Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn

Như vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang dần thể hiện được tiềm năng phát triển kinh tế của mình, với sức hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam đang cố gắng phát triển kinh tế trong nước không chỉ tập trung tại các thành phố lớn mà còn phát triển mở rộng vào khu vực nông nông, vùng sâu vùng xa. Cơ cấu ngành kinh tế đang dần được thay đổi để thực hiện mục tiêu chung của đất nước CNH-HĐH. Hòa mình vào nhịp phát triển của toàn quốc. Khu kinh tế Nghi Sơn đang nỗ lực hết mình để xây dựng, hoàn thiện và đi vào hoạt động các dự án. Qua phân tích thực trạng thị trường bán lẻ tại KKT Nghi Sơn ta thấy được bức tranh làng quê nông thôn Việt Nam đang dần thay đổi.

doc54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường bán lẻ hàng hóa ở khu kinh tế Nghi Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Nhật Bản), Nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy nhiệt điện, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn vv… đang hoạt động hoặc triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy KKT Nghi Sơn nhanh chóng phát triển trở thành Trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Theo đánh giá về tiềm năng phát triển của Nghi Sơn, đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khảo sát đã nhận định “Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hóa, sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào khu công nghiệp, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc. Đến với KKT Nghi Sơn, nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” nhanh chóng và thuận lợi. với tiềm năng và lợi thế đặc thù riêng biêt so với các khu vực khác cùng với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi, KKT Nghi Sơn là cơ hội, là điểm đến thành công của các nhà đầu tư. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Hệ thống giao thông đường bộ. Nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của Việt Nam, KKT Nghi Sơn có đường quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Quốc Gia Bắc – Nam đi qua. Hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực. Các trục đường giao thông nối từ khu đô thi trung tâm đến các khu công nghiệp và cảng Nghi Sơn, các trục đông Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc Bắc – Nam. Hệ thống giao thông đường sắt KKT Nghi Sơn có tuyến đường sắt Quốc Gia chạy qua, có ga Khoa Trường dự kiến nâng cấp mở rộng thành gat rung tâm Từ ga Hà Nội đến ga Khoa Trường : 200km Từ ga TP Hồ Chí Minh đến ga Khoa Trường : 1200km Cảng biển: Cảng biển lớn, có thể cho nhiều tàu với trọng tải lớn cập bờ. Dân số. Tổng dân số toàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 3,4 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là gần 2 triệu người. Dân số KKT Nghi Sơn là trên 80.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoảng 43.000 người (chiếm 54%). Lực lượng lao động. Lao động địa phương: Đặc điểm lực lượng lao động phần lớn là lao động trẻ, có trình độ văn hóa, được phổ cập giáo dục tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và đào tạo thành lao động có tay nghề cao. Hiện nay có hàng ngàn sinh viên KKT Nghi Sơn đang theo học tại các trường đại học,cao đẳng trogn nước và quốc tế. Đây là nguồn lao động tiềm năng, sẵn sàng về KKT Nghi Sơn để lao động xây dựng quê hương. Đến năm 2015 dự kiến quy mô dân số KKT Nghi Sơn khoảng 230.000 trên tổng diện tích 18.611.8 ha. Trong đó lực lượng lao động sẽ lên đến 160.000 người. Lao động từ các tỉnh, thành phố khác trong nước: Với đội ngũ lao động đông đảo tới từ mọi thỉnh thành trên cả nước, đa dạng về trình độ chuyên môn. Khu kinh tế Nghi Sơn đang là địa điểm hấp dẫn các lực lượng lao động, KKT hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều việc làm cho ngườ dân KKT nói riêng và toàn nước nói chung. Lao động tới từ nước ngoài: Lao động nước ngoài làm việc tại KKT Nghi Sơn đến từ nhiều nước, nhưng chiếm số lượng lớn nhất là Trung Quốc, philipin, Thái Lan, Nhật Bản. Các dự án có số lao động nước ngoài làm việc đông nhất là Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn I với 458 người và Dự án dây truyền II Nhà máy Xi măng Công Thanh với 376 người. Thời gian qua, thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý lao động nước ngoài, Ban Quản Lý KKT Nghi Sơn đã tăng cường quản lý theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ được làm việc, góp phần đấy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tổng dự án đầu tư. Hiện nay BQL KKT Nghi Sơn đã và đang triển khai 32 dự án quy hoạch và 43 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại KKT và các khu công nghiệp trong tỉnh do BQL làm chủ đầu tư. Trong số này có 13 dự án chuyển tiếp, 11 dự án khởi công mới, 15 dự án chuẩn bị đầu tư và 4 dự án sử dụng vốn ứng trước của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Phó trưởng BQL KKT Nghi Sơn Bùi Huy Hùng cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, KKT Nghi Sơn đã thu hút được 41 dự án đầu tư. Trong đó có 35 dự án đầu tư trong nước với tổng nguồn vốn gần 50.000 tỷ đồng và 6 dự án FDI tổng trị giá gần 6,9 tỷ USD. Điểm nhấn của Nghi Sơn là những dự án xứng tầm quốc gia và khu vực”. Đó là khu liên hiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nguồn vốn đầu tư gần 6,2 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 10 triệu tấn dầu thô/ năm MỘT SỐ DỰ ÁN LỚN ĐANG HOẠT ĐỘNG VÀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG TRONG KKT NGHI SƠN TT Tên dự án Quy mô/công suất Vốn đầu tư (triệu USD) 1 Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Công suất thiết kế GĐ I là 10 triệu tấn dầu thô/năm 6,149.0 2 Nhà máy nhiệt điện 600MW 690.8 3 Nhà máy Xi măng Nghi Sơn 4.3 triệu tấn/năm 622.9 4 Nhà máy Xi măng Công Thanh 5 triệu tấn/ năm 456.8 5 Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn 750.000tấn phôi thép và 200.000 tấn thép cán/ năm 129.0 6 Khu nhà ở và dịch vụ phục vụ liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn Phục vụ cán bộ công nhân viên và chuyên gia làm việc tại công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn 72.2 7 Xây dựng hạ tầng KCN Luyện kim Đầu tư đồng bộ hạ tầng trong hàng rào KCN Luyện kim – Nghi Sơn 58.5 8 Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn – Thanh Hóa Đóng mới:20.000 DWT – sửa chữa đến 100.000DWT 47.0 9 Nhà máy cấp nước sạch cho KKT Nghi Sơn 90.000m3/ngđ. GĐ 1: 30.000.GĐ 2: 60.000 44.8 10 Trường Cao đẳng nghề công nghệ Licogi Bậc cao đẳng nghề: Từ 2.000 – 2.200 hs/năm. Bậc trung cấp nghề: 2.000 – 2.200hs/năm Bậc sơ cấp nghề: Từ 2.000 – 2.200hs/năm Liên kết đào tạo: Từ 1.000 – 1.200 hs/năm 18.8 11 Bệnh viện đa khoa Nghi Sơn 200 giường bệnh 24.6 12 Nhà máy sản xuất và chế biến Ferocrom 25.000 tấn Ferocrom/năm 15.0 13 Khu du lịch sinh thái Đảo Nghi Sơn Đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… 10.0 14 Nhà máy xử lý chất thải Nghi Sơn Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp 11.0 Thực trạng thị trường bán lẻ ở khu kinh tế Nghi Sơn Nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm Trước năm 2000. Thời điểm này, KKT Nghi Sơn còn nghèo nàn và lạc hậu. mang đậm nét của làng quê Việt Nam. Với nghề nghiệp chính: ngư nghiệp, diêm nghiệp, nông nghiệp theo quy mô hộ gia đình. Đời sống người dân vô cùng cực khổ và vất vả. Đặc trưng cơ bản của ngành nghề nơi đây chính là dựa vào thời tiết là chủ yếu. Vd: Diêm nghiệp: Chỉ làm được 2 tháng mùa hè vả hơn 1 tháng mùa hanh khô. Thời gian còn lại người dân chỉ ở nhà làm việc nhà, hoặc trồng rau nuôi gia súc, gia cầm tăng gia chứ không có việc gì khác. Vì vậy, với diêm nghệp, một năm người dân chỉ đi làm được tối đa là 4 tháng. Ngư nghiệp: Lượng vốn bỏ ra để đầu tư những chiếc thuyền với trọng tải lớn là rất ít, nên đa phân thuyền bè ở đây đều là những chiếc thuyền nhỏ, phù hợp với tính chất đánh bắt ven bờ. Chiều tối thuyền sẽ ra khơi và rạng sáng hôm sau thuyền lại cặp bờ. Công việc đánh bắt chỉ thuận lợi khi sóng yên biển lặng, thời tiết ôn hòa. Những đợt biển động, sóng đánh giữ dội, hay những cơn bão đi qua, những cơn bão của vùng biển gần đấy đều khiến người dân không thể ra khơi. Việt nam là nước có tỷ lệ số cơn bão trong năm khá lớn nên ảnh hưởng rất nhiều tới công việc lao động của người dân ven biển. Công việc gặp khó khăn vì chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, người dân ngoài 3 loại hình công việc nông nghiệp- ngư nghiệp- diêm nghiệp thì không biết làm gì hơn. điều đáng bàn là KKT Nghi Sơn gồm nhiều xã khác nhau, mỗi một xã chỉ chuyên lao động theo một hoặc hai ngành nghề nhất định chứ ít tham gia đầy đủ cả 3 ngành kể trên. Chính vì thế nên thu nhập của người dân rất thấp.điều này dẫn đến việc chi tiêu trong gia đình phải hạn chế và tiết kiệm. người dân nơi đây đa phần chỉ mua bán những sản phẩm – hàng hóa phục vụ cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm cao cấp,chất lượng hầu như chưa có. Tiêu chí mua hàng của người dân là giá phải rẻ, trọng lượng nhiều, có thể dùng những sản phẩm thay thế nếu nó có ưu điểm về giá so với những sản phẩm hay dùng. Lựa chọn tiêu dùng của ngươi dân bị phụ thuộc bởi thu nhập. Thu nhập thì thực sự rất thấp vì chịu ảnh hưởng từ thời tiết, những tháng đi làm được mọi người phải để dành cho thời gian không đi làm được. Nếu số tiền tích góp không đủ thì người dân phải vay nặng lãi để chi tiêu. Nhiều cái khổ chồng chéo lên nhau khiến cho người dân như lâm vào vòng xoay của nghèo đói, không có cách nào thoát ra được. Mức sống của người dân thấp là cơ sở để hạn chế việc mua bán, điều này làm cho số lượng cửa hàng đại lý chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ và rất hẹp. Hệ thống giao thông thì toàn đường đất, rất khó đi nên việc các đại lý và người buôn bán nhỏ muốn lấy hàng về bán cũng khá là khó khăn. Địa điểm lấy hàng chủ yếu là ở thị trấn cách xa 23km và thành phố Thanh Hóa cách xa 60km. Việc này làm tăng thêm chi phí cho các sản phẩm, một vấn đề đặt ra là thị trường tiêu thụ ở đây đã bị nhà phân phối bỏ quên. Người dân phải tự túc tất cả, từ lấy hàng, mua bán… Nên các mặt hàng thì đơn điệu, mẫu mã, chủng loại sản phẩm đơn giản và rất ít. Ngoài các cửa hàng buôn bán thì người dân có thể tới chợ để trao đổi, buôn bán. Nhưng chợ thì lụp xụp và chỉ mở vào buổi sáng chứ không họp cả ngày. Vào khoảng thời gian này về trước, KKT Nghi Sơn vẫn chưa sử dụng điện lưới, mọi nhà vẫn dùng đèn dầu làm công cụ thắp sáng. Buổi tối để tiết kiệm dầu thắp, đảm bảo sức khỏe cho ngày hôm sau đi làm nên phần đông các gia đình đi ngủ sớm. Mới 9 giờ tối mà nơi đây đã trả lại sự yên lặng cho bóng đêm. Bố mẹ đi ngủ, kéo theo con cái cũng như vậy. Vì thế trình độ học vấn của học sinh trong vùng khá thấp, nhiều bạn trẻ đã bỏ học giũa chừng về đi làm giúp gia đình hoặc do học quá kém không theo nổi bạn bè. Điều này khiến cho trình độ dân trí không được cải thiện mà còn kém hơn trông thấy. Tiêu dùng bị hạn hẹp bởi nơi đây mang đậm tính chất của vùng quê nông thôn Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2011. Khi nhà máy xi măng Nghi Sơn đi vào hoạt động. Cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy và toàn KKT cũng được thay đổi. Nhà máy đã tạo nhiều việc làm cho người dân trong vùng, công việc chủ yếu là lao động phổ thông. Nhưng điều này cũng đã giúp người dân sử dụng nhàn rỗi của mình để tăng thêm thu nhập. Nhà máy xi măng hoạt động đã kéo theo sự thay đổi về hệ thông giao thông, đường đất phủi đầy bụi đã được thay bằng những con đường nhựa trải dài, người dân vô cùng hứng khởi. ddoogf thời lúc này, KKT Nghi Sơn được sự quan tâm đặc biệt từ tỉnh và Nhà nước, hệ thống điện – đường – trường – trạm được xây mới hoặc nâng cấp. Toàn KKT như được cởi bỏ chiếc áo đã sờn cũ, thay vào đó là chiếc áo của sự đổi mới, niềm tin thoát nghèo. Trong khoảng thời gian này toàn khu ngoài nhà máy xi măng Nghi Sơn còn thu hút được rất nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế. đời sống người dân đang dần dần được thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Người dân địa phương một bộ phận vẫn làm ngành nghề truyền thống của vùng như ngày xưa, nhưng thời gian rảnh rỗi họ có thể đi làm thêm những việc khác như làm bảo vệ, dọn dep… trong các nhà máy hay xưởng cơ khí, nhà hàng, quán ăn… Một bộ phận khác thì bỏ hẳn nghề cũ và đi làm cho các nhà máy, thu nhập của họ khá ổn định với mức trung bình 5 triệu/tháng. Có thu nhập rồi, người dân không còn lo lắng cho cuộc sống nhiều như ngày trước nữa. Mọi người, mọi nhà yên tam đi làm thay đổi cuộc sống. Những ngôi nhà mái bằng hay những ngôi nhà tầng lần lượt được mọc lên thay thế cho những ngôi nhà ngói và nhà tranh xiêu vẹo. Mọi người được tiếp xúc với thông tin đại chúng rộng rãi: tivi, internet… cùng với mạng điện lưới, chính sách của nhà nước đã mở đường cho sự lưu thông về ý chí và khát khao thoát nghèo của người dân. Mức sống tăng dần, người dân không chỉ có nhu cầu sử dụng những sản phẩm – dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống mà hơn thế họ có những nhu cầu mới mà ngày xưa không dám nghĩ tới như: quần áo đẹp, xe đẹp, nhiều loại hàng hóa đắt tiền khác… hay chỉ đề cập tới khía cạnh đơn giản hơn là thực phẩm. lựa chọn thực phẩm cho thực đơn trong ngày cũng phong phú về chủng loại, đầy đủ dinh dưỡng. Đó là sản phẩm tiêu dùng, còn về dịch vụ thì ngoài thời gian đi làm mệt mỏi, họ cũng muốn tụ tập cùng gia đình, bạn bè đi giải trí vui chơi, chăm sóc sắc đẹp như massa, hát karaoke, liên hoan tiệc tùng tại các nhà hàng… Đấy là cái nhìn chung cho cuộc sống người dân trong vùng, ngoài ra KKT sau khi thay đổi đã kéo theo rất nhiều lực lượng lao động từ các tỉnh, thành phố trong nước hay quốc gia khác tới sinh sống và làm việc. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng cũng phong phú và đa dạng hơn, bộ phận những người này cũng có ảnh hưởng tới tập quán tiêu dùng của người dân trong vùng. Ngày trước ở đây chỉ hay dùng hàng trong nước nhưng dần dần, hàng nhập khẩu từ nước ngoài đang dần tăng về số lượng và chất lượng. Thói quen tiêu dùng của bộ phận lao động này đã mang tới cho KKT hơi hướng mới, người dân địa phương am hiểu hơn về sản phẩm trên thị trường, thêm nữa là họ biết đến những mặt hàng mà chưa nay chưa từng tiếp xúc. Ai cũng muốn cố gắng để bằng những người có tầng lớp cao hơn họ nên việc a dua hay bắt trước sử dụng sản phẩm tương tự diễn ra rất nhanh. Chỉ một thời gian ngắn, thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng của KKT Nghi Sơn đã xuất hiện những sản phẩm mới một cách đa dạng về chủng loại và số lượng. Sự gia tăng về lực lượng lao động từ nơi khác tới và sự ổn định trong thu nhập của người dân địa phương đã cho thị trường tiêu thụ hàng hóa tại KKT Nghi Sơn hơi thở mới, nhịp sống mới. Dự tính trong tương lai. Thị trường tiêu thụ của KKT Nghi Sơn ở thời điểm hiện tại khá lả sôi động. Với nhiều dự án đầu tư, dự án kinh doanh đang trong quá trình xây dựng, hứa hẹn thị trường lao động trong các năm tới. Điều này dẫn tới thị trường bán lẻ ở KKT một tương lai khá rạng ngời, tiềm năng phát triển thị trường lớn. Tập quán tiêu dùng. Tập quán tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi bởi mức thu nhập, ảnh hưởng từ nhóm tiêu dùng khác mà họ muốn hướng đến hay sự bắt kịp xu thế của thị trường. vì vậy tập quán tiêu dùng của người dân và những người lao động tại KKT Nghi Sơn được thể hiện qua các nhóm sau: - Nhóm 1- Tầng lớp thượng lưu: Là tầng lớp giàu có, họ có địa vị trong vùng, sự giàu có của họ là do khả năng phát triển kinh tế của bản thân hay là những người có chức tước địa vị cao trong công ty , nhà máy. Thị trường của họ hướng tới là những sản phẩm đẹp, mang tính thẩm mỹ cao, xa sỉ, hiếm có, độc đáo. Lượng tiêu dùng sản phẩm thường ngày của họ cũng khá lớn vì tầng lớp này rất đông khách và bạn bè. Tuy nhiên hàng hóa họ chọn luôn là những sản phẩm có uy tín và chất lượng, luôn mang thương hiệu nổi tiếng để khẳng định và đánh bóng thương hiệu của mình. Ngoài việc chăm lo cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình, tầng lớp này luôn định hướng, trang bị cho con cái những gì tốt nhất. Vì họ biết con cái có học vấn, có tri thức thì mới có thể thay họ tiếp quản công việc hay thành công trong tương lai với ngành nghề khác được. Trong quá trình mua sắm họ thường thanh toán toàn bộ giá trị hàng hóa mình mua. Rất hiếm trường hợp chua chịu hay đắn đo về việc giá cả của sản phẩm, chỉ cần thích là mua. Tầng lớp này tuy chỉ chiếm 5% nhưng cũng là những vị khách mang lại doanh thu không nhỏ cho thị trường bán lẻ trong vùng. - Nhóm 2 – Tầng lớp trung lưu: Là những người có kinh tế nhưng không nổi trội đặc biệt như tầng lớp thượng lưu. Công việc của họ chủ yếu là những người kinh doanh độc lập với quy mô nhỏ, là quản lý trong công ty hay nhà máy, giám đốc hay trưởng phòng chẳng hạn. Thị trường họ hướng đến là những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt nhưng giá cả phải chăng, không quá xa sỉ, vì cái họ quan tâm nhiều hơn chính là tương lai cho thế hệ sau. Gia đình chỉ cần tiêu dùng ở mức độ vừa đủ, họ dành tiền tiết kiệm để chăm sóc cho con cái, đầu tư cho con theo đuổi học vấn. Tầng lớp này có sự tham khảo giá trong tiêu dùng, vì họ cũng là những người kinh doanh nên họ rất nhạy cảm về giá cả hàng hóa. Sản phẩm họ thường hay chọn là những sản phẩm tốt, đã có thương hiệu trên thị trường, đại đa số chúng được lựa chọn kỹ về cả mẫu mã, chất lượng vì tầng lớp này cũng hay có khách tới nhà và hay tụ tập bạn bè vui chơi. Trong nhóm này tồn tại một lực lượng những người kinh doanh những loại hình dịch vụ. Vì thế lượng hàng hóa tiêu dùng họ mua cho gia đình sẽ khác khi mua để kinh doanh. Với lực lượng này, lượng hàng hóa họ mua để kinh doanh khá lớn, họ quan tâm đến chất lượng nhưng không quá chú trọng, Cái họ quan tâm là giá cả của sản phẩm. Luôn tiêu thụ với số lượng nhiều nên yêu cầu đàm phán về giá khá cao, học luôn là tầng lớp chủ động trong vấn đề đàm phán vì có rât nhiều cửa hàng bán lẻ cho họ lựa chọn. Vì khả năng tiêu thụ nên họ thường là những khách quen của cửa hàng nào đó, khi mua bán hàng hóa – sản phẩm vấn đề giảm giá là không thể thiếu. Bên cạnh đó khi thanh toán họ thường không thanh toán đủ vì họ muốn để lại nhiều tiền bên mình để yên tâm hơn trong vấn đề tài chính trong việc kinh doanh, đồng thời cũng là sợi dây kết nối giữa người bán và người mua. Những người bán hàng hóa – sản phẩm cho họ cũng không muốn thanh toán hết để giữ chân bạn hàng của mình. Ngoài lực lượng này thì những người còn lại trong tầng lớp thường thanh toán hết khi mua những sản phẩm – hàng hóa. Họ thích như thế vì điều này tạo nên uy tín cho họ, họ thích được người khác tôn trọng và đon đả chào mời khi mua sắm. Tầng lớp này ước lượng chỉ chiếm hơn 25% nhưng hoạt động tiêu dùng của họ khá sôi nổi. Họ là những khách hàng lớn của thị trường bán lẻ. - Nhóm 3 – Tầng lớp công nhân: Chiếm 30% là những người đi làm thuê với mức lương trung bình. Họ thường sống theo mức chi tiêu trung bình. Trong tiêu dùng họ hay bị phụ thuộc bởi người xung quanh, họ cũng là tầng lớp chịu ảnh hưởng bởi sở thích tiêu dùng của người khác. Tầng lớp này có sự ăn theo về sở thích khá mạnh, nên họ cũng là tác nhân làm nên sự đa dạng của thị trường hàng tiêu dùng. Sản phẩm tiêu dùng của họ khá thực tế, rất phù hợp với thu nhập, nhưng nhiều khi họ cũng có sở thích chi tiêu quá tay để biết được cảm giác chi tiêu của người khác và thỏa mãn sự đố kị của bản thân. Tầng lớp này ngoài việc làm công ăn lương thì vẫn muốn làm những việc phụ để tăng thu nhập, với mục đích theo đuổi tầng lớp cao hơn. trong chi tiêu, họ thường hay mua nợ một phần giá trị hàng hóa mình mua và sẽ thanh toán vào nững đợt lấy lương, họ muốn mua nhiều sản phẩm – hàng hóa cho gia đình nhưng cũng muốn có khoản dự phòng trong nhà. Các đại lý hay cửa hàng buôn bán cũng thoải mái khi cho họ mua chịu vì tầng lớp này có khả năng chi trả cho tiêu dùng của mình. Họ có thu nhập ổn định và không quá thấp. - Nhóm 4 – Tầng lớp hạ lưu lớp trên: Chiếm 34% là những người đi làm thuê, buôn bán nhỏ tại chợ hay làm công việc truyền thống của vùng như đi biển, làm muối, làm nông nghiệp… họ thường là những người có thu nhập không cao. Công việc của họ thường là lao động phổ thông, dùng sức khỏe là chủ yếu. Thông thường tầng lớp này không được học hành đầy đủ, nhưng họ luôn cố gắng đi làm vì sự ổn định của cuộc sống. Không có bằng cấp nên họ không thể xin vào làm những công việc trí óc, công việc của họ khá vất vả nên lượng tiêu thụ hàng hóa lớn nhưng không đa dạng và đắt đỏ. Họ thường mua những mặt hàng ở mức trung bình, giá cả vừa với túi tiền, rất muốn chi tiêu cho những sản phẩm đắt đỏ nhưng thu nhập không cho phép. Tuy thế nhưng trong mua bán tầng lớp này rất ít khi mua chịu, họ thường thanh toán đủ trong mỗi lần mua. Số lượng hàng hóa mỗi lần mua thường ít và chia làm nhiều lần trong tháng, tầng lớp này không thích tích trữ hàng tiêu dùng trong nhà, họ chi tiêu theo nhu cầu của gia đình trong thời gian ngắn. - Nhóm 5 – Tầng lớp hạ lưu dưới: Chiếm tý lệ 6% là những người hưởng trợ cấp từ xã hội, nghèo túng hay không có việc làm hoặc việc làm của họ thường không trong sạch, bị xã hội lên án. Đây là tầng lớp không tạo ra thu nhập. Một bộ phận cuộc sống phụ thuộc bởi trợ cấp vì họ không có khả năng đi làm, đối với họ cuộc sống khá khó khăn. Cuộc sống thường ngày vẫn phải nương nhờ những người thân quen bên cạnh. Nhu cầu cho tiêu dùng tương đối thấp, họ chỉ cần chăm lo cho ngày hai bữa cơm đầy đủ và không có nhu cầu cho những dịch vụ khác hay sử dụng sản phẩm đăt tiền. Sản phẩm – hàng hóa họ mua thường là những thứ phục vụ cho cơm ăn áo mặc thường ngày với giá cả càng rẻ càng tốt. Còn một bộ phận lớn thì quá lười, không chịu lao động, ham thích vui chơi, chỉ lăm le làm việc xấu để kiếm tiền một cách nhàn nhã như trộm cắp, bài bạc… Đây đa phần toàn là những thanh niên bỏ học giữa chừng, lười lao động, bị bạn bè xấu lôi kéo và bị hư hỏng . nhóm này tuy không đi làm nhưng luôn thích ăn chơi, sử dụng những thứ hàng hóa đắt đỏ. Không tạo ra được thu nhập nhưng họ có thể đòi hỏi bố mẹ hay làm việc xấu để mua những thứ họ thích. Đặc điểm là trong tiêu dùng tầng lớp này rất ít khi mua chịu, họ thường thanh toán khá song phẳng. Sự đa dạng về hàng tiêu dùng. Hiện tại trên thị trường bán lẻ ở KKT Nghi Sơn có rất nhiều sản phẩm – hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng ở mọi nhu cầu như: thời trang, công nghệ, điện tử điện lạnh, đồ uống… Tỷ lệ thuận với người tiêu dùng là lượng tăng của hàng hóa. Với lượng lao động tăng đến chóng mặt, lượng hàng hóa cũng đi theo một cách khủng khiếp để luôn cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. KKT Nghi Sơn có một cảng biển tên là Cảng Nước Sâu nên thường có nhiều tàu với trọng tải lớn cập bờ. Thời gian mỗi tàu cặp bờ ít nhất là 5 đến 7 ngày, lượng thủy thủ trên tàu thấp nhất là 15 người. Mỗi lần được lên bờ là các thủy thủ tranh thủ mua sắm những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và hưởng những dịch vụ mà địa phương có. Bên cạnh đó mỗi lần chuẩn bị rời cảng, mỗi tàu thường mua thực phẩm, hàng hóa dự trữ cho cả tháng lênh đênh trên biển. những lần như thế lượng hàng hóa được tiêu thụ với số lượng rất lớn. lượng thủy thủ từ rất nhiều nơi tụ họp lại nên họ đến mang theo sở thích, nét riêng của vùng tới KKT. Vd: thông thường thì người dân thích uống bia Hà Nội nhưng các thủy thủ thích uống bia 333 và Sài Gòn. Nên để bán được hàng, các đại lý cũng đã nhập các mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu của khách và chào mời sản phẩm tới những vị khách mới ít sử dụng loại bia này, vì thế 2 loại bia này đã đc chen chân vào thị trường KKT Nghi Sơn. Bên cạnh đó với các dự án đang hoạt động, trong quá trình xây dựng, các nhóm làm việc có thể là người Việt Nam hay nước ngoài. Sản phẩm của họ sử dụng ở nơi sinh sống trước đây cũng khác với sản phẩm hiện có tại môi trường làm việc mới. Nhất là người tiêu dùng nước ngoài, họ thường có thu nhập cao hơn người Việt Nam nên thường sử dụng những sản phẩm đắt đỏ và không đắn đo khi thanh toán. Mỗi lần đi mua hàng họ thường cố gắng mua nhiều những sản phẩm có thể dự trữ được vì vấn đề bất đồng ngôn ngữ, có những sản phẩm của Việt Nam mà họ không dùng được nên họ thường đưa ra yêu cầu cho người bán là có thể có loại hàng đó lần sau khi họ quay lại không. Vd: Người Việt Nam mình không dùng xì dầu, người Trung Quốc không quen dùng nước mắm vì thế trên thị trường tiêu thụ hàng bán lẻ đã xuất hiện xì dầu. Người Việt thử dùng xì dầu xem nó thế nào, người Trung Quốc có xì dầu dùng và biết được hương vị nước mắm Việt ra sao. Thế là có sự trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sản phẩm – hàng hóa ngày càng có nhiều mẫu mã đẹp mắt, giá cả cạnh tranh. Nên khi chưa bán hết loạt sản phẩm này thì trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh với nhiều ưu điểm hơn. Khiến cho thị trường hàng hóa ngày càng phong phú. Các công ty thì đua nhau sản xuất sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh. Nhà phân phối, người bán lẻ cũng đua nhau mua để đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn và quan trọng là giữ chân những khách hàng cũ với mục đích tăng lợi nhuận. Mặt khác, với lượng lao động đến với KKT Nghi Sơn ngày càng nhiều, vì thế lượng sản phẩm cũng phải tăng về cả chủng loại hay số lượng. Có thể nói thị trường bán lẻ KKT Nghi Sơn khá sôi động, cho tới thời điểm hiện tại thì nhiều trường hợp người bán không đủ hàng cung cấp cho người tiêu dùng. Điều này chúng ta sẽ phân tích dưới góc độ nguồn cung ở phần tiếp theo. Nguồn cung hàng và phương thức phân phối – vận chuyển. Nguồn cung hàng. Nguồn hàng hóa cung cấp cho toàn KKT Nghi Sơn chủ yếu là 3 nhóm sau Các nhà phân phối tại thành phố Thanh Hóa Các nhà phân phối tại thị trấn Còng của huyện Tĩnh Gia Các công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm đó . Phương thức phân phối – vận chuyển. Hàng hóa được vận chuyển vầ phân phối chủ yếu bằng đường bộ, phương tiện chủ yếu là các xe ôtô có trọng tải 1.25 tấn, 1.4 tấn, 2.5 tấn. Loại xe 1.25 tấn: kích thước bên ngoài là (D-R-C): 5100 – 1750 – 1970 Loại xe 1.4 tấn: kích thước bên ngoài là (D-R-C): 5330 – 1750 – 2120 Loại xe 2.5 tấn: kích thước bên ngoài là (D-R-C): 6325 – 2100 – 3600 Những xe này đều có điểm chung là cabin có thể chứa 3 người bao gồm: một nhân viên chuyên lái xe, một nhân viên chuyên bốc, dỡ hàng hóa và một nhân viên tiếp thị chuyên giao dịch với khách hàng. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị chính là giới thiệu, chào bán những sản phẩm của công ty mình. Những nhân viên này sẽ đưa ra một danh sách những sản phẩm mà công ty mình có, kèm theo bảng giá và những ưu đãi đi kèm nếu có. Những xe chở hàng này sẽ đi tới các cửa hàng bán lẻ để giao hàng hoặc chào bán với những cửa hàng mới để thiết lập mối quan hệ. loại hình phân phối này có những ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: Xe có thể thực tiếp giao hàng tới những nơi xa xôi, đường hẹp. Thuận tiện chuyên chở tới những nơi có lượng tiêu thụ ít vì trọng tải của xe nhỏ => ít tốn kém về chi phí. Kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên vì ngoài lương cô định, nhân viên tiếp thị sản phẩm còn nhận được chiết khấu phần trăm theo doanh số bán hàng. Nhược điểm: + Với trọng tải nhỏ nên lượng hàng cung cấp cho các đại lý hay có trường hợp thiếu hàng. Nhiều trường hợp xảy ra là khi tới những điểm ở cuối KKT Nghi Sơn thì có nhiều loại hàng hóa đại lý muốn mua thì đã hết . + Trong quá trình giới thiệu sản phẩm, nhân viên tiếp thị có thể chào mời những mặt hàng không rõ nguồn gốc trông giống hàng thật gần như 90%. Chỉ có người tinh mắt mới có thể nhận ra. Để tăng thêm lợi nhuận, đại lý chấp nhận nhập hàng. Để tăng thêm thu nhập ngoài, nhân viên tiếp thị tiêu thụ được lượng hàng lậu. Gánh chịu hậu quả của hàng vi này chính là uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe của người tiêu dùng. Khi người dân sử dụng thấy chất lượng không đảm bảo họ sẽ có động thái tẩy chay sản phẩm của công ty sản xuất. Công ty không chỉ thiệt hại về uy tín mà ngay cả doanh thu của công ty cũng bị sụt giảm trầm trọng => tăng lượng hàng tồn kho => ảnh hưởng tới sản xuất => nguy hại lớn cho công ty. + Để tăng lượng hàng hóa bán ra, tăng lượng chiết khấu, các tiếp thị viên thường lấy địa chỉ giao dịch của khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài. Khi các đại lý cần hàng gặp trường hợp xe tải chở hàng đang ở xa không tới được, công ty có những xe tải khác có thể chuyển hàng tới thì những tiếp thị viên này cũng không muốn chia sẻ cơ hội cho bạn làm cùng công ty vì sợ mất mối. Điều này khiến cho khách hàng không có hàng bán mà công ty thì không tiêu thụ được hàng hóa. Chỉ vì sự ích kỷ của cá nhân một người mà ảnh hưởng tới lợi ích của 2 bên khách hàng và công ty. + Nhiều loại mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được phân phối vào thị trường tiêu thụ qua phương thức này. Việc này khá đơn giản, đem lại doanh lợi khá cao và ít bị khám xét vì vẫn mang uy tín của công ty giao hàng. + Mỗi khi các đại lý hết hàng, họ thường phải nhập lại hàng hóa của đại lý khác vì các xe hàng sau khi nhận được điện thoại đặt hàng cũng phải mất một khoảng thời gian mới có thể mang hàng tới nơi. Việc nhập lại hàng từ các đại lý khác khiến cho các đại lý thiếu hàng bị giảm lợi nhuận, nếu tình trạng này xảy ra nhiều, dĩ nhiên các đại lý sẽ mất lòng tin về công ty phân phối. Lúc này họ sẽ tự tìm cho mình giải pháp mới để tránh gặp trường hợp bị động như vậy. 5. Quy mô và số lượng của các cửa hàng. Chợ là nơi tập trung tiêu thụ nhiều loại hàng hóa – sản phẩm, ngoài ra ở đay còn phổ biến loại hình buôn bán hàng hóa khác là theo chuỗi các cửa hàng bán lẻ với quy mô nhỏ theo kiểu hộ gia đình. Các gia đình sẽ sử dụng diện tích mặt tiền của mình để kinh doanh, và khoảng không gian cuối nhà sẽ dùng để trữ hàng hóa. Chuỗi cửa hàng này thường tập trung xung quanh chợ và phân bố rải rác ở một số địa điểm khác. Đây là nơi tập hợp lực lượng người tiêu dùng lớn nhất nên việc trao đổi, buôn bán khá sầm uất. Các cửa hàng kinh doanh cùng một loại hàng hóa – sản phẩm thường tập trung thành một nhóm hay con đường cùng kinh doanh. Như có con đường chỉ hải sản khô, có những con đường chuyên bán các loại hàng tiêu thụ thông thường như xà phòng, bánh, keo, rượu… có con đường chuyên bán quần áo … tuy các cửa hàng nằm gần nhau nhưng rất ít khi xảy ra tranh chấp vì mọi người thực hiện chính sách “ khách ai người đó mua – hàng ai người đó bán”. Nhìn chung tình hình khá ổn định và trật tự. Trong toàn KKT thì số lượng cửa hàng tập trung nhiều nhất tại hai xã đó là xã Hải Bình và xã Hải Thượng, và đây cũng là nơi thị trường bán lẻ diễn ra sôi động nhất, chúng ta có thể liên tưởng chúng giống như hai địa điểm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Việt Nam vậy. 6. Mức độ cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ và các đại lý lớn. Các cửa hàng luôn nhập những sản phẩm – hàng hóa giống nhau, cùng nhau kinh doanh những mặt hàng tương đồng. Sự khác nhau chính là cách bày trí và sắp xếp hàng hóa trong cửa hàng. Tuy rằng các cửa hàng vẫn tuân thủ luật chơi “khách ai người đó mua – hàng ai người đó bán” nhưng họ vẫn luôn lợi dụng sở hở của đối phương để rèm pha nhằm hạ uy tìn của nhau. Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh cùng chủng loại hàng hóa thường dò hỏi thông tin của đối phương: lượng hàng nhập, lượng tồn kho, doanh thu trong ngày, giá bán các loại sản phẩm – hàng hóa như thế nào, cửa hàng đó có sản phẩm nào khác mà cửa hàng mình không có không, có bán hàng giả - hàng kém chất lượng không. Quan trọng không kém là dò la thông tin xem vì lý do gì mà đối thủ cạnh tranh lại có nhiều khách quen lâu năm tới vậy. Tất cả các thông tin trên đều được quan sát, phân tích kỹ lưỡng để giúp các cửa hàng có thể phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của cửa hàng mình đối với các đối thủ, từ đó thông qua động thái của đối thủ mà có hướng điều chỉnh và giải quyết thích hợp. Tuy sản phẩm bán ra là giống nhau nhưng giá mà các đại lý bán cho các mối tiêu thụ là khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ thân quen hay khách hàng lâu năm, thường xuyên mà có những mức giá phù hợp (cùng một loại sản phẩm). Vd: Chị A là khách hàng lâu năm của cửa hàng, chị B là khách hàng mới, mua hàng thường xuyên trong một thời gian gần đây. Cả hai chị đều mua sản phẩm Nescafe với trọng lượng 20 gói/17g, số lượng mua là 100 hộp. Chị A sẽ được mua với giá 42.000đ/hộp, còn chị B sẽ mua với giá 42.500đ/ hộp. vậy chị A đã mua rẻ hơn chị B 50.000đ trên tổng giá trị hàng mua. Đây cũng là cách thức mà các đại lý giữ chân khách hàng của mình. Khi các đại lý khan hiếm hàng hay hết hàng muốn có hàng hóa ngay lập tức để bán thì các đại lý còn hàng sẽ có những chính sách chuyển nhượng sau: Với những hàng hóa thông thường, giá cả ít biến động thì các đại lý có thể cho nhau vay hàng hoặc bán lại với giá gốc hay giá tăng hơn chút ít tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các đại lý. Với những sản phẩm có giá hay biến động trên thị trường như thuốc lá, mỳ tôm, sữa tươi… thì các cửa hàng chỉ cho vay chứ không bán lại với giá gốc vì những mặt hàng này chỉ biến động theo chiều hướng tăng giá chứ ít khi giá giảm. Đại lý còn hàng chỉ muốn trữ nhiều hàng khi giá rẻ để khi giá những hàng hóa này tăng họ sẽ thu thêm được một khoản lợi từ lớn từ chênh lệch giá nhập tại hai thời điểm. Đồ điện tử điện thoại là những mặt hàng có giá trị lớn và có nhiều biến động ( đa phần là biến động giảm) nên các đại lý không bao giờ cho nhau vay hàng hóa mà họ chỉ bán lại cho đại lý khác với giá đã cộng thêm lợi nhuận. Đây là đặc thù kinh doanh loại hàng hóa này tại KKT 7. Doanh thu của KKT Nghi Sơn qua các năm từ 2006 đến 2012 KKT Nghi Sơn gồm 12 xã đó là xuân Lâm. Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Hải Bình. Trong đó các xã Hải Thượng, Hải Bình, Nghi Sơn là những xã có doanh thu tiêu thụ hàng hóa lớn nhất, các xã còn lại được chia theo từng nhóm theo mức độ doanh thu giảm dần: Nhóm 1: Trúc Lâm, Trường Lâm, Tân Trường Nhóm 2: Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Hà Nhóm 3: Xuân Lâm, Tùng Lâm Bằng phương pháp ước lượng ta có bảng doanh thu về hoạt động bán lẻ của các đại lý, cửa hàng tạp hóa trong 1 ngày qua các năm từ 2006 dến 2012 như sau (DTTB: Doanh thu trung bình) – đv tính 1.000.000đ Xã, nhóm Năm Hải Thượng Hải Bình Nghi Sơn DTTB Nhóm 1 DTTB Nhóm 2 DTTB Nhóm 3 Tổng DTtrong 1 ngày 2006 40 30 30 21 22 12 275 2007 43 35 32 23 27 13 313 2008 49 38 36 24 31 13.5 346 2009 55 46 39 25 32 15 373 2010 61 50 42 29 28 19 390 2011 65 59 45 32 22 23 399 2012 67 60 47 33 17 24 389 Biểu đồ doanh thu trong ngày của từng xã, nhóm qua các năm. Quan sát biểu đồ ta có nhận xét sau: Xã Hải Thượng: tập trung nhiều nhà máy xung quanh cùng với vị trí địa lý thuận lợi, trung tâm của khu kinh tế nên doanh thu tăng qua các năm. Nhưng cùng với cơn bão giá của thị trường chung, năm 2011 và năm 2012 doanh thu không có nhiều sự khác biệt, người dân phải thắt chặt chi tiêu, bên cạnh đó lượng lao động từ nơi khác về đây sinh sống và làm việc gia tăng nên doanh thu có tăng nhưng với con số không đáng kể. Xã Hải Bình: doanh thu tăng vì ngoài dân cư địa phương , xã này còn tiếp nhận một lượng lớn người dân của vùng quy hoạch để nhường đất cho các dự án Xã Nghi Sơn: với ưu thế địa điểm đẹp, thơ mộng, dân cư đông đúc, ngành nghề kinh doanh, lao động có thu nhập cao như đánh bắt thủy hải sản (xa bờ), xuất khẩu hải sản cho các vùng lân cận và ra các tỉnh, thành phố khác nên nhịp sống nơi đây rất sầm uất. kèm theo đó là chuỗi các nhà hàng dịch vụ phục vụ cho đủ mọi tầng lớp nên doanh thu của xã này tăng qua các năm và tăng có sự ổn định. Nhóm 1: bao gồm các xã có một vài dự án hay nhà mấy hoạt động, nên doanh thu có tăng nhưng biến động hông quá lớn. Nhóm 2: bao gồm các xã thuộc diện quy hoạch giải tỏa, người dân được chuyển lên các khu tái định cư nên số lượng dân cư còn lại không nhiều. bên cạnh dố lượng lao động chuyển tới không đủ bù đắp số dân đã di chuyển nên doanh thu giảm dần qua các năm. Nhóm 3: là nhóm 2 xã với ngành nghề chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp, cùng với sự thay đổi kinh tế của toàn khu, kinh tế tại các xã cũng có những chuyển biến, đời sống của người dân đi vào ổn định và chi tiêu dư giật, nên doanh thu tăng Qua sơ đồ ta thấy doanh thu trung bình một ngày qua các năm của hoạt động bán lẻ tại KKT Nghi Sơn đi theo chiều hướng tăng dần và có điều chỉnh. Bảng 2: doanh thu của toàn KKT qua các năm. Doanh thu năm 2012 bị giảm nhẹ do chịu ảnh hưởng của đợt lạm phát năm 2011, nhưng nền kinh tế thời điểm hiện tại đã có sự ổn định nên trong tương lai mức doanh thu sẽ tăng trở lại và KKT Nghi Sơn sẽ là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ khai thác. III/ Nhận xét, đánh giá về thị trường bán lẻ tại khu kinh tế Nghi Sơn Ưu điểm: Với sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền địa phương, hệ thống chợ trong toàn KKT đã được nâng cấp, sửa chữa hay xây mới hoàn toàn. Cơ chế quản lý chợ cũng nhanh chóng được thay đổi, đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế, tính năng động, linh hoạt trong khâu giao lưu buôn bán với các mối buôn xa gần. Chuỗi các cửa hàng đại lý, cửa hàng bán lẻ tập trung phần lớn tại trung tâm KKT. Điều này làm cho việc phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng được hiệu quả Số lượng các mặt hàng đa dạng , phong phú, nhiều chủng loại Các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong KKT cũng có sự quan tâm, tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Những hạn chế cần khắc phục. Các đại lý luôn phụ thuộc vào các nhà phân phối hay các công ty sản xuất về nguồn cung hàng nên tình trạng giá bán sản phẩm – hàng hóa thường cao hơn so với mức trung bình trên thị trường. Trên thị trường hàng tiêu dùng của KKT đang còn tồn tại nhiều loại mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, và tình trạng này chưa được quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền. Cách bố trí, sắp xếp hàng hóa của các đại lý chưa có sự khoa học, có nhiều mặt hàng giá trị nhưng được bày trí không đứng với giá trị của nó. Cách sắp xếp còn mang đậm tính tiết kiệm không gian, cố gắng để có thể bày trí được nhiều hàng hóa. Khiến cho người tiêu dùng thường đánh đồng giá trị các loại hàng hóa không mấy khác biệt. CHƯƠNG 3: Một số giải pháp về thị trường bán lẻ ở KKT Nghi Sơn Quy hoạch mạng lưới bán lẻ Trong điều kiện phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ hiện nay thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân đối thị trường. Do mục tiêu lợi nhuận nên các doanh nghiệp bán lẻ sẽ chỉ tập trung đầu tư kinh doanh ở những địa điểm mật độ dân cư đông đúc, thu nhập của người dân tương đối cao. Từ đó, thị trường bán lẻ sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối. Mất cân đối ở chỗ tại những thành phố lớn có quá nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh bán lẻ trong khi tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hầu như rất ít. Mất cân đối ở chỗ trong khi tại thành phố hệ thông các kênh phân phối thì hiện đại trong khi tại vùng nông thôn , vùng sâu vùng xa thì còn tương đối lạc hậu. tình trạng này với những tác động mà nó gây ra sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển kinh tế. Thứ nhất: Nó gây ra sự lãng phí về nguồn lực. Do quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại một địa điểm nên hiệu quả kinh doanh không cao. Thứ hai: Nó rất dễ gây ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thứ ba: Nó sẽ gây ra sự mất cân đối sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân tại các vùng miền khác nhau. Khoảng cách giàu nghèo giữa người dân thành phố và nông thôn sẽ tăng lên. Bởi vì tại các thành phố người dân được tiếp cận với số lượng, chủng loại hàng hóa rất đa dạng thì người dân tại những vùng nông thôn do ít nhà cung cấp hoặc do số lượng hàng hóa ít, chủng loại không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân hoặc là bị ép giá. Ngoài ra trên thị trường bán lẻ của KKT Nghi Sơn vẫn tồn tại những chợ cóc, chợ tạm không đảm bảo về cơ sở hạ tầng kinh doanh, gây mất trật tự an toàn giao thông, khó quản lý được nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Chính vì thế nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể mạng lưới bán lẻ: Xóa bỏ các chợ cóc, chợ tạm và các chợ cơ sở hạ tầng xuống cấp để đảm bảo cảnh quan môi trường và dễ quản lý hàng hóa. Ưu tiên về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp phát triển cơ sở phân phối tại vùng sâu, vùng xa. Xây mới các chợ, tiếp tục phát triển các cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ lẻ nếu chúng vẫn phát huy được tác dụng. Tăng cường công tác quản lý hàng hóa ở tất cả các chợ, cửa hàng để đảm bảo cho người dân dù mua sắm ở đâu cũng nhận được hàng hóa đảm bảo. Tiếp tục mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn Việt Nam đã mắc một sai lầm lớn là thường chú trọng phát triển tại những địa điểm đông dân cư và các thành phố lớn. Những doanh nghiệp này luôn tìm cách sâu xé, tranh giành thị trường này với nhau và với các công ty nước ngoài, họ đã vô tình bỏ quên hoặc không chú trọng sâu tới thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong khi đó lực lượng dân số của Việt Nam tập trung tại những vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa là khá lớn, đây có thể xem là thị trường tiềm năng bị bỏ sót. Đặc thù của doanh nghiệp trong nước là các công ty với quy mô vừa và nhỏ, có những công ty có đủ sức cạnh tranh với những tập đoàn lớn hay các công ty lớn trong nước khác. Vậy cơ hội cho những công ty nhỏ là ở đâu? Câu trả lời chính là phần thị trường đã bị bỏ quên. Những thị trường kiểu này rất phù hợp cho các doanh nghiệp này, bởi đời sống của người dân đã có thay đổi nhưng mức sống trung bình không thể được như tại các thành phố. Vì thế nên những sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của người dân sẽ có cơ hội tiêu thụ khá tốt. sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ được thị trường chấp nhận vì nó rất phù hợp với thu nhập trung bình của họ. Bên cạnh đó mạng lưới kênh phân phối tại những nơi này khá đơn giản, nên cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường là tương đối tốt. Tại KKT Nghi Sơn, với thu nhập trung bình của người dân đã có thay đổi tôt, đời sống đã được cải thiện. Lực lượng dân số tập trung về đây ngày càng nhiều, nơi đây đang là điểm nóng, là trọng điểm kinh tế của toàn tỉnh. Xét trên cơ sở lâu dài thì đây là thị trường tiềm năng và khá mầu mỡ cho các doanh nghiệp trong nước khai thác. KKT được các chuyên gia đánh giá là KKT phát triển, náo nhiệt, có sức hút lớn từ đầu tư cho đến tiêu thụ. Theo em việc mở rộng thu-ị trường tại KKT có thể xem xét các ý tưởng sau: Xây dựng các siêu thị với quy mô vừa: Tâm lý của người tiêu dùng là rất thích vào các trung tâm mua sắm hay siêu thị. Qua khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 300 người tại 3 xã được xác định là có nhịp tiêu thụ sôi động nhất KKT là Hải Thượng – Hải Bình – Nghi Sơn thì 73% số người được hỏi đều thích vào siêu thị để mua sắm. Bởi theo họ, vào siêu thị mọi người có thể yên tâm về giá, quan trọng hơn là chất lượng hàng hóa và nhận được dịch vụ phục vụ khá tốt, còn một điểm nữa là đi siêu thị không gian bên trong khá là lịch sự, sạch sẽ, không mất vệ sinh như ngoài chợ. Đối với những người đi làm tại các nhà máy, công ty (nhân viên văn phòng) hay giáo viên thì thời gian để những nhân viên này đi chợ là rất ít, bình thường họ luôn tích trữ đồ ăn cho nhiều ngày trong một lần đi chợ, như thế đồ ăn sẽ không còn giữ được nhiều dinh dưỡng và độ tươi ngon. Vì vậy họ thích đi siêu thị để có thế mua thực đơn cho hàng ngày một cách tiện lợi nhất, vứt vỏ cảm giác tồn trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh(khảo sát 23 hộ gia đình là nhân viên nhà máy xi măng Nghi Sơn sống tại khu biệt thự dành cho công nhân của nhà máy). Thực tế thì vào các ngày nghỉ, ngày cuối tuần, có nhiều người dân trong KKT ra thành phố Thanh Hóa để mua sắm tại các cửa hàng lớn và tại các siêu thị BigC hay Co-op mart. Trong tình hình bất động sản đang đứng yên, các công ty bất động sản hay nhà thầu xây dựng có thể làm thêm nghề tay trái như xây dựng hệ thống chợ có quy hoạch. Chợ được xây dựng như chợ Tây Thành tại thành phố Thanh Hóa chẳng hạn. Những chợ này có thể bàn giao lại cho cấp có thẩm quyền quản lý hay do chính đơn vị thực thi quản lý. Việc này có thể tập trung những người buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ về cùng kinh doanh tại một địa điểm, tạo môi trường, không gian kinh doanh cho các tiểu thương. Người tiêu dùng có nhiều hơn cơ hội được lựa chọn những sản phẩm mình cần với giá cả phải chăng. Khi chợ đã được xây dựng lại theo hệ thống thì lợi ích của người tiêu dùng được đảm bảo hơn, các tiểu thương thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ có môi trường buôn bán tốt nhất. Xây dựng các cửa hàng chuyên doanh: các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống các cửa hàng chuyên doanh chuyên kinh doanh các sản phẩm của công ty mình sản xuất hay của công ty phân phối. Việc này đối với các doanh nghiệp là rất có lợi vì các doanh nghiệp có thể cung hàng cho các mối bán lẻ trong toàn KKT một cách kịp thời đầy đủ, đồng thời có thể kích cầu tiêu dùng của người dân bằng các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vấn nạn hàng giả hàng kém chất lượng được giảm thiểu rõ rệt, uy tín của doanh nghiệp được phát huy và bảo vệ. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối. Do đời sống phát triển, khoảng cách giữa các vùng miền cũng ngày càng khác nhau nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. để đáp ứng nhu cầu đó thì việc mở rộng thị trường là tất yếu. Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng… thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền. Sau đây ta xét việc mở rộng kênh phân phối tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là KKT Nghi Sơn như sau: do thu nhập của người dân ngày càng có sự thay đổi theo chiều hướng tôt hơn, hệ thống giao thông tại đây đã được xây mới, đẹp và rất rộng. điều này rất phù hợp để xây dựng những siêu thị với quy mô nhỏ, cửa hàng chuyên dụng phù hợp với dân số tại KKT. Việc này có thể khai thác tối đa thị trường tiềm năng này. Nếu bây giờ đầu tư vào KKT những cửa hàng chuyên dụng và siêu thị nhỏ thì tương lai việc kinh doanh rất là khả quan. Bởi KKT đang trong quá trình xây dựng và hoạt động, hệ thống toàn khu kinh tế chưa đi vào hoạt động đồng loat, đây chính là cơ hội cho các nhà quản trị vạch ra chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp. Xét vấn đề kinh phí xây dựng, nếu bắt đầu thi công càng sớm thì kinh phí đầu tư cho toàn bộ dự án sẽ không đắt đỏ như khi KKT đã ổn định, lúc đó để tìm mua được mua một mảnh đất hợp ý là rất khó và rất đắt (học tập kinh nghiệm của BigC Thanh Hóa), xét trên góc độ lợi nhuận: người tiêu dùng tại KKT từ lâu đã không có nhiều lựa chọn trong việc ấn định giá cả của các đại lý và cửa hàng bán lẻ, giá mua của nhiều sản phẩm có sự chênh lệch khá nhiều so với mức giá chung của thị trường. Đây là sự bức xúc của người tiêu dùng đã dồn tích lâu năm, nếu các doanh nghiệp trở thành những doanh nghiệp đi đầu, với mức giá cho các sản phẩm phù hợp thì cơ hội thành công là rất lớn. Đối với những cửa hàng đại lý hay cửa hàng bán lẻ xưa nay đã là khách hàng quen thì cần có những chính sách phù hợp để hai bên hợp tác cùng có lợi và thoải mái. Còn những cửa hàng ở xa trung tâm KKT thì cần tạo lập mối quan hệ để mở rộng mạng lưới phân phối của mình. Tăng cường các hoạt động quảng bá và tiếp cận người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần có những hoạt động chào bán, quảng bá sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Những hoạt động này có thể giới thiệu sản phẩm ra với thị trường một cách nhanh, chân thật và cho kết quả chính xác nhất. Người tiêu dùng thường có xu hướng thích đám đông vì họ cho rằng nhiều người ở đó là có sự đảm bảo cho một phần giá trị của hàng hóa được xác định. Tại những điểm chào bán sản phẩm, họ có thể được tận mắt xem tác dụng của sp mà không qua bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào hay dùng thử những sản phẩm đó. Qua những chương trình này thì doanh nghiệp có thể thu thập số liệu về phản ứng của người tiêu dùng với những sản phẩm của công ty mình, điều này rất quan trọng trong việc sản xuất hay điều chỉnh những sai sót có thể thực hiện được nhằm hoàn thiện tốt nhất sự phục vụ, cung hàng hóa ra thị trường. Tổ chức khảo sát nhóm hay khu vực dân cư về sản phẩm của doanh nghiệp hay của đối thủ cạnh tranh để từ đó phát huy cái tốt nhất doanh nghiệp đang có và cải tiến, sửa đổi những nhược điểm mà doanh nghiệp còn gặp phải. Vd: Có một nhân viên chào bán nước mắm của một công ty mới tham gia vào thị trường nước mắm. Tên sản phẩm còn rất mới, công việc của chị là tới các cửa hàng bán lẻ và các đại lý để chào bán sản phẩm. Trong lúc chào sản phẩm mới của công ty, có một vị khách vào cửa hàng mua xà phòng, thấy có loại nước mắm mới liền hỏi thăm, chị nhân viên kia liền giới thiệu sản phẩm của mình. Sau khi khách hàng chọn lựa xong hàng hóa cần mua và đã thanh toán, chị nhân viên cầm một chai nước mắm có gắn chữ “ sản phẩm dùng thử” và đưa cho vị khách hàng và nói: “em thấy chị quan tâm tới sản phẩm của công ty em, nên em tặng chị một chai dùng thử, mong chị ủng hộ sản phẩm của công ty em”. Qua ví dụ trên ta có thể thấy chị nhân viên tiếp thị đã tận dụng rất tốt cơ hội của mình, có thể chỉ là một vị khách - 1 chai nước mắm, nhưng với thái độ của chị, em tin chắc vị khách kia cũng có ân tượng đẹp về công ty qua thái độ của người nhân viên ấy. KẾT LUẬN Như vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang dần thể hiện được tiềm năng phát triển kinh tế của mình, với sức hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam đang cố gắng phát triển kinh tế trong nước không chỉ tập trung tại các thành phố lớn mà còn phát triển mở rộng vào khu vực nông nông, vùng sâu vùng xa. Cơ cấu ngành kinh tế đang dần được thay đổi để thực hiện mục tiêu chung của đất nước CNH-HĐH. Hòa mình vào nhịp phát triển của toàn quốc. Khu kinh tế Nghi Sơn đang nỗ lực hết mình để xây dựng, hoàn thiện và đi vào hoạt động các dự án. Qua phân tích thực trạng thị trường bán lẻ tại KKT Nghi Sơn ta thấy được bức tranh làng quê nông thôn Việt Nam đang dần thay đổi. Đời sống nghười dân đã thoát cảnh lam lũ, mức sống tăng rõ rệt. tye lệ thất nghiệp đã giảm tới mức tối thiểu, trình độ dân trí tăng. Nền kinh tế hộ gia đình đã tốt hơn trước rất nhiều, người dân trong khu vực ngoài chi tiêu ngoài có khoản tiền tiết kiệm. Tại đây bây giờ không còn là không gian chỉ dành riêng cho người dân địa phương mà còn là nơi tập hợp rất nhiều lao động với đủ trình độ, tuổi tác, quốc gia đến sinh sống và làm việc. Điều tất yếu kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, người tiêu dùng đã có sự đòi hỏi về hàng hóa – sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn là tính thẩm mỹ, sự đảm bảo về an toàn và nhiều yếu tố khác. Khu kinh tế Nghi Sơn hứa hẹn cho các doanh nghiệp một thị trường tiềm năng, sôi động, lành mạnh. Với sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình của chính quyền các địa phương và các cấp có thẩm quyền chắc chắn các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ sản phẩm – hàng hóa tiêu dùng sẽ có rất nhiều cơ hội để kinh doanh tại đây. Vì vậy, trong thời gian tới, em mong rằng KKT Nghi Sơn sẽ xuất hiện những hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp, đủ khả năng cung cấp sản phẩm – hàng hóa cho người tiêu dùng trong toàn KKT không chỉ đủ về số lượng, chất lượng mà còn hợp lý về giá cả. TÀI LIỆU KHAM KHẢO Giáo trình Marketing căn bản. Chủ biên: GS.TS.Trần Minh Đạo - NXB Đại Học KTQD Giáo trình Quản trị chiến lược. Chủ biên:PGS.TS.Ngô Kim Thanh và PGS.TS.Lê Văn Tâm NXB Đại Học KTQD 2009 Giáo trình Lập dự án đầu tư. Chủ biên: PGS.TS.Trần Bạch Nguyệt NXB Đại Học KTQD Trang web: https://www.google.com.vn Tài liệu thu thập được qua khảo sát, trải nghiệm và phỏng vấn trực tiếp một số chính quyền địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_hieu_5451.doc
Luận văn liên quan