LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chơi game online có lẽ đã trở thành một trong những trò
giải trí phổ biến nhất trong giới học sinh, sinh viên, và cả nhiều
cán bộ văn phòng. Sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng như
công nghệ di động tại Việt Nam trong những năm vừa qua càng
làm cho game online ngày một nở rộ, và làm cho nó trở thành
trò giải trí không thể thiếu của nhiều người.
Theo thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông, số lượng
các doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam tuy chưa nhiều
nhưng đã đạt doanh thu rất lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Năm
2008, doanh thu từ trò chơi trực tuyến (game online) ước đạt
130 triệu đô la Mỹ, còn năm 2009 là 160 triệu đô la Mỹ. Cộng
đồng người chơi game tại Việt Nam cũng là một trong những
cộng đồng lớn nhất khu vực. Theo thống kê của Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), tại Việt Nam đã có trên
50 game được phát hành của 20 công ty với khoảng 12 triệu
người chơi.
Tuy nhiên, thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam cũng
đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Thứ nhất, hầu hết
các game đang phát hành đều là game nhập khẩu từ nước ngoài,
nhất là từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Doanh thu của nhà phát
hành vì thế đều phải chia sẻ cho đối tác nước ngoài. Hơn nữa, vì
là game nhập ngoại nên nội dung chưa hẳn đã phù hợp với văn
hóa Việt Nam. Cũng vì thế mà nhiều ý kiến còn quan ngại rằng
ta chưa thực sự có một ngành công nghiệp game đúng nghĩa.
Thứ hai, sự khốc liệt trong kinh doanh game online đã thực sự
bắt đầu mà điển hình là việc không phải tất cả các game nhập về
đều phát hành thành công. Thứ ba là sự thiếu hụt trầm trọng
nguồn nhân lực. Số lượng nhân lực có chất lượng làm trong lĩnh
vực gia công phát triển game chưa nhiều. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc ta cứ phải đi nhập game ngoại
mà chưa có được những game thuần Việt có chất lượng. Thứ tư
là sự bất cập trong quản lý nhà nước và sự thiếu hụt các văn bản
pháp lý điểu chỉnh thị trường game Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng cần phải có
những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và đầy đủ về thị trường
trò chơi trực tuyến Việt Nam, đưa ra những định hướng phát
triển cho các doanh nghiệp, các nhà phát hành và nhà phát triển
game. Với những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn thực hiện
đề tài: “Thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam – thực trạng
và giải pháp”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay chưa có nhiều các bài nghiên cứu khoa học về
thị trường game online Việt Nam. Chúng tôi mới được biết hai
đề tài về chủ đề này, đó là các khóa luận tốt nghiệp:
- Hiệu ứng mạng và phương thức tìm kiếm lợi nhuận mới với game
online, Lê Thu Hà, GV hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Tường
Anh, Đại học Ngoại thương 2009
- Thị trường trò chơi trực tuyến nhiều người chơi tại Việt Nam –
hiện tại và các cơ hội trong tương lai, Trần Vũ Linh, GV hướng
dẫn: ThS Nguyễn Thị Tường Anh, Đại học Ngoại thương 2006.
137 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................... 38
LXXXII
2. Các nhà phát hành game ............................................................................... 42
2.1 Các nhà phát hành game chủ yếu tại Việt Nam ....................................... 42
2.2 Chính sách phát hành game ..................................................................... 43
2.3 Phát triển game ........................................................................................ 45
2.4 Chính sách marketing .............................................................................. 47
3. Quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trò chơi trực tuyến (game online) .............. 50
3.1 Cơ quan quản lý thị trƣờng trò chơi trực tuyến ....................................... 50
3.2 Thực trạng công tác quản lý của Nhà nƣớc với thị trƣờng trò chơi trực
tuyến trong những năm gần đây .................................................................... 52
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRÒ CHƠI TRỰC
TUYẾN VIỆT NAM ............................................................................................ 57
1. Định hƣớng chung ......................................................................................... 57
1.1 Tiềm năng phát triển thị trƣờng game online Việt Nam ......................... 57
1.2 Định hƣớng phát triển thị trƣờng game online Việt Nam ....................... 58
2. Giải pháp của Nhà nƣớc với thị trƣờng trò chơi trực tuyến Việt Nam ......... 60
3. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu ........................................................... 64
3.1 Đề xuất cho hoạt động quản lý thị trƣờng game online Việt Nam .......... 64
3.2 Đề xuất nhằm xây dựng ngành công nghiệp game đúng nghĩa ............... 70
KẾT
LUẬN……………………………………………………………
……….73
LXXXIII
LXXXIV
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH MỘT SỐ GAME ONLINE TIÊU BIỂU TRÊN
THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM ............................................................................ I
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ WEBSITE, DIỄN ĐÀN VỀ GAME ONLINE....... XII
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TẠP CHÍ VỀ GAME…………………………………………………….
XIV
PHỤ LỤC 4 HÌNH ẢNH CÁC ĐẠI SỨ GAME VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
OFFLINE ...................................................................................................... XV
PHỤ LỤC 5. CÁC GIẢI ĐẤU NỔI BẬT TRONG GAME ...................... XVII
PHỤ LỤC 6: ................................................................................................. XIX
PHỤ LỤC 7: .............................................................................................. XXVIII
PHỤ LỤC 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................. XLII
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 .................................................................................. 18
Biểu đồ 1.2 .................................................................................. 20
Biểu đồ 1.3 .................................................................................. 23
Biểu đồ 2.1 .................................................................................. 32
Biểu đồ 2.2 .................................................................................. 34
Biểu đồ 2.3 .................................................................................. 35
Biểu đồ 2.4 .................................................................................. 36
Bảng 2.1 ...................................................................................... 37
Biểu đồ 2.5 .................................................................................. 38
Bảng 2.2 ...................................................................................... 43
LXXXV
Biểu đồ 2.6 .................................................................................. 47
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH MỘT SỐ GAME ONLINE
TIÊU BIỂU
TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
Mu online- Game online đầu tiên tại Việt Nam
LXXXVI
Gunbound -game online chính thức đầu tiên có mặt tại thị trƣờng Việt
Nam, hiện tại đã ngừng hoạt động.
Võ Lâm Truyền Kỳ của Vinagame - ông vua game online Việt Nam.
LXXXVII
Priston tale của FPT online-game 3D đầu tiên tại Việt Nam
Audition của VTC Game-nữ hoàng casual.
LXXXVIII
TS Online- Là sản phẩm turn base đầu tiên. Hiện tại đã ngừng hoạt động
LXXXIX
Silkroad-game thành công nhất của VDC-Net2E
Boom Online-luồng gió mới của Vinagame
XC
Cabal-game đỉnh của Asiasoft. Hiện tại đã ngừng hoạt động tại Việt
Nam.
XCI
Ran Online-mở đầu xu hƣớng đại sứ
XCII
Đột kích-VTCgame, Đặc nhiệm Anh hùng- FPT Online, Biệt đội thần –
Vinagame
Cuộc đua tam mã trong thể loại MMOFPS
Đế Chế Quật Khởi-Mở đầu cho thể loại webgame tại Việt Nam
XCIII
Fifa online 2 của VTCgame- Game thể thao đầu tiên tại Việt Nam
XCIV
Taan Online của FPT Online-"Truyền nhân" Gunbound. Hiện tại đã
đóng cửa
XCV
XCVI
Atlantica (VTC Game), Granado Espada (FPT Online) và Độc Bá
Giang Hồ (Asiasoft)- 3 game đỉnh thuộc cùng thể loại MMORPG 3D
Vua phép thuật( VTCgame)-webgame nhập vai
XCVII
Thuận Thiên Kiếm (Vinagame)-tựa game thuần Việt đầu tiên.
XCVIII
Kiếm thế (Vinagame)-phiên bản hoàn hảo nhất của game 2D.
Tây du kí (FPT online)-game nóng 2010.
XCIX
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ WEBSITE, DIỄN ĐÀN VỀ
GAME ONLINE
C
CI
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ TẠP CHÍ VỀ GAME
CII
CIII
PHỤ LỤC 4 HÌNH ẢNH CÁC ĐẠI SỨ GAME VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG OFFLINE
Thuận Thiên kiếm với đại sứ Mai Phƣơng Thúy
CIV
Linh Vƣơng với đại sứ Hoàng Thùy Linh
Raan online với đại sứ Minh Hằng
CV
Thiên Long bát bộ với đại sứ Huỳnh Minh Thủy (Thủy top)
CVI
PHỤ LỤC 5. CÁC GIẢI ĐẤU NỔI BẬT TRONG GAME
Thiên hạ đề nhất bang (võ lâm truyền kỳ)
CVII
Nam thiên đệ nhất gia (thuận Thiên Kiếm)
Giải ngoại hạng Fifa (Fifa online 2)
CVIII
Giải Vô song hào kiệt (kiếm thế)
CIX
PHỤ LỤC 6:
THÔNG TƢ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN - BỘ BƢU CHÍNH, VIỄN
THÔNG - BỘ CÔNG AN
SỐ 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA NGÀY 01 THÁNG 6
NĂM 2006
VỀ QUẢN LÝ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN (ONLINE GAMES)
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm
2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Bƣu chính, Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá -
Thông tin;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công an;
Liên Bộ Văn hoá - Thông tin, Bƣu chính, Viễn thông, Công an
thống nhất hƣớng dẫn về quản lý trò chơi trực tuyến nhƣ sau:
CHƢƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
Thông tƣ này điều chỉnh việc sản xuất, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi
trực tuyến tại Việt Nam.
Đối tƣợng áp dụng là doanh nghiệp, cá nhân sản xuất trò chơi trực tuyến,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
truy nhập Internet (ISP), đại lý Internet và ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi trực
tuyến.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
CX
1. Trò chơi trực tuyến: Là trò chơi trên mạng Internet có sự
tƣơng tác giữa những ngƣời chơi với hệ thống máy chủ của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa ngƣời chơi với
nhau.
Trò chơi trực tuyến qui định trong Thông tƣ này là những trò
chơi có nhiều ngƣời chơi (MMOG – Massively Multiplayer Online
Games), bao gồm: Trò chơi trực tuyến nhập vai (MMOPRG –
Massively Multiplayer Online Role-Playing Games) và trò chơi trực
tuyến thông thƣờng (Casual Games).
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến: Là
doanh nghiệp triển khai hệ thống thiết bị và trực tiếp cung cấp dịch
vụ trò chơi trực tuyến.
Điều 3. Các hành vi bị cấm
1. Nhập khẩu, sản xuất, cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
có các nội dung dƣới đây:
a. Kích động nhân dân chống lại Nhà nƣớc Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lƣợc, gây
hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nƣớc, kích động dâm ô, đồi
truỵ, tội ác;
c.Tiết lộ bí mật Nhà nƣớc, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối
ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
2. Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc làm đại lý cung
cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam khi chƣa đƣợc cơ quan
quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép.
3. Quảng cáo, giới thiệu các trò chơi trực tuyến chƣa đƣợc
phép lƣu hành tại Việt Nam.
Điều 4. Sản xuất, gia công trò chơi trực tuyến
Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất các trò chơi phải bảo đảm
điều kiện và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất phần
mềm. Nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, sản xuất
trò chơi trực tuyến của các doanh nghiệp, cá nhân trong nƣớc. Ƣu
tiên phát hành các sản phẩm trò chơi trực tuyến đƣợc sản xuất trong
nƣớc, có nội dung phù hợp với lịch sử và truyền thống văn hoá của
dân tộc.
CXI
CHƢƠNG II
CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
Điều 5. Điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
Doanh nghiệp đƣợc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến khi
đáp ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đã
đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc trò
chơi điện tử (không kinh doanh tại trụ sở) theo quy định của pháp
luật. Đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài, việc xét duyệt các điều kiện để đƣợc cung cấp
dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam căn cứ theo qui định của
Luật Đầu tƣ và các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến dịch vụ văn hoá
và Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Có văn bản của Bộ Văn hoá - Thông tin đồng ý về nội dung,
kịch bản của từng trò chơi;
3. Có văn bản xác nhận của Bộ Bƣu chính, Viễn thông trên cơ
sở thống nhất với Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện kỹ thuật,
nghiệp vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chất lƣợng dịch vụ và các
quyền lợi chính đáng của ngƣời sử dụng dịch vụ.
Điều 6. Hồ sơ và quy trình xét duyệt nội dung, kịch bản
của trò chơi trực tuyến
1. Hồ sơ đề nghị xét duyệt nội dung và kịch bản
Hồ sơ đề nghị xét duyệt gửi về Bộ Văn hoá - Thông tin, gồm có:
a. Đơn đề nghị của doanh nghiệp.
b. Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
doanh nghiệp trong đó có loại hình dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc
trò chơi điện tử (không kinh doanh tại trụ sở).
c. Các thông tin về trò chơi gồm có:
- Tên trò chơi trực tuyến;
- Nguồn gốc trò chơi (ghi rõ nhập khẩu hay sản xuất trong
nƣớc);
- Giấy chứng nhận bản quyền phần mềm trò chơi của doanh
nghiệp đang sở hữu và văn bản đồng ý cho doanh nghiệp đƣợc phát
hành trò chơi tại Việt Nam;
CXII
- Loại hình trò chơi (trò chơi trực tuyến nhập vai hay trò chơi
trực tuyến thông thƣờng);
- Tóm tắt các nội dung và kịch bản chính của trò chơi;
- Các ngôn ngữ sử dụng trong trò chơi;
- Các thông tin cần thiết khác.
2. Quy trình thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến
Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định
và phê duyệt nội dung, kịch bản của các trò chơi trực tuyến.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ
hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung, kịch bản của trò chơi.
Điều 7. Điều kiện và quy trình xét duyệt kỹ thuật, nghiệp
vụ
1. Điều kiện về kỹ thuật, nghiệp vụ
a. Có hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
đặt tại Việt Nam, có thể đặt máy chủ tại trụ sở của mình hoặc thuê
máy chủ (hoặc vị trí đặt máy chủ) trên mạng của một doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Internet. Trƣờng hợp doanh nghiệp đặt máy chủ tại
trụ sở của mình, doanh nghiệp không đƣợc tự thiết lập đƣờng truyền
dẫn để kết nối hệ thống máy chủ đến các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ truy nhập Internet (ISP), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối
(IXP) và ngƣời sử dụng dịch vụ mà phải thuê đƣờng truyền dẫn viễn
thông của các doanh nghiệp viễn thông đã đƣợc cấp phép.
b. Có các phƣơng án bảo đảm chất lƣợng dịch vụ và dự phòng
để bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra.
c. Có mặt bằng, các trang thiết bị và phƣơng án kỹ thuật,
nghiệp vụ bảo đảm an toàn mạng lƣới và an ninh thông tin theo qui
định của Bộ Công an.
d. Có biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý giờ chơi cài tại các
máy chủ. Theo đó cho phép mỗi tài khoản chơi trong 180 phút đầu
tiên đƣợc tính 100% điểm thƣởng; từ phút thứ 181 đến phút thứ 300
chỉ đƣợc tính 50% số điểm thƣởng; từ phút thứ 301 sẽ không đƣợc
tính điểm thƣởng dƣới mọi hình thức.
đ. Có biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thông tin về ngƣời
sử dụng dịch vụ.
2. Quy trình thẩm định các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ
Sau khi hoàn thành việc triển khai hệ thống thiết bị và phƣơng
án kỹ thuật, nghiệp vụ doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo Bộ Bƣu
CXIII
chính, Viễn thông. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận
đƣợc báo cáo, Bộ Bƣu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ
Công an sẽ tiến hành kiểm tra thực tế việc triển khai của doanh
nghiệp. Trƣờng hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp
dịch vụ qui định tại Khoản 1, Điều này, Bộ Bƣu chính, Viễn thông sẽ
có văn bản xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ.
Trƣờng hợp từ chối, Bộ Bƣu chính, Viễn thông sẽ có văn bản trả lời
nêu rõ lý do để doanh nghiệp bổ sung, khắc phục các tồn tại.
Điều 8. Điều kiện cung cấp thêm trò chơi mới
1. Có văn bản đồng ý của Bộ Văn hoá - Thông tin về nội dung,
kịch bản của trò chơi mới.
2. Ít nhất 15 ngày làm việc trƣớc ngày dự kiến cung cấp thêm
trò chơi mới, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Bƣu chính, Viễn thông
về hiện trạng triển khai cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến (các trò
chơi đang cung cấp, hệ thống thiết bị mạng lƣới, các vấn đề về chất
lƣợng, chăm sóc khách hàng, an toàn an ninh thông tin) và phƣơng án
kỹ thuật, nghiệp vụ khi cung cấp trò chơi trực tuyến mới.
Trong trƣờng hợp khi cung cấp thêm trò chơi mới, doanh
nghiệp có sự thay đổi các phƣơng án kỹ thuật, nghiệp vụ so với hiện
trạng đã đƣợc báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm
quyền thì Bộ Bƣu chính, Viễn thông sẽ xem xét và có văn bản trả lời
trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc báo cáo của
doanh nghiệp. Quá thời hạn đó mà Bộ Bƣu chính, Viễn thông không
có văn bản trả lời thì doanh nghiệp đƣợc quyền cung cấp trò chơi đã
báo cáo.
CHƢƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG
DỊCH VỤ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
Điều 9. Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi
trực tuyến
1. Tuân thủ các qui định của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có
thẩm quyền;
2. Xây dựng các quy định quản lý hoạt động trò chơi trực
tuyến nhằm mục đích:
a. Yêu cầu ngƣời sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho doanh
nghiệp các thông tin cá nhân nhƣ tên, địa chỉ, số chứng minh thƣ
CXIV
cũng nhƣ những yếu tố khác có ý nghĩa trong việc xác định nhân thân
ngƣời sử dụng dịch vụ;
b. Khuyến cáo ngƣời sử dụng dịch vụ về những tác động ngoài
mong muốn có thể xảy ra nhƣ: ảnh hƣởng về thể chất và tinh thần khi
chơi quá nhiều, quyền định đoạt tài sản phát sinh trong trò chơi.
Quy định này đồng thời phải đƣợc gửi đến các Bộ: Văn hoá -
Thông tin, Bƣu chính, Viễn thông, Công an.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm lƣu giữ thông tin về ngƣời sử
dụng dịch vụ và cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm
quyền khi đƣợc yêu cầu.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đăng ký
thiết lập trang tin điện tử và quản lý thông tin trên trang tin điện tử và
thông tin do ngƣời sử dụng dịch vụ trao đổi trong diễn đàn của trò
chơi theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Trang chủ của trò chơi phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Luật lệ của trò chơi;
- Các quy định quản lý hoạt động trò chơi trực tuyến và quy
định bảo đảm tính công bằng của trò chơi;
5. Áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi
chính đáng của ngƣời sử dụng dịch vụ và giải quyết tranh chấp giữa
những ngƣời sử dụng dịch vụ; chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời sử dụng
dịch vụ về chất lƣợng dịch vụ, an toàn an ninh thông tin, cƣớc phí.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến không
đƣợc khởi tạo các tài sản có giá trị trong trò chơi với mục đích kinh
doanh thu lợi và không đƣợc sửa đổi thông tin về tài sản, giá trị của
ngƣời chơi.
6. Báo cáo các Bộ: Văn hóa Thông tin, Bƣu chính, Viễn thông,
Công an định kỳ 6 tháng một lần và trong trƣờng hợp đột xuất khi có
yêu cầu.
7. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà
nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Trong trƣờng hợp muốn ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi
trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phải
báo cáo bằng văn bản với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bƣu chính,
Viễn thông, Bộ Công an; thông báo trên trang chủ của trò chơi trƣớc
thời điểm dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ ít nhất ba tháng và phải có
trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng dịch vụ.
Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet (ISP)
CXV
Có phƣơng án bảo đảm chất lƣợng dịch vụ truy nhập Internet
theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành khi tiến hành cho các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến thuê kênh, kết nối với
Internet và khi có hiện tƣợng nghẽn mạng.
Điều 11. Trách nhiệm của đại lý Internet
1. Nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về ngƣời sử dụng đƣợc
quy định tại Thông tƣ liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-
KHĐT ngày 14/7/2005 của các Bộ: Bƣu chính, Viễn thông, Văn hoá
-Thông tin, Công an, Kế hoạch & Đầu tƣ về quản lý đại lý Internet.
2. Chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại các địa
điểm kinh doanh đại lý Internet từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày.
3. Chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa
điểm cách cổng ra vào của các trƣờng học (từ mẫu giáo đến phổ
thông trung học) tối thiểu 200m, không phân biệt trƣờng đó thuộc
địa phƣơng nào.
Điều 12. Trách nhiệm của ngƣời sử dụng dịch vụ
1. Nghiêm chỉnh tuân thủ các qui định có liên quan trong
Thông tƣ này.
2. Không đƣợc đƣa lên các diễn đàn của trò chơi những thông
tin có nội dung vi phạm Khoản 1, Điều 3 của Thông tƣ này.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân nhƣ tên,
địa chỉ, số chứng minh thƣ nhân dân cũng nhƣ những yếu tố khác có
ý nghĩa trong việc xác định nhân thân ngƣời sử dụng dịch vụ theo
yêu cầu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến.
CHƢƠNG IV
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Thanh tra, kiểm tra
Các cơ quan thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin, Bƣu
chính, Viễn thông trong phạm vi quản lý Nhà nƣớc của bộ, ngành
mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, cung
cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến đối với các đối tƣợng quy
định tại Điều 1 của Thông tƣ này.
Điều 14. Xử lý vi phạm
CXVI
Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, cung cấp trò chơi trực tuyến,
đại lý Internet, ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến vi phạm các
quy định về quản lý trò chơi trực tuyến tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Văn hoá - Thông tin:
a. Chỉ đạo, hƣớng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò
chơi trực tuyến bảo đảm thực hiện tốt các quy định của Nhà nƣớc về
quản lý, cung cấp thông tin trong trò chơi trực tuyến.
b. Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan chỉ đạo và
định hƣớng các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thông tin về
hoạt động trò chơi trực tuyến và về công tác quản lý của nhà nƣớc
đối với loại hình dịch vụ này.
c. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về những lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Bộ Văn hoá - Thông tin đối
với hoạt động quản lý trò chơi trực tuyến.
2. Bộ Bƣu chính, Viễn thông:
a. Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có kế
hoạch và phƣơng án để bảo đảm chất lƣợng đƣờng truyền, dịch vụ
truy nhập Internet theo các tiêu chuẩn quy định.
b. Chỉ đạo các Sở Bƣu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan có kế hoạch tăng cƣờng kiểm tra hoạt động
của các đại lý Internet.
c. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về những lĩnh vực
thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Bộ Bƣu chính, Viễn thông
đối với hoạt động quản lý trò chơi trực tuyến.
3. Bộ Công an:
a. Chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống các loại tội
phạm phát sinh từ hoạt động trò chơi trực tuyến.
b. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng phối hợp với thanh tra chuyên ngành bƣu
chính, viễn thông, thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong
CXVII
hoạt động cung cấp và kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa
bàn quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng:
a. Chỉ đạo chính quyền các cấp tiến hành việc quản lý, thanh
tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, cung
cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, các đại lý Internet cung cấp dịch vụ
trò chơi trực tuyến.
Có kế hoạch và phƣơng án cụ thể để phối hợp trao đổi thông
tin, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, xử lý
vi phạm trong hoạt động trò chơi trực tuyến; truyên truyền, giáo dục,
hƣớng dẫn các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của pháp luật, kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng trong việc quản
lý, giáo dục, hƣớng dẫn thanh, thiếu niên, học sinh khi tham gia trò
chơi trực tuyến.
b. Chỉ đạo các Sở Bƣu chính, Viễn thông, Văn hoá - Thông
tin, Công an tổ chức thanh tra định kỳ và đột xuất các doanh nghiệp,
cá nhân sản xuất, cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, đại lý Internet
cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn và xử lý vi phạm
theo nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc pháp luật quy định.
c. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện việc quản
lý hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực
tuyến, các đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại địa
phƣơng mình quản lý.
CHƢƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày đăng trên Công báo.
Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bƣu chính, Viễn thông, Bộ Công
an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hƣớng dẫn các cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định tại Thông tƣ này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vƣớng mắc, các cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bƣu chính,
Viễn thông, Bộ Công an để đƣợc hƣớng dẫn giải quyết.
KT. BỘ TRƢỞNG KT. BỘ KT. BỘ TR-
CXVIII
BỘ BƢU CHÍNH,
VIỄN THÔNG
THỨ TRƢỞNG
Lê Nam Thắng
TRƢ-
ỞNG
BỘ
CÔNG
AN
THỨ TR-
ƢỞNG
Nguyễn
Văn
Hƣởng
ƢỞNG
BỘ VĂN HOÁ -
THÔNG TIN
THỨ TRƢỞNG
Đỗ Quý Doãn
119
THỦ TƢỚNG
CHÍNH PHỦ
_________________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Dự thảo 7
QUY CHẾ
Về quản lý trò chơi trực tuyến
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2010/QĐ-TTg ngày tháng
năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ)
CHƢƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp và sử dụng
dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tƣợng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia
việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam.
2. Trong trƣờng hợp các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến trò chơi
trực tuyến mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy
chế này thì áp dụng quy định của Điều ƣớc quốc tế.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
PHỤ LỤC 7:
120
1. Trò chơi trực tuyến (online game): Là trò chơi điện tử trên mạng Internet
có sự tƣơng tác giữa những ngƣời chơi thông qua thiết bị đầu cuối với hệ
thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi.
2. Trò chơi trực tuyến đơn giản: Là trò chơi trực tuyến có nội dung kịch bản
đơn giản, có sự giới hạn số lƣợng ngƣời chơi tham gia đồng thời một trò
chơi; sự tƣơng tác giữa các ngƣời chơi chỉ ở mức độ đơn giản theo các
quy tắc đơn giản.
Những trò chơi trực tuyến không phải trò chơi trực tuyến đơn
giản là trò chơi trực tuyến bình thƣờng.
3. Điểm thƣởng: Là các hình thức thƣởng tƣơng đƣơng cách tính điểm mà
ngƣời chơi nhận đƣợc trong quá trình tham gia trò chơi.
4. Vật phẩm ảo: Là các đoạn mã máy tính đƣợc tích hợp sẵn trong phần
mềm của trò chơi trực tuyến, đƣợc khởi tạo và thể hiện trên thiết bị đầu
cuối của ngƣời chơi dƣới dạng hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một
nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi đó thiết lập. Vật
phẩm ảo chỉ tồn tại trong trò chơi mà nó đƣợc khởi tạo.
Điều 4. Chính sách quản lý về trò chơi trực tuyến
1. Khuyến khích phát triển dịch vụ trò chơi trực tuyến với nội
dung lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng đa dạng của
ngƣời dân, thúc đẩy ứng dụng internet và nâng cao hiệu quả sử dụng hạ
tầng viễn thông băng rộng tại Việt Nam.
2. Thúc đẩy phát triển trò chơi trực tuyến có nội dung kết hợp giải
trí với giáo dục đào tạo, rèn luyện kỹ năng, với quảng bá truyền thống
lịch sử, văn hóa dân tộc và góp phần giới thiệu đất nƣớc, con ngƣời Việt
Nam.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản
xuất trò chơi trực tuyến tại Việt Nam nhằm góp phần phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số
tại Việt Nam.
4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, hƣớng dẫn pháp
luật; có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng trò chơi trực tuyến để kích
121
động bạo lực, dâm ô đồi trụy, vi phạm thuần phong, mỹ tục; phá hoại
truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc…để bảo vệ ngƣời chơi, nhất là trẻ
em và thanh thiếu niên khỏi những tác động tiêu cực của trò chơi trực
tuyến.
Điều 5. Những hành vi bị cấm
1. Nhập khẩu, sản xuất, cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi trực
tuyến có nội dung vi phạm Điều 6 Nghị định 97 về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
2. Quảng cáo, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ trò chơi trực
tuyến khi chƣa đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp phép.
3. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến để
lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật.
4. Đặt máy chủ ở nƣớc ngoài để cung cấp dịch vụ trò chơi trực
tuyến tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến cung cấp từ
máy chủ đặt tại nƣớc ngoài.
CHƢƠNG II
CÁC BÊN THAM GIA CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ
TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
Điều 6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến có quyền và
nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện việc đăng ký phát hành trò chơi trực tuyến hàng năm
theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
Thực hiện việc xin cấp phép phát hành trò chơi trực tuyến theo
quy định tại chƣơng III Quy chế này. Cung cấp trò chơi trực tuyến theo
đúng nội dung kịch bản đã đƣợc cấp phép.
122
2. Thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở và các điểm cung cấp dịch
vụ của doang nghiệp để cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến phù hợp
với các quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet.
Trƣờng hợp doanh nghiệp đặt máy chủ tại trụ sở của mình, doanh
nghiệp không đƣợc tự thiết lập đƣờng truyền dẫn để kết nối hệ thống
máy chủ đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
(ISP), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) và ngƣời sử dụng
dịch vụ mà phải thuê đƣờng truyền dẫn viễn thông của các doanh nghiệp
viễn thông đã đƣợc cấp phép.
3. Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm quản lý
thông tin và quản lý hoạt động của trò chơi trực tuyến, bao gồm:
a) Quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử của trò chơi theo
quy định của pháp luật về trang thông tin điện tử.
b) Quản lý thông tin hộp thoại giữa các ngƣời chơi theo quy định
của pháp luật về nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.
c) Quản lý thông tin trên diễn đàn của trò chơi theo quy định của
pháp luật về mạng xã hội trực tuyến.
d) Quản lý thông tin đăng nhập của cá nhân của ngƣời chơi, quản
lý giờ chơi phù hợp với loại hình trò chơi và độ tuổi theo quy định tại
Quy chế này.
4. Trang chủ của trò chơi trực tuyến phải cung cấp đầy đủ các
thông tin:
a) Luật lệ của trò chơi.
b) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi.
c) Các quy tắc về giải quyết tranh chấp quyền lợi ngƣời chơi phát
sinh giữa ngƣời chơi và doanh nghiệp, giữa ngƣời chơi với ngƣời chơi.
d) Khuyến cáo một cách rõ ràng ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi
trực tuyến về những tác động ngoài mong muốn có thể xảy ra đối với thể
chất và tinh thần của ngƣời chơi khi chơi quá nhiều.
123
5. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời sử dụng dịch vụ, bao
gồm:
a) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết và giải pháp quản lý
phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngƣời chơi theo đúng
luật lệ trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung kịch bản đƣợc cấp
phép; Chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời chơi về chất lƣợng dịch vụ, an toàn
an ninh thông tin, cƣớc phí; Giải quyết các tranh chấp phát sinh thuộc
phạm vi quy định, luật lệ của trò chơi.
b) Không đƣợc sửa đổi thông tin, dữ liệu nhằm tăng giá trị của
vật phẩm ảo trong trò chơi so với giá trị đƣợc xác định tại thời điểm nội
dung kịch bản trò chơi đƣợc cấp phép.
c) Trƣờng hợp muốn ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải giải thích rõ lý do và các giải pháp
bảo đảm quyền lợi hợp lý của ngƣời chơi trên trang chủ của trò chơi tối
thiểu 3 tháng trƣớc thời hạn dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ. Phải báo
cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về
các nội dung nói trên trƣớc thời hạn chính thức ngừng cung cấp dịch vụ
là 15 ngày.
6. Báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần cho Bộ Thông tin và Truyền
thông và Bộ Công an (mẫu số 1); báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
7. Hoạt động kinh doanh đúng quy định của pháp luật; chịu sự
thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
8. Doanh nghiệp sản xuất trò chơi trực tuyến trong nƣớc có nội
dung kịch bản đủ điều kiện cấp phép phát hành đƣợc hƣởng chính sách
ƣu đãi theo quy định của Luật Công nghệ cao đối với doanh nghiệp công
nghệ cao.
Điều 7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khi tham gia cung cấp
dịch vụ trò chơi trực tuyến có quyền và nghĩa vụ sau:
124
1. Thực hiện việc cung cấp dịch vụ Internet theo đúng các quy
định của pháp luật hiện hành đối với việc quản lý, cung cấp và sử dụng
dịch vụ Internet.
2. Cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến theo hợp đồng kinh tế phù hợp với quy
định tại Quy chế này.
3. Từ chối cung cấp dịch vụ truy cập Internet trong trƣờng hợp trò
chơi trực tuyến chƣa đƣợc cấp phép phát hành theo quy định tại Quy chế
này.
Điều 8. Đại lý cung cấp dịch vụ truy cập internet
Đại lý cung cấp dịch vụ internet tham gia cung cấp dịch vụ trò
chơi trực tuyến có quyền và nghĩa vụ:
1. Nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về ngƣời sử dụng dịch vụ
internet đƣợc quy định tại Nghị định 97/2008/ NĐ-CP ngày 28 tháng 8
năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin điện tử trên Internet.
2. Thực hiện quy định về thời gian cung cấp dịch vụ trò chơi trực
tuyến tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet; quản lý ngƣời chơi, giờ
chơi quy định tại Điều 14, Điều 15 Quy chế này.
3. Chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm
kinh doanh đại lý Internet cách cổng ra vào của các trƣờng học (từ mẫu
giáo đến phổ thông trung học) tối thiểu 200m, không phân biệt trƣờng
đó thuộc địa phƣơng nào.
4. Có trách nhiệm kiểm tra bảo đảm thông tin đăng nhập ngƣời
chơi khai báo trên máy tính đúng với chứng minh thƣ hoặc hộ chiếu của
ngƣời chơi.
5. Lập sổ đăng ký sử dụng dịch vụ trong đó thống kê đầy đủ, chi
tiết thông tin về ngƣời chơi và ngƣời bảo lãnh cho ngƣời chơi dƣới 14
tuổi, bao gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ thƣờng trú, số chứng minh thƣ
nhân dân hoặc hộ chiếu.
125
6. Từ chối cung cấp dịch vụ trong trƣờng hợp phát hiện các hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ trò
chơi trực tuyến quy định tại Quy chế này.
Điều 9. Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, cung
cấp và sử dụng hạ tầng mạng viễn thông.
2. Chủ động từ chối cung cấp dịch vụ đƣờng truyền trong trƣờng
hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp
và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác bảo đảm an toàn,
an ninh thông tin và điều tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến.
Điều 10. Ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến
Ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Nghiêm chỉnh tuân thủ các qui định của pháp luật đối với
ngƣời sử dụng dịch vụ Internet tại Nghị định 97 về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và các quy định
tại Quy chế này.
2. Không lợi dụng trò chơi để thực hiện các hành vi vi phạm pháp
luật, gây mất trật tự an toàn, an ninh xã hội.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân khi đăng
nhập trò chơi trực tuyến theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.
4. Đƣợc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến bảo
đảm các quyền lợi theo thể lệ trò chơi và quy tắc giải quyết tranh chấp
đƣợc công bố trên trang tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
126
CHƢƠNG III
QUẢN LÝ, CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
Điều 11. Điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến
Doanh nghiệp đƣợc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến khi đáp
ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam và có đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến theo
quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài, việc xét duyệt các điều kiện để đƣợc cung cấp dịch
vụ trò chơi trực tuyến tại Việt Nam căn cứ theo qui định của Luật Đầu tƣ
và các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến dịch vụ văn hoá và Internet mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông (trực tiếp là Cục quản lý
phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) cấp phép phát hành trò chơi
trực tuyến.
3. Triển khai đầy đủ các biện pháp kỹ thuật quản lý dịch vụ trò
chơi trực tuyến theo quy định tại giấy phép phát hành đã đƣợc cấp tối
thiểu 15 ngày trƣớc ngày chính thức cung cấp dịch vụ; thông báo bằng
văn bản việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho Cục Quản lý phát thanh,
truyền hình và thông tin điện tử và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh,
thành phố tối thiểu 10 ngày trƣớc ngày chính thức cung cấp dịch vụ.
Điều 12. Đăng ký phát hành trò chơi trực tuyến hàng năm
1. Doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký danh mục các trò
chơi trực tuyến dự kiến phát hành năm sau.
2. Nội dung đơn đăng ký phát hành trò chơi trực tuyến đƣợc quy
định chi tiết tại mẫu số 2.
127
3. Đơn đăng ký phát hành trò chơi trực tuyến hàng năm phải đƣợc
gửi đến Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Bộ
Thông tin và Truyền thông trƣớc ngày 30 tháng 11 của năm trƣớc đó.
4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn đăng ký hợp lệ,
Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử sẽ có văn bản
xác nhận đăng ký phát hành trò chơi trực tuyến hàng năm của doanh
nghiệp.
5. Trƣờng hợp có thay đổi danh mục đăng ký phát hành, doanh
nghiệp phải thực hiện việc đăng ký bổ sung trƣớc thời điểm đăng ký
thẩm định nội dung kịch bản trò chơi tối thiểu 60 ngày.
Điều 13. Phân loại trò chơi trực tuyến
Việc phân loại trò chơi trực tuyến bao gồm các yếu tố:
1. Loại hình trò chơi: Trò chơi trực tuyến đơn giản hay bình
thƣờng.
2. Đối tƣợng ngƣời chơi: Chỉ dành cho ngƣời chơi từ 18 tuổi trở
lên hoặc không hạn chế về tuổi.
3. Điều kiện ƣu tiên:
Trò chơi trực tuyến đƣợc xếp loại ƣu tiên là trò chơi không hạn
chế về độ tuổi ngƣời chơi, có nội dung kịch bản thể hiện rõ ràng mục
đích giáo dục, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, giới
thiệu đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Những trò chơi còn lại là trò chơi
trực tuyến không ƣu tiên.
Kết quả phân loại trò chơi trực tuyến đƣợc ghi rõ trong giấy phép
đối với mỗi trò chơi trực tuyến.
Điều 14. Quy định về giờ chơi
1. Thời gian cung cấp dịch vụ đối với doanh nghiệp:
a) Đối với trò chơi trực tuyến đơn giản mà không hạn chế đối
tƣợng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đƣợc cung cấp
dịch vụ liên tục 24 giờ hàng ngày.
128
b) Đối với các trò chơi trực tuyến còn lại, doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trò chơi trực tuyến chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ cho ngƣời chơi từ
8 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
2. Thời gian cung cấp dịch vụ đối với đại lý Internet:
Đại lý Internet chỉ đƣợc cho ngƣời chơi trò chơi trực tuyến từ 8
giờ sáng đến không quá 22 giờ đêm.
Không để ngƣời chơi mặc đồng phục học sinh phổ thông lớp 1
đến lớp 12 sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến từ 8 giờ đến 17 giờ hàng
ngày.
3. Thời gian chơi đối với ngƣời chơi:
Thời gian chơi tổng cộng của mỗi ngƣời chơi trong một ngày đối
với mỗi trò chơi không đƣợc vƣợt quá 180 phút đối với trò chơi không
ƣu tiên; không quá 300 phút đối với trò chơi ƣu tiên.
Điều 15. Thông tin cá nhân ngƣời chơi
1. Khi đăng nhập vào trò chơi, ngƣời chơi phải cung cấp những
thông tin về cá nhân sau đây:
a) Tên ngƣời chơi;
b) Tuổi ngƣời chơi;
c) Địa chỉ thƣờng trú;
d) Số chứng minh thƣ hoặc số hộ chiếu;
Đối với trẻ em dƣới 14 tuổi chƣa có chứng minh thƣ hoặc hộ
chiếu, ngƣời bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân của mình cho đại
lý Internet.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và đại lý
Internet phải lƣu giữ các thông tin cá nhân ngƣời chơi theo quy định về
an ninh thông tin của Bộ Công an.
Điều 16. Vật phẩm ảo, điểm thƣởng
1. Vật phẩm ảo đƣợc khởi tạo trong trò chơi trực tuyến phải theo
đúng nội dung kịch bản đƣợc cấp phép. Ngƣời chơi đƣợc dùng điểm
129
thƣởng hoặc giá trị có trong tài khoản trò chơi của mình để đổi lấy vật
phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến khởi tạo.
2. Vật phẩm ảo chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi trò chơi và theo
đúng mục đích đƣợc quy định trong nội dung kịch bản đƣợc cấp phép.
Vật phẩm ảo không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngƣợc lại
thành tiền hoặc tài sản dƣới bất kỳ hình thức nào.
3. Điểm thƣởng trong trò chơi trực tuyến phải đƣợc quản lý theo
đúng điều lệ trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung kịch bản trò
chơi đƣợc cấp phép.
4. Điểm thƣởng chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi trò chơi và theo
đúng mục đích đƣợc quy định trong nội dung kịch bản đƣợc cấp phép.
Điểm thƣởng không có giá trị chuyển đổi thành các loại tiền thật, thẻ
thanh toán, phiếu thƣởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài
trò chơi trực tuyến.
Điều 17. Thông tin quảng cáo trong trò chơi trực tuyến
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đƣợc thực
hiện quảng cáo trong trò chơi và phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin quảng cáo trong trò chơi do mình cung cấp.
2. Việc quảng cáo trong trò chơi trực tuyến phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về quảng cáo.
Điều 18. Cấp phép phát hành trò chơi trực tuyến
Các trò chơi trực tuyến xin cấp phép phát hành phải thuộc danh
mục đã đăng ký phát hành hàng năm.
1. Hồ sơ xin cấp phép
Hồ sơ xin cấp phép đƣợc lập thành 02 bộ, gửi về Cục Quản lý Phát thanh,
Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mỗi bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị của doanh nghiệp kèm theo cam kết của doanh
nghiệp về việc cung cấp trò chơi trực tuyến có nội dung kịch bản theo
đúng hồ sơ.
130
b) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
Giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc Quyết định thành lập của doanh nghiệp,
trong đó có loại hình dịch vụ trò chơi trực tuyến.
c) Tờ khai theo mẫu (mẫu số 3) của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
d) Giấy tờ (có công chứng) chứng nhận bản quyền hợp pháp và
văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp đƣợc phát hành trò chơi tại Việt
Nam; trƣờng hợp giấy tờ bằng tiếng nƣớc ngoài phải dịch sang tiếng
Việt có công chứng.
đ) Hồ sơ giải trình chi tiết kịch bản trò chơi và các nội dung quy
định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 6 Quy chế này.
e) Sơ yếu lý lịch nhân sự của doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản
lý nội dung trò chơi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Trƣờng hợp xin cấp phép đồng thời cho nhiều trò chơi, các mục
c, d, đ phải đƣợc thực hiện cho mỗi trò chơi
2. Thời gian và quy trình xử lý hồ sơ
2.1 Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ
hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (trực tiếp là Cục Quản lý phát
thanh, truyền hình và thông tin điện tử) tiến hành thẩm định, cấp giấy
phép; trong trƣờng hợp từ chối cấp giấy phép phải có văn bản trả lời,
nêu rõ lý do.
Thời gian xử lý hồ sơ đƣợc áp dụng cho mỗi trò chơi trực tuyến
xin cấp phép.
2.2 Quy trình xử lý hồ sơ nhƣ sau:
a) Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiếp
nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
b) Chuyển hồ sơ hợp lệ đến các thành viên Hội đồng tƣ vấn thẩm
định để các thành viên Hội đồng cho ý kiến, nhận xét, đánh giá độc lập
bằng văn bản về nội dung kịch bản trò chơi theo yêu cầu thẩm định đƣợc
131
quy định tại Điều 20 Quy chế này; kiểm tra khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 6 Quy chế này.
c) Tổ chức họp Hội đồng tƣ vấn thẩm định; phân loại trò chơi
trực tuyến; xác định các điều kiện ràng buộc khác nếu có.
d) Tổng hợp kết quả, ra văn bản tƣ vấn thẩm định của Hội đồng.
đ) Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp
phép hoặc có văn bản từ chối việc cấp phép phát hành trò chơi trực
tuyến.
3. Bổ sung, sửa đổi giấy phép
a) Khi có sự thay đổi về nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến so
với nội dung kịch bản đã đƣợc cấp phép, doanh nghiệp phải xin bổ sung,
sửa đổi nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.
b) Hồ sơ xin bổ sung, sửa đổi nội dung kịch bản bao gồm:
- Đơn đề nghị của doanh nghiệp nêu rõ lý do;
- Tài liệu mô tả rõ ràng sự khác biệt so với nội dung kịch bản đã
đƣợc cấp phép có đóng dấu của doanh nghiệp. Trƣờng hợp tài liệu bằng
tiếng nƣớc ngoài, phải dịch sang tiếng Việt có công chứng;
- Tài liệu chứng minh bản quyền phát hành hợp pháp tại Việt
Nam đối với nội dung kịch bản mới. Trƣờng hợp tài liệu bằng tiếng
nƣớc ngoài, phải dịch sang tiếng Việt có công chứng;
- Bản sao công chứng giấy phép đã đƣợc cấp;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ
hợp lệ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến
hành xét duyệt, cấp phép bổ sung, sửa đổi nội dung kịch bản; trƣờng hợp
từ chối phải có trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Thời hạn giấy phép; gia hạn, cấp lại giấy phép
a) Giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến lần đầu có thời hạn 03
(ba) năm.
132
b) Trƣờng hợp muốn gia hạn, cấp lại giấy phép, doanh nghiệp gửi
hồ sơ bao gồm đơn đề nghị kèm theo bản sao công chứng giấy phép đã
cấp và tài liệu chứng minh thời hạn bản quyền phát hành trò chơi hợp
pháp tại Việt Nam. Hồ sơ phải gửi đến Cục Quản lý phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử 30 ngày trƣớc ngày giấy phép cũ hết hạn.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp
lệ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành
xét duyệt để gia hạn, cấp lại giấy phép; trƣờng hợp từ chối phải có văn
bản trả lời nêu rõ lý do.
Mỗi lần gia hạn có thời hạn không quá 01 (một) năm.
Điều 19. Hội đồng tƣ vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực
tuyến
1. Hội đồng tƣ vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực
tuyến do Bộ thông tin và Truyền thông thành lập để tƣ vấn trong quá
trình thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.
2. Hội đồng tƣ vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực
tuyến bao gồm các thành viên là đại diện cho các lĩnh vực có liên quan
đến việc xem xét nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến, bảo đảm công
việc tƣ vấn thẩm định đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể chức năng,
nhiệm vụ, thành phần, số lƣợng và danh sách thành viên của Hội đồng tƣ
vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.
Điều 20. Yêu cầu thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến
Nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu:
1. Bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Bảo đảm không có hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động
miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn; kích động
bạo lực, thú tính, bao gồm:
a) Cảnh đầu rơi, máu chảy, cắt, chặt, phá hủy các bộ phận cơ thể
con ngƣời, con vật;
133
b) Cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo;
c) Cảnh rùng rợn, kinh dị, quằn quại, đau đớn của con ngƣời, con
vật;
d) Thể hiện cảm giác thoả mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác;
đ) Các hành động tội ác, bạo lực khác.
3. Bảo đảm nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến không có những
hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô,
truỵ lạc, vô luân, loạn luân trái với truyền thống đạo đức và thuần phong
mỹ tục của dân tộc Việt Nam, bao gồm:
a) Mô tả bộ phận sinh dục, hành động tình dục giữa ngƣời với
ngƣời, giữa ngƣời với súc vật, súc vật với súc vật, hành động thủ dâm
dƣới mọi hình thức;
b) Mô tả hình ảnh khoả thân, hoặc không khoả thân nhƣng thể
hiện rõ mục đích kích thích tình dục;
c) Mô tả nhu cầu tình dục;
d) Các nội dung vi phạm quy định pháp luật khác.
Điều 21. Lệ phí cấp phép nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến có trách nhiệm nộp lệ phí
theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí khi đƣợc cấp phép phát hành trò chơi trực
tuyến.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ
thể mức lệ phí cấp phép nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến.
CHƢƠNG IV
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Thanh tra, kiểm tra
134
Mọi tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi
trực tuyến chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp trò chơi trực
tuyến, đại lý Internet, ngƣời sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến có hành
vi vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định
28/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin điện tử trên internet và các quy định của pháp luật chuyên
ngành có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
2. Thu hồi giấy phép
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến
trong những trƣờng hợp sau:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý
nội dung thông tin trên trò chơi trực tuyến tại khoản 1 Điều 5 Quy chế
này.
b) Vi phạm quy định tại khoản 3, 4 Điều 5 Quy chế này.
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến
không đƣợc cấp lại giấy phép trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày bị
thu hồi giấy phép.
Điều 25. Khiếu nại, tố cáo
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
-
THỦ TƢỚNG CHÍNH
PHỦ
135
Nguyễn Tấn Dũng
136
PHỤ LỤC 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Câu 1: Năm nay bạn bao nhiêu tuổi: …
Câu 2: Nghề nghiệp hiện nay của bạn: …
Câu 3: Bạn có chơi game online không?
A. Có
B. Không
Câu 4: Nếu có, thời gian dành cho chơi game một ngày của bạn là:
A. Dƣới 1h
B. Từ 1 đến 3h
C. Từ 3 đến 5h
D. Trên 5h
Câu 5: Khung giờ bạn thƣờng dành để chơi game là:
A. Từ 8 đến 22h
B. Từ 22h hôm trƣớc đến 8h sáng hôm sau
Câu 6: Kể ra 3 game mà bạn thƣờng hay chơi nhất: …
Câu 7: Đánh giá chung của bạn về các game thuần Việt
A. Hay và hấp dẫn
B. Bình thƣờng
C. Vớ vẩn
Câu 8: Bạn thƣờng dành bao nhiêu tiền một tháng cho việc mua thẻ game, game
items, game accounts,…: (VNĐ)
Câu 9: Bạn mua qua hình thức nào:
A. Mua trực tiếp tại các cửa hàng đại lý
B. Mua lại từ những game thủ khác
C. Mua trực tuyến qua các trang bán thẻ game online
D. Hình thức khác
Câu 10: Bạn thƣờng chơi game ở:
A. Tại nhà
B. Tại quán game
C. Tại cơ quan
137
D. Địa điểm khác
Câu 11: Lý do bạn chơi game là:
A. Giải trí trong thời gian rảnh rỗi
B. Đam mê, có thể chơi game không dứt trong nhiều giờ liền
C. Đơn giản là để giữ liên lạc với bạn bè
D. Lý do khác
Câu 12: Trình độ chơi game của bạn:
A. Cấp độ 1 (pro)
B. Cấp độ 2 (biết chơi)
C. Cấp độ 3 (biết chơi nhƣng gà)
D. Cấp độ 4 (mới tập chơi)
Câu 13: Bạn có đồng ý với chính sách xiết chặt quản lý game online của Nhà
nƣớc không:
A. Rất đồng ý
B. Đồng ý
C. Không đồng ý
D. Cực lực phản đối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường trò chơi trực tuyến việt nam thực trạng và giải pháp.pdf