Thị trường xe gắn máy sym tại thành phố Hồ Chí Minh

I. Giới thiệu: Hiện nay, Việt Nam được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do có mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân nên xe gắn máy được xem là phương tiện duy chuyển chủ yếu với số lượng người sử dụng vượt xa các loại phương tiện duy chuyển khác. Mặc dù nhà nước đã có những biện pháp nhằm hạn chế loại phương tiện giao thông này, chuyển dần qua các loại phương tiện giao thông công cộng nhưng nhu cầu về mua sắm xe gắn máy của người dân vẫn còn rất cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, . Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên mức thu nhập trung bình của người dân cũng tương đối cao hơn so với các vùng khác. Nơi đây cũng là nơi có nhu cầu tiêu thụ xe gắn máy rất lớn nên đã trở thành thị trường chính của các nhà sản xuất loại xe này như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, II. Đặt vấn đề nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất xe gắn máy. Trong đó hãng Honda đang chiếm thị phần lớn nhất, ước tính hơn 50% vào năm 2009 do có lợi thế là thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại thị trường Việt Nam. Hãng SYM do tham gia vào thị trường muộn hơn nên phải chia sẻ 50% thị phần còn lại với các hãng khác (Yamaha, Suzuki, ). Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “THỊ TRƯỜNG XE GẮN MÁY SYM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục đích: Phát triển thị phần xe gắn máy của hãng SYM tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu: Xác định thị phần xe gắn máy của hãng SYM tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Xác định ưu nhược điểm về giá cả, chất lượng, kiểu dáng xe, chế độ bảo hành, thái độ nhân viên. IV. Thiết kế nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận ã Cơ sở lý thuyết: Sử dụng Lý thuyết hành vi người tiêu dùng trong kinh tế Vi mô làm cơ sở để phân tích thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm xe gắn máy. Lý thuyết này bao gồm:  Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng. Dựa trên 3 giả định: ã Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được. ã Các sản phẩm có thể chia nhỏ. ã Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý.  Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học. Dựa trên 3 giả thuyết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng: ã Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại. ã Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là có ít hàng hóa (đối với các hàng hóa tốt). ã Sở thích có tính bắc cầu, nghĩa là nếu phối hợp A được ưa thích hơn phối hợp B, phối hợp B được ưa thích hơn phối hợp C thì phối hợp A được ưa thích hơn phối hợp C. ã Cơ sở thực nghiệm: Các nghiên cứu dạng này thường được các công ty, tổ chức thực hiện nhằm đưa ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp nên không thể tiếp cận các tài liệu nghiên cứu của các công ty, tổ chức đó. 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích: thống kê mô tả, điều tra chọn mẫu, phân tích phương sai nhiều yếu tố, phần mềm SPSS. 3. Mô tả các biến số: ã Các yếu tố phân tích bao gồm:  Chất lượng của xe.  Kiểu dáng của xe.  Giá thành của sản phẩm.  Dịch vụ bảo hành. ã Tiến hành đo lường các yếu tố trên theo các câu hỏi trắc nghiệm được xác định trong bảng câu hỏi. ã Các yếu tố trên sẽ tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng khi lựa chọn một sản phẩm xe gắn máy của bất kì hãng sản xuất nào. Cụ thể hơn, các yếu tố trên sẽ tác động đến doanh số bán hàng và thị phần của công ty SYM tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. 4. Dữ liệu: ã Dữ liệu bao gồm 2 nguồn:  Dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến người tiêu dùng về các yếu tố chất lượng, kiểu dáng, giá thành sản phẩm, dịch vụ bảo hành.  Dữ liệu thứ cấp: tài liệu doanh số bán hàng của các sản phẩm hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty SYM. ã Mẫu nghiên cứu:  Chọn mẫu là 600 khách hàng bao gồm giới sinh viên và nhân viên văn phòng.  Có sự lựa chọn như vậy là do đối tượng chính mà nhà sản xuất nhắm đến chính là sinh viên và nhân viên văn phòng.  Địa điểm thực hiện việc khảo sát: tại thành phồ Hồ Chí Minh tập trung ở các quận 1, 3, 5, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Bình. Tại các quận trên sẽ tiến hành khảo sát tại các địa điểm gồm: đại lý bán xe SYM, công ty, doanh nghiệp, các trường đại học trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. V. Bối cảnh nghiên cứu: Tại thị trường xe gắn máy của thành phố Hồ Chí Minh, hãng Honda đang chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 50% lượng xe gắn máy được bán ra. Các hãng khác trong đó có hãng SYM nắm giữ 50% thị phần còn lại. Do đó một cuộc nghiên cứu thị trường là điều cần thiết để phát triển thị phần của hãng SYM. VI. Khó khăn và hạn chế: 1. Khó khăn: Do có những giới hạn về nhân lực và kinh phí thực hiện bài nghiên cứu khoa học này nên không thể khảo sát toàn bộ tầng lớp dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh với những mức thu nhập khác nhau, khách hàng trong quá trình tham gia khảo sát không cho những thông tin chính xác. 2. Hạn chế: Phương pháp điều tra chọn mẫu: chọn một mẫu từ một tổng thể, do đó sẽ có sai số, tính chính xác của phương pháp này không phải là tuyệt đối. VII. Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu: 1. Lời mở đầu 2. Giới thiệu về công ty SYM 3. Tình hình kinh doanh của công ty SYM 4. Nhu cầu của khách hàng tại thành phồ Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn xe gắn máy 5. Đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng thị phần của hãng SYM 6. Phụ lục

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường xe gắn máy sym tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu: Hiện nay, Việt Nam được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do có mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân nên xe gắn máy được xem là phương tiện duy chuyển chủ yếu với số lượng người sử dụng vượt xa các loại phương tiện duy chuyển khác. Mặc dù nhà nước đã có những biện pháp nhằm hạn chế loại phương tiện giao thông này, chuyển dần qua các loại phương tiện giao thông công cộng nhưng nhu cầu về mua sắm xe gắn máy của người dân vẫn còn rất cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội,…. Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên mức thu nhập trung bình của người dân cũng tương đối cao hơn so với các vùng khác. Nơi đây cũng là nơi có nhu cầu tiêu thụ xe gắn máy rất lớn nên đã trở thành thị trường chính của các nhà sản xuất loại xe này như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, .... Đặt vấn đề nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất xe gắn máy. Trong đó hãng Honda đang chiếm thị phần lớn nhất, ước tính hơn 50% vào năm 2009 do có lợi thế là thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại thị trường Việt Nam. Hãng SYM do tham gia vào thị trường muộn hơn nên phải chia sẻ 50% thị phần còn lại với các hãng khác (Yamaha, Suzuki, …). Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “THỊ TRƯỜNG XE GẮN MÁY SYM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục đích: Phát triển thị phần xe gắn máy của hãng SYM tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu: Xác định thị phần xe gắn máy của hãng SYM tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Xác định ưu nhược điểm về giá cả, chất lượng, kiểu dáng xe, chế độ bảo hành, thái độ nhân viên. Thiết kế nghiên cứu: Cơ sở lý luận Cơ sở lý thuyết: Sử dụng Lý thuyết hành vi người tiêu dùng trong kinh tế Vi mô làm cơ sở để phân tích thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm xe gắn máy. Lý thuyết này bao gồm: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng. Dựa trên 3 giả định: Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được. Các sản phẩm có thể chia nhỏ. Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học. Dựa trên 3 giả thuyết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng: Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại. Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là có ít hàng hóa (đối với các hàng hóa tốt). Sở thích có tính bắc cầu, nghĩa là nếu phối hợp A được ưa thích hơn phối hợp B, phối hợp B được ưa thích hơn phối hợp C thì phối hợp A được ưa thích hơn phối hợp C. Cơ sở thực nghiệm: Các nghiên cứu dạng này thường được các công ty, tổ chức thực hiện nhằm đưa ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp nên không thể tiếp cận các tài liệu nghiên cứu của các công ty, tổ chức đó. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích: thống kê mô tả, điều tra chọn mẫu, phân tích phương sai nhiều yếu tố, phần mềm SPSS. Mô tả các biến số: Các yếu tố phân tích bao gồm: Chất lượng của xe. Kiểu dáng của xe. Giá thành của sản phẩm. Dịch vụ bảo hành. Tiến hành đo lường các yếu tố trên theo các câu hỏi trắc nghiệm được xác định trong bảng câu hỏi. Các yếu tố trên sẽ tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng khi lựa chọn một sản phẩm xe gắn máy của bất kì hãng sản xuất nào. Cụ thể hơn, các yếu tố trên sẽ tác động đến doanh số bán hàng và thị phần của công ty SYM tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu: Dữ liệu bao gồm 2 nguồn: Dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để thu thập ý kiến người tiêu dùng về các yếu tố chất lượng, kiểu dáng, giá thành sản phẩm, dịch vụ bảo hành. Dữ liệu thứ cấp: tài liệu doanh số bán hàng của các sản phẩm hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty SYM. Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu là 600 khách hàng bao gồm giới sinh viên và nhân viên văn phòng. Có sự lựa chọn như vậy là do đối tượng chính mà nhà sản xuất nhắm đến chính là sinh viên và nhân viên văn phòng. Địa điểm thực hiện việc khảo sát: tại thành phồ Hồ Chí Minh tập trung ở các quận 1, 3, 5, 10, 11, Bình Thạnh, Tân Bình. Tại các quận trên sẽ tiến hành khảo sát tại các địa điểm gồm: đại lý bán xe SYM, công ty, doanh nghiệp, các trường đại học trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Bối cảnh nghiên cứu: Tại thị trường xe gắn máy của thành phố Hồ Chí Minh, hãng Honda đang chiếm thị phần lớn nhất với khoảng 50% lượng xe gắn máy được bán ra. Các hãng khác trong đó có hãng SYM nắm giữ 50% thị phần còn lại. Do đó một cuộc nghiên cứu thị trường là điều cần thiết để phát triển thị phần của hãng SYM. Khó khăn và hạn chế: Khó khăn: Do có những giới hạn về nhân lực và kinh phí thực hiện bài nghiên cứu khoa học này nên không thể khảo sát toàn bộ tầng lớp dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh với những mức thu nhập khác nhau, khách hàng trong quá trình tham gia khảo sát không cho những thông tin chính xác. Hạn chế: Phương pháp điều tra chọn mẫu: chọn một mẫu từ một tổng thể, do đó sẽ có sai số, tính chính xác của phương pháp này không phải là tuyệt đối. Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu: Lời mở đầu Giới thiệu về công ty SYM Tình hình kinh doanh của công ty SYM Nhu cầu của khách hàng tại thành phồ Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn xe gắn máy Đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng thị phần của hãng SYM Phụ lục Kế hoạch về thời gian: Đề tài nghiên cứu khoa học dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian 3 tuần. Ngày 1 đến ngày 13: thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến khách hàng. Ngày 14 đến ngày 16: thu thập số liệu kinh doanh của công ty, tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp đã tìm được để phân tích đưa ra kết quả. Ngày 17 đến ngày 21: xác định các đề suất, viết bài, chỉnh sửa bài viết, hoàn thành đề tài. Phụ lục: Bảng kết quả kinh doanh của công ty SYM trong 5 năm vừa qua, trong các tháng, các quý. Doanh số bán hàng của các hãng khác (Honda, Yamaha, Suzuki, …). Các bảng biểu, biểu đồ. Bảng câu hỏi khảo sát. Tài liệu tham khảo: Trung Nguyên – Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Nhà xuất bản Giao thông Vận tải năm 2008. ThS. Nguyễn Mỹ Chương – Tóm tắt môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học – Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, khoa kinh tế năm 2009. Nicolas Gregory Mankiw – Nguyên lý kinh tế học – Nhà xuất bản Thống kê, Trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2003. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch – Kinh tế vi mô – Nhà xuất bản Thống kê năm 2008. TS Lê Bảo Lâm (chủ biên) – Kinh tế Vi mô – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. ThS Hà Văn Sơn (chủ biên) – Giáo trình Lý thuyết thống kê – Nhà xuất bản Thống kê năm 2004. Ths Hoàng Ngọc Nhậm (chủ biên) – Giáo trình Kinh tế lượng – Khoa toán thống kê, bộ môn toán kinh tế, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. BẢNG KHẢO SÁT Họ và tên: Năm sinh: Nghề nghiệp: Thu nhập hàng tháng: Anh (chị) thích chọn loại xe gắn máy nào? pXe số pXe tay ga Khi mua xe, anh (chị) chú ý đến yếu tố nào? (Có thể trả lời nhiều hơn một đáp án) pChất lượng pKiểu dáng pGiá thành pDịch vụ bảo hành Theo anh (chị), chất lượng xe gắn máy của hãng SYM như thế nào? pRất bền pBền pBình thường pKhông bền Ý kiến của anh (chị) về việc tìm các phụ tùng thay thế cho xe: pRất dễ tìm pDễ tìm p Khó tìm p Rất khó tìm Ý kiến của anh (chị) về giá cả phụ tùng xe gắn máy của hãng SYM: pRất đắt pĐắt pPhù hợp pRẻ Anh (chị) muốn chọn kiểu dáng xe như thế nào? (Có thể trả lời nhiều hơn một đáp án) pThời trang pCổ điển pSang trọng pHiện đại Anh (chị) muốn màu xe là màu gì? Ý kiến của anh (chị) về giá cả xe gắn máy của hãng SYM: pRất đắt pĐắt pPhù hợp pRẻ Ý kiến của anh (chị) về dịch vụ bảo hành của công ty: pRất tốt pTốt pBình thường pKhông tốt Ý kiến của anh (chị) về thái độ phục vụ tại các đại lý của hãng SYM: pRất tốt pTốt pBình thường pKhông tốt Ý kiến khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường xe gắn máy sym tại thành phố hồ chí minh.doc
Luận văn liên quan