ấy đã hiện
lên sâu sắc cả thế giới tâm sự của con người - con người Việt Nam, con người nông dân xã
Quốc Tuấn quê em và con người tổng quát của cõi người.
Hơn thế, trong bài “Trăng sáng sân nhà em” tâm linh chú bé Trần Đăng Khoa còn
có mối giao hòa với vũ trụ. Một đêm trăng sáng trước sân nhà, Trần Đăng Khoa cảm nghe
được trong sự im lặng của đất trời, tiếng nói của hư vô biểu hiện bằng ánh sáng soi tỏ
51
xuống sân nhà. Trần Đăng Khoa biết đánh thức trầu rồi mới hái nó cho bà, cho mẹ. Trần
Đăng Khoa xem trầu như một người bạn nên rất nhẹ nhàng, từ tốn. Chú bé biết lắng nghe
và biết nói với thiên nhiên. Dường như trong tâm hồn của mỗi thi sĩ đều có con người kì
diệu đó, không phân biệt lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Thuở bé, Trần Đăng Khoa hay lên Côn Sơn
viếng đền thờ Nguyễn Trãi. Không biết thuở ấy Trần Đăng Khoa đã biết gì về thơ Nôm của
Nguyễn Trãi chưa nhưng rõ ràng trong hồn, Trần Đăng Khoa tự cảm nhận một mối giao
lưu với người xưa – cũng là cảm xúc tâm linh u uẩn. Trong Đêm Côn Sơn khi tiếng chim
tiếng suối nhỏ dần và thành mờ ảo thì Trần Đăng Khoa nghe rộn lên tiếng sấm, tiếng
chuông, tiếng gió,… lại cả tiếng ngâm thơ nữa. Bài thơ tinh vi trong bút pháp khi tả thật
lẫn tả ảo và càng tinh vi lúc từ cái thật mở sang cái ảo, cái lá đa rơi ở cõi người nhưng
tiếng động của nó như từ cõi tâm linh:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
“Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” - Câu thơ bật ra tưởng chừng ngẫu nhiên,
chỉ là một thoáng cảm bằng tai, nhưng đọc kỹ cả đoạn, cả bài, không khó khăn nhận ra sự
bất chợt ấy bắt đầu từ sự rung động của trái tim, sự bất chợt ấy có vẻ vô thức, nhưng lại là
tích góp đã được chuẩn bị của ý thức. Bởi thế câu thơ trở nên có hồn, có thần. Nếu như ta
đã từng cảm phục Nguyễn Khuyến không màng công danh trở về hòa hồn mình với làng
quê mùa thu yên ả đã cảm nhận được “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” thì ta sẽ ngạc nhiên
hơn khi người thốt ra câu “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” là một cậu bé mới 10
tuổi đầu. Mọi người kinh ngạc khi đọc những câu thơ u uẩn của chú bé Trần Đăng Khoa.
Cái hồn bé thơ ấy như sớm nhận được những tín hiệu mang mang xa rộng và sâu thẳm từ
cuộc đời. Nhưng chúng ta thật sự cảm thấy gần gụi khi thấy ở nơi Trần Đăng Khoa những
cảm xúc đời sống chân thật, rất thật như vốn có ở mỗi ngày thường mà lại thật sâu nặng
chất nhân văn như những chiêm nghiệm của một triết gia cao niên đã chứng kiến nhiều
nhiều biến đổi của cuộc đời. Trần Đăng Khoa kể chuyện bé Giang đánh tam cúc với con
mèo. Con người bé trông nhà một mình thì phải lấy mèo làm bạn, gạ nó đánh tam cúc với
mình vì duy chỉ có nó không phải làm việc đồng áng như những người lớn trong nhà của
em. Dường như con mèo biết được điều đó nên nó luôn tỏ ra nũng nịu, vòi vĩnh. Nó cứ
phỏng mũi “ngoao ngoao”, khi thua thì dỏng tai, xanh mắt lên không chịu. Thế là con
người, dù bé, cũng phải nhường “à thôi mày được”. Cuộc chơi tiếp tục được là nhờ thế.
Muốn làm người thì phải thế chứ sao! Loài vật nào chẳng hiếu thắng. Chỉ có con người
mới biết nhường nhịn, biết thua để cuộc sống luôn hòa bình, đầy tình thương. Thơ của một
em bé mới mười một tuổi đã chứa đựng những triết lí của một triết gia. Đó cũng là một
trong những điểm độc đáo của thơ Trần Đăng Khoa so với thơ của các em thiếu nhi cùng
tuổi.
Ngoài ra, Trần Đăng Khoa có bài thơ tám câu Cháu làm bà còng ít thấy ai nói tới
nhưng đấy là bài thơ thấm đượm buồn vui sâu sắc của kiếp người. Cháu Minh Hà của Trần
52
Đăng Khoa chân đi còn chưa vững nhưng lại biết nhại dáng đi của người bà cao tuổi, mắt
đã mờ, lưng đã còng:
Tay vắt vẻo lưng cong
Đầu vấp va vấp vểnh
Trò chơi ấy là trò trẻ con ở đâu ở đâu ta cũng thấy bởi trẻ con hay bắt chước lời nói,
hành động của người lớn. Ta cười xòa rồi quên đi. Trần Đăng Khoa đã cho ta thấy một
chiều sâu nhân thế bằng bốn câu thơ nói bốn phản ứng tâm lí của bốn thứ nhân và vật thế
này:
Mèo tròn mắt lạ lùng
Chị cười lăn ra đất
Mẹ ngồi lặng hồi lâu
Bà đứng trào nước mắt
Chị cười lăn hồn nhiên. Mẹ ngồi lặng nghĩ ngợi mà bà thì trào nước mắt. Tại sao lại
khác nhau như thế? Bởi vì nỗi từng trải của mỗi người. Trần Đăng Khoa không nói nhiều,
thậm chí là không nói gì mà lại chạm vào nỗi đau nhân thế, mà người đọc cảm nghe bao
nỗi dâu bể đoạn trường của thân phận con người. Mỗi chặng đường đời lại thấm thía thêm
nỗi sâu nặng của thân phận ấy. Phải đến tuổi già như bà mới biết đời người chỉ dài bằng
một trò chơi: Chân vừa đi khuệnh khoạng chưa vững đấy mà giờ đã còng rồi. Đừng vội
cho rằng đây là tư tưởng bi quan, ủy mị của Trần Đăng Khoa. Hãy để hồn mình lắng đọng
sau những thăng trầm, biến cố trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta cũng có cùng suy nghĩ
về cuộc đời như Trần Đăng Khoa vậy.
Bài thơ Mẹ ốm được mọi người đánh giá rất cao. Những bà mẹ khi được các con
mình đọc cho nghe không khỏi trào nước mắt vì cảm động. Từng chữ, từng câu trong bài
thơ rất tự nhiên, chân thực và cũng rất tinh tế, sâu sắc. Câu thơ “Cả đời đi gió đi sương -
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” đã khiến cho các nhà thơ lớn tuổi, có kinh nghiệm cũng
phải ngả mũ chào. Bởi vì, “nếu họ có được cái tinh tế và nhạy cảm như Trần Đăng Khoa
thì họ sẽ làm cho câu thơ già đi”[10;341] hoặc làm cho nó mang vẻ ngô nghê, trẻ con một
cách gượng gạo rất khó chịu. Trần Đăng Khoa viết hai dòng này thật cô đọng, không có từ
nào là thừa. Từ nào cũng hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, chính xác và biểu cảm lạ
lùng. Tác giả đã phải vận động cùng lúc hai quá trình trái ngược nhau: Vừa phải trưởng
thành, chính chắn hơn để nhìn nhận sự việc lại vừa phải quay về bản chất trẻ con của mình
để có được cái nhìn thuần khiết như thế.
Tính triết lí trong thơ của Trần Đăng Khoa không tập trung ở một bài nào mà rải
đều khắp, ngay cả trong lúc nghịch ngợm, đùa vui. Tác giả Góc sân và khoảng trời thả
cánh diều tuổi thơ bay lên trời cao rồi từ đó mà ngắm nhìn làng mạc, mái trường, dòng
sông, cánh đồng,… của quê hương. Cứ ngỡ đây là một bài thơ ca ngợi cảnh quê hương
tươi đẹp. Nhưng câu cuối : “Dây diều em cắm - Bên bờ hố bom” (Thả diều) đã làm cho
phương hướng cảm nhận của người đọc bị đảo lộn một cách bất ngờ. Đến lúc này thì bài
53
thơ đã thực sự phát lộ ra những lớp nghĩa mới mẻ và giàu sức khái quát. Với hình ảnh diều
và hố bom, bài thơ Thả diều của Trần Đăng Khoa bỗng trở thành một triết lí về sự sống
của dân tộc: Sự sống bay lên từ trong cái chết, kẻ thù có thể giết chết chứ không thể thể
hủy diệt được con người Việt Nam. Cánh diều tuổi thơ không chỉ bay lên bầu trời cảm xúc
mà còn bay vào bầu trời của suy tưởng, triết luận. Nhưng, triết luận không phô trương cho
mọi người thấy mà là ẩn mình một cách kín đáo vào hình ảnh cánh diều bay cao bất chấp
sự đe dọa của bom đạn – một hình ảnh tươi tắn mà cũng rất thâm trầm tạo nên bởi tâm hồn
lạc quan của thi sĩ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta thấy rất nhiều câu thơ mang màu sắc triết lí tạo cho câu
thơ thêm chiều sâu lẫn chiều rộng mà nhà thơ Xuân Diệu đã gọi là “bút pháp người lớn”.
Nhìn Bàn chân thầy giáo, Trần Đăng Khoa đã thốt lên những lời thơ đầy suy tư, triết luận:
Ôi, bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hành lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cuộc đời mình
Bài thơ này Trần Đăng Khoa làm vào năm 1972, nghĩa là em chỉ mới 14 tuổi. Vậy
mà câu thơ lại già dặn như thế. Từ xưa, ông bà ta đã đúc kết được một điều “nhân vô thập
toàn” - câu nói ấy là chân lí của mọi thời đại. Phàm là con người thì không ai được trọn
vẹn tất cả. Thầy giáo đã gửi lại một phần cơ thể ở vùng đất đầy máu lửa của Tổ quốc. Với
những gì còn lại của cơ thể và một tấm lòng trọn vẹn với phấn trắng, bảng đen, với đàn trò
nhỏ ngây thơ, thầy đã tiếp tục những tháng ngày cống hiến cho đất nước. Khi xưa và hiện
tại, thầy đều cống hiến tất cả cho cuộc đời, cho đất nước. Trần Đăng Khoa đã nhận ra
những cống hiến đó và cả sự nỗ lực phi thường ẩn trong con người đáng kính đó.
Từ nhìn nhận này mà sau đó ba năm (năm 1975), Trần Đăng Khoa đã tình nguyện
vào bộ đội để chiến đấu, để xứng đáng hơn với thầy, với các cha anh của mình. Có thể lắm
chứ! Khi chúng ta nhận thức sâu sắc một người nào đó có những nghĩa cử cao đẹp, bất
chợt chúng ta sẽ nhìn lại mình xem có được như người ấy chưa. Nếu chưa, chúng ta luôn
muốn được như vậy. Trần Đăng Khoa cũng như thế. Trần Đăng Khoa đã từng lăn lộn
nhiều năm ở chiến trường Campuchia và ở quần đảo Trường Sa đầy nắng, gió và sóng
biển.
Bài thơ Sao không về Vàng ơi người đọc cảm động sâu sắc trước nỗi buồn, nỗi đau
của một em bé bị mất đi một con vật mà em yêu thương. Trẻ em rất yêu các vật nuôi trong
nhà. Trong mắt các em, những con Vàng không là con vật mà là một người bạn thân thiết.
Đâu chỉ có thế, chúng ta còn nhận ra một điều: từ nỗi hoảng sợ của một con chó đã tố cáo
và khinh bỉ chiến tranh. Thì ra, tiếng bom rùng dữ dội là thế mà chỉ làm cho một con chó
54
hoảng sợ. Tiếng bom ấy chỉ có tác dụng đe dọa được con vật, còn người thì không. Loài
vật hoảng sợ vì chúng không có sức mạnh tinh thần. Ẩn bên trong con người trên mảnh đất
diều kì Việt Nam từ bao đời nay luôn sục sôi tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Thơ Trần Đăng Khoa viết hồn nhiên, trong sáng, đó là đặc điểm của thơ thiếu nhi.
Hồn nhiên nhưng khá suy tư và đôi khi chạm vào nỗi đau nhân thế. Các bài: Cháu làm bà
còng, Con cò trắng muốt, ao nhà mùa hạn, Bến đò, Cơn dông,… thể hiện sâu sắc điều đó.
Trần Đăng Khoa miêu tả những điều trông thấy nhưng Trần Đăng Khoa không phải trông
thấy cái xác mà thấy cả cái hồn. Mọi người đồng cảm với Trần Đăng Khoa một điều:
Ai cũng chỉ có một lần
Cái thuở thơ ngây…
(Bến đò)
Ta nghe như giọng nói của một nhà hiền triết. Chẳng biết khi viết câu thơ này Trần
Đăng Khoa có biết đến câu nói nổi tiếng của Hecralit “Không ai có thể tắm hai lần trên
một dòng sông” hay chưa. Những câu như thế quả là rất già so với tuổi 14 của tác giả.
Hình ảnh quả bòng trong cơn dông rụng xuống ao nhưng lại “chẳng chịu chìm” gợi
cho Trần Đăng Khoa tư thế hiên ngang, bất khuất của một con người.
Trong bài Ghi chép về ngọn đèn dầu, Trần Đăng Khoa đã dùng chất liệu đơn sơ và
với bốn câu ngắn gọn đã nêu được suy nghĩ, cảm xúc của mình:
Đứng giữa nhà mà cháy
Mà tỏa sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình…
Trần Đăng Khoa chỉ nói một điều giản đơn rằng cây đèn có thể tỏa sáng cho mọi vật
xung quanh nhưng nó không soi sáng cho bản thân mình được. Dưới chân nó luôn là bóng
tối. Bài thơ có tựa đề là ghi chép chứ không phải là sáng tác nhưng chất thơ, chất triết luận
đã xuất hiện. Hai câu thơ cuối làm chúng tôi suy nghĩ thật nhiều. Cây đèn dầu gợi sự liên
tưởng đến những con người trong cuộc sống. Cả cuộc đời họ chỉ biết sống, cống hiến và hi
sinh chứ chưa hề, không hề nhận hay mong được nhận một sự đền đáp nào. Nhưng đến
lượt họ thực sự cần một sự giúp đỡ từ người khác thì đâu phải lúc nào cũng được. Thế nên,
cuộc sống cần rất nhiều những cây đèn dầu sẵn sàng tỏa sáng cho nhau. Mỗi người chúng
ta hãy là một cây đèn dầu thì cuộc đời sẽ sáng bởi nghĩa tình của chúng ta dành cho nhau:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau.
(Tố Hữu)
2. Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú
Người ta nói rằng tâm hồn của con người thuở hồng hoang với tâm hồn của một đứa
trẻ con có một sự gắn bó rất đặc biệt mà chúng ta khó có thể giải thích được. Đó là sự đồng
điệu về cách nhìn và cách cảm thế giới. Người xưa không thể giải thích được các hiện
55
tượng tự nhiên xã hội nên họ lí giải bằng trí tưởng tượng nhiều màu sắc thần thánh. Trẻ
con cũng thế, khi chúng bắt đầu biết quan sát sự vật vật xung quanh thì mọi cái trong mắt
chúng đều là lí thú và bí ẩn.
Một trong những yếu tố làm cho thơ Trần Đăng Khoa có những nét không thể lẫn
lộn với thơ của các em thiếu nhi khác là trí tưởng tượng rất phong phú, mạnh mẽ, rất riêng
của mình. Những liên tưởng của Trần Đăng Khoa thật lạ lẫm, gây cho người đọc cảm giác
bất ngờ, thú vị. Nhìn một tượng đá trong ngôi đền Bãi Cháy, em chợt nhận ra một điều:
Và em bỗng hiểu ngôi đền
Hiểu ai tạc tượng người hiền cầm gươm
(Ngôi đền Bãi Cháy)
Thì ra, Trần Đăng Khoa liên tưởng đến hình ảnh chú bộ đội. Gương mặt hiền lành
gợi cho em biết bao tình cảm tốt đẹp. Gương mặt đó có những nét gì quen thuộc, dễ
thương dễ mến lạ lùng. Bộ đội ta khi chiến đấu với kẻ thù thì dũng cảm, hiên ngang nhưng
khi trở về cuộc sống đời thường, bên cạnh người thân quen thì rất hiền lành, chất phác.
Việc cầm vũ khí là một việc không hề mong muốn. Nhân dân Việt Nam không nuôi mộng
bá vương, không khát máu mà chỉ mong muốn cuộc sống hòa bình, tự do.
Sự liên tưởng phong phú ở nhiều bài thơ mang chất lãng mạn:
Vườn xanh biêng biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn)
Người đọc có thể nghĩ sao cũng được. Màu xanh có thể là của lá cây trong vườn,
cũng có thể tiếng chim làm cho khu vườn thêm sức sống, thêm xanh hơn. Cánh dơi bay
trên bầu trời đang sẫm tối như khua tất cả ánh sáng cất vào một nơi, cả ông trăng cũng
đang thập thò trong lùm nhãn. Một đêm có trăng nhưng không sáng vằng vặc như đêm
mười sáu cũng có nét huyền diệu trong con mắt của Trần Đăng Khoa. Ngay cả ánh trăng
đã trở nên thân thiết với mình, Trần Đăng Khoa cũng liên tưởng đến nhiều hình ảnh khác
nhau. Trăng có khi giống như một quả chín tròn mộng:
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà…
Có khi lại giống như:
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Lúc thì lại giống như quả bóng mà Trần Đăng Khoa và các bạn thường chơi:
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời…
(Trăng ơi… từ đâu đến…)
56
Trần Đăng Khoa có sự liên tưởng rất lạ. Khi nhắc đến con cò, mọi người hay nghĩ
đến người mẹ chịu thương chịu khó hay người nông dân lam lũ. Chỉ riêng Trần Đăng Khoa
nói về ý nghĩa hình ảnh con cò trong Con cò trắng muốt: “Khi mưa đến, lúa, Trần Đăng
Khoai cau đều hả hê hứng giọt mưa rơi, ếch nhái mở hội, cá múa tung tăng thì con cò lại
đứng trên cành cây ướt lông, chịu rét. Cháu nghĩ tới những anh bộ đội đã hi sinh”.
Việc gì đối với em Trần Đăng Khoa cũng mới mẻ bởi sự liên tưởng ngộ nghĩnh, vô
tận của mình. Nhìn cánh diều bay liệng trên bầu trời lộng gió, Trần Đăng Khoa nghĩ đến
nhiều hình ảnh khác nhau:
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng…
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân…
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời…
Diều em - lưỡi liềm
Ai bỏ quên lại…
(Thả diều)
Trong thơ ca, cơn mưa thường phảng phất nét buồn buồn. Thế nhưng, cảnh mưa
trong thơ Trần Đăng Khoa lại khác hẳn. Cơn mưa làm cho cây lá thêm xanh tốt, đất trời
như tăng thêm sức sống. Mọi vật hối hả trong cơn mưa làm cho Trần Đăng Khoa nghĩ đến
trò chơi đánh trận giả với đầy đủ hình ảnh của người dũng sĩ nơi trận mạc, các binh
lính,…: “Ông Trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận - Kiến - Hành quân - Đầy đường…”.
Đọc Cơn dông, người ta cứ cảm thấy thú vị khi thấy Trần Đăng Khoa cũng biết chơi
chữ nữa:
Quả bòng chết chẳng chịu chìm
Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu
Chơi chữ nhưng và có vẻ triết lí. “Ao con” là chiếc ao nhỏ thì phải vui đùa hồn
nhiên với những đợt sóng lăn tăn. Chỉ có biển lớn, sông sâu mới có những con sóng “bạc
đầu”. Hình ảnh trong cơn dông trái với lôgic thông thường, Trần Đăng Khoa đã tinh ý
nhận ra điều đó. Thật ra, cái gọi là tinh ý của Trần Đăng Khoa chúng ta cũng đã đôi lần bắt
gặp, nhưng có khi nào ta liên tưởng như Trần Đăng Khoa, có khi nào ta cảm thấy bứt rứt
không yên với hình ảnh mình bắt gặp và viết thành những vần thơ? Sự liên tưởng xuất hiện
nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa bởi vì em còn đang tuổi thiếu nhi, mà thiếu nhi thì trí
tưởng tượng vô cùng tận. Những ý nghĩ rất người lớn ấy là do hoàn cảnh sống đã tạo nên
một Trần Đăng Khoa vừa hồn nhiên đáng yêu lại vừa sâu sắc, tinh tế.
3. Ngôn ngữ chính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu
Tuy còn nhỏ nhưng Trần Đăng Khoa làm thơ rất có cân nhắc, lựa chọn theo suy
nghĩ của mình. Trong bài Mẹ ốm có câu “Cánh màn khép lỏng cả ngày” Trần Đăng Khoa
57
dùng rất chính xác. Tại sao khép lỏng mà không khép chặt ? Khép lỏng vì đằng sau cánh
màn luôn có sự hiện diện của em bé đang ngồi túc trực bên mẹ. Khép lỏng vì mẹ luôn được
mọi người vào ra thăm hỏi. Chỉ một chữ thôi, Trần Đăng Khoa đã cho chúng ta cảm nhận
được lòng yêu thương sâu đậm của chú bé dành cho mẹ, nghĩa tình láng giềng dành cho
nhau. Một trong những ý nghĩa của thơ là làm cho con người hiểu nhau, yêu thương nhau.
Trần Đăng Khoa đã làm được điều đó.
Trong lời hát ru cho đứa cháu nhỏ, Trần Đăng Khoa dùng từ rất đắt: “Đất đang chín
thóc - Trời đang chín trăng” (Cháu ngủ đi rồi…). Không thể tìm được một từ nào khác
thay thế từ chín mà Trần Đăng Khoa đã sử dụng. Với từ này, mặt đất và bầu trời có mối
quan hệ tương hỗ về màu sắc. Trăng chiếu ánh vàng xuống mặt đất làm cho thóc thêm rực
rỡ, ngời sáng và phản chiếu ngược trở lại làm cho trăng thêm lung linh, lấp lánh.
Trong Thôn xóm vào mùa:
Thóc mặc áo vàng óng
Thở hí hóp trên sân
Trần Đăng Khoa đã không đồng ý khi ban biên tập sửa lại “Thóc mặc áo vàng óng –
Nhảy nhót mãi trên sân”. Xuân Diệu hiểu được điều đó: “ Nhân vật chính là thóc, âm nhạc
chính là thóc, múa nhảy chính là thóc… hạt thóc gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ
nên khi thóc văng ra, thóc mệt, thở hí hóp như con cá có hai mang bị nằm trên cạn” (Một
em nhỏ làm thơ).
Nhạc điệu trong thơ Trần Đăng Khoa rất phong phú, đã số các bài đều có nhạc điệu,
âm sắc riêng: Trăng sáng sân nhà em, Đánh thức trầu, Vườn em, Mưa, Ò ó o..., Khi mẹ
vắng nhà, Buổi sáng sân nhà em, Sao không về vàng ơi, Tiếng võng kêu, Đêm Côn Sơn,
Trăng ơi…từ đâu đến... Nhạc điệu ở các bài ấy rất gần với ca dao, đồng dao của dân tộc ta.
Đó là do Trần Đăng Khoa được sinh ra trong một làng quê, một gia đình có truyền thống
về văn học dân gian và bản thân em cũng luôn cố gắng vận dụng, sáng tạo. Những câu thơ
có sử dụng các câu ca dao, đồng dao, nhưng Trần Đăng Khoa không lấy toàn bộ mà chỉ lấy
ý hay một vài từ rồi viết theo cách nghĩ, cách cảm của mình. Cho nên đọc thơ Trần Đăng
Khoa, chúng ta vừa có cảm giác quen quen mà cũng vừa có cảm giác thích thú vì một em
bé nhỏ tuổi như thế mà lại biết vận dụng linh hoạt văn học dân gian để biến cái chung
thành cái riêng của mình.
Thơ thiếu nhi do các em viết hay do người lớn viết cho các em thì thường sử dụng
câu gồm bốn hoặc năm chữ. Một câu thơ ngắn tạo nên ngữ điệu đơn giản, nhịp nhàng các
em sẽ dễ tiếp thu hơn, bởi tư duy, cảm xúc của trẻ em chưa trưởng thành như người lớn.
Điều này giải thích vì sao trong các trò chơi dân gian của trẻ em có rất nhiều bài đồng dao.
Trần Đăng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời đã viết nhiều bài gồm các câu
thơ bốn, năm chữ: Hạt gạo làng ta, Tiếng võng kêu, Hà Nội, Chụp ảnh, Chiếc ngõ nhỏ,
Lọc cà lọc cọc,... Đặc biệt hơn, bài “Ò ó o...” chủ yếu sử dụng các câu thơ chỉ có hai, ba
chữ:
58
Ò... ó... o...
Ò... ó... o...
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt....
Câu thơ có tác dụng khác là có nhiều vần liên tiếp nhau hơn nên dễ đọc, dễ nhớ và
âm vang hơn bởi tính nhạc. Hãy đọc lại các bài thơ vừa nêu, nhất là bài “Ò ó o...” sẽ thấy
rõ điều đó. Bài thơ liên tục chuyển nhịp từ 3/ 2/ 2 đến 3/ 2, sau đó trở lại 3/ 2/ 2 và kết thúc
bằng nhịp điệu 3/ 2 gợi cho người đọc cảm giác cuộc sống với những âm thanh và nhịp
điệu thúc giục mọi người mọi, vật hãy cùng hoạt động, cùng chung sức hát lên khúc nhạc
yêu thương, cùng lao động hết mình phục vụ cho công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
ta. Âm thanh tiếng gà lan xa, vận động được Trần Đăng Khoa sử dụng để tác động đến các
vật khác, làm cho nó cũng vận động theo (na mở mắt, tre đâm măng, hạt đậu nảy mầm,
buồng chuối tỏa hương...). Na, tre, buồng chuối, hạt đậu,... thực sự có vận động nhưng rất
chậm, không nhìn thấy được. Nhưng ở đây, cả hai vận động như cuốn phim quay chậm và
hình như sự vận động ấy hòa nhịp với âm thanh tiếng gà. Đem cái động và âm thanh cho
cái tĩnh, cái yên lặng làm cho sự vật thú vị, kì ảo. Dường như, tất cả tập trung trong một
hoạt động rộn ràng, nhịp nhàng bên nhau. Trần Đăng Khoa không sử dụng nhiều từ mới lạ,
phức tạp mà là những từ có sẵn, đơn giản nhưng với sự sáng tạo, cái nhìn độc đáo, sự liên
tưorng mới mẻ, biết vận dụng các phép chuyển nghĩa bài thơ có một sức hấp dẫn kì lạ. Các
động từ sử dụng trong bài thơ là động từ mạnh như thúc giục sự vật vận động và phát triển.
Trong cái nhìn của trẻ con, sự vật vốn rất quen thuộc đối với mọi người lại trở nên
mới lạ, hấp dẫn như lần đầu tiên ta nhìn thấy con cò trắng “khiêng nắng qua sông...”. Cái
nón là đồ vật nhỏ bé gần gũi. Đội nón là một việc bình thường. Mấy ai trong chúng ta quan
tâm đến điều đó. Vậy mà nhà thơ nhỏ tuổi đã thấy được cái hay của việc đội nón đấy. Thế
là Trần Đăng Khoa tạo điều kiện để thay đổi cái nón cụ thể, nhỏ bé bằng khoảng không
gian rộng lớn, sôi động với âm thanh, hình ảnh đầy biến động trong Mưa:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Trần Đăng Khoa đã thay chiếc nón lá cọ bằng sấm, chớp trong cơn mưa và người
bố - một nông dân bình thường - trở nên vĩ đại như một vị tướng oai hùng dám đối đầu với
59
thiên nhiên. Hình ảnh này Trần Đăng Khoa đã trông thấy nhiều lần. Bằng tình cảm yêu quý
dành cho bố Trần Đăng Khoa đã viết về bố rất đẹp. Người nông dân Việt Nam vất vả lao
động trên cánh đồng, dầm mưa dãi nắng là việc rất đỗi bình thường, quen thuộc. Cả bài thơ
chỉ có hơn một trăm tiếng mà tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc quang cảnh, cảm giác
mát mẻ lạ thường của đất trời, cây cỏ, loài vật và con người. Với bài thơ này, Trần Đăng
Khoa không chỉ riêng dành để ca ngợi, cảm ơn bố mà còn dành tình cảm đó cho tất cả
những người đã ngày ngày chăm lo cho để mọi người yên tâm lao động, chiến đấu và để
Trần Đăng Khoa tiếp tục viết nên những bài thơ như “hạt gạo làng ta”.
Và đây nữa, âm thanh của tiếng võng ngân lên theo từng nhịp điệu bài thơ:
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
…Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà…
kẽo kẹt…
Chúng ta hình dung được cảnh một em bé đang say giấc nồng và âm thanh của tiếng
võng gợi nhớ về một thuở ấu thơ mà ai cũng từng trải qua. Nhịp thơ 2/2 gợi vẻ đong đưa
của nhịp võng đều đặn. Bài thơ kết thúc với “kẽo cà – kẽo kẹt…” mà âm thanh võng đưa
sao còn ngân vang mãi.
4. Biện pháp tu từ
4.1. Nhân hóa
Tập thơ Góc sân và khoảng trời có rất nhiều sự vật, con vật được miêu tả với các
nét tính cách, hành động của con người. Đó là con mèo hiếu thắng cứ dỏng tai, xanh mắt
“ngoao ngoao” đến khi bé Giang chịu nhường phần thắng trong trò chơi đánh tam cúc. Ếch
là cậu học trò chăm chỉ học bài râm ran trong đêm. Cào cào, cóc tía, chích chòe,… đều có
đặc điểm hình dáng, tính cách riêng biệt. Thế giới loài vật trong cảm nhận của trẻ thơ sao
mà đáng yêu lạ. “Hay nói ầm ĩ - Là con vịt bầu - Hay hỏi đâu đâu - là con chó vện - Hay
chăng dây điện - Là con nhện con…” (Kể cho bé nghe).
Trong bài Mưa, tác giả có cái nhìn rất ngộ nghĩnh. Bầu trời nhiều mây đen báo hiệu
sắp mưa được nhân hóa thành dũng sĩ oai hùng “Mặc áo giáp đen - Ra trận”. Những cây
mía là các tướng sĩ đang “múa gươm”. Tiếng sấm không làm cho Trần Đăng Khoa sợ mà
còn thích thú vì tiếng cười “khanh khách” - tiếng cười nghe rất sảng khoái. Ngọn mồng tơi
thì “nhảy múa” vui tươi. Tất cả sự vật hào hứng, sẵn sàng đón nhận cơn mưa. Bài thơ chỉ
hơn trăm chữ mà miêu tả được cùng lúc nhiều sự vật trong cơn mưa. Mỗi sự vật có những
thể hiện khác nhau làm cho người đọc bất ngờ, thích thú vì cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Đây là hình ảnh đàn kiến lũ lượt đưa ma bác Giun:
Cầm hương, Kiến Đất bạc đầu
Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai…
60
(Đám ma bác giun)
Bài thơ như một bức tranh nhuốm màu u buồn của một đám đưa ma thực sự. Trong
đám ấy, kiến không còn là côn trùng nữa mà giống như con người với sự đa dạng về hình
dáng và tính cách. Kiến Kim thì chống Gậy đi một cách bệ vệ, Kiến Cánh thì mặc áo tang
vật vã khóc,… Trong khi kiến Đen đi ngất ngưởng vì đã say rượu, say thịt, kiến Gió lại
tranh thủ chia phần về mình. Đám ma tưởng như có vẻ tang thương, bi ai lắm nhưng thực
chất lại không phải như thế. Giun và Kiến nào có họ hàng gì đâu. Thế nên, khi loài kia chết
đi thì loài còn lại được dịp hưởng lợi, cớ sao phải buồn? Rõ ràng trong cuộc sống vẫn có
cảnh tượng như thế. Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại khi trông thấy các con kiến bâu quanh
một con giun đất, Trần Đăng Khoa đã chăm chú quan sát và chợt nảy ra ý định rủ các bạn
sau buổi học đi bắt các loại kiến. Bài thơ đã ra đời như thế đấy.
Trong nỗi nhớ thầy giáo đã đi bộ đội, Trần Đăng Khoa tưởng như cả con đường
cũng biết nhớ, biết thương như con người với lời tâm sự:
Đường rằng: Tao nhớ lắm thay
Khoa ơi, thầy giáo của mày đã xa
Bao giờ thống nhất nước nhà
Thầy về dạy học lại qua đường này…
(Hỏi đường)
Trong Buổi sáng nhà em, các sự vật cũng được Trần Đăng Khoa thổi vào linh hồn:
Ông Trời nổi lửa đằng đông
Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay…
Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ Gà cục tác như điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi
Cái Na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác Nồi Đồng hát bùng bong
Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà…
Trần Đăng Khoa gọi các con vật, đồ vật trong nhà mình bằng các từ xưng hô mật
thiết: Ông Trời, bà Sân, cậu Mèo, cái Na, Chị Tre, bác Nồi Đồng,… Những sự vật, con vật
tưởng chừng không có gì đặc biệt lại trở nên sống động và ngộ nghĩnh trong cái nhìn trẻ
thơ. Trần Đăng Khoa miêu tả các con vật rất hợp với tính cách của chúng. Này là chú Mèo
đỏm dáng trong tư thế rửa mặt. Này là thằng Gà Trống ưỡn ngực gáy vang. Này là chị Tre
duyên dáng như một thiếu nữ đang chải tóc,… Một ngày mới đến với tất cả âm thanh, màu
sắc và hành động của sự vật và con người. Ta thấy đằng sau câu chữ là hình ảnh một chú
bé tinh nghịch đang nhìn ngắm mọi vật với niềm vui tươi, yêu mến.
Có điều đặc biệt là Trần Đăng Khoa nhìn một sự vật không phải bao giờ cũng
giống nhau. Lúc thì Trần Đăng Khoa trông cây dừa giống như một người chiến sĩ đứng
gác:
61
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Lúc lại như một người bạn cùng Trần Đăng Khoa đùa nghịch trong mưa:
Cây dừa
Sải tay
Bơi
(Mưa)
Cây tre có khi là người con gái đẹp với mái tóc dài:
Chị Tre chải tóc bên ao
(Buổi sáng nhà em)
Tần ngần
Gỡ tóc
(Mưa)
Có khi giống như những cậu bé chăm chỉ học tập “Những cậu tre bá vai nhau thì
thầm đứng học” (Em kể chuyện này). Các con gà kiếm mồi trong sân cũng khơi dậy trong
lòng Trần Đăng Khoa niềm yêu thương tha thiết. Trần Đăng Khoa không xem chúng là
những con vật mà xem chúng cũng có tình cảm như người vậy:
Mày tớp mồi, nhằn nhường con tất cả
Diều con no kềnh, diều mày vẫn lép không
(Nói với con gà mái)
Chính vì thế, khi gà con bị chết vì bom Mĩ, gà mẹ giận dữ, đau xót:
Trong mắt vằn những tia máu đỏ
Cái nhìn cháy như hai hòn lửa
…Máu tóe rồi, những ngón chân rách nát
…Lối rộng không đi, cứ lao vào vách đất
Tiếng mày gọi con, tiếng con tiếng mất…
Và, hòn than trong thơ Trần Đăng Khoa biết yêu người thợ mỏ, muốn làm thơ để:
Ca ngợi Vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sống vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sơm lên tầng
(Lời của Than)
4.2. So sánh
Một điều dễ thấy trong thơ thiếu nhi là các hình ảnh được các em so sánh ví von
theo cách nhìn nhận của mình. Chưa thể giải thích, gọi tên được các sự vật nên các em lấy
sự vật này để so sánh với sự vật kia.
62
Tập thơ Góc sân và Khoảng trời có đến rất nhiều bài thơ có sử dụng biện pháp so
sánh. Trong mỗi bài lại có nhiều sự vật được so sánh: Hạt gạo làng ta, Lời của Than, Đi
tàu hỏa, Bà và cháu, Điều anh quên không kể,… Trần Đăng Khoa hay dùng từ “như” để so
sánh sự vật này với sự vật kia:
Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày…
(Hoa lựu)
Trăng hồng như quả chín…
(Trăng ơi… từ đâu đến…)
Cao cao ụ pháo như người đứng canh…
(Trận địa bỏ không)
Đôi khi Trần Đăng Khoa không dùng từ so sánh nhưng ta vẫn hiểu được:
Diều em - lưỡi liềm
Ai bỏ quên lại
(Thả diều)
Cùng một sự vật nhưng Trần Đăng Khoa lại so sánh với nhiều hình ảnh khác nhau:
Thả diều, Ngắm hoa, Trông trăng, Trăng ơi…từ đâu đến… Ánh trăng được Trần Đăng
Khoa miêu tả nhiều trong thơ mình. Nhìn trăng, Trần Đăng Khoa liên tưởng và hay so sánh
trăng với các vật khác nhau. Khi so sánh Trần Đăng Khoa lại thường xuyên biến đổi trong
cách nhìn. Lúc trông vào hình dạng: “Trăng tròn như mắt cá - Chẳng bao giờ chớp mi”,
“trăng như cái mâm con”, lúc trông màu sắc thì trăng vừa “hồng như quả chín” (trăng mới
nhú) vừa “nở vàng như xôi” (trăng đã lên cao),… Trần Đăng Khoa còn so sánh cánh diều
như chiếc thuyền trôi trên dòng sông Ngân Hà, như hạt cau phơi trên nong trời, như lưỡi
liềm ai bỏ quên lại sau mùa gặt hái,… Nước của Hồ Gươm xanh trong được Trần Đăng
Khoa ví như “pha mực”(Hà Nội). Đoàn tàu “như những con cá to” (Em về Hồng Gai). Bàn
tay Bác Hồ thì “mát như kem sữa” (Em gặp Bác Hồ),… Những gì Trần Đăng Khoa so sánh
mới ngây thơ và đáng yêu làm sao!
Có những sự vật chúng ta thấy bình thường nhưng qua cái nhìn trẻ thơ và cách so
sánh ví von của Trần Đăng Khoa, chúng ta bỗng thấy mới lạ, đôi lúc lại trầm ngâm suy
nghĩ. Mặt bão, bàn chân thầy giáo, Ngôi đền Bãi Cháy,… là những bài như thế.
Ai cũng biết khi cơn bão đi qua nơi nào là nơi đó bị tàn phá, bao nhiêu sức người
trở thành cát bụi. thế nhưng, có ai trong chúng ta nghĩ đến khuôn mặt cơn bão? Trần Đăng
Khoa đã làm điều đó. Bão trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa làm chúng ta nhạc nhiên:
Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả
Như con bò gầy
(Mặt bão)
63
Chỉ với hai hình ảnh: đoàn tàu hỏa và con bò ốm yếu, gầy guộc chúng ta hình dung
được khuôn mặt của bão. Nó đến với sức mạnh hung hăng rồi bị suy yếu dần sau khi đã tàn
phá những công sức mà con người vất vả tạo ra. Bài thơ chỉ có tám câu thôi nhưng ai chưa
trải qua thực tế, chưa cảm thấy thấm thía sự mất mát do thiên tai gây ra thì không thể nào
viết được những câu như thế.
Thường thì trẻ em hay so sánh những cái trừu tượng, khó hiểu, khó diễn tả với
những cái cụ thể, dễ hiểu, dễ diễn tả. Ở một số bài trong tập thơ Trần Đăng Khoa không
làm như thế. Nghĩa là, từ một điều cụ thể, Trần Đăng Khoa so sánh với điều trừu tượng. Từ
những âm thanh của đoàn người đến gõ cửa Diêm vương, Trần Đăng Khoa cảm nhận:
Như thiên nhiên đang tạo sông dựng núi
Như trái đất đang hình thành…
Trần Đăng Khoa không dùng động từ mạnh để diễn tả âm thanh này, vậy mà chúng
ta vẫn cảm nhận được sự quyết liệt, thôi thúc. Câu thơ so sánh gợi ra trước mắt chúng ta
một cảnh hỗn loạn, ngổn ngang của vô số người đến Diêm Vương đòi công lí. Không cần
nói ra số lượng, tự chúng ta biết được rằng: một vài người thì không làm tạo ra được cảnh
đó. Đế quốc Mĩ với tội ác của chúng đã bị vạch trần.
Hình ảnh so sánh lạ còn xuất hiện khi Trần Đăng Khoa ngây ngất trước Hương
đồng:
Trời đất đêm nay
Như chim mới hót
Như rượu mới cất
Như mật mới đong…
Bông hoa mà em Giang ngắm cũng khơi dậy trong Trần Đăng Khoa niềm xúc động:
Màu đẹp hơn tranh
Càng nhìn càng thắm
Như màu của nắng
Như màu của mưa
Dịu dàng non tơ…
(Ngắm hoa)
So sánh như vậy, Trần Đăng Khoa đã truyền cho người đọc cái cảm giác ngây ngất
của mình. Những hình ảnh trong thơ rất tinh khiết, gợi cảm. Không ai bắt tác giả phải giải
thích rõ nắng mưa màu gì, tiếng chim mới hót nghe làm sao,... Chúng tôi nghĩ rằng, đây là
một trong những nét khác biệt giữa thơ Trần Đăng Khoa và thơ của các em thiếu nhi khác.
Chính cái cảm nhận tinh tế, sâu sắc và lạ lẫm đã thôi thúc Trần Đăng Khoa dày công tìm từ
diễn đạt hết ý của mình.
Nếu chú ý hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rằng ngoài biện pháp nhân hóa và so sánh,
trong tập thơ còn có cả phép ẩn dụ. Những phép tu từ mà Trần Đăng Khoa sử dụng thường
64
được kết hợp tuyệt vời với khả năng nghe, khả năng giao cảm đặc biệt với vạn vật trong
đất trời:
À uôm Ếch nói ao chuôm
Rào rào Gió nói cái vườn rộng thênh
Âu âu Chó nói đêm thanh
Te... te... Gà nói sáng banh ra rồi
Vi vu, Gió nói Mây trôi
Thào thào Trời nói xa vời Mặt Trăng...
(Tiếng nói)
Qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa, người ta thấy không gian nông thôn mới yên ả
làm sao với cái mùi ngây ngây của bùn, hương nồng nàn của đất,... Bình dị là thế nhưng
chính nơi đây đã trở thành máu thịt của con người, trong đó có Trần Đăng Khoa.
65
PHẦN KẾT LUẬN
55555
Với cảm hứng từ thiên nhiên Trần Đăng Khoa đưa vào thơ mình những hình ảnh
quen thuộc, gần gũi và thổi hồn vào cảnh sắc đó làm cho ta như được sống trong một làng
quê Bắc bộ yên ả, thanh bình. Tâm hồn thi sĩ trong con người bé nhỏ rất nhạy cảm, tinh tế,
lắng nghe và thấu hiểu mọi sự thay đổi, vận động của vạn vật dù là rất khẽ. Thế giới bên
ngoài bình thường, quen thuộc bước vào thơ Trần Đăng Khoa mang nhiều nét mới lạ, độc
đáo, ngộ nghĩnh. Trong thế giới đó, tất cả đều là bạn bè, đều có có niềm vui, nỗi buồn, đều
mang hơi thở của riêng mình và của mọi người, mọi vật xung quanh.
Người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa vẫn lao động vất vả, khó nhọc nhưng
năng động, yêu đời chứ không an phận như người nông dân trong ca dao xưa. Số phận của
những em bé trong chiến tranh qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa thật đáng thương. Những
câu thơ của Trần Đăng Khoa không hoa mĩ, kiểu cách mà rất chân thành, sâu sắc, đầy ắp
tình thương mến và tin tưởng.
Trần Đăng Khoa nhìn sự vật bằng trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo
làm cho mọi sự vật, sự việc đã quen thuộc với mọi người trở nên mới mẻ, hấp dẫn, sinh
động. Trần Đăng Khoa biết cách lựa chọn và nghiêm túc trong việc từ ngữ nên ngôn ngữ
sử dụng trong thơ rất chính xác, giàu hình ảnh và gợi cảm. Trần Đăng Khoa nhìn mọi vật
bằng cái nhìn của một em nhỏ nên các con vật, đồ vật đều có hồn, có hành động, tính cách.
Cùng một sự vật nhưng mỗi thời điểm, tâm trạng khác nhau Trần Đăng Khoa có lối so
sánh, nhân hóa khác nhau. Sự vật trong thơ Trần Đăng Khoa luôn vận động, sinh sôi, nảy
nở chứ không tĩnh tại, im lặng. Nhạc điệu trong tập thơ rất phong phú. Mỗi bài có một
nhạc điệu riêng phù hợp với đối tượng miêu tả, Tác giả biết vận dụng và vận dụng một
cách sáng tạo, linh hoạt ca dao, đồng dao Việt Nam, biến cái chung của mọi người thành
cái riêng của mình. Giọng thơ vừa hồn nhiên, trong sáng, thiết tha, vừa già dặn, triết lí gợi
cho người đọc nhiều suy nghĩ, suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời.
Với phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp đại học, người viết không có tham vọng
tìm hiểu tất cả về thơ của Trần Đăng Khoa. Bằng tấm lòng yêu mến nhà thơ cùng những
hiểu biết, tìm tòi của mình, người viết muốn khẳng định giá trị của tập thơ, những đóng
góp của nhà thơ Trần Đăng Khoa cho nền văn học nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Ngọc. 2001. Hồn thơ thế kỉ - Nxb Văn hóa thanh niên – Hà Nội.
2. Bùi Công Hùng. 2000. Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại – Nxb
Văn hóa thông tin – Hà Nội.
3. Cao Đức Tiến. 2007. Văn học (Tài liệu đào tạo giáo viên) - Nxb Đại học
SP, NXB Giáo dục.
4. Hoài Thanh.1999. Hoài Thanh toàn tập – Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Lã Thị Bắc Lý. 2003. Giáo trình văn học trẻ em – Nxb Đại học sư phạm.
6. Ngân Hà. 2003. Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình – Nxb văn hóa thông
tin.
7. Nguyễn Duy Bắc. 1998. Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại
(1945 – 1975), Nxb Văn hóa dân tộc.
8. Nguyễn Hữu Đảng. 2000. - Giai thoại văn học – Nxb văn hóa dân tộc –
Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Long. 2007. Giáo trình văn họcViệt Nam hiện đại, tập II -
Nxb Đại học sư phạm.
10. Nhà thơ Việt Nam hiện đại. 1984. Ủy ban KHXH Việt Nam, Viện Văn
học, Nxb KHXH – Hà Nội.
11. Phạm Hổ. 2003. Tuyển tập Phạm Hổ - Nxb Văn học – Hà Nội.
12. Toàn văn di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. 1999. Nxb trẻ.
13. Trần Đăng Khoa. 2006. a. Góc sân và khoảng trời – Nxb Văn hóa dân
tộc – Hà Nội.
. 1974. b. BáoTiền phong (ngày 16 /04/ 1974)
14. Trần Đăng Xuyền. 2003. Tạp chí Văn học (số 4).
15. Trần Đình Sử. 2004. Từ điển văn học bộ mới – Nxb Thế giới .
16. Trần Đức Ngôn (chủ biên).1994. Văn học thiếu nhi Việt Nam –Trường
ĐH Sư phạm Hà Nội – Hà Nội.
17. Vân Thanh. 1973. Tạp chí Văn học (số 2/ 1973).
18. Võ Gia Trị. 1999. Nghệ thuật văn chương và chân lí – Nxb văn học.
19. Xuân Diệu. 1991. Tạp chí Tác phẩm mới (số tháng 5, 6/1991).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_the_gioi_nghe_thuat_tho_tran_dang_khoathoi_nien_thieu_9547.pdf