Thị trường cổ phiếu

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở cửa nền kinh tế trong đó có mở cửa thị trường tài chính ,thị trường chứng khoán đi kèm theo đó là các cơ chế chính sách được sửa đổi cho phù hợp.Tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung theo hướng thông lệ quốc tế. Ngoài các giải pháp cụ thể đối với thị trưòng chứng khoán đã nêu ở trên cần điều hành chính sách vĩ mô đảm bảo duy trì tốc độ phát triển nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Kiểm soát lạm phát, xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trường. hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, rõ ràng, nhất quán, mở cửa hội nhập theo lộ trình đề ra, duy trì được xu hướng đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Cải cách hệ thống tài chính, đặc biệt là cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo cơc hế thị trường. Áp dụng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính phủ kiểm soát vốn trong phạm vi giới hạn an toàn.

doc32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế , phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán với những đặc thù riêng biệt trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình chứng khoán trên thế giới. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh đấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Đến ngày 8/3/2005 thị trường chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh đấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới trong năm qua đã đưa ra cơ hội lớn cho Việt Nam, taọ ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trương chứng khoán. Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều yêu cầu và thách thức mới , đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao hơn nữa. Muốn vậy chúng ta phải từng bước xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường vốn mà nổi bật là thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu là một bộ phận cơ bản của thị trường chứng khoán, hoạt động của thị trường này diễn ra khá sôi nổi và nhạy cảm, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với những chức năng, vai trò quan trọng của thị trường cổ phiếu trong việc góp phần phát triển kinh tế thì việc phát triển thị trường cổ phiếu ở Việt Nam hiện nay là thực sự cần thiết, có thể nói là nhu cầu thiết yếu giúp chúng ta hội nhập nhanh chóng và tiến kịp với trình độ của các nước trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện nay. Chúng tôi chọn đề tài “ Thị trường cổ phiếu” để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện nay, sự quan trọng của thị trường cổ phiếu đối với nền kinh tế, phân tích những thành tựu đạt được cùng những tồn tại yếu kém. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phiều 1.Cổ phiếu: 1.1 khái niệm Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác định quyền sở hữu của cổ đông, đối với công ty cổ phần. người mua cổ phiếu thường là trở thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như chịu mọi rủi ro trong kinh doanh. Theo Luật Chứng khoán Viện Nam:” Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. 1.2 Phân loại: Cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường có nhiều loại - Căn cứ vào hình thức, cổ phiếu có hai loại: cổ phiếu vô danh và cổ phiếu đích danh. Lúc mới ra đời cổ phiếu tồn tại dưới dạng cổ phiếu ký danh có tên người sở hữu nó, sau này khi thị trường cổ phiếu phát triển loại cổ phiếu ký danh gây trở ngại cho việc lưu thông và chuyển nhượng cổ phiếu. Do đó, loại cổ phiếu không ghi danh người sở hữu ra đời và ngày càng phát triển. - Căn cứ vào quyền lợi được hưởng, cổ phiếu gồm hai loại phổ biến là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thừơng. + Cổ phiếu thường: là một loại chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty, cổ tức được trả vào cuối năm để quyết toán. Vì vậy, cổ đông mua loại cổ phiếu này rất quan tâm đến hoạt động của công ty và họ thường là những người đứung trong ban quản trị chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty. Trên thị trường giá của loại cổ phiếu thường biến động nhiều hơn so với cổ phiếu ưu đãi. + Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức cố định và được ghi rõ trên cổ phiếu lúc phát hành. Với cổ phiếu này mức cổ tức không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty. ♥ Ưu đãi về cổ tức cố định ♥ Ưu đãi hoàn lại vốn ♥ Ưu đãi về quyền biểu quyết - Căn cứ vào phương thức góp vốn: + Cổ phiếu hiện kim: dành cho những cổ đông góp vốn bằng tiền + Cổ phiếu hiện vật: dành cho những cổ đông góp vốn bằng tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… - Căn cứ vào quyền tham gia vào bỏ phiếu: + Cổ phiếu đơn phiếu + Cổ phiếu đa phiếu 1.3 Đặc điểm - Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn - Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doang của doanh nghiệp, do đó không cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt cổ đông cũng được hưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại chứng khoán khác có lãi xuất cố định. Nhưng ngược lại cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn roàn không có khi công ty làm ăn thua lỗ. - Khi công ty phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý - Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhưng nhân tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty. 1.4 Điều kiện phát hành - Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ VND - Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. 1.5. Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông thường a. Trách nhiệm Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường của công ty cổ phần đại chúng chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp của mình trên 2 mặt: - Thứ nhất, phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn không được rút lại. Lúc cần lấy lại vốn, họ có quyền sở hữu cổ phần trên thị trường bằng cách bán cổ phiếu cho nhà đầu tư khác. - Thứ hai, trách nhiệm của cổ đông đối với việc làm ăn thua lỗ hay tình trạng phá sản của công ty chỉ giới hạn trên phần vốn góp trên cổ phiếu. Nếu công ty làm ăn không hiệu quả xem như họ mất phần vốn đã bỏ ra để mua cổ phiếu b. Quyền lợi Là một trong những người chủ công ty, những cổ đông có những quyền lợi sau: - Quyền có thu nhập: cổ đông thường được hưởng phần lợi nhuận tương ứng với số cổ phiếu gọi là cổ tức từ kết quả có lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Quyền được chia tài sản thanh lý: trong trường hợp rủi ro, công ty bị giải thể, cổ đông cũng được chia phần những giá trị tài sản khi thanh lý, nhưng là người cuối cùng được hưởng giá trị tài sản còn lại khi thanh lý. - Quyền bỏ phiếu: cổ đông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty - Quyền mua cổ phiếu mới: khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chao bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. 1.6. Các loại cổ phiếu thường Phần lớn cổ phiếu của các công ty cổ phần là cổ phiếu thường với những đặc điểm trên, nhưng đôi khi công ty cũng phát hành những loại cổ phiếu thường khác, với những đặc điểm riêng từ sự khác biệt liên quan đến quyền bầu cử hay quyền được hưởng cổ tức. + Cổ phiếu thường loại “A”: là loại cổ phiếu phát hành ra công chúng và được hưởng cổ tức nhưng không có quyền bầu cử. Do đó loại cổ phiếu này có giá thấp hơn loại cổ phiếu thường được bỏ phiếu. + Cổ phiếu thường loại “B”: thường được gọi là cổ phiếu sáng lập viên, có quyền bầu cử, nhưng chỉ được hưởng cổ tức khi khả năng sinh lợi của công ty đã đến một giai đoạn tăng trưởng nhất định. + Cổ phiếu thường gộp lãi: người cầm loại cổ phiếu này không đươc nhận cổ tức bằng tiền mặt mà sẽ được nhận cổ tức bằng một số cổ phiếu- có giá trị tương đương- mới phát hành mà không phải bỏ thêm vốn Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của công ty mà còn những loại cổ phiếu thường khác: Cổ phiếu thượng hạng Cổ phiếu tăng trưởng Cổ phiếu thu nhập Cổ phiếu chu kỳ Cổ phiếu theo mùa Công ty tăng trưởng và cổ phiếu tăng trưởng Công ty thận trọng và cổ phiếu thận trọng Công ty chu kỳ và cổ phiếu chu kỳ Công ty đầu cơ và cổ phiếu đầu cơ 2. Thị trường cổ phiếu 2.1 Khái niệm - Thị trường cổ phiếu là một bộ phận cở bản của thị trường chứng khoán. Vì cổ phiếu là loại chứng khoán có lãi suất thường phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty do đó những nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình hoạt động của công ty như khủng hoảng giá dầu, giá USD, đình công, lạm phát, thất nghiệp, chiến tranh đều ảnh hưởng đến giá cả của thị trường cổ phiếu. - Thị trường chứng khoán là hình thức vận động điển hình của thị trường vốn với khối lượng giao dịch và sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, thị trường này luôn giữ vị trí chủ yếu trong kết cấu của thị trường vốn các nước 2.2 Phân loại Căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bao gồm: - Thị trường sơ cấp: là nơi mua bán các loại chứng khoán chưa phát hành. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng quy mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng chứng khoán vào lưu thông. - Thị trường thứ cấp: là nơi chuyển nhượng quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát hành và đang lưu thông trên thị trường. Thị trường thứ cấp không làm thay đổi quy mô vốn đầu tư trong nền kinh tế. Thị trường thứ cấp thường được tổ chức theo hai cách đó là thị trường tập trung và thị trường phi tập trung + Thị trường tập trung là nơi mà các hoạt động giao dịch được thực hiện tại các sở giao dịch, chứng khoán được mua bán tại đây thỏa mãn các điều kiện được niêm yết, hay các loại hàng hóa được đưa vào thị trường tập trung pahỉ nằm trong danh mục thị trường như thị giao dịch lúa mì, cà phê, sữa bò… + Thị trường phi tập trung được thực hiện ở mọi nơi, việc mua bán được thông qua đường dây viễn thông hoặc hệ thông máy tính, tại đây thực hiện phương thức mua bán thẳng cho những ai chấp nhận giá được đưa ra nên còn được gọi là thị trường trao tay 2.3 Chức năng của thị trường chứng khoán: 1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi cảu họ được đưa vào sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. 2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của chính mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. 3. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các dự báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; Và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tếvà là công cụ quan trọng để chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. 2.4 Vai trò của TTCK 1. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khóan. Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. TTCK hoạt động càng năng động và hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các của các chứng khoán giao dịch trên thị trường. 2. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Sự biến đổi không ngừng giá của giá cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đánh gia doanh nghiệp một cách khách quan và khoa học tại bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, đối với các công ty niêm yết, nghĩa vụ công khai thông tin trên TTCK Giúp các nhà đầu tư, các nhà quản trị thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái bất ổn định của các công ty. 3. Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển. TTCK hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của các công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế hút các nhà đấu tư đến góp vốn vào công ty cổ phần 4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài TTCK không những thu hút vốn đầu tư nội địa mà còn giúp Chính phủ hoặc doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút thêm ngoại tệ Chương 2: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.  Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.  Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát..  Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.  Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.  2.1. Năm 2011: thị trường chứng khoán rơi vào vòng xóay suy giảm trầm trọng Năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt được triệt để thực thi nhằm đối phó với sự bùng phát của lạm phát. Dưới tác động của việc thực thi chính sách tiền tệ này, TTCK- lĩnh vực được xem là phi sản xuất- đi vào vòng xoáy suy giảm trầm trọng cả về điểm số lẫn thanh khoản. TTCK VN trở thành một trong những thị trường có mức suy giảm mạnh nhất trong khu vực. kết thúc năm 2011, VNINDEX còn 351,55 điểm và HNINDEX còn 58,74 điểm, giảm lần lượt 27,5% và 48,6% so với cuối năm 2010 Những giai đoạn chính của TTCK năm 2011 Xu hướng chủ đạo của năm 2011 là giảm điểm, với hai đợt giảm mạnh nhất diễn ra vào 5/2011 và ba tháng cuối năm Giai đoạn 1: năm tháng đầu năm. Thị trường bám sát và phản ứng khá mạnh với những biến động của nền kinh tế vĩ mô và các trạng thái chính sách tiền tệ. các sóng giảm diễn ra trong giai đoạn này đánh dấu biến động khắc nghiệt của nền kinh tế vĩ mô như tỉ giá bất ngờ bị điều chỉnh tăng mạnh, lạm phát bùng phát dẫn đến sự ra đời của nghị quyết 11 về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt với lĩnh vực phi sản xuất. Nghị quyết 11, trong đó ra hạn mức cụ thể cho tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực phi sản xuất, là nút thắt cản trở dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán. Thị trường trải qua đợt suy giảm mạnh và nhanh nhất vào tháng 5/2011 khi thời hạn đưa tỉ trọng tín dụng phi sản xuất về dưới 22% gần kề, buộc các NHTM tiến hành thu nợ chứng khoán dẫn đến làn sóng bán giải chấp mạnh. Chỉ trong 5 tháng đầu năm VNINDEX giảm 20% và HNINDEX giảm 40% so với cuối năm 2010 Giai đoạn 2: Sóng giảm nhẹ trong ba tháng tiếp theo do thiếu vắng thông tin Sau khi giảm mạnh và lập đáy vào ngày 25/5, thị trường có một tuần phục hồi khá tôt sau đó. Đợt phục hồi này chủ yếu mang tính kĩ thuật khi giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất sau hơn 1 năm. Sau tuần phục hồi này, các chỉ số liên tục đi vào kênh giảm điểm với mức độ nhẹ hơn do vắng bóng thông tin hỗ trợ và trong bối cảnh rủi ro lạm phát đang khá cao và hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra ngày càng phổ biến Giai đọan 3: thị trường trải qua giai đoạn biến động mạnh nhất trong 4 tháng cuối năm Một số tin tức vĩ mô tích cực bắt đầu xuất hiện trong gia đọan này như lạm phát lập đỉnh và đi vào chu kì giảm, dữ trữ ngọai hối cải thiện và kì vọng khả năng kéo giảm lãi suất như công bố của thống đốc NHNN. Nhờ vậy, thị trường chứng khoán đã có 3 tuần phục hồi- đợt tăng điểm dài và mạnh nhất trong năm- cuối tháng 8 đến nửa đầu tháng 9 năm 2011 tuy nhiên sau đợt tăng này, thị trường trải qua giai đoạn suy giảm thứ 2 trầm trọng hơn do tác động từ nhiều yếu tố như sự xuất hiện của các vụ đổ vỡ tín dụng đen, khó khăn dẫn đến yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, mối quan hệ quan ngại về khả năng thoái vốn của NĐT ngọai và quan trọng hơn là sự suy giảm lòng tin của NĐT. Đà suy giảm của thị trường theo đó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi kết thúc năm 2011 mặc dù hai chỉ số đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009 Thanh khoản suy giảm trầm trọng năm 2011 Triển vọng kinh tế 2011 khó khăn đã được nhận thức từ đầu năm. Ngoài ra, diễn biến kinh tế thê giới khó khăn đang là động lực thuận lợi cho giá vàng và kì vọng vào khả năng sinh lợi ở kênh đầu tư ngọai tệ còn lớn đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của chứng khoán. Cùng với đó là chính sách tiền tệ thắt chặt càng góp phần bóp nghẹt dòng vốn dành cho kênh đầu tư này thanh khoản trên TTCK đã đi vào giai đoạn suy kiệt. Năm 2011, tổng giá trị khớp lệnh bình quân của một phiên trên cả hai sàn chỉ đạt xấp xỉ 1.126 tỉ đồng, giảm 50% so với mức bình quân của năm 2010. trái với họat động giao dịch trên sàn , họat động mua bán sáp nhập tỏ ra khá sôi động. trong năm này, giao dịch thỏa thuận trên sàn HSX tăng khoản 30% chủ yếu do chuyển nhượng ở nhóm cổ phiếu Bluechips, nổi bật là STB, VNM, FPT, VIC và HAG NĐT nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường đầu tư mới nổi và dấu hiệu của làn sóng M&A Không chỉ nền kinh tế trong nước, kinh tế thế giới cũng trải qua năm 2011 với nhiều biến động tiêu cực: sau khá nhiều gói kích thích, đà phục hồi ở các nền kinh tế phát triển chậm hơn kì vọng, thậm chí đang mấp mé bờ vực suy thoái trong khi lạm phát làm mối đe dọa lớn; khủng hoảng nợ công ở khu vực châu Âu lan rộng; và thảm họa kép khiến kinh tế Nhật Bản chưa thoát khỏi chu kì suy thoái. Trước những khó khăn này, dòng vốn đầu tư nước ngòai có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi để bù đắp các khoản đầu tư trong nước. Làn sóng rút vốn đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở quý cuối năm 2011. Tại thị trường Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 1.800 tỉ đồng trong năm 2011, chỉ bằng 10% tổng giá trị mua ròng trong năm 2010 mặc dù vẫn giữ vị thế mua ròng song khối này bán ra khá nhiều bluechips. Cụ thể, các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là STB, với 69 triệu cổ phiếu tương đương 1.017 tỉ đồng tiếp đến là VIC 17,6 triệu cổ phiếu tương đương 1.819 tỉ đồng, HAG (-9,9 triệu cp), PPC(-8,2 triệu cp), SAM(-7,6 triệu cổ phiếu)… Trái với giao dịch hạn chế trên sàn niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra khá tích cực đối với các thương vụ M&A trên thị trường việt nam. Theo Vneconomy, giá trị giao dịch trên M&A của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 81,3% tổng giá trị giao dịch M&A năm 2011, tương đương khoảng 2,17 tỉ USD. Các thương vụ nổi bật là Pokphand trung quốc vào CTCP chăn nuôi Cp. Việt Nam; IFC của CTG; Mizuho vào VCB; Diageo vào Halico; Vimpelcom vào BeeLine; Unicharm mua Diana… Tác động từ các quỹ đầu tư chỉ số Các quỹ đầu tư chỉ số nước ngòai bắt đầu thực hiện đầu tư tại thị trường việt nam từ cuối năm 2010 và đã có tác động không nhỏ đến biến động các mã trụ cột và là nguyên nhân gây ra hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” thường thấy trên sàn HSX. Sang năm 2011, trái với bức tranh ảm đạm chung của toàn thị trường, một số cổ phiếu vẫn lội ngược dòng khá tốt khi có thông tin được đưa vào rổ tính chỉ số sau mỗi đợt soát xét lại danh mục của các quỹ đầu tư chỉ số này điển hình trong nhóm này là một số cổ phiếu như BVH, VIC, PNJ và IJC Khó khăn bộc lộ nhóm công ty chứng khoán và yêu cầu cần thiết cần tái cấu trúc Thực trạng thực tế năm 2011 khó khăn là vấn đề đã được nhận thức từ trước đó, do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết không phải là yếu tố nhà đầu tư mong đợi. năm 2011, diễn biến thị trường hầu như không bị tác động nhiều bởi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này. Thay vào đó, vấn đề nợ xấu của ngành ngân hàng và vấn đề thanh khoản của các công ty chứng khoán được quan tâm hơn cả. Trong bối cảnh nền kinh tế khan hiếm tín dụng, dòng tiền dành cho TTCK cũng đột ngột bị cắt giảm mạnh. Thêm vào đó, thị trường suy giảm và thanh khoản suy yếu đã tác động lớn đến kết quả kinh doanh của nhóm công ty chứng khoán thống kê số lượng của 24 công ty chứng khoán đã niêm yết và có báo cáo kết quả kinh doanh đầy đủ trong 4 năm gần nhất cho thấy doanh thu trong năm 2011 của nhóm công ty này đã giảm 30% so với năm 2010. trong khi đó, lợi nhuận sau thuế 3 liên tiếp từ mức gần 3000 tỉ đồng của năm 2009 xuống mức lỗ ước tính khoang 750 tỉ đồng vào năm 2011 nhiều công ty âm cả và vốn chủ sở hữu Diễn biến của các ngành Cùng với sự suy giảm của các chỉ số thị trường, hầu hết các ngành giảm mạnh trong năm 2011. ngành hàng tiêu dùng là nhóm ngành duy nhất sinh lợi trong năm này, với mức tăng khoảng 6% . Hai ngành khác có tỷ suất sinh lợi giảm nhẹ hơn so với VNInex là công nghệ (-26%) và Y tế (-17%). Sáu nhóm ngành còn lại đều có mức giảm mạnh hơn VNInex, trong đó các ngành viễn thông, dịch vụ tiêu dùng, nguyên liệu cơ bản, công nghiệp là những nhóm ngành giảm mạnh nhất, với mức giảm xấp xỉ 40% đến 70%. Do là nhóm ngành tập trung khá nhiều cổ phiếu trụ cột nên nhóm ngành tài chính giảm không khá mạnh so với VNIndex mức sụt giảm trong năm 2011 của ngành này 29% 2.2 Giai đoạn 2012: 6 tháng đầu năm a. Tình hình thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2012 488,07 là mốc điểm cao nhất mà VN-Index đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012 (xác lập ngày 8/5/2012). 336,73 là mốc điểm thấp nhất mà VN-Index đạt được trong 6 tháng đầu năm (xác lập ngày 6/1/2012). Như vậy, VN-Index từng có thời điểm đạt mức tăng trưởng tới 44,94%. 83,79 là mốc điểm cao nhất mà HNX-Index đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012 (xác lập ngày 7/5/2012). 55,27 là mốc điểm thấp nhất mà HNX-Index đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012 (xác lập ngày 9/1/2012). Như vậy, HNX-Index đã có mức tăng trưởng tới 51,60%. Tuy nhiên, nếu tính từ đỉnh thị trường tháng 5/2012, hiện tại cả hai chỉ số đã sụt giảm khoảng 15% giá trị. Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index trong 6 tháng đầu năm 2012 xác lập mức đỉnh cao nhất là 36,49 điểm (ngày 25/5), mức thấp nhất là 33,31 điểm (ngày 13/1). Như vậy, chỉ số UPCoM-Index chỉ có mức tăng trưởng 9,55%. So với mức đỉnh đã thiết lập trong nửa đầu năm, hiện UPCoM-Index cũng chỉ giảm chưa đầy 1% giá trị. Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 195,376 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, khối ngoại mua ròng gần 970 tỷ đồng trên HNX, bán ròng hơn 780 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 6,1 tỷ đồng trên UPCoM. Đáng chú ý, khối ngoại tập trung thoái vốn nhiều nhất vào tháng 1, tháng 4 và tháng 6. Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư đã đặt lệnh mua 24,568 tỷ cổ phiếu và đặt lệnh bán 23,524 tỷ cổ phiếu trên cả 3 sàn chứng khoán. Bình quân, mỗi tháng nhà đầu tư đặt mua 1,364 tỷ cổ phiếu và đặt bán 1,306 tỷ cổ phiếu, gấp hơn 2 lần so với bình quân năm 2011. Tổng giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam tính đến 26/6/2012 là 799.783 tỷ đồng. Trong đó, sàn Hà Nội hiện có 398 cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 104.618 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, có 302 cổ phiếu và 5 chứng chỉ quỹ niêm yết, tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 671.386 tỷ đồng. Trên sàn UPCoM, tổng giá trị vốn hóa của 129 công ty đăng ký giao dịch là 23.779 tỷ đồng. 344.546 tỷ đồng là tổng vốn điều lệ của 700 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán Việt Nam. 6 tháng đầu năm, có 7 doanh nghiệp niêm yết mới trên HNX là AMC, KHL, LAS, ASA, CTX, DHL, VPC với tổng số cổ phiếu lưu hành là 102.868.543 đơn vị, tổng vốn điều lệ đạt 1.068,788 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,2% vốn điều lệ toàn thị trường). Có 4 doanh nghiệp niêm yết mới trên HOSE là TCO, SVI, DRL, GAS với tổng số cổ phiếu niêm yết là 1.926.288.990 đơn vị (chiếm khoảng 8,02% vốn điều lệ toàn thị trường). 624,02 tỷ đồng/phiên là giá trị giao dịch trung bình của sàn Hà Nội, trong khi 1.164,34 tỷ đồng là giá trị giao dịch trung bình của sàn TP. HCM. Trong khi đó, bình quân mỗi phiên, sàn UPCoM chỉ có 29,2 tỷ đồng giá trị được chuyển nhượng trong 6 tháng đầu năm. Như vậy, tổng giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên TTCK Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.817 tỷ đồng, tăng 74% so với con số 1.044 tỷ đồng bình quân cả năm 2011. b. Tình hình kinh doanh chứng khoán Dù khó khăn chung toàn nền kinh tế, các công ty kinh doanh chứng khoán vẫn kiếm "bộn tiền" trong 6 tháng đầu năm 2012 nhờ đà tăng của thị trường cùng những khoản thu ổn định như phí môi giới. Theo báo cáo hợp nhất đã kiểm toán do Công ty chứng khoán VNDIRECT cung cấp, trên tổng số 26 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, khoảng 80% doanh nghiệp niêm yết ở 2 sàn chứng khoán báo lãi quý II/2012 và lũy kế 6 tháng đầu năm. Trong đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) có lợi nhuận sau thuế cao nhất sàn HOSE, đạt 304,09 tỷ đồng. Tại HNX, vị trí này thuộc về Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVS) với 65,56 tỷ đồng. Biểu đồ doanh thu 6 tháng đầu năm của các công ty kinh doanh tài chính trên sàn HOSE. Đơn vị tính: Tỷ Đồng. Nguồn: VNDIRECT Đặc biệt, trong danh sách này, cả 5 công ty kinh doanh chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE đều báo lãi. Xét về doanh thu, Chứng khoán Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agriseco (AGR) đạt mức cao nhất, lên tới 482,88 tỷ đồng qua 6 tháng đầu năm 2012, kết quả này chủ yếu do hoạt động tự doanh tại công ty mang lại. Trong khi đó, Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạt 157,8 tỷ đồng, Biểu đồ lợi nhuận sau thuế các công ty kinh doanh tài chính trên sàn HOSE. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT Tổng kết lợi nhuận sau thuế, SSI dẫn đầu danh sách lãi khi thu về trên 300 tỷ đồng qua 6 tháng đầu năm. Tính đến 30/06/2012, vốn đầu tư chủ sở hữu của SSI cũng đạt hơn 3.526 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. AGR và PVF là hai doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế quý II thấp hơn hẳn so với quý I. Tuy nhiên, xét về tổng lãi cả 6 tháng, các đơn vị này vẫn "hái" ra tiền với lợi nhuận từ 50 đến trên trăm tỷ đồng. Biểu đồ những doanh nghiệp tài chính có lãi trên sàn HNX. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Nguồn:VNDIRECT Sàn HNX, 14 trên tổng số 21 công ty kinh doanh chứng khoán báo lãi, trong đó có Chứng khoán Bảo Việt (BVS) dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế 6 tháng lên tới 65,56 tỷ đồng. Nguồn thu chính của BVS bao gồm doanh thu từ hoạt động môi giới, tự doanh và những khoản lãi tiền gửi ngân hàng. Đứng ở vị trí thứ 2 là Chứng khoán VNDIRECT (VND) trên danh sách những doanh nghiệp tài chính kiếm bộn tiền với khoản lãi 60,07 tỷ đồng. Hiện tại, vốn chủ sở hữu của VND đạt trên 1.000 tỷ đồng. Biểu đồ những doanh nghiệp tài chính lỗ trên sàn HNX. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Nguồn: VNDIRECT Đối lập với bức tranh tươi sáng về kết quả kinh doanh khả quan chung của toàn ngành, 7 đơn vị trên sàn HNX phải gánh khoản lỗ từ nhẹ cho tới "khủng" sau quý I, II/2012. Báo cáo tài chính sau kiểm toán cho thấy, những đơn vị lỗ nặng nhất bao gồm Cổ phần chứng khoán Tràng An (TAS) và Chứng khoán Phú Hưng (PHS), âm liên tiếp quý I, II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2012. Những công ty khác như Chứng khoán Kim Long (KLS), Chứng khoán Phương Đông (ORS) và Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) vẫn có lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng dù bị lỗ một trong hai quý. Những doanh nghiệp tài chính có doanh thu cao nhất trên cả 2 sàn. Đơn vị tính: Tỷ đồng. Nguồn:VNDIRECT Trong khi kinh tế Việt Nam hiện tại còn gặp nhiều khó khăn và thử thách, GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 4,38%, CPI bị âm trong 2 tháng 6 và 7, nhiều doanh nghiệp các ngành khác vẫn kêu than vì chi phí sản xuất, lãi vay tăng cao thì một số doanh nghiệp ngành tài chính vẫn "rủng rỉnh" tiền trong túi. Thậm chí, hồi tháng 1, Vn-Index còn chạm đáy và về mức 331 điểm. Báo cáo tài chính sau kiểm toán cho thấy, tính đến thời điểm này, trên 2 sàn chứng khoán có 8 công ty niêm yết đạt doanh thu cao trên 100 tỷ đồng. Đứng đầu là AGR với 482,88 tỷ đồng, theo ngay phía sau là SSI với 409,64 tỷ đồng. Chương 3. Giải pháp cho sự phát triển bền vững TTCP Việt Nam Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai “ mới hết tuổi 11, ngày đầu tuổi 12” trong khi thị trường chứng khoán ở các nước khác đã có hằng trăm năm . Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhanh, vượt xa những dự báo của cơ quan quản lý nhà nước. Có được kết quả này phải kể đến vai trò các chủ thể trên TTCK đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, chính họ đã làm cho thị trường phát triển. Đó cũng là kết quả của hơn việc phát triển và xây dựng thị trường chứng khoán dưới sự chỉ đạo của đảng và chính phủ Việt Nam, TTCK phát triển đã khơi dạy nguồn vốn đầ tư xã hội, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cùng với sự kiên trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO nước ta đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo đà phát triển TTCK, đồng thời đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động của thị truờng chứng khoán còn gặp những khó khăn nhất định, quy mô thị trường còn nhỏ, tính ổn định và bền vững của thị trường chưa cao, trong khi đó quá trình hội nhập cũng đặt ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động thị trường. Trong bối cảnh chung đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới đó.Với mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng nhằm phát huy chức năng là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển đồng thời duy trì hoạt động thị trường an toàn hiệu quả trên cơ sở phát triển thị trường một cách bền vững, chúng tôi xin đề ra một số giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất : Tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ và thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Việc chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên; tách bộ phận lưu ký thành Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, xây dựng thị trường chuyên biệt…đó cũng là kết quả bước đầu của việc tái cấu trúc TTCK, tuy rất then chốt, nhưng chưa đủ cho một TTCK phát triển minh bạch, ổn định. Một trong những chính sách tác động mạnh đến TTCK đó là chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT). Đối với CSTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc điều hành CSTT. Với việc điều hành CSTT theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động không nhỏ đến tính thanh khoản trên TTCK. Chỉ với một biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm chấn chỉnh công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng, ngay lập tức khối lượng cổ phiếu giao dịch cả hai sàn và giá cả của chúng đều giảm mạnh. Tình trạng này nói lên điều gì? Tiền dùng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chủ yếu là nguồn nào? Tại sao TTCK lại quá nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM)? Việc này có lý giải được phần nào những băn khoăn của người dân khi Chính phủ cho phép các NHTM triển khai gói kích thích kinh tế với mức hỗ trợ lãi suất 4%? TTCK tại sao luôn lên xuống theo tin đồn? Nhìn vào những bất cập của thị trường sẽ thấy cần phải tiếp tục tái cấu trúc TTCK, để TTCK phải đúng nghĩa là kênh huy động vốn trung và dài hạn thiết thực cho doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và là kênh hút vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước. Nguyên tắc tái cấu trúc phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống, theo đó xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, TTCK, thị trường tín dụng, TTTP Chính phủ…), thực hiện các chuẩn mực tốt nhất trong quản trị công ty, chuẩn mực kế toán và công bố thông tin. Thực hiện vấn đề này theo hướng: - Phân định rõ từng thị trường để quản lý chúng: thị trường cổ phiếu là nơi niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn; thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thị trường UpCom; thị trường OTC; thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ phái sinh. Hoàn thiện thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom) để khắc phục ngay những quan ngại về tính thanh khoản của thị trường này. - Thực hiện chuyển đổi sở hữu của SGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán từ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sang công ty cổ phần, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (trên 51%). Cho phép đại diện Công ty chứng khoán (CTCK), Tổ chức niêm yết, một số chuyên gia kinh tế tham gia vào Hội đồng quản trị của SGDCK. Khi đó SGDCK là công ty cổ phần đại chúng, hoạt động sẽ năng động và minh bạch vì mục tiêu phát triển lành mạnh của TTCK. - Đối với các CTCK cũng cần thực hiện tái cấu trúc theo hướng nâng cao yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực, song song với việc thực hiện sát nhập, mua lại… để giảm bớt về số lượng CTCK, hướng một số CTCK lớn phát triển thành Tập đoàn, cũng như các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên TTCK Việt Nam có 105 CTCK, xét về thị phần môi giới cổ phiếu cho khối nhà đầu tư nước ngoài, thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm tới 95,18%, nếu xét thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư trong nước, thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm 48,18%(6). Như vậy rõ ràng thị phần cho 95 CTCK còn lại là quá nhỏ, trong đó có một số công ty vốn điều lệ rất thấp, hiệu quả kinh doanh chủ yếu là hoạt động tự doanh. Vì vậy, để thị trường hoạt động có hiệu quả cũng rất cần sắp xếp các CTCK có qui mô quá nhỏ, năng lực tài chính yếu này. - Phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường. Ở một số nước, nhà tạo lập thị trường thường là các NHTM, CTCK, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ hưu trí, công ty tài chính… Đây là những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả năng liên kết cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, không phải tất cả các tổ chức đều có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vì vậy, trước mắt lựa chọn một số NHTM, CTCK lớn đáp ứng các điều kiện qui định thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trường. Sự năng động và minh bạch của thị trường phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị trường. -. Khẩn trương hoàn thiện việc nâng cấp công nghệ thông tin hiện có : nâng cấp máy chủ hệ thống , tăng thêm trạm đầu cuối nhập lệnh. Cải tiến phương thức giao dịch tới tổ chức giao dịch từ xa, chuyển từ phương thức giao dịch có sàn hiện nay sang hình thức giao dịch không có sàn , kết nối thẳng với công ty chứng khoán nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thị trường ,nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức hệ thống ghi nhận và quản lý giao dịch OTC của các công ty đại chúng. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết , giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, nâng cao tính minh bạch cho thị trường. Đối với các công ty chứng khoán cần nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ tốt cho hoạt động giao dịch.Tăng cường công tác đào tạo giám sát nâng cao chất lượng hoạt động tác nghiệp của các nhân viên nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động giao dịch chứng khoán tại sàn giao dịch, đảm bảo tính công bằng minh bạch. Cung cấp thông tin kịp thời ,đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư. Đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự tại sàn giao dịch Thứ hai: Hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của TTCP. Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập…Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, đi đôi với gói giải pháp kích cầu trung và dài hạn, cần xem xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCP Phối hợp CSTT với CSTK trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tệ, còn mục tiêu của CSTK là đạt đến một chính sách ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện phân bổ nguồn lực và kiểm soát ảnh hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế và hệ thống thị trường tài chính. Nếu quản lý tài khoá yếu kém, sẽ tăng kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng lãi suất và cung tiền, điều này ảnh hưởng lớn đến việc vay nợ của Chính phủ trên TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi suất tăng cao, không những làm giảm nguồn thu cho Chính phủ, mà còn làm cho giá chứng khoán biến động mạnh theo xu hướng giảm, làm nản lòng nhà đầu tư trên thị trường do tính thanh khoản của thị trường bị ảnh hưởng. Vì vậy rất cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa hai chính sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm sung đột giữa chúng để cùng đạt được mục tiêu đặt ra. Thứ ba: Đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển an toàn minh bạch. Điều quan trọng nhất là phải tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng và ổn định. Tăng cường công tác quản trị công ty ,kiểm toán và công bố thông tin đối với công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng như công bố thông tin của sở GDCK/TTGDCK . Phải tăng cường đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân hành nghề cũng như các cấp lãnh đạo, quản trị điều hành doanh nghiệp vì sự tín nhiệm của thị trường phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức cúa những người làm công tác TTCK . Giám sát hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán ,đặc biệt là các quỹ nước ngoài trong việc thực hiện các quy định về tỷ lệ cổ phiếu, công bố thông tin...Xây dựng cơ chế kiểm soát luồng tiền của các quỹ và giám sát ,xử lý các sai phạm. Giám sát hoạt động giao dịch trên các sở giao dịch chứng khoán ,trung tâm GDCK ,giám sát hoạt động công bố thông tin ,đảm bảo quy trình về đặt lệnh giao dịch , lưu ký, thanh toán chứng khoán một cách công khai minh bạch và đúng pháp luật. Giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán trong hoạt động môi giới ,tư vấn đầu tư, tư vấn định giá doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ về kế toán kiểm toán, xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ , công khai , minh bạch để tăng cường sự giám sát của nhà nước đối với các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán, đảm bảo thị trương vận hành lành mạnh. Ban hành các quy định và chỉ đạo giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại trong các hoạt động, huy động cho vay, cầm cố để đầu tư chứng khoán và xây dựng cơ chế giám sát luồng tiền đầu tư nước ngoài vào TTCK trong mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Nâng cao năng lực trong phân tích dự báo thị trường chứng khoán cũng như kết hợp với ngân hàng nhà nước kiểm soát thị trường tiền tệ. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin để công chúng có thể hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như rủi ro khi tham gia TTCK, tạo cơ sở để phát triển lành mạnh và bền vững thị trường chứng khoán. Thứ tư : Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tăng cường số lượng và chất lượng cung cầu cho thị trường. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng cao, tập trung cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, tổng công ty nhà nước, ngân hang thương mại quốc doanh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại một số NHTM cổ phần đã có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 20%, các NHTM Việt nam đã nhanh chóng xoá đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên. Vì vậy, để cải thiện một bước về năng lực tài chính của các NHTM cũng như các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, để tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp này, trong đó có cổ phiếu của các NHTM, Chính phủ có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức nước ngoài đối với các NHTM tối đa lên 30%. Ngoài ra nên tăng cường chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp khi thực hiện việc huy động vốn dưới hình thức cổ phiếu. Ngoài ra, nên xây dựng cơ sở nhà đầu tư mà trong đó các nhà đầu tư có tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho thi trường chứng khoán; khuyến khích và đẩy mạnh việc tham gia của các định chế đầu tư chuyên ngiệp vào TTCP , xây dựng và công bố lộ trình đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán phù hợp với Luật đầu tư và các cam kết gia nhập WTO. Thứ năm : Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin đồn có “đất” lộng hành chính từ sự rò rỉ thông tin. Vậy, có khắc phục được tình trạng này không ? Đây là việc làm không đơn giản, nhưng không phải không hạn chế được vấn nạn này. - Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân. - Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. - Tiếp tục yêu cầu các công ty đại chúng đăng ký trên thị trường UpCom bằng các quy định và chế tài cụ thể (đối với các công ty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ điều kiện). - Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. - Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được công khai, dễ kiểm soát, từng bước thu hút vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói riêng. Thứ sáu: Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu, và tuyên truyền thông tin. Hoàn thiện hệ thống đào tạo cấp phép hành nghề chứng khoán để đáp ứng các quy định của luật chứng khoán. Đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng và thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán cho công chúng, giúp nhà đầu tư hiểu hơn về thị trường chứng khoán,hiểu hơn về những rủi ro trên thị trường này, không tham gia thị truờng theo sự ảnh hưởng của số đông. Tăng cường phối hợp với các trường đại học xây dựng giáo trình ,chương trình thực hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm tạo nguồn nhân lực cho thị trường ngay từ giảng đường đại học. Thứ bảy: Tăng cường hợp tác quốc tế . Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở cửa nền kinh tế trong đó có mở cửa thị trường tài chính ,thị trường chứng khoán đi kèm theo đó là các cơ chế chính sách được sửa đổi cho phù hợp.Tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung theo hướng thông lệ quốc tế. Ngoài các giải pháp cụ thể đối với thị trưòng chứng khoán đã nêu ở trên cần điều hành chính sách vĩ mô đảm bảo duy trì tốc độ phát triển nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Kiểm soát lạm phát, xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trường. hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, rõ ràng, nhất quán, mở cửa hội nhập theo lộ trình đề ra, duy trì được xu hướng đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Cải cách hệ thống tài chính, đặc biệt là cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo cơc hế thị trường. Áp dụng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính phủ kiểm soát vốn trong phạm vi giới hạn an toàn. Chương 4: Một số kiến nghị Chúng ta đều biết rằng TTCK là một thị trường rất phức tạp và vô cùng nhạy cảm, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của cả nền kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra những đề xuất và kiến nghị để làm cho thị trường này ngày càng phát triển lớn mạnh là điều mà tất cả mọi nhà đầu tư và chính phủ đặc biệt quan tâm, đồng thời cũng là vấn đề rất nóng hổi đối với nền kinh tế, và sau đây là những kiến nghị chủ quan của chúng tôi sau một thời gian nghiên cứu cũng như tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Cần có các chính sách khuyến khích thành lập mới các công ty cổ phần, bởi đây là loại hình cung cấp chủ lực các loại hàng hóa chứng khoán cho thị trường. Đơn giản hóa các điều kiện phát hành, niêm yết cổ phiếu cho phù hợp với điều kiện việt nam. Tăng cường các biện pháp an ninh kinh tế như: thay thế các văn bản pháp lý không còn phù hợp với thực tế diễn biến thị trường, tăng khung xử phạt để tăng tính răn đe Hệ thống hóa các tình huống giao dịch gây bất lợi cho thị trường, bổ sung các biến thể để có thể kết luận ngay khi có dấu hiệu vi phạm, chứ không chờ đến kết luận của thanh tra, đồng thời tổ chức tốt hơn hệ thống công bố thông tin từ cơ quan quản lý đến doanh nghiệp. Chính phủ cần có các biên pháp giúp doanh nghiệp phát triển như, cho vay sản xuất với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, vì chỉ khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh thì thị trường cổ phiếu mới có thể phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_truong_co_phieu_vie_t_nam_645.doc
Luận văn liên quan