Theo tình hình thực tế cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm môi giới
chứng khoán còn nhiều hạn chế. Không có đủ diện tích của mặt bằng xây dựng, thiếu
thông tin, bảng điện tử, nhân viên phục vụ không tốt. Do đó, chúng ta cần chú trọng tới
mảng này thì chúng ta mới thu hút được đông đảo nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài
Để thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài chúng ta cần ổn định chính sách đầu
tư, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán.
Tái cấu trúc thị trường chứng khoán là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Với số lượng 105 công ty chứng khoán đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, việc tái cơ
cấu phải dựa trên các tiêu chuẩn về tài chính, không chỉ đối với những công ty yếu kém
mà cả những công ty khỏe mạnh cũng phải thực hiện theo chuẩn và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp: Luật chứng khoán, các thông tư
hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết cổ phiếu của tổ chức tín
dụng, mua lại cổ phiếu và phát hành thêm .chính sách thuế, phí và lệ phí cho nhà đầu tư
nước ngoài.
54 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 7054 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường cổ phiếu Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm ấy, nhiều nhà đầu tư đã có cùng một cảm giác là bất cứ cổ phiếu nào
được mua cũng sẽ đem lại lợi nhuận lớn ngay tức thì. Tất cả những sự kỳ vọng ấy đã
khiến cho khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp là công ty cổ phần cũng bắt đầu rục rịch
chuẩn bị cho công cuộc niêm yết chứng khoán vào năm 2007, với mong muốn huy động
các nhà đầu tư lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Chỉ số VnIndex tại sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh tăng 144%, tại sàn giao dịch
Hà Nội tăng 152,4% . VNIndex cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa
đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP). Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư
nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị
trường. Hàng ngày có khoảng 80100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là những cổ
phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính. Năm 2006, kỷ lục mới của VN
Index được xác lập ở mốc 809,86 đ iểm. Với HASTCIndex là nỗ lực chạm mốc 260
điểm. T ính chung, so với đầu năm, chỉ số VNIndex đã có mức tăng trưởng tới 146% và
HASTCIndex tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới
phải thừa nhận là quá ấn tượng.
Năm 2007, đây là năm có quá nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam, với sự nóng lạnh thất thường của thị trường. Đỉnh điểm là VNIndex đã
lên đến 1.170,67 điểm vào ngày ngày 1232007 và kết thúc phiên cuối cùng của năm
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 22
2007 với chỉ số chứng khoán VNIndex dừng lại ở 927,02 điểm. Theo thống kê của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, ở cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, năm 2007 có
khoảng 179 công ty được phép chào bán 2,46 tỉ đơn vị cổ phiếu ra công chúng, tương
ứng với khoảng trên 48 ngàn tỉ đồng, gấp 25 lần so với năm 2006, tổng số công ty niêm
yết trên cả hai sàn là 233 công ty, tăng 31% so với năm 2006. Tính chung cả hoạt động
phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức đạt gần 90.000 tỉ đồng, gấp ba lần so với
năm 2006. Tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỉ đồng, hơn 43% GDP của cả
năm 2007; số vốn mà doanh nghiệp huy động thêm trong năm 2007 hơn 90.000 tỉ đồng.
2.2.3 Giai đoạn 2008 – 2009: Bong bóng chứng khoán tan vỡ.
Năm 2008, những chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam bắt đầu phản ánh biểu hiện suy
thoái đầu tiên: GDP g iảm, lạm phát và thất nghiệp tăng, chính sách thắt chặt tiền tệ của
NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các
khoản đầu tư vào TTCK, đã làm cho thị trường giảm điểm mạnh. Năm 2008 đánh dấu thị
trường chứng khoán Việt Nam liên tục chạm đáy với một chuỗi các phiên giao dịch giảm
điểm liên tiếp, đáy mới thiết là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008. Tính đến tháng
12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường
chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong
những tháng cuối năm. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 29.775 tỷ đồng, chiếm 14,7% GDP.
Như vậy chỉ sau một năm giá trị vốn hóa thị trường đã bốc hơi 270 nghìn tỷ đồng. Bên
cạnh đó, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh
cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt
CP Nhà nước trong các doanh nghiệp đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty
chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng
TTCK thừa "hàng". Cả năm 2008 có 338 công ty niêm yết, trong đó có 89 cổ phiếu niêm
yết mới. Tổng khối lượng niêm yết năm 2008 đạt 8 tỷ đơn vị, cao gấp 1,7 lần so với năm
2007.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 23
Hình 1: Diễn biến của VN Index từ năm 2006 - 2008
Năm 2009, chịu sự ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh. Những tháng đầu năm 2009, thị trường
đã thiết lập mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại ngưỡng 235,50 điểm (ngày
24/2/2009). Tuy nhiên, sau đó thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chính phủ trong
việc đưa ra các gói kích cầu vào thị trường trong nước, nhờ đó một lượng tiền lớn đã
được “bơm” trực tiếp cho ngân hàng để khơi thông ách tắc vốn cho các doanh nghiệp. Từ
mức đáy 235,50 điểm, thị trường đã đảo chiều tăng mạnh, đến tháng 11, VNIndex đã đạt
trên 600 điểm. Đây là mức tăng trưởng mà ít người nghĩ tới có thể đạt được trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Mốc điểm này khiến các nhà đầu tư lạc quan, tin
tưởng vào sự đi lên của thị trường này. Nhưng niềm tin của giới đầu tư không được kéo
dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thị trường lại giảm mạnh hơn 20% (VN
Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so với mức đỉnh của năm 2009.
Kết thúc năm 2009, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty,
mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam là 620 nghìn tỷ đồng. So
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 24
với thời điểm cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tăng gần 3 lần; Số
lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các nhà đầu tư tăng hơn
50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản; Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán tính đến tháng 12/2009 đạt gần 6,6 tỷ USD, tăng gần
1,5 tỷ USD.
Hình 2: Sự tăng điểm của VN Index trong năm 2009
2.2.4 Giai đoạn 2010 – 2011: Thị trường trong thời gian điều chỉnh, chuẩn bị
cho sự phát triển bền vững.
Năm 2010, đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường đã có những phát triển vượt bậc: đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về
quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành
kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và
tăng 4 lần so với năm 2008.
Tuy nhiên, chính sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ không nhất
quán, đồng thời thị trường chịu tác động bởi nguồn cung lớn của các cổ phiếu niêm yết
mới và phát hành thêm (năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết khi có thêm 81 cổ phiếu
niêm yết trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX), trong khi nhu cầu của thị trường
bị siết chặt bởi các quy định của chính phủ mà điển hình là Thông tư 13 và Thông tư 19
quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã gây ra việc
thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng khỏi các hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán nhằm
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 25
đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới làm cho các khoản đầu tư vào chứng
khoán bị sụt giảm.
Nhìn lại cả năm 2010, thị trường chứng khoán có khoảng 68 tháng giảm điểm
hoặc đi ngang. Các chỉ số nhiều lần kiểm tra mốc đáy của năm. VN Index hai lần giảm về
mức đáy 420 điểm, trong khi HNX Index g iảm thấp nhất trong vòng 18 tháng xuống
97,44 đ iểm. Giá trị g iao dịch từ chỗ giao dịch trên cả 2 sàn ở mức 3.0004.000 tỉ
đồng/phiên, mức trung bình chung của năm 2010 chỉ còn dưới 1.000 tỉ đồng/phiên. Kết
thúc năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong số ít thị trường không
tăng trưởng ở Châu Á và chịu sự suy giảm đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới.
Năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã trải qua một giai đoạn
đầy khó khăn và thách thức. Tính trong năm 2011, sàn HOSE chào đón thêm 25 doanh
nghiệp mới niêm yết, thấp hơn gần một nửa so với năm 2010, đặc biệt trong tháng
12/2011, có thêm 4 doanh nghiệp niêm yết mới như CTCP Cao su Bến Thành (Beruco),
CTCP Công nghệ Tiên Phong…, một số doanh nghiệp khác đã hoàn tất thủ tục, nhưng
chưa chọn ngày chính thức lên sàn.
Trên thực tế, tình hình thị trường không thuận lợi là một "rào cản" lớn đối với các
doanh nghiệp có kế hoạch lên sàn. Hầu hết doanh nghiệp đều muốn lựa chọn thời điểm
tốt để lên sàn, xuất phát từ mong muốn, giá cổ phiếu cũng là một phần thương hiệu của
doanh nghiệp. Giá phản ánh "sức khỏe" doanh nghiệp, nên nếu lên sàn vào thời điểm
không thích hợp, không những giá cổ phiếu bị xác định thấp, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong năm 2011, HNX tiếp đón thêm 29 mã
mới niêm yết, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô vốn tương đối lớn như Tổng
CTCP Bảo hiểm bưu điện Việt Nam (vốn điều lệ 450 tỷ đồng), CTCP Vận tải dầu khí
Cửu Long (vốn điều lệ 230 tỷ đồng), CTCP Tập đoàn FLC (vốn điều lệ 170 tỷ đồng)
Tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có
giảm hơn năm 2010, nhưng các doanh nghiệp chào sàn tương đối đều đặn. Đến cuối
tháng11/2011, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết
của 4 doanh nghiệp là CTCP Dược phẩm Trung ương Mediplantex (vốn điều lệ 50 tỷ
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 26
đồng), CTCP Du lịch Dầu khí Sapa (vốn điều lệ 100 tỷ đồng), CTCP Sông Đà 7.02 (vốn
điều lệ 60 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam (vốn điều lệ
56,25 tỷ đồng).
Tính toán sơ bộ, có hơn 20 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết, đang chờ Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận. Nhiều doanh nghiệp đã nộp hồ sơ lên Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội từ năm 2010, nhưng vì điều kiện thị trường không thuận lợi, các
doanh nghiệp vẫn đang hoãn niêm yết.
Tính đến cuối năm 2011, đã có 708 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai Sở
giao dịch chứng khoán, với tổng số lượng chứng khoán niêm yết đạt 26,82 tỷ đơn vị.
Việc có nhiều cổ phiếu tham gia niêm yết sẽ làm cho thị trường phong phú về hàng hoá
và nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh việc chú trọng đưa nhiều
doanh nghiệp lên niêm yết, các thành viên thị trường đang mong chờ chất lượng tốt hơn
của các doanh nghiệp, nhất là khi gần đây, nhiều doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở rơi vào
tình trạng thua lỗ, mất hết vốn chủ sở hữu, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Ngoài ra,
năm 2011 còn xuất hiện hàng loạt các vụ việc về vi phạm quy định công bố thông tin
trong đó 3 công ty đầu tiên bị hủy niêm yết là DVD, VTA, FPC. Cũng trong thời gian
này, có 4 công ty bị cảnh báo do vi phạm về công bố thông tin và 575 công ty niêm yết bị
nhắc nhở bằng văn bản và công bố vi phạm trên website của Uỷ ban chứng khoán.
Chỉ số VN Index năm 2011 giảm hơn 25% so với cuối năm 2010. Giá trị vốn hóa
của các công ty niêm yết trên sàn giảm 137 ngàn tỷ đồng, còn lại 537 ngàn tỷ đồng vào
cuối năm 2011, bằng khoảng 20% GDP. Quy mô giao dịch cũng bị thu hẹp đáng kể. Khối
lượng giao dịch bình quân đạt gần 34 triệu chứng khoán/phiên, tương ứng với giá trị giao
dịch 650 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 57% về giá trị so với năm 2010. Tốc độ
luân chuyển chứng khoán bình quân về giá trị chỉ đạt trên 28,68%, là mức thấp nhất trong
những năm gần đây. Cùng với sự sụt giảm của chỉ số, trong năm 2011, thanh khoản của
thị trường cũng giảm trầm trọng với doanh số giao dịch giảm hơn 50% so với năm 2010.
Trên hai sàn giao dịch có tới hơn 50% số mã cổ phiếu có giá trị dưới mệnh giá, hàng loạt
chứng khoán có giá chỉ trên dưới 2.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí thị trường Việt Nam
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 27
năm 2011 cũng đã ghi nhận cổ phiếu có mức giá thấp nhất trong lịch sử với chỉ 600
đồng/cổ phiếu (VKP)
Với mục tiêu hướng tới một thị trường chứng khoán phát triển bền vững, tháng
04/2011, Ủy ban chứng khoán Nhà nước lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định “Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán” trong đó đáng chú ý là việc nâng điều kiện niêm yết tại 2 Sở
giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.
Theo dự thảo, điều kiện để công ty được niêm yết như sau: là công ty cổ phần có
vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên (HoSE) và 30 tỷ
đồng Việt Nam trở lên (HNX), hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết là 2 năm (HoSE) và 1 năm (HNX) và nhiều điều kiện về năng lực
hoạt động kinh doanh doanh nghiệp như: kinh doanh của 2 năm trước (đối với HNX là
năm liền trước) khi niêm yết phải có lãi, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm
gần nhất tối thiểu là 5%, tối thiếu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít
nhất 300 cổ đông (đối với HNX là 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít
nhất 100 cổ đông) không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà
nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu
những quy định trên được thông qua sẽ góp phần sàng lọc lại các tổ chức niêm yết trên
sàn chứng khoán, đảm bảo được chất lượng cổ phiếu trên sàn và là điều kiện để thực hiện
tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, mang lại một thị trường thực sự lành mạnh
và minh bạch trong giao dịch.
Hình 3: Biến động của VN Index từ năm 2000 - 2011
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 28
2.3 Thị trường giao dịch phi tập trung
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm
20012003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557
công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng
vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10
lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm
2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ
phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá
trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC, do đó trong giai
đoạn này thị trường OTC ở Việt Nam được đánh giá có rất nhiều tiềm năng.
Mặc dù, không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán,
trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch nhưng có những loại
cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa
được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi
động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 29
Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ
chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm.
Trong nghiên cứu và công bố vào tháng 09/2006, HSBC nhận định rằng, tại Việt
Nam, một số loại cổ phiếu giao dịch trên OTC có tính thanh khoản cao và hấp dẫn hơn
các cổ phiếu niêm yết. Vào năm 2006, hiện có 40 loại cổ phiếu được giao dịch thường
xuyên trên OTC. Tổng giá trị vốn hóa của các thị trường này lên tới 3,9 tỷ USD, trong
khi toàn thị trường niêm yết tổng giá trị vốn hóa chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD. Nếu bổ sung
một cách đầy đủ, tổng giá tị vốn hóa của thị trường OTC có thể lên tới 5 – 6 tỷ USD, tức
là gấp đôi thị trường chính thức. Quy mô lớn của thị trường còn được thể hiện qua doanh
số giao dịch trên thị trường OTC một ngày khoảng 7,5 đến 30 triệu USD (cao hơn từ 1,5
đến 6 lần doanh số giao dịch trên thị trường niêm yết lúc bấy giờ và gần bằng doanh số
trung bình ngày trên thị trường Philippines).
Trước sự phát triển khá nóng của thị trường OTC, ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính
ban hành Quyết định số 108/2008QĐBTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý
giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị
trường UPCoM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). Việc quản lý
và tạo môi trường thuận lợi cho việc mua/bán, chuyển nhượng chứng khoán của các
CTĐC chưa niêm yết và các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển nhượng chứng
khoán khác là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó thị trường UPCoM ra đời và khai trương
vào ngày 24/6/2009. Ở thời điểm bấy giờ UPCOM có 10 thành viên tham gia, trong đó có
5 công ty chứng khoán.
Danh sách 10 công ty chứng khoán niêm yết ngày đầu
ST
T
Tên tổ chức đăng ký giao dịch
Mã
CK
Vốn
điều lệ
(tỷ
đồng)
Khối lượng
đăng ký
giao dịch
(cổ phiếu)
Giá trị
(tỷ
đồng)
1 Công ty Cổ phần Chứng khoán châu Á Thái
Bình Dương
APS 260 26.000.000 260
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 30
2 Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam CFC 16,291 1.629.120 16,291
3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn CLS 90 9.000.000 90
4 Công ty Cổ phần Dược Thiết bị y tế Đà
nẵng
DD
N
28 2.800.000 28
5 Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT HIG 150,622 9.609.062 96,091
6 Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú PPP 22 2.200.000 22
7 Công ty Cổ phần Chứng khoán SME SME 150 15.000.000 150
8 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An TAS 139 13.900.000 139
9 Công ty Cổ phần Trường Phú TGP 100 10.000.000 100
10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt VDS 330 33.000.000 330
Ngay trong phiên mở hàng đầu tiên, UPCoMIndex có tổng mức chuyển nhượng
gần 1,1 triệu chứng khoán, với giá trị giao dịch đạt 18,9 tỷ đồng, tổng giá trị toàn thị
trường 2.230 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn,
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức áp dụng một số điều chỉnh đối với thị
trường UPCoM kể từ ngày 19/7/2010, trong đó thây thế phương thức thỏa thuận điện tử
bằng phương thức khớp lệnh liên tục nhằm làm tăng sự sôi động của thị trường, tăng tính
thanh khoản cho chứng khoán và từ đó tăng tính hấp dẫn của UPCoM, thu hút được sự
tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, phương thức thỏa thuận thông
thường vẫn được giữ nguyên. Biện pháp trên mặc dù ngay lập tức đã có tác động đến thị
trường, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường khiến khối lượng và giá trị giao dịch tăng
vọt. Nhưng lập tức sau đó, thị trường liên tục giảm điểm, tính thanh khoản của các loại cổ
phiếu cũng chưa được giải quyết.
Toàn cảnh thị trường năm 2011 là một bức tranh giao dịch ảm đạm khi chỉ số liên
tục giảm, khối lượng giao dịch ở mức thấp. Kết thúc năm 2011, chỉ số UPCoMIndex
dừng lại ở mức 33,76 điểm, trên thị trường có 131 loại cổ phiếu, trong đó vào ngày giao
dịch cuối cùng của năm 2011, chỉ có 24 mã tăng giá, 16 mã giảm giá, 4 mã đứng giá và
87 mã không có giao dịch.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 31
(Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)
Như vậy, thị trường cổ phiếu Việt Nam mặc dù chỉ mới 11 tuổi nhưng đã trải qua khá
nhiều thăng trầm, thành tựu có, hạn chế cũng không ít. Đó là điều hiển nhiên chúng ta
phải đón nhận để có sự trưởng thành chín chắn hơn và sự phát triển bền vững hơn. Năm
2011 khép lại, mở ra năm 2012 mặc dù sẽ khó khăn nhưng chúng ta tin tưởng rằng với
những kinh nghiệm đã được tích lũy, thị trường cổ phiếu sẽ trở lại vị trí đúng với vai trò
và tiềm năng của nó trong nền kinh tế Việt Nam.
2.4 Đánh giá chung về thị trường cổ phiếu Việt Nam
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Huy động vốn cho nền kinh tế khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu do các công ty
phát hành, số tiền nhàn rỗi đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội, thông qua thị trường cổ phiếu, chính phủ và chính quyền
địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế, phục vụ phát triển nhu cầu chung của xã hội.
Thông qua cổ phiếu, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp và
chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 32
chóng và thuận tiện, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, kich thích áp dụng công
nghê mới, cải tiến sản phẩm.
Các chỉ báo của thị trường cổ phiếu đã phản ánh được động thái của nền kinh tế
một cách nhạy bén và chính xác, giá cổ phiếu tăng lên cho thấy nhà đầu tư đang mở rộng
, nền kinh tế tăng trưởng, ngược lại giá cổ phiếu giảm cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền
kinh tế ,vì thế có thể nói thị trường cổ phiếu là phong vũ biểu của nền kinh tế và là công
cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm
vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bảnvà chưa bao quát mọi hoạt động
trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng
khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành
các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy
định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…
Tuy nhiên, hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự
phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại
vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong
bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ
không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền
dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó,
việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt
vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm
ẩn cho TTCK
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu
còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu
suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa
cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 33
phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị
trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hoàn
thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu
tư.
Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức
hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường theo kiểu thị
trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch so với số lượng công
ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng như
công chúng đầu tư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng
ký với TTLKCK nhưng chưa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu.
Các cty niêm yết hiện tại hầu như là các cty có lịch sử ra đời khá lâu và hoạt động
trong các ngành kinh tế rất phồ thông và mang tính cạnh tranh cao như sản xuất hàng tiêu
dùng, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng….thị trường Việt Nam và quốc tế, đối với
các sản phẩm này hầu như đã bão hòa, mặc khác các sản phẩm này nằm trong danh mục
các mặt hàng giảm thuế khi hội nhập, khả năng mở rộng và phát triển nhanh là rất ít. Việc
này duy trì ở mức độ hiện tại và gia tăng chút ít so với năm trước. Điều này làm cho giá
trị cô phiếu cùa cty khó có thể gia tăng ổn định.
Do tác động tích cực của tình hình kinh tế tăng trưởng cao và ổn đinh nhưng chủ
yếu do nhu cầu tăng quá lớn và do hoạt động đầu cơ trên thị trường.
Cơ chế hạn chế đầu tư đã đặt các kế hoạch của chính phủ nhằm cải cách các doanh
nghiệp nhà nước làm an thiếu hiệu quả hoặc thua lỗ vào tình huống khó xử. Hiện nay với
việc Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động M & A đã có những bước tiến ổn định đầu tiên,
băng việc các nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp đã cổ phần
hóa kết hợp với môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, gia nhập vào đội ngũ các
doanh nghiệp trong nước, hoặc là đối tác kinh doanh hoặc là thông qua kênh hoạt động
độc lập
Thị trường cổ phiếu Việt Nam là một trong nhũng thị trường phát triển nóng nhất
Châu Á, lượng giao dịch trung bình đạt mức 32 lần thu nhập, công tác kế toán nghèo nàn
cũng như các báo cáo tài chính chuẩn đã gần như không thể giúp các nhà đầu tư tiềm
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 34
năng không biết nên tiến hành đầu tư vào các công ty Việt Nam, hiện nay đang có mối lo
ngai vế chất lượng quản lý ở các công ty tư nhân ở Việt Nam cũng như các công ty nhà
nước, mà các công ty đó đang cải thiện tình hình một cách ồn định, tuy nhiên họ vẫn khó
có thể được chấp nhận với những thông lệ quốc tế dù là đơn giản nhất.
Tuy cung tăng mạnh, bình quân một ngày có hai loại cổ phiếu mới lên sàn, nhưng
lại chưa đáp ứng được sự mong đợi của thị trường. Ngoài vấn đề về ngành nghề, quy mô,
năng lực cạnh tranh khi hội nhập … thì giá của một số loại cổ phiếu mới vùa được chào
sàn cao hơn khá nhiều so với mức giá giao dịch tại thị trường OTC trước đó. Vì vậy
nhiều loại cổ phiếu không được các nhà đầu tư chấp nhận và bị rớt giá vào nhưng phiên
giao dịch sau đó. Giá của một số cổ phiếu mới lên sàn hiện nay khiến cho nhiều người
phải xem xét lại và so sánh với giá của các CP tốt khác đã được niêm yết. Ví thế, lượng
tiền được chuẩn bị để mua các CP mới lại tiếp tục nằm trong tài khoản ngân hàng hoặc
quay sang mua các loại CP tốt đang được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý thâu tóm.
Hiện nay đến 7080% vốn đổ vào thị trường chứng khoán là để đầu cơ chứ chưa
phải là đầu tư vốn cho nền kinh tế.
Theo uóc tính khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường không chính thức lớn
gấp 36 lần so với giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán và giá trị giao dich cổ
phiếu bình quân mỗi ngày cũng gấp 3 lần , tuy nhiên mức độ rủi ro trong thanh toán trên
thị trường không chính thức khá cao. Việc thanh toán các giao dịch không chính thức
không được bảo vệ bởi luật pháp hay tổ chức nào mà hoàn toàn phụ thuộc vào uy tín cá
nhân của nhà môi giới chứng khoán không có giấy phép.
Ngoài ra thị trường chứng khoán không chính thức cũng không bảo vệ cho nhà
đầu tư, không có cơ chế thị trường hiệu quả, công bằng và trật tự, cũng không có sự minh
bạch như ở các trung tâm giao dịch chúng khoán, các quy định của TTCK không được áp
dụng bên ngoài các trung tâm giao dịch chứng khoán có tổ chức và do vậy, UBCKNN
không có khả năng quản lý TTCK không chính thức. Thiếu một hệ thống báo cáo và công
bố thông tin giao dịch minh bạch, vấn đề giá cả trở nên không rõ ràng. Năng lực tài chính
chuyên môn và năng lực hoạt động của các nhà môi giới không được giám sát và thông
tin về tổ chức phát hành không được phát minh.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 35
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay nhỏ, giá và chỉ số chứng khóa luôn
biến động. Các cty cổ phần chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏnên chưa có sức hút
mạnh mẽ đối với nhà đầu tư. Hàng hóa cho thị trường thưa thớt, chất lượng kém, số
lượng tài khoản thường xuyên có giao dịch hiếm tỷ lệ thấp, tài khoản của nhà đầu tư có tổ
chức và nước ngoài rất ít dẫn đến thị trường có những giai đoạn trầm lắng
b) Nguyên nhân
Xuất phát điểm của thị trường cổ phiếu Việt Nam thấp:
- Hình thành từ việc cổ phần hóa các DNNN, các công ty có cổ phần niêm yết
chủ yêu do nhà nước nắm cổ phần chi phối và vì vậy hoạt động cua các cty này
ành hưởng đáng kế vế cách quản lý mà các DNNN vẫn làm. Bệ máy với các
thành viên chủ chốt vẫn là những cá nhân do nhà nước ( cổ đông lớn nhất) bổ
nhiệm. Phần còn lạ do các cổ đông bên ngoài và người lao động trong cty nắm
giữ. Nhiều cổ đông trong công ty thậm chí còn không có đủ kiến thức về pháp
luật để biêt được mình có quyền lợi như thế nào khi nắm giữ quyển biểu quyết
, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và rõ ràng , thiếu một cơ chế giám sát đủ mạnh
gần như không bảo vệ được quyền lợi cho các cổ đông thiểu số.
- Ban giám đốc của một số cty này vẫn do nhà nước bổ nhiệm và gần như chẳng
có trách nhiệm gì đáng kể về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chính
đặc điểm này làm cho bộ máy cty có tính chuyên chế và có xu hướng chú trọng
đến lợi ích cá nhân minh hơn là lợi ích của các cổ đông và các chủ sở hữu.
Hiện nay người mua rất ít thông tin và điều kiện để thẩm định giá trị của
loại cổ phiếu minh mua:
- Thứ nhất, rất khó tìm kiếm báo cáo tài chính của một doanh nghiệp , cần phài
nhìn nhận vấn đề ông khai thông tin như một điều kiện tiên quyết cho một thị
trường chứng khoán lành mạnh .
- Thứ hai, một số các cty cung cấp thông tin một cách thiếu trung thực và không
đầy đủ như sự kiện của Bánh kẹo Biên Hòa, làm giảm độ tin cậy của thông tin.
Thị trường chứng khoán không thể thiếu các quy định được tuận thủ nghiêm
ngặt về kế toán và kiểm toán.
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 36
- Thứ ba nếu các cty chứng khoán đưa ra thông tin chính xác thì khả năng phân
tích toàn diện để xác định giá trị cố phiếu là rất khó khăn đối với nhà đầu tư.
Việt Nam rất cần những tổ chức độc lập có đủ trình độ và uy tín để đánh giá
đúng “sức khỏe” của các doanh nghiệp. Những đánh giá chính xác và công
bằng của họ sẽ giúp các nhà đầu tư đủ tự tin để quyết định mua hàng.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 37
3.1 Nhãm gi¶i ph¸p vÒ t¨ng cêng qu¶n lý ho¹t ®éng ®Çu t.
a) C¸c c«ng ty chøng kho¸n, c¸c trung t©m giao dÞch chøng kho n¸ gi¸m s¸t c¸c ho¹t
®éng giao dÞch trªn thÞ trêng, c¸c hµnh vi vi ph¹m trªn thÞ trêng ®Ó kÞp thêi xö
lý: nh ho¹t ®éng mua b¸n néi gi¸n, ho¹t ®éng lµm lòng ®o¹n thÞ trêng, ho¹t
®éng lµm thiÖt h¹i ®Õn lîi Ých cña nhµ ®Çu t, hay viÖc tung ra nh÷ng th«ng tin sai
sù thËt.
b) Hoµn thiÖn khung ph¸p lý vÒ viÖc xö lý c¸c hµnh vi vi ph¹m: b»ng viÖc bæ sung
trong bé luËt h×nh sù c¸c ho¹t ®éng sai tr i¸ trªn thÞ trêng chøng kho¸n.
c) KiÓm so¸t t×nh tr¹ng cÇm cè chøng kho¸n trªn thÞ trêng. Tr n¸h trêng hîp cÇm cè
lµm nhiÒu lÇn cña c¸c nhµ ®Çu t. Vµ sím ban hµnh quy chÕ chuÈn vÒ ho¹t ®éng
cÇm cè chøng kho¸n trªn thÞ trêng chøng kho¸n.
d) §a ra nh÷ng lêi c¶nh b¸o cho c¸c nhµ ®Çu t vÒ rñi ro, vÒ t×nh tr¹ng diÔn biÕn
thÞ trêng, cung cÊp th«ng tin ®Çy ®ñ ®Õn c¸c nhµ ®Çu t.
e) Chó träng ®Õn viÖc ph¸t triÓn c¬ së vËt chÊt kü thuËt phôc vô cho c«ng t¸c gi¸m s¸t
ho¹t ®éng giao dÞch chøng kho¸n, ®Æc biÖt lµ c«ng t¸c nghiªn cøu, ph¸t triÓn vµ
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong viÖc gi¸m s t¸ ho¹t ®éng giao dÞch. Khi ®ã
c«ng t¸c qu¶n lý ho¹t ®éng ®Çu t míi cã thÓ ®¹t ®îc hiÖu qu¶ nh mong muèn.
f) Ban qu¶n lý kinh doanh chøng kho¸n thuéc UBCK ph¶i chÞu tr¸ch nhiÖm trùc tiÕp.
Chñ tr× x©y dùng vµ tæ chøc thùc hiÖn c¸c v¨ n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt, c¸c v¨n
b¶n híng dÉn vÒ tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n; Chñ tr× x©y dùng vµ tæ
chøc thùc hiÖn chÝnh s¸ch, chiÕn lîc, kÕ ho¹ch dµi h¹n, hµng n¨m, ®Ò ¸n vÒ tæ
chøc vµ ho¹t ®éng cña c¸c tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n; Chñ tr× phèi
hîp gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn c¸c v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt, c¸c quy®Þnh vÒ kinh
doanh, dÞch vô chøng kho¸n;
Những công việc như theo dâi, tæng hîp, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh ho¹t ®éng cña c¸c tæ
chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n; ThÈm ®Þnh hå s¬, tr×nh chñ tÞch Uû ban cÊp hoÆc
thu håi giÊy phÐp ho¹t ®éng ®èi víi c¸c tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho n¸, giÊy
phÐp thµnh lËp quü ®Çu t vµ ph t¸ hµnh chøng chØ quü ®Çu t, chøng chØ hµnh nghÒ ®èi
víi c¸c tæ chøc, c ¸ nh©n hµnh nghÒ cña c¸c tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n;
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 38
ThÈm ®Þnh hå s¬, tr×nh Chñ tÞch Uû ban cÊp hoÆc thu håi giÊy phÐp ®Æt v¨n phßng ®¹i
diÖn c¸c tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n níc ngoµi t¹i ViÖt Nam; gi¸m s¸t ho¹t
®éng cña v¨n phßng ®¹i diÖn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt;
Phèi hîp tæ chøc c¸c kú thi s¸t h¹ch cÊp l¹i chøng chØ hµnh nghÒ kinh doanh vµ
dÞch vô chøng kho n¸; Phèi hîp víi c¸c ®¬n vÞ thuéc Uû ban lùa chän c«ng ty kiÓm to¸n
thùc hiÖn kiÓm to¸n c¸c tæ chøc kinh doanh, dÞch vô chøng kho¸n; Tham mu gióp chñ
tÞch Uû ban híng dÉn, hç trî c¸c tæ chøc hiÖp héi chøng kho¸n thùc hiÖn môc ®Ých, t«n
chØ vµ ®iÒu lÖ ho¹t ®éng cña hiÖp héi; KiÓm tra viÖc thùc hiÖn c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt cña
c¸c hiÖp héi; Phèi hîp c¸c tæ chøc trong vµ ngoµi níc hç trî ph t¸ triÓn c¸c tæ chøc kinh
doanh, dÞch vô chøng kho¸n theo quy ®Þnh cña bé trëng Bé tµi chÝnh vµ quyÕt ®Þnh cña
chñ tÞch Uû ban.
3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao tính minh bạch trên thị trường
a) Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức
tham gia thị trường
Xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây bất lợi cho hệ
thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin. Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều
được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ bản để tin đồn có “đất” lộng hành chính từ sự rò rỉ
thông tin. Vậy, có khắc phục được tình trạng này không? Đây là việc làm không đơn
giản, nhưng không phải không hạn chế được vấn nạn này:
Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp
dụng thống nhất cho việc công bố thông tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra,
giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố thông tin chậm, công bố thông tin không
chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận là tổ chức hay cá nhân.
Xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện
truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc làm méo mó tin,
hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc.
Tiếp tục yêu cầu các công ty đại chúng đăng ký trên thị trường UpCoM bằng các
quy định và chế tài cụ thể (đối với các công ty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ
điều kiện).
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 39
Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng, minh bạch về việc
điều hành các chính sách kinh tế tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi
người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc.
Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng
giao dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố
thông tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp
giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được công khai,
dễ kiểm soát, từng bước thu hút vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải
tiến và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được
thông tin kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói
riêng./.
a) Hoàn thiện công tác kế toán – kiểm toán
Cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống
kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể:
Không nên có hai hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng
thương mại.
Nên cố gắng tạo ra và duy trì ổn định cho các chế độ kiểm toán được ban hành.
Bộ tài chính nên giảm bớt những nội dung quản lý chi tiết quá – chỉ nên ban hành
các nguyên tác, chuẩn mực và sự hướng dẫn.
Nên bổ sung “Báo cáo vốn chủ sở hữu” vào danh mục các báo cáo cần phải có đối
với các doanh nghiệp.
Bộ tài chính nên tăng cường mở rộng hơn nữa các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ kế toán – không chỉ cho các kế toán viên mà cho cả đối
tượng khác trong xã hội – đặc biệt là các đối tượng có như cầu sử dụng thông tin
của kế toán.
b) Nâng cao chất lượng thông tin kế toán – kiểm toán trên thông tin chứng khoán
Tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút
ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc
tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế.
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 40
Xuất phát từ yêu cầu chính đáng của nhà đầu tư là các báo cáo tài chính có kiểm
toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin chính xác
cho thị trường chứng khoán, việc lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực,
uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng các
thông tin tài chính. Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành những văn bản dưới
luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động kiểm toán – đặc biệt là các chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm. Thực tế
qua các cuộc kiểm tra,các cơ quan thẩm quyền đã phát hiện ra những trường hợp
vi phạm pháp luật kiểm toán, nhưng vì thiếu chế tài nên không có căn cứ để xử lý.
Đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản ký Nhà nước như Ủy ban chứng khoán –
là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
của thị trường chứng khoán nói chung và việc minh bạch hóa các thông tin công
khai trên thị trường chứng khoán nói riêng.
Vấn đề then chốt mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện là xây dựng và
ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chặt chẽ việc minh bạch hóa
các thông tin của các công ty nêm yết; thực hiện quyền kiểm tra giám sát về tính minh
bạch các thông tin của các công ty niêm yết và xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm theo
pháp luật.
Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không được dùng các biện pháp
hành chính để can thiệp thô bạo vào việc công khai thông tin, tính minh bạch thông tin
của các công ty niêm yết. Nếu các cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp trái pháp luật gây
thiệt hại cho các công ty niêm yết thù cũng phải chịu bồi thường theo pháp luật.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính trong chương trình đào tạo
chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các
nhà đầu tư chứng khoán. Để có thể phân tích nhằm đưa ra những đánh giá đúng đắn về
khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, các
nhà đầu tư phải dựa vào nguồn thông tin trung thực, đầy đủ và rõ ràng của doanh nghiệp
– thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Thế nhưng, trong Giáo trình “Phân tích và đầu tư
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 41
chứng khoán” (NXB Chính trị quốc gia năm 2003) – được Trung Tâm Nghiên cứu và Bồi
dưỡng nghiệp vụ chứng khoán đưa vào giảng dạy cho các đối tượng học và thi chứng chỉ
hàng nghề chứng khoán – có nhiều cơ sở dữ liệu chưa được hoàn thiện – so với thồn lệ
quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hệ thống cơ sở dữ liệu mà Giáo trình “Phân tích
và đầu tư chứng khoán” đưa ra không được cập nhật cả về hình thức và nội dung, sai sót
về dịch thuật và thiếu chính xác về thuật ngữ; hệ thống chỉ tiêu không đầy đủ và không
tương thích với báo cáo tài chính hiện hành của các công ty niêm yết chứng khoán. Cụ
thể:
Thiếu Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là tài liệu hết sức quan trọng để
phân tích thông tin trên báo cáo tài chính một cách đầy đủ và chính xác. Chưa đảm bảo
sự minh bạch rõ ràng các chỉ tiêu: Tiền; Các khoản tương đương tiền (tính thanh khoản
cao); Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (đáo hạn dưới một năm).
Khoản “Dự phòng phải thu khó đòi”, “Thương phiếu trả lại”, “Nợ tích luỹ”... được
giải thích không đúng bản chất của các chỉ tiêu này. Và còn nhiều các tiêu khác mà khi
dịch thuật đã không làm rõ nghĩa và không tương thích với các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính hiện hành của các công ty niêm yết.
Tóm lại, với một hệ thống các giải pháp đồng bộ của các cơ quan nhà nước, Kế
toán – kiểm toán, Ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và các tổ chức tham
gia thị trường, hy vọng rằng sự minh bạch thông tin tài chính trên thị trường Việt Nam sẽ
được cải thiện, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
3.3 Nhóm giải pháp về tăng cường nguồn hàng cho thị trường chứng khoán.
Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ về lượng của thị trường chứng khoán
trong thời gian qua đã đem đến cho nền kinh tế một số những thành quả nhất định, tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều yếu kém. Vì vậy, định hướng phát triển thị trường chứng khoán
trong giai đoạn 20112020 chính là sự phát triển về chất, tao một diện mạo mới cho quá
trình phát triển của thị trường chứng khoán, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện
và hiện đại hóa.
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 42
b) Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gắn với việc phát
hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường.
Chính sách: Thực tốt nghị định 187/2004/NĐCP về việc chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Đồng thời đẩy mạnh tiến độ Quyết định
528/2005/QĐTTg về việc phê duyệt danh sách các công ty cổ phần hoá, và cổ phần hoá
gắn liền với việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường.
Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng: Việc tạo ra môi trường kinh doanh bình
đẳng ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Vì ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của cơ chế
thị trường tập trung quan liêu bao cấp. Do đó, chúng ta cần sớm có những nghị định, luật
quy định về việc đối sử công bằng giữa các loại doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân. Để tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài.
Công nghệ của doanh nghiệp: ở nước ta hiện nay vấn đề về công nghệ là vấn đề
hết sức yếu kém. Chính vì yếu kém cho nên hệ số sử dụng công nghệ là không cao, dẫn
đến tình trạng năng suất sản xuất là rất kém so với khu vực và trên thế giới. Lý do, mà
tình hình công nghệ ở nước ta yếu kém là vì: thứ nhất chúng ta thiếu người am hiểu, có
trình độ khai thác và sử dụng công nghệ, thứ hai là chính vì chúng ta thiếu các chuyên gia
giỏi về yếu tố khoa học công nghệ nên chúng ta thường mua phải những công nghệ lạc
hậu không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại. Chính vì những lý do này
mà Nhà nước cần có chính sách đào tạo những lớp cán bộ có trình độ chuyên môn sâu ở
lĩnh vực này.
Lực lượng lao động: vấn đề lao động ở Việt Nam hiện tại thì rất dồi dào vì nước
ta là nước dân số trẻ chiếm đa số. Nhưng lao động của nước ta thì trình độ chuyên môn
còn kém, việc đào tạo lực lượng lao động còn mất cân đối giữa công nhân kỹ thuật, lao
động lành nghề và các chuyên gia.Và đặc biệt hơn nữa lao động nước ta chưa có tác
phong công nghiệp, còn thiếu cả ý thức và trách nhiệm trong lao động do đó hiệu quả sản
xuất kinh doanh không cao. Do đó chúng ta cần đổi mới cơ cấu đào tạo lao động và giáo
dục ý thức, trách nhiệm, tác phong của đội ngũ lao động.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 43
Công tác tuyên truyền giáo dục chính sách: Cổ phần hoá ở tất cả các doanh
nghiệp còn yếu kém, còn mang nặng tính hình thức chưa đi vào thực chất. Do đó, quá
trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước chưa mang lại hiệu quả cao góp phần
đẩy mạnh sự phát triển của thị trường chứng khoán. Do đó chúng ta cần tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về công cuộc cổ phần hoá. Đặc biệt hơn là
nâng cao ý thức của các cán bộ làm công tác này.
c) Từng bước đưa các doanh nghiệp lớn, Ngân hàng thương mại cổ phần
tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán
Củng cố tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, song song với việc phát
triển tín dụng và hệ thống thanh toán, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung
gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.4 Nhóm giải pháp thu hút đông đảo nhà đầu tư.
Xuất phát từ nhận định của tạp chí, báo của Trung Quốc chúng ta muốn thu hút
đông đảo nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài thì cần thực hiện một số biện
pháp sau:
a) Để thu hút đông đảo nhà đâu tư trong nước chúng ta cần có giải pháp về
đào tạo, nâng cao kiến thức nhà đầu tư, công chúng và các tổ chức phụ trợ trên thị
trường chứng khoán.
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán thuộc UBCK phối hợp với VAFI
(hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam), và các trường đại học trên cả nước tiến
hành mở các lớp về đào tạo chứng khoán (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Qua đó giúp
các nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng cũng như thời cơ mà thị trường chứng khoán
mang lại. Và cũng giúp các tổ chức phụ trợ trên thị trường thực hiện tốt chức năng của
mình.
b) Tăng tính hấp dẫn của chứng khoán thông qua chính sách thuế đối với thu
nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam các khoản thu nhập từ chứng
khoán đang có rất nhiều ưu đãi về thuế, điều này có tác dụng khuyến khích đầu tư chứng
khoán rất nhiều, đặc biệt là các cổ đông là tổ chức (doanh nghiệp hay nhà nước) và cổ
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 44
đông cá nhân với mức thuế lãi vốn đánh trên cổ tức được hoãn đến các năm sau, khiến
nhà đầu tư có thời gian nắm giữ cổ phiếu càng dài thì thuế càng thấp, trong tình hình các
khoản thu nhập từ gửi tiết kiệm và mua bán vàng của cá nhân không bị đánh thuế.
c) Tăng số lượng nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chiến lược.
Phát triển tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, khuyến khích các tổ chức
này thành lập các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán. Các nhà đầu tư có tổ
chức có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán so với các nhà đầu tư cá nhân.
Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, khai
thác cơ sở đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước
ngoài có mục tiêu dài hạn.
d) Cải thiện môi trường, cơ sở đầu tư chứng khoán, nâng cao chất lượng hoạt
động của các trung tâm giao dịch chứng khoán.
Theo tình hình thực tế cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm môi giới
chứng khoán còn nhiều hạn chế. Không có đủ diện tích của mặt bằng xây dựng, thiếu
thông tin, bảng điện tử, nhân viên phục vụ không tốt. Do đó, chúng ta cần chú trọng tới
mảng này thì chúng ta mới thu hút được đông đảo nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư
nước ngoài
Để thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài chúng ta cần ổn định chính sách đầu
tư, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán.
Tái cấu trúc thị trường chứng khoán là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Với số lượng 105 công ty chứng khoán đang hoạt động trên TTCK Việt Nam, việc tái cơ
cấu phải dựa trên các tiêu chuẩn về tài chính, không chỉ đối với những công ty yếu kém
mà cả những công ty khỏe mạnh cũng phải thực hiện theo chuẩn và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp: Luật chứng khoán, các thông tư
hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết cổ phiếu của tổ chức tín
dụng, mua lại cổ phiếu và phát hành thêm ...chính sách thuế, phí và lệ phí cho nhà đầu tư
nước ngoài.
Ngoài ra, theo nhận định của phía nước ngoài. Uỷ ban chứng khoán Việt Nam yêu
cầu các công ty tham gia thị trường chứng khoán phải công khai tài chính bằng tiếng Việt
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 45
mà không bắt buộc phải dùng tiếng Anh hay song ngữ. Do đó chúng ta cần có biện pháp
hợp lý hoá thủ tục này để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 46
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán Việt Nam thông
qua các mã chứng khoán, các công ty đang được niêm yết, cho ta thấy thị trường cổ phiếu
hiện nay còn nhiều hạn chế chưa thực sư thu hút giới đầu tư.
Qua 11 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự
kiện thăng trầm. Hàng loạt các sai phạm về công bố thông tin, việc thiếu minh bạch trong
công bố thông tin đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán Việt Nam
Kết quả nghiên cứu thị trường cổ phiếu mang lại, giúp doanh nghiệp, cá nhân đầu
tư thuận lợi trong việc tiếp cận được các nguồn vốn khác nhau. Do đó làm gia tăng mức
vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nhận thức được công ty nào phát triển
tốt và có khả năng sinh lợi để ra quyết định đầu tư của mình nhằm tránh những rủi ro gặp
phải.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH GVHD: TS .THÂN THỊ
THU THỦY
Nhóm 3 – Ngày 3 – CHK20 – Đại học Kinh Tế TP.HCM 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----
1. Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006
2. Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐCP ngày 19/1/2007 qui định chi tiết một
số điều của Luật Chứng Khoán
3. Hoàng Văn Hoan, Hoàng Hải, Vũ Việt Hùng, Vũ Thị Minh Luận, Giáo trình thị
trường chứng khoán, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Thị trường chứng khoán việt nam năm 2009 và triển vọng năm 2010,
18, ngày 16/02/2010.
5. Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán 2010 – 2011, Phòng nghiên cứu và
phân tích VCBS, ngày 10/01/2011.
6. Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011, Công ty CP Chứng khoán
FPT.
7. Trang web Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM,
8. Trang web Uỷ ban chứng khoán nhà nước,
9. 02
10. UEH_TàiliệumônThị
trườngtàichính tailieu/cacphuongthucphathanhtrai
phieucophieu.650522.html
11. NângđiềukiệnniêmyếttạiHosevàHnx
dieukienniemyettaihoseva hnx.htm, ngày 07,04/2011
12. c%C3%A2u2630
Tài Chính doanh nghiệp GVHD: PGS-TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm 2 Trang 48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- biba_2193.pdf